You are on page 1of 62

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- --- ---  --- --- ---

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Đề tài:

BÁO CÁO KHẢ THI DỰ ÁN XÂY DỰNG

NHÀ MÁY SẢN XUẤT SOCOLA NGUYÊN CHẤT

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 06

LỚP HỌC PHẦN: D02

GVHD: TS. TRẦN DỤC THỨC

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn


thành
1 Trương Phụng Ngân Thảo 030134180514 100%
2 Trần Trọng Thắng 030335190249 100%
3 Huỳnh Thanh Thúy 030335190255 100%
4 Châu Thành Thủ 030335190254 100%
5 Ngô Thị Anh Thư 030335190259 100%
6 Trần Thị Cẩm Tiên 030335190273 100%
7 Trần Thị Tiến 030334180225 100%
8 Huỳnh Lê Minh Trí 030335190291 100%

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


LỜI MỞ ĐẦU

Chocolate là một sản phẩm được sản xuất từ rất lâu. Nhờ có các hương vị đặc
trưng, sản phẩm chocolate nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng và nhân
rộng ra khắp thế giới. Ngày nay, không ở bất kỳ châu lục nào mà người ta không biết
đến chocolate.

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất
chocolate không ngừng được cải tiến, Nhiều phương pháp sản xuất mới ra đời giúp
làm tăng năng suất của quá trình, chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó là sự đa dạng
của các chủng loại chocolate về thành phần cũng như hình thức, mẫu mã bên ngoài
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Chocolate là thành phần chính trong nhiều loại thực phẩm như sữa lắc, kẹo
thanh, bánh quy và ngũ cốc. Nó được xếp hạng là một trong những hương vị được
yêu thích nhất ở Bắc Mỹ và Châu Âu (Swift, 1998). Mặc dù phổ biến, hầu hết mọi
người vẫn chưa biết được nguồn gốc độc đáo của món ăn phổ biến này. Chocolate là
một sản phẩm đòi hỏi các bước sản xuất phức tạp. Quá trình này bao gồm thu hoạch
cacao, tinh chế cacao và vận chuyển hạt cacao đến nhà máy sản xuất để làm sạch, chế
biến và nghiền. Những hạt cacao này sau đó sẽ được nhập khẩu hoặc xuất khẩu sang
các nước khác và được chuyển đổi thành các loại sản phẩm chocolate khác nhau
(Allen, 1994).

Nhận thấy ngành công nghiệp sản xuất chocolate sẽ ngày càng phát triển trong
tương lai, nhóm 6 chúng em quyết định viết về đề tài báo cáo khả thi dự án quy trình
sản xuất chocolate nguyên chất.

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN....................................................... 6
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN ................................... 6
1.1.1. Căn cứ thực tiễn ...................................................................... 6
1.1.2. Căn cứ pháp lý ........................................................................ 7
1.2. TÓM TẮT DỰ ÁN ........................................................................ 7
1.2.1. Tên dự án................................................................................. 7
1.2.4. Đặc điểm của dự án................................................................. 8
1.2.5. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu.................................................... 8
1.2.6. Sản lượng sản xuất (đơn vị tính: sản phẩm) .......................... 8
1.2.7. Nguồn nguyên liệu .................................................................. 8
1.2.8. Hình thức đầu tư ..................................................................... 8
1.2.11. Tổng vốn đầu tư và nguồn cấp tài chính ............................ 9
1.2.12. Hiệu quả tài chính của vốn đầu tư ...................................... 9
1.2.13. Hiệu quả Kinh tế - Xã hội và Môi trường của Dự án....... 10
1.2.14. Thị trường tiêu thụ ............................................................ 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................... 11
2.1. Nghiên cứu, phân tích thị trường Chocolate nguyên chất ............. 11
2.1.1. Giới thiệu và khái quát về Chocolate nguyên chất.................. 11
2.1.2. Nghiên cứu thị trường và khách hàng tiêu thụ. ...................... 12
2.1.3. Kế hoạch Marketing ................................................................. 18
2.1.4. Nghiên cứu nhu cầu và cung cấp sản phẩm. ........................... 19
2.1.5. Xác định giá sản phẩm ............................................................. 20
2.1.6. Đối thủ cạnh tranh .................................................................... 22
2.1.7. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm. ....................... 24
2.2. Nghiên cứu công nghệ kỹ thuật của dự án ..................................... 25
2.2.1. Nghiên cứu địa điểm, quy mô và bố trí mặt bằng ................... 25
2.2.2. Mô tả đặc tính sản phẩm .......................................................... 28

2
2.2.3. Lập chương trình sản xuất hàng năm của dự án .................... 31
2.2.4. Lựa chọn máy móc thiết bị ....................................................... 35
2.2.5. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu năng lượng điện nước ....... 37
2.2.6. Lịch trình thực hiện dự án ....................................................... 39
2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ............................ 41
2.3.1. Ước lượng tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư .................. 41
2.3.2. Dự trù chi phí sản xuất kinh doanh hằng năm của dự án .... 43
2.3.3. Dự trù kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của dự án ..... 43
2.3.4. Lập bảng dự trù vốn lưu động hằng năm của dự án .............. 44
2.3.5. Lập báo cáo ngân lưu của dự án .............................................. 44
2.3.6. Tính toán chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của Tài chính dự án .... 45
2.3.7. Phân tích rủi ro về tài chính .................................................... 46
2.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN ............................................................................................... 47
2.4.1. Sự khác nhau và mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân
tích KTXH .......................................................................................... 47
2.4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội .......................................... 48
CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.................. 51
3.1. Cơ cấu tổ chức vận hành dự án ...................................................... 51
3.2. Cơ cấu xây dựng dự án.................................................................... 52
3.3. Quản trị thời gian, tiến độ, chi phí .............................................. 52
3.4. Quản trị rủi ro ................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 58
PHỤ LỤC.................................................................................................... 59
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 60

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 ................................................................................................................... 9

Bảng 2.1 ....................................................................................................................17


Bảng 2.2 ....................................................................................................................27
Bảng 2.3 ....................................................................................................................28
Bảng 2.4 ....................................................................................................................28
Bảng 2.5 ....................................................................................................................29
Bảng 2.6 ....................................................................................................................31
Bảng 2.7 ....................................................................................................................37
Bảng 2.8 ....................................................................................................................38
Bảng 2.9 ....................................................................................................................39
Bảng 2.10 ..................................................................................................................40
Bảng 2.11 ..................................................................................................................41
Bảng 2.12 ..................................................................................................................42
Bảng 2.13 ..................................................................................................................42
Bảng 2.14 ..................................................................................................................42
Bảng 2.15 ..................................................................................................................43
Bảng 2.16 ..................................................................................................................43
Bảng 2.17 ..................................................................................................................44
Bảng 2.18 ..................................................................................................................44
Bảng 2.19 ..................................................................................................................45
Bảng 2.20 ..................................................................................................................45
Bảng 2.21 ..................................................................................................................46
Bảng 2.22 ..................................................................................................................49
Bảng 3.1 ....................................................................................................................52
Bảng 3.2 ....................................................................................................................53
Bảng 3.3 ....................................................................................................................57

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 .....................................................................................................................23
Hình 2.2 .....................................................................................................................24
Hình 2.3 .....................................................................................................................32
Hình 3.1 .....................................................................................................................51
Hình 3.2 .....................................................................................................................54

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN

1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1.1.1. Căn cứ thực tiễn

Người Việt Nam từ xưa vốn ưa dùng chè (trà), cà phê, sữa… chứ không thích
socola. Và một thời gian dài, socola là hàng nhập khẩu, giá cả đắt đỏ, không phải loại
bánh, kẹo phổ thông mà ai cũng có thể mua được. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây,
cùng với việc khuyến khích người nông dân trồng cây ca cao, thì khá nhiều doanh
nghiệp, hộ kinh doanh bắt đầu sản xuất chế biến socola “made in Việt Nam”. Đến
thời điểm hiện tại, trên thị trường đã có vài chục thương hiệu socola của doanh nghiệp
trong và ngoài nước sản xuất. Một số doanh nghiệp đã đưa thương hiệu socola Việt
ra thị trường thế giới thành công.

Việt Nam được biết đến là một trong số ít quốc gia có nguồn cacao hạt chất
lượng cao và sở hữu những “dòng chocolate ngon nhất thế giới” – New York Times.
Gần đây, xu hướng đầu tư trồng cacao & sản xuất chocolate chất lượng cao tại VN
được phát triển mạnh tạo ra nhiều triển vọng mới. Nhận thấy những triển vọng trên
chúng tôi quyết định xây dựng nhà máy sản xuất chocolate nguyên chất.

Tại Việt Nam, cây ca cao được trồng chủ yếu ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang,
Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Buôn Mê Thuột và Đắk Lắk.
Ở mỗi vùng đất khác nhau, do đặc điểm thổ nhưỡng (đất đai, nguồn nước, khí hậu…)
và cách chế biến sau thu hoạch của người nông dân khác nhau nên hạt ca cao của Việt
Nam có hương vị đa dạng, độc đáo riêng, tùy theo vùng.

Cụ thể, chúng tôi sẽ xây dựng nhà máy ở 2 địa điểm: Địa điểm 1 - Huyện Gò
Quao, tỉnh Tiền Giang, địa điểm 2 - đường số 6C, Phước Bình, quận 9 thành phố
Hồ Chí Minh và nguồn cung cacao ở Tiền Giang và Bến Tre. Vì 2 tỉnh này gần
với TP.HCM nơi mà chúng tôi sẽ cung cấp sản phẩm đồng thời nơi đây cũng có thế
mạnh về cacao. Nguồn ca cao chính để sản xuất chocolate được thu mua của bà con
nông dân với diện tích khoảng 800 ha, trong đó chủ yếu thu mua từ hợp tác xã ca cao

6
với diện tích hơn 100ha. Quy trình trồng và chăm sóc ca cao tại hợp tác xã đều tuân
thủ theo quy trình sản xuất hữu cơ.

1.1.2. Căn cứ pháp lý


Căn cứ pháp lý để tiến hành việc sản xuất Chocolate nguyên chất bao gồm:
 Thông tư 32/2017/TT-BCT: Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất,
kinh doanh;
 Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của
pháp luật, có ngành nghề sản xuất hóa chất;
 Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định
tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2
Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
 Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu
tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
 Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp,
phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Công thương;
 Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số
điều của Luật An toàn thực phẩm;
 Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010; có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

1.2. TÓM TẮT DỰ ÁN

1.2.1. Tên dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất chocolate nguyên chất

1.2.2. Chủ dự án: Nhóm 6


1.2.3. Quy mô dự án: Tổng diện tích 700m2, với dây chuyền sản xuất theo công
nghệ Bỉ với công suất khoảng 1 tấn/tháng.

7
1.2.4. Đặc điểm của dự án

 Vốn bắt đầu thu hồi ngay sau khi xây dựng hoàn tất, tiền vốn thu hồi còn có
thể đầu tư cái khác tiếp tục thu lợi nhuận cao hơn.
 Lợi tức cao hơn hẳn và ổn định suốt thời gian đầu tư so với các loại hình kinh
doanh khác.
 Vốn đầu tư ít, thu hồi vốn và có lãi ngay khi đầu tư an toàn và khả năng thanh
khoản tốt.
 Không cần người đầu tư có trình độ cao, kinh nghiệm nhiều. Không cần nhiều
người tham gia quản lý (thông thường 1 người hoặc có thể không cần người)

1.2.5. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu

 Sản xuất chocolate chất lượng, nguyên chất


 Trở thành nguồn cung cấp chocolate đứng đầu thị trường Việt Nam

1.2.6. Sản lượng sản xuất (đơn vị tính: sản phẩm)

 Năm 1: Socola trắng: 39.000, Socola sữa: 19.500, Socola đen: 78.000
 Năm 2: Socola trắng: 420.000, Socola sữa: 21.000, Socola đen: 84.000
 Năm 3: Socola trắng: 510.000, Socola sữa: 25.500, Socola đen: 102.000

1.2.7. Nguồn nguyên liệu:

 Hạt cacao tươi: Mua trực tiếp của nhà vườn và vựa thu mua tại Tiền Giang và
Bến Tre.

 Hạt cacao đã qua sơ chế: Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức.

1.2.8. Hình thức đầu tư:

 Đầu tư sản xuất kinh doanh, hình thức đầu tư dự án mới.

1.2.9. Giải pháp xây dựng:

Thi công nhà máy với những nguyên vật liệu chất lượng, tuyển chọn những
công nhân xây dựng chuyên nghiệp đảm bảo việc xây dựng diễn ra theo đúng tiến độ.

8
1.2.10.Thời gian khởi công, hoàn thành

 Thời gian tiến hành thi công dự án: 1/3/2022


 Thời gian bắt đầu cho vào hoạt động: 3/9/2022
 Tuổi thọ dự án: 10 năm

1.2.11.Tổng vốn đầu tư và nguồn cấp tài chính

 Tổng vốn đầu tư cho dự án: 28.05 tỷ đồng

+Vốn chủ sở hữu: 14.03 tỷ đồng

+Vốn vay: 14.03 tỷ đồng

 Các nguồn cung cấp tài chính: Vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, trong
đó vốn chủ sở hữu là 50% và vốn vay là 50% tổng nguồn vốn.

1.2.12. Hiệu quả tài chính của vốn đầu tư

 Thời gian hoàn vốn của dự án: DPP = 1,2 hay 1 năm 2 tháng

Bảng 1.1
 Khả năng sinh lời trên 1 đồng vốn bỏ ra: PI = 6,81
 Tỉ suất sinh lời nội bộ: IRR = 82%
 Suất sinh lời nội tại hiệu chỉnh: MIRR = 33.3%

9
Kết luận về tính khả khi của dự án: Dựa vào các chỉ số tài chính của dự án, ta có
thể kết luận rằng dự án này hiệu quả cũng như mang lại mức sinh lợi cao cho các nhà
đầu tư.

1.2.13. Hiệu quả Kinh tế - Xã hội và Môi trường của Dự án

 Tạo việc làm cho công nhân sản xuất trực tiếp
 Tạo nguồn thu nhập ổn định cho các nhà vườn cung cấp nguyên liệu sản xuất
 Đáp ứng nhu cầu Chocolate nguyên chất với chất lượng cao sản xuất ngay tại
Việt Nam của người tiêu dùng và các đối tác

1.2.14. Thị trường tiêu thụ

 Khách hàng mục tiêu: Công ty hướng đến mọi thành viên trong gia đình, nhóm
khách hàng yêu thích chế biến các loại bánh, thức uống, thức ăn từ Chocolate.
 Thị trường mục tiêu: Thành phố Thủ Đức
 Dự báo nhu cầu tương lai: Với lợi thế lớn về tiềm lực tại chỗ để các doanh
nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh ngành sản xuất Chocolate và mở rộng thị
phần trên khắp cả nước cũng như mở rộng thị phần các nước lân cận.

10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1. Nghiên cứu, phân tích thị trường Chocolate nguyên chất
2.1.1. Giới thiệu và khái quát về Chocolate nguyên chất
2.1.1.1 Ý tưởng, quá trình hình thành sản phẩm.
Chocolate xuất hiện đầu tiên ở những bộ lạc cổ ở Trung Mỹ. Mới ban đầu họ
sử dụng hạt ca cao này như một loại đồ uống có vị đắng. Christopher Columbus là
người châu Âu đầu tiên phát hiện ra món ăn này vào năm 1502 nhưng nó đã nhanh
chóng bị quên lãng ngay sau khi ông đưa về châu Âu. Mãi cho đến năm 1521
Chocolate cho biết đến rộng rãi hơn và sự chiến của Mê-hi-cô. Với hương vị đặc biệt
khó tả và sự kết hợp tạo ra những món ăn thức uống mới lạ, Chocolate đã nhanh
chóng thu hút sự chú ý và trở thành thức uống nhanh chóng cho giới thượng lưu và
hoàng tộc. Ngày nay với công nghệ sản xuất hiện đại Chocolate đã có mặt phổ biến
ở các nước đa dạng về mẫu mã trong các chuỗi cửa hàng và siêu thị. Không đơn thuần
để tạo ra món ăn thức uống mà Chocolate còn được tạo thành các kiểu dáng kích
thước mới lạ phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong các dịp Giáng sinh hay
lễ Valentine.
Chocolate là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với thành phần chứa
Phenylethylamine (PEA) kích thích não bộ tiết ra endorphin và serotonin giúp mang
lại cảm giác vui vẻ hạnh phúc dễ chịu Ngoài ra còn giúp cơ thể tránh những mệt mỏi
khiến tâm trạng thoải mái và bớt căng thẳng. Trong 100g Chocolate đen có chứa
nhiều năng lượng, chất đạm, chất xơ, chất béo, kali, photpho, kẽm…cũng có chứa các
chất kích thích như caffein và theobromine tuy nhiên hàm lượng này thấp hơn so với
cà phê.
2.1.1.2. Tuyên ngôn giá trị
 Tầm nhìn
Phấn đấu trở thành nhà cung cấp Chocolate đứng đầu tại thị trường Việt Nam
 Sứ mệnh
- Phục vụ lợi ích cho người trồng cây Cacao.

11
- Là một sản phẩm góp phần đáp ứng nhu cầu và cải thiện sức khoẻ cho gia đình
và trẻ em.
- Góp phần tạo ra lợi nhuận để duy trì hoạt động sản xuất trong tương lai của
công ty.
 Phương châm hoạt động:
Luôn hướng đến lợi ích của người tiêu dùng và không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm cũng như đa dạng hoá các kiểu dáng sản phẩm đáp ứng nhu cầu
khách hàng.
2.1.1.3.Mô tả sản phẩm
Công ty thu mua hạt cacao từ các nông trại ở Đồng Nai sau đó vận chuyển
nguyên liệu về xử lí và chế biến tại nhà máy. Chocolate được sản xuất ra có hàm
lượng cacao khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng bao gồm
Chocolate đen, Chocolate trắng và Chocolate sữa. Ngoài ra công ty còn sản xuất ra
các thanh Chocolate đen ít đường hỗ trợ cho những khách hàng đang trong quá trình
ăn kiêng.
2.1.2. Nghiên cứu thị trường và khách hàng tiêu thụ.
2.1.2.1. Nghiên cứu thị trường
 Thị trường nước ngoài:
Chocolate thực hiện cuộc hành trình qua nhiều nước như Anh, Pháp, Mỹ và đi
đến đâu chúng cũng trở thành thực phẩm được ưa chuộng. Kể từ khi tiệm bán
Chocolate lần đầu tiên được khai trương năm 1657 tới đầu thế kỉ 18 những nhà máy
sản xuất Chocolate đầu tiên được thành lập( Bistrol-1728). Tới 1730 cacao sụt giá
mạnh cùng với những máy móc được phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp
đã tạo tiền đề cho một nền công nghiệp sản xuất chocolate số lượng lớn và giá thành
rẻ.
Vào thế kỷ 19 Chocolate rắn đã trở nên phổ biến với sự ra đời của các kiểu khuôn
đúc. Người ta dùng máy xay nghiền nát hết ca cao thành bột mịn rồi đun nóng và đổ
một phần tạo nên các hình dạng khác nhau khi đã nguội lạnh. Gần hai phần ba sản
lượng ca cao trên toàn thế giới được sản xuất ở Tây Phi khoảng 43 % từ Cote d’voire

12
ở đây lao động trẻ em được sử dụng rất nhiều vào việc thu hoạch sản phẩm. Theo tổ
chức ca cao thế giới khoảng 50 triệu người trên khắp thế giới sống nhờ vào các hoạt
động liên quan đến ca cao.
Một người Hà Lan tên là Coenrad Van Houten đã hoàn thiện việc chiết xuất
bơ ca cao từ hạt ca cao vào năm 1825. Hỗn hợp ca cao và đường không cho người
tiêu dùng cảm giác dễ chịu trong miệng như loại chocolate ngày nay nó cho ta cảm
giác cứng. Để dễ tan chảy trong miệng người ta lại nghĩ đến việc thêm chất béo vào
hỗn hợp này và bơ ca cao đã được chọn để thêm vào hỗn hợp này. Khả năng trích ly
bơ ca cao đã được nghiên cứu bởi Van Houten of Holland vào năm 1828. Phát minh
ra cách ép hạt ca cao mới làm giảm giá thành nhưng lại tăng chất lượng thành phẩm
ra rất nhiều, cùng lúc đó giá đường giảm mạnh và đời sống người dân khắp châu Âu
đều được tăng lên đáng kể nên đến đầu thế kỷ XX Chocolate đã trở thành một nét văn
hóa ẩm thực đặc trưng của toàn châu Âu và cho đến ngày nay sản phẩm chocolate đã
có mặt khắp nơi trên thế giới với đủ các hình thức khác nhau.Hạt được nghiền nát
thành lớp nhão đun với áp suất cao tạo thành chất lỏng chocolate và bơ cacao. Bơ
chiết xuất này được làm mịn và xử lý để khử mùi. Vào những năm 1880 Rudolphe
Lindt tại Switzerland đã bổ sung ca cao vào quá trình sản xuất chocolate để làm nên
một sản phẩm nhẵn và bóng láng hơn
Năm 1875 Daniel Peter người Thuỵ sĩ đã hoàn thiện quá trình sản xuất
chocolate sữa, ngọt mịn hơn chocolate
Đầu thế kỉ 20, Chocolate đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng của toàn Châu
Âu.
Cailer là một trong những nhà sản xuất chocolate Thuỵ điển lớn nhất và cũng là
thương hiệu lâu đời nhất trong giới kinh doanh chocolate. Cailer bắt đầu sản xuất năm
1819 ở Vevey và từ năm 1898 tại Broc. Đây là nhà máy đầu tiên có ý tưởng phát
minh ra Chocolate dạng thanh. Đây là một trong những nơi làm ra những thanh
Chocolate ngon nhất thế giới.
Các nhà khoa học tại trường đại học Exeter thiết kế thành công chiếc máy in
3D có thể nhanh chóng tạo ra những chiếc bánh chocolate ngon lành. Nếu muốn có

13
được một bức tượng chocolate có mặt của chính mình một người phải bỏ ra khoảng
600 yên tương đương 1,3 triệu Việt Nam đồng để quét 3D khuôn mặt và cho máy in
3D tạo ra mô hình nhựa.
Theo dự báo của tập đoàn thực phẩm Mar Icoporated( Mỹ) năm 2013 toàn thế
giới thiếu một khoảng 160 nghìn tấn cao con số này đã lên đến 1 triệu tấn vào năm
2020 nhu cầu ca cao sẽ bức thiết hơn do nhu cầu tăng cộng với sự sụt giảm về sản
lượng của các nước có thế mạnh như Ghana và Bờ Biển Ngà. Thêm vào đó các nước
trồng cây cao ở Châu Á đặc biệt là Indonesia quốc gia sản xuất ca cao lớn nhất châu
Á và thứ 3 thế giới cũng giảm sản lượng và chất lượng.
Theo ước tính của các chuyên gia chỉ riêng Trung Quốc Ấn Độ Indonesia đã
chiếm 2,8 tỷ người và sức tiêu thụ chocolate của riêng ba nước này đã bình quân 0,06
kg/người/năm.Đó chưa kể là Nhật Bản mức tiêu thụ Chocolate lớn nhất châu Á với
mức 1,8 kg/người/năm.
 Thị trường trong nước
Dù lượng xuất khẩu chỉ từ vài trăm tấn lên vài ngàn tấn nhưng chất lượng cao
của Việt Nam không hề thua kém, sản phẩm ca cao có xuất xứ từ Việt Nam được các
công ty thu mua đánh giá cao nhất châu Á do được lên men đúng quy trình rất thích
hợp cho chế biến chocolate nguyên chất.
Ca cao Việt Nam hiện có tới 95% là sản phẩm ca cao lên men kích cỡ hạt đạt
trung bình từ 80 đến 100 hạt/ lượng được xếp vào loại ca cao có chất lượng cao nhất
thế giới vượt qua Indonesia nước có sản lượng thứ ba thế giới( chỉ bán hạt thô) được
xếp vào nhóm nước có chất lượng sản phẩm cao như Ghana, Bờ Biển Ngà,Brazil.
Mới đây Puratos Grand- Palace Việt Nam nhận giải thưởng ca cao tốt nhất khu vực
châu Á- Thái Bình Dương tại Paris (Pháp) nguyên liệu từ những hạt ca cao Bến Tre.
Nhiều công ty thu mua ca cao như: Cargill, Puratos Grand Place…đã đầu quân
vào Việt Nam từ thời gian đầu trồng ca cao và ngấm ngầm một cuộc cạnh tranh thị
trường. Mars xây dựng trung tâm phát triển ca cao tại xã Cư Huê huyện Ea Kar( Đăk
Lăk) để chuyển giao cây giống tập huấn kỹ thuật cho người dân. Cargill có trạm thu
mua và tư vấn kỹ thuật tại xã Hòa Thuận thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Bến Tre,

14
Puratos Grand Việt Nam xây dựng nhà máy thu mua và sơ chế ca cao cùng với Cargill
và các đối tác khác hỗ trợ tư vấn quy trình chăm sóc cho bà con. Hiện nay tổng lượng
cao công khô mỗi năm khoảng 4000 tấn. Trong khi để xây dựng một nhà máy chế
biến ca cao tối thiểu phải có 10.000 tấn/năm. Theo thống kê nhu cầu tiêu dùng
Chocolate của Việt Nam đã vào khoảng 5.250 tấn/năm và hầu hết đều nhập khẩu từ
nước ngoài.
Thống kê của tổ chức các câu quốc tế cho thấy sản lượng cao ở Việt Nam hiện nay
mới đạt 5 nghìn tấn mỗi năm chỉ bằng 1/3 con số 1,4 triệu tấn xuất khẩu của Bờ Biển
Ngà. Chocolate Việt Nam nổi bật trên thị trường với nhiều hương vị khác nhau do
hạt ca cao Việt Nam có nhiều điểm khác biệt hơn so với hạt ca cao châu Phi.
Theo kết quả khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Kantar
Worldpanel, 6 tháng đầu năm 2014 Chocolate Việt Nam là ngành hàng có mức tăng
trưởng cao gấp đôi về khối lượng tiêu dùng so với cùng kỳ năm 2013 tại thị trường
Việt Nam. Thực tế đầu tư của những hãng sản xuất Chocolate cho thấy tại Việt Nam
tìm lực tại chỗ khả năng bao vùng nguyên liệu rộng lớn do đó doanh nghiệp phải biết
nắm bắt cơ hội và lợi thế ngay trên sân nhà.
Cơ hội Thách thức
1.Nhu cầu khách hàng 1.Số lượng các đối thủ gia
ngày càng tăng. nhập ngành tăng.
2. Tuy là thị trường tiêu 2.Việc nghiên cứu để làm ra
dùng mới của ngành sản phẩm được khách hàng
Chocolate Việt Nam được yêu thích nhưng vẫn giữ
đánh giá có nhiều tiềm được yếu tố tự nhiên tốt cho
năng phát triển bởi nguyên sức khỏe quá trình này cần
liệu cacao bền vững, ổn thời gian sẽ kiên trì phải trải
định. qua rất nhiều lần sửa sai.
SWOT
3.Các hãng sản xuất 3. Bài toán về tài chính để
Chocolate danh tiếng chọn chuyên nghiệp hoá và mở
Việt Nam để đầu tư xây rộng sản xuất.

15
dựng vùng nguyên liệu
trồng cacao và nhà máy sản
xuất phục vụ thị trường
trong nước và xuất khẩu.
4.Tiềm năng phát triển qua
ứng dụng giao hàng.

Điểm mạnh Chiến lược phát triển thị Chiến lược định vị thương
1.Vị trí kinh doanh trường hiệu
tốt. Mở rộng thêm các chi Tập trung vào chiến lược
2. Dây chuyền công nhánh ở các vị trí thuận lợi, Marketing nhằm xây dựng
nghệ sản xuất khá phát triển để nhận diện thương hiệu, tăng khả năng
phát triển và đồng đều thương hiệu, thu hút khách cạnh tranh.
được nhập khẩu từ hàng. Chiến lược khác biệt hóa
quốc gia nổi tiếng như Chiến lược phát triển sản sản phẩm
Hàn Quốc. phẩm Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho
3.Không gian cửa Phát triển thêm nhiều sản cây cao tại các địa phương để
hàng thoáng mát, phẩm mới, sản phẩm nhiều cây cao Việt Nam được bảo
trang trí đẹp mắt. màu sắc, hương vị mới lạ. hộ và gia tăng vị thế cạnh
4.Giá cả được đánh tranh đồng thời giúp doanh
giá phù hợp với chất nghiệp giảm bớt chi phí xây
lượng, đáp ứng nhu dựng thương hiệu.
cầu khách hàng.
Điểm yếu Chiến lược thâm nhập thị Chiến lược hội nhập về
1.Sự biến động của trường phía sau
đường và bột mì trong Triển khai kinh doanh Tạo nguồn cung nguyên vật
ngành bánh kẹo nhập online kết hợp với các ứng liệu riêng để đảm bảo chi phí
khẩu từ nước ngoài dụng giao hàng để nâng phí ổn định, tiết kiệm chi phí

16
làm ảnh hưởng đến tầm thương hiệu, thu hút để đầu tư vào chiến lược
giá thành sản phẩm. khách hàng. Marketing
2.Chưa khai thác được
khách hàng ở các khu
vực khác và các phân
khúc thị trường khác.
3.Chiến lược
Marketing còn mờ
nhạt, chưa có kinh
nghiệm Marketing
trực tiếp.
4.Nguồn tiền mặt
chưa đủ lớn để có thể
dáp ứng hết các rủi ro
xảy ra trong quá trình
thực hiện dự án.
Bảng 2.1
2.1.2.2. Khách hàng tiêu thụ
 Thị trường mục tiêu: Thủ Đức
Nguồn cung:
Ở Việt Nam cây ca cao được trồng chủ yếu ở ĐBSCL Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên và một số tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ. Chính vì lợi thế trồng được
ca cao với sản lượng và chất lượng vượt trội đã tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp
Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn này để sản xuất chocolate thơm ngon,
phù hợp với khẩu vị người Việt. Công ty chọn Đồng Nai làm nơi cung cấp nguyên
liệu gần với nhà máy sản xuất.
Nguồn cầu:
Nhu cầu hiện tại: khi mức sống con người được nâng cao và ngày càng có
nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng, lợi ích mà chocolate mang lại như làm đẹp,

17
sức khoẻ, giảm cân,…. Nhiều người tiêu dùng đã chấp nhận rộng rãi hơn sản phẩm
từ cacao mà hơn hết là chocolate.
Nhu cầu hiện tại và trong tương lai ngày càng tăng cao.
 Khách hàng mục tiêu: mọi thành viên trong gia đình
Do chưa có thói quen tiêu dùng Chocolate thường xuyên nên lúc trước Chocolate
chỉ thường xuất hiện trong các nhà hàng, bữa tiệc hay các quầy bán sang trọng…
Công ty hướng đến mọi thành viên trong gia đình, nắm bắt được nhu cầu hiện tại,
người tiêu dùng hiểu được tầm quan trọng của Chocolate mang lại cho sức khoẻ, cải
thiện một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh, não bộ, tiểu đường…
Bên cạnh đó tư duy con người được mở rộng, ngày nay vào các dịp lễ cuối
năm: Giáng Sinh, Ngày phụ nữ Việt Nam, Valentine nhu cầu về quà tặng liên quan
đến Chocolate tăng cao.
Ngoài ra nhóm khách hàng yêu thích chế biến các loại bánh, thức uống, thức
ăn từ Chocolate chiếm tỉ lệ lớn công ty đang hướng đến.
2.1.3. Kế hoạch Marketing
Mục tiêu kế hoạch Marketing
- Làm cho khách hàng biết được chất lượng sản phẩm công ty mang lại.
-Thu hút lực lượng khách hàng lớn từ đối thủ cạnh tranh dựa vào ưu thế về chất lượng
giá cả…
- Khách hàng hài lòng về chất lượng giá cả của sản phẩm và sẵn sàng giới thiệu cho
bạn bè và người thân tìm mua Chocolate của công ty.
Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược phát triển dài hạn của công ty là xác định mục tiêu ưu tiên phát triển
phân khúc Chocolate cao cấp với sản phẩm chất lượng và tiếp cận các nhu cầu khác
biệt. Mỗi năm công ty sẽ cho các loại Chocolate mới nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Tăng cường tung các sản phẩm mới đó ra các kênh phân phối mà công
ty đã thiết lập, đồng thời thực hiện quảng cáo để kích cầu.
- Trên bao bì tất cả các sản phẩm luôn thấy được các sản phẩm Chocolate của công
ty, chất lượng sản phẩm được bảo đảm, người tiêu dùng an tâm khi sử dụng.

18
Chiến lược chiêu thị
- Doanh nghiệp tạo lập kênh phân phối cho sản phẩm nhằm đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng tiềm năng. Ngoài ra còn tiến hành các hoạt động quảng bá sản phẩm
qua tivi, trang báo và mạng internet, kích thích nhu cầu khách hàng tiềm năng,giúp
đưa sản phẩm qua các trung gian phân phối được càng dễ dàng hơn.
- Thực hiện biện pháp giảm giá, chiết khấu cho những khách hàng mua nhiều và thanh
toán sớm các khoản nợ đối với công ty. Luôn cố gắng giao hàng đúng hạn và nhanh
chóng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín trong giao dịch.
- Tài trợ, đóng góp các chương trình cho người nghèo người có hoàn cảnh khó khăn
ngoài ra công ty sẽ tặng những phần quà cho trẻ khuyết tật người nuôi dưỡng người
già trẻ em nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.4. Nghiên cứu nhu cầu và cung cấp sản phẩm.
Thị trường Việt Nam vốn chưa có thói quen tiêu thụ Chocolate thường xuyên,
ngoại trừ các dịp đặc biệt như Valentine, ngày 8-3… Nếu như người Mỹ rất ưa chuộng
chocolate với mức tiêu thụ trung bình từ 6,5-7kg/ năm thì trung bình mỗi người Việt
dùng chưa đến 100 gam/năm.
Với sự phát triển của công nghệ sản xuất hiện đại ngành hàng Chocolate đã
thu hút thêm 52.000 hộ tiêu dùng mới và tăng khối lượng tiêu dùng chocolate trung
bình ở mỗi hộ thêm 24%. Còn với người tiêu dùng tại khu vực nông thôn thức uống
có hương vị Chocolate ( sữa, bột ngũ cốc…) cũng tăng ấn tượng tới 47% và thêm
675.000 người chọn mua sản phẩm có Chocolate.
Công ty chọn giai đoạn từ tháng 10 làm thời gian cho dự án đi vào hoạt động
khi vào các tháng cuối năm các sự kiện, lễ,… diễn ra thường xuyên nhu cầu về
Chocolate tăng cao đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của công ty ngay từ đầu.
 Dự báo nhu cầu tương lai
Với tiềm năng thổ nhưỡng của nước ta thuận lợi cho phát triển cây cacao, cung
cấp một lượng lớn nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất Chocolate. Đây là một lợi
thế lớn về tiềm lực tại chỗ để các doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh ngành

19
sản xuất Chocolate và mở rộng thị phần trên khắp cả nước cũng như mở rộng thị phần
các nước lân cận.
2.1.5. Xác định giá sản phẩm
Định giá theo chi phí:
Theo phương pháp này thì:
Giá sản phẩm= Chi phí sản xuất + Lợi nhuận dự kiến
Chi phí sản xuất tiêu thụ bao gồm chi phí sản xuất, chi phí liên quan.
Lợi nhuận dự kiến chính là phần thu nhập chịu thuế tính trước.
Ưu điểm: tương đối đơn giản và có thể kiểm soát được các đại lượng tính giá bán sản
phẩm.
Nhược điểm là không xem xét với các nhân tố về nhu cầu và nhu cầu không phản ánh
đầy đủ sự cạnh tranh.
Định giá theo đối thủ cạnh tranh:
Tư tưởng cốt lõi của phương pháp này là hướng giá của bản thân doanh nghiệp
đến vị trí của đối phương, không thuộc vào tình hình cung cầu và tình hình chi phí
của doanh nghiệp. Nó được giải quyết theo 2 hướng:
 Hướng đến giá trị trung bình toàn ngành
 Hướng tới giá trị của doanh nghiệp đóng vai trò dẫn đầu giá của toàn ngành.
Các doanh nghiệp xây dựng phải nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh về tài
nguyên điểm mạnh, điểm yếu đồng thời gian các doanh nghiệp cũng phải tìm cách để
chi phí sản xuất xuống và đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư.
Định giá hướng theo cầu:
Cốt lõi của phương pháp này là giá của doanh nghiệp phải phù hợp với sức
mua của khách hàng trên cơ sở có phân tích cơ cấu của khách hàng tiềm năng.
Khi định giá thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn mức giá phù hợp với từng
khách hàng hay chính của từng chủ đầu tư với công từ công trình.

20
Ý nghĩa của định giá doanh nghiệp:
Giá trị của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản thu
nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh
doanh.
Giá trị doanh nghiệp là tổng giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đó nhằm mang lại lợi ích của các chủ đầu tư sở
hữu và các nhà cung cấp tín dụng,như vậy giá trị vốn chủ sở hữu chỉ là một phần của
giá trị doanh nghiệp.
Xét trên một góc độ nào đó tất cả các quyết định kinh doanh đều liên quan đến
xác định giá trị doanh nghiệp (định giá doanh nghiệp).
Đối với nội bộ doanh nghiệp khi tiến hành lập dự toán ngân sách cần xem xét các ảnh
hưởng của dự án cụ thể tới giá trị doanh nghiệp hoặc khi lập các kế hoạch chiến lược
cần xem xét giá trị doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào với các hoạt động đó.
Đối với bên ngoài doanh nghiệp các nhà đầu tư cần phải định giá doanh nghiệp
để làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của họ. Với các thông tin về định giá
doanh nghiệp các nhà đầu tư có thể biết được giá thị trường của các cổ phiếu cao hơn
hay thấp hơn so với với giá trị thực của nó để từ đó có các quyết định mua- bán cổ
phiếu đúng đắn. Việc định giá cũng cần thiết trong quá trình thực hiện cổ phần hóa,
sát nhập hay giải thể doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp này và các đối tượng có
liên quan đều tiến hành với doanh nghiệp trước khi thực thi các quyết định cổ phần
hóa, sát nhập hay giải thể. Ngay cả đối với các nhà cung cấp tín dụng có thể không
quan tâm một cách rõ ràng tới giá trị doanh nghiệp nhưng ít nhất họ phải ngầm quan
tâm đến giá trị vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nếu họ muốn phòng các rủi ro trong hoạt
động cho vay.
Giá trị mà một doanh nghiệp có thể mang lại cho các nhà đầu tư có thể xem xét trên
2 góc độ:
 Giá trị thanh lý
 Giá trị hoạt động liên tục

21
Giá trị doanh nghiệp có thể xác định theo nhiều phương pháp khác nhau như
phương pháp dựa vào bảng cân đối kế toán, phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê
và đánh giá lại tài sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền, phương pháp chiết khấu
dòng lợi nhuận thặng dư và phương pháp so sánh giá thị trường của doanh nghiệp
tương đồng, mỗi phương pháp này đều có những ưu và nhược điểm nhất định và được
sử dụng phù hợp với những tình huống khác nhau.
Định giá sản phẩm
Ban đầu ra mắt 3 dòng sản phẩm Chocolate với hàm lượng cacao khác nhau:
 Chocolate đen: 95 nghìn/100gam
 Chocolate sữa:70 nghìn/100 gam
 Chocolate trắng: 50nghìn/100 gam
Ngoài ra còn có các dòng Chocolate ít đường phù hợp cho khách hàng đang
trong quá trình ăn kiêng.
Tại các siêu thị và trung tâm mua sắm công ty sẽ cung cấp các buổi dùng thử
Chocolate miễn phí và cung cấp cho người tiêu dùng về lợi ích của Chocolate mang
lại.
Giá cả khá đa dạng, hàm lượng cacao khác nhau để cho người tiêu dùng có thể lựa
chọn mua dùng sản phẩm phù hợp với sở thích của từng khách hàng.
2.1.6. Đối thủ cạnh tranh
Với sự phát triển không ngừng và nắm bắt được các công nghệ kĩ thuật cao,
thị trường cacao Việt Nam thời gian gần đây phát triển khá nhanh. Tại Việt Nam đã
có sự mở rộng các vùng đất trồng cacao và đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều thương
hiệu chuyên về sản xuất Chocolate từ những hạt cacao để đáp ứng nhu cầu mới của
người tiêu dùng. Các nhà máy sản xuất Chocolate tại Việt Nam: Figo, Marou, D’Art
Chocolate, Chocolate Graphics,…
 Chocolate Figo

22
Hình 2.1
Chocolate Figo ra đời hướng đến mục đích giúp những người bình thường có
thể ăn được Chocolate chất lượng cao cấp với giá bình dân nhất mà chất lượng không
hề thua kém Chocolate nhập khẩu từ nước ngoài.
Xưởng sản xuất gồm các máy móc hiện đại đạt chứng chỉ UTZ và công ty
đang trong quá trình xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn ISO 2200 để có thể xuất khẩu.
Chocolate của Figo bao bì khá bắt mắt, có đủ vị Chocolate đủ vị từ Chocolate 100%
cacao không đường, Chocolate đắng 90% cacao, 85% cacao, 70% cacao đến
Chocolate cacao đến 8 loại nhân khác nhau: Hạnh nhân, điều, cacao, dừa, không nhân,
bánh Cookie, nho khô, phô mai.
Figo là thương hiệu sở hữu công thức Chocolate độc quyền từ chuyên gia sản
xuất người Pháp hoàn toàn phù hợp với khẩu vị người Việt và không nhượng quyền
công thức. Công ty có đầu vào hạt cacao đạt chất lượng tiêu chuẩn xuất khẩu, thu
mua trực tiếp tại vườn cacao tại Bến tre, Tiền Giang, nơi được chứng nhận là hạt
cacao ngon nhất thế giới.
 Chocolate Marou

23
Hình 2.2
Hai nhà đồng sáng lập đến từ Pháp là Samel Maruta và Vincent Mourou đã
tạo ra một loại Chocolate thơm ngon, quyến rũ với ý tưởng là đưa tinh túy của Việt
Nam. Điểm nổi bật của Marou là Chocoate được sản xuất riêng biệt tại cửa hàng.
Từ việc chọn lựa nguyên liệu đầu vào, theo dõi quá trình lên men, chế biến
đến thiết kế bao bì, đóng gói và giới thiệu sản phẩm….tất cả đều tuân thủ theo quy
trình nghiêm ngặt và khoa học. Được lên men trong khoảng 6 ngày sau khi thu hoạch
tiếp đó đến phơi khô them 7 ngày và được rang ở nhiệt độ 110 độ C trong vòng 30
phút đến 2 giờ tất cả những công đoạn tỉ mỉ này giúp Marou lưu giữ được trọn vẹn
hương thơm cũng như mùi vị tự nhiên của hạt cacao.
Chocolate luôn được làm từ hạt cacao tuy nhiên theo thời gian ngày càng ít
công ty sản xuất Chocolate trực tiếp từ hạt cacao nhưng ở Marou vẫn giữ nguyên quy
trình Bean-to-bar bao gồm các công đoạn xử lí và chế biến hạt cacao cho tới khi ra
thành phẩm làcác thỏi Chocolate.
2.1.7. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Khi sử dụng Chocolate nguyên chất trong một thời gian dài thì sẽ rất có lợi cho sức
khỏe. Cụ thể hơn là chocolate đen sẽ hỗ trợ giảm các nguy cơ về tim mạch, ngăn ngừa
một số bệnh trầm cảm, tiểu đường, ung thư. Sản phẩm này giúp hệ miễn dịch tốt lên
rất nhiều và khỏe hơn chống lại một số tác nhân gây bệnh.

24
- Bao bì sản phẩm đẹp mắt, có dấu mộc thương hiệu và trình bày nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng.
- Chất lượng sản phẩm được đảm bảo và mục tiêu đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ
cạnh tranh
- Tổ chức giới thiệu, quảng cáo chào hàng tại các trung tâm thương mại, siêu thị kèm
theo những dịch vụ như đóng gói theo yêu cầu của khách hàng, giao hàng đến khu
vực xa…
Chiến lược, cách thức quảng cáo
- Phương tiện điện tử Internet: Với mạng lưới Internet phát triển mạnh mẽ và phổ
biến như hiện nay thì việc tiếp cận thông tin tương đối dễ dàng và nhu cầu mua hàng
tại nhà ngày càng tăng cao.
- Phương tiện quảng cáo ngoài trời: Dán tờ quảng cáo, phát tờ rơi… Đây là hình thức
quảng cáo linh động và chi phí tương đối rẻ.
- Đăng tin trên các trang web:
 https://www.facebook.com
 https://www.lazada.vn/
 https://shoppe.vn
 https://www.amazon.com
2.2. Nghiên cứu công nghệ kỹ thuật của dự án
2.2.1. Nghiên cứu địa điểm, quy mô và bố trí mặt bằng
Địa điểm và quy mô
Chất lượng cacao Việt Nam cũng đã được thế giới công nhận đây chính là lợi thế cho
các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập vào thị trường mà không mất nhiều chi phí để
quảng bá thương hiệu. Những năm trước ít ai biết rằng nhiều loại socola cao cấp được
bán từ các nước Châu Âu được sản xuất từ hạt ca cao Việt Nam. Nhận biết lợi thế
nguồn nguyên liệu cacao và qua nhiều đánh giá về cơ hội đầu tư quyết định chọn địa
điểm xây dựng dự án sản xuất socola tại Hồ Chí Minh.
Địa điểm: đường số 6C, Phước Bình, quận 9 thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu lựa chọn địa điểm bằng phương pháp định lượng:

25
 Thị trường tiêu thụ: Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhu cầu về việc tiêu
dùng sôcôla cao nhất cả nước.
 Nguồn nguyên liệu: Thành phố Hồ Chí Minh còn gần các vùng nguyên liệu
cacao như Tiền Giang với với sản lượng ca cao hàng năm của tiền Giang đạt
mức trên 1000 tấn hạt.
 Nguồn nhân lực: Việc lựa chọn thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng và thực
hiện dự án không chỉ thuận lợi về mặt tiết kiệm chi phí vận chuyển nguyên vật
liệu mà còn thuận lợi trong việc tìm tìm kiếm nguồn nhân lực cho dự án. Theo
số liệu mới nhất được cập nhật vào ngày 1 tháng 1 năm 2019 thì mật độ dân
số của quận 9 là 2721 người/km2 và tổng dân số là 310.107 người, vì thế đây
có thể coi là là địa điểm thu hút nguồn lao động dồi dào. Bên cạnh đó quận 9
còn tập hợp nguồn nhân lực với trình độ cao vì quận 9 là nơi tập hợp nhiều
trường đại học có tiếng như Học viện bưu chính viễn thông Thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Tài chính marketing thành phố Hồ
Chí Minh.
 Cơ sở hạ tầng: Quận 9 là nơi tập hợp các khu công nghệ cao khu chế xuất nên
về vấn đề điện và nước luôn được đảm bảo và hệ thống giao thông của quận 9
luôn được quan tâm chú trọng nên hệ thống giao thông luôn thuận lợi cho việc
vận chuyển nguyên liệu cũng như phân phối sản phẩm.
 Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: có túi cổng chính đi riêng
giặt nước thải công nghiệp ra trạm xử lý công nghiệp riêng. Hệ thống thu gom
và xử lý nước thải tập trung có công suất 3500 m3/ngày đêm. Hệ thống thu
gom và xử lý rác thải theo đúng quy định kiểm soát môi trường đối với hoạt
động của cơ sở kinh doanh nghiệp.
 Hệ thống nguồn điện và nước: nguồn điện được đảm bảo cung cấp từ lưới
điện quốc gia các tuyến trung thế 15KV. Và nguồn nước cung cấp có công
suất Q=20.000m3/ngày đảm bảo đủ cho hoạt động bình thường của doanh
nghiệp.

26
Nghiên cứu lựa chọn địa điểm bằng phương pháp định lượng:
Qua nhiều phương án lựa chọn địa điểm, nhận thấy hai địa điểm thích hợp để tiến
hành xây dựng dự án sản xuất socola: Địa điểm 1 - Huyện Gò Quao, tỉnh Tiền Giang,
địa điểm 2 - đường số 6C, Phước Bình, quận 9 thành phố Hồ Chí Minh.

STT NHÂN TỐ TRỌNG ĐỊA ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM


SỐ 1 2
TIỀN TP. HCM
GIANG

1 Nguồn nhân lực 0.15 40 70

2 Nguồn nguyên liệu 0.2 100 65

3 Điện nước và các cơ sở hạ 0.2 35 70


tầng khác.

4 Thị trường tiêu thụ 0.3 40 60

5 Giao thông vận tải 0.15 45 65

TỔNG 1 51,75 65,25

Bảng 2.2
Qua việc so sánh lựa chọn địa điểm bằng phương pháp trọng lượng cho thấy
địa điểm 2 tại thành phố Hồ Chí Minh có trọng số lớn hơn, nên việc lựa chọn địa
điểm quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh là hợp lý và thuận lợi nhất.
Bảng chi phí mặt bằng dự án

Giá thuê 102.000 VND/m2/năm

Thời hạn thuê 10 năm

Diện tích mặt bằng 2500 m2

27
Chi phí hằng năm 255.000.000 VND

Chi phí 10 năm 2.550.000.000 VND

Bảng 2.3
Bố trí mặt bằng
Tổng diện tích: 2500m2

Khu vực Diện tích

Khu vực hành chính 250m2

Khu vực tập kết nguyên liệu 350m2

Khu chế biến 1100m2

Các công trình phụ trợ khác (nhà ăn, đường xá, cây xanh, trạm điện,...) 800m2

Bảng 2.4
2.2.2. Mô tả đặc tính sản phẩm
2.2.2.1. Chỉ tiêu về chất lượng
Bảng chỉ tiêu kiểm tra chất lượng FAO/WHO:

Các chỉ tiêu kiểm tra Socola đen Socola trắng và


sữa

Các chỉ tiêu hóa lý Hàm lượng tính theo %

1. Độ ẩm 2.5 max 2.5 max

2. Chất béo 30 min 25 min

3. Tro 0 0

4. Đường 55 max 55 max

28
5. Chất khô trong cacao lỏng 35 max 25 max

6. Sữa lỏng - 10,5 min

Chỉ tiêu vi sinh Số lượng vi sinh vật trong sản


phẩm

1. Tổng số lượng vi sinh vật hiếu khí trong 1 10000/g 10000/g


gam sản phẩm

2. Yeasts and moulds 50x10/g 50x10/g

3. Enterobacteriaceae 1/g 1/g

4) Escherichia coli 1/g 1/g

5. Salmonella 10/g 10/g

Bảng 2.5
2.2.2.2. Về bao bì nhãn mác sản phẩm
 Bên trong là lớp giấy bạc để bảo vệ sôcôla tránh tác dụng của ánh sáng. Bìa
này còn có ưu điểm không thấm nước và dầu, nên có tác dụng bảo vệ tốt.
Lớp bên ngoài vừa có tác dụng bảo quản , vừa tạo cảm quan đối với người
tiêu dùng,thường được sử dụng bằng vật liệu màng trùng hợp. Nó thường được làm
từ
polyurethane ,polypropylene, cellulose,….Vật liệu này có các đặc tính sau:
 Có khả năng bảo quản tốt trong thời gian kéo dài
 Thuận tiện trong sản xuất cũng như trong tiêu dùng
 Dễ dàng trong việc in ấn lên bao bì
 Dễ tạo dáng ,kích thước theo ý muốn
 Không ảnh hưởng đến sản phẩm cần bảo quản
 Có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật ,ánh sáng , không
 khí, độ ẩm,…

29
 Dễ đóng bao và niêm phong bằng phương pháp gia nhiệt.
2.2.2.3. Về bảo quản sản phẩm
Sôcôla chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất dễ nhiễm vi sinh vật, nhất là khi hỗn
hợp ở dạng bột mịn. Do đó để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật ,cần phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
 Thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất phải được làm sạch khử trùng để
đảm bảo vệ sinh,nhất là các bộ phận có nguyên liệu đi qua như: các gàu tải ,các phễu
nhập liệu, các bể chứa, thiết bị khuấy trộn, thùng đập,….
 Hệ thống cấp khí phải đảm bảo cung cấp khí sạch , phải có hệ thống làm sạch
khí thải, tránh ảnh hưởng đến mùi thơm của sôcôla
 Ngoài ra,các khuôn đúc ,bao bì cũng phải đảm bảo vệ sinh
Đối với sản phẩm sôcôla ,ngoài giá trị dinh dưỡng ,mùi thơm của nó cũng rất quan
trọng góp phần quyết định chất lượng sản phẩm. Sôcôla chứa hàm lượng chất béo rất
lớn (trên 50%). Đây là những thành phần rất dễ bị phân hủy dưới tác dụng của ánh
sáng , nhiệt độ, và các yếu tố khí hậu.Vì vậy để đảm bảo chất lượng của sôcôla ,kho
bảo quản phải đạt các yêu cầu sau:
 Phải thông gió
 Nhiệt độ kho 65 – 68°F
 Độ ẩm phù hợp dưới 50%
 Đặt cách xa tường và sàn
 Tránh ánh sáng trực tiếp
2.2.2.4. Lựa chọn công suất dự án
Công suất của dự án lấy theo công suất thực tế và nằm trong khoảng công suất thiết
kế đến công suất hòa vốn, căn cứ lựa chọn công suất của dự án dựa vào các yếu tố:
 Nhu cầu thị trường về sản lượng Socola hằng năm: 5250 tấn/năm.
 Khả năng cung ứng nguyên vật liệu: 800 ha Cacao với sản lượng thu hoạch
hơn 10.000 tấn hạt/năm.
 Khả năng vốn đầu tư của doanh nghiệp ước tính khoảng 28.08 tỷ đồng.

30
 Công nghệ và thiết bị sản xuất là dây chuyền thiết bị hoàn toàn mới được nhập
và chuyển giao công nghệ từ Bỉ.
Từ đó xác định được công suất và tỷ lệ khai thác của dự án như sau:
 Năm 1: 65%
 Năm 2: 70%
 Năm 3 trở đi: 85%
2.2.3. Lập chương trình sản xuất hàng năm của dự án

Tên sản Năm 1 Năm 2 Năm 3 trở đi


phẩm
% Công Sản % Công Sản % Công Sản
suất thiết kế lượng suất thiết kế lượng suất thiết kế lượng

Socola 65% 39.000 70% 420.000 85% 510.000


trắng

Socola 19.500 21.000 25.500


sữa

Socola 78.000 84.000 102.000


đen

Bảng 2.6

31
Quy trình sản xuất

Hình 2.3
Bước 1. Phân loại và làm sạch
Quá trình này có mục đích chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo trong dây chuyền
(công nghệ xử lý nhiệt tách vỏ, rang,..) nhằm loại bỏ tạp chất trong đóng hạt ca cao
sau khi lên men và sấy từ cơ sở cung cấp. Việc loại bỏ các tạp chất này rất cần thiết
để đảm bảo yêu cầu chất lượng của hạt khi nghiền tách vỏ cũng như chống những tác
động cơ học làm giảm tuổi thọ của các thiết bị trong quá trình xử lý sau này.
Bước 2. Xử lý nhiệt hồng ngoại
Trong quy trình này quá trình tách vỏ diễn ra trước quá trình rang do vậy để
tăng cường hiệu suất tách vỏ cacao chúng ta phải xử lý nhiệt sơ bộ khối hạt ca cao.

32
Sử dụng phương pháp thường dùng nhất hiện nay là thương phương pháp xử lý nhiệt
bằng tia hồng ngoại.
Mục đích của công nghệ này là chuẩn bị cho quá trình tách vỏ:
 Làm yếu các liên kết giữa vỏ và Ngân ca cao giúp cho quá trình tách vỏ sau
này dễ dàng và triệt để hơn hiệu suất thu hồi nhân ca cao được tốt hơn.
 Ngăn chặn việc khuếch tán bơ ca cao từ nhân ra vỏ ca cao.
 Sau khi được làm sạch các hạt ca cao sẽ được qua phân loại để Riêng những
hạt đã bị bể vỏ với những hạt còn nguyên. Những hạt đã bị bể vỏ sẽ không
Qua xử lý nhiệt hồng ngoại mà trực tiếp đi vào thiết bị tách vỏ. Dưới tác dụng
của tia hồng ngoại vỏ ca cao sẽ được nhanh chóng làm nóng và nước ở vỏ và
nội nhũ sẽ bốc hơi làm phòng vỏ tạo điều kiện cho việc tách vỏ sau này dễ
dàng hơn. Nếu độ ẩm trong hạt quá ít nước sẽ phun sương lên bề mặt của hạt
đến mức cần thiết trước khi xử lý nhiệt. Chất lượng của quá trình sẽ được quyết
định bởi tốc độ quay của trống, thời gian lưu của hạt cũng như vị trí chiếu của
tia hồng ngoại trong thiết bị cấu tạo dạng trống quay.
Bước 3. Tách vỏ cacao
Sau quá trình xử lý nhiệt liên kết giữa phần vỏ ngoài và ngân hạt ca cao đã
được làm yếu đi do sự thoát ẩm. Trong quá trình tách vỏ cacao tiếp, lớp vỏ cũng như
các tạp chất không mong muốn trong quy trình sản xuất bột cacao sẽ được loại bỏ.
Lớp vỏ ca cao sẽ bị tách ra khỏi hạn do ma sát giữa lớp vỏ với nhau nên nhiệt độ của
vỏ và hạt tăng lên nhưng không đáng kể do quá trình diễn ra rất nhanh.
Bước 4. Kiềm hóa
Trong quá trình kiềm hóa cacao khối bơ sẽ ngăn cản phản ứng hóa học xảy ra
giữa dung dịch kiềm và hạt ca cao. Vì vậy quá trình Kiềm hóa x tra cao sẽ giúp gia
tăng khả năng tiếp xúc giữa kiềm và nhân cacao để đảm bảo các mục đích sau:
Mục đích hoàn thiện:
Trung hòa axit làm giảm độ chua trong ca cao: Trong quy trình xử lý cacao
sau khi thu hoạch có quá trình lên men để tách lớp vỏ nhầy ra khỏi hạt. Trong quá
trình lên men đó có sự hình thành nên của các axit hữu cơ đặc biệt là axit lactic và

33
axit axetic. Axit axetic bị bay hơi đáng kể trong quá trình phơi sấy sau đó, còn axit
lactic vẫn lưu lại trong sản phẩm hàm lượng axit cao sẽ làm cho sản phẩm bị chua và
giảm chất lượng sản phẩm nên cần qua quá trình kiểm hóa để trung hòa.
Góp phần cải thiện các chỉ tiêu sản phẩm góp phần nâng cao chất lượng cảm quan
của sản phẩm: làm dịu hương vị cho cacao trước ép, dầu tạo màu sắc đặc trưng trước
khi ép, tăng tính hòa tan cho cacao, màu sắc của cacao sẽ đậm hơn.
Mục đích chuẩn bị:
Cacao paste khi được Kiềm hóa thì cấu trúc khối cacao sẽ mềm hơn và có độ
ẩm tối ưu cho quá trình ép bơ, giúp quá trình ép thực hiện dễ dàng hơn.
Quá trình Kiềm hóa nhân ca cao dưới tác dụng của nhiệt độ và tác nhân kiềm hóa là
dung dịch K2CO3. Nhân cacao sẽ được nguồn nước ngập trong dung dịch kiềm và
được khuấy đảo liên tục. Nước hấp thụ từ ngoài vào trong khối cacao làm cacao mềm
hơn góp phần giúp phản ứng trung hòa dễ dàng hơn. Ở nhiệt độ kiềm hóa một phần
nước trong dung dịch cacao sẽ bốc hơi.
Bước 5. Rang nhân cacao
Nhân cacao sẽ được rang để đảm bảo các mục đích:
 Tăng độ phồng nở của hạt thay đổi cấu trúc để quá trình nhiều và fb sẽ được
diễn ra thuận lợi hơn.
 Quá trình danh ca cao sẽ tạo ra những biến đổi cần thiết hình thành nên hương
vị đặc trưng của sản phẩm, là quá trình quan trọng nhất và có ảnh hưởng quyết
định nhất của sản phẩm.
 Quá trình trang còn có tác dụng giảm hàm lượng ẩm góp phần vào hoặc
enzyme để tiêu diệt các vi sinh vật có hại kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
Bước 6. Nghiền nhân Cacao.
Quá trình này giảm kích thước các mảng nhân tạo nên một khối sôcôla ở dạng đặc.
Bước 7. Ép bơ
Qua quá trình này dưới tác dụng của lực ép rất lớn ở áp suất cao và nhiệt độ
cao bơ ca cao ở dạng lỏng sẽ bị tách ra khỏi hỗn hợp làm cho chất lượng béo trong
cacao miền giảm từ 50 đến 55% xuống còn 10 đến 20% được tiến hành qua máy ép

34
thủy lực quá trình này diễn ra với mục đích: Nhằm thu hồi lượng bơ cần thiết trong
ca cao phục vụ cho công nghệ sản xuất socola và ở góc độ cảm quan socola sau khi
ép có thể bảo quản lâu hơn do giảm được hiện tượng oxy hóa chất béo gây mùi khó
chịu ở sản phẩm.
Bước 8: Nghiền mịn
Sau quá trình ép thủy lực để loại bớt bơ cacao, hạt ca cao và chất béo còn lại
liên kết với nhau rất chặt thành khối vì vậy quá trình này có mục đích là tách khối
cacao thành những mảnh nhỏ và kích thước lớn cỡ bằng hạt đậu. Cacao sau khi bị
đánh tơi sẽ tiếp tục giảm kích thước nhờ máy nghiền.
Bước 9. Thành phẩm
Sau khi nguyên liệu chính là bơ ca cao được chế biến theo các công đoạn:
 Trộn: để làm sôcôla sữa sôcôla lỏng sẽ được trộn với đường sữa. Nếu làm
socola nguyên chất, bơ cacao sẽ được dùng thay cho sữa.
 Cô đặc: sau khi hạ độ ẩm trong thiết bị bay hơi ta sẽ được những mẫu vụn
cacao.
 Cuộn lăn: những mẫu vụn được cuộn lại một lần nữa, cứ một con lăn phía
trên chạy nhanh hơn con lăn phía dưới và cách nhau một khoảng hẹp ép chặt
các hạt để chúng trở nên mình hơn.
 Hương liệu: được thêm và trộn đều.
 Đổ khuôn: socola lỏng giờ đây sẽ được đổ khuôn vào khuôn để tạo ra những
hình dáng khác nhau những chiếc khuôn được Lắc đều để rót đầy socola trước
khi chuyển sang ngang mát.
 Ủ: đây là quá trình làm mát sô-cô-la giúp sôcôla được giòn sáng bóng và bắt
mắt hơn.
2.2.4. Lựa chọn máy móc thiết bị
Yêu cầu đối với trang thiết bị
Thông qua việc liên doanh với doanh nghiệp chuyên về máy móc thiết bị sản
phẩm chế biến ca cao công nghệ cao của Brussels, chuyển giao công nghệ và hướng
dẫn vận hành được gắn liền với trách nhiệm của nhà cung cấp thiết bị. Việc chuyển

35
giao công nghệ được thực hiện trong quá trình lắp đặt vận hành bảo hành theo thỏa
thuận giữa hai công ty. Trang thiết bị là trang thiết bị mới 100% công nghệ máy móc
đạt chuẩn chất lượng vượt trội về công xuất với dây chuyền đồng bộ khép kín phù
hợp với quy mô sản xuất.
Dây chuyền thiết bị sản xuất và chế biến sôcôla.
Với dây chuyền công nghệ sản xuất và chế biến sôcôla theo phương pháp hiện
đại theo công thức Godiva, Doanh nghiệp đã nhập máy móc từ đối tác liên doanh từ
Bỉ.
Bảng tổng hợp đầu tư trang thiết bị chế biến sôcôla
Bảng Chi phí máy móc thiết bị của sự án
(Đơn vị tính: nghìn đồng)

STT Thiết bị Số Đơn giá Thành


lượng tiền

1 Thiết bị sàm phân loại 2 tầng dạng con lăn 4 746.000 2.984.000

2 Thiết bị phân loại từ tính 4 1.152.000 4.608.000

3 Thiết bị xử lý nhiệt hồng ngoại dạng trống 4 444.000 1.776.000


quay

4 Thiết bị kiềm hóa - Mixing Spiral of an 4 832.000 3.328.000


alkalising plant CAN

5 Thiết bị rang liên tục 4 223.600 894.400

6 Thiết bị nghiền nhiều trục 4 228.000 912.000

7 Thiết bị ép bơ Cacao - Máy ép thủy lực 4 176.000 704.000

8 Thiết bị nghiền búa 4 338.000 1.352.000

9 Thiết bị rây rung 3 tầng 4 130.000 520.000

36
10 Máy nghiền trộn 4 45.000 180.000

11 Thiết bị đổ khuôn 4 53.000 212.000

12 Máy bao gói tự động 50 11.960 598.000

Tổng 18.068.400

Bảng 2.7
2.2.5. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu năng lượng điện nước
Nhu cầu nguyên liệu
Trong công nghệ sản xuất socola, nguyên liệu được sử dụng là bột cacao và
bơ cacao, sữa, đường, tùy vào sự phối trộn của các thành phần đó mà ta sẽ có các sản
phẩm khác nhau.
Các nguyên liệu chính trên trong quá trình sản xuất còn sử dụng phụ gia tạo
nhũ (lecithin), chất tạo hương, chất tạo màu, chất tạo mùi, chất ổn định và chất bảo
quản (trong giới hạn cho phép).
Bảng Chi phí nguyên vật liệu
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)

Nguyê Đv Đơ Năm 1 Năm 2 Ổn định sản xuất


n liệu t n
Số Thành Số Thành Số Thành
giá
lượng tiền lượng tiền lượng tiền

Hạt Kg 70 500.00 35.000.0 675.00 47.250.0 800.00 56.000.0


Cacao 0 00 0 00 0 00

Sữa Lít 20 30.000 600.000 40.500 810.000 48.000 960.000

Đườn Kg 17 200.00 3.400.00 270.00 4.590.00 320.00 5.440.00


g tinh 0 0 0 0 0 0
luyện

37
Chất Kg 181 3.000 543.000 3.600.0 651.000 4.500 814.500
tạo 0
nhũ

Chất Kg 150 750 112.500 900 135.000 1.125 168.500


tạo
hương

Chất Kg 50 3.000 150.000 3.600 180.000 4.500 225.000


tạo
màu

Chất Kg 26 4.173 542.490 5.008 650.988 6.260 813.735


tạo
mùi

Chất Kg 70 216 16.200 259 19.440 324 240.300


ổn
định
và bảo
quản

Tổng 40.364.190 54.287.028 64.446.285

Bảng 2.8
Nhu cầu năng lượng điện nước.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất nhà máy năng lượng luôn là vấn đề cần phải
tính toán trong chi phí vận hành. Nhà máy được chọn là một tỉnh thuộc thành phố Hồ
Chí Minh và được hưởng ưu đãi tại Khu công nghiệp vì thế chi phí điện nước sẽ có
phần ưu đãi. Điện nước được sử dụng cho hoạt động chiếu sáng phục vụ sản xuất an
ninh sản phẩm, nhu cầu sinh hoạt cho cán bộ công nhân nhà máy, các thiết bị trong
dây chuyền sản xuất cũng được sử dụng năng lượng điện lớn để vận hành nguồn điện

38
cũng là thứ thiết yếu đảm bảo sự hoạt động ổn định của việc sản xuất. Do đặt nhà
máy tại Khu công nghiệp có các doanh nghiệp hậu cần hỗ trợ. Chúng tôi tin rằng việc
sản xuất sẽ luôn có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo và cung cấp liên tục.
Bảng chi phí năng lượng điện nước
(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Yếu Đvt Đơn Năm 1 Năm 2 Ổn định sản xuất


tố giá
Số Thành Số Thành Số Thành
lượng tiền lượng tiền lượng tiền

Điện Kwh 1,5 500.000 600.000 600.000 900.000 750.000 1.125.000

Nước m3 7 30.000 210.000 36.000 252.000 45.000 315.000

Tổng 960.000 1.152.000 1.440.000

Bảng 2.9
2.2.6. Lịch trình thực hiện dự án
Thời gian tiến hành thi công dự án: 1/3/2022
Thời gian bắt đầu cho vào hoạt động: 3/9/2022
Tuổi thọ dự án: 10 năm

Công Hoạt động Thời gian Công việc thực


việc (ngày) hiện trước

A Xin giấy phép xây dựng và kinh 30 -


doanh

B San lấp mặt bằng và công tác làm 35 A


nền.

C Xây dựng hệ thống vách và lợp mái 40 B


tole

39
D Lót gạch nền 20 C

E Hệ thống điện nước và thông gió 25 D

F Chọn và mua Nguyên liệu 25 E

G Lắp đặt trang thiết bị máy móc nhà 30 E


xưởng.

H Xin giấy phép an toàn thực phẩm. 15 F

I Tuyển nhân sự 30 G

J Thực hiện chiến lược Marketing cho 40 I


sản phẩm mới.

K Đưa dự án vào hoạt động - J

Bảng 2.10
Với quy mô 2500m2, chi phí xây dựng trung bình 3.000.000 VND/m2. Như vậy chi
phí xây dựng nhà xưởng ước tính là: 3.000.000 x 2.500 = 7.500.000.000 VNĐ
(Bảy tỷ năm trăm triệu đồng)

40
2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN

Bảng 2.11
2.3.1. Ước lượng tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư

41
Bảng 2.12
 Lịch trả nợ vay ( trả gốc và lãi đều)
Đơn vị: Tỷ đồng

Bảng 2.13
 Lịch khấu khao

Bảng 2.14

42
2.3.2. Dự trù chi phí sản xuất kinh doanh hằng năm của dự án

Bảng 2.15
2.3.3. Dự trù kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của dự án
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Bảng 2.16

43
Bảng 2.17
2.3.4. Lập bảng dự trù vốn lưu động hằng năm của dự án
Đơn vị: Tỷ đồng

Bảng 2.18
2.3.5. Lập báo cáo ngân lưu của dự án

44
Bảng 2.19
2.3.6. Tính toán chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của Tài chính dự án

Bảng 2.20
 PI = 6,81 ( khả năng sinh lời trên 1 đồng vốn bỏ ra)
 DPP = 1,2 tức 1 năm 2 tháng ( Thời gian hoàn vốn của dự án )

Kết luận về tính khả khi của dự án: Dựa vào các chỉ số tài chính của dự án, ta có
thể kết luận rằng dự án này hiệu quả cũng như mang lại mức sinh lợi cao cho các nhà
đầu tư.

45
2.3.7. Phân tích rủi ro về tài chính

Bảng 2.21
Rủi ro chi phí thiết bị
- Nguyên nhân: Phát sinh thêm những thiết bị chuyên dụng, các thiết bị nhập
về bị lỗi, hỏng. Sử dụng máy không đúng cách, khai thác không hết công
suất khiến máy hoạt động chậm, thậm chí không hoạt động.

- Giải pháp: Kiểm tra hàng hóa thiết bị nhập kĩ lưỡng, đảm bảo trong quá
trình vận chuyển không bị hư hỏng, bể,.. Có chuyên gia giỏi về kiến thức
chuyên môn để vận hành máy móc và kịp thời sửa chữa khi có trường hợp
xảy ra.

Rủi ro chi phí xây dựng

- Nguyên nhân: Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, bị ảnh hưởng của tác
động thời tiết, môi trường. Nhà thầu không chịu trách nhiệm hết, bỏ dở
trong quá trình xây dựng.

- Giải pháp: Dự trù thêm chi phí cho nguyên vật liệu và nhân công cho việc
kéo dài thời gian do mùa mưa, bão… Dựa trên các điều khoản hợp đồng

46
giữa nhà thầu và bên chủ đầu tư xây dựng để đảm bảo nhà thầu không bỏ
dở quá trình xây dựng.

2.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ
ÁN
2.4.1. Sự khác nhau và mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích KTXH
Phân tích tài chính và phân tích Kinh tế - xã hội có các tính năng tương tự nhau. Cả
hai đều ước tính lợi ích ròng của dự án. Tuy nhiên, phân tích tài chính của dự án chỉ
so sánh lợi ích và chi phí đối với doanh nghiệp, trong khi phân tích kinh tế - xã hội
so sánh lợi ích và chi phí đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

 Khác nhau về mục tiêu phân tích

- Mục tiêu của phân tích tài chính là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên những chi phí bỏ
ra và lợi nhuận được thu về từ các sản phẩm socola, còn trong phân tích kinh tế - xã
hội thì dựa trên những chi phí bỏ ra và lợi nhuận được thu về từ các sản phẩm socola
để xem xét, đánh giá nhằm hướng tới mục tiêu tối đa phúc lợi xã hội.

 Khác nhau về mặt tính toán

- Thuế: Khi tính toán lợi nhuận ròng, trong phân tích tài chính đã trừ đi khoản thuế
thu nhập doanh nghiệp như là các khoản chi thì trong phân tích kinh tế - xã hội thì lại
xem nó là một khoản thu nhập đối với ngân sách quốc gia, đối với nền kinh tế quốc
dân nên phải cộng lại các khoản này để xác định giá trị gia tăng mà dự án socola
mang lại cho xã hội.

- Lương: Trong phân tích tài chính, lương và tiền công trả cho những người lao động
cùng chung tay góp sức tạo nên các sản phẩm socola sẽ được xem một khoản chi thì
trong phân tích kinh tế - xã hội sẽ xem lương và tiền công là thu.

- Các khoản nợ: Việc trả khoản nợ vay 50% máy móc thiết bị và xây lắp. Trong phân
tích tài chính doanh nghiệp đã trừ đi khoản trả nợ này như là các khoản chi còn trong
phân tích kinh tế - xã hội sẽ cộng vào khi tính các giá trị gia tăng.

47
2.4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
 Tác động đến môi trường

 Tác động

Cơ sở sản xuất, chế biến cacao thải ra lượng chất hữu cơ sinh ra trong quá trình
sản xuất Thành phần chủ yếu của lượng chất thải này là hữu cơ như tinh bột, protein,
xenluloza… là nguyên nhân gây ô nhiễm cho nguồn thải. Nước thải mang tính axit
cao, tồn tại chất thải rắn ở dạng hữu cơ, các hạt lơ lửng và các thành phần chất dinh
dưỡng, chất độc hại có trong các loại hạt, chè. Nước thải này có nguồn từ nước rửa
nguyên liệu và nước trong quá trình sản xuất. Chất thải chủ yếu là những loại hạt, chè
hư hỏng khi chọn lọc hoặc những loại vỏ, thịt, cây, rễ bỏ lại,...

- Một trong những thành phần quan trọng để sản xuất socola là dầu cọ. Để khai thác
dầu cọ làm nguyên liệu chế biến socola, nạn phá rừng đang trở nên nghiêm trọng.

- Để sản xuất socola, trung bình mỗi doanh nghiệp sẽ thải 2% lượng nước thải, có
5% diện tích đất bị bỏ hoang, sử dụng 3% chất đốt và có tới 69% năng lượng điện
phải sử dụng.

 Biện pháp xử lý

- Phát triển sản xuất cacao hữu cơ, không sử dụng các chất độc hóa học ảnh hưởng
đến môi trường..

- Dùng các nguồn năng lượng tiết kiệm, tận dụng nguồn năng lượng của môi trường
như gió để giảm thiểu sự lãng phí chất đốt hay năng lượng điện.

- Xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến cacao theo hình thức khép kín để khép kín
chu trình đồng thời cả sản xuất và thải chất thải.

- Xây lắp hệ thống chất thải đúng theo quy định để đảm bảo cho môi trường không
bị ô nhiễm trong quá trình chế biến và sản xuất cacao để tạo ra sản phẩm.

48
 Hiệu Quả Kinh Tế
Bảng hiệu quả kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Tổng Doanh Tổng Chi Lợi Nhuận Trước Thuế Thu Nhập
Thu Phí Thuế DN

1 103 63 39 8

2 115 79 35 7

3 139 92 46 9

4 140 93 47 9

5 140 93 47 9

6 140 93 47 9

7 140 93 47 9

8 140 93 48 10

9 140 93 48 10

10 146 93 53 11

Bảng 2.22
Từ bảng trên ta có thể thấy, lượng thuế thu nhập mà doanh nghiệp đóng góp
vào ngân sách nhà nước khá lớn (gần 9 tỷ đồng/năm). Đặc biệt, đóng góp vào tổng
GDP của dự án luôn đạt trên 100 tỷ và khi ổn định sản xuất từ năm thứ 3 trở đi con
số này lên tới trên 139 tỷ đồng.

Có thể nói, doanh nghiệp đã góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước
từ đó nhà nước có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho các khoản đầu tư và chi
tiêu nhằm phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy sự vươn lên của kinh tế
cả nước nói chung cũng như của Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng.

 Hiệu quả xã hội

49
- Việc làm: Tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập ổn định và giảm bớt tỷ lệ thất
nghiệp của người dân trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ: Việc áp dụng công nghệ xử lý nhiệt
tiên tiến cùng máy móc nhập khẩu trực tiếp, qua đó tạo điều kiện cho các kỹ sư học
tập và áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất. Quy trình sản xuất khép kín và hệ
thống chi tiêu chất lượng giúp người dân có thêm kinh nghiệm trồng cacao có thể
hiểu biết và đáp ứng nhu cầu trong thời đại mới.

- Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân: Giúp đáp ứng tốt nguồn cung về các sản
phẩm socola đến với người tiêu dùng. Đồng thời cũng đem đến cho người tiêu dùng
những sản phẩm socola ngon, bổ, rẻ và phù hợp với sức khỏe của người tiêu dùng.

50
CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
3.1. Cơ cấu tổ chức vận hành dự án

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức công ty


(Nguồn: nhóm tự tổng hợp)
Chức năng các phòng ban:
- Ban giám đốc bao gồm giám đốc và hai phó giám đốc là những người có quyền lực
cao nhất, điều hành và quản lý công ty: giao dịch, ký kết hợp đồng với bạn hàng, là
những người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời là người đại
diện cho quyền lợi của công nhân viên theo đúng luật định. Mỗi phó giám đốc quản
lý từng mảng hoạt động của công ty: nghiệp vụ và sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính: điều hành và quản lý mọi hoạt động của Công ty, quy
hoạch, bố trí sắp xếp và đào tạo bài bản cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu: quan hệ, khai thác và quản lý hoạt
động xuất nhập khẩu.
- Phòng tài chính kế toán: Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, Vốn chủ
sở hữu, nợ phải trả, các hoạt động thu, chi tài chính và lập kế hoạch kinh doanh cho
công ty.

51
- Phòng đầu tư kỹ thuật: nghiên cứu, tìm hiểu và thu hút các nguồn đầu tư trong và
ngoài nước, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở xay xát, lau bóng của công ty,
- Bên cạnh đó công ty còn có văn phòng đại diện tại TP.HCM; các xí nghiệp xay xát
và chế biến lương thực có nhiệm vụ xay xát và chế biến gạo, xuất khẩu và tiêu thụ
nội địa, bao tiêu xuất khẩu gạo theo các chỉ tiêu kế hoạch của công ty giao.
3.2. Cơ cấu xây dựng dự án

STT Công việc Đảm nhiệm

1 Lập dự án Tất cả thành viên trong nhóm

2 Xin giấy phép xây dựng Ngân Thảo

3 Huy động vốn, Vay ngân hàng Trần Thị Tiến, Thanh Thúy

4 Khảo sát và chọn mặt bằng Cẩm Tiên

5 Liên hệ với bên nguyên vật liệu Thành Thủ

6 Liên hệ với với bên xây dựng Anh Thư

7 Giám sát công trình Minh Trí

8 Nghiệm thu nhà máy Trọng Thắng

Bảng 3.1
3.3. Quản trị thời gian, tiến độ, chi phí
Lịch trình thực hiện dự án
Thời gian tiến hành thi công dự án: 1/3/2022
Thời gian bắt đầu cho vào hoạt động: 3/9/2022
Tuổi thọ dự án: 10 năm

52
Công Hoạt động Thời gian Công việc CP thi
việc (ngày) thực hiện công ước
trước lượng

A Xin giấy phép xây dựng và 30 - -


kinh doanh

B San lấp mặt bằng và công 35 A 900 triệu


tác làm nền.

C Xây dựng hệ thống vách và 40 B 700 triệu


lợp mái tole

D Lót gạch nền 20 C 400 triệu

E Hệ thống điện nước và 25 D 600 triệu


thông gió

F Chọn và mua Nguyên liệu 25 E 1.5 tỷ

G Lắp đặt trang thiết bị máy 30 E 3 tỷ


móc nhà xưởng.

H Xin giấy phép an toàn thực 15 F 15 triệu


phẩm.

I Tuyển nhân sự 30 G 300 triệu

J Thực hiện chiến lược 40 I 200 triệu


Marketing cho sản phẩm
mới.

K Đưa dự án vào hoạt động - J -

Bảng 3.2

53
Sơ đồ PERT

Hình 3.2
3.4. Quản trị rủi ro
Nhận Xác Tác Nguyên nhân Biện pháp giảm
diện rủi suất hại thiểu rủi ro
ro của rủi
ro
Rủi ro Cao Cao -Thiên tai gây mất mùa - Cần tìm nhiều nhà
nguồn -Nguồn cung không đảm bảo cung cấp đảm bảo
cung chất lượng, số lượng, không nguồn cung ổn định.
nguyên giao đúng hạn - Hợp đồng cần làm
vật liệu => Thiếu hụt nguồn cung đầu rõ các điều khoản
vào. giao hàng.
- Kiểm tra chất
lượng nguồn cung để
đảm bảo chất lượng
cho sản phẩm.

54
Rủi ro Cao Cao -Chocolate sẽ hấp thụ hơi -Các sản phẩm
bảo quản nước trên bề mặt nếu bảo chocolate nên được
sản quản trong điều kiện không bảo quản nơi thoáng
phẩm khí có độ ẩm tương đối từ 78- khí, tránh ánh sáng
85% trực tiếp không mùi,
-Bao bì không thấm nước sẽ nhiệt độ từ 18 -20°C,
bảo vệ sô cô la chocolate độ ẩm tương đối
nhưng bao bì vỏ chồng lên dưới 50%, cách xa
nhau sẽ tạo điều kiện cho tường và sàn.
nước tập trung tại các nếp
-Khi chuyển
gấp. Việc chuyển chocolate
chocolate khỏi môi
ra khỏi môi trường bảo quản
trường lạnh,
lạnh khi bao bì không đạt yêu
chocolate phải được
cầu cũng sẽ gây ra hiện tượng
chuyển đến nơi có
này. Khi chocolate được bảo
không khí khô hoặc
quản dưới 10°C, hơi nước sẽ
cần phải được bao
đọng trên bề mặt nếu
bọc cẩn thận cho đến
chocolate được chuyển sang
khi nó đạt đến nhiệt
môi trường bình thường
độ môi trường.
Rủi ro Trung Cao - Giấy phép kinh doanh, Giấy - Lựa chọn cố vấn
pháp lý bình chứng nhận vệ sinh an toàn pháp lý.
thực phẩm. - Xây dựng và hoàn
- Rủi ro quy định: rủi ro về thiện pháp lý doanh
việc thay đổi chính sách pháp nghiệp.
luật có ảnh hưởng đáng kể - Đào tạo, cập nhật
đến hoạt động kinh doanh kiến thức cho các Bộ
hoặc thị trường khai thác của phận trong Doanh
Doanh nghiệp. nghiệp, kiểm soát

55
- Rủi ro pháp lý trong quan hệ việc tuân thủ, đưa ra
nội bộ doanh nghiệp: giữa phương án xử lý
các cổ đông, giữa doanh khiếu nại hay khủng
nghiệp với người lao động… hoảng phát sinh
- Rủi ro tranh chấp xảy ra khi trong quá trình kinh
có sự xung đột lợi ích hoặc doanh
gián đoạn thực hiện nghĩa vụ - Thường xuyên cập
do các bên liên quan, khách nhật chính sách của
hàng và đối tác gây ra cho pháp luật quản lý
doanh nghiệp Doanh nghiệp và các
lĩnh vực mà Doanh
nghiệp hoạt động
Rủi ro tài Trung Trung - Tăng chi phí: tốn chi phí sửa - Kiểm tra thường
sản bình bình chữa, tháo lắp ráp, thay xuyên, bảo dưỡng định
mới,… kì để kịp có phương án
ứng phó không làm
- Tổn thất do việc sửa chữa,
chậm hoạt động sản
bảo trì gây gián đoạn hoạt
xuất
động sản xuất
- Lập quỹ để bù đắp tài
sản bị hao mòn, hư
hỏng
- Đánh giá khấu hao tài
sản cố định chi tiết

Rủi ro Trung Cao -Trong quá trình hoạt động, - Tuân thủ đúng các
trong bình nhân viên không tuân theo biện pháp phòng cháy

phòng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy phù hợp

cháy chữa cháy gây hỏa hoạn. với yêu cầu của cơ
quan nhà nước.
chữa - Máy móc thiết bị cũ kỹ gây
cháy - Nhắc nhở, đào tạo
chập mạch
nhân viên thực hiện

56
tốt công tác phòng
cháy chữa cháy

- Thường xuyên bảo


trì máy móc thiết bị
Rủi ro tài Trung Trung -Vay tiền với lãi suất thả nổi, -Trong quá trình hoạt
chính bình bình gặp lãi suất tăng cao bất động kinh doanh: Mua
thường gây thiệt hại nhiều do bảo hiểm, trích lập quỹ
dự phòng, sử dụng các
chi phí lãi vay tăng cao.
công cụ phái sinh…
Rủi ro Trung Trung Thiếu hụt tiền mặt để thanh -Tăng cường quản lý
thanh bình bình toán nợ đến hạn hoặc trả tiền rủi ro thông qua cơ chế
khoản mua máy móc thiết bị, các trích lập quỹ dự

hoạt động quan trọng và khẩn phòng.


- Nâng cao năng lực tài
cấp…
chính và lành mạnh
hóa tài chính của tổ
chức.
- Xây dựng đội ngũ
chuyên môn kiểm tra,
giám sát về an ninh tài
chính doanh nghiệp.
Bảng 3.3

57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Trần Thị Hoa Thơm (2021), QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, http://hict.edu.vn/khoa-kinh-
te/quan-tri-rui-ro-trong-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep.htm,
truy cập ngày 25/10/2021.
2) Luật tư vấn P&P, THỦ TỤC CÔNG BỐ BÁNH SOCOLA,
https://luattuvan.vn/thu-tuc-cong-bo-banh-socola-a858.html, truy cập ngày
13/10/2021.
3) Science Vietnam.com, Quy trình sản xuất Chocolate,
https://sciencevietnam.com/quy-trinh-san-xuat-chocolate, truy cập ngày
20/10/2021.
4) Academia.edu, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN
CACAOCHẤT LƯỢNG CAO GODIVA TẠI VIỆT NAM,
https://www.academia.edu/31828220/%C4%90%E1%BA%A6U_T%C6%AF_
PH%C3%81T_TRI%E1%BB%82N_C%C3%94NG_NGH%E1%BB%86_CH
%E1%BA%BE_BI%E1%BA%BEN_CACAO_CH%E1%BA%A4T_L%C6%
AF%E1%BB%A2NG_CAO_GODIVA_T%E1%BA%A0I_VI%E1%BB%86T
_NAM, truy cập ngày 20/10/2021.
5) Ts. Phạm Xuân Giang (2010). Giáo trình Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư,
Nhà xuất bản Tài chính, TP.HCM.

58
PHỤ LỤC

TỪ VIẾT TẮT DỊCH

Q Quận

TP Thành Phố

HCM Hồ Chí Minh

DA Dự án

SP Sản phẩm

59
LỜI CẢM ƠN
Nhóm 6 chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Dục Thức đã truyền đạt
vốn kiến thức quý báu về môn quản trị dự án đầu tư cho chúng em trong suốt thời
gian học. Nhờ có sự hướng dẫn, chỉ dạy chi tiết của thầy nên bài tiểu luận của nhóm
mới có thể hoàn thiện tốt đẹp. Nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều
kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

60

You might also like