You are on page 1of 12

BÀI TẬP

BÀI 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI DNA

A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một trong những đặc điểm của mã di truyền là
A. không có tính thoái hoá. B. mã bộ ba.
C. không có tính phổ biến. D. không có tính đặc hiệu.

Câu 2: Theo trình tự từ đầu 3' đến 5' của mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự
nuclêôtit:
A. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa. B. vùng mã hoá, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
C. vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa. D. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.

Câu 3: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số
nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 40%. B. 20%. C. 30%. D. 10%.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản).
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái hoá. B. Mã di truyền là mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.

Câu 6: Cho các enzim sau: ARN pôlimeraza, restrictaza, ligaza, ADN pôlimeraza và amilaza.
Các enzim được dùng để cắt và nối ADN của tế bào cho với ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo
nên ADN tái tổ hợp là
A. ARN pôlimeraza và restrictaza. B. ligaza và ADN pôlimeraza.
C. ADN pôlimeraza và amilaza. D. restrictaza và ligaza.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN (tái bản ADN)?
A. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó
1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn.
B. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.
C. Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’-5’.

Câu 8: Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ADN là
A. 6. B. 32. C. 25. D. 64.

Câu 9: Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 ăngxtrông có số nuclêôtit là
A. 3000. B. 1500. C. 6000. D. 4500.

Câu 10: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nào sau đây có vai trò lắp ráp các nuclêôtit tự do theo
nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn để tạo mạch ADN mới?
A. Ligaza. B. Amilaza. C. Restrictaza. D. ADN pôlimeraza.

1
Câu 11: Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây là mã mở đầu với chức năng khởi đầu dịch mã và
mã hoá axit amin mêtiônin?
A. AUG. B. UAA. C. UAG. D. UGA.

Câu 12: Trong gen cấu trúc của sinh vật nhân thực, các đoạn êxôn
A. mang tín hiệu kết thúc phiên mã. B. mang tín hiệu khởi đầu phiên mã.
C. mang tín hiệu khởi đầu dịch mã. D. mang thông tin mã hóa các axit amin.

Câu 13: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = 600 và G = 300. Tổng số
nuclêôtit của gen này là
A. 1800. B. 2100. C. 3600. D. 900.

Câu 14: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là:
3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'. B. 5'...GGXXAATGGGGA...3'.
C. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'. D. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.

Câu 15. Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?


A. Vì số nu ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của mỗi chuỗi polipeptit.
B. Vì số nu ở 2 mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của mỗi chuỗi polipeptit.
C. Vì số mã bộ 1 và mã bộ 2 không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
D. Vì 3 nu mã hóa cho 1 axit amin thì số tổ hợp sẽ là 64, vừa đủ 3 đề mã hóa cho hơn 20 loại axit
amin.

Câu 16. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là?
A. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo hai hướng ngược nhau.
B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có 1 ADN giống với ADN mẹ, còn ADN kia có
cấu trúc đã thay đổi.
C. Hai ADN được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu.
D. Trong hai ADN mới được hình thành, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và 1 mạch mới được tổng hợp.

Câu 17. Mỗi axit amin trong protein được mã hóa trên gen dưới dạng:
A. Mã bộ một B.Mã bộ hai C.Mã bộ ba D.Mã bộ bốn

Câu 18. Số mã bộ ba mã hóa cho các axit amin là:


A. 64 B. 46 C.61 D.16

Câu 19. Gen là gì?


A. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định
(chuỗi polipeptit hay ADN).
B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một chuỗi polipeptit.
C. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định
(chuỗi polipeptit hay ARN).
D. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin di truyền mã hóa cho một chuỗi polipeptit.

Câu 20. Việc nối kín các đoạn Okazaki để tạo nên 1 mạch đơn hoàn chỉnh được thực hiện nhờ enzim:
A. Helicaza B. ADN polimeraza C.ARN polimeraza D.Ligaza.

Câu 21. Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi của AND ở sinh vật nhân thực xảy ra ở đâu và vào thời gian
nào?
A. Trong nhân, vào kì đầu. C.Trong nhân, vào kì trung gian.
B. Trong tế bào chất, vào kì giữa. D.Trong tế bào chất, vào kì đầu.

2
Câu 22. Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
A. Tính phổ biến. B. Tính đặc hiệu. C.Tính thoái hóa. D.Tính liên tục.

Câu 23. Bộ ba nào qui định tín hiệu kết thúc trên mARN?
A. UAX, UAG, UGX. C. AUG, UXA, UAG.
B. UAA, UAG, UGA. D. AUG, UAA, UGA.

Câu 24. Mã thoái hóa là hiện tượng:


A. Một mã bộ ba mã hóa nhiều axit amin.
B. Các bộ ba có tính đặc hiệu.
C. Các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau.
D. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin.

Câu 25. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế nhân đôi cua ADN?
A. A liên kết với T, G liên kết với X.
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G.
C. A liên kết với U, G liên kết với X.
D. A liên kết với X, G liên kết với T.

Câu 26. Đặc điểm nào sau đây là không đúng với mã di truyền?
A. Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau qui định 1 axit amin.
B. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nu không gối lên nhau.
C. Mã di truyền mang tính chất đặc hiệu, mỗi loài sinh vật đều có 1 bộ mã di truyền riêng.
D. Mã di truyền mang tính chất thoái hóa, nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 axit amin.

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Câu 1. Một đoạn ADN có 3000 nu tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì cần môi trường nội bào cung cấp bao
nhiêu nu tự do?
Câu 2. Gen A có 3000 nu và có 3900 liên kết hidro, tính tổng số nu từng loại trong gen con.
Câu 3. Một gen có chiều dài 408 nm. Gen này nhân đôi liên tiếp 4 đợt. Nu loại G chiếm 20% số nu
của cả gen.
a. Số nu môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi là bao nhiêu?
b. Số liên kết hidro của gen này là bao nhiêu? (1 nm = 10 Å).
Câu 4. Một gen có 480 adenin và 3120 liên kết hidro. Gen đó có số lượng nu là bao nhiêu?
Câu 5. Một gen dài 5100 Å có 3900 liên kết hidro, nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nu tự do mỗi loại cần
môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu?
Câu 6. Một gen thực hiện nhân đôi 4 lần thì số gen con tạo thành được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên
liệu do môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu?
Câu 7. Một phân tử ADN của tế bào nhân thực có hiệu số %G với nuclêôtit không bổ sung bằng
20%N, biết G bằng 10500 nuclêôtit. Giả thiết ADN trên nhân đôi 4 lần. Hãy xác định:
a. Số nu từng loại chứa trong phân tử ADN này.
b. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của ADN.
c. Số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit trong quá trình nhân đôi ADN.
d. Số liên kết hiđrô trong 1 phân tử ADN và trong tất cả phân tử ADN con.

BÀI TẬP
BÀI 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

A. TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT

3
Câu 1: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là
A. mARN. B. ADN. C. rARN. D. tARN.

Câu 2: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt
động. Các ribôxôm này được gọi là
A. pôliribôxôm. B. pôlinuclêôxôm. C. pôlinuclêôtit. D. pôlipeptit.

Câu 3: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi
pôlipeptit.
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN.
A. (1), (3). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (4).

Câu 4: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử
mARN được phiên mã từ gen này là
A. 5'GXU3'. B. 5'UXG3'. C. 5'GXT3'. D. 5'XGU3'.

Câu 5: Đơn phân của prôtêin là


A. axit amin. B. nuclêôtit. C. axit béo. D. nuclêôxôm.

Câu 6: Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã diễn ra


A. trong lizôxôm. B. trong nhân tế bào. C. trong tế bào chất. D. trên màng sinh
chất.

Câu 7: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân của phân tử ARN?
A. Xitôzin. B. Guanin. C. Ađênin. D. Timin.

Câu 8: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. tARN. B. rARN. C. ADN. D. mARN.

Câu 9: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa gen và tính trạng ở sinh vật nhân thực?
A. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
B. Pôlipeptit → mARN → Gen (ADN) → Prôtêin → Tính trạng.
C. mARN → Gen (ADN) → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
D. Gen (ADN) → mARN → Prôtêin → Pôlipeptit → Tính trạng.

Câu 10. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là:
A. A liên lết với T, G liên kết với X. B. A liên kết với U, G liên kết với X.
C. A liên kết với G, T liên kết với X. D. A liên kết với X, G liên kết với T.

Câu 11. Chuỗi pôlipeptit được tổng hợp ở tế bào nhân thực được mở đầu bằng axit amin:
A. triptôphan. B. mêtiônin. C. prôlin. D. foocmin mêtiônin.

Câu 12. Hoạt động nào không đúng đối với ARN polimeraza thực hiện phiên mã?
A. Mở đầu quá trình phiên mã, ARN polimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn.
B. ARN polimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch ARN bổ sung với mạch khuôn 3’-5’của ADN.
C. Các ribonu liên kết với mạch khuôn theo nguyên tắc bán bảo toàn A-U, T-A, G-X, X-G.
D. ARN polimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được
giải phóng.

4
Câu 13. Quá trình dịch mã kết thúc khi:
A. Riboxom rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do gồm 2 tiểu phần nhỏ và lớn.
B. Riboxom di chuyển đến bộ ba AUG.
C. Riboxom tiếp xúc với 1 trong 3 bộ ba UAA, UAG, UGA.
D. Riboxom tiếp xúc với bộ ba UAA.

Câu 14. Poliriboxom là gì?


A. Nhiều riboxom cùng thực hiện dịch mã trên 1 phân tử mARN.
B. Nhiều phân tử mARN được dịch mã bởi cùng 1 riboxom.
C. Nhiều riboxom cùng thực hiện phiên mã trên 1 phân tử ADN.
D. Nhiều phân tử ADN được dịch mã bởi cùng 1 riboxom

Câu 15. Riboxom dịch chuyển trên mARN như thế nào?
A. Riboxom dịch chuyển qua từng nu một trên mARN.
B. Riboxom dịch chuyển qua từng bộ ba trên mARN.
C. Riboxom dịch chuyển qua từng bộ hai trên mARN.
D. Riboxom dịch chuyển qua từng bộ bốn trên mARN.

Câu 16. Mã di truyền được đọc theo chiều nào?


A. 5’-3’ B. 3’-5’ C. Theo cả hai chiều 5’-3’ và 3’-5’ D. Tùy thuộc vị trí của mã
mở đầu

Câu 17. Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli diễn ra ở:


A. Tế bào chất B. Nhân C. Ti thể D. Riboxom

Câu 18. Quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực diễn ra ở:


A. Tế bào chất B. Nhân C. Ti thể D. Riboxom

Câu 19. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang ARN mạch đơn là quá trình:
A. Di truyền. B. Phiên mã C. Dịch mã D. Tự nhân đôi.

Câu 20. Ở tế bào nhân thực, ARN sau khi tổng hợp phải trải qua quá trình:
A. Cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau. B. Cắt bỏ exon, nối các intron lại với nhau.
C. Cắt bỏ phân nửa chiều dài mARN. D. Cắt bỏ phần đầu và phần cuối của mARN.

Câu 21. Chuỗi pôlipeptit được tổng hợp ở tế bào nhân sơ được mở đầu bằng axit amin:
A. triptôphan. B. mêtiônin. C. prôlin. D. foocmin mêtiônin.

B. TRẮC NGIỆM BÀI TẬP


Câu 1. Cho biết các codon mã hóa axit amin tương ứng như sau: GGG-Gly, XXX-Pro, GXU-Ala,
XGA-Arg, UXG-Ser. Một đoạn mạch gốc của gen ở vi khuẩn có trình tự các nu là
5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axit
amin thì trình tự các axit amin đó là:
A.Pro-Gly-Ser-Ala. B.Ser-Ala-Gly-Pro.
C.Gly-Pro-Ser-Arg. D.Ser-Arg-Pro-Gly.

Câu 2. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi
khuẩn này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra
bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân toàn chứa N14.
A.30 B.8 C.16 D.32

5
Câu 3. Một phân tử mARN dài 2040 Å được tách ra từ vi khuẩn E.coli có tỷ lệ các loại nu A,G,U,X lần
lượt là 20%, 15%, 40%, 25%. Người ta sử dụng mARN này làm khuôn tổng hợp nhân tạo một đoạn
DNA có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nucleotit mỗi đoạn cần
phải cung cấp cho quá trình tổng hợp đoạn DNA nói trên là:
A.G=X=280; A=T=320. B.G=X=320; A=T=280.
C.G=X=360; A=T=240. D.G=X=240; A=T=360.

Câu 4. Một gen của thực vật gồm 150 chu kì xoắn (mỗi chu kì xoắn chứa 10 cặp nu), có tỉ lệ các
nucleotit trên mạch gốc là A:T:G:X=1:1:1:2, số nucleotit loại X của ARN trưởng thành được tổng hợp
từ gen trên là:
A.300 B.480 C.240 D.600

Câu 5. Một gen của vi khuẩn tiến hành phiên mã đã cần môi trường cung cấp 900U, 1200G, 1500A,
900X. Biết phân tử này có tổng số 1500 đơn phân. Số phân tử mARN được tạo ra:
A.3 B.2 C.1 D.5

Câu 6. Một phân tử ARN ở vi khuẩn sau quá trình phiên mã có 15%A, 20%G, 30%U, 35%X. Hãy cho
biết đoạn phân tử DNA sợi kép mã hóa ARN này có thành phần như thế nào?
A.15%T, 20%X, 30%A, 35%G. B.15%G, 30%X, 20%A, 35%T.
C.17,5%G, 17,5%X, 32,5%A, 32,5%T. D.22,5%T, 22,5%A, 27,5%G, 27,5%X.

Câu 7. Một gen đột biến mã hóa cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 198 axit amin. Phân tử mARN
được tổng hợp từ gen đột biến nói trên có tỉ lệ A:U:G:X lần lượt là 1:2:3:4. Số lượng nu trên phân tử
mARN này là bao nhiêu?
A.60A, 180U, 120G, 260X. B.180G, 240X, 120U, 60A.
C.40A. 80U, 120G, 260X. D.240A, 180U, 120G, 60X.

Câu 8. Vùng mã hóa của gen dày 0,918 µm (1µm = 10-4 Å). Tổng số nucleotit trong các đoạn intron là
3000. Gen phiên mã 2 lần, mỗi sản phẩm đều dịch mã 3 lần. Số axit amin môi trường nội bào cung cấp
cho quá trình dịch mã từ tất cả các mARN là:
A.2994. B.2388. C.2394. D.2988.

Câu 9. Một gen ở vi khuẩn có 90 chu kì xoắn. Gen phiên mã một lần tạo mARN, trên mARN có 5
riboxom trượt dịch mã 1 lần. Số phân tử H2O được giải phóng trong quá trình dịch mã là:
A.1495. B.1490. C.1500. D.1485.

Câu 10. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa cho các axit amin tương tứng là: 5’XUG3’-Leu,
5’GUX3’-Val, 5’AXG3’-Thr, 5’GXẢ’-Ala. Từ đoạn mạch gốc chứa 4 mã di truyền của một gen không
phân mảnh có trình tự đơn phân 5’XAGXGTGAXXAG3’ phiên mã tổng hợp đoạn mARN. Theo
nguyên tắc dịch mã thì từ đoạn mARN này sẽ tổng hợp được đoạn polipeptit có trình tự các axit aminlà:
A.Val-Ala-Leu-Val. B.Val-Ala-Leu-Thr.
C.Leu-Val-Thr-Val. D.Leu-Val-Thr-Leu.

BÀI TẬP
BÀI 3. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
Câu 1. Thứ tự sắp xếp các vùng chức năng của một Operon là:
A. Vùng khởi động, vùng vận hành, vùng mã hóa gen cấu trúc.
B. Vùng vận hành, vùng khởi động, vùng mã hóa gen cấu trúc.
C. Vùng mã hóa gen cấu trúc, vùng mã hóa gen điều hòa, vùng khởi động.
D. Vùng vận hành, vùng mã hóa gen cấu trúc, vùng khởi động.

6
Câu 2. Theo cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac ở E.coli, gen cấu trúc sẽ không phiên mã khi
môi trường tế bào:
A. Không có chất cảm ứng lactozo. C. Không có chất ức chế.
B. Có chất cảm ứng lactozo. D. Có chất ức chế.

Câu 3. Hoạt động của Operon chịu sự điều khiển của:


A.Vùng vận hành (O). C.Vùng khởi động (P).
B.Vùng mã hóa gen cấu trúc. D. Gen điều hòa (R).

Câu 4. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac ở E.coli, lactozo giữ vai trò:
A. Chất ức chế. B.Chất cảm ứng.
C.Chất điều hòa. D. Chất xúc tác.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Điều hòa hoạt động gen được hiểu là gen có phiên mã và dịch mã hay không.
B. Vùng vận hành nằm trước gen cấu trúc là vị trí tương tác với chất ức chế.
C. Vùng khởi động nằm sau vùng vận hành, đó là vị trí tương tác với ARN - polimeraza để khởi đầu
phiên mã.
D. Gen điều hòa (R) tổng hợp protein ức chế gắn vào vùng vận hành, do đó gen cấu trúc ở trạng thái bị
ức chế.

Câu 6. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của O.Lac ở E.coli, protein ức chế do gen điều hòa tổng hợp
có chức năng:
A. Gắn vào vùng vận hành (O) làm ức chế sự phiên mã của các gen cấu trúc.
B. Gắn vào vùng khởi động (P) làm ức chế sự phiên mã của các gen cấu trúc.
C. Gắn vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã của gen cấu trúc.
D. Gắn vào vùng vận hành (O) để khởi động quá trình phiên mã của gen cấu trúc.

Câu 7. Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá và vùng kết thúc.
Vùng mã hoá:
A. mang thông tin mã hoá các axit amin.
B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã.
D. mang tín hiệu kết thúc dịch mã.

Câu 8. Trong gen cấu trúc của sinh vật nhân thực, các đoạn êxôn
A. mang tín hiệu kết thúc phiên mã. B. mang tín hiệu khởi đầu phiên mã.
C. mang tín hiệu khởi đầu dịch mã. D. mang thông tin mã hóa các axit amin.

Câu 9. Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã diễn ra


A. trong lizôxôm. B. trong nhân tế bào.
C. trong tế bào chất. D. trên màng sinh chất.

Câu 10. Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều
có chung nguồn gốc là
A. tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền.
B. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống.

7
C. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
D. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau.

Câu 11. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai?
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch mới
theo chiều 3’ → 5’.
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của
ADN ban đầu.
A. (2), (4). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (4).

Câu 12.
Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường
không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của
nó.
B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường
lactôzơ.

Câu 13. Trong điều hòa hoạt động gen ở Operon Lac ở E.coli, đường lactozo có vai trò:
A.Hoạt hóa enzim RNA polimeraza.
B.Ức chế gen điều hòa, ngăn cản tổng hợp protein ức chế.
C.Vô hiệu hóa protein ức chế, giải phóng gen vận hành.
D.Giải ức chế và kích thích hoạt động phiên mã của gen cấu trúc.

Câu 14. Theo mô hình Operon Lac ở E.coli, nếu có một gen đột biến mất một đoạn DNA thì trường
hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc mất khả năng phiên mã?
A.Đột biến mất vùng O. B. Đột biến mất vùng P.
C.Đột biến làm mất gen điều hóa. D.Đột biến làm mất một gen cấu trúc.

BÀI TẬP
BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN

I. TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT


Câu 1. Đột biến gen là:
A. Những biến đổi trong cấu trúc ADN, liên quan đến một cặp nucleotit hoặc 1 số cặp nucleotit.
B. Những biến đổi nhỏ trong cấu trúc gen, thường liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.
C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
D. Những biến đổi trong vật chất di truyền.

Câu 2. Hậu quả của đột biến gen là:


A. Làm biến đổi chuỗi nu của gen, dẫn đến thay đổi trình tự axit amin của protein, qua đó thay đổi trình
tự ribonucleotit của mARN, làm giảm sức sống của cơ thể.

8
B. Làm biến đổi chuỗi nucleotit của gen, dẫn đến giảm sức sống của cơ thể, do thay đổi trình tự axit
amin của protein, dẫn đến thay đổi trình tự của ribonu trên mARN.
C. Làm biến đổi trình tự ribonu trên mARN, dẫn đến biến đổi chuỗi nu của gen, qua đó làm thay đổi
trình tự axit amin của protein, làm giảm sức sống cơ thể.
D. Làm biến đổi chuỗi nu của gen, dẫn đến thay đổi trình tự chuỗi ribonu của mARN, qua đó làm thay
đổi trình tự axit amin của protein, làm giảm sức sống của cơ thể.

Câu 3. Hóa chất nào sau đây có khả năng gây đột biến gen dạng mất hay thêm một cặp nu:
A.5-BU B. E.M.S C. Acridin D. N.M.U

Câu 4. Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi chiều dài gen và tỉ lệ giữa các loại nu trong gen.
A. Mất 1 cặp nu và đảo vị trí giữa hai cặp nu.
B. Thay thế 1 cặp nu bằng 1 cặp nu khác loại.
C. Thay thế 1 cặp nu bằng một cặp nu cùng loại.
D. Thêm 1 cặp nu và thay thế cặp nu này bằng 1 cặp nu khác.

Câu 5. Hóa chất gây đột biến 5BU khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X. Quá
trình này được mô tả theo sơ đồ:
A. A-T => U-5BU => G-5BU => G-X C.A-T => A-5BU => G-5BU => G-X
B. A-T => X-5BU => G-5BU => G-X D.A-T => G-5BU => G-5BU => G-X

Câu 6. Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến gen?
A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Đột biến mất một cặp nuclêôtit.
C. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit. D. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng khi phát biểu về hậu quả đột biến gen:
A.Đa số đột biến thay thế 1 cặp nu là trung tính.
B.Khi đột biến làm thay đổi chức năng protein thì đều gây hại cho thể đột biến.
C.Mức độ gây hại của alen đột biến không chỉ phụ thuộc vào mối tương tác của alen đột biến đó với
môi trường mà còn phụ thuộc vào tổ hợp gen chứa alen đó.
D.Dạng đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nu ở đoạn intron thường ít gây hại cho cơ thể sinh vật.

Câu 8:
Tác nhân hoá học nào sau đây có thể làm mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit trên ADN, dẫn
đến dịch khung đọc mã di truyền?
A. Êtyl mêtal sunphônat (EMS). B. 5-brôm uraxin (5BU).
C. Acridin. D. Nước muối đậm đặc

Câu 9: Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và sự biểu
hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở cơ
thể có kiểu gen
A. đồng hợp lặn. B. dị hợp.
C. đồng hợp trội và dị hợp. D. đồng hợp trội

Câu 10. Xử lí ADN bằng loại tác nhân nào sau đây có thể làm mất hoặc xen thêm một cặp nuclêôtit
trên ADN, dẫn đến dịch khung đọc mã di truyền?
A. Tia tử ngoại (UV). B. 5 - brôm uraxin (5BU). C. Cônsixin. D. Acridin.

Câu 11:

9
Trong giảm phân hình thành giao tử, nếu phát sinh đột biến gen thì tên gọi dạng đột biến đó là:
A. đột biến giao tử. B. đột biến xôma.
C. đột biến tiền phôi. D. đột biến xôma và đột biến tiền phôi.

Câu 12. Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen
nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. D. Mất một cặp nuclêôtit.

Câu 13:
Đột biến gen phụ thuộc vào:
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
B. số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
C. số lượng cá thể trong quần thể và số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
D. số lượng cá thể trong quần thể.

Câu 14. Tác nhân nào sau đây có thể làm cho hai bazơ timin (T) trên cùng một mạch của phân tử ADN
liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen?
A. Tia tử ngoại (UV). B. Virut viêm gan B
C. 5 - brôm uraxin (5BU). D. Cônsixin.

Câu 15. Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả
năng:
A.Nhân lên trong mô sinh dưỡng. B.Di truyền qua sinh sản vô tính.
C.Di truyền qua sinh sản hữu tính. D.Tạo thể khảm.

Câu 16. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các
cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A.AABb, AaBB. B.AABB, AABb. C.aaBb, Aabb. D.AaBb, AABb.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
A. Có nhiều dạng đột biến điểm như mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
B. Tất cả các đột biến gen đều có hại.
C. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện thành kiểu hình.
D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

Câu 18. Nếu đột biến xảy ra ở vùng khởi động của gen thì điều gì dưới đây có thể xảy ra?
A.Gen đột biến sẽ bị loại bỏ khỏi cơ thể.
B.Gen bị đột biến có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
C.Gen vị đột biến có thể có sản phẩm bị thay thế về chức năng.
D.Gen bị đột biến sẽ có sản phẩm bị thay đổi về cấu trúc.

Câu 19. Trong quá trình nhân đôi DNA, Guanin dạng hiếm bắt đôi với nucleotit bình thường nào dưới
đây gây đột biến gen:
A.Adenin. B.Timin. C.Xitozin. D.5-BU.

Câu 20. Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là:

10
A.Pha S. B.Pha G1. C.Pha M. D.Pha G2.

Câu 21: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của
gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. D. Mất một cặp nuclêôtit.

II. TRẮC NGHIỆM BÀI TẬP


Câu 1. Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3
lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b.
Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng loại
nuclêôtit của alen b là:
A. A = T = 899; G = X = 301. B. A = T = 299; G = X = 901.
C. A = T = 901; G = X = 299. D. A = T = 301; G = X = 899.

Câu 2. Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi, môi trường nội bào đã cung
cấp 2398 nu. Đột biến trên thuộc dạng:
A.Thêm 2 cặp nu. B.Mất 1 cặp nu. C.Thêm 1 cặp nu. D.Mất 2 cặp nu.

Câu 3. Gen A bị đột biến thành a. Khi gen A và a cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nu tự do mà
môi trường cung cấp cho gen a ít hơn so với gen A là 28 nu. Dạng đột biến xảy ra với gen A là:
A.Mất 1 cặp nu. B.Thay thế một cặp nu.
C.Mất 2 cặp nu. D.Đảo vị trí 2 cặp nu.

Câu 4. Một gen có 3000 nu và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100Å
và có 3599 liên kết hidro. Loại đột biến đã xảy ra là:
A.Mất cặp A-T. B.Thêm cặp A-T.
C.Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. D.Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

Câu 5: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay
thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến
là:
A. T = 801; G = 399. B. T = 799; G = 401.
C. T = 399; G = 801. D. T = 401; G = 799.
Câu 6. Ở ruồi giấm, gen A qui định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến qui định tính trạng mắt trắng. Khi
2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nu trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 30 nu tự do và
gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro. Kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến là:
A.Mất 1 cặp G-X. B.Thêm 1 cặp G-X.
C.Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. D.Thay thế 3 cặp A-T bằng 3 cặp G-X.

Câu 7. Xét một phần của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau:
Met-Val-Ala-Asp-Gly-Ser-Arg-…
Thể đột biến về gen này có dạng:
Met-Val-Ala-Glu-Gly-Ser-Arg-…
Đột biến thuộc dạng:
A.Thêm 3 cặp nu. B.Thay thế 1 cặp nu.
C.Mất 3 cặp nu. D.Mất 1 cặp nu.

11
Câu 8. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen này bị đột biến mất một
cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của
gen mới được hình thành sau đột biến là:
A. A = T = 600; G = X = 899. B. A = T = 600; G = X = 900.
C. A = T = 900; G = X = 599. D. A = T = 599; G = X = 900.

Câu 9: Giả sử gen B ở một sinh vật nhân thực gồm 3000 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A)
chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X làm cho
gen B bị đột biến thành alen b. Số liên kết hiđrô của alen b là
A. 3900. B. 3902. C. 3901. D. 3899.

III. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. Một gen có H = 4800 và có tỉ lệ A/G = 1/2 bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô.
Số nuclêôtit mỗi loại sau đột biến là bao nhiêu?

Câu 2. Gen A dài 4080 Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần thì môi trường nội
bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit tự do. Đột biến trên thuộc dạng nào?

Câu 3. Một gen có 3000 nu và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100
Å và có 3599 liên kết hidro. Loại đột biến đã xảy ra là gì?

Câu 4. Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3
lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b.
Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng loại
nuclêôtit của alen b là bao nhiêu?

12

You might also like