You are on page 1of 3

Phép biện chứng duy vật, theo V.I. Lênin định nghĩa, là “...

học thuyết về sự
phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện...”,
hướng tới trạng thái tồn tại có tính quy luật phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng
trong thế giới. Vấn đề này thể hiện trong các câu hỏi: sự vật, hiện tượng quanh ta và
cả bản thân ta tồn tại trong mối quan hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau và
luôn vận động, phát triển hay trong trạng thái tách rời, cô lập nhau và đứng im,
không vận động, phát triển. Rõ ràng, khi nghiên cứu những cặp phạm trù cơ bản của
phép duy vật biện chứng ta đã phần nào tìm thấy câu trả lời. Đặc biệt, đối với tôi, ba
trong số những cặp phạm trù đó đã phần nào giúp tôi nhận thức rõ ràng hơn về
những mối liên hệ khác nhau trong cuộc sống, trong những sự việc xảy ra hàng
ngày, đó là tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực.

Vào khoảng hai năm trước, hôm đó là ngày thi cuối kì của tôi, tôi đã cố gắng
rất nhiều để kết quả bài thi sắp tới của mình đạt kết quả cao, thường xuyên thức
đêm để làm bài. Nhưng không may, vào đúng ngày diễn ra bài thi, tôi do quá mệt
nên đã ngủ dậy muộn, khi thức dậy vô cùng hoảng hốt, vội vàng lấy xe lao ra khỏi
nhà. Vậy là tôi cũng không kịp ôn lại một phần bài học, đó là phần kiến thức khiến
tôi lo lắng nhất vì không học kĩ. Những tưởng đường hôm nay sẽ như mọi ngày và
tôi có thể đến kịp giờ thi, nhưng thật bất ngờ, đường hôm nay rất đông và đang xảy
ra ùn tắc nghiêm trọng. Sau khi may mắn thoát ra khỏi dòng người chen chúc tấp
nập, tôi phóng xe thật nhanh đến trường thì bỗng từ đâu một con chó lao ra đường
khiến tôi nghiêng tay lái và bị ngã xe. Vài người chạy đến giúp đỡ tôi đứng dậy và
một người đàn ông đã kéo balo tôi ra, tưởng chừng là để cho tôi đỡ bị vướng. Sau
khi hoàn hồn trở lại, tôi tiếp tục lên đường. May mắn thay, khi vừa đặt chân vào
trong phòng thi cũng là lúc giám thị đang chuẩn bị phát đề. Tôi ngồi vào chỗ của
mình, thầm mong không có chuyện gì bất trắc xảy ra nữa. Nhưng không! Đề thi ra
vào đúng phần tôi không học... Tôi cố gắng viết tất cả những gì mình biết và chờ
đợi đến giờ ra về. Sau khi kết thúc bài thi, tôi nặng nề bước ra khỏi lớp và chuẩn bị
lấy xe, khi ấy tôi mới phát hiện ví tiền trong balo đã không cánh mà bay. Tôi cố
gắng tìm kiếm trong sân trường, phòng thi nhưng đều vô vọng, rồi tôi chợt nhớ ra
chuyện tai nạn lúc sáng. Có lẽ một trong số đám đông đó đã lợi dụng tình thế và
móc túi tôi. Tôi trở về nhà sau một ngày mệt mỏi và cho đến bây giờ, khi đã là sinh
viên, được tiếp thu kiến thức Triết học Mac-Lênin tôi mới hiểu những sự việc xảy ra
trong ngày hôm ấy đều có những mối quan hệ với nhau, tựu chung lại trong những
cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật. Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có
nguyên nhân, nhưng khác nhau ở chỗ tất nhiên gắn liền với nguyên nhân cơ bản, nội
tại còn ngẫu nhiên là do sự tác động của một yếu tố ngoại sinh. Để được điểm cao
thì việc học chăm chỉ, đầy đủ, cẩn thận là điều tất nhiên, nhưng việc đề ra lệch tủ là
ngẫu nhiên, thế nên càng phải cố gắng hơn nữa để nắm bắt tất cả kiến thức, không
học tủ học vẹt để tránh rơi vào trạng thái bị động. Trong quá trình phát triển của sự
vật, không phải chỉ có cái tất nhiên mà cả cái ngẫu nhiên cũng đều có vai trò quan
trọng. Nếu cái tất nhiên chi phối sự phát triển thì ngẫu nhiên lại ảnh hưởng đến sự
phát triển đó, làm cho tiến trình phát triển của sự vật đột ngột thay đổi. Việc dậy
muộn, tắc đường, con chó lao ra đường được coi là sự kiện ngẫu nhiên, ảnh hưởng
trực tiếp đến tiến trình phát triển. Chính vì vậy, tôi đã học được rằng trong cuộc
sống hàng ngày, những điều ngẫu nhiên hoàn toàn có thể xảy ra mà ta không thể
biết trước, nên cần có những phương án dự phòng để tránh bất ngờ, bị động. Đó là
đặt báo thức để dậy đúng giờ, đến trường sớm sẽ không phải vội vàng phóng nhanh
để rồi bị tai nạn, cũng không bị kìm chân do tắc nghẽn giao thông.

Không những thế, việc kẻ gian lấy trộm ví tiền của tôi cũng có thể được giải
thích bởi cặp phạm trù bản chất và hiện tượng. Bởi lẽ, bản chất của người đó là xấu
xa, gian trá, chính nó quyết định tới hành động thể hiện ra ngoài, là việc trộm đồ.
Bản chất và hiện tượng gắn bó chặt chẽ với nhau trong sự thống nhất hữu cơ và bản
chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng, chính là hành động, còn hiện tượng lại
chính là biểu hiện của bản chất. Có thể nói, bản chất nào thì hiện tượng đó. Chỉ khi
kẻ trộm thực sự thay đổi tâm tính, từ bỏ con đường sai trái thì mới có thể chấm dứt
hành động trộm cắp, sống một cuộc đời lương thiện hơn. Vậy nên tôi lại càng hiểu
ra rằng, bản chất không tồn tại thuần túy, muốn nhận thức được phải xuất phát từ
hiện tượng thực tế. Không thể thấy người ta đối xử tốt với mình mà có thể kết luận
rằng họ là người tốt, thế nên không được vội vàng đánh giá bất kì điều gì khi mới
chỉ nhìn thấy một hiện tượng hiện ra trước mắt.

Qua đây, tôi cũng nhận thức được rằng việc đi nhanh, phóng ẩu, lạng lách có
khả năng sẽ dẫn đến tai nạn, và một khả năng sẽ biến thành hiện thực khi có cả điều
kiện cần và đủ. Ở đây yếu tố chủ quan chính là do việc phóng nhanh trên đường,
còn yếu tố khách quan là sự việc con chó bất ngờ lao ra ngoài. Nhưng rõ ràng trong
một sự vật hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, có thể lần này là tai
nạn, nhưng lần sau có thể là thủng xăm, hỏng xe,... do vậy cần tính đến mọi khả
năng để có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nhất có thể.

You might also like