You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA LUẬT

KINH TẾ - LUẬT KINH TẾ

Tiểu luận
CHỦ ĐỀ
PHÂN TÍCH
MÔ TẢ
“Mức xuất siêu kỷ lục TẠI Việt Nam
năm 2019”

NHÓM
NHÓM
Giảng
Giảng viên
viên hướng
hướng
THỰC
THỰC
dẫn
dẫn
HIỆN
HIỆN
NGUYỄN NHÓM
VĂN HỒ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021 NVH
THÀNH VIÊN NHÓM NVH

Lớp 205TH0909 (Ca sáng, Thứ 3)


Nhóm NVH
STT Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên
1 Nguyễn Hoàng Quốc Huy K205020777
2 Lê Trần Trọng K205020791
3 Nguyễn Thúy Vy K205020796

2|Trang
MỤC LỤC

THÀNH VIÊN NHÓM NVH..........................................................................................2


MỤC LỤC........................................................................................................................ 3
Tóm tắt.............................................................................................................................. 4
1. GIỚI THIỆU................................................................................................................5
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN......................................6
2.1. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................6
2.1.1. Một số khái niệm.....................................................................................6
2.1.2. Phân tích mô tả........................................................................................7
2.1.3. Phân tích mô tả trong xuất nhập khẩu......................................................8
2.1.4. Các phương pháp phân tích mô tả...........................................................8
2.2. Nghiên cứu liên quan......................................................................................9
2.2.1. Mục đích phân tích mô tả........................................................................9
2.2.2. Các loại phân tích..................................................................................10
Cuối cùng, phân tích mô tả có liên quan đến vị thế của doanh nghiệp hay một
sự kiện, nếu đặt lên bàn cân thì sự kiện của công ty so với sự kiện của công ty khác
có vị trí như thế nào.................................................................................................10
2.2.3. Phân tích dữ liệu qua một số ví dụ.........................................................10
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN................................................................................14
3.1. Quy trình chung của phân tích mô tả............................................................14
3.2. Quy trình phân tích mô tả trong xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam............14
3.2.1. Quy trình thống kê.................................................................................15
3.2.2. Quy trình phân tích dữ liệu....................................................................16
4. KẾT QUẢ, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................................................17
4.1. Kết quả.........................................................................................................17
4.2. Phương hướng phát triển..............................................................................19
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý............................................................................................21
5.1. Kết luận........................................................................................................21
5.2. Hàm ý...........................................................................................................22
......................................................................................................................................... 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................23
......................................................................................................................................... 24
DESCRIPTIVE ANALYSIS OF VIETNAM’S RECORD FOR EXPORT SURPLUS
IN 2019............................................................................................................................ 24

3|Trang
Tóm tắt
2020 là một năm có nhiều biến động tiêu cực trong phương thức hoạt động cũng
như mức độ tăng trưởng của nhiều nền kinh tế trên toàn cầu do tác động mạnh mẽ từ đại
dịch COVID-19. Song, nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là mảng xuất khẩu vẫn đón nhận
những con số kỷ lục, sự tăng trưởng vững vàng. Đây là thành quả của việc áp dụng hiệu
quả phân tích mô tả (Descriptive Analytics) - một công cụ hữu ích trong kiểm toán, phân
tích, vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta, giúp tổng hợp các số liệu, sản
lượng hàng hóa, doanh thu từ xuất nhập khẩu nhờ vào những số liệu trong năm 2019.
Hoạt động này được duy trì định kỳ hàng tháng nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời
trong phân tích dữ liệu thông qua 2 quy trình thống kê và phân tích. Kết quả phân tích
cho thấy các lĩnh vực cần phát triển trong những năm tới, và những nguyên nhân khách
quan dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019 với mức xuất siêu kỷ lục 9,9 tỷ
USD (Tổng cục Hải quan, 1/2020). Ngoài ra, các khuyết điểm, bất cập còn tồn đọng
trong nền kinh tế cũng được xác định một cách rõ ràng ở từng lĩnh vực. Nhờ vào đó
Chính phủ có thể phối hợp cùng các cơ quan chuyên ngành xây dựng các chính sách,
đường lối phát triển hiệu quả, tối ưu nhất cho năm 2020. Thực tế nền kinh tế, ngoại
thương nước ta trong năm 2020 đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp dẫu đại dịch căng thẳng
đã gây sụt giảm nền kinh tế chung toàn cầu. Kết quả tốt đẹp trên đã một lần nữa khẳng
định vai trò quan trọng, thiết yếu của việc áp dụng phân tích mô tả vào các hoạt động
kinh doanh ở mọi quy mô doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực đa dạng cũng như nền kinh tế
chung của nước nhà.
Từ khóa: xuất khẩu, nhập khẩu, xuất siêu, phân tích mô tả

4|Trang
1. GIỚI THIỆU
Năm 2019, nền kinh tế thế giới đã đối mặt với nhiều thách thức, chứng kiến những
biến động nhanh, đa chiều và khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ - Trung, biến
động về quan hệ kinh tế - chính trị giữa các nền kinh tế lớn liên tục tạo nên những biến
đổi. Đây được xem là một năm khó khăn đối với lĩnh vực xuất khẩu toàn cầu, nhiều con
số thống kê mang dấu hiệu bất khả quan. Thương mại toàn cầu trong năm 2019 chứng
kiến sự giảm tốc, giá trị xuất khẩu của các quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới có sự
biến đổi lớn, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu của hầu hết các
nước thành viên ASEAN đều có xu hướng chững lại so với cùng kỳ năm trước. Thông tin
từ trang web của World’s Top Exports cho thấy tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu thế giới
ước tính đạt 18,74 nghìn tỷ USD trong năm 2019, giảm 3,7% so với năm 2018. Từ 2018
sang 2019, sự dịch chuyển tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu của hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều nằm ở mức âm, chỉ tồn tại một số quốc gia đạt được mức tăng nhẹ. Điều này
được thể hiện rõ qua các số liệu.
Đứng trước nhiều tác động bất ngờ của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam hiện vẫn
đang nỗ lực không ngừng trên hành trình đạt được những thành tựu nổi bật, trong đó lĩnh
vực ngoại thương đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đáng chú ý trong năm 2019, xuất
khẩu đã đạt mức xuất siêu kỷ lục 9,9 tỷ USD (Tổng cục Hải quan, 1/2020). Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê (1/2020), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2019
đạt 516,96 tỷ USD, riêng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1%
so với năm 20181, mở ra một sự phát triển bước ngoặt cho hoạt động ngoại thương Việt
Nam. Thành tích vượt trội đó không chỉ đến từ sự tích lũy qua quá trình tăng trưởng dài
hạn mà còn là sự nỗ lực không ngừng, kịp thời nắm bắt thời cơ, tiến bộ vượt bậc trong
năng lực hoạt động của các nhân tố trong nền kinh tế kết hợp chặt chẽ với sự cởi mở,
thích ứng nhanh chóng trong các chính sách hỗ trợ và đầu tư từ phía Nhà nước. Bên cạnh
sự đánh dấu cho một thành tựu rực rỡ của nền kinh tế quốc gia, mức xuất siêu kỷ lục
2019 là tiền đề, bước đệm quan trọng, tạo đà bật nhảy tốt hơn cho kinh tế Việt Nam trong
thời gian tới.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang có nhiều biến động do dịch bệnh Covid
19 vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nhiều hoạt động sản xuất
phải tạm dừng, đóng cửa. Việc tìm biện pháp để duy trì sự tăng trưởng cho thị trường
trong năm 2020 là điều vô cùng quan trọng, cần xem xét phân tích mô tả tình hình xuất
nhập khẩu năm 2019 tìm hiểu được nguyên nhân, động lực tăng trưởng và xu hướng tác
động đến nền kinh tế của mức xuất siêu này. Từ đó, đánh giá được những điểm tích cực
cần phát huy cũng như nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, thách thức sẽ phải đối mặt
trong thời gian tới nhằm đưa ra những biện pháp, kiến nghị phù hợp góp phần giữ vững
sự tăng trưởng và đưa nền kinh tế đạt được sự phát triển ổn định, bền vững dài hạn trong
5|Trang
tương lai. Trước yêu cầu thiết yếu đó cùng với sự hứng thú và mong muốn khai thác sâu
hơn về vấn đề trên, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích mô tả mức xuất
siêu kỷ lục tại Việt Nam năm 2019” để tiến hành nghiên cứu trong tiểu luận này.
Công trình nghiên cứu gồm 24 trang (bao gồm trang bìa). Ngoài phần tóm tắt, từ
khóa, danh mục tài liệu tham khảo và Descriptive Analysis of Vietnam’s record for
export surplus in 2019 , nội dung tiểu luận được kết cấu thành 5 mục như sau:
1. Giới thiệu
2. Cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan
3. Phương pháp thực hiện
4. Kết quả, phương hướng phát triển
5. Kết luận và hàm ý

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN


2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Xuất khẩu
Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của một quốc gia sang các
quốc gia khác. Đây không phải là hoạt động bán hàng đơn lẻ mà là một hệ thống bán
hàng có tổ chức, được sự giám sát, quản lý của cấp Nhà nước cả bên trong lẫn bên ngoài
với mục đích thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ, phát triển nền kinh tế quốc gia...
Theo Khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005 2 “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng
hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Về cơ bản, xuất khẩu theo cả hai cách định nghĩa đều được hiểu là bán hàng hóa,
dịch vụ ra nước ngoài.
2.1.1.2. Nhập khẩu
Theo Khoản 2 Điều 28 Luật thương mại 2005 “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng
hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Nói một cách dễ hiểu, nhập khẩu là việc nhập hàng hóa, vật liệu từ các nước khác
trên thế giới về đất nước của mình để tiêu thụ hoặc đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Đây là
hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế.
2.1.1.3. Xuất siêu
Xuất siêu là từ dùng để mô tả tình trạng của cán cân thương mại đang có giá trị lớn
hơn 0. Nói cách khác là khi kim ngạch nhập khẩu nhỏ hơn xuất khẩu trong khoảng thời
gian nhất định thì đó là xuất siêu (Phùng Thị Kim Dung, 2020).

6|Trang
2.1.2. Phân tích mô tả
Trong thời đại hiện nay, kỹ năng phân tích chiếm vị trí quan trọng trong hầu hết
mọi lĩnh vực. Không đơn thuần là tính toán, các kỹ năng phân tích được áp dụng vào các
hoạt động như marketing, bán hàng, nhân sự... để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận hàng
mô hình kinh doanh, nắm bắt xu hướng thị trường một cách hiệu quả nhất. Phân tích mô
tả là một trong những loại hình phân tích phổ biến, được ưa chuộng ở nhiều doanh
nghiệp. Bài nghiên cứu này sẽ làm rõ các khái niệm cơ bản về phân tích mô tả, bao gồm
việc định nghĩa, bản chất và lợi ích mà nó mang lại qua một số ví dụ cụ thể.
2.1.2.1. Khái niệm
Phân tích mô tả hay còn gọi là thống kê mô tả là việc thu thập dữ liệu thô từ nhiều
nguồn dữ liệu để cung cấp chi tiết những thông tin trong quá khứ có giá trị. Chúng cung
cấp các bản tóm tắt, phân tích đồ họa đơn giản, mô tả cả tính năng cơ bản, là nền tảng của
hầu hết mọi phân tích định lượng dữ liệu. (UNI Train, 2021)
Không giống như các loại phân tích khác, phân tích mô tả không đưa ra các dự đoán
về tương lai, thay vào đó trả lời câu hỏi về những gì đã xảy ra, không giải thích tại sao.
Thu thập thông tin chi tiết từ dữ liệu trong quá khứ, việc gì đã diễn ra trong một khoảng
thời gian cố định để rút ra những so sánh. Từ đó, doanh nghiệp có thể kết hợp kết quả của
phân tích mô tả với các loại phân tích dữ liệu khác nhằm bổ trợ, chi tiết hóa các dữ liệu
hơn.
Ví dụ: Một công ty có thể quyết định được sản phẩm chiến lược dựa trên kết quả
doanh thu, lợi nhuận hàng tháng, hàng năm của sản phẩm đó. Một tập đoàn sẽ xác định
được các ưu, nhược điểm của dịch vụ mình đang kinh doanh hoạt động để tối ưu hóa
chức năng thông qua phân tích mô tả.
Dựa trên những dữ liệu có sẵn sau đó phân tích kết quả giúp các doanh nghiệp có
thể mở rộng thị trường kinh doanh, tiếp thị hiệu quả và phát triển các loại sản phẩm, dịch
vụ mới. Phân tích mô tả là một trong những loại phân tích cơ bản nhất nhưng lại hiệu quả
mà các công ty thường sử dụng. Một công ty có quy mô càng lớn, sẽ càng sử dụng nhiều
phân tích mô tả.
Ví dụ: Công ty X báo cáo doanh thu tháng 7 đạt được 10 tỷ đồng, con số này hoàn
toàn vô nghĩa nếu không so sánh với những tháng trước đó. Nếu so với tháng 6 thì doanh
thu đã tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm, từ đó, mới kết luận được chiến lược bán hàng
đang có hoạt động hiệu quả hay không. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thêm nhiều phân
tích khác để có cái nhìn bao quát hơn.
2.1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm
Tham khảo bài viết “What is Descriptive Research Analysis” của Kiesha Frue
(2019), các ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích mô tả có thể được liệt kê ra
như sau:

7|Trang
Ưu điểm
Đây là cách tốt nhất để thu thập dữ liệu mà không có sai lệch. Các công ty có thể
thu thập dữ liệu trực tiếp dựa trên số liệu thống kê và thông tin có sẵn. Kết quả cũng áp
dụng cho nhiều chủ đề và phòng ban khác.
Tiết kiệm chi phí và nhanh chóng. So với các hình thức phân tích khác, việc thu
thập dữ liệu cần thiết để phân tích nghiên cứu nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Hữu ích cho việc ra quyết định. Các công ty sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định kinh
doanh thông minh hơn khi họ sử dụng phân tích này. Nó tập trung vào “cái gì” của một
chủ đề với các giá trị và thống kê dựa trên số; thông tin là thực tế và không thiên vị.
Nhược điểm
Lo lắng: khi một nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, người đó có thể cảm thấy không thoải
mái. Họ có thể cảm thấy như đang bị “giám sát” và hành động không bình thường. Trong
trường hợp này, tính hợp lệ của dữ liệu có thể bị ảnh hưởng. Tương tự như vậy, nhà
nghiên cứu cũng có thể có sự thiên vị và tác động vào dữ liệu.
Mẫu có nghi vấn: các mẫu mà nhà nghiên cứu thu thập có thể là ngẫu nhiên, điều
này khiến việc xác nhận khó khăn hơn. Nó có thể không phản ánh chính xác mục đích mà
mẫu được lấy.
Không có "tại sao": phân tích này chỉ trả lời "cái gì". Nếu ta muốn hiểu “tại sao”
hoặc “như thế nào” thì phải áp dụng loại phân tích khác.
2.1.3. Phân tích mô tả trong xuất nhập khẩu
Phân tích mô tả trong xuất khẩu, nhập khẩu là việc thu thập các dữ liệu thô từ các
hoạt động xuất khẩu nhập khẩu định kỳ hàng tháng nhằm cung cấp các thông tin chi tiết
về sự tăng trưởng hay giảm sút của các mặt hàng, dịch vụ ngoại thương. Hoạt động này
cung cấp các bản tóm tắt, phân tích đồ họa đơn giản hay các bảng biểu số liệu, là nền
tảng cho các bước phân tích về sau trong xuất khẩu, nhập khẩu.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 97 Luật Hải quan 2014 3 đã quy định về hoạt động thống kê
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:“Hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là
quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, báo cáo, phổ biến, lưu trữ thông
tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện”.
Theo đó, phân tích mô tả trong xuất nhập khẩu có thể được hiểu là hoạt động thống kê
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.1.4. Các phương pháp phân tích mô tả
Để nghiên cứu, đánh giá dữ liệu hiệu quả trong phân tích mô tả ta có thể tiếp cận
với ba phương pháp chính như sau: nghiên cứu điển hình, nghiên cứu khảo sát và phương
pháp tương quan (Hafizullah Baha, 2016).
Nghiên cứu điển hình (Case study)

8|Trang
Đây là một dạng phân tích định lượng bao gồm việc quan sát cẩn thận và toàn diện
đơn vị phân tích, tức là một người, một gia đình, một quốc gia, một tổ chức, một nhóm
văn hóa hoặc thậm chí toàn bộ cộng đồng (Kothari, 2004, tr.113). Loại nghiên cứu này cố
gắng khám phá chi tiết từng khía cạnh của nghiên cứu và sau đó dựa trên những phát
hiện, khái quát và suy luận được rút ra. Nghiên cứu điển hình xác định tất cả các biến số
quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đối tượng. Ưu điểm chính của nghiên cứu
điển hình là cho phép thâm nhập sâu hơn vào cốt lõi của vấn đề (Lans & Van Der
Voordt, 2002). Nhược điểm của nghiên cứu điển hình là khó có thể khái quát hóa để đưa
ra kết luận chung. Nghiên cứu điển hình không được khuyến khích để chỉ ra nguyên nhân
và kết quả và chúng được sử dụng hạn chế để đưa ra dự đoán chính xác (Jamie, n.d).
Nghiên cứu khảo sát (Survey)
Nghiên cứu khảo sát có thể là cuộc thăm dò, bảng câu hỏi mà công ty đưa ra cho
khán giả về một vấn đề cụ thể. Công ty gửi khảo sát trực tuyến, trực tiếp hoặc qua điện
thoại, sau đó nhận dữ liệu từ phần trả lời của người khảo sát và sử dụng thông tin này để
phân tích. Đây được coi là một phương pháp nhanh chóng và tương đối rẻ để thu thập
nhận thức, thái độ, kinh nghiệm cá nhân và ý kiến của mọi người về sản phẩm, con người
và tình huống (Harrison, 2013). Mấu chốt để xây dựng khảo sát hiệu quả là đảm bảo rằng
các câu hỏi phải có tính hệ thống, dễ hiểu và dễ trả lời (Jamie, n.d).
Phương pháp tương quan (Correlational methodology)
Trong hình thức phương pháp luận này, nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu hoặc sử
dụng dữ liệu hiện có để xác định mức độ mối quan hệ và liên kết giữa hai hoặc nhiều
biến mà không cần thao tác nào. Nó được áp dụng để chỉ ra mức độ mối quan hệ giữa các
biến có liên quan khác nhau (Walliman, 2011, tr.25). Loại nghiên cứu mô tả này được coi
là phức tạp hơn so với nghiên cứu bằng hình ảnh hoặc bảng biểu. Phương pháp tương
quan chỉ mô tả mối quan hệ giữa các biến, nó không giải thích bản chất của mối quan hệ
giữa các biến.
Ngoài ra, biểu đồ phân tán, đồ thị, bảng, biểu đồ... cũng là những công cụ thường
được sử dụng trong phân tích mô tả thông qua các phần mềm như Excel, SPSS...
2.2. Nghiên cứu liên quan
Lý do phân tích mô tả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm phương pháp nghiên
cứu là do tính dễ hiểu của nó, dựa trên những thứ có sẵn để phân tính, có độ linh hoạt cao
khi có thể áp dụng với nhiều lĩnh vực, chủ đề khác nhau. Cũng chính vì tính bao quát vốn
có nên doanh nghiệp cần tìm hiểu và áp dụng từng kiểu phân tích khác nhau vào mô hình
kinh doanh của mình một cách hợp lý, hiệu quả.
2.2.1. Mục đích phân tích mô tả
Phân tích nghiên cứu mô tả là một phân tích đơn giản. Nó giải thích "điều gì" về
một chủ đề, bằng cách sử dụng dữ liệu, số liệu thống kê và xu hướng. Vận dụng các dữ

9|Trang
liệu, thống kê mà các công ty đã có quyền truy cập, như nghiên cứu điển hình, khảo sát
và khách hàng... Phân tích mô tả tốn ít chi phí và có thao tác dễ thực hiện hơn so với các
hình thức phân tích khác và quá trình nghiên cứu cũng diễn ra nhanh chóng, thuận tiện
hơn trong trường hợp thông tin dữ liệu đầy đủ.
2.2.2. Các loại phân tích
Dựa trên bài viết của CampusLabs - “Types of Descriptive Statistics”, phân tích mô
tả có thể được phân thành 4 loại chính, bao gồm đo lường dựa trên tần suất, khuynh
hướng chủ yếu, độ lệch chuẩn và vị thế.
Tần suất
Đo lường tần suất của một sự kiện, hành động nào đó diễn ra là điều cần thiết trong
phân tích mô tả, giúp xác định được mục tiêu và mục đích cần nghiên cứu. Ví dụ một
cuộc khảo sát loại trà sữa yêu thích của 100 bạn trẻ, việc thống kê dựa trên số lần loại
hương vị trà sữa đó được chọn sẽ dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn việc liệt kê từng câu trả lời
của 100 người khảo sát.
Khuynh hướng chủ yếu
Khi nghiên cứu mô tả, việc xác định được mức trung bình, khuynh hướng chủ yếu
của các đối tượng nghiên cứu sẽ mang lại các số liệu mô tả hữu ích. Các thước đo phổ
biến của khuynh hướng chủ yếu là mức trung bình, trung vị và chế độ. Ví dụ cuộc khảo
sát cân nặng của 100 trẻ em mắc bệnh béo phì, nếu biết được mức cân nặng trung bình sẽ
tìm ra được nhiều giải pháp cũng như cách giảm cân hợp lý cho các đối tượng.
Độ lệch chuẩn
Đôi khi, đo lường dựa trên khuynh hướng chủ yếu sẽ không có kết quả cụ thể và
chính xác, cần xem xét thêm độ lệch chuẩn, mức độ phân tán. Để minh họa điều này, ta
xét cân nặng của 2 người mắc bệnh béo phì. Nếu cả 2 người đều 80kg thì mức cân nặng
trung bình là 80kg, nhưng nếu một người 70kg và một người 90kg thì mức cân nặng
trung bình vẫn là 80kg. Lúc này, cần dùng các biện pháp khác như phạm vi, độ lệch
chuẩn để đo mức độ phân tán của dữ liệu.
Vị thế
Cuối cùng, phân tích mô tả có liên quan đến vị thế của doanh nghiệp hay một sự
kiện, nếu đặt lên bàn cân thì sự kiện của công ty so với sự kiện của công ty khác có vị trí
như thế nào.
2.2.3. Phân tích dữ liệu qua một số ví dụ
Phương pháp nghiên cứu mô tả có thể được sử dụng theo nhiều cách với nhiều lý do
khác nhau. Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng một số kỹ thuật, công nghệ để phân tích, tùy
thuộc vào mục tiêu, đối tượng cần nghiên cứu. Sau đây là một số kiểu phân tích cơ bản
mà các doanh nghiệp thường áp dụng.4
Xác định hành vi của đối tượng nghiên cứu

10 | T r a n g
Các nhà nghiên cứu có thể đưa ra kết luận dựa trên các câu hỏi nghiên cứu mà họ
đặt ra. Mục đích của việc sử dụng câu hỏi đóng là rút ra kết luận cụ thể về người được
hỏi. Đây có thể là nhu cầu tìm ra các mẫu, đặc điểm và hành vi của những người được
hỏi. Ngoài ra, thông qua các cuộc khảo sát cũng có được câu trả lời hoặc thái độ, ý kiến
của người được khảo sát về vấn đề đang nghiên cứu.

Nguồn: VNETWORK, Tình hình sử dụng internet tại Việt Nam năm 2019
Theo số liệu thống kê về tình hình sử dụng internet tại Việt Nam năm 2019, có tới
58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này
tăng đến 8 triệu người dùng so với cùng kỳ năm trước. 5 Từ việc thống kê thói quen sử
dụng của người tiêu dùng cùng với sự phát triển của công nghệ, các dòng điện thoại phân
khúc tầm trung – thấp liên tục được ra đời giúp cho nhiều người có thể dễ dàng sở hữu
những chiếc điện thoại thông minh và tiếp cận với Internet.
Khám phá xu hướng hiện hành
Các nhà nghiên cứu tìm thấy các mẫu trong nhiều chủ đề, bao gồm giới tính, nhóm
tuổi, địa điểm và dân tộc. Công tác cần thực hiện trước quá trình phân tích là chọn một
chủ đề và khung thời gian, sau đó đào sâu vào phân tích. Các nhà nghiên cứu đo lường xu
hướng dữ liệu theo thời gian bằng khả năng thống kê của thiết kế nghiên cứu mô tả, từ đó
tìm ra được xu hướng đang được vận hành ở một thời điểm nhất định, khai thác thị
trường thông qua xu hướng phát triển đó.

11 | T r a n g
Nguồn: Marketing AI, Bảng thống kê các độ tuổi sử dụng Instagram năm 2019
Instagram có một cơ sở người dùng đa dạng, nhưng phổ biến nhất vẫn là với giới
trẻ. Nếu một thương hiệu đang nhắm mục tiêu đến Gen Z và Millennials, việc khai thác
mạnh các hoạt động trên nền tảng Instagram có thể là điểm chạm hoàn hảo giữa thương
hiệu và người tiêu dùng.
Tiến hành so sánh
Các tổ chức cũng sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả để hiểu cách các nhóm khác
nhau phản ứng với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Nghiên cứu về người tiêu dùng
này giúp tổ chức hiểu được những khía cạnh nào của thương hiệu thu hút người dân và
những khía cạnh nào thì không. Nó cũng giúp thực hiện các bản sửa lỗi về sản phẩm hoặc
tiếp thị hoặc thậm chí tạo ra một dòng sản phẩm mới để phục vụ cho các nhóm tiềm năng
tăng trưởng cao.

Nguồn: Flurry Analytics, Thống kê các dòng iphone bán chạy từ ngày 13-19/11/2020
Xác định giá trị hiện có
Các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi nghiên cứu mô tả để giúp xác định các điều
kiện phổ biến và các mô hình cơ bản của đối tượng nghiên cứu. Do phương pháp nghiên
cứu không xâm lấn, sử dụng quan sát định lượng và một số khía cạnh của quan sát định
tính, các nhà nghiên cứu quan sát từng biến số và tiến hành phân tích sâu. Từ đó, xác
định được giá trị hiện có của doanh nghiệp, các cột mốc phát triển trong từng lĩnh vực cụ
thể.

12 | T r a n g
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nghiên cứu các thời điểm khác nhau
So sánh kết quả tại với các thời điểm khác nhau giúp xác định các đặc điểm giống
và khác nhau, sau đó phân tích hiển thị các kết quả mới. Điều này cũng cho phép bất kỳ
số lượng biến nào được đánh giá. Qua việc nghiên cứu các đối tượng qua từng thời gian
nhất định sẽ mang lại các thống kê hữu ích, rằng doanh nghiệp có đang vận hành chiến
lược hiệu quả hay không.

Nguồn:
NDH, Kết
quả kinh
doanh của
Vinamilk từ
năm 2014-
2020

Qua bảng số liệu thống kê, có thể thấy mức kinh doanh của Vinamilk ngày càng
vượt trội và phát triển. Do đó, trong chiến lược phát triển đến 2021, Vinamilk tiếp tục
nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm mới để đa dạng hóa danh mục sản phẩm; ưu tiên
phát triển thị trường nội địa với việc đẩy mạnh dòng sản phẩm cao cấp ở khu vực thành

13 | T r a n g
thị và dòng sản phẩm phổ thông ở nông thôn; sẵn sàng cho hoạt động M&A với các công
ty sữa tại các quốc gia khác nhằm mở rộng thị phần và doanh số. 6

3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


3.1. Quy trình chung của phân tích mô tả
Tương tự với các loại phân tích khác, phân tích mô tả đơn thuần cho ta những dữ
liệu, con số được thống kê. Do đó, tính hiệu quả hay phương thức áp dụng của nó còn
phụ thuộc nhiều vào phương thức sử dụng của người phân tích và lĩnh vực phân tích.
Song, quy trình phân tích mô tả nhìn chung vẫn có các bước tương đồng trong quy trình
phân tích (Thomas Bush, 6/2020):
Thứ nhất, thu thập dữ liệu (collect data).
Bước đầu tiên của bất kỳ hoạt động phân tích nào cũng cần phải thu thập, thống kê
dữ liệu. Bước này có thể được thực hiện bởi nhiều cách thức đa dạng khác nhau, nhưng
những cuộc khảo sát và những phương pháp đo lường cũ vẫn được áp dụng khá thường
xuyên.
Thứ hai, sắp xếp dữ liệu (clean data).
Một bước quan trọng không thể thiếu khác trong hoạt động phân tích mô tả là sắp
xếp dữ liệu. Các dữ liệu sau khi thu thập thường nằm ở nhiều định dạng, cách sắp xếp thứ
tự, đơn vị, cách thống kê khác nhau, điều này sẽ khiến cho quá trình làm việc hay phân
tích dữ liệu trở nên khó khăn. Việc sắp xếp dữ liệu sẽ chuyển hóa các dữ liệu về một định
dạng, cách sắp xếp nhất định, chuyển về cùng một đơn vị và loại bỏ các thông tin dư
thừa, không cần thiết trong hoạt động thống kê.
Thứ ba, áp dụng phương pháp (apply methods).
Cuối cùng, việc quyết định phương pháp trình bày thống kê nào để áp dụng vào
phân tích mô tả cũng ảnh hưởng đến kết luận cuối cùng của hoạt động phân tích. Do đó,
phương pháp phân tích sẽ phụ thuộc vào nguồn dữ liệu đang phân tích, lĩnh vực phân tích
và mục đích phân tích. Theo đó, các nhà phân tích có thể chọn một trong 4 loại phân tích
mô tả: phân tích tần suất, phân tích khuynh hướng chủ yếu, phân tích độ lệch chuẩn và
phân tích vị thế để áp dụng phù hợp nhất với lĩnh vực, mục đích phân tích.
3.2. Quy trình phân tích mô tả trong xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam
Dựa theo khoản 1 Điều 97 Luật Hải quan 2014, có thể thấy quá trình áp dụng phân
tích mô tả vào xuất nhập khẩu có nhiều nét tương đồng với hoạt động thống kê hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể, nhóm nghiên cứu sẽ chia hoạt động trên làm 2 quy trình
chính gồm quy trình thống kê và quy trình phân tích đánh giá dữ liệu để làm rõ phương
pháp thực hiện phân tích mô tả trong xuất nhập khẩu.

14 | T r a n g
3.2.1. Quy trình thống kê
Dựa theo các điều khoản được liệt kê trong Chương III Thông tư 52/2020/TT-BTC
về quy trình thống kê và hoạt động đảm bảo chất lượng thống kê hàng hóa xuất khẩu 7,
nhập khẩu, các bước thống kê và các chủ thể, đơn vị thực hiện nhiệm vụ được quy định
cụ thể qua 5 giai đoạn chính:
Một là, thu thập dữ liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu. Các cơ sở dữ liệu thống
kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thu thập tập trung tại cấp Tổng cục Hải quan từ
cơ sở dữ liệu thông tin hải quan và các nguồn thông tin khác ngoài hồ sơ hải quan. Sau
quá trình thu thập, các dữ liệu được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ
thực hiện báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan và các cục hải quan tỉnh, thành phố
thông qua việc chia sẻ thông tin giữa các cấp. Ngoài ra, các dữ liệu sai, nghi ngờ tư hồ sơ
hải quan được gửi, tiếp nhận, kiểm tra và phản hồi kịp thời giữa các cấp.
Hai là, điều tra và phối hợp điều tra thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Bước
này sẽ được thực hiện khi có các cơ sở xác định các thông tin thu thập từ hồ sơ hải quan
chưa đầy đủ và không đáp ứng được nhu cầu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thống kê trung
ương và các cơ quan tổ chức liên quan để thực hiện các cuộc điều tra trên.
Ba là, xử lý dữ liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu (xử lý định kỳ hàng tháng).
Thông qua Hệ thống công nghệ thông tin thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện
các bước: quy đổi đồng tiền sang Đô la Mỹ (USD); phân loại hàng hóa theo danh mục;
phân loại hàng hóa trong và ngoài phạm vi thống kê; quy đổi trị giá thống kê a;1quy đổi
đơn vị tính lượng thống kê đối với từng loại mặt hàng; đánh giá, phát hiện dấu hiệu bất
thường, nghi ngờ của dữ liệu thống kê bằng bộ tiêu chí chất lượng.
Sau khi được xử lý tự động, cán bộ sẽ kiểm tra dữ liệu thống kê theo trình tự: tên
hàng, mã hàng khai, danh mục nhóm hàng; các giá trị bất thường; chuyển các dữ liệu cần
kiểm tra xuống cho cấp cục, chi cục xử lý; cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thống kê
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cuối cùng là thực hiện Báo cáo thống kê hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
Bốn là, báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu. Hoạt động báo cáo
thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu cần phải tuân thủ, đảm bảo phạm vi thống kê của báo
cáo trong khoản 1 Điều 23 của Thông tư 52/2020/TT-BTC. Đồng thời, cơ quan hải quan
cũng thực hiện các vai trò sau: thực hiện các chế độ báo cáo thống kê theo quy định của
Chính phủ, chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia cũng như của ngành Tài chính; thực
hiện các báo cáo thống kê khác phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng mẫu biểu báo cáo
thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu định kỳ để sử dụng thống nhất trong cơ quan hải quan.
1 a Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trị giá do cơ quan hải quan xây dựng phục vụ cho
mục đích thống kê trên cơ sở trị giá khai báo và tuân theo các nguyên tắc được pháp luật quy định (Thông
tư 52/2020/TT-BTC).
15 | T r a n g
Năm là, đối chiếu dữ liệu thống kê trong trường hợp có sự chênh lệch lớn về số liệu
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu song phương và đa phương. Sau khi có sự phê duyệt của
các cấp có thẩm quyền của các bên tham gia đối chiếu, phương pháp và hình thức phối
hợp đối chiếu thống kê sẽ được quyết định. Ngoài ra, báo cáo và giải thích kết quả đối
chiếu sẽ được đơn vị chủ trì thực hiện công khai theo kế hoạch.
3.2.2. Quy trình phân tích dữ liệu
Tại Điều 25 Thông tư 52/2020/TT-BTC đã quy định về việc phân tích và dự báo
thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
1. Thông tin, dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phân tích, dự
báo phục vụ quản lý, điều hành của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và Chính phủ.
2. Phân tích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng tháng được gửi đến các
đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Đảng, Chính phủ và bộ,
ngành theo danh sách được xác định từ tháng 01 hàng năm.
3. Dự báo thống kê được thực hiện khi nhận được chỉ đạo từ Lãnh đạo các cấp và
yêu cầu bằng văn bản từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Ở giai đoạn phân tích này, các nhà phân tích chuyên môn thuộc lĩnh vực xuất nhập
khẩu hoạt động trong cơ quan nhà nước (Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính) sẽ phân
tích các số liệu đã được tổng hợp, xử lý hoàn chỉnh thông qua các phép tính được quy
định. Từ đó đưa ra một số đánh giá, kết luận nhất định trong hoạt động phân tích mô tả:
tình hình xuất nhập khẩu trong năm vừa rồi là xuất siêu hay nhập siêu; sản lượng sản xuất
đạt ở mức hiệu quả như thế nào; nền kinh tế có đạt mức thặng dư hay thiếu hụt; xác định
các chỉ số lạm phát, thất nghiệp… Thông qua các kết luận trên, bộ phận chuyên môn về
ngoại thương, tài chính, kinh tế và các lĩnh vực liên quan bắt đầu tìm hiểu làm rõ nguyên
nhân cho sự tăng trưởng hay giảm sút của nền kinh tế nói chung và tình hình xuất nhập
khẩu nói riêng. Đồng thời đặt ra các nền tảng dữ liệu nhất định cho các hoạt động phân
tích dự đoán, đề xuất sau này cho sự phát triển chung của nền kinh tế, xuất nhập khẩu của
đất nước.
Ngoài ra, hoạt động công bố, phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu nhập
khẩu cũng được quy định cụ thể trong Điều 26 Thông tư 52/2020/TT-BTC. Theo đó,
hình thức công bố, phổ biến thông tin thống kê là dạng văn bản in và/hoặc văn bản điện
tử dưới các kênh thông tin:
b.1) Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn)
hoặc trang thông tin điện tử của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (theo yêu cầu hoặc nếu
thấy cần thiết);
b.2) Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính (tại địa chỉ: www.mof.gov.vn);
b.3) Tạp chí Hải quan, Bản tin Nghiên cứu Hải quan;

16 | T r a n g
b.4) Phát hành sản phẩm thống kê in trên giấy và sản phẩm thông tin điện tử chứa
đựng trong các vật mang tin điện tử.
Đồng thời, quy trình công bố, phổ biến thông tin thống kê xuất nhập khẩu cũng
được quy định cụ thể tại Khoản 4 của điều luật này.

4. KẾT QUẢ, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN.


Thông qua 2 quy trình từ phương pháp thực hiện hoạt động phân tích mô tả trong
xuất khẩu, nhập khẩu. Các kết quả cụ thể, chi tiết và hiệu quả của nền kinh tế đã được
xác định một cách rõ ràng. Đơn cử cho kết quả của hoạt động áp dụng phân tích mô tả
vào tình hình xuất nhập khẩu là các kết luận, đánh giá về ưu khuyết điểm của năm 2019
và sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020.
4.1. Kết quả
Dựa theo các số liệu trong bảng thống kê xuất khẩu năm 2019 tại nước ta (file Excel
[NVH] Xuất khẩu 2019 được đính kèm), có thể đưa ra một số nhận định về sự tăng
trưởng trong năm cũng như giá trị các mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu (thông qua các biểu
đồ tóm lược)

Tổ ng g i á t r ị x uấ t khẩ u t he o t há ng t ạ i Vi ệ t Na m nă m 2 0 1 9
30

25

20
tỷ usd

15

10

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

tháng

Có thể thấy, tuy xuất hiện các ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung,
nhưng hoạt động xuất khẩu của nước ta vẫn duy trì ở mức đều đặn vào khoảng 20 tỷ đến
25 tỷ USD. Trong đó, tháng 2 toàn dân nước ta hưởng Tết Kỷ Hợi nên có sự giảm xuống.
Nhìn chung, dựa vào những số liệu được thống kê, và tổng giá trị xuất khẩu năm 2019 là
264,3 tỷ USD, ta có thể kết luận rằng nền kinh tế cũng như xuất khẩu của nước ta đón
nhận một sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2018.
Mặc dù con số tăng trưởng trong năm 2019 là mức tăng trưởng thấp nhất trong bốn
năm kể từ năm 2016 (Tổng cục Thống kê, 1/2020), nhưng được đánh giá là mức tăng khá

17 | T r a n g
trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang giảm. Nhìn chung, việc sử dụng phương pháp
phân tích mô tả các giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2019 cho thấy khả
năng tăng trưởng tích cực và tương đối ổn định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang
có dấu hiệu suy giảm và nhiều biến động. Từ đó định hướng phát triển cũng như củng cố
các thế mạnh và điểm yếu trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Cụ thể, từ thứ hạng giá
trị xuất khẩu, có thể đánh giá được mặt hàng/nhóm hàng cần thúc đẩy phát triển:
Mức tăng
Thứ hạng Tổng giá trị
thêm của
giá trị Nhóm/Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu xuất khẩu
năm 2019
xuất khẩu 2019 (tỷ USD)
(%)
1 Điện thoại các loại và linh kiện 51.37 4.4
2 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 35.92 21.5
3 Hàng dệt, may 32.83 7.7
4 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 18.31 12.8
5 Giày dép các loại 18.3 11.9
6 Hàng hóa khác 11.72 12.4
7 Gỗ và sản phẩm gỗ 10.65 19.6
8 Hàng thủy sản 8.54 -2.8
9 Phương tiện vận tải và phụ tùng 8.5 6.1
10 Sắt thép các loại 4.2 -7.5
Thông qua bảng thống kê trên, các mặt hàng điện tử và linh kiện; hàng dệt may,
giày dép các loại… là mặt hàng được đánh giá là nhóm hàng xuất khẩu chính của nước ta
trong năm 2019. Các ngành hàng xuất khẩu đều ghi nhận con số tăng trưởng, trừ nhóm
nông sản và hàng thủy sản có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn giữ cho mức xuất siêu
năm 2019 đạt kỷ lục. Đây cũng chính là những thế mạnh chúng ta cần chú trọng nhằm
nâng cao và phát triển kinh tế nước nhà.
Bên cạnh đó, phân tích mô tả không những nêu lên những thế mạnh thị trường của
Việt Nam mà còn chỉ ra các bất cập, hạn chế mà chúng ta gặp phải để từ đó tìm cách
khắc phục và xây dựng nền kinh tế vững mạnh hơn. Chẳng hạn như xuất khẩu còn phụ
thuộc nhiều vào môi trường khách quan như một số thị trường, ngành hàng chủ yếu; dễ
dẫn đến nguy cơ nền kinh tế bị tổn thương khi các thị trường, ngành hàng lớn này còn tồn
tại nhiều yếu tố bất ổn; các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu là thế mạnh của Việt Nam
nhưng hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vào những thị trường có yêu cầu
cao về chất lượng và an toàn thực phẩm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chưa xây dựng được
thương hiệu riêng và vững chắc. Và các vấn đề trong tranh chấp thương mại, xử lý các
biện pháp phòng vệ thương mại, vượt qua các rào cản thương mại của các thị trường
nhập khẩu cũng là một vấn đề nan giải không kém đối với kinh tế thị trường Việt Nam.
Từ việc phân tích mô tả các số liệu trong nền kinh tế Việt Nam đã giúp chúng ta
nhìn nhận rõ hơn những lợi ích giàu tiềm năng. Song không thể phủ nhận được trong giai

18 | T r a n g
đoạn phát triển vượt bậc của hoạt động xuất khẩu hiện vẫn đang tồn tại nhiều thách thức
và hạn chế đến từ nền kinh tế bên trong quốc gia và cả những ảnh hưởng từ kinh tế thế
giới, đặt ra yêu cầu cần nhanh chóng đề ra những biện pháp phù hợp, kịp thời để giải
quyết và hạn chế những tác động tiêu cực từ nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay.
Mặc dù đại dịch toàn cầu Covid 19 đã bất ngờ xuất hiện vào năm cuối cùng của giai
đoạn 2016-2020, khi nền kinh tế Việt Nam đang gần chạm đến thành tựu rực rỡ, đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động ngoại
thương, trong đó xuất khẩu bị tác động nặng nề do các chính sách hạn chế giao thương,
phong tỏa biên giới của nhiều quốc gia nhằm ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Đây là một
thách thức lớn đối với đà phát triển của lĩnh vực xuất khẩu Việt Nam, đặt ra nhiều mối lo
ngại cho nền kinh tế. Song, một điều bất ngờ đã diễn ra, mặc dù không thể tránh khỏi sự
ảnh hưởng nặng nề từ Covid 19, tuy nhiên thành tích xuất siêu của Việt Nam năm 2020
không chỉ được giữ vững so với các năm trước mà còn xuất sắc lập được kỳ tích mới -
xuất siêu đạt gần 19,1 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay ngay trong bối cảnh nền kinh
tế toàn cầu đang gặp nhiều thử thách (Tổng cục Thống kê, 12/2020).
Trong bối cảnh khó khăn do tác động của đại dịch, xuất khẩu đã trở thành điểm
sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước trong những năm tới. Điều đáng
mừng hơn nữa đối với nền kinh tế Việt Nam là cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục được
cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản
phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu về thành phần
xuất khẩu cũng mang dấu hiệu tích cực, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước có
mức tăng trưởng cao vượt khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Cơ cấu hàng xuất
khẩu cũng được đa dạng hóa.8 Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xuất
khẩu được xem là một lối mở của nền kinh tế quốc gia, đặc biệt xuất siêu đã và đang trở
thành “mã lực” quan trọng thúc đẩy cỗ máy kinh tế, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ cho
các lĩnh vực khác phát triển. Do đó, Việt Nam cần nỗ lực hết mình để giữ vững kỳ tích
này đồng thời phát huy tối đa hơn nữa nguồn lực và tiềm năng của mình, chủ động tìm
kiếm và mở rộng cơ hội để đưa lĩnh vực xuất khẩu nói riêng và cả nền kinh tế nói chung
đạt đến những con số ấn tượng, tiếp tục phá vỡ những kỷ lục đã đạt được.
4.2. Phương hướng phát triển
Phân tích mô tả là phương pháp phân tích cực kì hữu ích. Tuy nhiên, phương pháp
phân tích này cũng chứa đựng những điểm hạn chế đáng để bàn luận tiêu biểu như việc
phân tích chỉ dựa trên số liệu quá khứ, sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh, sự khác
nhau của việc áp dụng các chuẩn mực cho các ngành hàng khác nhau, tính thời điểm...
Mặc dù có những hạn chế, song nếu chúng ta nắm rõ điểm hạn chế ấy và sử dụng
nhiều biện pháp bổ sung để từ đó tìm ra quy luật vận động, tình hình hoạt động kinh
doanh trên thị trường giúp cho công cuộc ổn định, xây dựng nền kinh tế đạt hiệu quả cao.

19 | T r a n g
Thứ nhất, công tác thu thập, thống kê dữ liệu cần phải được thực hiện một cách
nghiêm ngặt, sát sao và chuẩn xác.
Các cơ quan có liên quan đến nhiệm vụ thu thập, thống kê dữ liệu xuất khẩu, nhập
khẩu như Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính... cần phải thực hiện nhiệm vụ một cách
nghiêm túc và minh bạch. Điều này giúp cho công cuộc phân tích của chuyên gia dựa
trên các số liệu này sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn.
Đồng thời, cơ quan hải quan cũng như các cơ quan liên đới cần tích cực thực hiện những
chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Chính phủ, chế độ báo cáo thống kê cấp quốc
gia cũng như của ngành Tài chính; thực hiện các báo cáo thống kê khác phục vụ quản lý
nhà nước; xây dựng mẫu biểu báo cáo thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu định kỳ để sử
dụng thống nhất trong cơ quan hải quan nhằm đẩy nhanh tiến trình phân loại dữ liệu
thống kê. Và các quy định chế tài nếu các cơ quan này không nghiêm túc thực hiện
nhiệm vụ cũng là điều hết sức cần thiết.
Thứ hai, ngoài việc phân tích các số liệu trong nước, cần chú trọng quan tâm đến
các dữ liệu liên quan từ nước ngoài để từ đó có thể thấy được sự tương quan giữa các bên
mà đề ra các chiến lược phù hợp.
Tính thay đổi liên tục của thị trường như đã đề cập ở trên là bản chất không thể thay
đổi. Bên cạnh việc tác động đến tính chất của số liệu, sự thay đổi ấy còn ảnh hưởng đến
xu hướng phát triển của nền kinh tế. Nó luôn thúc đẩy các xu hướng ấy ngày càng thay
đổi, ngày càng phát triển. Đơn cử như sự chuyển mình của nước ta, từ một nước có nền
nông nghiệp lạc hậu đã biết nắm bắt, đi theo xu hướng phát triển của toàn thế giới về việc
áp dụng các thành tựu khoa học vào trồng trọt, chăn nuôi. Phát triển nông nghiệp theo xu
hướng hiện đại hóa đã trở thành yếu tố then chốt hàng đầu trong chiến lược phát triển
quốc gia. Nhờ có sự phân tích mô tả các số liệu nước ngoài, sự nắm bắt kịp thời của nhà
nước mà nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những kết quả tích cực; năng suất, chất
lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao. Nhờ đó, xuất khẩu ngày
càng tăng với một số loại nông sản. Điều này đã góp phần vào công cuộc khẳng định vị
thế, khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới. Có thể thấy, dựa trên nền
tảng của phương pháp phân tích kết hợp với sự nắm bắt xu hướng phát triển của nước
ngoài đã giúp nền kinh tế nước ta gặt hái được những thành công nhất định và có thể
vươn xa hơn trong tương lai.
Cuối cùng, đưa ra các quy định và xây dựng quy trình cụ thể cho các hoạt động
phân tích khác nhằm khai thác triệt để các nguồn dữ liệu đã tổng hợp từ phân tích mô tả.
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp phân tích mô tả để đánh giá, phân tích, hoặc
hoạch định chiến lược, đưa ra các biện pháp thì sự kết hợp phương pháp phân tích mô tả
với các phương pháp phân tích khác cũng quan trọng không kém. Nếu phân tích mô tả
cho ta thấy những việc đã diễn ra trong một khoảng thời gian cố định để rút ra so sánh,

20 | T r a n g
thì phân tích suy luận lại giúp ta tìm thấy nhiều kết luận khác nhau khi nhìn nhận cùng
một vấn đề hay phân tích dự đoán giúp xây dựng nên các chiến lược cụ thể cho hoạt động
sau này. Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa có các quy chuẩn cho các quá trình phân tích
khácb,2dẫn đến một bất cập rằng các số liệu không được khai thác triệt để, có thể xảy ra
các hạn chế khi thay đổi nhân sự có trách nhiệm phân tích dữ liệu. Do đó, nếu hình thành
một quy chuẩn cho các loại phân tích khác hoạt động, cũng như cách thức khai thác dữ
liệu hiệu quả sẽ đảm bảo được tính chính xác khi đưa ra chiến lược sau này dẫu hệ thống
nghiên cứu có thay đổi hay không. Đồng thời, việc rập khuôn các hoạt động phân tích
khác cũng giúp cơ quan phân tích dễ dàng nhìn thấy những thiếu sót hay bất cập, những
cái mới cần cập nhật nhanh chóng hơn. Vì vậy, việc phối hợp các phương pháp phân tích
với nhau cần được nhanh chóng xác lập thông qua quy định cụ thể, giúp nhà nghiên cứu
có cái nhìn toàn diện, hạn chế khó khăn khi phân tích và đặc biệt đảm bảo tính chính xác
để hỗ trợ tốt nhất cho chính sách phát triển của nước nhà.

5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý


5.1. Kết luận
Qua các phân tích cũng như kết quả đã nêu trên, có thể thấy phương pháp phân tích
mô tả vốn là công cụ nổi tiếng để kiểm toán và phân tích vị trí chiến lược tổng thể của
doanh nghiệp và môi trường của nó. Sự ra đời của phương pháp này nhằm xác định chiến
lược để tạo ra một mô hình kinh doanh cụ thể, điều chỉnh hợp lý nhất các nguồn lực và
năng lực của tổ chức với mục đích phù hợp với các yêu cầu của môi trường mà tổ chức
đó hoạt động. Nói cách khác, đó chính là nền tảng để đánh giá, thể hiện các ưu, nhược
điểm và khảo sát các cơ hội cũng như thách thức của từng cá nhân hay tổ chức trong việc
hiện thực hóa mục tiêu, kế hoạch công việc.
Nhờ có sự xuất hiện cũng như áp dụng phương pháp mô tả vào nền kinh tế thị
trường Việt Nam, hàng loạt các các vấn đề khó khăn, thách thức của Việt Nam đã được
các chuyên gia đánh giá, phân tích, thống kê một cách chi tiết, thể hiện rõ các trở ngại mà
nền kinh tế nói chung cũng như xuất, nhập khẩu nói riêng cần phải đương đầu, khắc
phục; các thế mạnh mà ta cần nỗ lực phát huy. Từ đó, đề xuất ra hàng loạt các cơ hội,
biện pháp can thiệp nhằm đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế và hình thành bệ phóng
cho sự phát triển vượt trội của Việt Nam trong tương lai.
5.2. Hàm ý
Nhìn chung, phân tích mô tả xoay quanh các hoạt động thống kê, ghi nhận và tổng
hợp. Đây cũng là yếu tố nền tảng xây dựng nên những thành tựu sau này của bất kỳ cá

2 b Trong Luật Hải quan năm 2014 hay Thông tư 52/2020/TT-BTC chỉ quy định cơ quan chịu trách
nhiệm về hoạt động phân tích các con số, nhưng chưa đưa ra quy chuẩn hay các bước thực hiện phân tích
như thế nào là hiệu quả.
21 | T r a n g
nhân hay tổ chức nào. Tiêu biểu là sự thành công, tăng trưởng đều đặn trong dữ liệu
thuộc ngạch ngoại thương của nước ta qua các năm. Do đó, phân tích mô tả cần được áp
dụng nhiều hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội thêm phần nhanh chóng,
hiệu quả.
Cụ thể, các doanh nghiệp bất kể quy mô lớn nhỏ, số năm được thành lập là bao
nhiêu cũng rất cần phải thực hiện hiệu quả công tác thống kê, tổng hợp dữ liệu liên quan
cũng như phân tích chúng một cách rõ ràng. Các doanh nghiệp hay hoạt động kinh doanh
cần áp dụng phân tích mô tả vào các dữ liệu của công ty định kỳ hàng tháng nhằm theo
dõi tiến độ phát triển, phát hiện ra các sai sót, thiếu hụt trong mặt hàng, dịch vụ kinh
doanh; song việc áp dụng phân tích mô tả vào các dữ liệu cơ bản của thị trường kinh
doanh cũng như với các đối thủ sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ kinh doanh đáp ứng tốt hơn về
thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như có mức giá thành tốt nhất.
Ở một khía cạnh khác, các cá nhân đang sống, học tập hay làm việc cũng cần rèn
luyện cho bản thân một thói quen phân tích mô tả, tức là phải biết ghi nhận các sự việc,
con số, tổng hợp chúng để đưa ra các cải thiện hay quyết định, kế hoạch tiếp theo. Các dữ
liệu hằng ngày như điểm số trong học tập, mức độ hoàn thành trong công việc hay mục
tiêu đề ra của bản thân đều cần được ghi nhận, tổng hợp lại nhằm tự đánh giá thực lực
của bản thân, nhận thấy ưu nhược điểm của chính mình để phát triển tốt hơn, cải thiện
sớm hơn. Đó chính là phương thức hiệu quả cho mọi cá thể có thể tự hoàn thiện chính
mình. Ngoài ra, việc ghi nhận, tổng hợp những yếu tố khách quan bên ngoài cũng không
kém phần quan trọng, bao gồm việc ghi nhận những suy nghĩ, hành động của người
chung quanh để khiến ta hiểu rõ hơn về họ hay hiểu được các chỉ tiêu của những yêu cầu
mà mục tiêu ta đề ra cũng sẽ khiến cho các bước tiến trong đời trở nên dễ dàng, nhanh
chóng.
Tóm lại, phân tích mô tả là một công cụ hữu dụng khi ta áp dụng nó vào mọi hoạt
động, mọi lĩnh vực trong đời sống. Đồng thời, cân nhắc các cách thức áp dụng sao cho
phù hợp nhất với lĩnh vực mà ta áp dụng nhằm tối ưu hóa công dụng của nó. Đây là
không phải là chiếc chìa khóa mang tính quyết định để dẫn bất kỳ các nhân hay tổ chức
nào đến thành công, nhưng nó là một nền tảng, là bệ phóng vững chắc cho các kế hoạch,
quyết định của sau này trở nên tối ưu nhất, hợp lý nhất và rồi vụt bay đến vũ trụ của
thành công.

22 | T r a n g
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Duyên Duyên. (27/12/2019). Xuất siêu 9,9 tỷ USD năm 2019, cao nhất trong 4
năm. Truy cập ngày 22/7/2021 tại: https://bitly.com.vn/1pyj9m
[2] Luật Thương mại 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005, có
hiệu lực từ ngày 1/1/2006
[3] Luật Hải quan năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014,
có hiệu lực từ ngày 1/1/2015
[4] QuestionPro. Descriptive Research: Definition, Characteristics, Methods,
Examples and Advantages. Truy cập ngày 26/7/2021 tại: https://bitly.com.vn/y69co8
[5] VNETWORK. Các số liệu thống kê internet Việt Nam 2019. Truy cập ngày
26/7/2021 tại: https://vnetwork.vn/news/cac-so-lieu-thong-ke-internet-viet-nam-2019
[6] Tường Như. (23/3/2020). Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu 2020 tối thiểu tăng
10%. Truy cập ngày 26/7/2021 tại: https://bitly.com.vn/xwti
[7] Thông tư 52/2020/TT-BTC ngày 10/6/2020 về hướng dẫn biện pháp thực hiện
Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/8/2020
[8] Đức Tuân. (2020). Xuất khẩu liên tiếp lập kỷ lục mới. Báo Chính Phủ Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Truy cập ngày 22/07/2021 tại:
https://bitly.com.vn/rf3xsc

23 | T r a n g
DESCRIPTIVE ANALYSIS OF VIETNAM’S RECORD FOR EXPORT
SURPLUS IN 2019
2020 is a year that had various changes in the method of activities as well as the
development of the global economy due to the sharp effect caused by COVID-19.
Nevertheless, Vietnam’s economy, specifically in trade, saw many record numbers and
steady growth. That is the consequence of properly applying Descriptive Analysis, a
useful tool in audit and assessment, to Vietnam’s import-export process such as
summarizing statistics, goods quantity, revenue in trade thanks to the statistics in 2019.
This activity is maintained monthly to guarantee timely accuracy in analyzing data by 2
processes including statistics and analysis. The analytical result indicated areas to
develop in the upcoming years and objective causes leading to the rapid growth in 2019
with a record for export surplus - 9.9 billion USD. In addition, the shortcomings of the
economy were specified in every area. Consequently, the Government could combine
with specialized agencies to formulate optimal development policies in 2020. The
economy and trade in our country obtained satisfactory results although the epidemic had
limited the global economy. That amazing result once again asserted the fundamental
role of applying descriptive analysis to business in every scale of companies as well as
the country's economy.
Keywords: export, import, export surplus, descriptive analysis

24 | T r a n g

You might also like