You are on page 1of 15

Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

Kỹ thuật tiện
Bài 1: Khái niệm chung môn kỹ thuật tiện
I. Khái niệm chung
Cắt gọt kim loại là một trong những phương pháp gia công chi tiết
máy được dùng rộng rãi trong ngành chế tạo cơ khí, như tiện, phay,
khoan, mài v.v . . .
Thực chất của các phương pháp cắt gọt kim loại là lấy đi trên bề
mặt của phôi một lớp lượng dư để đạt được hình dáng, kích thước và độ
trơn bóng của chi tiết cần được gia công .
Các chi tiết quay tròn dạng đối xứng như trục trơn, trục bậc, bánh
răng , puli … được gia công trên máy tiện bằng các loại dụng cắt khác
nhau như: các laọi dao tiện, mũi khoan, mũi xoáy, mũi doa, tarô v.v…
Trên máy tiện có thể gia công được các chi tiện hình trụ, hình côn, mặt
định hình, mặt phẳng, cắt răng, vát cạnh, vê góc lượn, gia công lỗ …
II. Cấu tạo máy tiện
1. Phân loại
Máy tiện được phân loại theo các yếu tố cơ bản sau :
- Căn cứ vào đường kính D và chiều dài L lớn nhất của phôi, khối
lượng của máy, độ chính xác và công dụng của máy ...
- Theo khối lượng máy chia làm 3 loại :
o Loại nhẹ : khối lượng ≤ 500kg, (D = 100 – 200 mm)
o Loại trung : khối lượng ≤ 4 tấn, (D = 200 – 500 mm)
o Loại lớn : khối lượng ≤ 15 tấn, (D = 630 – 1200 mm)
o Loại nặng : khối lượng ≤ 400 tấn, (D = 1600 – 4000 mm)

1
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

- Theo công dụng :


o Máy tiện vít (loại phổ biến) có vít me để tiện ren
o Máy tiện không có vít me
o Máy tiện điều khiển theo chương tình
2. Các chuyển động trong máy tiện
a. Chuyển động chính: là chuyển động tạo ra tốc độ cắt chính -
chuyển động quay của phôi.
b. Chuyển động phụ: Là chuyển động tạo ra năng suất cắt gọt và
độ bóng bề mặt gia công. Đó là chuyển động chạy dao.
c. Xích tốc độ: Là đường nối liền giữa trục chính và dao cắt để thể
hiện chuyển động tạo hình đơn giản (chi tiết quay n (vòng/phút) dao tịnh
tiến s )
d. Xích chạy dao: là đường nối liền giữa các khâu chấp hành với
nó để phối hợp 2 chuyển động tạo hình phức tạp
3. Nguyên lý chuyển động
Phôi được kẹp trên màm cặp có chuyển động quay tròn. Dao được
gá trên ổ dao có chuyển động tịnh tiến dọc hoặc ngang để cắt gọt.
4. Cấu tạo máy tiện.

3 4 6
1

2 5

2
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện
1. ụ đứng 3. Hộp xe dao 5. Thân máy
2. Hộp chạy dao 4. Bàn gá dao 6. ụ động

(1)Ụ đứng (đầu máy).


- Công dụng: Dùng để đỡ trục chính và hộp tốc độ bên ngoài có
mâm cặp để gá phôi truyền và thay đổi tốc độ quay cho chi tiết gia
công.
- Cấu tạo: Vỏ hộp được đúc bằng gang bên trong có hệ thống trục
có cơ cấu BR ăn khớp để tạo ra tỷ số truyền khác nhau, bên ngoài có
hệ thống cần gạt để thay đổi tốc độ quay.
(2) Hộp bước tiến
- Công dụng: Nhận chuyển động quay từ trục chính và truyền
chuyển động cho trục trơn và trục vít me.
- Cấu tạo: Vỏ hộp được đúc bằng gang bên ngoài có cơ cấu BR ăn
khớp để tạo ra các tỷ số truyền cho trục trơn và trục vítme, bên
ngoài có các cần gạt điều khiển và bảng chỉ dẫn khi tiện chế độ trơn
hoặc ren.
(3) Hộp xe dao
- Công dụng: Nhận chuyển động quay từ trục trơn và trục vitme và
biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của dao cắt.
- Cấu tạo vỏ hộp được đúc bằng gang bên trong có các cơ cấu trục
vít đai ốc, bên ngoài có các cần gạt điều khiển chảy tự động. Khi
tiện trơn và tiện ren.
(4) Bàn gá dao.
Công dụng: Dùng để dịch chuyển dao và gá dao trên ổ dao

3
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

- Cấu tạo: Bàn trượt dọc phụ dùng để dịch chuyển dao theo
hướng // với băng máy và hợp với đường tâm máy 1 góc  (khi tiện
côn).
+ Bàn trượt dọc ngang: Dùng để dịch chuyển dao  với đường tâm
của máy.
+ Bàn trượt dọc: Dùng để dịch chuyển dao theo hướng // với băng
máy.
(5) Thân máy.
- Công dụng: Dùng để đỡ ụ đứng, ụ động, bàn dao.
- Cấu tạo: Được đúc bằng gang bên trên thân máy có 2 băng máy
song song với nhau được chế tạo rất chính xác.
(6) Ụ động
- Công dụng: Dùng để đỡ trục dài và nặng, gá lắp các mũi khoan,
mũi khoét, mũi doa thông qua bạc côn.
- Cấu tạo: Gồm có đế, thân và nòng, ụ đống có thể dịch chuyển
trên băng máy tuỳ theo tính chất của công việc gia công và có thể cố
định trên băng máy thông qua cơ cấu hãm.
Bài 2: Dao tiện
I. Cấu tạo của dao tiện
Thân dao

Phần làm việc

Lưỡi cắt
phụ

Mặt sau
Mũi
Mặt sau chính
dao Lưỡi cắt
phụ 4
chính
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

a) Phần thân
Thường có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình tròn dùng gá trên bàn
(đài ) gá dao.
b) Phần làm việc
Còn gọi là phần cắt. Về mặt hình học nó là một khối tam diện do 3
bề mặt sau tạo thành :
- Mặt trước : Khi cắt kim loại phoi trượt, thoát ra theo mặt này
- Mặt sau chính : Đối diện với bề mặt đang gia công trên phôi (còn
gọi là mặt sát chính)
- Mặt sau phụ : Đối diện với bề mặt đã gia công (mặt sát phụ)
Ba bề mặt trên giao nhau tạo thành lưỡi cắt chính và phụ (hình vẽ)
- Lưỡi cắt chính : Là giao tuyến của mặt trước và mặt sau chính, có
nhiệm vụ cắt lượng dư kim loại của phôi khi tiện
- Lưỡi cắt phụ : Là giao tuyến của mặt trước và mặt sau phụ
- Mũi dao : Là giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ .

II. Các góc cơ bản của dao tiện


1. Các mặt phẳng cơ bản

B C E

5
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

- Mặt đã gia công E là mặt mà con dao trên đã cắt gọt


- Mặt chưa gia công B là mặt mà con dao trên chưa cắt gọt
- Mặt đang gia công C là mặt mà con dao trên đang cắt gọt
2. Thông số hình học dao tiện trong trạng thái tĩnh

VÕt mÆt
c¾t
VÕt mÆt
sau  VÕt mÆt
VÕt mÆt
®¸y
®¸y
N
 
 N1 
VÕt mÆt tr­
  íc
 N1
N

- Tiết diện chính : Ký hiệu N-N, là tiết diện tạo bởi mặt phẳng
vuông góc với hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy
- Tiết diện phụ : Ký hiệu N1-N1, là tiết diện tạo bởi mặt phẳng
vuông góc với hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy
a. Góc nghiêng chính : Là góc hợp với giữa hình chiếu của lưỡi
cắt chính trên mặt phẳng đáy và phương chạy dao .
Thông thường khi tiện trục cứng vững thường chọn  = 45  60

6
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

Nếu trục kém cứng vững chọn  = 60  900


b. Góc nghiêng phụ 1: Là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt
phụ trên mặt phẳng đáy và phương chạy dao
- Thường chọn 1 = 10  300
c. Góc mũi dạo : Là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính và
lưỡi cắt phụ trên mặt phẳng đáy.
 +  + 1 = 1800
d. Góc sau chính : Là góc giữa mặt sau chính và mặt cắt đo trong
tiết diện chính, thông thường  = 6120.
e. Góc sau phụ 1: Là góc giữa mặt sau chính và mặt cắt đo trong
tiết diện phụ.
g. Góc trước : Là góc hợp bởi giữa vết mặt trước và vết mặt đáy
xác định trong tiết diện chính
h. Góc sắp : Góc sắc là góc hợp bởi giữa mặt sau chính và mặt
trước đo trong tiết diện chính
 +  +  = 900
i. Góc cắt gọt : Là góc hợp bởi giữa mặt phẳng cắt gọt và mặt
trước đo trong tiết diện chính

 +  = 900
k. Góc nâng cảu lưỡi cắt chính : Là góc hợp bởi giữa lưỡi cắt
chính và mặt đáy
 > 0 khi mũi dao là điểm thấp nhất trên lưỡi cắt chính, kết
cấu phần cắt cứng vững hơn, khi tiện phoi sẽ thoát sang phải (phía
bề mặt đã gia công)

7
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

 < 0 khi mũi dao là điểm cao nhất trên lưỡi cắt chính, khi
tiện phoi thoát sang trái (bề mặt chưa gia công)

>0 =0
III.Vật liệu làm dao <0

Phần làm việc của dao cần đảm bảo các yêu cầu sau: có độ cứng
cao, độ bền nhiệt, tính chịu mài mòn và độ chịu va đập tốt v.v…
Các vật liệu làm dao có thể chia làm 3 nhóm :
Nhóm I : gồm các vật liệu làm dao cắt gọt với tốc độ thấp
- Thép cácbon dụng cụ chất lượng cao: Y10A, Y11A, Y12A … sau
khi tôi đạt độ cứng HRC 60-64, loại dao này tính chất cắt gọt chỉ
được bảo đảm ở nhiệt độ 200 oC – 250oC
- Thép hợp kim dụng cụ : Crôm-silic 9XC; Crôm-vônfram XB5;
Crôm-mangan XB … sau khi nhiệt luyện cắt gọt được ở nhiệt độ
250oC –300oC.
Nhóm II : gồm các vật liệu làm dao cắt gọt với tốc độ cao
- Thép gió : P9, P12; P6M5 v.v… sau khi nhiệt luyện đạt độ cứng
cao 62-65 HRC. Cắt gọt được ở nhiệt độ 650 oC
Nhóm III : cắt gọt ở tốc độ rất cao trong điều kiện đặc biệt
Hợp kim cứng : thường là các miếng hợp kim được gán vào dao để
tạo ra các lưỡi cắt của dao, độ bền nóng đạt được ở nhiệt độ 1000 oC.
- Để gia công gang, kim loại màu và các hợp kim thườgn dùng hợp
kim cứng thuộc nhóm Vônfram-côban (BK) là nhóm do bột cácbit W và
chất dính coban tạo thành
Ký hiệu: BK 2, BK3, BK6, BK8, BK10
Thành phần: BK2- 2% chất dính cơ bản 98% các bít W.,

8
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

BK8 dùng để gia công thô và BK6 để gia công tinh


- Để gia công thép dùng hợp kim cứng nhóm titan-confram-côban
(TK), do bột cácbit + Ti, cácbit W và chất dính côban tạo thành
Ký hiệu: T15K6 T14K8 T15K10
Thành phần : T15K6 -15% cacbit titan, 6% chất chính coban, 79%
các bít W
T5K10 dùng để gia công thô, T15K6 dùng để gia công tinh và nửa
tinh

IV. Công dụng của dao tiện


Căn cứ vào hình dạng gia công ta có thể biết được công dụng của
từng loại dao tiện theo khả năng công nghệ của mỗi loại .
1. Dao phá thẳng

n 1

2. Dao đầu cong (tiện ngoài, khoả mặt đầu)

n
9
S

S
S
S
S
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện S
S
S
S
S

3. Dao vai

n
1

4. Dao xén mặt


đầu

n
S

5. Dao cắt đứt


n
10

S
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

6. Dao tiện định hình

7. Dao tiện ren

7. Dao tiện lỗ suốt

 11
n 1
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

8. Dao tiện lỗ kín


n 1

Bài 3: Phương pháp gá phôi và gá dao


I. Phương pháp gá phôi.
1. Gá phôi trên mâm cặp 3 vấu vạn năng
- Phương pháp gá: Dùng để gia công những vật có hình trụ tròn và
chiều dài ngắn.
Dùng chìa khoá mẫm cặp tra vào lỗ vuông sau đó xoay chìa khoá
theo chiều KĐH khi đó 3 vấu cặp đồng thời tiến vào tâm kẹp chặt chi tiết
gia công.
Chú ý: Khi phôi bị đảo ta phải nới lỏng bằng cách quay chìa khoá
ngược chiều KĐH sau đó quay phôi đi một góc theo hướng trục để khử
hết độ dơ
2. Gá phôi trên mãm cặp 4 vấu

12
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

- Mâm cặp 4 vấu dùng để gia công những vật không được tròn như
hình vuông, hình chữ nhật.
- Khi muốn kẹp phôi hoặc nới lỏng phôi ta phải dùng chìa khoá tra
vào ổ khoá rồi vặn từng vít một. Do trên mâm cặp 4 vấu chuyển động
độc lập với nhau.
- Khi kẹp phôi trên mãm cặp 4 vấu ta phải sử dụng bàn rà hoặc cây
vạch.
3. Gá phôi trên mũi tâm
- Gá phôi trên mũi tâm khi gia công chi tiết dài mà chiều dài của
phôi > 5 lần đường kính.
- Mũi tâm thứ 1 được gá vào lỗ côn trên trục chính, mũi tâm thứ 2
được lắp vào lòng ụ động.
- Để truyền chuyển động quay từ trục chính đến phôi người ta sẽ
dùng mũi tâm nhám hoặc cơ cấu cặp tốc

4. Gá phôi trên mãm cặp và chống tâm 1 đầu.


- Đối với phôi dài hình trụ có đường kính không lớn lắm ta cặp
trên mãm cặp 3 vấu và chống tâm 1 đầu.
- Đối với dài chưa tròn hoặc hình dáng phức tạp ta phải gá một đầu
trên mãm cặp 4 vấu hoặc 1 đầu chống bằng mũi tâm.

13

S
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

II. Phương pháp gá dao.


1. Sơ đồ gá dao
Tuỳ theo tính chất của công việc gia công người thợ sẽ gá 4 con
dao lên ổ dao.
2. Phương pháp gá dao
Dao gá trên ổ dao phải đảm bảo mũi dao ở vị trí ngang tâm với
trục chính hoặc là mũi tâm của nòng ụ động
Khi mũi dao thấp hơn tâm của trục chính ta phải dùng những lá
côn mỏng bằng thép để kê thêm số lượng căn phải hạn chế mức thấp
nhất.
Khi đệm mặt dưới căn phần chìa ra ngoài tính từ mũi dao đến mép
giá dao không lớn hơn 1,5 chiều cao của thân dao.
3. Chế độ cắt khi tiện

14
Lý thuyết Thực hành Kỹ thuật tiện

t: Chiều sâu cắt (mm) là chiều dày lớp kim loại bóc đi sau một lần chạy
dao theo phương vuông góc với bề mặt gia công. Khi tiện mặt trụ ngoài,
chiều sâu cắt bằng hiệu giữa đươờng kính của phôi D với đường kính đã
gia công d :
Dd
t (mm)
2
S: Bước tiến của dao (mm/vòng) là độ dịch chuyển của lưỡi cắt
sau một vòng quay của phôi
Tốc độ cắt  là quãng đường được xác định bởi một điểm trên mặt
cắt cách xa tâm quay nhất so với mũi dao trong một đơn vị thời gian
(m/phút). Tốc độ cắt xác định bằng công thức :
 = (m/phút) với n là số vòng quay của phôi
Một vài ví dụ :
- Tiện thô: chọn bước tiến của dao S = 0,1  0,2 (mm/v)
t= 1 2 (mm)
n < 300 (v/p)
- Tiện tinh: S = 0,06  0,084 (mm/v)
t = 0,5  1 (mm)
n < 500 (v/p).

15

You might also like