You are on page 1of 9

Phân tách chuyện Tấm Cám theo lý thuyết của Prop

(A Proppian analysis of Tam Cam)


Đỗ Ngọc Giao

Kết không có hậu?


Tấm Cám là một câu chuyện đời xưa (fairy tale) quen thuộc, có cái kết như sau, lấy ở hai
‘version’ xưa nhứt được biết.
Version 1: dịch từ nguyên văn tiếng Pháp của Antony Landes, 1886.1
(Cám vai chánh, Tấm vai ác)
Tấm gặp em nó trở về, thì làm bộ mừng, hỏi: ‘Xưa rày em ở đâu? Em làm sao đẹp dữ a? Chỉ cho chị
làm theo để đẹp như em đi.’ Cám đáp: ‘Chị muốn đẹp như em thì nấu nước sôi rồi nhảy vô.’ Tấm tin
lời, nhảy vô nước sôi, chết liền.
Cám lấy thịt Tấm đem muối gởi trả mẹ của Tấm. Bà này tưởng đâu thịt heo nên ăn.
Có con quạ đậu trên cây kêu: ‘Quạ! Quạ! Coi ai ăn thịt con, mút xương con kìa!’
Mẹ con Tấm nghe quạ kêu, nổi hung, chửi: ‘Mồ tổ mày! Thịt này của con gái tao gởi cho tao, chớ
sao mày nói tao ăn thịt con?’
Tới khi bả ăn hết, thấy cái đầu con Tấm, mới biết nó đã chết hồi nào.

Version 2: nguyên văn của Đỗ Thận, 1907.2


(Tấm vai chánh, Cám vai ác)
Con Cám thấy chị tươi đẹp, hỏi сhị rằng: ‘Chị Tấm ơi! chị Tấm! chị làm thế nào mà chị xinh đẹp
thế?’ Соn Tấm bảo nó rằng: ‘Còn về phần em, thì em сó muốn đẹp không?’ Con Cám đáp lại rằng:
‘Thưa chị, сó.’ Con Tấm sai lính đào một cái hố sâu, và đun một nồi nước to cho rõ thật sôi; rồi bảo
con Cám có muốn đẹp thì đứng xuống dưới cái hố ấy. Lúc con Cám xuống ở dưới hố rồi, thi con
Tấm cho đổ nước sôi xuống. Con Cám chết nhăn răng ra. Xác nó bỏ vào một cái chĩnh để làm mắm
đem biếu mẹ nó, bữa cơm nào mẹ nó cũng lấy mắm ra ăn.
Mẹ nó ăn mắm lấy làm ngon. Có một con quạ đậu trên mái nhà, kêu rằng: ‘Ngon gì mà ngon, ăn thịt
con có còn xin miếng!’ Mẹ con Tám giận lắm, bảo rằng: ‘Chém cha mẹ mày! Con bà biếu bà chĩnh
mắm bà ăn thấy ngon, thì bà đừng khen ư!’
Đến lúc mẹ con Cám ăn gần hết chĩnh mắm, thấy ở dưới trôn chĩnh có cái đầu lâu con. Nó thấy thế
thì đau đớn điên cuồng lên, rồi lăn đùng ra chết tươi ngay.

Ở truyện thơ Con Tấm Con Cám của Đặng Lễ Nghi, 1915, vai ác là Tấm cũng bị chết vì tắm
nước sôi còn bà mẹ thì bị trời đánh và cọp ăn.
Với cái kết như trên, hiện nay giới khảo cứu có vị cho rằng nên giữ lại,3 mà cũng có vị cho rằng
nên cắt bỏ.4
Bài này cho thấy cái kết đó là một phần tất yếu của câu chuyện, nếu phân tách câu chuyện theo
lý thuyết của Propp.
Lý thuyết Propp: sơ lược
V. Propp (1895–1970), học giả người Nga, phân tách hàng trăm câu chuyện đời xưa ở Nga,
nhận thấy mọi câu chuyện đều có 31 ‘hành động’ (functions) và 7 ‘vai’ (dramatis personae).5
31 hành động đại khái như sau:
thứ tự ký hiệu diễn giải
0  giới thiệu câu chuyện
17  chuẩn bị câu chuyện
8 A bắt đầu câu chuyện: xảy ra cái ác (villainy)
8a a bắt đầu câu chuyện: xảy ra cái thiếu (lack)
... ... ...
19 K ‘cao trào’ câu chuyện: diệt trừ cái ác, đáp ứng cái thiếu
... ... ...
30 Q trừng phạt vai ác
31 W kết thúc câu chuyện: đám cưới

Mỗi hành động còn được chia ra nhiều loại, thí dụ: W* = vai chánh lấy công chúa, W* = vai
chánh lên ngôi vua, W** = vai chánh lấy công chúa và lên ngôi vua. Đàng khác, những hành động
chưa được xác định, nếu có, sẽ mang ký hiệu là X.
7 vai như sau:
vai phạm vi hành động diễn giải
ác (villain) A, H, Pr làm việc ác
quới nhơn (donor/provider) D, F cho vai chánh những gì cần thiết
giúp (helper) G, K, Rs, N, T giúp vai chánh hành động
nạn nhơn (sought-for person) M, J, Ex, Q, U, W thường là công chúa
(có hành động chung với vua cha)
nối (dispatcher) B đưa tin
chánh, nam (hero) C, E, W diệt trừ cái ác
chánh, nữ (heroine) E, W được đáp ứng cái thiếu
tà (false hero) C, E, L thường giả làm vai chánh

Theo hình thái (morphology), mỗi câu chuyện có thể được hiểu như một diễn biến
(development) bắt đầu từ một việc ác (A) hoặc một cái thiếu (a), qua các hành động tiếp theo, dẫn
tới đám cưới (W) hoặc một hành động khác dùng làm kết cuộc, thí dụ: diệt trừ cái ác / đáp ứng cái
thiếu (K), thoát cảnh truy bắt (Rs). Mỗi diễn biến như vậy gọi là một ‘hồi’ (move). Thêm một cái ác
hoặc một cái thiếu, là thêm một hồi. Một câu chuyện có thể nhiều hơn một hồi.
Một câu chuyện có thể không đủ 31 hành động và 7 vai, nhưng mọi hành động phải diễn ra theo
thứ tự nhứt định đã nêu (từ  tới W).
Ở trên là tóm tắt lý thuyết của Prop, mà bài này không thể giải thích sâu hơn. Tiếp theo, dùng lý
thuyết đó, ta phân tách chuyện Tấm Cám. Việc phân tách sẽ dừng lại ở những hành động nói chung,
thí dụ W, chớ không đi sâu hơn vô bên trong, thí dụ W* hoặc W*.
Phân tách chuyện Tấm Cám
Ta sẽ dùng version của Landes, giả sử rằng nếu dùng version muộn hơn của Đỗ Thận thì cũng
được kết quả tương tự, bởi vì hai version có cốt chuyện na ná như nhau. Song le, trước hết, ta cần
nhớ rằng vai chánh trong chuyện là ‘nữ’ chớ không phải là ‘nam’, nên, như đã giải thích bên trên,
vai chánh sẽ có hai hành động mà thôi, đó là: chịu để cho quới nhơn thử thách (E) và làm đám cưới
(W).

Function Chuyện kể (lược thuật)

. giới thiệu vai chánh (Cám) Hai vợ chồng và hai cô con. Cám là con riêng của người
chồng, Tấm là con riêng của người vợ, cả hai cùng cỡ và tuổi.

a. cái thiếu của vai chánh: tình Đi bắt cá, ai nhiều hơn được làm chị. Cám bắt nhiều cá hơn, bị
thương yêu và sự đùm bọc. Tấm gạt lấy hết. Thấy trong giỏ còn một con cá mà thôi, Cám
ngồi khóc.

D. quới nhơn thử lòng nhẫn nại Tiên hiện ra hỏi, biết chuyện, nói Cám đem con cá về nuôi.
của vai chánh.

E. vai chánh chịu thử. Cám đem con cá về nuôi.

D. quới nhơn thử lòng nhẫn nại Con cá bị Tấm bắt nấu ăn, Cám ngồi khóc. Tiên hiện ra nói
của vai chánh, lần 2. Cám lấy xương cá bỏ vô hũ chôn dưới gầm giường, sau 3
tháng 10 ngày sẽ có mọi thứ mình cần.

E. vai chánh chịu thử, lần 2. Cám bỏ xương cá vô hũ đem chôn.

F. vai chánh được thưởng cho Tới ngày, Cám mở hũ, thấy áo, quần, đôi hài. Ra đồng mặc đồ,
một món đồ quý và một dịp đi hài, cho thỏa thích. Hài ướt, đem phơi. Con quạ tha một
may. chiếc hài đem bỏ vô dinh hoàng tử. Hoàng tử tuyên bố sẽ lấy
ai đi vừa chiếc hài đó làm vợ.

K. vai chánh được đáp ứng cái Tấm thử hài không vừa. Tới phiên Cám thì đi vừa. Hoàng tử
thiếu. nhận Cám làm vợ.

Pr. vai chánh bị hại. Cám về nhà thăm cha bịnh. Tấm với mẹ nó lừa cho Cám leo
cây cau, rồi chặt đổ cây cho Cám té chết.

o. vai chánh trở về, không ai Cám sống lại dưới dạng con chim hoành hoạch.
nhận ra. [Chuyện kể thiếu function này.]

L. vai ác giành ngôi của vai Tấm bận đồ của Cám, về gặp hoàng tử, giả làm Cám.
chánh.

Pr. vai chánh bị hại, lần 2 Thấy hoàng tử cưng con chim hơn mình, Tấm tin rằng chim là
Cám và giết chim nấu ăn.

o. vai chánh trở về, không ai Cám sống lại dưới dạng mụt măng mọc lên từ đống lông chim.
nhận ra, lần 2
Function Chuyện kể (lược thuật)

L. vai ác giành ngôi của vai Hoàng tử hỏi vì sao giết chim, Tấm bịa rằng đang có nghén
chánh, lần 2. nên thèm thịt chim.
[Tấm ngụ ý rằng nếu hoàng tử muốn bắt lỗi thì nên nhớ rằng
Tấm đang là vợ của hoàng tử chớ chẳng phải ai khác.]

Pr. vai chánh bị hại, lần 3. Thấy hoàng tử cưng mụt măng hơn mình, Tấm tin rằng đó là
Cám và nhổ mụt măng nấu ăn.

o. vai chánh trở về, không ai Cám sống lại dưới dạng trái thị trên cây thị mọc lên từ đống
nhận ra, lần 3. vỏ măng.

L. vai ác giành ngôi của vai Hoàng tử hỏi vì sao nhổ măng, Tấm giải thích qua loa.
chánh, lần 3. [Tấm ngụ ý rằng nếu hoàng tử muốn bắt lỗi thì nên nhớ rằng
Tấm đang là vợ của hoàng tử chớ chẳng phải ai khác.]

Pr. vai chánh bị hại, lần 4. Tấm tin rằng trái thị kia là Cám và tính bẻ ăn nhưng không
được. Có bà già hứng trái thị đem đi về nhà dú trong lu gạo.

o. vai chánh trở về, không ai [Đủ ngày, trái thị chín], từ trái thị, Cám trở ra thành người, ở
nhận ra, lần 4. với bà già.

L. vai ác giành ngôi của vai Lúc đó, Tấm vẫn coi mình là vợ của hoàng tử.
chánh, lần 4. [Chuyện kể thiếu function này.]

Q. vai chánh được nhận ra. Cám được tiên giúp làm đám giỗ chồng bà già, rồi Cám nhờ
bà đi mời hoàng tử tới ăn giỗ. Ở đó, sau khi trông thấy mấy
miếng trầu của Cám têm và được gặp mặt Cám, thì hoàng tử
nhận ra đó là người vợ của mình đã mất tích lâu nay. Cám kể
lại mọi chuyện, hoàng tử đưa Cám và bà già về cung.

Ex. vai ác bị phơi bày. Lúc đó hoàng tử mới biết Tấm là kẻ lường gạt.
[Chuyện kể thiếu function này.]

T. vai chánh có diện mạo mới. Tấm gặp lại Cám, thấy Cám đẹp hơn xưa.

U. vai ác bị trừng phạt: câu Tấm hỏi Cám cách làm đẹp, Cám nói tắm nước sôi. Tấm tin
chuyện kết thúc. lời, tắm nước sôi và chết.
Cám gởi xác Tấm trả lại cho mẹ của Tấm, bà này tưởng đâu
thịt heo nên ăn luôn.

Tóm lại, chuyện Tấm Cám có diễn biến theo ‘scheme’ như sau:
a[DE]2FK[ProL]4QExTU
Ghi chú: [DE]2 = DE lặp lại 2 lần, [ProL]4 = ProL lặp lại 4 lần.
Không có hành động nào chưa được xác định.
Chuyện kết thúc mà không có đám cưới (W) vì ta hiểu rằng đám cưới đã xảy ra ở hành động K,
khi Cám thử vừa chiếc hài và được hoàng tử chọn làm vợ.
Lưu ý rằng, ở truyện thơ Con Tấm Con Cám, vai chánh (Cám) sau khi được hoàng tử chọn làm
vợ và chưa kịp về kinh làm đám cưới thì đã bị vai ác (Tấm) giết hại, rồi tới đoạn chót, sau khi Tấm
với bà mẹ bị trừng phạt, thì mới về kinh làm đám cưới với hoàng tử. Bố cục như vậy là chặt chẽ
hơn, theo lý thuyết.

Cốt chuyện Tấm Cám


Kết quả phân tách như trên cho ta hiểu rõ cốt chuyện, dù người kể chuyện đã bỏ sót đôi ba hành
động.
Chuyện không kể Cám bị ngược đãi tàn bạo (có một cảnh bị Tấm gạt để lấy cá mà thôi), dù
vậy, người nghe có thể nhận ra Cám thiếu tình thương và sự đùm bọc của người thân (cha
thì còn đó nhưng chẳng ngó ngàng), dẫn tới ước mong thầm kín là Cám muốn có chồng để
được thương yêu, đùm bọc. (Những chuyện Cinderella của phương Tây thì cũng bắt đầu từ
cái nỗi muốn có chồng như vậy mà thôi.)
Quới nhơn muốn giúp cho Cám được như ý, nhưng trước hết cần thử lòng nhẫn nại của
Cám. Cả hai lần như vậy, Cám đều chấp nhận. ‘Quới nhơn’ ở đây có nghĩa là một nhơn vật
siêu nhiên phò hộ cho vai chánh, mà dân gian gọi chung là ‘tiên’, vậy thôi, chớ không nhứt
thiết phải là Bụt hoặc Phật bà Quan Âm chi hết. (Ở những chuyện Cinderella của phương
Tây, quới nhơn có khi là Đức mẹ Đồng trinh mà cũng có khi là một con bò.)
Sau khi thử thách, quới nhơn thưởng cho Cám một món đồ quý (áo xống, đôi hài) và một
dịp may: đó là cô nào đi vừa chiếc hài mà con quạ tha tới bỏ ở dinh hoàng tử [theo lịnh của
quới nhơn] thì hoàng tử sẽ lấy làm vợ.
Vì trên đời này có mỗi mình Cám đi vừa chiếc hài đó, nên Cám được hoàng tử lấy làm vợ,
thỏa lòng mong ước. Song le, chuyện chưa kết thúc ở đây. (Những chuyện Cinderella của
phương Tây thì kết thúc ở đám cưới của vai chánh với hoàng tử.)
Vai ác (Tấm) thực hiện âm mưu giết hại Cám.
Cám sống lại ở dạng con chim hoành hoạch, nên mọi người chưa nhận ra.
Tấm chiếm lấy ngôi [chánh phi] của Cám.
Chuỗi 3 hành động đó xảy ra lần thứ hai: Cám sống lại ở dạng mụt măng.
Chuỗi 3 hành động đó xảy ra lần thứ ba: Cám sống lại ở dạng trái thị.
Chuỗi 3 hành động đó xảy ra lần thứ tư: Cám sống lại thành người. Cần hiểu rằng những lần
sống lại đó không phải là ‘đầu thai’ mà là bị biến hình (transform) mới đúng.
Hoàng tử nhận ra Cám là vợ thực.
Hoàng tử nhận ra Tấm là vợ giả [và có thể trừng phạt Tấm vì tội ‘khi quân’, nhưng không
làm hành động đó].
Tấm nhận ra rằng Cám đẹp hơn xưa.
Từ đó dẫn tới việc Tấm tin theo lời Cám nhảy vô nước sôi cho đẹp để rồi bị chết. Cám lấy
thịt Tấm đem muối gởi trả cho mẹ của Tấm nhưng bà này hiểu lầm là thịt heo nên ăn luôn. Câu
chuyện kết thúc.

Như vậy, đoạn chót của câu chuyện là hành động trừng phạt vai ác. Hành động đó thì không
phải do Cám thực hiện, bởi vì, theo lý thuyết, trừng phạt không phải là hành động của vai chánh.
Vậy ai thực hiện hành động trừng phạt?
Trước hết, ta cần trả lời những câu hỏi thí dụ như sau:
Vì sao có việc lạ là từ mớ xương cá mà nảy ra bộ đồ với đôi hài?
Vì sao có việc lạ là con quạ tha một chiếc hài đem bỏ vô dinh hoàng tử?
Vì sao có việc lạ là trên đời này có mỗi mình Cám đi vừa chiếc hài mà thôi?
Vì sao có việc lạ là Cám sống lại 4 lần thành con chim, mụt măng, trái thị, người ta?
Vì sao có việc lạ là Tấm không giống với Cám (hai người đều là con riêng) mà hoàng tử vẫn
không nhận ra, cho tới gần hết câu chuyện?
Trả lời: Bởi vì đó là những điều thần kỳ trong chuyện đời xưa. Vậy thôi.
Tiếp theo, ta xem những câu hỏi này:
Vì sao có việc lạ là tắm nước sôi thì làm cho đẹp hơn, theo lời Cám nói?
Vì sao có việc lạ là một người như Tấm ngây thơ tin rằng tắm nước sôi thì làm cho đẹp hơn,
để rồi làm theo và bị chết?
Vì sao có việc lạ là bà mẹ của Tấm nhận xác con mình mà tưởng là thịt heo rồi ăn vô còn
khen ngon?
Trả lời: Bởi vì đó là những điều thần kỳ trong chuyện đời xưa. Vậy thôi.
Bây giờ, ta trở lại câu hỏi: Ai thực hiện hành động trừng phạt Tấm và cảnh cáo bà mẹ của Tấm?
Trả lời: Chính ông Trời đã mượn tay Cám để thực hiện hành động đó.
Nói cách khác: Tấm với bà mẹ bị trừng phạt như vậy là do ý Trời.
Vì sao ý Trời muốn vậy? Bởi vì ý Trời cũng là một điều thần kỳ trong chuyện đời xưa. Vậy thôi.
(Ta cũng gặp hành động trừng phạt bằng cách ‘tắm nước sôi’ và ‘ăn lầm thịt con’ ở hai câu
chuyện giống như Tấm Cám trong phụ lục.)
Tóm lại, chuyện Tấm Cám chẳng có chi khó hiểu, một khi ta biết hình thái của câu chuyện và
chấp nhận những điều thần kỳ dễ thương của ‘ngày xửa ngày xưa’.

Kết luận
Tới đây ta rút ra kết luận rằng Tấm Cám có hình thái của một câu chuyện đời xưa phương
Tây, bởi vậy:
cắt bỏ function nào trong chuyện cũng sẽ làm mất đi cái ‘integrity’ của câu chuyện,
sửa đổi nội dung của function nào trong chuyện cũng sẽ làm mất đi cái đẹp của câu chuyện.
Đàng khác, ta nhận thấy rằng:
lời kể ở phần chót của version 2 (Đỗ Thận) thì rất dễ làm cho người nghe hiểu lầm hành
động trừng phạt là hành động giết người,
xác suất làm cho người nghe hiểu lầm như vậy, ở version 1 (Landes), thì thấp hơn.
Bởi vậy, dù kể lại câu chuyện theo version nào đi nữa, thì, riêng ở đoạn chót, cũng cần có lời
giải thích sao cho người nghe/đọc hiểu rằng đó là hành động trừng phạt bằng cách thần kỳ.
Phụ lục
Ít người biết hai version khác của chuyện Tấm Cám do Bạch Lan 6 và Graham7 kể lại.
Dưới đây là hai chuyện đời xưa giống như Tấm Cám.
Teja và Teji (Assam, Ấn).8
Ông kia nhà giàu có hai vợ, vợ lớn có một con gái, vợ nhỏ có hai con: đứa anh tên Teja và đứa em
gái tên Teji. Vợ lớn ác lắm, khi tắm chung với vợ nhỏ, đẩy bà này té xuống ao chết, biến ra con rùa.
Teja và Teji hỏi mẹ đâu, bà kia giấu. Hôm sau, hai anh em chăn bò tới ao, thì mẹ hiện ra kể chuyện
mới biết. Từ đó mỗi ngày rùa [mẹ] lấy lá ‘arum’ nhai cho hai con ăn, nhờ vậy hai con hồng hào khỏe
mạnh. Thấy con mình ăn nhiều mà vẫn ốm o, bà mẹ lớn sai nó đi theo rình Teja và Teji. Hai đứa này
lừa cho nó đi khỏi, mới tới gặp mẹ để ăn, đang ăn thì đứa kia về thấy, đành cho nó ăn ké, dặn nó
đừng cho mẹ nó hay. Bà này thấy con cũng hồng hào khỏe mạnh, gặng hỏi mới biết. Tối đó bả lót
miếng sành dưới chiếu, nằm lên nghe kêu răng rắc, chồng hỏi thì bả nói bị đau khớp xương, đòi ăn
thịt rùa. Teja và Teji đi báo mẹ biết, mẹ nói hai anh em đừng ăn thịt rùa, mà bọc vô lá chuối, giấu đi,
rồi tìm cách chôn bên bờ ao.
Từ chỗ đó mọc ra một cây bằng vàng và bạc. Nhà vua nghe nói, muốn bứng cây đó về trồng ở cung,
mà không được. Teja nói nếu vua lấy em mình, thì ảnh sẽ bứng cây cho vua (theo lời mẹ dặn). Vua
nói Teji còn nhỏ, chừng nào lớn, vua mới lấy. Teja đưa cho vua một con nhồng [grackle] để nuôi và
một hột lựu để trồng, dặn vua khi nào nhồng biết nói và cây lựu ra trái thì nhớ tới đem Teji đi. Vua
hứa.
Bữa đó nghe nhồng hót:
‘Ầu ơ... Lựu chín rồi... Vua quên sao... Teji đã lớn...’
Vua tới làng cưới Teji đem về cung. Trước đó vua đã có bảy vợ, mấy bà này không cho thuyền vua
ghé bến của mình, nên vua ghé bến khác.
Năm sau Teji đẻ con trai, đem con về nhà thăm ông ngoại. Bà mẹ lớn chải tóc cho Teji, đâm cái gai
vô đầu cổ, cho cổ biến ra con cưỡng [mynah], rồi để con của bả mặc đồ Teji ẵm con của Teji về. Nhà
vua không nhận ra, nhưng đứa con của Teji thì nhận ra, nó quấy đòi mẹ, con cưỡng hót:
‘Con ai đó... Ai đưa nó... Để nó khóc vậy...’
Cô vợ giả đang dệt tấm vải mà Teji chưa dệt xong, thì con cưỡng hót:
‘Vải ai đó... Ai dệt vải... Để sợi rối vậy...’
Vua nghe được, lấy làm lạ, vì Teji trông con và dệt vải giỏi lắm, nên vua đâm ngờ, lấy một cục kẹo
đói và một cục kẹo khát, nói với con cưỡng rằng nếu là người quen thì mổ cục kẹo đói, nếu là người
lạ thì mổ cục kẹo khát. Con cưỡng mổ cục kẹo đói, vua xoa đầu nó thấy có cái gai nhọn bên trong,
rút gai ra thì Teji hiện hình, kể mọi chuyện cho vua biết. Vua xử tử người vợ giả, bỏ thịt và mỡ vô
một thùng, bỏ đầu với tay chưn vô một thùng, bỏ máu vô một thùng, rồi sai hai anh lính đem tới nhà
bà mẹ kế, giao thùng thứ nhứt, nói là thịt nai, hai thùng kia thì để lại đó sáng mai khi về. Bà kia
tưởng là quà của con mình gởi, nên lấy thịt nấu tiệc cho người nhà ăn, rồi lấy mỡ đốt đèn. Hai anh
lính không ăn, đợi xong tiệc, hát rằng:
‘Nấu thịt con... Dọn thịt con... Ăn thịt con... Lấy mỡ con đốt đèn... Sáng trưng...’
Bà kia nghe được, hỏi hát gì, họ nói nóng người nên hát bậy chơi. Sáng sau, thấy còn hai thùng bên
cửa, bả mừng rơn, mở ra coi, thấy đầu, tay chưn, máu me, mới biết đêm qua bả ăn gì. Bả khóc thảm
thiết.
Xinh và Rỗ (Hán).9
Xinh ở với dì ghẻ và con gái của bả là Rỗ. Mẹ ruột của Xinh đã chết, biến ra con bò vàng ở trong
vườn. Bà dì ghẻ ngược đãi Xinh và con bò. Bò giúp Xinh làm nhiều việc khó. Dì ghẻ hỏi ai giúp,
Xinh nói bò. Bả liền giết bò ăn thịt. Xinh lấy xương bò đem bỏ vô hũ giấu trong buồng.
Dì ghẻ không cho Xinh đi coi hát, Xinh tức mình, đập bể hết đồ trong nhà, kể cả cái hũ, thì từ trong
đó hiện ra một con ngựa trắng, một bộ đồ mới, một đôi hài thêu. Xinh bận hết vô, lên ngựa đi coi
hát, giữa đường làm rớt một chiếc hài. Xinh không xuống ngựa được, cũng không muốn để mất
chiếc hài, nên ở đó chờ. Gặp anh câu cá, Xinh nhờ lượm hài, nhưng nghe ảnh đòi cưới mới lượm, thì
chê người ảnh tanh hôi. Gặp anh lái gạo, Xinh nhờ lượm hài, nhưng nghe ảnh đòi cưới mới lượm, thì
chê người ảnh bám bụi. Gặp anh buôn dầu, Xinh nhờ lượm hài, nhưng nghe ảnh đòi cưới mới lượm,
thì chê người ảnh dính nhớt. Tới hồi gặp anh học trò đẹp trai, thì Xinh chịu, về ở nhà anh này.
Ba hôm sau, hai vợ chồng trở về nhà ra mắt bà con. Họ giữ lại chơi mấy ngày, Xinh ở lại, để chồng
về trước. Sáng sau Rỗ rủ Xinh ra giếng dòm xuống nước coi ai đẹp hơn, rồi đẩy Xinh xuống giếng,
ụp thúng lên miệng giếng. Xinh chết. Mười hôm sau, chồng nhắn sang hỏi, thì nghe nói Xinh bị trái
rạ nên ở lại. Anh chồng tin lời, gởi đồ ăn qua cho Xinh, bị Rỗ lấy ních hết. Hai tháng sau, bà dì ghẻ
gởi Rỗ qua, nói mình là Xinh nhưng đã bị rỗ. Anh chồng không tin, nhưng đành chịu.
Xinh biến ra con se sẻ, tới gặp Rỗ đang chải đầu, nói:
‘Chải một lần, peep, chải hai lần, peep, chải ba lần, tới xương sống Rỗ.’
Rỗ đáp lại:
‘Chải một lần, peep, chải hai lần, peep, chải ba lần, tới xương sống Xinh.’
Anh chồng nghe được, nói với se sẻ:
‘Nếu là vợ, hót ba tiếng, bỏ lồng vàng làm kiểng.’
Se sẻ hót, anh kia đem chim bỏ lồng. Rỗ giết con chim, quăng ra vườn, mọc lên thành cây tre có
nhiều măng. Rỗ hái măng ăn, bị lở lưỡi, nhưng anh chồng ăn thấy ngon. Rỗ chặt cây tre làm chõng,
nằm lên thì thấy như bị kim châm, nhưng anh chồng nằm thấy êm. Rỗ quăng cái chõng ra ngoài.
Bà kế bên lượm chõng vô nhà nằm. Chiều hôm sau, khi bà này đi bán hàng về nhà, thì thấy ai đã nấu
sẵn đồ ăn trong bếp. Mấy hôm nữa cũng vậy. Bữa nọ bả về sớm, thấy một cái hình người đang vo
gạo, liền chụp cái eo nó, hỏi nó, nó mới nói nó bị Rỗ xô xuống giếng chết, nhưng hồn còn đó. Nó xin
bả cho cái hũ để làm đầu, khúc cây để làm mình, nùi giẻ lau chén để làm ruột, cây cời than để làm
bàn chưn. Bà nọ cho, tức thì nó biến ra một người con gái đẹp. Bả hỏi chuyện, cô này kể lại. Cổ đưa
cho bà một cái bọc thêu, đem qua trước nhà chồng của cổ rao bán, nếu ảnh hỏi mua thì bán. Anh
chồng ra gặp, nhận ra cái bọc của mình cho vợ, thì hỏi chuyện. Nghe kể chuyện xong, ảnh qua đưa
Xinh về.
Rỗ nói Xinh là ma, và muốn thử cho biết. Lần thứ nhứt, ai bước lên trứng mà không bể, thì là người.
Rỗ thua. Lần thử hai, bước lên bậc thang là lưỡi dao. Xinh làm trước thì không sao, Rỗ làm sau thì
đứt chưn. Lần thử ba, nhảy vô chảo dầu sôi. Xinh làm trước thì không sao, Rỗ làm sau thì chết ngắt.
Xinh bỏ xương Rỗ vô hũ nhờ bà đầy tớ cà lăm gởi cho bà dì ghẻ, dặn nói là thịt của Rỗ. Nhưng bà dì
ghẻ nghe lộn là thịt cá chép (bả thích ăn cá chép) do Rỗ gởi, nên bả mừng rơn, mở ra. Thấy xương
của con mình trong đó, bả la bài hải, chết luôn.

Đọc xong, ta thấy chuyện Tấm Cám có lẽ đã nảy ra từ hai chuyện trên.
12-Jan-2022
1
Contes et légendes Annamites, Antony Landes (1886).
2
Đỗ Thận, Une version Annamite du conte de Cendrillon, Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient Année 1907
(7) pp.101-107.
3
Chu Xuân Diên, Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám, 25-Mar-2009, http://www.khoavanhoc-
ngonngu.edu.vn/
4
Thích Thái Hòa, Chuyện Tấm Cám trong con mắt thiền, 06-Nov-2019, https://thuvienhoasen.org/
5
Vladimir Propp, Morphology of the folktale, rev and ed Louis A. Wagner (1968).
6
Histoire de con Tấm et de con Cám, retold Lê T. Bạch Lan (1957),
https://www.furorteutonicus.eu/germanic/ashliman/mirror/tam.html
7
The jeweled slipper, in The beggar in the blanket & other Vietnamese tales, retold Gail B. Graham (1970).
8
Folktales told around the world, ed Richard M. Dorson (1975).
9
Folktales of China, ed Wolfram Eberhard (1965).

You might also like