You are on page 1of 7

Họ và tên: Đinh Việt Anh

MSSV: 19021217

1, Tính duy nhất của sản phẩm/dịch vụ của dự án được hiểu như thế nào?
- Tính duy nhất của sản phẩm/dịch vụ của dự án có nghĩa là sản phẩm/dịch vụ đó có
những sự khác biệt về đặc điểm, tính năng so với các sản phẩm/dịch vụ tương tự đã
tồn tại trước đó.

2, Bộ ba ràng buộc ( scope, time and cost) được áp dụng để làm gì?
- Mọi dự án đều có sự ràng buộc cơ bản, có tính quy luật. Đó là ràng buộc giữa:
+ Phạm vi( scope): Những công việc và quy trình có liên quan để đạt được
mục tiêu mà dự án đã đề ra
+ Thời gian( time): Thời gian bắt đầu đến thời gian kết thúc của dự án
+ Kinh phí( cost): Kinh phí về nguồn lực để thực hiện các công việc của dự
án

- Bộ ba ràng buộc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi một trong ba yếu tố trên
thay đổi theo hướng tăng lên thì hai yếu tố còn lại sẽ tăng theo tỷ lệ tương ứng và
ngược lại. Ví dụ như chủ đầu tư muốn giảm thời gian phát triển dự án thì ta cần
phân tích lại phạm vi dự án, xác định những tính năng cốt lõi, cắt bỏ đi những tính
năng hiếm khi sử dụng , chi phí dự án cũng sẽ giảm theo.

- Nhà quản lý dự án dựa vào bộ ba ràng buộc này để có được những dẫn chứng, con
số cơ sở, đáng tin cậy cho việc phát triển dự án.Từ đó hành động, thương lượng với
những yêu cầu của chủ đầu tư và khách hàng.

3, Tại sao cần quản lý dự án?


- Ta cần quản lý dự án để:
+ Tăng khả năng thành công dự án
+ Tránh xung đột giữa các thành viên trong dự án với chủ đầu tư và khách hàng
+ Đảm bảo có một kế hoạch đúng đắn để thực hiện mục tiêu của dự án
+ Kiểm soát tốt các nguồn lực cho dự án: chi phí, thời gian, con người và máy
móc trang thiết bị
+ Đảm bảo đúng người đúng việc, làm việc đúng mục tiêu đề ra, tránh sự mơ hồ
và không tập trung. Nâng cao tinh thần làm việc, phối hợp của các thành viên
trong dự án, tránh xảy ra các xung đột giữa các thành viên.
+ Tiến độ của dự án luôn được theo dõi và báo cáo liên tục để đảm bảo tiến độ
như đã cam kết.
+ Thời gian triển khai dự án ngắn hơn, giảm chi phí, chất lượng cao hơn và tăng
độ tin cậy của sản phẩm/dịch vụ
+ Quản lý các rủi ro của dự án, từ đó có các biện pháp phòng tránh rủi ro
+ Cải thiện mối quan hệ với chủ đầu tư và khách hàng. Chủ đầu tư và khách hàng
có thể theo dõi được những gì đang được triển khai trong dự án có đúng với
mục tiêu ban đầu đề ra của họ chưa.
+ Rút ra được những bài học từ những thành công và thất bại của các dự án trong
quá khứ.
4, Tại sao nói quản lý dự án là quản lý tích hợp?
- Khi triển khai dự án, chúng ta sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến chín miền
tri thức khác nhau vì vậy cần tích hợp các miền tri thức này trong một quy trình
quản lý dự án thống nhất. Chín miền tri thức gồm:
+ Quản lý phạm vi của dự án
+ Quản lý chi phí
+ Quản lý chất lượng
+ Quản lý nguồn nhân lực dự án
+ Quản lý giao tiếp
+ Quản lý rủi ro
+ Quản lý mua sắm dự án
+ Quản lý các bên liên quan dự án

5, Mô tả 3 định nghĩa về dự án thành công. Phân biệt 3 định nghĩa này


- 3 định nghĩa về dự án thành công:
+ Định nghĩa 1: Dự án được gọi là dự án thành công khi đạt được các công
việc được mô tả trong phạm vi dự án, kinh phí và thời gian dự kiến. Đây là
tiêu chí dựa vào bộ ba ràng buộc của dự án. Khi kết thúc dự án, nếu như ta
đạt được phạm vi dự án, thời gian hoàn thành trong thời hạn quy định và
kinh phí bỏ ra không vượt quá kinh phí dự kiến thì dự án xem như thành
công.

+ Định nghĩa 2: Dự án được gọi là dự án thành công nếu đạt được sự hài lòng
của chủ đầu tư và khách hàng. Trong nhiều trường hợp, để đạt được sự hài
lòng của chủ đầu tư và khách hàng, ngoài đạt được bộ ba ràng buộc của dự
án thì phong cách làm việc chuyên nghiệp, cách giao tiếp, hỗ trợ của nhóm
phát triển dự án tạo nên những yếu tố cần thiết để làm cho chủ đầu tư và
khách hàng hài lòng. Tuy nhiên, có một số dự án không hoàn toàn đạt được
mục tiêu về phạm vi, kinh phí và dự án vẫn đạt được sự hài lòng của chủ
đầu tư và khách hàng

+ Định nghĩa 3: Dự án được gọi là dự án thành công nếu đạt được sự hài lòng
của tất cả các bên liên quan với dự án( chủ đầu tư, khách hàng, lãnh đạo
công ty, thành viên trong nhóm dự án, etc) ( Định nghĩa này chứa định nghĩa
2). Đây là mục tiêu lý tưởng mà mọi dự án đều hướng đến và là mục tiêu
của quản lý dự án

6, Program là gì? Project Portfolio là gì? Sự khác biệt giữa chúng?


- Chương trình dự án là một tập các dự án có liên quan đến nhau được quản lý theo
nhóm để thu được lợi ích và quyền kiểm soát chung mà nếu quản lý riêng lẻ thì sẽ
không đạt được.
- Danh mục dự án là tập các dự án hoặc chương trình dự án được tổ chức nhằm hiện
thực hoá một hoặc một số mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Chươnh trình dự án Danh mục dự án
Phạm vi quản lý Một nhóm các dự án có liên Một nhóm các dự án hoặc
quan đến nhau, được quản chương trình dự án có thể liên
lý bởi nhà quảng lý chương quan hoặc không liên quan
trình dự án đến nhau, được quản lý bởi
nhà quản lý danh mục dự án
Thời gian hoàn Tổng thời gian của các dự Không có thời gian hoàn
thành án được quản lý thành. Bản thân các chương
trình dự án và dự án bên trong
danh mục dự án sẽ tự có thời
gian hoành thành
Nhiệm vụ chính - Đảm bảo các dư án đúng - Lựa chọn đúng các chương
tiến độ và thời gian trình dự án và dự án
- Đảm bảo các bên liên - Tối ưu hoá chi phí, nguồn
quan biết những gì họ đang lực
làm - Tối đa hoá lợi nhuận của tổ
chức

7, Mô tả 11 kỹ năng cần thiết


- Kỹ năng con người: Kỹ năng tối thiểu của một con người cần có như là kỹ năng
giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết), kỹ năng trình bày, truyền tải ý tưởng, cách đối xử,
tôn trọng người khác, etc. Đây là kỹ năng để hình thành một con người có trách
nhiệm. Để rèn luyện kỹ năng này:
+ Học thêm ngoại ngữ
+ Đọc thêm sách, học thêm những kiến thức mới từ các phương tiện truyền
thông để mở mang thêm nhiều lĩnh vực khác.
+ Tập ghi chép thông tin một cách cụ thể, khoa học.
+ Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân của mình với một vấn đề được đem
ra thảo luận trong môi trường làm việc tập thể.

- Kỹ năng lãnh đạo: Thực hiện những biện pháp nghệ thuật để cấp dưới của mình suy
nghĩ, tư duy giống mình. Khi suy nghĩ, tầm nhìn cùng một hướng thì mọi người sẽ
tự nguyện hành đồng cùng một hướng, vì mục tiêu chung của dự án. Để rèn luyện
kỹ năng này cần:
+ Khi tham gia những hoạt động tập thể, cần tự tin, mạnh dạn xung phong
làm trưởng nhóm. Đây là những môi trường tốt để ta bắt đầu ta tập làm
quen dần với việc lãnh đạo, rút ra những bài học cho tương lai sau này.
+ Tham gia các khoá học quản lý và lãnh đạo ngắn hạn
+ Khi các thành viên gặp khó khăn trong công việc được giao, nhà quản
lý cần đưa ra các giải pháp hiệu quả dựa trên chuyên môn và kinh
nghiệm của mình. Vì thế, nhà quản lý cần có kỹ năng rèn luyện kỹ năng
chuyên môn của mình một cách xuất sắc. Đây cũng là cách để gây dựng
niềm tin của thành viên dành cho mình
+ Học hỏi các kỹ năng lãnh đạo từ những nhà quản lý dự án, các nhà lãnh
đạo khác.
- Kỹ năng thương lượng : Nhà quản lý dự án cần có kỹ năng thương lượng giỏi để
trao đổi, thảo luận với các bên liên quan đến dự án về những sự quan tâm chung và
những điểm còn bất đồng để đi đến việc thống nhất một thoả thuận. Ví dụ như:
thương lượng về thời gian hoàn thành dự án, kinh phí cần làm dự án, etc. Để rèn
luyện kỹ năng này cần:
+ Rèn luyện khả năng giao tiếp
+ Tập thói quen luôn chuẩn bị, thu thập đầy đủ thông tin cho những vấn
đề cần thảo luận, đơn giản như tìm hiểu bài mới trước khi đến lớp học,
etc. Phải có những cơ sở, thông tin đáng tin cậy thì ta mới có thể thương
lượng được với khách hàng.
+ Tập nhìn nhận những gì được phép làm, không được phép làm trong một
vấn đề cụ thể. Điều này giúp ta nhận ra những điều nào sẽ cần được
thương lượng, những điều nào sẽ không thương lượng.
+ Học cách kiểm soát cảm xúc của mình và nhìn ra được cảm xúc của đối
tác để đảm bảo cuộc thương lượng không đổ bể, đi chệch hướng

- Kỹ năng lắng nghe: Là sự thấu hiểu, chia sẻ với mọi người. Nhà quản lý dự án cần
lắng nghe để có thông tin, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời cho
dự án. Nhà dự án cần thực hiện những biện pháp nghệ thuật để những thành viên
trong dự án luôn chia sẻ và cung cấp những thông tin chính xác cho mình. Để rèn
luyện kỹ năng này cần:
+ Tập dần cho bản thân mình thói quen lắng nghe, quan sát người đang
nói thay vì đợi đến lượt mình để nói để hiểu thông tin mà người khác
đang truyền đạt và đồng thời thể hiện sự tôn trọng của mình dành cho
họ
+ Tập đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của họ để hiểu, chia sẻ và cảm thông
những gì mà người nói đang phải đối mặt
+ Không ngắt lời người nói khi có thắc mắc, cần chờ đến thời gian tạm
dừng để đặt ra những câu hỏi. Những câu hỏi cần phải đúng chủ đề.
+ Tập thói quen phản hồi lại người nói bằng những cử chỉ hay lời nói để
người nói biết rằng họ biết rằng ta vẫn đang tích cực lắng nghe.

- Chính trực, đạo đức và nhất quán: Nhà quản lý dự án phải là con ngươi tốt, chính
trực, có trách nhiệm với công việc, hành động đẹp, chuẩn mực và nhất quán. Để rèn
luyện kỹ năng này cần:
+ Luôn tuân thủ những quy định trong môi trường làm việc, tuân thủ pháp
luật
+ Biết phân biệt đúng, sai, điều nào nên làm, điều nào không nên làm
+ Biết nhận lỗi khi gây ra hậu quả
+ Nói phải đi đôi với làm

- Xây dựng niềm tin: Nhà quản lý phải là người được mọi người tin cậy. Niềm tin
phải được xây dựng thông qua lời nói, hành động trong một quá trình sống và làm
việc chứ không phải thông qua bắt ép. Để rèn luyện kỹ năng này cần:
+ Có trách nhiệm với những quyết định của mình
+ Rèn luyện kỹ năng chuyên môn thật tốt
+ Hành động trung thực với lời nói
+ Học cách giao tiếp tốt
+ Giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình
+ Không ngại đánh giá, thừa nhận những đóng góp, thành tựu của mọi
người xung quanh
+ Tôn trọng mọi người xung quanh

- Giao tiếp bằng lời nói: Nhà quản lý có khả năng sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ
cơ thể để truyền tải, trao đổi thông tin, bày tỏ những ý tưởng sao cho việc tương tác
với người khác đạt hiệu quả. Để rèn luyện kỹ năng này:
+ Mạnh dạn trao đổi những vấn đề có liên quan đến học tập, công việc với
mọi người xung quanh
+ Tham gia các khoá học về giao tiếp ngắn hạn
+ Học thêm ngoại ngữ
+ Tập cách lắng nghe để hiểu vấn đề cần giao tiếp

- Xây dựng nhóm dự án: Là khả năng tạo lập, dẫn dắt một nhóm để đạt được hiệu
quả công việc. Nhà quản lý dự án cần xây dựng mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
của nhóm, hiểu rõ năng lực của từng thành viên trong nhóm để giao đúng việc cho
đúng người, luôn tin tưởng, lắng nghe và chia sẻ với mọi người. Để rèn luyện kỹ
năng này cần:
+ Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, khả năng truyền đạt
+ Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác
+ Không ngại đánh giá, công nhận những đóng góp, thành quả của người
khác
+ Tập cho mình thói quen quan tâm đến người khác để biết được tính cách,
điểm mạnh và điểm yếu của từng người

- Quản lý xung đột: Quản lý xung đột giữa các bên liên quan, cần phải lường trước
được những xung đột để ngăn chặn, không cho phép nó xảy ra.Nếu như những cung
đột này xảy ra thì cần có những biện pháp để giải quyết các xung đột này sao cho
hiệu quả. Để rèn luyện kỹ năng này cần:
+ Khi tham gia quản lý một tập thể nào đó, cần phải tìm hiểu tính cách,
điểm mạnh, điểm yếu của từng người để từ đó sắp xếp công việc một
cách phù hợp.
+ Khi có những xung đột xảy ra, ta cần đưa ra những lời nói nhằm xoa dịu
lại tình hình
+ Lắng nghe những người liên quan đến mâu thuẫn, từ đó có một cái nhìn
khách quan, để phân tích tìm ra được nguyên nhân. Từ đó có biện pháp
khắc phục
+ Không đưa cảm xúc vào trong việc giải quyết xung đột
+ Luôn tìm cách hướng tới những giải pháp đôi bên cùng có lợi bởi trong
công việc khi xảy ra xung đột thì dự án sẽ chịu những thiệt hại nhất định

- Tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề: Nhà quản lý phải có tư duy phản
biện để xác định được vấn đề, xem xét vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau. Từ
đó cùng với các thành viên trong nhóm dự án đề xuất các giải pháp theo nhiều cách
khác nhau và lựa chọn giải pháp phù hợp cho vấn đề. Để rèn luyện kỹ năng này
cần:
+ Học cách lắng nghe, luôn nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau.
+ Tham gia các cuộc thi về phản biện
+ Luôn sẵn sàng bày tỏ quan điểm của mình với một vấn đề trước mọi
người xung quanh
+ Lắng nghe, tiếp thu đóng góp từ mọi người xung quanh để từ đó đưa ra
được những giải pháp phù hợp cho từng vấn đề
+ Rèn luyện kỹ năng chuyên môn tốt để có thể đưa ra được những giải
pháp phù hợp cho từng vấn đề.

- Hiểu và cân bằng ưu tiên của các công việc : Dự án chỉ có nguồn lực hạn chế (tiền,
thời gian, con người) và thường nguồn lực không đủ để thực hết tất cả các công
việc. Nhà quản lý phải biết sắp xếp, ưu tiên những công việc cần thiết phải lên trước
để phân bổ nguồn lực sao cho hợp lý. Để rèn luyện cần:
+ Học cách sử dụng những nguồn lực có sẵn để giải quyết những vấn đề.
Ví dụ như: Khi làm bài kiểm tra cần phân bổ thời gian cho hợp lý để giải
quyết những câu hỏi dễ trước khi làm những câu hỏi khó. Hay khi sống
tự lập cần biết chi tiêu những gì cho hợp lý.
+ Tạo lập thói quen sinh hoạt điều độ, sắp xếp các công việc trong cuộc
sống một cách hợp lý để tạo tiền đề cho việc cân bằng công việc trong
dự án.
8, PMI Code of Ethics and Professional Conduct
- Hành vi đạo đức đối với nghề quản lý dự án là:
+ Trách nhiệm( responsibility): có trách nhiệm với những các quyết định, hành
động đã thực hiện dù có để lại hậu quả hay không.

Ví dụ: Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN xây dựng một phần mềm quản lý
thông tin của giảng viên. Trong quá trình xây dựng phần mềm, nhà phát triển dự
án được trường gửi một số dữ liệu của giảng viên với mục đích test phần mềm.
Nhà quản lý dự án cần có trách nhiệm bảo mật những thông tin đã được giao phó
này.

+ Tôn trọng( respect): Tôn trọng bản thân, người khác và các nguồn lực được giao
phó cho chúng ta.

Ví dụ: Tôn trọng quy định của công ty, tôn trọng không gian làm việc của mọi
người trong công ty. Trong cuộc họp, khi các thành viên trong nhóm đưa ra ý
kiến, cần tôn trọng, lắng nghe hết ý kiến trước khi có sự phản biện.

+ Công bằng( fairness): đưa ra các quyết định, hành động một cách công bằng,
khách quan. Không có những những hành động tư lợi, thiên vị

Ví dụ: Đánh giá công bằng công sức đóng góp của các thành viên trong nhóm đã
bỏ ra trong dự án, không phủ nhận, đánh giá sai đóng góp của một vài người vì
các cảm xúc cá nhân.

+ Trung thực( honesty): để hiểu sự thật và hành động một cách trung thực cả trong
giao tiếp và ứng xử.
Ví dụ: Một dự án cần hoành thành trong vòng một năm, và cứ mỗi hai tháng nhóm
phát triển phải cho ra một bản release theo đúng tiến độ đã đề ra. Tuy nhiên, khi
đến hạn bàn giao sản phẩm release cho chủ đầu tư và khách hàng lần đầu thứ nhất,
nhà quản lý dự án nhận ra dự án đang chậm 2 tuần so với tiến độ. Lúc này, nhà
quản lý dự án cần trung thực báo cáo tình hình hiện tại của dự án đồng thời trình
bày các giải pháp, hành động thực hiện các vấn đề còn tồn đọng để đưa dự án về
đúng tiến độ để cho chủ đầu tư và khách hàng tin tưởng.

You might also like