You are on page 1of 6

TÌNH HÌNH :

-Thành phố ven biển vốn được coi là thiên đường nghỉ dưỡng của nước
Pháp bỗng dưng nhuốm màu tang tóc sau khi một chiếc xe tải lao vào đám
đông người dân đang xem bắn pháo hoa mừng ngày quốc khánh đêm
14/7/2016 (rạng sáng 15/7 giờ VN). Vụ khủng bố khiến ít nhất 84 người
thiệt mạng và rất nhiều người khác bị thương.

-Vụ tấn công đẫm máu ở Nice xảy ra vào thời điểm 8 tháng kể từ sau khi
những kẻ khủng bố thuộc tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng
(IS) tấn công vào các điểm giải trí ở thủ đô Paris, khiến 130 người thiệt
mạng và làm ảnh hưởng tới ngành du lịch của một trong những điểm đến
hàng đầu thế giới.
- IS thời gian gần đây cũng liên tục nhắc tới nước Pháp như một mục tiêu
chính của chúng, bởi vậy quốc gia này đã được đặt trong tình trạng khẩn
cấp kể từ sau vụ tấn công ngày 13-11-2015.
- Thành phố Nice nằm ven biển Địa Trung Hải vốn là điểm đến hút khách
nổi tiếng ở châu Âu nhờ sở hữu bờ biển tuyệt đẹp và ánh nắng. Thế
nhưng tất cả đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng sau vụ tấn công đêm 14-
7.

- Vụ tấn công khủng bố tại Pháp một lần nữa nhanh chóng thu hút được
phản ứng từ giới lãnh đạo toàn thế giới, trong đó Nhà Trắng. Nhiều lãnh
đạo thế giới trong ngày 15-7 cũng đồng loạt đưa ra phản ứng của mình về
vụ tấn công ở Nice, lên án những kẻ đứng đằng sau vụ việc.
- An ninh – một bức tường thành vững chắc của châu Âu đã bị lung lay
sau vụ tấn công đẫm máu nhằm vào Paris tháng 11/2015 khi sau đó ít lâu,
khu vực này lại chứng kiến hàng loạt các vụ tấn công gây thương vong lớn
gây lo ngại trong dư luận. Tháng 3/2016, thủ đô Brussels (Bỉ) – nơi được
coi là “trái tim của châu Âu” đã rung chuyển khi xảy ra ba vụ nổ liên tiếp
khiến hàng trăm người thương vong, tiếp theo sau đó là cuộc tấn công
bằng xe tải ở Nice (Pháp) đêm 14/7/2016; các cuộc tấn công khủng bố ở
Munich (Đức) 22/7/2016, ở Rouen (Pháp) 26/7/2016.. Hiện trạng này đang
đặt ra thách thức cho các nhà chức trách Pháp, bởi với 84,5 triệu khách
năm 2015, Pháp là điểm đến du lịch số 1 thế giới, nhưng sự sụt giảm
lượng khách sẽ khiến mục tiêu đạt 100 triệu lượt khách/năm vào 2020 bị
đe dọa nghiêm trọng. Trên thực tế, Pháp đang chịu sự cạnh tranh gay gắt
từ các nước láng giềng phía Nam châu Âu, đặc biệt là các nước như Tây
Ban Nha, Hy Lạp hay Bồ Đào Nha, những điểm đến có chi phí rẻ hơn và
an ninh tốt hơn..

- Năm 2017, châu Âu sẽ bước vào một giai đoạn mới, khó khăn hơn trong
cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Việc này có ảnh hưởng đến hoạt động marketing của các công ty du
lịch Pháp như thế nào?
- Yếu tố nhân khẩu: Paris và cùng phụ cận, khu vực sử dụng tới
500.000 lao động trong lĩnh vực du lịch. Trong khi đó, người
dân trở nên bất ổn sau các vụ khủng bố, người bản địa thì dần
mất niềm tin vào chính phủ với cuộc chiến khủng bố vì có vô số
những lỗ hỏng về tình báo, khiến lực lượng an ninh để lọt
những phần tử gây ra các vụ tấn công khủng bố.
- Yếu tố kinh tế: Du lịch vốn là một trong những mũi nhọn kinh
tế Pháp, góp phần lớn vào GDP của nước này. Bà Charlotte
Bruel, tổng giám đốc công ty du thuyền Bateau Mouche trên
sông Seine cho biết : « Năm 2016, lượng khách của chúng tôi
rớt xuống còn có 2 triệu người. Thủ đô Paris hoa lệ hay thành
phố Nice ven biển yên bình là những điểm đến thu hút hàng
chục triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Các chỉ số kinh tế cho
thấy, nước Pháp - điểm đến du lịch số 1 thế giới, đang đánh
mất dần sức hút một cách đáng báo động.
 Nguyên nhân sự sụt giảm này là do du khách lo ngại
mình sẽ trở thành nạn nhân của những kẻ tấn công cực
đoan, như đã từng xảy ra trong những vụ khủng bố đẫm
máu ở Paris hay Nice thời gian qua.
 Theo dự đoán của hãng kiểm toán MKG, con số này sẽ
tiếp tục giảm trong 6 tháng cuối năm nay, bởi mùa du lịch
cao điểm dịp Hè sắp qua và tác động của vụ khủng bố tại
Nice hôm 14/7 chắc chắn sẽ làm sụt giảm lượng khách
đến với các điểm du lịch miền Nam nước Pháp, nơi vốn
nổi tiếng bởi các dịch vụ sang trọng.

Du lịch Pháp đang đánh mất dần sức hút một cách đáng báo
động.

- Yếu tố công nghệ: công nghệ mang lại những sản phẩm an
lành như ô tô, tivi,máy bay, thẻ tín dụng,… nó cũng chế ra
những thứ kinh khủng như: tên lửa hạt nhân, chất độc hóa
học,vũ khí tấn công. Công nghệ cũng mang lại những sản
phẩm tuyệt vời như máy tính, internet …nên thông tin được cập
nhật nhanh chóng trên toàn cầu.
- Và tỷ lệ đặt phòng khách sạn và tour du lịch đến Paris sụt giảm
nhanh chóng. Số lượng du khách hủy đi Paris chủ yếu đến từ
các nước Mỹ, Tây Ban Nha và đặc biệt là Trung Quốc.
- Ngoài ra sẽ ảnh hưởng đến thời gian kiểm tra an ninh hải quan ở
các sân bay, thời gian cấp phép visa cho khách du lịch…
- Yếu tố văn hóa – xã hội: Hai lý do khiến Pháp liên tục hứng
chịu khủng bố
 Trả lời phỏng vấn News.com.au, Neil Fergus, chuyên gia về
chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tổng giám đốc tổ chức từ vấn
Intelligent Risks, cho rằng nước Pháp là một mục tiêu lớn cho
các cuộc tấn công thảm sát của IS bởi vì quốc gia này "là một
biểu tượng của tự do, bình đẳng và các giá trị xã hội".
 Theo các chuyên gia phân tích, Bouhlel, cũng như nhiều nghi
phạm khủng bố khác trước đây, đều có gốc gác ở nước ngoài,
tới Pháp định cư qua nhiều thế hệ, nhưng không hoàn toàn
hòa nhập được với xã hội bản địa và luôn bị coi như những
công dân hạng hai. "Ở Pháp có những cộng đồng người Bắc
Phi rất lớn. Họ tuy là công dân của Pháp, nhưng lại bị gạt sang
bên lề của xã hội", Robert Baer, cựu đặc vụ CIA, nói với CNN.
Quan hệ giữa nước Pháp và cộng đồng nhập cư gốc Bắc Phi
đặc biệt căng thẳng ở các vùng ngoại ô Paris và các thành phố
lớn, nơi có nhiều người Hồi giáo và các gia đình có nguồn gốc
Arab và vùng hạ Sahara sinh sống, theo NYTimes. Hậu quả là
trong 10 năm qua, ngày càng nhiều thanh niên Pháp gốc Bắc
Phi đã rời bỏ đất nước, đi theo tiếng gọi của Hồi giáo cực
đoan, khiến chính phủ Pháp càng phải cảnh giác, trong khi các
phong trào cực hữu bài Hồi giáo và di cư như Mặt trận Quốc
gia trỗi dậy.
 Quan hệ giữa nước Pháp và cộng đồng nhập cư gốc Bắc Phi
đặc biệt căng thẳng ở các vùng ngoại ô Paris và các thành phố
lớn, nơi có nhiều người Hồi giáo và các gia đình có nguồn gốc
Arab và vùng hạ Sahara sinh sống. Căng thẳng giữa chính
quyền Pháp và cộng đồng người nhập cư Bắc Phi ngày càng
lên cao.
- Yếu tố chính trị và pháp luật:
 Hiện trạng này đang đặt ra thách thức cho các nhà chức
trách Pháp, bởi với 84,5 triệu khách năm 2015, Pháp là
điểm đến du lịch số 1 thế giới, nhưng sự sụt giảm lượng
khách sẽ khiến mục tiêu đạt 100 triệu lượt khách/năm
vào 2020 bị đe dọa nghiêm trọng. Trên thực tế, Pháp
đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước láng giềng
phía Nam châu Âu, đặc biệt là các nước như Tây Ban
Nha, Hy Lạp hay Bồ Đào Nha, những điểm đến có chi phí
rẻ hơn và an ninh tốt hơn.
 Theo các chuyên gia ngành du lịch, bên cạnh lý do khủng
bố, tình hình bạo lực trong các vụ biểu tình và nạn cướp
giật nhằm vào du khách châu Á cũng khiến khách du lịch
nước ngoài quay lưng với nước Pháp. Đặc biệt, việc du
khách thượng lưu từ Mỹ, châu Á và các nước vùng Vịnh
không còn mặn mà với Pháp cũng kéo theo sự sụt giảm
trong doanh thu của các cửa hàng bán các mặt hàng xa
xỉ ở nước này.
 Chính những bất ổn an ninh như vậy đã tác động tiêu cực
đến ngành du lịch Pháp. Lượng du khách nước ngoài tới
Pháp nghỉ dài ngày trong tháng 7 đã giảm 10% so với
cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng trong tuần thứ ba của tháng
7, ngay sau khi xảy ra vụ tấn công tại Nice, số lượng
khách đặt tour tới thành phố này đã lao dốc tới 57%, tính
cả số khách hủy tour đã đặt.
 Tuy nhiên các chuyên gia cho biết việc Bộ Ngoại giao Mỹ
ra cảnh báo đi lại toàn cầu vì nguy cơ tấn công khủng bố là
cú đòn mạnh nhất giáng vào ngành du lịch toàn cầu.CNN
cho biết việc Bộ Ngoại giao Mỹ ra quyết định này đúng vào
thời điểm hàng triệu người dân Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch
du lịch dịp lễ Tạ ơn và sắp tới là lễ Giáng sinh đã khiến
nhiều người quyết định ở nhà.

 Bà Charlotte Bruel, tổng giám đốc công ty du thuyền


Bateau Mouche trên sông Seine, cho biết trước đây các
công ty lữ hành của Mỹ khuyến cáo du khách không nên
tới nước Paris vì Pháp là một điểm đến nguy hiểm,
nhưng chuyến thăm của tổng thống Mỹ Donald Trump
nhân dịp Quốc Khánh Pháp 14/07/2017 đã phần nào trấn
an du khách Mỹ. Với tổng cộng 1.140.000 người, du
khách Mỹ là nhóm du khách nước ngoài đông nhất ở
Paris trong 8 tháng đầu năm 2017.

Cảnh sát Pháp được tăng cường ở Paris nhằm đối phó
nguy cơ khủng bố.

You might also like