You are on page 1of 13

TRƯỜNG

ĐÀOĐÀO
TẠO,TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
LAO LAO ĐỘNG
- XÃ -HỘI

TRƯỜNG BỒI DƯỠNG BỘ, CÔNG CHỨC ĐỘNG
HỘI
Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công tác xã hội
Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công tác xã hội
Khóa 1 (23/7/2021 -15/10/2021)
Khóa 1 (23/7/2021 -15/10/2021)
Tại: Lào Cai (Trực tuyến)
Tại: Lào Cai (Trực tuyến)

BÁO CÁO
BÁOCUỐI
THU HOẠCH CÁO KHÓA
THU HOẠCH CUỐI KHÓA

Học viên : Nguyễn Thị Bình


Học viên : Trần Thị Thu Hà
Đơn vị công tác: Trung tâm Công
tác xã hội Tỉnh
Đơn vị công tác: Trung tâm Công LàoTỉnh
táchội Cai. Lào Cai.
TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ
HỘI

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công tác xã hội
Khóa 1 (13/7/2021 -15/10/2021)
Tại: Lào Cai (Trực tuyến)

BÁO CÁO
THU HOẠCH CUỐI KHÓA

Học viên : Trần Thị Thu Hà


Đơn vị công tác: Trung tâm Công tácxã hội Tỉnh Lào Cai.
Ngày hoàn thành báo cáo: 21/9/2021

Điểm (số, chữ):.............................................................


Người chấm bài(họ tên và chữ
ký):..............................................................................

A. LỜI NÓI ĐẦU


Trần Thị Thu Hà
A. LỜI NÓI ĐẦU

Trong lịch sử hình thành phát triển của mình tại các quốc gia trên thế giới
và tạiViệt Nam, ngành công tác xã hội đã và đang làm tốt vai trò của mình trong
việc hỗ trợnhững cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực đáp
ứng nhu cầu và tăngcường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã
hội về chính sách, nguồn lực Và dịch vụ nhằm giúp cá nhân ,gia đình và cộng
đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã
hội. Hiện nay, ngành công tác xã hội đã có nhiềuđóng góp quan trọng trong công
tác với trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm trẻ emmồ côi và trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh những trợ giúp của xã hội vàcộng đồng về mặt
kinh tế, tài chính thì những đóng góp về mặt chức năng xã hội, tâm lý,tình cảm,
các kỹ năng đối phó với thách thức của công tác xã hội đối với trẻ em là
khôngthể phủ nhận. Trong nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, trẻ em mồcôi là một nhóm đặc thù và có những đặc điểm riêng biệt cả về
hoàn cảnh lẫn đặc tính

Xã hội, chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi. Theo số liệu thống kê, ở Việt
Nam có khoảng 1.500.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có khoảng
176.000 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏrơi. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã tăng cường sự
quan tâm, chăm sóc đặc biệt tới

Nhóm trẻ em mồ côi thông qua các chương trình, chính sách có liên quan.
Các đề án có nội dung về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được phê duyệt tạo điều
kiện hình thành những môhình chăm sóc thiết thực cho các em, giúp các em
được sống trong gia đình thay thế như:các trung tâm bảo trợ xã hội, các trại trẻ
mồ côi, nhà tình thương, mái ấm… Tại đây, các em không chỉ được sống một
cuộc sống đầy đủ vật chất mà còn ấm áp về tinh thần, các em luôn được tạo mọi
điều kiện để có thể đến trường như các bạn đồng trang lứa.

Tuy nhiên, trẻ em mồ côi khi đến trường không chỉ phải đối mặt với sự
khác biệt về hoàn cảnh sống, tính cách, lối sống mà còn rất tự ti về bản thân. Các
em tự ti vì mình là trẻ mồ côi, tự ti khi các em không có gia đình, không nhận
được tình yêu thương từ bố mẹ nhưcác bạn, tự ti khi không có quần áo đẹp, tự ti
vì không được người khác yêu quý… Chínhvì tự ti nên các em lại càng gặp nhiều
khó khăn trong việc hòa nhập môi trường

học đường. Nhà trường và cơ sở bảo trợ đã phối hợp đưa ra các biện pháp
để giúp các em dễ dàng hòa nhập, khuyến khích các học sinh mở rộng mối quan
hệ, xây dựng các nhóm học tập để hỗ trợ trẻ em mồ côi học tập và kết bạn hiệu
quả. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ giải quyết vấn để ở bề nổi, không thể giúp
các em giảm mặc tự ti. Vì vậy, nhiệm vụ củaCTXH trong lĩnh vực chăm sóc trẻ
mồ côi rất quan trọng, bằng các kiến thức và kỹ năng của mình, NVCTXH có thể
đưa ra các biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý, xây dựng cácchương trình can thiệp
theo nhóm, cá nhân để giúp các em có cơ hội giải tỏa căng thẳng,học hỏi các
hành vi mới, tăng khả năng giao tiếp, nhìn nhận một các khách quan về bảnthân,
và có một thái độ lạc quan hơn trong cuộc sống. Thông qua các giải pháp can
thiệpCTXH, trẻ em mồ côi sẽ có những thay đổi tích cực theo thời gian, kết hợp
với các biệnpháp hỗ trợ từ phía nhà trường và cơ sở xã hội, việc giảm mặc cảm
tự ti để nâng cao khảnăng hòa nhập môi trường học đường cho nhóm trẻ em mồ
côi sẽ đạt được hiệu quả mong đợi, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống.
B. PHẦNNỘI DUNG

PHẦN1:KIẾNTHỨC,KỸNĂNG THU NHẬN TỪKHÓAHỌC.

Qua quá trình học lớp "Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công tác xã hội
viên" (CTXH hạng III) do Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức lao động
-xã hội tổ chức, các Giảng viên đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức, kỹ
năng cần thiết để trực tiếp thực hiện nhiệm; đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp công tác xã hội viên hạng III.
Nội dung chương trình đào tạo của khóa học gồm 2 phần với 17 chuyên
đề.Đó là những kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng
chung,định hướng phát triển chung của ngành công tác xã hội, những quan điểm cơ
bảncủa Đảng và nhà nước về công tác xã hội, các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp
chuyên ngành, góp phần nâng cao chất lượng công việc, chất lượng ngành công tác
xã hội. Với 17 chuyên đề đã được học đã giúp cho chúng em cập nhật được kiến
thức mới, phát triển các kỹ năng cơ bản để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, một trong các nội dung giúp em hiểu sâu hơn và có thể áp dụnghiệu quả hơn
trong công việc của bản thân đó là chuyên đề:" Kỹ năng giao tiếp" "Công tác xã
hội với người có nhu cầu đặc biệt”, nội dung "Công tác xã hội với trẻ em mồ côi".

1. Nội dung chuyên đề "Kỹ năng giao tiếp"

Giao tiếp là một hoạt động mang tính xã hội, đồng thời cũng là một
trongnhững nhu cầu cơ bản của con người. Theo nghĩa rộng, giao tiếp là cách thức
để con người sống chung và làm việc chung với người khác, hay là cách đối nhân
xử thế.

* Giao tiếp có 7 chức năng cơ bản:


- Chức năng truyền thông tin,
- Chức năngnhận thức,
- Chức năng phối hợp hành động,
- Chức năng điều khiển, điều chỉnh hànhvi,
- Chức năng tạo lập mối quan hệ,
- Chức năng cân bằng cảm xúc,
- Chức năng hình thành và phát triển nhân cách.
* Để đạt hiệu quả trong giao tiếp cần phải nắm được các kỹ năng sau:

- Kỹ năng quan sát


- Kỹ năng chú ý
- Kỹ năng nghe
- Kỹ năng nói
- Kỹ năng phản hồi
2. Nội dung Công tác xã hội với Trẻ em mồ côi.
*KháiniệmTrẻ em mồ côi.
Trẻ em mồ côi là những trẻ em mất cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mất mẹ hoặc
cha,nhưng (cha/mẹ) mất tích, không đủ năng lực pháp lý để nuôi dưỡng (bị tâm
thần,đang trong thời kỳ chấp hành án) theo quy định của pháp luật, những trẻ em bị
bỏrơi từ khi mới sinh ra được coi là Trẻ em mồ côi.

* Đặc điểm của trẻ em mồ côi


- Hoàn cảnh gia đình
Đa số trẻ em mồ côi là con các hộ nghèo; bị mất cả cha lẫn mẹ hoặc mất cha,
mẹ bỏ đi hoặc mất mẹ, bố bỏ đi hoặc bị cha mẹ bỏ rơi; Hầu hết các trẻ em mồ côi
cóngười thân như cô, dì, chú, bác, ông bà cũng là những hộ nghèo vì vậy các em
phảitự bươn trải cuộc sống từ khi mồ côi. Các em sẽ gặp nhiều khó khăn về đời
sống vậtchất như thiếu thực phẩm, không có nước sạch để sử dụng, không đủ
phương tiệnsinh hoạt hàng ngày, không được hưởng điều kiện chăm sóc, vệ sinh…
các em phảitham gia vào lao động để tự nuôi sống bản thân mình và các anh, chị
em trong giađình. Chính các khó khăn này đã làm cho một số em không có cơ hội
được đi học,từ đó xuất hiện cảm giác thua thiệt, thái độ tiêu cực, tự ti, mặc cảm
dẫn đến mất đicác động cơ kích thích học tập, rèn luyện và phấn đấu.

- Đặc điểm tâm lý

Đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu hay tài liệu cụ thể nào nói rõ
vềtâm lý Trẻ em mồ côi, tuy nhiên dựa trên tâm lý của trẻ em và những biểu hiện
thực tế củaTrẻ em mồ côi đã phác họa một số nét tâm lý cơ bản của Trẻ em mồ côi
như sau:

- Cảm giác cô đơn trống trải, trẻ tự ti, dễ tủi thân, sống thầm lặng mặc cảm
vớisố phận... Trẻ lo lắng, sợ hãi, xa lánh không muốn quan hệ với bạn bè... Một
sốtrẻ trở nên liều lĩnh, gan lỳ, mánh khóe. Một số trẻ lại có khả năng tự lập từ rất
sớm.
- Tâm lý hoài nghi: các em hoài nghi với mọi người, hoài nghi cuộc sống,
thùghét mà không có lý do với những trẻ ở bên ngoài trường học hơn nó về gia thế
vàcó đầy đủ cha mẹ.
- Tâm lý thù hằn: Trẻ em mồ côi sẽ hằn thù sâu đậm đàn ông nếu bố là
nguyên nhângây ra cái chết của mẹ, thù hằn đàn bà nếu mẹ là nguyên nhân gây ra
cái chết của bố.

Tuy nhiên, các em cũng biết chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ các bạn trong
Trung tâm.

3. Nhu cầu và khó khăn của trẻ em mồ côi


* Nhucầu: Trẻ em Mồ côi nhu cầu như bao trẻ em khác đó là nhu cầu về
mặt vật chất phục vụ cho việc ăn uống, vệ sinh, đảmbảo cho sự phát triển về thể
chất của trẻ; nhu cầu về tình cảm là mái ấm gia đình, là chỗ nuôi dưỡng về vật
chất và tinh thần của trẻ. Nhu cầu của trẻ là được vui chơi giải trí (nhu cầu phát
triển). Học tập,thông qua những hoạt động này đứa trẻ được hoà mình vào xã hội
tự khẳng định mình; nhu cầu được tôn trọng, trẻ luôn đòi hỏi nhu cầu này từ người
lớn, ở bạn bè và ở cha mẹ. Sự tôn trọng này sẽ làm tăng sự tự tin, nghị lực của trẻ;
và nhu cầu cao nhất của trẻ đó là tự khẳng địnhmình,tự chứng minh rằng mình có
năng lực,có khả năng làm được mọi việc.

* Khó khăn:Trẻ em là đối tượng chưa phát triển hoàn thiện về cả thể chất
vàtinh thần do đó khó khăn lớn nhất đối với trẻ đó là cần một cuộc sống an toàn
đảmbảo cho trẻ phát triển một cách bình thường. Trong thực tế trẻ em có hoàn
cảnh đặcbiệt thường phải đối mặt, vật lộn với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống,
tùy thuộcvào mỗi cá nhân trẻ mà khó khăn của các em là khác nhau, nhưng tựu
chung lại cáckhó khăn các em thường phải đối mặt đó là: Thiếu thốn về vật chất,
điều kiện sinhhoạt tối thiểu, thiếu thốn và đe dọa về tinh thần, môi trường sống
không an toàn, bịlạm dụng, chứng kiến các cảnh bạo lực, môi trường sống không
an toàn, do đó vớitrẻ có hoàn cảnh đặc biệt rất cần người hiểu biết, có trách nhiệm
để phát hiện sớm các vấn đề của trẻ đang gặp phải để từ đó có các can thiệp,hỗtrợ
kịp thời đúng lúc.

4. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội với Trẻ mồ côi.
- Chuyển trẻ em vào các Cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
    - Trợ giúp về y tế, về dinh dưỡng, về trang cấp cần thiết cho trẻ.
- Tư vấn giúp trẻ vượt qua mặc cảm về hoàn cảnh hiện tại của trẻ để hòa
nhập tốt với cộng đồng xã hội.
- Tư vấn giúp các em biết cách tự chăm sóc bản thân và bảo vệ bản thân.
         - Trợ giúp trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động khác.
         - Trợ giúp trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa đã đến tuổi trưởng
thành  được học nghề và việc làm phù hợp để có thể tự lập và nuôi sống bản thân.

PHẦN2: THỰC TẾ CÔNG VIỆC HIỆN NAY CỦA BẢN THÂN


1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị công tác.
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai nằm trên địa bàn Phường Bình Minh
- Thành Phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai.
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số
273/QĐ-UBND ngày 06/12/1993 của UBND tỉnh Lào Cai với tên Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Lào Cai.
Trung tâm được thành lập với nhiệm vụ an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh góp
phần hoàn thành nhiệm vụ của ngành Lao động - TBXH tỉnh cũng như sự phát
triển của tỉnh Lào Cai.
Ngay sau khi tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991, trong lúc bộn bề công
việc cho công tác quy hoạch xây dựng tỉnh lỵ mới. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đặc biệt
quan tâm đến công tác an sinh xã hội. Ngày 6 tháng 12 năm 1993 UBND tỉnh ra
Quyết định số 273/QĐ.UB thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lào Cai. Trung
tâm Bảo trợ xã hội tỉnh thường trú tại địa chỉ số 084 đường Nhạc Sơn, tổ 20.
phường Duyên Hải, TP Lào Cai. Trung tâm được UBND tỉnh giao 8.223m2 xây
dựng trụsở làm việc và nhà ở cho đối tượng, gồm: 03 nhà ở cấp IV và 01 nhà xây 2
tầng làm trụ sở làm việc và các công trình phụ trợ;

Về tổ chức bộ máy và biên chế Trung tâm tại thời điểm thành lập Trung tâm
biên chế gồm 10 cán bộ: Ban giám đốc 01 đ/c và 03 bộ phận (bộ phận ytế, bộ phận
hành chính, bộ phận quản lý đối tượng).

Sau 16 năm hoạt động ngày 24 tháng 8 năm 2009 UBND tỉnh ra Quyết định
số 2610/QĐ.UBND việc kiện toàn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lào Cai theo
Nghị định 68 của Chính phủ. Tổ chức bộ máy và biên chế gồm 30 cán bộ, ban
giám đốc gồm 03 đ/c và 03 phòng chuyên môn, 100% cán bộ có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ: Đại học 13; Cao đẳng 07, Trung cấp
09 và chưa qua đào tạo 01 (bảo vệ).
Thực hiện Đề án 32 và Đề án 1215 của Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh
Lào Cai ra Quyết định số 3035/QĐ-UBNDngày 05/11/2013 kiện toàn, đổi tên từ
Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Lào Cai thành Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào
Cai. Với chức năng nhiệm vụ: Tiếp nhận chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng người
già cô đơn không nơi nương tựa và trẻ em mồ côi cha mẹ có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn; người tàn tật, người tâm thần; người nhiễm HIV; tiếp nhận, hỗ trợ nạn
nhân bị buôn bán, nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn
nhân bị cưỡng bức lao động, trẻ em bị bỏ rơi; cung cấp các dịch vụ xã hội tự
nguyệnvà những đối tượng khác do Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định.

Trung tâm hiện đang thực hiện gồm Ban giám đốc và 05 phòng chuyên môn,

1.1. Ban Giám đốc


1.2. Phòng Hành chính - Tổng hợp
1.3. Phòng Quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng
1.4. Phòng Y tế và phục hồi chức năng người tâm thần
1.5. Phòng Tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân
1.6. Phòng Dịch vụ công tác xã hội
Trong những năm qua tập thể Trung tâm luôn nâng cao tinh thần đoàn kết,
đổi mới, sáng tạo. Trật tự chính trị an ninh được duy trì và đảm bảo, không để xảy
ra tham nhũng, lãng phí. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên nguyên tắc
phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể. Không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị. Hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được UBND tỉnh và Sở Lao
động TBXH giao, đặc biệt công tác tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng
-phục hồi bệnh lý cho đối tượng bảo trợ xã hội tại trung tâm. Tổ chức và thực hiện
tốt công táctiếp nhận và hỗ trợ khẩn cấp cho các đối tượng là nạn nhân bị mua bán,
bị xâm hại, bị bạo lực gia đình….lang thang, cơ nhỡ. Sử dụng nguồn kinh phído
ngân sách nhà nước cấp hàng năm bảo đảm, thực hiện đầy đủ các chế độ chính
sách cho các đối tượng.Công tác khám, chữa trị và phục hồi vật lý trị liệu cho đối
tượng hiệu quả; quản lý, sử dụng thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế đảm bảo theo
đúng quy định ngành y tế. Thực hiện tốt công tác phục hồi lao động, sản xuất,
chăm sóc vật nuôi cây trồng cho đối tượng; Tư vấn học nghề và thường xuyên
đánh giá, kết nối đưa đối tượng đủ điều kiện tái hòa nhập cộng đồng. Đội ngũ cán
bộ, viên chức, người lao động tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tâm với công
việc.....

- Hiện Trung tâm được giao quản lý diện tích 3ha đất thuộc địa bàn tổ 3,
phường Bình Minh, thành phố Lào Cai. Với 22 tòa nhà có đầy đủ các khu nhà hành
chính làm việc cho cán bộ; Khu nhà bếp, nhà ăn; Khu nhà ở cho các đối tượng; Hội
trường đa năng sinh hoạt chung cho đối tượng và một số hạng mục công trình phụ
trợ khác đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và phục hồi
chức năng cho đối tượng. Trang thiết bị, đồ dùng đảm bảo đáp ứng cho yêu cầu
hoạt động và được quy hoạchcác khu riêng biệt: 01 khu nuôi dưỡng người cao tuổi,
01 khu nuôi dưỡng người khuyết tật; 01 khu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn; 01 khu hỗ trợ khẩn cấp; 01 khu nuôi dưỡng người tâm
thần; 01 khu nuôi dưỡng tự nguyện; 01 hội trường sinh hoạt đa năng được đầu tư
xây dựng mới trên diện tích đất 3 ha theo Đề án 32 giai đoạn 2013-2020. Các khu
nhà đã hoàn thiện hệ thống xử lý nước sạch, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống
sân, đường đi nội bộ và tường rào xung quanh trung tâm.

2. Côngviệcđang đượcgiaohiện nay:

Hiện nay tôi đang là nhân viên phòng Quản lý chăm sóc nuôi dưỡngđối
tượng có nhiệm vụtiếp nhận, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em đảm bảo theo
quy định của Luật trẻ em;

- Quản lý chăm sóc tổ chức hướng dẫn trẻ em kỹ năng sống (rèn luyện thân
thể, ăn ở, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày), tham gia các hoạt động chăm sóc vật
nuôi cây trồng và các hoạt động khác của Trung tâm;Phối kết hợp với các nhà
trường để theo dõi nắm bắt tình hình học tập và ý thức của trẻ em;
- Tổ chức các hoạt động Đoàn- Đội, Văn hoá, văn nghệ, vui chơi, thể dục,
thể thao, sinh hoạt hè, sinh hoạt thường kỳ vào tối thứ 6, thứ 7 hàng tuần; các ngày
lễ, Tết nguyên đán, Tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi...;

PHẦN3:NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ÁP DỤNG ĐƯỢC.


Những kiến thức kỹ năng áp dụng, đã áp dụng.
Trung tâm là nơi tập trung nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có đối
tượng là trẻ em mồ côivì vậy khi những kiến thức, kỹ năng chung đã được trang
bịtrong khóahọchầu hếtsẽápdụngvớinhómđối tượngTrẻ mồ côi.

Các em đều là những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn , vào Trung tâm từ
nhỏ nên thiếu hụt tình cảm, thiếu đi sự giáo dục dạy dỗ của người lớn nhất là ông
bà , cha mẹ ruột thịt.

- Các em còn mặc cảm về hoàn cảnh của mình nên việc tiếp xúc với những
bạn ngoài Trung tâm còn hạn chế (có em còn e dè và thiếu niềm tin vào mọi người
xung quanh)

- Các em còn chưa ý thức được việc học của mình, chỉ thích học những môn
mình thích, các em con yếu ở một số môn cơ bản.

Thông qua những lý thuyết và những kỹ năng trong lớp bồi dưỡng tiêu
chuẩn chức danh nhân viên công tác xã hội luôn luôn là người chủ động gần gũi
với trẻ. Là người biết quan sát, lắng nghe hiệu quả. Gợi ý và khuyến khích để trẻ tự
bộc lộ trình bày về tâm tư nguyện vọng của trẻ…

Thấu cảm với trẻ và biết lắng nghe trẻ nói để hiểu được tâm trạng
vướng mắc cũng như nhu cầu của trẻ.

Biết cách cổ vũ, khích lệ trẻ khi đạt thành tích cao trong học tập ... , an ủi,
chia sẻ khi trẻ cố gắng nhưng chưa tiến bộ, chưa làm tốt điều trẻ muốn; Phải quan
sát, biết lắng nghe những ý kiến phản hồi của trẻ về cách tiếp cận và các nội dung
vấn đề trao đổi với trẻ;Tôi đã nhắc nhở động viên các em trong công việc học tập .
Tư vấn tâm lý giúp các em tự tin hơn xoá bỏ những mặc cảm, có niềm tin vào mọi
người xung quanh để các em có thể hoà nhập tốt với môi trường xã hội bên ngoài,
Định hướng cho các em phát triển những năng khiếu phù hợp với sở thích và khả
năng của các em. Luôn tạo bầu không khí vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ và
tình cảm, tình yêu thương, tham mưu tổ chức những ngày lễ tết trong năm như: Tết
thiếu nhi 1/6; Đêm vui tết trung thu diễn ra trong không khí rộn ràng, ấm cúng,Đây
là những món quà ý nghĩa góp phần động viên, khích lệ các cháu có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào
Cai phấn đấu vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Để các em sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện,
ngoài việc chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, chúng tôi còn tổ chức nhiều chương
trình, hoạt động như tìm hiểu quyền và bổn phận của trẻ em, sinh hoạt chuyên đề
kỹ năng sống; phối hợp với các đơn vị tổ chức hoạt động trải nghiệm... Vì vậy,
ngoài thời gian học, trẻ còn được vui chơi, giải trí, bảo đảm các quyền cơ bản của
trẻ em.

PHẦN4: PHẦN KHUYẾN NGHỊ

1. Đối với đơn vị


Tạo điều kiện để cán bộ, viên chức, người lao động được tham gia các lớp
bồidưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác xã hội đặc biệt lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn
chứcdanhcôngtácxãhộicáchạng.
2. Đối với Trường
Thường xuyên quan tâm tạo điều kiện mở các lớp đào tạo bồi dưỡng.
PHẦN C. KẾT LUẬN
Được tham gia khóa học lớp “Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nhân viên
công tác xã hội viên (Hạng III)”, tôi thấy đây là một khóa học bổ ích cho mỗi học
viên tham gia học tập. Mỗi học viên đều học tập và tích lũy cho mình được những
kiến thứcbổ ích từ các chuyên đề và áp dụng trong vào thực tế để ngày càng nâng
cao chất lượng hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng ngành công tác xã hội. Bài
thu hoạch này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định tôi rất mong có sự
đóng góp ý kiến bổ sung tích cực từ các giảng viên để bài thu hoạch này được
hoàn thiện hơn,có tính thực tiễn hơn và đạt hiệu quả cao nhất.
Cảm ơn quý thầy cô!

You might also like