You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA TÀI CHÍNH

Liên hoan nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành
Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Intergrated Research – Research for All”

Đề tài : NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH TIẾP CẬN THỊ


TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA SINH VIÊN
(Giai đoạn: 2020 – 2021)

Nhóm sinh viên thực hiện


Phạm Phan Y Hạ : 31191026269
Lê Đức Phát : 31201022577
Hoàng Tấn Quang : 31191026097
Trần Cẩm Thùy : 31201022770
Lê Thị Tường Vi : 31191024243

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021


1

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................2
TÓM TẮT..................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................3
1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu:.............................................................................................3
1.2 Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................................4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................................5
1.4 Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu............................................................................5
1.5 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................5
1.6 Nội dung chính mà bài viết tập trung giải quyết..............................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................6
2.1 Cơ sở lý thuyết..................................................................................................................6
2.1.1 Một số nghiên cứu trước:...........................................................................................6
2.1.2. Thuyết hành vi dự định TPB.....................................................................................7
2.2 Một số khái niệm:.............................................................................................................8
2.2.1 Tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm..............................................................................8
2.2.2 Mức độ hiểu biết về thị trường chứng khoán.............................................................8
2.2.3 Nhận thức rủi ro.........................................................................................................9
2.2.4 Đại dịch Covid - 19....................................................................................................9
2.2.5 Môi trường xã hội....................................................................................................10
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................10
2.3.1. Nghiên cứu định tính (Giai đoạn 1)........................................................................10
2.3.2. Nghiên cứu định lượng (Giai đoạn 2).....................................................................10
2.3.3. Công cụ nghiên cứu (Giai đoạn 3)..........................................................................11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................................11
3.1 Thống kê mô tả:..............................................................................................................11
3.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha.......................................................................12
3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................................................12
3.4. Phân tích hồi quy...........................................................................................................13
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP...............................................15
4.1. Kết luận.........................................................................................................................15
4.2 Đề xuất khuyến nghị.......................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................17
2

DANH MỤC BẢNG BIỂ

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các bài nghiên cứu trước đây................................................7

Bảng 2.2: Những yếu tố tác động đến ý định thực hiện hành vi không trung thực........7

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu nhân khẩu học của mẫu (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)...............12

Bảng 3.2: Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)..........12

Bảng 3.3: Bảng hệ số KMO và Kiểm định Bartlett’s (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)......13

Bảng 3.4: Bảng mức độ phù hợp cả mô hình (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)..................13

Bảng 3.5: Kết quả hồi quy (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)..............................................14
3

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu tập trung vào phân tích ý định tiếp cận thị trường chứng khoán của
sinh viên trong giai đoạn Covid-19, từ năm 2020 đến năm 2021 (bao gồm 150 quan
sát). Để thực hiện mục tiêu này, bài nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính và
định lượng. Với phương pháp định tính chủ yếu là phương pháp nghiên cứu thông qua
việc trao đổi , thảo luận với các nhóm sinh viên. Về phương pháp nghiên cứu định
lượng lấy mẫu phi xác suất và lấy mẫu phát triển mầm để xác định các yếu tố và mức
độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định tham gia thị trường chứng khoán của các bạn
sinh viên. Nghiên cứu đưa ra các yếu tố tác động đến ý định tiếp cận thị trường chứng
khoán trong giai đoạn 2020-2021 bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan như:
Tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm, đại dịch Covid-19, môi trường xã hội, mức độ hiểu
biết và rủi ro nhận thức. Kết quả phân tích số liệu cho thấy lượng tham gia vào thị
trường chứng khoán có sự thay đổi rõ rệt theo xu hướng tăng dưới tác động của đại
dịch Covid so với giai đoạn trước đó. Đồng thời nhóm chúng tôi cũng đề xuất một số
khuyến nghị dành cho các bạn sinh viên khi có ý định tiếp cận thị trường chứng
khoán.
Từ khóa: Ý định tiếp cận, thị trường chứng khoán, Đại dịch Covid, sinh viên,...

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu:


Ngày nay, khi nền kinh tế toàn cầu có xu hướng chuyển dần sang nền kinh tế gắn
liền với công nghệ thông tin 4.0, nhịp sống ngày càng nhanh, con người buộc phải
trang bị đủ tư duy và kiến thức, luôn phát triển cả kĩ năng và trí tuệ để bắt kịp xu
hướng và tìm được nguồn thu nhập hấp dẫn cho bản thân. Họ bắt đầu tìm kiếm thu
nhập trên mọi lĩnh vực, từ việc kinh doanh, đầu tư bất động sản cho đến lĩnh vực mới
nổi đó là “Đầu tư chứng khoán”.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam năm 2021 được dự báo có triển vọng, song đại dịch
Covid đã có sức tàn phá nặng nề không những đối với kinh tế mà còn đối với nhiều
lĩnh vực khác, nhưng thị trường chứng khoán lại có sự gia tăng đáng kể đến từ nguồn
vốn nhàn rỗi của những nhà đầu tư cá nhân mới nổi. Từ đây, khái niệm đầu tư chứng
4

khoán dần được phổ biến rộng rãi, mọi người bị thu hút với những kênh đầu tư chứng
khoán khiến cho các sàn HOSE và HNX,... trở nên hấp dẫn và sôi động. Dẫn đến
“Bùng nổ” đầu tư, mọi người thi nhau gia nhập thị trường chứng khoán, “Ồ ạt” mở tài
khoản, từ đó xuất hiện thuật ngữ mới “Nhà đầu tư F0”.
Dựa theo số liệu thu thập được, trong 5 tháng đầu năm 2021, thị trường chứng
khoán Việt Nam đón nhận gần 480.000 tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong
nước mở mới, vượt 20% số tài khoản mở mới của năm 2020, gấp 2,5 lần tài khoản mở
mới cả năm 2019. Hiện có hơn 3,25 triệu tài khoản, bằng 3,2% dân số Việt Nam.
Lâu nay, thuật ngữ "nhà đầu tư F0" là để nói về những nhà đầu tư mới với kiến
thức còn hạn hẹp, tâm lý muốn lướt sóng nhanh, kiếm lời lớn nên đầu tư theo cảm
xúc, không dựa trên “chất lượng” cổ phiếu. Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng
thấp, họ sẵn sàng rút tiền đổ vào kênh có lợi nhuận cao như chứng khoán. Có một mối
tương quan thú vị giữa thị trường chứng khoán và giãn cách xã hội, đó là tài khoản
chứng khoán mở mới tăng mạnh mỗi đợt dịch bùng phát.
Với xu hướng của thị trường, các tin tức, sự hấp dẫn từ các kênh đầu tư chứng
khoán, cùng với tác động của đại dịch Covid, tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm, mức
độ hiểu biết, môi trường xung quanh, rủi ro nhận thức đã tác động khá nhiều đến ý
định tham gia thị trường của đa số các bạn sinh viên. Đa số các bạn sinh viên chớp lấy
thời cơ thị trường chứng khoán biến động, với mong muốn được thử sức, tìm kiếm cơ
hội học tập đầu tư cũng như có thể mở rộng nguồn thu nhập khi tham gia thị trường.
Thế nhưng, bản chất thị trường chứng khoán lại có mức độ rủi ro cao, vậy nên có thể
nói đây vừa là cơ hội tiềm năng vừa là sự thách thức đối với các bạn sinh viên.
Do đó, thời gian gần đây, việc quyết định tham gia thị trường của các bạn sinh
viên trở thành trung tâm bàn luận và đáng được quan tâm. Vấn đề đã được đề cập đến
ở nhiều tạp chí tin tức nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về ý định
tham gia thị trường chứng khoán của các bạn sinh viên. Chính vì thế, nhóm chúng tôi
đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ý định tiếp cận thị trường chứng khoán của sinh viên
trong giai đoạn 2020-2021” cho bài nghiên cứu khoa học này.

1.2 Câu hỏi nghiên cứu


-Yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng tiếp cận thị trường chứng khoán
của sinh viên Sinh viên? Và nó có ảnh hưởng như thế nào?
5

- Sinh viên cần chuẩn bị những gì khi tiếp cận thị trường chứng khoán?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định tiếp cận thị trường chứng khoán của sinh viên.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên chính quy khóa 44, 45, 46 tại trường Đại học
UEH.

1.4 Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu


Tham gia thị trường chứng khoán là một công việc rủi ro. Cho dù là nhà đầu tư
chuyên nghiệp hay sinh viên thì đã từng có những đắn đo trước ý định tham gia. Đề tài
nghiên cứu sẽ là nguồn tham khảo cung cấp thêm các bằng phân tích ý định tiếp cận thị
trường chứng khoán của sinh viên trong giai đoạn 2020 - 2021. Bài nghiên cứu đưa ra
kết quả thực nghiệm mang ý nghĩa tham khảo cho các cá nhân quan tâm, đặc biệt là
sinh viên và các nhà quản lý doanh nghiệp đang giao dịch trên thị trường chứng khoán,
nhằm xác định mức độ mong muốn của sinh viên bằng các phương pháp định lượng và
sử dụng mô hình hồi quy. Áp dụng được kiến thức môn học vào thực tiễn và tự rút ra
kết luận.

1.5 Mục tiêu nghiên cứu


- Kiểm định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp cận thị trường
chứng khoán của sinh viên trong giai đoạn 2020-2021.
- Nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho các bạn
sinh viên khi có ý định tiếp cận thị trường chứng khoán.

1.6 Nội dung chính mà bài viết tập trung giải quyết
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia thị trường chứng
khoán của các bạn sinh viên, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn về
các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể tự nhận thức và đưa ra quyết
định cho bản thân, suy nghĩ kĩ hơn về việc chấp nhận rủi ro, đương đầu với thị trường
chứng khoán, chấp nhận thách thức để có hướng đi đúng, đồng thời bài nghiên cứu
đưa ra giải pháp giúp nâng cao tinh thần và ý thức học tập của các bạn sinh viên mong
muốn tìm kiếm lợi nhuận từ đầu tư, góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính
nói riêng và nền kinh tế nói chung.
6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Một số nghiên cứu trước:
Sau khi tìm được 10 bài nghiên cứu liên quan đến đề tài, nhóm đã chọn ra 2 bài
có đầy đủ các yếu tố tác động đến ý định tham gia thị trường chứng khoán của sinh
viên và tóm tắt thành 2 bảng sau đây:

STT Tên bài Tác giả Nhận xét


nghiên cứu
1 Do Behavioral Talal Mục tiêu chính của nghiên cứu này là
Finance Factors Alquraan, khám phá các yếu tố tài chính hành vi
Influence Stock Ahmad ảnh hưởng đến việc đầu tư cổ phiếu quyết
Investment Alqisie, định của các nhà đầu tư cá nhân tại Thị
Decisions of Amjad Al trường Chứng khoán Ả-rập Xê-út _ thị
Individual Shorafa - trường mới nổi ở Trung Đông. Kết quả
Investors? 2016 của nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố
(Evidences from hành vi tài chính có ảnh hưởng đáng kể
Saudi Stock đến các quyết định đầu tư cổ phiếu của
Market) các cá nhân đầu tư vào Thị trường Chứng
khoán Ả Rập Xê Út, trong khi tính bầy
đàn có ảnh hưởng không đáng kể. Các
biến nhân khẩu học không tạo ra bất kỳ
khác biệt đáng kể nào trong quyết định
của nhà đầu tư, ngoại trừ biến nhân khẩu
học (Giáo dục) tạo ra sự khác biệt đáng
kể trong quyết định của nhà đầu tư.
2 Samina Riaz, Samina Riaz, Nghiên cứu được thực hiện để điều tra
Riaz Ahmed, Riaz Ahmed, những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến
Rakesh Parkash, Rakesh mức độ thực hiện hành vi của các nhà đầu
Munawar Javed Parkash, tư trên thị trường chứng khoán ở Pakistan
Ahmad - 2020 Munawar trong thời gian diễn ra đại dịch COVID.
Javed Dữ liệu được thu thập từ 200 nhà đầu tư
Ahmad - cá nhân khác nhau. Từ phân tích, chỉ ra
2020 rằng các yếu tố quyết định quan trọng
nhất và có ảnh hưởng đáng kể đến quyết
định đầu tư trên Thị trường chứng khoán
Pakistan là: trở nên giàu có nhanh chóng,
chán ghét thua lỗ, sợ thua lỗ, thu nhập và
cổ tức dự kiến của công ty,.... Những phát
hiện của nhóm tác giả sẽ giúp hỗ trợ việc
tìm hiểu các mô hình hành vi phổ biến
nhất của các nhà đầu tư và thứ hai, xác
7

định chỉ ra các con đường thích hợp, dẫn


đến sự phát triển của Thị trường Chứng
khoán Pakistan.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các bài nghiên cứu trước đây

STT Tên bài nghiên cứu Các biến độc lập


COV CM HB MT RR
1 Do Behavioral Finance Factors Influence x x x x
Stock Investment Decisions of Individual
Investors? (Evidences from Saudi Stock
Market)
2 Samina Riaz, Riaz Ahmed, Rakesh x x x x x
Parkash, Munawar Javed Ahmad - 2020

Bảng 2.2: Những yếu tố tác động đến ý định thực hiện hành vi không trung thực
2.1.2. Thuyết hành vi dự định TPB
Thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991) được phát triển từ thuyết hành vi hợp
lý TRA (Ajzen & Fishbein, 1975). Bằng cách bổ sung thêm yếu tố “kiểm soát hành vi
cảm nhận” thuyết TPB có thể giải thích thêm về mối quan hệ giữa ý định hành vi và
hành vi thực tế. Bên cạnh đó, việc thêm yếu tố “kiểm soát hành vi cảm nhận” cũng
giúp cải thiện hơn về khả năng dự báo hành vi.
Tương tự như thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong thuyết hành vi dự định là ý định
của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Và với đề tài này thì nhân tố
trung tâm là “Ý định tiếp cận thị trường chứng khoán của sinh viên UEH”. Ngoài ra, về:
Thái độ đối với hành vi (Attitude Toward Behavior): là mức độ đánh giá của sinh
viên về việc tiếp cận thị trường chứng khoán. Nó chịu ảnh hưởng bởi mức độ “nhận
thức rủi ro” và “tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm” về thị trường chứng khoán của sinh
viên. Ví dụ ở đây việc chấp nhận mức rủi ro cao hay tính cởi mở có thể khiến cho sinh
viên có thái độ tích cực hơn khi tiếp cận thị trường chứng khoán.
Tiêu chuẩn chủ quan (Subjective Norm): hay còn có thể được gọi là ý kiến của mọi
người xung quanh. Tiêu chuẩn chủ quan nói lên nhận thức, cảm nhận của sinh viên về
áp lực chung trong xã hội hay nhân tố “môi trường xã hội”. Ví dụ ở đây, việc thấy bạn
bè cùng trang lứa tham gia tiếp cận thị trường chứng khoán, hay các lời mời gọi,
8

khuyến khích “sinh viên kinh tế nên biết đến chứng khoán”,…tạo ra tác động lên ý
định tiếp cận thị trường chứng khoán của cá nhân.
Kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived Behavior Control): phản ánh cảm nhận
của sinh viên về khả năng tiếp cận thị trường chứng khoán. Yếu tố này được nhìn
nhận gồm 2 thành phần: yếu tố bên trong (sự tự tin của bản thân về khả năng thực hiện
hành vi hay là “mức độ hiểu biết” về thị trường chứng khoán) và yếu tố bên ngoài
(xem xét điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi hay “tác động của dịch
Covid”). Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến
xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ
kiểm soát của mình, thì kiểm soát còn dự báo cả hành vi.

2.2 Một số khái niệm:


2.2.1 Tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm
Trong số năm đặc điểm tính cách chính, sự cởi mở được cho là sẽ mang lại hiệu
suất tốt nhất trong các nhiệm vụ tư duy khác nhau. Tính cởi mở cũng giúp mang lại
những thành tựu sáng tạo trong thế giới thực, cũng như sự tham gia vào các hoạt động
sáng tạo hàng ngày. Tính cách linh hoạt thường được mô tả như sau: những người cởi
mở thường tò mò hơn, sáng tạo hơn (Kaufman 2016, Silvia 2008) và có động lực để
khám phá thế giới và tham gia với các khả năng (DeYoung , 2014, McCrae & Costa,).
Những người có tính cởi mở cao thậm chí có thể trải nghiệm thế giới khác với người
bình thường do “bề rộng, chiều sâu và tính thẩm thấu của ý thức, và nhu cầu thường
xuyên để mở rộng và kiểm tra kinh nghiệm” (McCrae & Costa,). Từ đó nhóm tác giả
đưa ra giả thuyết:
H1: Tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm có tác động tích cực đến ý định tiếp cận thị
trường chứng khoán.

2.2.2 Mức độ hiểu biết về thị trường chứng khoán


Kiến thức đầu tư là điều kiện cơ bản để bạn có thể đầu tư. Kiến thức đầu tư là sự
hiểu biết về điều kiện đầu tư, kiến thức cơ bản về định giá cổ phiếu, mức độ rủi ro và
lợi tức đầu tư (Kusumawati, 2011). Kiến thức trên sẽ giúp ta đưa ra quyết định đầu tư
dễ dàng hơn, bởi vì kiến thức là cơ sở cho hình thành sức mạnh cho một người để có
thể làm điều gì đó anh ta muốn. Cần có đủ kiến thức để tránh thua lỗ khi đầu tư vào
9

thị trường vốn. Có những điều mà ai đó nên hiểu và cân nhắc trước khi đầu tư, đó là
hiểu cách thức kinh doanh / đầu tư và mục tiêu kinh doanh hoạt động, hiểu rủi ro lợi
nhuận thu được, tìm hiểu về công ty kinh doanh nơi đầu tư, lựa chọn công ty có nền
tảng kinh doanh vững chắc, thời gian đầu tư, phân bổ danh mục đầu tư hiệu quả, tìm
hiểu cả phân tích kỹ thuật và cơ bản, không quá khích nên cần phòng thủ, kỷ luật và
không tham lam.
H2: Mức độ hiểu biết có tác động tích cực đến ý định tiếp cận thị trường chứng
khoán.

2.2.3 Nhận thức rủi ro


Nhận thức rủi ro là một phần trong việc ưu tiên đưa ra quyết định mang tính cá
nhân khi đang ở tình huống không chắc chắn từ đó ảnh hưởng đến hành vi và quá
trình đưa ra quyết định của con người. Dựa trên kết quả của Trang và Tho (2017) cho
thấy nhận thức rủi ro có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và ý định đầu tư
hay kết quả hoạt động của các khoản đầu tư, đồng thời yếu tố này cũng tác động gián
tiếp đến ý định đầu tư. Kết quả nghiên cứu của Trang và Tho (2017) cho thấy rủi ro
nhận thức càng lớn thì nhà đầu tư càng hài lòng với quyết định đầu tư của mình.
Ngoài ra, những rủi ro được nhận thức có thể ảnh hưởng đến việc nhà đầu tư đưa ra
các quyết định rủi ro cao hoặc không đưa ra các quyết định đầu tư mạo hiểm.
H3: Nhận thức rủi ro có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.

2.2.4 Đại dịch Covid - 19


Dựa trên nghiên cứu của Liu Liange (2021) phân tích rằng, với dịch COVID-19
mới đang hoành hành trên khắp thế giới, thanh khoản thị trường tài chính tăng nhanh,
tất cả các loại tài sản đều bị bán tháo trên diện rộng, mức độ sụt giảm giá, sức mạnh
của sự nhanh chóng trên toàn cầu hiếm nhóm nhận thấy rằng Đại dịch Covid cũng có
sức ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Về phương diện nền kinh tế Việt Nam, đại dịch đã để lại tác động lớn đến nền kinh tế
của đất nước gây ra tình trạng thất nghiệp trên diện rộng gây ảnh hưởng sức khỏe -
tinh thần cũng như tài chính của người dân. Do đó, mọi người sẽ có xu hướng tìm
kiếm nguồn thu nhập mới, và thị trường chứng khoán được xem là nơi để họ có thể cải
thiện cuộc sống của chính cá nhân họ cũng như những người xung quanh. Đặc biệt đối
10

với sinh viên, lượng thời gian nhàn rỗi tăng cũng khiến cho việc sinh hoạt thường
ngày của sinh viên bị thay đổi, họ dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu về chứng
khoán cũng như theo dõi tin tức kinh tế của Việt Nam nói chung và về tài chính nói
riêng.
H4: Đại dịch Covid có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.

2.2.5 Môi trường xã hội


Môi trường xã hội được coi là một yếu tố có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến
cách mà con người suy nghĩ và hành động. Nghiên cứu (Kallgren, Reno, & Cialdini,
Năm 2000; Reno, Cialdini, & Kallgren, 1993) ủng hộ sự xuất hiện của môi trường xã
hội có tác động mạnh mẽ đến hành vi con người một cách trực tiếp, điều đó có thể
được hiểu là hành vi, quyết định của một cá nhân ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi cách mà
môi trường xung quanh đưa ra hành vi, quyết định tại một thời điểm cụ thể. Trong một
bối cảnh sự gia tăng cụ thể về số lượng tham gia thị trường chứng khoán, tỷ lệ tham
gia cao hơn có liên quan tích cực đến xã hội các định mức như tiêu thụ (Arrondel và
cộng sự, 2015), bối cảnh gia đình (Arrondel và cộng sự, 2015), tương tác xã hội
(Brown, Ivković, Smith, & Weisbenner, 2008; Guiso & Jappelli, 2005; Hong và cộng
sự, 2004; Liu, Zhang & Yang, 2014) và lời khuyên tài chính (Eugster, 2019; Guiso &
Jappelli, 2005; Pan, Wu & Zhang, 2020). Chính vì sự tác động đó nên tác đã đưa ra
giả thuyết:
H5: Môi trường xã hội có tác động tích cực đến ý định tiếp cận thị trường chứng
khoán của sinh viên

2.3. Phương pháp nghiên cứu


2.3.1. Nghiên cứu định tính (Giai đoạn 1)
- Trong quá trình nghiên cứu hành vi thì nghiên cứu định tính thường xuyên được
sử dụng. Và nó được tiến hành với mục đích điều chỉnh các thang đo của biến quan sát
để phù hợp với thời gian, bối cảnh và đối tượng nghiên cứu. Nhóm tác giả đã thực
hiện phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các việc trao đổi thảo luận với các
nhóm sinh viên. Qua các trao đổi và thảo luận ấy, nhóm tác giả chắt lọc và thêm bớt
những ý tưởng và quan niệm phù hợp với định hướng ban đầu và từ đó chọn ra thang
đo nghiên cứu chính thức. Tuy nhiên, trong việc phỏng đoán đã có tính cá nhân của
11

nhóm tác giả nên việc này có thể gây ra một chút sai sót mang tính chủ quan của
nghiên cứu.

2.3.2. Nghiên cứu định lượng (Giai đoạn 2)


- Trong bài nghiên cứu này sẽ áp dụng 2 phương pháp của chọn mẫu phi xác suất:
 Phương pháp lấy mẫu thuận tiện: Nhóm tác giả tạo ra một bảng câu hỏi về các
yếu tố tác động đến ý định thực hiện hành vi không trung thực trong thi online và
đăng lên các nhóm, lớp và fanpage có đông đảo sinh viên.
 Phương pháp lấy mẫu phát triển mầm: Nhóm tác giả đã chia sẻ bảng câu hỏi cho
những người bạn học và nhờ những người bạn ấy khảo sát cũng như chia sẻ tiếp cho
những người bạn của họ.
- Kết quả thu được 150 mẫu khảo sát thông qua điền form (biểu mẫu câu hỏi) bao
gồm 47 khảo sát đến từ sinh viên có giới tính nam, và còn lại 103 khảo sát đến từ sinh
viên có giới tính nữ.

2.3.3. Công cụ nghiên cứu (Giai đoạn 3)


- Ở đề tài này nhóm tác giả sử dụng công cụ SPSS 26 cho phương pháp phân tích
nhân tố khám phá (EFA) nhằm xác định độ tin cậy Cronbach’s alpha, xác định giá trị
thang đo thông qua các hệ số KMO, Eigenvalues, tổng phương sai trích, phép xoay
nhân tố và phân tính mô hình hồi quy.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thống kê mô tả:


Chỉ tiêu nhân khẩu học Số lượng Tỷ lệ
Giới tính
Nam 47 31.3%
Nữ 103 68.7%
Mức độ đầu tư vào thị trường chứng khoán
Dưới 10 triệu 103 68.7%
Từ 10 triệu đến dưới 20 triệu 31 20.7%
Từ 20 triệu đến dưới 40 triệu 7 4.7%
Từ 40 triệu đến dưới 60 triệu 4 2.7%
Trên 60 triệu 5 3.3%
Mức độ chấp nhận rủi ro
12

Dưới 5% 38 25.3%
Từ 5% đến dưới 10% 59 39.3%
Từ 10% đến dưới 20% 33 22%
Từ 20% đến dưới 35% 10 6.7%
Từ 35% đến dưới 50% 5 3.3%
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu nhân khẩu học của mẫu (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
Bảng 3.1 hiển thị các đặc điểm nhân khẩu học của người tham gia trả lời dựa trên
kết quả thu về từ 150 phiếu trả lời khảo sát hợp lệ ở các bạn sinh viên. Trong số 150
người tham gia trả lời, có hơn 31% là nam và gần 69% là nữ. Bởi vì khảo sát chủ yếu
là đối tượng sinh viên nên mức độ chi tiêu đầu tư vào thị trường chứng khoán chủ yếu
nằm ở mức dưới 10 triệu VNĐ (Chiếm gần 69%) và chỉ có số rất ít sinh viên chấp
nhận đầu tư với số tiền lớn từ 20 triệu đến trên 60 triệu VNĐ, trong đó mức từ 40 triệu
đến 60 triệu VNĐ chỉ ở mức 2.7%. Đại đa số sinh viên chấp nhận mức độ rủi ro ở
khoảng từ 5% đến 20%, cao nhất là từ 5% đến 10% (Chiếm gần 40%).

3.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha


Biến quan sát Hệ số Cronbach’s
Biến Ký hiệu
sau khi loại Alpha
Đại dịch Covid-19 3 COV 0,696
Tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm 3 CM 0,793
Mức độ hiểu biết 5 HB 0,876
Môi trường xã hội 4 MT 0,772
Rủi ro nhận thức 2 RR 0,623
Ý định tiếp cận 3 CK 0,709
Bảng 3.2: Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
Sau khi đã loại các biến có hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0,3 và Cronbach
nếu bỏ biến bé hơn 0.6. Ta thu được các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha đều
lớn hơn 0,6 (Đạt yêu cầu của nhóm đề ra). Trong đó, biến “Mức độ hiểu biết về thị
trường chứng khoán” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.876 cho thấy biến này có độ tin
cậy tốt.

3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) 0,711


13

Giá trị Chi bình phương 761,657


Kiểm định
df 98
Bartlett của
thang đo Sig - Mức ý nghĩa quan sát 0,000

Bảng 3.3: Bảng hệ số KMO và Kiểm định Bartlett’s (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy chỉ số KMO= 0.711 > 0.5;
Barlett’s Sig= 0.000 < 0.05. Nên giả thiết về mô hình nhân tố là không phù hợp và sẽ
bác bỏ, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Tiếp theo để đánh giá giá trị của thang đo, nghiên cứu cần xem xét 3 thuộc tính
quan trọng trong kết quả phân tích EFA đó là số lượng nhân tố được trích - Hệ số
Eigenvalue ban đầu lớn hơn 1, trọng số nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,4 là giá trị có thể
chấp nhận và tổng phương sai trích có tỷ lệ phần trăm tích lũy không dưới 50 (Nguyễn
Đình Thọ, 2013). Kết quả thu được tại mức giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 phân tích
nhân tố đã trích được 5 nhân tố từ 14 biến quan sát (Đã loại biến không phù hợp) và
có tổng phương sai trích = 60.314%(>50%) nghĩa là 5 nhân tố được trích trong EFA
nó phản ánh được 60.314% sự biến thiên của tất cả các thang đo được đưa vào.

3.4. Phân tích hồi quy


Sau khi loại các thang đo không tốt từ kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA và
xem xét mối tương quan tuyến tính nhóm tiếp tục sử dụng phân tích hồi quy để thấy
mối quan hệ giữa các nhân tố.
Model Summaryb
R Bình phương Hệ số Durbin-
Mô hình R R Bình phương
hiệu chỉnh Watson
1 0,708a 0,502 0,485 2,123
a. Biến độc lập: (Hằng số), COV, CM, HB, MT, RR.
b. Biến phụ thuộc: CK.
Bảng 3.4: Bảng mức độ phù hợp cả mô hình (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
Từ phân tích hồi quy đa biến trên công cụ SPSS ta thu kết quả: giá trị Adjusted R
Square hay còn gọi là R bình phương hiệu chỉnh = 0,485 nghĩa là 48,5% sự biến thiên của
biến phụ thuộc CK được giải thích bởi 5 biến độc lập COV, CM, HV, MT, RR. Đồng
nghĩa với việc có 51.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc CK được giải thích từ các biến
14

bên ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, hệ số Durbin-Watson = 2.123
( 1<2.123<3) nên ta kết luận các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với
nhau.
Kết quả hồi quy
Biến Mô hình 1 VIF Kết Luận
Tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm (CM) 0,344*** 1.652 Chấp nhận
Mức độ hiểu biết (HB) -0,024 2.980 Bác bỏ
Rủi ro nhận thức (RR) 0,101 2.495 Bác bỏ
Đại dịch Covid-19 (COV) 0.231*** 1.626 Chấp nhận
Môi trường xã hội (MT) 0.178** 1.796 Chấp nhận
Lưu ý: ***: mức ý nghĩa <0.01; **: mức ý nghĩa <0.05; * mức ý nghĩa <0.1
CK: biến phụ thuộc
Bảng 3.5: Kết quả hồi quy (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
Về hệ số đa tuyến, đây là quy trình“được ước tính bằng cách hồi quy các biến nội
sinh trên các biến ngoại sinh đính kèm không bị sai lệch. Trong hồi quy, tính đa
cộng tuyến hay giá trị VIF tồn tại khi có sự tương quan cao giữa 2 hay nhiều biến độc
lập với nhau. Bên cạnh đó, việc xảy ra đa cộng tuyến cao cũng làm suy yếu trong việc
đưa ra phán đoán tương đối về tác động biến độc lập lên biến phụ khác. Ở bài nghiên
cứu này hệ số VIF cao nhất bằng 2.980 (>2) cho thấy có dấu hiệu đa cộng tuyến giữa
các biến.. Tuy nhiên khi xét về mức ý nghĩa thống kê 5% thì các biến độc lập HB và
RR có hệ số VIF > 2 (nghi ngờ đa cộng tuyến) đều không có ý nghĩa thống kê(giá trị
sig > 0.05) và bị bác bỏ khỏi mô hình. Còn 3 biến CM, COV, MT không có đa cộng
tuyến xảy ra (VIF < 2) và đều có ý nghĩa thống với mức ý nghĩa là 5%.
Và cuối cùng xét mô hình 2. Ta thấy 3 biến CM, COV, MT đều có tác động cùng
chiều đến biến phụ thuộc CK. Và trong đó tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm (CM) có
tác động mạnh nhất lên biến phụ thuộc với hệ số 𝛽=0.344. Ở vị trí thứ hai, thứ ba lần
lượt là đại dịch Covid-19, và môi trường xung quanh với hệ số 𝛽 lần lượt là 0.231 và
0.178. Bên cạnh đó, thì nghiên cứu của tác giả chưa tìm thấy được mối quan hệ của
mức độ hiểu biết (HB) và rủi ro nhận thức (RR) với ý định tham gia thị trường chứng
khoán (CK) do 2 nhân tố này chưa có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% (hệ số sig.
> 0.05).
15

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

4.1. Kết luận


Với kết quả trên, nhóm nghiên cứu đưa ra những nhận định và đóng góp cho đề tài
như sau:
Về những yếu tố có tác động đến việc tiếp cận thị trường chứng khoán của sinh
viên thì nhóm nghiên cứu đã chỉ ra 3 biến “Tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm”, “Đại
dịch Covid-19” và “Môi trường xã hội” có tác động nhiều đối với kết quả nghiên cứu.
Và trong đó biến “Tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm” có tác động cao nhất đến “ý định
tiếp cận thị trường chứng khoán”. Bên cạnh đó, 2 biến “Mức độ hiểu biết” và “Rủi ro
nhận thức” không có tác động lên ý định tiếp cận thị trường chứng khoán do không có
ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tổng quan thì những yếu tố trên có thể được đánh giá là
những yếu tố phổ biến nhất trong quá trình sinh viên đưa ra ý định tiếp cận và tham
gia thị trường chứng khoán.
Bên cạnh những yếu tố trên, thì ngày nay dưới sự phát triển vượt bật của xã hội thì
sinh viên ngày càng thích nghi tốt với những biến đổi của môi trường, nên việc nhận
ra mức hấp dẫn của thị trường chứng khoán cũng gia tăng. Từ đó có thể thấy rằng khả
năng tham gia thị trường chứng khoán ở độ tuổi của các bạn sinh viên dần có xu
hướng tăng ở mức độ tương đối ổn định.
Trên cơ sở đó, nhóm đưa ra một số khuyến nghị cho các bạn sinh viên khi có “Ý
định tiếp cận thị trường chứng khoán” dựa trên mô hình phân tích. Những đề xuất bao
gồm:

4.2 Đề xuất khuyến nghị


- Với kết quả cho thấy tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm có tác động nhiều nhất lên
ý định tham gia của thị trường chứng khoán nên nhóm tác giả muốn góp ý rằng. Trong
giai đoạn tuổi mới lớn, sinh viên sẽ có nhiều sự tò mò cũng như mong muốn được
khám phá thế giới, trải nghiệm với những điều mới lạ, và thị trường chứng khoán
được cho là nơi phù hợp để sinh viên theo đuổi đam mê kiếm tiền nhằm chứng minh
sự độc lập, tự chủ của bản thân với người thân và bạn bè xung quanh. Vì vậy, những
người xung quanh, đặc biệt là người thân nên có trách nhiệm lắng nghe, giúp đỡ cho
người con đạt được mong muốn của mình, dành thời gian để tìm tòi, học hỏi để có thể
16

hướng dẫn cho con đi đúng hướng và không quá sa lầy. Tuy nhiên, bản thân sinh viên
cũng nên có trách nhiệm với những lựa chọn mà bản thân đưa ra, chịu trách nhiệm với
những hành vi của bản thân và nên có một mức độ kiến thức lẫn hiểu biết nhất định về
những gì mình đang hướng đến.
- Dưới tác động của Đại dịch COVID-19, lượng lớn tin tức được lan truyền nhanh
chóng, buộc mọi người dần có những thay đổi kịp thời trước những chuyển biến của
nền kinh tế. Việc cập nhật tin tức hàng ngày thông qua các bài báo, thông tin từ bạn bè
và người thân xung quanh có vai trò quan trọng trong suốt thời gian diễn ra dịch bệnh.
Những thông tin đó không những cung cấp kiến thức về dịch bệnh mà còn là những
xu hướng của thị trường - một trong những yếu tố cấp thiết để phục vụ quá trình phân
tích, đánh giá và đưa ra quyết định có nên tham gia vào thị trường chứng khoán tại
thời điểm đó hay không. Ngoài những thông tin được cung cấp thì trong suốt quá trình
giãn cách xã hội mọi người cũng có thêm nhiều thời gian rảnh để tìm hiểu những điều
mới mẻ đồng thời tạo ra nguồn thu nhập khác. Điều đó cũng khiến cho lượng lớn nhà
đầu tư F0 đưa ra quyết định tham gia vào thị trường chứng khoán vào thời điểm diễn
ra đại dịch, thậm chí khiến cho thị trường có những khoảng thời gian tăng “nóng”.
- Ở nhân tố môi trường xã hội tuy kết quả thu được có tác động không lớn đến ý
định tham gia thị trường chứng khoán nhưng trong thực tế thì nhân tố này được đánh
giá khá cao và có tác động mạnh mẽ đến ý của sinh viên. Từ đó, nhóm tác giả có đề
xuất như sau: Đối với nhà trường: phối hợp với các CLB/Đội/Nhóm tổ chức các buổi
workshop để nâng cao nhận thức của sinh viên trước thị trường chứng khoán đầy biến
động và tránh va vào những cạm bẫy của xã hội. Đối với sinh viên: cần phải tỉnh táo
trước những cạm bẫy, rủi ro từ sức hút của thị trường chứng khoán mang lại.. Liên tục
trau dồi kiến thức của bản thân để có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt cho
bản thân.
17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt


1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.
2. Nguyễn Đình Thọ, (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
TP.HCM: NXB Tài chính.
II. Tài liệu nước ngoài
1. Ajzen,L (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and
Human decision Processes, 50, pp.179-211.
2. Ajzen,L, Fishbein,M, (1975), Belief, attitude, intention and behavior, Behavior and
Human Decision Process, 50, pp.179-211.
3. Arrondel, L., Debbich, M., & Savignac, F. (2015). Stockholding in France: the role
of financial literacy and information. Applied Economics Letters, 22(16), 1315–1319.
4. Brown, J. R., Ivković, Z., Smith, P. A., & Weisbenner, S. (2008). Neighbors
Matter: Causal Community Effects and Stock Market Participation. The Journal of
Finance VO - 63, (3), 1509.
5. Community Effects and Stock Market Participation. The Journal of Finance VO -
63, (3), 1509.
6. Conduct:When Norms Do and Do Not Affect Behavior. PERSONALITY AND
SOCIAL PSYCHOLOGY BULLETIN VOL - 26, (8), 1002.
7. Eugster, M. (2019). Participation in risky asset markets and propensity for financial
planning: a missing link? Accounting & Finance, 59, 511.
8. Kallgren, C. A., Reno, R. R., & Cialdini, R. B. (2000). A Focus Theory of
Normative
9. Reno, R. R., Cialdini, R. B., & Kallgren, C. A. (1993). The transsituational
influence of social norms. Journal of Personality and Social Psychology, 64(1), 104–
112.
10. Trang, Phung Thai Minh, and Nguyen Huu Tho. 2017. Perceived Risk, Investment
Performance and Intentions in Emerging Stock Markets. International Journal of
Economics and Financial Issues 7: 269–78.

You might also like