You are on page 1of 1

Câu hỏi ôn tập phần 2 chương 3

Câu 1: Trí thức được gọi là giai cấp hay tầng lớp? Tại sao

Giai cấp và tầng lớp đều chỉ chung sự phân chia tầng lớp giữa các nhóm
người. Để phân biệt các giai cấp khác nhau thì ta sẽ dựa trên 3 yếu tố quan hệ sở hữu
đối với tư liệu sản xuất (người nào sở hữu tư liệu sản xuất sẽ là người nắm giữ quyền
lực), dựa trên quan hệ về tổ chức lao động (các giai cấp khác nhau sẽ có sự phân chia
lao động khác nhau), và cuối cùng là sự phân chia sản phẩm lao động. Còn sự khác
nhau về tầng lớp xã hội ta sẽ không dựa trên quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. Ví dụ
chúng ta có tâng lớp lao động giản đơn, lao động phức tạp, lao động chuyên gia, hay
tầng lớp công chức, trí thức, tiểu nông, v.v.

Vậy tri thức không có sự liên kết với mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất vì
vậy ta không thể phân biệt tri thức bằng gai cấp được mà phải phân biệt tri thức với
tầng lớp. Tri thức sẽ là yếu tố cơ bản để giúp ta phân biệt các tầng lớp xã hội khác
nhau. Cụ thể, ở mỗi tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có những tri thức khác nhau.

Câu 2: Vai trò của đấu tranh giai cấp nói chung( các thời kỳ) là gì?

Đấu tranh giai cấp để điều hòa lại các mối quan hệ sản xuất và hướng tới sự
công bằng trong xã hội. Nó sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

Câu 3: Kể tên tuần tự các hình thức cộng đồng người từ trước đến nay.

Thị tộc → Bộ lạc → Bộ tộc → Dân tộc

Câu 4: Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc là mối quan hệ gì? Trong mối
quan hệ đó yếu tố nào quyết định còn yếu tố nào tác động trở lại?

Mối quan hệ giai cấp và dân tộc là mối quan hệ biện chứng, có sự tác động qua
lại với nhau. Trong đó, giai cấp quyết định dân tộc, vấn đề dân tộc ảnh hưởng quan
trọng và tác động ngược lại đến vấn đề giai cấp

You might also like