You are on page 1of 18

NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH CỦA DU KHÁCH VỀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở ĐÀ LẠT


Nhóm tác giả :
1. Lê Phúc Anh Nguyên : Trường Kinh doanh - Đại học UEH
Email : nguyenle.31201020666@st.ueh.edu.vn
2. Đặng Trần Bảo Trân : Trường Kinh doanh - Đại học UEH
3. Trần Nguyễn Minh Anh : Trường Kinh doanh - Đại học UEH
4. Nguyễn Ngọc Bích : Trường Kinh doanh - Đại học UEH
5. Lê Hà An : Trường Kinh doanh - Đại học UEH
Tóm tắt :
Trong vài năm trở lại đây, du lịch Đà Lạt nổi lên như một cơn sốt mới, địa điểm du lịch này
nhanh chóng trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch ở các nơi tìm đến. Chính vì điều đó, nhóm
chúng tôi với quan điểm muốn dựa trên đà phát triển hiện nay và tiếp tục xây dựng mô hình du lịch
bền vững ở Đà Lạt đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ý định của du khách về
việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt”. Bài nghiên cứu này được dựa trên các cơ sở lý thuyết mà
nhóm đưa ra với 4 yếu tố tác động chính ý định hành vi của du khách như : thái độ, kinh nghiệm quá
khứ, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Với số liệu mẫu thu thập được là 210, trải
dài ở đa dạng độ tuổi đã cho ra được kết quả nghiên cứu rằng du khách có cách nhìn nhận như thế
nào về việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt. Và dựa trên kết quả thu thập được, nhóm nghiên
cứu chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp góp phần tác động tích cực đến ý định hành vi của du
khách cũng như là đóng góp cho quá trình phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt trong những năm
tháng tiếp theo.
Từ khóa : Du lịch Đà Lạt, Phát triển du lịch bền vững, Thuyết hành vi hoạch định, Ý định hành vi
1. Giới thiệu
Du lịch được xem là mô ̣t ngành kinh tế trọng điểm của nước ta khi những năm vừa qua,tính
riêng  năm 2019, ngành công nghiê ̣p không khói này đã đóng góp 2.9% vào GDP cả nước, tạo ra 2.9
triê ̣u viê ̣c làm. Vào quý 1 năm 2020, du lịch Viê ̣t Nam đón lượng khách quốc tế kỉ lục đến 2 triê ̣u
người. Mô ̣t vài số liê ̣u trên cho thấy ngành du lịch đang dần dần khẳng định vai trò và vị thế của
mình trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Bên cạnh chiều dài lịch sử dân tộc chứa đựng biết bao dấu ấn vàng son và hàng loạt các hoạt
đô ̣ng dịch vụ mới lạ thu hút du khách. Sự đă ̣c biê ̣t của Đà Lạt được nhâ ̣n định rằng thưởng thức mô ̣t
lần sẽ không bao giờ đủ. Mă ̣c cho năm 2020 được xem là mô ̣t năm khó khăn và gian nan với thị

1
trường du lịch trong nước và quốc tế nhưng với tiềm năng và vị thế của mình Đà Lạt vẫn thu hút đến
2,1 triê ̣u du khách. Sự phát triển ấy đã góp phần vào tăng trưởng nền kinh tế nơi phố núi này mô ̣t
cách tích cực, tạo nhiều cơ hô ̣i viê ̣c làm và góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân. 
 Điển hình như thành phố vẫn chưa phát huy hết trọn vẹn tiềm năng và vị thế du lịch hiê ̣n có,
hiê ̣n đại hóa với tốc đô ̣ chóng mă ̣t, thêm vào đó là hàng loạt những tác đô ̣ng tiêu cực đối với môi
trường như nạn khai thác gỗ, phá rừng, khiến Đà Lạt được nhâ ̣n định là đã đánh mất dần hồn cốt của
mình
Trên con đường tiến hành công cuô ̣c đổi mới và xây dựng đất nước, thuâ ̣t ngữ “phát triển bền
vững” không là mô ̣t điều xa lạ với chúng ta. Theo số liê ̣u thống kế của UNTWO, chỉ tính đến năm
1999 đã có hơn 350 cuốn sách và bài nghiên cứu về vấn đề này. Hiê ̣n nay, khi xã hô ̣i càng thay đổi
và nhu cầu tìm kiếm mô ̣t phương pháp và cách thức phát triển du lịch mới thì phương án phát triển
bền vững luôn được các nhà nghiên cứu và thực hiê ̣n chính sách quan tâm hàng đầu.
Hiê ̣n nay phần lớn các nghiên cứu và thực tiễn hiê ̣n tại đều có xu hướng áp dụng cách tiếp câ ̣n từ
trên xuống để chú ý đến phía cung của du lịch. Mă ̣c dù du khách vừa là đối tượng lựa chọn các sản
phẩm du lịch vừa là tác nhâ ̣n quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển du lịch bền vững. Chính
vì những lí do ấy, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ý định của du khách trong
viê ̣c phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt.
Đối tượng du khách khảo sát mà nhóm chúng tôi hướng tới là tất cả mọi người, những người đã
từng đi du lịch ở Đà Lạt. Chúng tôi không tập trung vào một độ tuổi nào nhất định vì chúng tôi cho
rằng việc phát triển bền vững một địa điểm du lịch không đơn thuần chỉ là khai thác một khía cạnh,
một góc nhìn của một nhóm đối tượng nhất định, mỗi một nhóm độ tuổi đều có cách nhìn nhận và
quan điểm khác nhau, bao nhiêu con người là bấy nhiêu quan điểm. Chính vì điều đó mà việc tiếp
cận đa dạng nhóm giới tính, độ tuổi sẽ nhằm cải thiện được tính đại diện của phương pháp nghiên
cứu được xác thực hơn. Và hy vọng qua bài nghiên cứu này, chúng tôi có thể đưa ra cái nhìn cụ thể
về những những yếu tố tác động đến ý định và hành vi của du khách khi đối diê ̣n với viê ̣c phát triển
du lịch bền vững và đề ra những giải pháp góp phần cải thiê ̣n và phát triển vấn đề này ở Đà Lạt nói
riêng và du lịch Viê ̣t Nam nói chung.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tổng quan về phát triển bền vững
Du lịch của một nước sẽ giúp làm tăng ngân sách nhà nước, giúp giải quyết các vấn đề đời sống
xã hội của dân địa phương, thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia phát triển. Du lịch là một trong những
nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước như: Thailand, Philippines, Hongkong...Tính đến năm
2
2019, ngành du lịch đã giúp cho Việt Nam trở thành “Điểm đến hàng đầu châu Á", số lượng khách
du lịch tăng 16,2% so với năm 2018. Trong các năm gần đây, ngành du lịch đã có những đóng góp
không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia và con số đó vẫn không ngừng tăng lên qua các năm. Như vậy,
ngành du lịch sẽ có thể tiếp tục phát triển và phục hồi để trở thành ngành mũi nhọn ở Việt Nam.
2.1.2 Phát triển du lịch bền vững là gì?
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), phát triển du lịch bền vững là sự phát triển quan tâm
đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài mà vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương
lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Tại khoản 14 điều 3 Luật Du lịch năm 2017 đã nêu ra “Phát triển du lịch bền vững là sự phát
triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi
ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về
du lịch trong tương lai.”
2.1.3 Các lý thuyết cổ điển.
Nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định hành vi của du khách về Phát triển bền vững
tại Đà Lạt, đã được các tác giả dựa vào hai lý thuyết cổ điển sau:
[1] Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA):
Lý thuyết hành động hợp lý được xây dựng bởi Ajzen và Fishbein (1975). TRA được áp dụng
rộng rãi trong các nghiên cứu và được sử dụng như là một tiêu chuẩn lý thuyết nhằm tiên đoán sự
chú ý để thực hiện một hành vi bởi thái độ của người tiêu dùng đối với hành vi đó hơn là thái độ của
người tiêu dùng đối với dịch vụ, sản phẩm. Do đó, Lý thuyết TRA đưa ra nhận định về hai nhân tố:
“thái độ” và “tiêu chuẩn chủ quan” có tầm ảnh hưởng quan trọng đến ý định hành vi (Behavior
Intention) từ đó dẫn đến hành vi của một người. 
[2]Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB):
Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) là một phần mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý
(TRA), được phát triển bởi Ajzen (1991). Yếu tố “nhận thức kiểm soát hành vi” được bổ sung vào
mô hình tác động đến ý định hành vi. TPB có thể được khái niệm hóa như niềm tin chủ quan của
người tiêu dùng rằng họ sẽ gặp khó khăn như thế nào khi thực hiện hành vi về phát triển du lịch bền
vững tại Đà Lạt, điều này còn phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện
hành vi.

Thái độ

Chuẩn mực chủ quan Ý định Hành vi


hành vi
3
Nhận thức kiểm soát hành vi

Hình 1: Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB)


 Bên cạnh các yếu tố trên, “kinh nghiệm quá khứ” là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng, góp
phần nghiên cứu ý định hành vi của du khách về việc phát triển du lịch bền vững tại Đà Lạt. Theo
kết quả
nghiên cứu của Pipitvanichtham (2013) ở Thái Lan về “Ý định áp dụng thực tiễn thân thiện với môi
trường ở Thái Lan”, tác giả đã kiểm nghiệm bằng cách áp dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)
nhưng có thêm nhân tố “kinh nghiệm trong quá khứ”.

1.Thái độ
Ý định thực tiễn
2. Tiêu chuẩn chủ quan thân thiện với môi
trường
3. Nhận thức kiểm soát

4. Kinh nghiệm quá khứ

Hình 2: Mô hình nghiên cứu của Pipitvanichtham (2013)


2.2 Các kết quả nghiên cứu trước đây
Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm sinh viên đến từ Trường Đại học Cần Thơ về đề tài
“Ứng dụng lý thuyết hành vi theo kế hoạch phân tích ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về bảo
vệ môi trường của du khách nội địa tại Thành phố Cần Thơ” (2018), nhóm tác giả đã kiểm định mô
hình có 4 yếu tố tác động đến hành vi của du khách bao gồm: “thái độ”, “tiêu chuẩn chủ quan”,
“nhận thức kiểm soát hành vi” và “kinh nghiệm quá khứ”. Đây là mô hình áp dụng lý thuyết hành vi
có hoạch định (TPB) nhưng có thêm biến mới là “kinh nghiệm quá khứ” và cũng là biến có sự tác
động lớn nhất đến ý định hành vi của du khách mà tác giả đã phát triển từ kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của Pipitvanichtham (2013). Cuộc khảo sát thực hiện với 131 khách nội địa thuộc thành phố
Cần Thơ đã được thực hiện dựa trên bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cả 4 biến đều có
ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc - ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi
trường khi đi du lịch. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hành vi du
lịch có trách nhiệm bảo vệ môi trường của du khách thông qua các đề xuất cải thiện các nhân tố đã
xác định được trong nghiên cứu.
Dựa vào những kinh nghiệm nhóm tác giả đi trước, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài
xoay quanh việc “du lịch có trách nhiệm” nhưng điểm đến ở đây là tại “Thành phố sương mù” - Đà
4
Lạt, bằng cách áp dụng mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) bổ sung thêm biến “kinh
nghiệm quá khứ”. Cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện với 210 du khách đã từng đi du lịch Đà
Lạt. Đối với đề tài mà nhóm nghiên cứu thực hiện thì chủ đề có phần mở rộng hơn so với tác giả
nghiên cứu trước đây. Thực chất, việc bảo vệ môi trường là một hành vi nằm trong nhóm các hành
vi góp phần phát triển du lịch bền vững. Đó là lý do mà nhóm tác giả chúng tôi thực hiện đề tài này,
nghiên cứu về “Nghiên cứu ý định của du khách về phát triển du lịch bền vững tại Đà Lạt, nhằm đưa
đế một điểm mới chính là bao hàm những yếu tố một cách sâu rộng hơn. Từ đó sẽ đưa ra những giải
pháp trước mắt cũng như về lâu về dài góp phần trong công cuộc phát triển du lịch bền vững trên
nhiều khía cạnh khác không chỉ ở việc bảo vệ môi trường tại “Thành phố ngàn hoa - Đà Lạt”.
2.3 Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
Để có thể phân tích được những ý định hành vi du khách về việc phát triển du lịch bền vững ở
Đà Lạt thì nhóm chúng tôi đã quyết định phân chia thành các nhóm yếu tố để có thể khai thác và
hiểu sâu hơn về các đối tượng nghiên cứu, cụ thể là các nhóm yếu tố như sau : nhóm “thái độ”,
nhóm “tiêu chuẩn chủ quan”, nhóm “kinh nghiệm quá khứ”, nhóm “nhận thức kiểm soát hành vi” và
nhóm “ý định hành vi”. Chưa dừng lại ở đó, nhóm chúng tôi đã quyết định trong các nhóm yếu tố
trên sẽ chia nhỏ thành các câu hỏi để có thể nhìn nhận được bản chất cũng như đặc tính của từng yếu
tố trong các nhóm yếu tố trên. Ngoài ra, nhóm tác giả chúng tôi cũng đã thống nhất rằng bộ tiêu chí
đánh giá các biến dựa trên thang đo Likert từ 1 đến 5 theo mức độ đồng ý tăng dần. 
2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu được nhóm chúng tôi triển khai thực hiện theo hai hình thức: thu
thập số liệu từ những nguồn có sẵn và thực hiện khảo sát thông qua bảng khảo sát.
  Thứ nhất là từ những nghiên cứu trước đây, từ các bảng thống kê chỉ số đến từ Tổng cục Du
Lịch Việt Nam, Sở Văn Hóa, như các chỉ số lượng khách du lịch đến Đà Lạt hằng năm cũng như
mức độ thực hiện và quan tâm của Ban lãnh đạo về vấn đề phát triển du lịch bền vững trong thời
gian vừa qua.
Thứ hai là thực hiện khảo sát thông qua bảng khảo sát các câu hỏi nhằm thu thập ý kiến từ các
khách du lịch đã từng đến Đà Lạt, chúng tôi xem đây là hình thức khách quan nhất vì được đánh giá
trực tiếp dựa trên những trải nghiệm của khách du lịch trước đây.
2.3.3 Phương pháp Cronbach’s Alpha
Do số lượng khảo sát và biến quan sát nhiều nên nhóm chúng tôi đã quyết định dùng phương
pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm mục đích kiểm tra độ tin cậy của thang đo và
loại đi những biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy.
5
2.3.4 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Do số lượng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi của du khách về việc phát triển du lịch
bền vững ở Đà Lạt lớn, nhóm chúng tôi đã quyết định triển khai phương pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA. Nói một cách dễ hiểu thì phương pháp này được dùng để rút gọn các biến ít tương
quan với nhóm nhân tố đại diện, từ đó đưa đến một tập dữ liệu ngắn gọn hơn đến số lượng mà chúng
ta có thể sử dụng được. Về để có thể rút gọn được những dữ liệu ít tương quan với nhóm nhân tố đại
diện, chúng ta sẽ dựa trên các tiêu chí như sau: Trị số Eigenvalue, hệ số KMO, kiểm định Bartlett,
phần trăm phương sai trích và hệ số tải nhân tố.
2.4 Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sau khi tham khảo các mô hình nghiên cứu của TPB, nhóm nhận thấy phần lớn các nghiên cứu
sử dụng mô hình này trong việc phân tích hành vi thuộc lĩnh vực y tế và sức khỏe, để có thể áp dụng
mô hình TPB nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

1.Thái độ
H1
Ý định hành vi của du
2. Tiêu chuẩn chủ quan H2
khách về phát triển du
H3 lịch bền vững
3. Nhận thức kiểm soát H4

4. Kinh nghiệm quá khứ

Hình 3 : Mô hình nghiên cứu đề xuất (2021)

2.4.1 Thái độ
Đà Lạt đã và đang là một địa điểm du lịch cực kỳ thu hút. Sau một khoảng thời gian dài từ khi
Đà Lạt bắt đầu mở cửa đón du khách đến nay, vùng đất ngàn hoa này đã trải qua không ít những
thay đổi, có tốt có xấu, tuy nhiên liệu khách du lịch nơi đây có sự nhìn nhận thế đối với những đổi
mới này vẫn cần được xem xét để nhận thấy mức độ cấp thiết cho phát triển du lịch bền vững ở Đà
Lạt. Theo thứ tự mỗi biến, ta thấy được sự nhìn nhận của người được khảo sát với phát triển du lịch
bền vững. Nếu người khảo sát nắm nắm rõ về hiện trạng du lịch ở nước mình và bản chất của phát
triển du lịch bền vững, họ sẽ có một cái nhìn tích cực về chủ đề khảo sát, bằng cách là đánh giá cao
các biến như có lợi; tốt; có giá trị; có trách nhiệm; thích hợp. Do đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết
sau:
H1: Thái độ của du khách có tác động tích cực lên ý định hành vi của du khách về việc phát
triển du lịch bền vững.

6
2.4.2 Tiêu chuẩn chủ quan
Tiêu chuẩn chủ quan có thể được mô tả là nhận thức của cá nhân về các áp lực xã hội đối với
việc thực hiện hay không thực hiện hành vi. Nguồn ảnh hưởng đến ý định hành vi có thể đến từ
những người thân xung quanh hay từ những người quan trọng và có tầm ảnh hưởng đến quyết định
thực hiện hành vi của họ. Nhân tố tiêu chuẩn chủ quan này đã được chứng minh ở nghiên cứu thực
nghiệm của Pipitvanichtham (2013) về “Ý định áp dụng thực tiễn thân thiện với môi trường ở Thái
Lan”. Do đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau:
H2: Tiêu chuẩn chủ quan có tác động tích cực lên ý định hành vi của du khách về việc
phát triển du lịch bền vững.
2.4.3 Nhận thức kiểm soát hành vi:
Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó thực
hiện hành vi hay cụ thể hơn trong đề tài nghiên cứu này là về khả năng kiểm soát mà mỗi người nghĩ
là họ có trong việc thực hiện ý định của bản thân về việc góp phần phát triển du lịch bền vững ở Đà
Lạt. Như thế, ta mới nhận ra được sự quy mô của vấn đề rằng phát triển du lịch bền vững cần sự
nhận thức của cá nhân để bắt đầu, nhưng nó có thể sẽ cần nhiều sự thúc đẩy hơn từ các cán bộ, từ
nhà nước để có thể duy trì và đem lại lợi ích dài hạn trong việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt.
Do đó, nhóm chúng tôi đề xuất giả thuyết như sau:
H3: Việc nhận thức kiểm soát hành vi của du khách có tác động tích cực lên việc phát
triển du lịch bền vững
2.4.4 Kinh nghiệm quá khứ:
Kinh nghiệm quá khứ được tích góp từ những trải nghiệm của du khách về những việc làm góp
phần vào quá trình phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt. Phát triển bền vững vẫn còn là một vấn đề
khá mới ở Việt Nam nên biến này được thêm vào nhằm đánh giá mức độ nhận biết của du khách về
những việc làm nào nên làm và không nên làm đối với các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
bền vững ở Đà Lạt : môi trường, sản phẩm du lịch,... Đây là minh chứng xác thực nhất cho khả năng
nhận thức của khách du lịch đối với phát triển du lịch bền vững. Do đó, nhóm chúng tôi đã đề xuất
giả thuyết như sau:
H4: Thông qua những kinh nghiệm quá khứ có tác động tích cực đến ý định hành vi của
du khách về việc phát triển du lịch bền vững.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Mô tả mẫu khảo sát
Do đặc tính của phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu chính là hạn chế về tính đại diện,
chính vì điều đó nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát đa dạng đối tượng, đa dạng độ tuổi với mục
7
đích có thể đưa ra được kết quả mang tính khách quan và đại diện nhất. Sau khi có được ý kiến khảo
sát từ 210 đối tượng chúng tôi đưa đến mô tả mẫu khảo sát như sau:
- Về giới tính: lấy ý kiến của 82 nam và 128 nữ, chiếm tỷ lệ lần lượt là 39,05% và 60,95%.
- Về độ tuổi: nhóm chúng tôi đã lấy được ý kiến ở 3 nhóm độ tuổi khác nhau là Nhóm đối
tượng dưới 18 tuổi, nhóm đối tượng từ 18-24 tuổi và nhóm đối tượng trên 24 tuổi, chiếm tỷ lệ lần
lượt là 35,24%, 38,57% và 26,19%. Việc phân luồng các nhóm đối tượng nhằm có thể lấy được ý
kiến từ các độ tuổi khác nhau sẽ có cách nhìn nhận về vấn đề khác nhau.
- Về “Đã từng đi du lịch Đà Lạt” chưa: chiếm tỷ lệ 100%, điều này cho thấy rằng địa điểm du
lịch Đà Lạt đang rất được mọi người chú ý từ tất cả giới tính, độ tuổi khác nhau. Và từ đó việc phát
triển du lịch bền vững ở Đà Lạt cũng sẽ được du khách đặc biệt quan tâm.
3.2 Phân tích số liệu từ form khảo sát
3.2.1 Đánh giá độ tin cậy (Cronbach’s Alpha)
Bảng 1: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)

Yếu tố Số biến Cronbach's Hệ số tương quan


quan sát Alpha biến tổng nhỏ nhất

Thái độ 8 0.935 0.727(AT8)

Tiêu chuẩn chủ quan 4 0.843 0.667(SD2)

Kinh nghiệm quá khứ 6 0.839 0.531(EX6)

Nhận thức kiểm soát hành vi 4 0.812 0.598(BE1)

Ý định hành vi 4 0.775 0.470(BI2)


(Nguồn: số liê ̣u khảo sát, 2021)
Nhóm chúng tôi đã chạy kiểm định độ tin cậy thang đo cho 26 biến quan sát bao gồm: AT1 –
Phát triển du lịch bền vững là hành vi tốt, AT2 – Phát triển du lịch bền vững là hành vi có lợi, AT3 –
rất khôn ngoan, AT4 – Phát triển du lịch bền vững là việc làm rất hấp dẫn, thú vị, AT5 – Phát triển
du lịch bền vững là việc làm rất thoải mái, AT6 – Phát triển du lịch bền vững là việc làm có giá trị,
AT7 – Phát triển du lịch bền vững là việc làm thích hợp, AT8 – Phát triển du lịch bền vững là việc
làm có trách nhiệm, EX1 – bảo vệ nguồn nước, EX2 – giảm thiểu tối đa lượng rác thải nhựa, EX3 –
giữ gìn cảnh quan du lịch , EX4 – bảo tồn di sản văn hóa, EX5 – chỗ ở thân thiện với môi trường,
EX6 – sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường nhất, SD1 – những người mà tôi
biết nghĩ việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt là 1 việc làm tốt, SD2 – hầu hết những người
quan trọng của tôi khuyên tôi nên góp phần phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt, SD3 – những
người có sức ảnh hưởng đến quyết định của tôi nghĩ rằng tôi nên góp phần phát triển du lịch bền
8
vững ở Đà Lạt, SD4 – hầu hết mọi người đều ủng hộ việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt, BE1
– phát triển du lịch bền vững là việc làm dễ dàng thực hiện, BE2 – Nếu như tôi muốn, tôi có thể thực
hiện việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt, BE3 – Tôi cần có nguồn lực, thời gian và cơ hội để
góp phần phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt, BE4 – Phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt nằm
trong tầm kiểm soát của tôi, BI1 – Tôi có ý định sẽ thực hiện hành vi góp phần phát triển du lịch bền
vững ở Đà Lạt, BI2 – tôi đã có kế hoạch thực hiện hành vi góp phần phát triển du lịch bền vững ở
Đà Lạt, BI3 – tôi sẽ cố gắng thực hiện hành vi góp phần phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt, BI4 –
Tôi sẵn sàng thực hiện hành vi góp phần phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt. Hệ số Cronbach’s
Alpha thang đo các nhóm nhân tố “Thái độ”, “Tiêu chuẩn chủ quan”, “Kinh nghiệm quá khứ”,
“Nhận thức kiểm soát hành vi” và “Ý định hành vi” đều lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng
nhỏ nhất của biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và không có bất kì trường hợp nào biến quan sát nào làm
cho hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố đó lớn hơn hệ số kết quả trên.
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập
Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Biến quan sát Hệ số tải nhân tố
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
NHÓM 1 – THÁI ĐỘ
AT2 0.867
AT5 0.833
AT1 0.832
AT4 0.831
AT3 0.816
AT7 0.811
AT6 0.794
AT8 0.768
NHÓM 2 – KINH NGHIỆM QUÁ KHỨ
EX1 0.832
EX3 0.762
EX5 0.738
EX4 0.731
EX2 0.708
EX6 0.632
NHÓM 3 – TIÊU CHUẨN CHỦ QUAN
SD4 0.833
SD3 0.830
SD2 0.807
SD1 0.791
NHÓM 4 – NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI
BE3 0.819
BE2 0.804
BE1 0.775
9
BE4 0.768
Giá trị riêng (Eigenvalues) 6.261 3.189 2.783 2.409
Độ biến thiên được giải thích 28.460 14.496 12.648 9.314
(Variance Explained (%))
Độ biến thiên được giải thích tích lũy 28.460 42.955 55.603 64.918
(Cumulative Variance Explained (%))
Hệ số KMO= 0.878; Sig.=0.000
(Nguồn: số liê ̣u khảo sát, 2021)
Sau khi kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, và kết quả cho thấy được rằng 22 biến quan
sát cụ thể cho 4 thành phần đo lường “Ý định hành vi của du khách về việc phát triển du lịch bền
vững ở Đà Lạt” đều đủ điều kiện và yêu cầu về độ tin cậy. Chính vì vậy mà 22 biến quan sát của
thang đo này tiếp tục được nhóm chúng tôi đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
EFA.
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các
biến đều đảm bảo yêu cầu về độ hội tụ và phân biệt và có thể sử dụng cho phân tích tiếp theo, từ đó
đã đưa đến kết luận rằng có 3 kiểm định được đảm bảo như sau:
(1) Đầu tiên là tính thích hợp của mô hình. Tính thích hợp của mô hình được đánh giá thông
qua hệ số KMO. Và như chúng ta thấy rằng hệ số KMO của bảng kết quả phân tích nhân tố là 0.878
– lớn hơn 0.5 và bé hơn 1. Đây chính là kết quả mang tính xác thực nhất cho tính thích hợp của mô
hình.
(2) Tiếp đến là kiểm định Barlett’s về sự tương quan giữa các biến quan sát. Sự tương quan
giữa các biến quan sát được thể hiện rõ nhất qua giá trị Sig.=0.000<0.05 – chứng tỏ rằng các biến
quan sát này có ý nghĩa thống kê và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
(3) Cuối cùng là Tổng phương sai trích là 64.918% > 50%, các hệ số Eigenvalues đều lớn hơn 1
, cho thấy 4 nhóm nhân tố mà chúng tôi đưa ra giải thích được 64.918% độ biến thiên của dữ liệu và
các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3.
3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc
Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc
Tiêu chí Hệ số tải nhân tố
BI4 0.841
BI3 0.799
BI2 0.772
BI1 0.676
Giá trị riêng (Eigenvalues) 2.938
Độ biến thiên được giải thích 59.959
(Varience explained(%))
Hệ số KMO = 0.757; Sig. = 0.000
(Nguồn: số liê ̣u khảo
10
Từ kết quả phân tích ở bảng 4, ta có kiểm định tính thích hợp của mô hình là KMO = 0,757 thoả
mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1 và kiểm định sự tương quan giữa các biến quan sát Sig = 0.000 <
0.05 chứng tỏ các biến có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Phương sai trích là 59,959% > 50% đạt
yêu cầu và các hệ số tải nhân tố của các biến điều lớn hơn 0,5 đã đáp ứng được điều kiện ban đầu
của bài phân tích. Như vậy các kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) là hoàn toàn phù hợp và
có thể sử dụng cho phân tích tiếp theo.
3.2.4 Phân tích hồi quy
Để có thể kiểm định được sự phù hợp của mô hình, nhóm chúng tôi đã tiến hành chạy phân tích
dữ liệu hồi quy đa biến trên SPSS giữa các biến độc lập “Thái độ”(AT), “Kinh nghiệm quá
khứ”(EX), “Tiêu chuẩn chủ quan”(SD), “Nhận thức kiểm soát hành vi”(BE) đến biến phụ thuộc “Ý
định hành vi của du khách về phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt”(BI).
Bảng 4: Kết quả kiểm định mức đô ̣ phù hợp của mô hình hồi quy
R2hiệu
2
Mô hình R R chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Waston
1 0.225 a
0.621 0.582 0.82045 1.956
(Nguồn: số liê ̣u khảo sát, 2021)
Từ bảng 5, ta có R bình phương hiệu chỉnh là 0.582 > 0.5 thì ý nghĩa của mô hình là tốt; các
biến độc lập giải thích được 58,2% cho sự biến thiên của các biến phụ thuộc và mối quan hệ giữa
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi du khách du lịch có trách nhiệm góp phần phát triển bền
vững Đà Lạt. Phần còn lại là 41,8% được giải thích bởi các yếu tố ngoài mô hình và sai số ngẫu
nhiên. Bảng kết quả còn cho thấy giá trị Durbin-Watson đánh giá hiện tượng tương quan chuỗi bậc
nhất (hệ số Durbin Watson = 1.956), nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tương quan chuỗi bậc nhất.
Bảng 5: Kết quả kiểm định phương sai của mô hình hồi quy
Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig
1.Hồi quy  9.334   4 2.333 3.466 0.009 b

Phần dư 137.995 205 0.673


Tổng 147.329 209
(Nguồn: Số liê ̣u khảo sát,2021)
Để kiểm định được mức độ phù hợp của mô hình hồi quy, chúng tôi dùng phép kiểm định F.
Giá trị sig của kiểm định F là 0.009 < 0.05 nên mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ
liệu và có thể sử dụng được. 
Bảng 6: Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi của khách du lịch

11
Hê ̣ số hồi quy chưa Hê ̣ số chuẩn Thống kê đa cô ̣ng
chuẩn hóa hóa (Sig. tuyến
t
) Dung sai
Mô hình B Sai số chuẩn Beta (Tolerance) VIF
1.68 3.99
1. (Hằng số) 4 0.421 5 0.000
0.08 1.41
Thái đô ̣ 1 0.057 0.100 2 0.011 0.903 1.107
0.05 0.96
Tiêu chuẩn chủ quan 9 0.061 0.067 1 0.023 0.930 1.075
0.20 2.29
Kinh nghiêm
̣ qua khứ 0 0.087 0.163 3 0.003 0.907 1.103
Nhận thức kiểm soát 0.07 0.92
hành vi 1 0.076 0.065 9 0.015 0.939 1.065
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021)
Giá trị Sig. không có biến nào lớn hơn 5% chứng tỏ cả bốn biến trên đều tác động có ý nghĩa
đến biến phụ thuộc nghĩa là tất cả bốn biến đều được chấp nhận.
Đối với phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa, các hệ số hồi quy sẽ phản ánh sự thay đổi của
biến phụ thuộc khi một biến độc lập thay đổi và các biến độc lập còn lại giữ nguyên.
Đối với phương trình hồi quy chuẩn hoá, các hệ số hồi quy phản ánh mức độ, thứ tự ảnh hưởng
đến biến phụ thuộc. Từ kết quả trên, ta thấy rằng Kinh nghiệm trong quá khứ chính là yếu tố có ảnh
hưởng mạnh nhất đến ý định hành vi của khách du lịch. Nhân tố ảnh hưởng thứ hai và thứ ba lần
lượt là Thái độ và Tiêu chuẩn chủ quan. Và nhân tố có sức ảnh hưởng yếu nhất đối với ý định hành
vi của du khách là Nhận thức kiểm soát hành vi. 
Hệ số phóng đại phương sai VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả thu được
ở bảng 7 cho thấy rằng không có giá trị VIF nào cho các biến độc lập lớn hơn 2 đã cho thấy không
có sự tương quan vừa giữa một biến độc lập nhất định với các biến khác do đó không hiện tượng đa
cộng tuyến. 
Dựa vào biểu đồ Histogram, giá trị trung bình mean là -3,40*e-16 xấp xỉ bằng 0 , độ lệch chuẩn
bằng 0,990 gần bằng 1, càng khẳng định cho phần dư chuẩn hóa tuân theo phân phối chuẩn.  

4. Kết luận, hạn chế và hàm ý quản trị.


4.1 Kết luận
Với tất cả những kết quả nhóm chúng tôi thu được, đề tài của chúng tôi đóng góp những đặc
điểm cho thực tiễn, cụ thể như sau :
Thứ nhất là việc áp dụng mô hình lý thuyết TPB, nhóm chúng tôi đã đưa ra được các yếu tố ảnh
hưởng đến “Ý định hành vi của du khách về việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt”, kết quả thu
12
thập được cho thấy có 4 nhân tố chính thông qua 22 biến trung gian đều có tác động đến ý định hành
vi của du khách là “Thái độ”(AT), “Kinh nghiệm quá khứ”(EX), “Tiêu chuẩn chủ quan”(SD),
“Nhận thức kiểm soát hành vi” (BE). Nhìn chung, các yếu tố trên đều là các yếu tố hàng đầu tác
động đến Ý định hành vi của du khách về việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt(BI).
Thứ hai là chúng tôi nhận thấy được rằng nhân tố tác động chủ yếu và nhiều nhất lên ý định
hành vi của du khách về việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt là “Kinh nghiệm quá khứ” với hệ
số Beta lớn nhất, chứng tỏ được rằng nếu như du khách có kinh nghiệm trước đó càng nhiều thì sẽ
tác động tích cực ý định hành vi của du khách về việc phát triển du lịch bền vững sẽ thực hiện càng
cao, tiếp đến lần luợt là các yếu tố như “Thái độ”, “Tiêu chuẩn chủ quan”, “Nhận thức kiểm soát
hành vi”.
Biến Kinh nghiệm quá khứ là một yếu tố có tác động lớn nhất đến ý định hành vi của du khách
đối với việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt. Dựa vào việc phân tích các trải nghiệm quá khứ
của du khách, cụ thể ở đây là các biện pháp phát triển bền vững mà họ đã biết, ta có thể xây dựng
các biện pháp tuyên truyền cũng như các chiên dịch truyền thông phù hợp nhất cho đối tượng ta
hướng tới. Bên cạnh đó, biến kinh nghiệm quá khứ sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn yếu
tố nào được các du khách ưa chuộng hàng đầu để từ đó đẩy mạnh việc phát triển du lịch bền vững
được hiệu quả, tạo được cho du khách sự quen thuộc và gần gũi với các biện pháp phát triển du lịch
Đà Lạt, khả năng họ thực hiện các biện pháp này sẽ cao hơn.
Biến Thái độ là một yếu tố tiên đoán quan trọng tiếp theo để xác định được ý định hành vi của
du khách về phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt. Thái độ là quan trọng bởi (1) chúng giúp định
hướng suy nghĩ của chúng ta, (2) ảnh hưởng đến cảm xúc và kết quả là ảnh hưởng đến ý định hành
vi con người. Thông qua yếu tố này, Nhóm nghiên cứu có thể đánh giá được mức độ nhận thức của
du khách về sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc du lịch “có trách nhiệm với môi trường”.
Để từ đó có thể đưa ra những hoạch định chính sách phù hợp nhằm phấn đấu duy trì thái độ tích cực
về phát triển du lịch bền vững của du khách khi đến Đà Lạt.
Tiêu chuẩn chủ quan là mô ̣t trong những yếu tố chính tác đô ̣ng đến ý định hành vi của du khách
thông qua niềm tin bị ảnh hưởng bởi gia đình, bạn bè, mạng xã hô ̣i,.... Ý định hành vi của người tiêu
dùng bị ảnh hưởng bởi niềm tin cá nhân của họ về viê ̣c hành đô ̣ng góp phần phát triển du lịch Đà
Lạt bền vững, có nghĩa là họ có nghĩ rằng phát triển du lịch bền vững là có quan trọng và sẵn sàng
hành đô ̣ng góp phần thúc đẩy viê ̣c đó phát triển và lan tỏa hay không? Những niềm tin này đến từ
niềm tin và suy nghĩ của chính họ và người khác nghĩ thế nào nếu họ có những hành đô ̣ng như thế.
Do đó chuẩn chủ quan của du khách bị ảnh hưởng bởi niềm tin của chính mình và ý kiến riêng của

13
người khác để hình thành thái đô ̣ chung tác đô ̣ng đến ý định về viê ̣c phát triển du lịch bền vững ở Đà
Lạt.
Nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của mỗi người về khả năng thực hiện hành vi nào đó,
là khó hay dễ trong việc thực hiện phát triển du lịch bền vững. Biến nhận thức kiểm soát hành vi rất
quan trọng vì chúng ta cần xác định được suy nghĩ của mọi người về những việc cụ thể mà chúng ta
sắp làm và để thực hiện được việc phát triển bền vững ở Đà Lạt thì đòi hỏi mọi người phải có những
nhận thức đúng đắn. Chúng ta có thể dựa vào những nhận thức của du khách để triển khai những
biện pháp phù hợp đem lại sự bền vững trong việc phát triển du lịch ở Đà Lạt.
Với những mong muốn rằng đề tài này sẽ ngày càng được phát triển hơn, nhóm chúng tôi
cũng đưa ra phương hướng phát triển như sau:
Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả chỉ mới giải thích được 58.2% mức ý nghĩa, vì vậy chúng
tôi hy vọng rằng các bài nghiên cứu tiếp theo có thể khám phá được những nhân tố khác để tiếp tục
hoàn thiện 41.8% mức ý nghĩa còn lại của mô hình. Đồng thời, có thể kế thừa và phát triển để hoàn
thiện hơn mô hình TPB đánh giá hành vi của du khách chứ không chỉ dừng lại ở phân tích ý định
hành vi.
4.2 Hạn chế của đề tài
Đầu tiên, do được thực hiện trong mùa dịch COVID-19 nên chúng tôi không thể tiếp cận cũng
như kiểm định được mức độ xác thực của câu trả lời của các du khách.Tiếp đến, hạn chế về mặt đề
tài, đây là một đề tài khá mới nên những đặc điểm liên quan đến đề tài cũng chưa được chặt chẽ,
cũng như chưa được kiểm định từ các chuyên gia trước đó. Chính vì điều đó mà những nhận định
của nhóm chúng tôi đưa ra mang hơi hướng chủ quan và chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Cuối cùng là về hệ số Beta của các nhân tố đều dưới 0.2 cho thấy được rằng các biến vẫn
chưa có tác động mạnh mẽ đến biến phụ thuộc là Ý định hành vi của du khách về việc phát triển du
lịch bền vững ở Đà Lạt.
4.3 Một số hàm ý quản trị.
Du lịch bền vững là một khái niệm đòi hỏi có tính cụ thể hơn trong hành động. Nó có sự tác
động kinh tế, xã hội và môi trường của việc thoả mãn các nhu cầu hiện tại của du khách, môi trường
và cộng đồng Địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai. Qua đó, phát triển du lịch bền vững là một cuộc hành trình về lâu về dài và đòi hỏi chúng ta phải
phát triển đồng thời cả hai nhân tố bao gồm phát triển về các sản phẩm du lịch và phát triển các dịch
vụ du lịch. Để thực hiện được việc phát triển bền vững du lịch ở Đà Lạt thì yêu cầu chúng ta cần đưa
ra một số hàm ý quản trị tối ưu và hiệu quả. 
4.3.1 Hàm ý quản trị đối với yếu tố Kinh nghiệm quá khứ.
14
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đây là yếu tố có tác động dương cùng chiều mạnh nhất so với các
yếu tố còn lại đến ý định hành vi của du khách về việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt với hệ
số Beta = 0.163
Để tiếp tục nâng cao chất lượng những trải nghiệm của du khách khi đi đến Đà Lạt du lịch từ đó
tạo tiền đề tác động tích cực đến ý định của du khách về việc phát triển du lịch bền vững nơi đây,
chúng ta cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Một là: thiết kế các tour du lịch gần gũi với môi trường, đem lại những trải nghiệm thú vị hơn
cho du khách khi đến với Đà Lạt.
- Hai là: có thể tổ chức các chương trình về môi trường sống xanh, chương trình về các khu di
tích hoặc tùy thuộc vào công ty có thể thiết kế những chương trình về thiên nhiên phù hợp với chủ
đề của công ty.
- Ba là: hướng dẫn viên cần được tham gia các lớp đào tạo kiến thức liên quan đến các vấn đề
về môi trường, về văn hoá - xã hội ở Đà Lạt. Việc này giúp cho các hướng dẫn viên trở nên tích cực
hơn trong công tác tuyên truyền đến du khách về ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như
giúp du khách khi đến Đà Lạt có thể hiểu được những giá trị văn hoá lâu đời từ các công trình kiến
trúc tại nơi đây,...
4.3.2 Hàm ý quản trị đối với yếu tố Thái độ.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đây là yếu tố có tác động dương cùng chiều mạnh thứ hai so với
các yếu tố còn lại đến ý định hành vi của du khách về việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt với
hệ số Beta = 0.1
Để tiếp tục nâng cao thái độ của du khách đối với việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt, cần
đưa ra một số giải pháp như sau:
- Một là: các đơn vị cung ứng nên sử dụng hình thức marketing truyền miệng (WOMM) và
quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng thông qua những KOLs, những người nổi
tiếng, các trang mạng xã hội...
- Hai là: Trong thời đại chuyển đổi số 4.0 như hiện nay thì việc cần là thiết kế một nền
tảng/app chỉ dành riêng cho Đà Lạt - nơi tích hợp những địa điểm ăn uống, nơi vui chơi giải trí, địa
điểm du lịch nổi tiếng. Việc sử dụng app này sẽ giúp cho chúng ta xem được những nhận xét, hình
ảnh, thang đánh giá về món ăn, hỗ trợ việc hiển thị và cập nhật các thông tin về thời tiết như: độ ẩm
không khí, mức độ ô nhiễm,...
Từ đó có thể thiết lập nên một cộng đồng những người yêu thích đi du lịch Đà Lạt - nơi chia sẻ
kinh nghiệm, lan tỏa những hình ảnh đẹp và hướng đến mục tiêu xây dựng và duy trì được một cộng

15
đồng du khách có thái độ tích cực, nhiệt tình về ý thức du lịch “có trách nhiệm” với môi trường, góp
phần phát triển du lịch bền vững tại “Thành phố ngàn hoa” - Đà Lạt.
4.3.3 Hàm ý quản trị đối với yếu tố Tiêu chuẩn chủ quan.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đây là yếu tố có tác động dương cùng chiều mạnh thứ ba so với
các yếu tố còn lại đến ý định hành vi của du khách về việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt với
hệ số Beta = 0.067
Để nhằm nâng cao tác động của yếu tố Tiêu chuẩn chủ quan đến ý định của du khách về phát
triển du lịch bền vững ở Đà Lạt, cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Một là: các doanh nghiệp kinh doanh cần khuyến khích du khách đến Đà Lạt xây dựng trào
lưu du lịch hiện đại theo hướng thân thiện với môi trường như tham gia vào các chiến dịch tình
nguyện, bảo vệ môi trường và các khu di tích lịch sử để từ đó tạo hiệu ứng lan truyền sang cộng
đồng xung quanh thông qua mạng xã hội như xu hướng check-in, bình luận, chia sẻ,... những hành
vi du lịch có trách nhiệm thú vị.
- Hai là: để thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả thì Ban lãnh đạo Địa phương hoặc các
cơ quan có thẩm quyền nên đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý các vấn đề về môi trường, xử
lý rác thải, chất thải. Do đó. chính quyền địa phương cần xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi
phá hoại di tích văn hoá lịch sử và các cá nhân, những tổ chức kinh doanh quán ăn, dịch vụ,... có
hành vi xả rác bừa bãi nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh - sạch - đẹp.
Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận và quảng bá về hình ảnh “Thành phố sương mù” với
không khí trong lành, mát mẻ, thân thiện với thiên nhiên trong mắt du khách không chỉ trong nước
mà còn ngoài nước về một Đà Lạt “bền vững”.
4.3.4 Hàm ý quản trị đối với yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đây là yếu tố có tác động dương cùng chiều mạnh thứ tư so với
các yếu tố còn lại đến ý định hành vi của du khách về việc phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt với
hệ số Beta = 0.065
Để thúc đẩy mức độ tác động của yếu tố Nhận thức kiểm soát đến ý định của du khách về việc
phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt, cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Một là: mở rộng các hình thức homestay gắn với thiên nhiên phát triển mạnh mẽ hơn. Đó là
những homestay thân thiện với môi trường, không sử dụng quá nhiều đồ vi nhựa hoặc đồ dùng
không phân huỷ được, nơi đây sẽ đem đến một không gian sống an lành gần gũi với cây cối và các
loài động vật, chính vì vậy chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu đãi thuế dành riêng
đối với loại hình kinh doanh homestay này.

16
- Hai là: nhằm góp phần phát triển và kết nối được với nhiều du khách hơn, những hình thức
homestay gắn với thiên nhiên đạt chuẩn nên hợp tác lâu dài và bền vững với các nền tảng điện tử đặt
phòng như Traveloka, Booking.com, Agoda,...để có thể được hưởng các quyền lợi đặc biệt về chính
sách khuyến mãi mà chỉ dành riêng cho những đối tác là homestay “xanh”, thân thiện với môi
trường. 
4.4 Kiến nghị.
Ban lãnh đạo nên thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực du lịch và văn hoá sử dụng càng nhiều sản phẩm địa phương càng tốt để tạo ra lợi nhuận và
cung cấp cho du lịch. Đối với các doanh nghiệp có thể chú trọng hơn trong việc lựa chọn xây dựng
các điểm bán hàng độc nhất USP - Unique Selling Point. Từ đó hướng đến mục tiêu chiến lược định
vị thương hiệu của công ty gắn liền với các nông sản tươi, sạch được lấy trực tiếp từ cách nông trại
Đà Lạt với mức chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất, sản phẩm đầu tiên trên thị trường hoặc một
số khác biệt khác. Ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp đón đầu và thành công nhất trong lĩnh vực này
là L'angfarm với các sản phẩm đặc trưng từ Đà Lạt như: Trà atiso, bánh mứt, trái cây sấy dẻo, sấy
giòn… Vì vậy chúng ta cần thúc đẩy để các doanh nghiệp có thể định hướng phát triển theo mô hình
USP này để đạt được hiệu quả cao hơn và “lan tỏa hương vị nông sản” Đà Lạt đến gần hơn với
người tiêu dùng cả trong nước và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Phước Hoàng - 29/04/2020 : Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh
thái bền vững tỉnh Cà Mau
2. Mai Văn Bảo - 30/07/2020 : Tổng giá trị doanh thu dịch vụ Đà Lạt đạt hơn 61 nghìn tỷ đồng
- Báo Nhân Dân (nhandan.vn)
3. Vũ Văn Đông - 07/07/2019 Tổng quan về phát triển bền vững
4. Fishbein, M., & Ajzen, I., Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory
and research, Addison-Wesley, 1975
5. Hansen, T., Møller Jensen, J., & Stubbe Solgaard, H., “Predicting online grocery buying
intention: A comparison of the theory of reasoned action and the theory of planned behavior”,
International Journal of Information Management, 24 (2004) 6, 539-550.
6. Posthuma, R. A., & Dworkin, J. B. (2000). A behavioral theory of arbitrator acceptability.
International  Journal  of Conflict Management,11(3), 249–266

17
7. Pipitvanichtham, 2013. Intention to Adopt Environmental Friendly Practices in Thailand.
Proceedings of European Business Research Conference, 5-6 September 2013, Sheraton Roma,
Rome, Italy.
8. Ajzen,L (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human
decision Processes, 50, pp.179-211.

18

You might also like