You are on page 1of 3

1.

1 Nồi cô đặc
Nồi cô đặc được bố trí trước nồi lọc và sau thùng lắng xoáy
1.1.1 Chức năng
Nồi cô đặc có vai trò nấu dịch đường sau khi lọc với nồi hoa houblon để
có thể trích ly được tất các hợp chất có lợi như chất đắng, tinh dầu thơm,
polyphenol, các hợp chất chứa nitơ và các thành phần khác trong hoa houblon
vào dịch đường để tạo ra dịch đường có vị đắng và hương thơm dịu của hoa,
mang lại đặc trưng cơ bản về tính chất và hương vị của bia thành phẩm.
1.1.2 Cấu tạo
1. Ống thoát hơi
2. Cửa vệ sinh manhole
3. Đường ống CIP
4. Đường ống CIP
5. Dịch đường vào, ra
6. Đường hơi vào
7. Cửa nạp hoa
8. Bộ trao đổi nhiệt
9. Nước ngưng ra

Hình 4.5 Thiết bị houblon hóa


Thiết bị có thân hình trụ, đáy côn, có hai vỏ, được chế tạo bằng thép
không gỉ. Nồi houblon hoá có cấu tạo chính là hệ thống trao đổi nhiệt ở dạng
chùm ống: nó gồm ống chùm và ống trung tâm. Ống trung tâm có kích thước
lớn hơn ống chùm. Hơi đốt được cấp trong chùm ống, còn dịch bên trong ống
trung tâm.[ CITATION VõN19 \l 1033 ]
1.1.3 Nguyên lý hoạt động
Nồi houblon hoá có cấu tạo chính là hệ thống trao đổi nhiệt ở dạng
chùm ống cấp nhiệt để phục vụ quá trình houblon hóa
Dịch đường theo đường ống số (5) chảy vào các ống chùm của bộ trao
đổi nhiệt (8), hơi cấp đường theo số (6) đi vào vùng không gian giữa các ống
sau đó sẽ bắt đầu tiến hành gia nhiệt dịch đường lên 103 0C trong 60 phút. Sự
trao đổi nhiệt diễn ra làm dịch đường sôi lên và phun lên khỏi ống chùm, và lên
nón phân phối làm tăng bề mặt bay hơi của dịch. Quá trình cấp dịch và nâng
nhiệt độ nồi được diễn ra liên tục sao cho thời điểm dịch lọc bã cuối cùng vào
nồi houblon thì lúc đó nhiệt độ nồi houblon cũng vừa sôi. Lúc này ngừng cấp
hơi và cho hoa houbon vào. Hoa houblon được cho vào theo thứ tự cao
houblon, houblon viên. Thời gian đun dịch đường với hoa houbon khoảng 1
giờ thì kiểm tra nồng độ đường, nếu đạt (khoảng 16,5°P) thì dừng quá trình
houblon hoá lại. Để vệ sinh thiết bị thì nước vệ sinh được đưa vào nồi qua
đường ống (3) và (4). Dịch đường sau houblon hoá được tháo ra ngoài qua
đường ống số (5).
Quá trình vệ sinh nồi cô đặc: Bơm nước nóng, vệ sinh chùm gia nhiệt và
thành nồi vào đường ống, mở van đáy số để xả hết nước vệ sinh ra ngoài sau
khi xả xong thì tiến hành đóng van đáy lại, bên cạnh đó tiến hành kiểm tra
đường ống và chuẩn bị cho mẻ đun houblon tiếp theo. [ CITATION VõN19 \l
1033 ]
1.1.4 Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: [ CITATION Ngu07 \l 1033 ]
 Chi phí đầu tư thấp, không cần bảo trì, bảo ôn
 Không yêu cầu thêm năng lượng điện
 Không thêm bức xạ nhiệt
 Có thể thay đổi nhiệt độ sôi và bay hơi
 Có thể sử dụng áp suất hơi bão hòa thâos
 Dịch đường sôi không tạo bọt mà không cần rút không khí
 Nồi nấu không cần cấp nhiệt bên ngoài, không cần cánh khuấy
Nhược điểm:
 Khó vệ sinh.
 Hơi quá nóng sẽ làm dịch đường bị quá nhiệt bởi tốc độ dịch
chảy trong ống chậm, dịch đường sẽ bị sẫm màu, mùi không đạt
yêu cầu.
Trong quá trình vận hành có thể dẫn đến 1 vài sự cố như:
Dịch đường bị oxy hóa, bị biến đổi màu: Nguyên nhân do nhiệt độ quá
thấp, oxy tiếp tục với dịch nha
→ Biện pháp khắc phục: Cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp hơn
Nồng độ dịch đường tăng quá yêu cầu: Nguyên nhân là do đun dịch
đường ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài
→ Biện pháp khắc phục: Cần điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp

You might also like