You are on page 1of 16

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH “BONG BÓNG

DU LỊCH” TẠI VIỆT NAM

Phạm Ngọc Thanh 1*, Lê Việt Minh Giang2, Dương Thị Hằng3, Đỗ Thị Cẩm Tiên4,

1234
Khoa Du lịch, Trường Kinh doanh, Đại học UEH, Việt Nam

*Liên hệ (Email: thanhpham.31191025468@st.ueh.edu.vn)

Tóm tắt
Đại dịch COVID bùng phát khiến nền du lịch toàn cầu và Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề.
“Bong bóng du lịch” là một thuật ngữ còn mới lạ do các nhà điều hành du lịch khởi xướng gần
đây, là một chương trình cho phép khách du lịch đi đến các quốc gia lân cận mà không cần yêu
cầu kiểm dịch. Nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 5 nhân tố ảnh hưởng
đến ý định đi du lịch tại các điểm đến “bong bóng du lịch”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
có 4 nhân tố: (1) Niềm tin về sức khỏe; (2) Nhận thức về các chính sách; (3) Nỗi sợ và sự lo
lắng; (4) Thái độ rủi ro có tác động đến ý định đi du lịch đến các điểm đến “bong bóng du lịch”
của người dân. Trong đó 2 nhân tố Niềm tin về sức khỏe và Nhận thức về chính sách có tác động
nhiều nhất. Từ đó cho thấy được sự khả quan khi áp dụng mô hình “bong bóng du lịch” ở Việt
Nam khi có những biện pháp điều chỉnh cụ thể, hiệu quả. Việc áp dụng mô hình “bong bóng du
lịch” thành công sẽ giúp du lịch Việt Nam phục hồi trạng thái bình thường sau thời gian “ngủ
đông” do dịch COVID, góp phần thúc đẩy nền kinh tế mũi nhọn này cũng như nền kinh tế cả
nước phát triển.
Từ khóa: Bong bóng du lịch; hậu COVID-19; khả năng ứng dụng; phục hồi ngành du lịch; Việt
Nam.

1. GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề


Khi thời đại ngày càng phát triển với khối lượng công việc cũng tăng theo khiến con người càng
muốn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Cũng vì lý do đó mà mọi người ngày càng có nhu cầu đi
du lịch cao hơn. Ngành du lịch cũng được xem là ngành kinh tế tổng hợp, có vai trò quan trọng
trong sự phát triển của quốc gia, trở thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng
phát của đại dịch COVID-19 đã làm ngành “công nghiệp không khói” này đóng băng trong thời
gian dài. Theo tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế trong năm 2019 là hơn 1.4 tỷ lượt, trong
tổng GDP toàn cầu, ngành du lịch đã đóng góp gần 9 nghìn tỷ GDP. Tuy nhiên, dịch Covid-19
trong năm 20 đã có một sự tác động mạnh đến sự tăng trưởng trên. Số lượng khách du lịch giảm
từ 60% đến 80%, và gây thiệt hại khoảng 3,3 nghìn tỷ USD cho ngành du lịch thế giới (tương
đương 4.2% tổng GDP toàn cầu). Đối với ngành Du lịch Việt Nam năm 2019, Việt Nam đã đón
hơn 18 triệu du khách quốc tế (so với năm 2018, con số này tăng 16.2%), tốc độ tăng trưởng
trung bình về khách du lịch quốc tế trong 4 năm từ 2016 đến 2019 đạt khoảng 22%. Vào năm
2020, Việt Nam dự kiến tăng trưởng của GDP ước đạt 2.5%, mức tăng trưởng của ngành Du lịch
có thể giảm từ 65% đến 75%. Các nước trên toàn thế giới hiện đều đang gặp khó khăn về vấn đề
này.
Tiếp nối những kết quả đạt được của các nước Châu Âu như Úc, New Zealand,... đối phó với
tình hình dịch bệnh không có dấu hiệu chấm dứt này để phục hồi nền kinh tế mũi nhọn. Chúng ta
cần đưa ra một “kịch bản” phù hợp để đưa ngành du lịch Việt Nam trở lại bằng mô hình “bong
bóng du lịch” - mô hình phục hồi du lịch đã được các quốc gia trên thế giới áp dụng thành công.
Mô hình “bong bóng du lịch” hiện nay vẫn còn là một mô hình mới lạ nhưng nó có tính cấp thiết
trong tình hình hiện tại. Việc nghiên cứu tính khả thi nhằm đánh giá khả năng ứng dụng thực tiễn
của mô hình “bong bóng du lịch” khi áp dụng tại Việt Nam là vô cùng thiết yếu.
Tuy nhiên, tính khả thi của mô hình có thật sự phù hợp với thực trạng hay không, còn phụ thuộc
vào thái độ tích cực của người dân đối với việc đi du lịch trong mùa dịch. Theo bài nghiên cứu
của Jian Ming Luo và Chi Fung Lam (2020) điều tra mối quan hệ giữa nỗi sợ hãi về Covid-19, lo
lắng khi đi du lịch, thái độ rủi ro và ý định đi du lịch đối với các điểm đến "bong bóng du lịch".
Kết quả cho thấy nỗi sợ hãi về Covid-19, lo lắng khi đi du lịch và thái độ rủi ro tác động tiêu cực
đến ý định đi du lịch. Bên cạnh đó mức độ sẵn sàng tham gia du lịch của người dân là vô cùng
quan trọng. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Jo-Hung Ju (2021) đã cho thấy rằng các sự kiện
bong bóng du lịch đã thành công vì những người tham gia nhận thức được mức độ nghiêm trọng
của bệnh Covid-19, hiểu cách phòng tránh nó, không sợ nguy cơ tử vong nếu được chẩn đoán và
tìm cách đi du lịch để tăng nhiệt huyết cá nhân, giảm đau đầu và căng thẳng… và xoa dịu cảm
xúc. 
Từ kết quả của các bài nghiên cứu đi trước, xem xét qua các nhận định và kết quả, có thể thấy rõ
mức độ quan trọng của thái độ và ý định đi du lịch của khách du lịch đối với việc áp dụng mô
hình “Bong bóng du lịch” có khả quan hay không. Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu xem tính
tương quan giữa các yếu tố đối với ý định đi du lịch của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ,
từ đó đánh giá mức độ khả quan của mô hình “Bong bóng du lịch”. Vì vậy bài viết lựa chọn đối
tượng nghiên cứu là tính tương giữa nỗi sợ Covid, niềm tin về sức khỏe tinh thần vật chất, nhận
thức về các chính sách, thái độ rủi ro và ý định đi du lịch của người dân.

1.2. Mục đích nghiên cứu


Đánh giá tính khả quan của việc áp dụng của mô hình “Bong bóng du lịch” tại Việt Nam trong
mùa Covid-19. Từ đó đề ra kết luận và ý kiến nhằm đưa ra một giải pháp hợp lý để khôi phục
ngành du lịch Việt Nam trong đại dịch.
2
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Bong bóng du lịch
2.1.1. Định nghĩa
Theo từ điển Tiếng Việt (Nhà Xuất Bản Khoa học và Xã hội) bong bóng là một màng mỏng
được làm từ cao su, được làm phồng lên do không khí, giữ khí ở bên trong và không để không
khi bị tác động từ những yếu tố bên ngoài màng. Từ định nghĩa đó, ta xuất hiện thuật ngữ “bong
bóng du lịch”. Bong bóng trong du lịch có tên tiếng anh là “Travel Bubble”. Theo tác giả Jian
Ming Luo và Chi Fung Lam (2020), “Bong bóng du lịch” được định nghĩa giống như một “Hành
lang du lịch an toàn”, hay còn được hiểu là “Cầu du lịch” (Travel Bridges), “Hành lang Corona”
(Corona Corridors). “Bong bóng du lịch” được thỏa thuận độc quyền giữa các quốc gia với nhau
hoặc các địa phương với nhau cho phép khách du lịch có thể đi du lịch mà không cần cách ly khi
nhập cảnh hay di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Trong hoàn cảnh hiện tại, mô hình
“Bong bóng du lịch” đang được coi là một giải pháp hiệu quả để phục hồi ngành du lịch sau đại
dịch Covid-19 hay thậm chí là sống chung với đại dịch. 
2.1.2. Sơ lược quá trình hình thành
Mô hình “Bong bóng du lịch” xuất hiện đầu tiên ở New Zealand, một quốc gia phát triển, nhưng
do dịch bệnh lây lan nhanh, khiến cho nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề, ngành du lịch đóng băng,
rơi vào thời kỳ khó khăn. Do đó, New Zealand đã đề xuất những giải pháp để phục hồi ngành du
lịch trong đại dịch và sau đại dịch. Rất nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó mô hình “Bong
bóng du lịch” được coi là giải pháp khả thi nhất trong hoàn cảnh hiện tại. Thỏa thuận kích cầu du
lịch “Trans-Tasman” được thỏa thuận giữa hai quốc gia là New Zealand và Australia để bắt đầu
hoạt động đi lại miễn cách ly giữa hai nước từ ngày 19 tháng 4 năm 2021.
Phát biểu ở một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 6 tháng 4 năm 2021 tại thủ đô Wellington,
Thủ tướng New Zealand Ardern nhấn mạnh: “Bong bóng du lịch Trans-Tasman là sự khởi đầu
của một chương mới trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 và phục hồi của chúng tôi, một
chương mà mọi người đã làm việc rất chăm chỉ”.
Sau khi New Zealand lần đầu tiên áp dụng mô hình “Bong bóng du lịch”, đã thu hút sự chú ý của
các quốc gia lân cận. Điển hình, là các quốc gia thuộc vùng Baltic gồm ba nước là láng giềng của
nhau: Latvia, Lithuania và Estonia. Góp phần khiến mô hình này được mở rộng hơn ở khu vực
Châu Âu. Tiếp nối sự mở rộng đó, hai nước là Croatia và Slovenia đã hợp tác ký thỏa thuận để
xây dựng hành lang du lịch miễn cách ly cho công dân hai nước. Ngay sau đó, ba quốc gia gồm
Đức, Áo và Ý đã mở lại biên giới và kèm theo điều kiện cách ly khi nhập cảnh. Qua động thái
đó, có thể đưa ra nhận định rằng, Đức, Áo và Ý có thể sẽ áp dụng mô hình “Bong bóng du lịch”
để phục hồi ngành du lịch trong tương lai. 
2.2. Niềm tin sức khỏe, nhận thức tinh thần và thể chất

3
2.2.1. Niềm tin sức khỏe
Theo định nghĩa của WHO năm 1948: “Sức khỏe là trạng thái thỏa mái toàn diện về thể chất,
tinh thần, xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Có thể
thấy, để đạt được tới khỏe mạnh nhất thì cần kết hợp ba yếu tố bao gồm thể chất, tinh thần và xã
hội. Cuộc sống của một con người khỏe mạnh không chỉ là việc người đó hoàn toàn không có
bệnh tật hay thương tật mà tinh thần và đời sống xã hội của người đó cũng cần phải thực sự thoải
mái, không bị áp lực cuộc sống, căng thẳng hay chán nản. 
Niềm tin sức khỏe cho thấy niềm tin của mọi người về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, nhận
thức được lợi ích của hành động cũng như những hạn chế rào cản đối với hành động ảnh hưởng
đến sức khỏe. Niềm tin sức khỏe giải thích cho các hành vi tác động đến sức khỏe của bản thân
là có lợi hay có hại, kích thích để thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe nhiều hơn.
2.2.2. Nhận thức sức khỏe thể chất và tinh thần
Theo tác giả Manish Gupta và Sitamma Mikkeline (2018), sức khỏe tinh thần thể chất là trạng
thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội. Nó được xác định qua ba yếu tố: tinh thần, tâm
lý và trạng thái. Khi tinh thần của một cá nhân không tốt khi điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý
của người đó và sau cùng sẽ tác động đến trạng thái. Điển hình như khi ai đó bị áp lực đè nặng,
bị căng thẳng quá độ khiến họ mất tinh thần, dần chán nản, bế tắc khiến họ bị những căn bệnh
như đau bao tử, đau đầu hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm và suy nghĩ về cái chết. 
Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”(2005), nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh
thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến
gần khách thể. Nhận thức sức khỏe tinh thần và thể chất được hiểu là con người có thể tự đánh
giá sức khỏe của bản thân để có những hành động nâng cao sức khỏe và bảo vệ sức khỏe. 
Theo bài nghiên cứu “Is the Travel Bubble under COVID-19 a Feasible Idea or Not?” của các
tác giả Jo-Hung Yu, Hsiao-Hsien Lin, Yu-chih Lo, Kuan-Chieh Tseng, và Chin-Hsien Hsu
(2021), sức khỏe tinh thần và thể chất có thể được trình bày trong thực tế thông qua các bài kiểm
tra tự đánh giá bản thân. Sức khỏe tinh thần và thể chất có thể ảnh hưởng bởi môi trường xung
quanh các cá nhân, những mối quan hệ hay những công việc hàng ngày. Việc một người đưa ra
quyết định như thế nào phụ thuộc vào sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó có tốt hay
không. Nó ảnh hưởng khá nhiều đến những ý định hay quyết định của cá nhân. 
2.3. Nỗi sợ COVID-19
Cảm xúc của con người là một điều khó có thể định nghĩa, nhưng cảm xúc có thể quyết định
được hành vi, lối sống của con người. “Cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba
thành phần riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu
cảm” (theo quyển sách “Khám phá tâm lý học” - Don Hockenbury và Sandra E.Hockenbury).
Trong đó, nhà tâm lý học Paul Ekman cho rằng có sáu cảm xúc cơ bản phổ biến: sợ hãi, ghê tởm,

4
giận dữ, bất ngờ, hạnh phúc và buồn bã và năm 1999, ông đã mở rộng thêm 7 loại cảm xúc khác
nữa. Điều này cho thấy sự đa dạng, phức tạp của cảm xúc và càng khó để xác định cảm xúc nào
quyết định hành vi nào. 
Khi dịch bệnh bùng phát, mọi người càng lo sợ về COVID-19. Theo định nghĩa chung được viết
trong bài nghiên cứu của De Hoog (2008), sợ hãi là một cảm xúc được kích hoạt bởi nguy hiểm,
đau đớn hoặc tổn hại. Ở đây, họ lo ngại COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của
họ. Bên cạnh đó cũng kèm theo lo sợ về mặt tinh thần, họ lo sợ rằng người khác sẽ lây bệnh cho
họ hoặc ngược lại. Một vài bài nghiên cứu dùng “thang đo sợ hãi” đo lường tâm lý chẳng hạn
như nghiên cứu của Ahorsu và cộng sự (2020) đã sử dụng các thang đo tâm lý này để đo lường
mức độ “sợ hãi” của các cá nhân do COVID-19 gây ra. 
Barlow, D.H. (2000) nhận định rằng thực chất, lo lắng và sợ hãi là hai cảm xúc khác nhau. Sợ
hãi là nhận thức về nguy hiểm, còn lo lắng là cảm giác khó chịu và phản ứng sinh lý khi một
người cảm thấy sợ hãi. Tùy vào mức độ tiếp nhận thông tin của từng người mà mức độ sợ hãi có
thể tăng hoặc giảm. Thực tế, số ca nhiễm trên toàn thế giới lên đến hơn 250 triệu người và 5 triệu
người tử vong (cập nhật tháng 11/2021 theo WHO) đã làm tăng mức độ sợ hãi về COVID-19. 
2.4. Nhận thức về chính sách
Nhận thức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin được định nghĩa là quá trình phản ánh
biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động,
sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Sau quá trình ấn tượng, cảm nhận sẽ tạo ra nhận thức, quan điểm
được gán cho một môi trường, đối tượng thông qua một quá trình tinh thần. Như vậy, nhận thức
có thể trở thành nền tảng cho các hành vi, niềm tin, thái độ của mọi người đối với những khách
thể xung quanh. 
Nhóm tác giả của Jo-Hung Yu đã nhận định trong bài nghiên cứu của họ (2021) rằng nhận thức
về chính sách là nhận thức về hệ thống và quá trình hoạch định chính sách, cũng như nhận thức
về sự thúc đẩy của nó. Chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định hay ảnh
hưởng đến thái độ rủi ro của người dân khi có ý định đi du lịch. Việc hoạch định chính sách
nhằm mục đích cải thiện sự phát triển công nghiệp và địa phương, nó được hoạch định bởi
những người có kinh nghiệm sâu sắc nhất về tình hình dự kiến sau khi cải thiện. Bài nghiên cứu
của nhóm tác giả Jo-Hung Yu (2021) cũng chỉ ra rằng nhận thức về chính sách có thể được thảo
luận về nhận thức của các quy định và nội hàm của chính sách, các biện pháp lập kế hoạch và hỗ
trợ của chính phủ, các biện pháp ngành, công nhận chính sách cá nhân và hiệu quả chính sách dự
kiến. Mức độ công nhận chính sách càng cao thì cơ hội tham gia chính sách càng cao. 
2.5. Thái độ rủi ro
Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thông qua hành vi con người như cử chỉ, lời nói,
hành động,.. Thái độ còn được hiểu là một cấu trúc tâm lý ổn định và bền bỉ, có thể ảnh hưởng

5
và dự đoán hiệu quả của con người. Nói nôm na thái độ chính là kết quả của cảm xúc đối với sự
vật, sự việc nào đó thông qua hành vi con người. Ở đây, thái độ rủi ro là thái độ đối với rủi ro. 
Khi xảy ra rủi ro, mọi người thường sẽ có thái độ chấp nhận hoặc tìm cách giải quyết rủi ro. Để
giải quyết rủi ro, mọi người thường sẽ áp dụng các biện pháp như lập ra kế hoạch dự phòng hoặc
các kế hoạch linh hoạt tùy theo bản chất của rủi ro thay vì sẽ giải quyết rủi ro theo bản năng, cảm
xúc. Quyết định và phán đoán của người tiêu dùng ảnh hưởng bởi nhận định rủi ro hay nhận định
về rủi ro. Nhận thức rủi ro được hình thành trên cơ sở tác động của hệ quả tiêu cực và môi
trường, nhận thức rủi ro có thể thay đổi nếu các yếu tố đó thay đổi. Theo bài nghiên cứu của
mình năm 1993, Sarin và RKK cho rằng mọi người có xu hướng tối ưu hóa hành vi chấp nhận
rủi ro của mình bằng cách cân bằng giữa lợi ích và mất mát mong đợi. Còn các nghiên cứu khác
như trong các bài báo truyền thông của Slovic (2000) và Caplin (2001) lại cho rằng nhận thức rủi
ro của mọi người hình thành từ kinh nghiệm cá nhân và hoàn cảnh môi trường. 
Thái độ rủi ro có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của người tiêu dùng. Ở đây, thái độ rủi ro
đối với COVID-19 gây ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của mọi người và đối với các điểm
đến “bong bóng du lịch”. Các nguồn thông tin và các hệ quả tiêu cực làm nhận thức rủi ro của
mọi người tăng lên, mọi người sẽ đưa ra quyết định hợp lý nếu quyết định đó đạt được lợi ích kỳ
vọng lớn nhất, ít ảnh hưởng bởi rủi ro.
2.6. Ý định đi du lịch
Ý định là suy đoán của một cá nhân, lập kế hoạch về công việc hay hành động có thể làm trong
tương lai. Ý định được tác động theo thời gian nó được lập ra cho đến khi nó xảy ra. Trong
khoảng thời gian đó, cá nhân có ý định có thể thay đổi ý định trước đó bằng những ý định sau
này mà có khả thi hơn để thực hiện. 
Ý định đi du lịch là dự đoán hay kế hoạch đi du lịch của một cá nhân hay một nhóm người nào
đó trong tương lai. Ý định đi du lịch có hai nguồn: nguồn đến từ cá nhân và nguồn thông tin từ
bên ngoài. Trong quá trình hình thành ra một ý định, nguồn thông tin cung cấp là một yếu tố
quan trọng để đưa ra quyết định. Ngoài ra, rủi ro và sự an toàn cũng ảnh hưởng một phần không
nhỏ đến ý định đi du lịch của con người. Khi một điểm đến được đánh giá là không an toàn, con
người sẽ đánh giá rủi ro khi đến điểm đến đó và đưa ra ý định là có nên đi du lịch hay không. Sự
nhận thức đó có được thông qua rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, có thể là từ thông tin trên
mạng xã hội, qua báo đài hay bảng tin,... Ý định đi du lịch có thể xác định được xu hướng đi đến
các điểm đến của mỗi cá nhân, xem xét xem rằng trong tương lai cá nhân đó có tham gia vào các
hoạt động tại điểm đến hay không. Do đó, khi tập trung vào ý định đi du lịch của mọi người,
chúng ta có thể điều chỉnh và đưa ra chiến lược, giải pháp phù hợp để thu hút khách du lịch, đặc
biệt là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. 
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6
Bài nghiên cứu đo lường sự tương quan giữa ý định đi du lịch, thái độ về các chính sách nhà
nước ta đưa ra để cải thiện ngành du lịch của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, đối với
giải pháp mô hình “Bong bóng du lịch”. Từ đó xem xét mức độ tính khả thi áp dụng mô hình này
vào Việt Nam.
Bằng cách đưa ra các giả thuyết quyết định ý định đi du lịch của người dân như: 
1. Nỗi sợ và sự lo lắng khi đi du lịch mùa COVID
2. Niềm tin sức khỏe, nhận thức tinh thần và thể chất 
3. Thái độ về các rủi ro khi đi du lịch mùa COVID
4. Nhận thức về các chính sách của chính phủ
5. Ý định đi du lịch của người dân trong mùa dịch Covid
Với năm biến trên, bài nghiên cứu đã xây dựng một hệ thống câu hỏi đánh giá mức độ từ hoàn
toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý dựa trên thang điểm từ 1 đến 5 cho bài khảo sát trực
tuyến trên toàn vùng miền đất nước Việt Nam và đã được nhóm nghiên cứu sàng lọc rồi chọn ra
136 câu trả lời đạt tiêu chuẩn. Sau đó nhóm sử dụng phần mềm SPSS 26 và AMOS 25 để xử lý
dữ liệu và kiểm tra độ tin cậy của bảng câu hỏi. Phân tích kết quả đã thống kê, dùng phương
pháp tương quan của Pearson đánh giá mối quan hệ tương quan giữa ý định du lịch với mức độ
khả thi áp dụng mô hình và phân tích hồi quy để xác định ý định du lịch ảnh hưởng như thế nào
đến mô hình “Bong bóng du lịch”.
3.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Kế thừa nghiên cứu về mối tương quan giữa nỗi sợ, lo lắng khi đi du lịch, niềm tin sức khỏe, thái
độ rủi ro, nhận thức về các chính sách và ý định đi du lịch của Jian Ming Luo, Chi Fung Lam
(2020). Và nghiên cứu về mối tương quan giữa nhận thức ra quyết định, nhận thức rủi ro môi
trường, niềm tin sức khỏe, sức khỏe tinh thần và thể chất đối với ý định đi du lịch của nhóm tác
giả của Jo-Hung Ju (2021). Từ đó nhóm nghiên cứu phát triển các giả thuyết:
Hình 1. Mô hình giả thuyết

Giả thuyết H1: Nỗi sợ khi đi du lịch trong mùa dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thái độ các rủi ro.

7
Giả thuyết H2: Niềm tin sức khỏe, nhận thức tinh thần và thể chất ảnh hưởng tới thái độ rủi ro.
Giả thuyết H3: Nhận thức về các chính sách chính phủ ảnh hưởng đến thái độ về các rủi ro. 
Giả thuyết H4: Nỗi sợ khi đi du lịch trong mùa dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ý định đi du lịch.
Giả thuyết H5: Niềm tin sức khỏe, nhận thức tinh thần và thể chất ảnh hưởng tới ý định đi du
lịch.
Giả thuyết H6: Nhận thức về các chính sách chính phủ ảnh hưởng đến ý định đi du lịch.
Giả thuyết H7: Thái độ về rủi ro khi đi du lịch trong mùa Covid ảnh hưởng đến ý định đi du lịch.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng khảo sát
Những người hiện đang sinh sống ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, với tỷ lệ giới tính 61% nữ
và 39% nam. Đa số là các bạn sinh viên trẻ và những người đã đi làm với mức lương từ 5 triệu
trở lên.
Bảng 1. Nhận dạng người tham gia trả lời khảo sát

4.2. Mô hình đo lường


Trong bài nghiên cứu này, nhóm dùng phần mềm SPSS 26 và AMOS 25 để thực hiện các phân
tích, trước tiên là để đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) và giá trị của thang đo
nhân tố khám phá (EFA) xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác
nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân
sai nhân tố từ ban đầu. Sau khi đã hoàn thành bước phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm có
bảng ma trận xoay Pattern Matrix. Sử dụng kết quả ma trận xoay này, nhóm đi tới bước phân
tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis). Thu được kết quả CFA hợp lệ về
độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

8
Bảng 2. Kết quả phân tích yếu tố xác nhận

Bảng phân tích trên cho thấy hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation)
đều lớn hơn 0.3 và các biến đạt yêu cầu với giá trị hệ số Cronbach's alphas của tất cả các hệ số
nằm trong khoảng 0.785 đến 0,881. Số liệu này thể hiện được thang đo lường đáng tin cậy. Kết
quả giá trị phương sai trung bình được trích xuất (AVE) đều lớn hơn 0.5. Các giá trị phân biệt
SQRT (AVE) đều lớn hơn tất cả các tương quan giữa các cấu trúc, tính hội tụ và tính phân biệt
đều được đảm bảo.

9
Bảng 3. Hệ số tương quan biến thiên tiềm ẩn

Theo Fornell và Larcker, giá trị phân biệt có thể được kiểm tra bằng sự khác biệt của phương sai
trung bình và tương quan gốc bình phương.

Theo Hu & Bentler (1999), các chỉ số được xem xét để đánh giá Model Fit gồm:

CMIN/df ≤ 3 là tốt, CMIN/df ≤ 5 là chấp nhận được, CFI ≥ 0.9 là tốt, CFI ≥ 0.95 là rất tốt, CFI ≥
0.8 là chấp nhận được, GFI ≥ 0.9 là tốt, GFI ≥ 0.95 là rất tốt, RMSEA ≤ 0.06 là tốt, RMSEA ≤
0.08 là chấp nhận được, PCLOSE ≥ 0.05 là tốt, PCLOSE ≥ 0.01 là chấp nhận được mà kết quả
bài nghiên cứu thu được:

CMIN/df = 1,653, Chỉ số phù hợp so sánh (CFI) là 0,912, Chỉ số độ tốt của sự phù hợp (GFI) là
0,834, RMSEA trong bài nghiên cứu này là 0,07, sai số gốc-trung bình-bình phương của phép
gần đúng là phạm vi chấp nhận được, PCLOSE là 0,014. Với các chỉ số trên, mô hình có thể
chấp nhận được.

4.3. Mô hình cấu trúc 


4.3.1. Mô hình cấu trúc 
Nhóm sử dụng mô hình phương trình cấu trúc SEM xem xét sự tác động ở 5 yếu tố ở người dân
Việt gồm thái độ về các rủi ro, nỗi sợ và sự lo lắng, ý định, niềm tin sức khỏe, nhận thức chính
sách của chính phủ khi đi du lịch trong mùa dịch COVID với nhau và ảnh hưởng như thế nào với
tính khả thi áp dụng mô hình “Bong bóng du lịch”.
Trong 7 giả thuyết trên thì có 4 giả thuyết có ý nghĩa đó là H2 (t = 1.396; p < 0.01); H3 (t=0.341;
p < 0.01); H5 (t = 1.304; p < 0.01); H6 (t = -0.853; p < 0.01), riêng H1; H4; H7 là từ chối.

10
Bảng 4. Đường dẫn trực tiếp cho mô hình cấu trúc

4.3.2. Phân tích mối tương quan giữa thái độ về rủi ro, nỗi sợ - lo lắng, niềm tin về sức khỏe,
nhận thức về các chính sách và ý định đi du lịch.
Phân tích cho thấy nỗi sợ -lo lắng (0.134) không có tương quan với ý định đi du lịch (p > 0.05);
Niềm tin sức khỏe thể chất và tinh thần (0.268) có tương quan thuận với ý định đi du lịch (p <
0.01); thái độ về rủi ro (−0.028) không có tương quan nghịch với ý định đi du lịch (p > 0.05); và
nhận thức về các chính sách (0.470) có tương quan trung bình với ý định đi du lịch (p < 0.01) với
kết quả phù hợp với các Giả thuyết 2, 3, 5, 6. Mặt khác, nỗi sợ lo lắng với thái độ về rủi ro không
có ảnh hưởng đáng kể đến ý định đi du lịch (p > 0.05).
Nói cách khác:
Nỗi sợ Covid - 19 không ảnh hưởng đến ý định đi du lịch.
Niềm tin sức khỏe thể chất tinh thần và tinh thần có ảnh hưởng tích cực đến ý định đi du lịch
Nhận thức về chính sách có ảnh hướng đến ý định đi du lịch
Thái độ rủi ro không ảnh hưởng đến ý định đi du lịch.
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu không đồng ý hoàn toàn với kết quả phán quyết về mối tương quan.
Theo phân tích nghiên cứu kế thừa của Jian Ming Luo, Chi Fung Lam (2020) cho thấy nỗi sợ hãi
về COVID-19 ảnh hưởng đến ý định đi du lịch thông qua thái độ lo lắng và rủi ro khi đi du lịch.

11
4.3.3. Phân tích hồi quy về thái độ về rủi ro, nỗi sợ - lo lắng, niềm tin về sức khỏe, nhận thức về
các chính sách đối với ý định đi du lịch.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các hoạt động du lịch giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức
khỏe. Mô hình “Bong bóng du lịch” sẽ là một kế hoạch hợp tác với các quốc gia có nguy cơ lây
nhiễm thấp và khách du lịch sẽ phải tuân theo các quy định an toàn đưa đề ra, và điều này hoàn
toàn khả thi vì mọi người đang dần có ý thức và nhận thức cao trong việc bảo vệ sức khỏe bản
thân và sức khỏe cộng đồng. Qua đó chúng ta sẽ có cơ sở tin tưởng hơn vào quyết định áp dụng
mô hình “Bong bóng du lịch”.

12
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

Dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập bằng cách lấy mẫu có chủ đích từ của người dân trên toàn
Việt Nam, đa số là cư dân trẻ và những người đã đi làm với mức lương từ 5 triệu trở lên kết hợp với
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tất cả các quy trình nghiên cứu và kết quả dữ liệu đều phù hợp
với các tiêu chuẩn đạo đức. Các mẫu khảo sát được lấy dựa trên sự tự nguyện của người được khảo
sát.

Nghiên cứu này đã phân tích mức độ ảnh hưởng của các khía cạnh niềm tin sức khỏe, nhận thức tinh
thần và thể chất, lo lắng khi đi du lịch, nỗi sợ COVID, nhận thức về chính sách, thái độ rủi ro đến ý
định đi du lịch. Dựa trên kết quả phân tích hồi quy mối tương quan giữa thái độ về rủi ro, nỗi sợ
COVID, lo lắng khi đi du lịch, niềm tin về sức khỏe, nhận thức về các chính sách và ý định đi du
lịch.

Theo như kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng ý định đi du lịch bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi niềm tin sức khỏe và nhận thức về các chính sách. Vì thế, việc hoạch định chính sách tốt và
có hiệu quả sẽ dẫn đến sự công nhận của công chúng đối với chính sách này. Kết quả là, công chúng
nhận thức rằng hoạch định chính sách du lịch tốt hơn và có ý định đi du lịch. Sự bùng phát của đại
dịch COVID tạo ra sự sợ hãi cho công chúng, niềm tin sức khỏe bị sụt giảm dẫn đến ý định đi du
lịch cũng suy giảm. Tuy nhiên, kết quả bài nghiên cứu cho thấy không có sự tương quan giữa nỗi sợ,
sự lo lắng và thái độ về rủi ro đối với ý định đi du lịch. Nhưng thực tế nỗi sợ, sự lo lắng và thái độ
rủi ro cũng có tác động đến ý định đi du lịch của người dân nhưng với mức độ thấp hơn. Theo
Tunsakul (2020) và Lin và cộng sự (2010) nhận định rằng thái độ có tác động đến ý định của mọi
người. Bên cạnh đó, Lin và cộng sự (2010), Hsu và cộng sự (2013) cũng nghiên cứu được rằng nhận
thức rủi ro có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ của công chúng.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các hoạt động du lịch có những đóng góp tích cực đến sức khỏe con
người và nền kinh tế đất nước. Việt Nam đã và đang có những bước tiến mới trong công tác phòng
chống dịch, sớm đưa cộng đồng trở về trạng thái bình thường. Và mô hình “bong bóng du lịch” sẽ
có khả năng được áp dụng ở Việt Nam để phục hồi ngành “công nghiệp không khói” này sau giai
đoạn đại dịch. Chính sách ở Việt Nam cũng dần được cải thiện dẫn đến niềm tin về sức khỏe của
người dân trong dịch COVID cũng tăng lên, và công chúng đã có ý thức, nhận thức cao hơn về bảo
vệ sức khỏe của cộng đồng và chính mình. Vì thế việc áp dụng mô hình “bong bóng du lịch” cho
nền du lịch Việt Nam giai đoạn COVID là khả quan.

13
5.2. Kiến nghị

Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp hiện nay, việc áp dụng mô hình “Bong bóng du
lịch” vào Việt Nam có thể mang lại những kết quả tích cực cho ngành du lịch nước nhà và đặc biệt
đây cũng có thể là một chìa khóa để phát triển ngành du lịch sống chung với đại dịch. Dựa trên các
kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra những đề xuất, khuyến nghị sau:

Kiến nghị thứ nhất, nhóm nghiên cứu muốn đề xuất là Chính phủ cần đề ra những chính sách để
hướng dẫn người dân cũng như những doanh nghiệp lữ hành tiếp cận đến mô hình “Bong bóng du
lịch”. Khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu và áp dụng mô hình này ở những địa điểm
du lịch có đủ điều kiện về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Kiến nghị thứ hai, nên xây dựng và áp dụng mô hình “Bong bóng du lịch” tại những địa điểm du
lịch cách biệt như các đảo và quần đảo du lịch tại Việt Nam ( Phú Quốc, Lý Sơn…), hoặc những địa
điểm được đánh giá là “ vùng xanh” ở trong nước. Các địa phương có đủ điều kiện về phòng chống
dịch bệnh có thể liên kết hợp tác với nhau áp dụng mô hình “Bong bóng du lịch” cho người dân ở
những địa phương đó có thể đi lại mà không cần thực hiện cách ly y tế. Việt Nam cũng có thể hợp
tác quốc tế với một số quốc gia có thể kiểm soát được dịch bệnh lân cận áp dụng mô hình này đưa
công dân hai nước qua lại mà không cần thực hiện các phương pháp cách ly phức tạp.

Kiến nghị cuối cùng mà nhóm đề xuất đó chính là tăng cường các biện pháp phòng chống dịch
bệnh, đảm bảo người dân đều được tiêm vaccine để có thể chống lại dịch bệnh. Bên cạnh đó, cần lên
kế hoạch sẵn sàng bất cứ khi nào dịch bệnh chuyển biến phức tạp, tránh để mất kiểm soát dịch bệnh.
Mục đích là để người dân yên tâm và tăng niềm tin sức khỏe cho người dân. Bởi khi người dân có
niềm tin vào sức khỏe, việc áp dụng mô hình “Bong bóng du lịch” ở nước ta sẽ khả thi hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Ahorsu, DKK; Lin, CYY; Imani, VV; Saffari, MM; Griffiths, MDD; Pakpour, AH
Nỗi sợ hãi về thang điểm COVID-19: Sự phát triển và xác nhận ban đầu. NS. J. Ment.
Chữa trị. Con nghiện. 2020, 27, 19. Tại:
https://link.springer.com/article/10.1007/s11469-020-00270-8
2. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021). Kịch bản nào cho du lịch sau đại dịch
lần thứ tư? Ban hành ngày 8 tháng 9 năm 2021 tại: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-
hoa/kich-ban-nao-cho-du-lich-sau-dai-dich-lan-thu-4-590361.html
3. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021). UNDP: Đại dịch Covid-19 thách thức
kinh tế nghiêm trọng với toàn cầu. Phát hành ngày 27 tháng 9 năm 2021 tại:

14
https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/undp-dai-dich-covid-19-thach-thuc-
kinh-te-nghiem-trong-voi-toan-cau-592159.html
4. Barlow, DH Làm sáng tỏ những bí ẩn của lo lắng và các rối loạn của nó từ quan điểm
của lý thuyết cảm xúc. Là. Psychol. 2000, 55, 1247.
[https://psycnet.apa.org/record/2000-14050-008]
5. Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2021). Bong bóng du lịch:
Tia sáng cho ngành du lịch Việt Nam cuối 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021 tại:
https://bvhttdl.gov.vn/bong-bong-du-lich-tia-sang-cho-nganh-du-lich-viet-nam-cuoi-
2021-20211006104701152.htm
6. De Hoog, NN; Stroebe, WW; de Wit, JB Quá trình xử lý thông tin liên lạc gây sợ hãi:
Cách xử lý thiên vị dẫn đến thuyết phục. Soc. Ảnh hưởng. 2008, 3, 84–113.
[https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/15534510802185836]
7. Gupta, M.; Mikkilineni, S. Tinh thần và sự gắn kết của nhân viên trong công việc .
Trong Sổ tay Palgrave về Tinh thần nơi làm việc và Sự hoàn thành; Dhiman, S., Roberts,
G., Crossman, J., Eds.; Palgrave Macmillan: Cham, Thụy Sĩ, 2018. Tại:
https://scholar.google.com/scholar_lookup?
title=Spirituality+and+Employee+Engagement+at+Work&author=Gupta,
+M.&author=Mikkilineni,+S.&publication_year=2018
8.  iamanhthai (2019), Cảm xúc và các hiểu phản ứng. Phát hành ngày 5 tháng 12 năm
2019 tại: https://nguyenbatuankiet.wordpress.com/2019/12/05/cam-xuc-cac-kieu-phan-
ung/
9. Jian Ming Luo, Chi Fung Lam. Travel Anxiety, Risk Attitude and Travel Intentions
towards “Travel Bubble” Destinations in Hong Kong: Effect of the Fear of COVID-19.
Xuất bản ngày 27 tháng 10 năm 2020 tại:https://www.mdpi.com/1660-
4601/17/21/7859/htm
10. Jo-Hung Yu, Hsiao-Hsien Lin, Yu-chih Lo, Kuan-Chieh Tseng, Chin-Hsien Hsu. Is
the Travel Bubble under COVID-19 a Feasible Idea or Not. Xuất bản 26 tháng 5 năm
2021 tại: https://www.mdpi.com/1660-4601/18/11/5717/htm#B60-ijerph-18-05717
11. Lương Phương Dung (2016). Sức khỏe là gì? Định nghĩa sức khỏe toàn diện? Phát
hành ngày 10 tháng 11 năm 2016 tại: https://suckhoe.vn/suc-khoe/suc-khoe-la-gi-dinh-
nghia-suc-khoe-toan-dien.html

15
12. N.T (Theo Reuters),2021. New Zealand và Australia thực hiện “bong bóng du lịch” từ
19-4 (3 trang). Phát hành ngày 06/04/2021, tại: https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/new-
zealand-va-australia-thuc-hien-bong-bong-du-lich-tu-19-4-641101/
13. Phân tích và đọc kết quả tương quan Pearson trong SPSS. Ngày đăng: 5 tháng 11 năm
2020 tại: https://xulydinhluong.com/phan-tich-tuong-quan-pearson-tren-spss/
14. Sarin, RKK; Weber, M. Mô hình giá trị rủi ro. Eur. J. Oper. Res. Năm 1993, 70, 135–
149 [https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/037722179390033J]
15. Thu Thảo (2021). New Zealand căng thẳng vì khách du lịch đến quá đông. Phát hành
ngày 20 tháng 3 năm 2017 tại: https://thanhnien.vn/new-zealand-cang-thang-vi-khach-
du-lich-den-qua-dong-post650687.html
16. Tổng cục du lịch - Viện nghiên cứu và phát triển (2021). Nhận định một số xu hướng
trong thời gian tới đối với ngành du lịch Việt Nam. Phát hành ngày 29 tháng 3 năm 2021
tại: http://itdr.org.vn/nghien_cuu/nhan-dinh-mot-so-xu-huong-trong-thoi-gian-toi-doi-
voi-nganh-du-lich-viet-nam/
17. Từ điển Tiếng Việt. Nhận thức là gì?.Tại: https://vtudien.com/viet-
viet/dictionary/nghia-cua-tu-nh%E1%BA%ADn%20th%E1%BB%A9c

Danh mục chữ viết tắt:

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa


1 UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
2 WHO Tổ chức Y tế Thế giới
3 FEA Nhân tố khám phá
4 CFA Nhân tố khẳng định
5 AVE Phương sai trung bình được trích xuất
6 RMSEA Xác định mức độ phù hợp của mô hình so với tổng thể
7 SEM Mô hình hệ phương trình cấu trúc
8 GFI Chỉ số độ tốt của sự phù hợp
9 CFI Chỉ số phù hợp so sánh
10 SQRT(AVE) Các giá trị phân biệt phương sai trung bình

16

You might also like