You are on page 1of 8

ÔN TẬP KĨ NĂNG HOÀN THÀNH CÁC YÊU CẦU TIẾNG VIỆT TRONG ĐỀ THI

Bảng 1: Kĩ năng viết câu ghép:

Định nghĩa: Câu ghép là câu bao gồm nhiều vế ghép lại với nhau

 Số lượng cụm C – V: từ 2 cụm C – V trở lên


 Các cụm C – V KHÔNG BAO CHỨA LẪN NHAU (Phân biệt với câu phức)

Nghị luận văn học Nghị luận xã hội


Mô hình câu - Mô hình 1: (Từ nối) C - V (từ nối) C – V
VD: Vì + C - V nên C + V
- Mô hình 2: C - V (từ nối) C - V
VD: C - V nên/thì C - V
- Mô hình 3: C (phó từ) V, C (phó từ) V
C càng V, C càng V
- Mô hình 4: C - V, C - V.
Cách tạo lập các vế câu - Cách 1: - Các em có thể sử dụng luận điểm trước làm 1 vế của
ghép + Vế 1: Luận điểm 1 của đoạn câu ghép và luận điểm sau làm một vế.
+ Vế 2: Luận điểm tiếp theo mà người viết muốn đề VD: Khi bàn về vai trò của nghệ thuật trong đời sống, ta
cập đến. có thể viết như sau: Nghệ thuật không chỉ cho phép ta
VD: Nếu khổ thơ trên gây ấn tượng với độc giả bởi sống nhiều cuộc đời mà hơn thế nữa nó còn giúp ta sống
những suy ngẫm của cháu về bà thì khổ thơ cuối cùng chân thành, biết đồng cảm và yêu thương nhiều hơn.
lại là lời khẳng định tình cảm của cháu dành cho bà.
- Cách 2: Dùng ở chỗ liên hệ, so sánh
+ Vế 1: Nêu tên – nội dung của tác phẩm em cần so
sánh
+ Vế 2: Nêu nội dung – đặc sắc của tác phẩm mà em
đang phân tích.
VD: Nếu hình tượng người lính trong bài “Đồng chí”
hiện lên thật mộc mạc, giản dị, chất phác thì những
người lính lái xe trong “BTVTĐXKK” lại gây ấn tượng
bởi chất ngang tàng, sự trẻ trung, lạc quan, yêu đời.
- Cách 3: Thay vì xé nhỏ ra thành nhiều câu, các em
hãy thử tìm cách ghép 2 câu văn đó lại làm một câu có
2 vế, như vậy chúng ta được một câu ghép.
VD: “Trái tim” là nơi chất chứa tình yêu nước chân
thành, mãnh liệt của những người lính. Cùng với tất cả
nhiệt huyết và lạc quan, họ vẫn không ngừng tiến lên,
bất chấp những hiểm nguy”
-> “Trái tim” ấy là nơi chất chứa tình yêu nước chân
thành, mãnh liệt, trái tim ấy cũng chính là biểu tượng
của sự nhiệt huyết, tinh thần lạc quan giúp họ không
ngừng tiến lên, bất chấp những khó khăn.

Bảng 2: Kĩ năng viết câu có chứa thành phần biệt lập:

Nghị luận văn học Nghị luận xã hội


Tình thái - Các từ tình thái: chắc chắn, chắc hẳn, có lẽ, ắt,…… - Các từ tình thái: chắc chắn, chắc hẳn, có lẽ, ắt,……
- Em nên thêm các từ tình thái vào câu mang tính đánh - Với yêu cầu này các em có thể lựa chọn viết ở phần
giá hoặc trình bày suy nghĩ cá nhân. bình luận khi nói đến vai trò, ý nghĩa của vấn đề trong
VD: Khi đọc những dòng thơ trên của Thanh Hải có lẽ/ cuộc sống -> thể hiện sự khẳng định chắc chắc về ý
chắc hẳn bất cứ ai cũng cảm nhận được khát khao nghĩa của vấn đề đó.
sống mãnh liệt, tình yêu tha thiết đối với cuộc đời của VD: Người có đức tính giản dị chắc chắn sẽ được mọi
ông. người yêu quý.
Cảm thán - Các từ cảm thán: Ôi, biết bao, chao ôi,…. - Các từ cảm thán: Ôi, biết bao, chao ôi,….
VD: Ôi, hình tượng người lính hiện lên thật mộc mạc, -> Trong đoạn văn NLXH, em nên tạo lập câu có
giản dị và chân tình biết bao! chứa thành phần cảm thán ở chỗ phân tích dẫn
Lưu ý: Thành phần biệt lập cảm thán sẽ ngăn cách với chứng -> nêu ra nhận xét/ cảm xúc ngưỡng mộ của
các thành phần khác của câu bởi dấu phẩy. Học sinh cá nhân về nhân vật đó.
lưu ý không dùng dấu chấm than, khi đó nó sẽ trở VD: Khi viết về những chiến sĩ, bác sĩ đang thầm lặng
thành câu đặc biệt (VD: Ôi! Hình tượng người lính chiến đấu với đại dịch Covid – 19:
hiện lên thật mộc mạc, giản dị và chân tình biết bao!) Ôi, họ thật sự đã trở thành những người hùng của thời
hiện tại.
Phụ chú - Là thành phần bổ sung thêm thông tin cho một yếu tố - Là thành phần bổ sung thêm thông tin cho một yếu tố
nào đó trong câu văn. TP phụ chú thường được đặt nào đó trong câu văn. TP phụ chú thường được đặt giữa:
giữa: hai dấu gạch ngang, hai dấu chấm, hai dấu hai dấu gạch ngang, hai dấu chấm, hai dấu phẩy, hai
phẩy, hai dấu ngoặc đơn, một dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn, một dấu gạch ngang và một dấu
một dấu phẩy hoặc nằm sau dấu hai chấm. phẩy hoặc nằm sau dấu hai chấm.
- Câu có chứa thành phần phụ chú nên là câu giới thiệu - Câu có chứa thành phần phụ chú nên là câu giới thiệu/
thông tin về tác giả, tác phẩm. làm rõ thông tin về nhân vật/ dẫn chứng mà em đưa ra.
VD: “Mùa xuân nho nhỏ” – một trong những tác VD: Bill Clinton - cựu tổng thống Mỹ - ........
phẩm xuất sắc nhất của Thanh Hải – đã được sáng Thomas Edison, nhà khoa học nổi tiếng thế giới,......
tác vào năm 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt
bệnh. Nam,.....
Bảng 3: Kĩ năng viết câu đặc biệt:

Nghị luận văn học Nghị luận xã hội


Định nghĩa - Câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. Hay nói cách khác nó là kiểu không theo bất kỳ quy tắc
ngữ pháp nào.
Lưu ý: khi đứng riêng, tự câu đặc biệt cũng đã truyền tải một nội dung độc lập nào đó (khác với câu rút gọn).
Trong các kiểu câu đặc biệt, kiểu câu dễ tạo lập nhất là câu bộc lộ cảm xúc.
Cách tạo lập câu Em có thể sử dụng câu đặc biệt để tái hiện: cảm xúc - Em có thể sử dụng câu đặc biệt khi ca ngợi phẩm chất
nhân vật, cảm xúc tác giả, cảm xúc cá nhân. của một nhân vật nào đó (ở phần dẫn chứng)
VD:- Khi viết về cảm xúc của ông Sáu sau khi bị bé VD: Giản dị. Chân thành. Bao dung và hi sinh. Đó là tất
Thu từ chối nhận cha ở bến thuyền: Bất ngờ. Đau đớn. cả những từ có thể dùng để miêu tả tình yêu mà mẹ của
Thất vọng. Hình như bao nhiêu trạng thái cảm xúc tồi Edison đã dành cho ông.
tệ nhất đang đổ dồn lên người cha suốt 8 năm ròng
mong mỏi được gặp con.(cảm xúc nhân vật)
- Khi phân tích về tình cảm của bà dành cho cháu trong
“Bếp lửa”: Nghẹn ngào. Biết ơn. Trân quý. Có lẽ
những xúc cảm ấy sẽ trở thành dòng máu nóng nuôi
dưỡng cháu, nhắc nhớ đã tưng có những kí ức đẹp như
thế. (cảm xúc của nhà thơ)
- Khi viết về hình ảnh những người lính: Biết ơn. Trân
trọng. Yêu thương. Tất cả những xúc cảm ấy cùng
đồng hiện trong tôi ngay lúc này, khi đọc những câu
thơ/ câu văn…………(cảm xúc cá nhân người viết).
Cảm xúc của cá nhân các em cũng có thể trình bày
đơn giản qua câu: Ôi! (đây cũng là một câu đặc
biêt)
Bảng 4: Kĩ năng viết câu mở rộng thành phần - câu phức

Nghị luận văn học Nghị luận xã hội


Định nghĩa Là loại câu phức có từ 2 cụm C – V trở lên, trong đó chỉ có một cụm C – V nòng cốt, các cụm cC- V còn lại
làm thành phần câu. Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.
Cách tạo lập câu Với cả 2 dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học chúng ta đều có chung một “mẹo” để tạo lập câu mở rộng
thành phần: Nên để thành phần mở rộng là phần vị ngữ, đứng sau những động từ gây khiến “khiến, khiến
cho, làm,….”
VD: Nghị luận văn học: viết câu đánh giá về giá trị của tác phẩm.
 Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong khiến mỗi người chúng ta cảm thấy biết ơn, trân trọng và
cảm phục hơn một thế hệ với những hi sinh thầm lặng mà lớn lao của họ.
VD: Nghị luận xã hội: viết câu đánh giá lại vai trò của một đức tính nào đó hay đánh giá lại tác động của
dẫn chứng:
 Quả thật, câu chuyện về Nguyễn Ngọc Kí đã khiến/ khiến cho/ làm cho mỗi người nhìn lại chính mình,
biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Bảng 5: Cách viết câu bị động:

Nghị luận văn học Nghị luận xã hội


Định nghĩa: Câu bị động là câu phải chịu sự tác động của đối tượng bên ngoài vào.
Cách tạo lập: Cách 1: Chọn từ từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên vị trí đầu câu + từ được/bị
cách 2: Chọn từ từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên vị trí đầu câu + lược bỏ/ biến từ - cụm từ thành 1 bộ phận của
câu
 Cách 1 là cách dễ thực hiện hơn
- Em nên giới thiệu về tác phẩm mình cần phân tích. - Giới thiệu về dẫn chứng
VD: Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được VD: Edison được biết đến như một nhà khoa học đại tài của
Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969. thế giới, người đã đem ánh sáng của đèn điện đến với nhân
- Giới thiệu về hình tượng nhân vật. loại.
VD: Hình tượng những người lính trẻ trung, lạc quan, giàu - Giải thích từ khóa:
tinh tinh thần chiến đấu và lòng yêu nước đã được khắc họa VD: Đố kị được hiểu là sự ghen ghét, khó chịu của một người
rõ nét qua tác phẩm “Bài thơ về tiêu đội xe không kính”. khi thấy người khác trội hơn mình hoặc có được cái mà bản
- Chỉ ra các phép tu từ. thân không có được.
VD: Ở đây, biện phap tu từ so sánh đã được tác giả khéo léo
sử dụng nhằm……….

Bảng 6: Cách tạo lập các câu có sử dụng phép liên kết:

Nghị luận văn học Nghị luận xã hội


Phép thế Thay thế các từ ngữ đứng trước bằng đại từ hay từ ngữ có nghĩa tương đương.
- Sử dụng phép lặp khi nhắc đến tác giả
- Sử dụng phép thế khi nhắc đến tác giả - Sử dụng phép thế khi nhắc đến nhân vật được lấy làm dẫn
VD: Chính Hữu được biết đến như một cây bút xuất sắc của chứng.
văn học cách mạng. Ông đã từng sáng tác hàng loạt tác phẩm VD: Nick Vujivic được biết đến như một người giàu nghị lực
nói về hình tượng người lính, trong đó có “Đồng chí” trong cuộc sống. Anh cũng trở thành người truyền cảm hứng
- Sử dụng khi giới thiệu tác phẩm sống cho biết bao người trên thế giới.
VD: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một sáng tạo
thành công của Phạm Tiến Duật. Tác phẩm được viết vào
năm 1969 khi cuộc chiến chống đến quốc Mỹ đang diễn ra ác
liệt.
Phép lặp Từ ngữ của câu trước (đoạn trước) lặp lại ở câu sau (đoạn sau)
VD: Một trong những chủ đề chính của văn học cách mạng là VD: Viết đến đây em chợt nhớ về Edison – một nhà khoa học
khắc họa được hình tượng người lính. Hình tượng người nổi tiếng với những đóng góp lớn cho nhân loại. Edison từ nhỏ
lính hiện lên ở những tác phẩm khác nhau lại có những vẻ đã bị coi là thiểu năng, là “không thể dạy dỗ được”
đep khác nhau.
Phép nối - Dùng các quan hệ từ để nối các câu lại tạo nên sự liên kết.
- Các quan hệ từ thường được sử dụng: nhưng, qua đó, đồng thời, bên cạnh đó, trước đó, sau đó, thế là, trái lại, thậm chí, cuối
cùng,...
- Dùng khi đưa ra câu văn mang tính nhận xét/ tổng kết lại. - Dùng để nối hệ thống các luận điểm lại với nhau
VD: Như vậy, có thể nói những câu thơ của Phạm Tiến Duật VD: Bên cạnh đó/Không chỉ vậy, tình yêu thương còn giúp
đã góp phần dựng nên hình tượng người lính – những thế hệ cho con người gần lại với nhau hơn.
trẻ anh hùng trong những năm tháng khổ đau mà hào hùng - Dùng khi chuyển vào câu chốt:
của dân tộc. VD: Nói tóm lại/ Có thể nói/ Như vậy, tình yêu thương chính
là một yếu tố để tạo nên cuộc sống hạnh phúc.
Phép liên tưởng Là các từ ngữ ở các câu có các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hay cùng trường nghĩa
VD: Bà là người thắp lên ngọn lửa của sự sống. Bà cũng là Đố kị chính là nguồn gốc gây nên mọi khổ đau cho con người.
người truyền cho cháu hơi ấm của tình thương. Ngược lại, yêu thương sẽ là phương thức chưa lành mọi bất
hạnh.

Bảng 7: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụ Hoán dụ
Định nghĩa Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật,
hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hiện tượng khác có quan hệ gần gũi  (đi liền với nhau) với nó
hình,gợi cảm cho sự diễn đạt nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Cách phân biệt Vd: Phũ phàng chi bấy Hoá công!, VD:
Đầu xanh có tội tình gì
Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha."
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
- “Ngày xanh” được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức - “Đầu xanh” và “má hồng” được dùng với nghĩa chuyển,
phương thức chuyển nghĩa: hoán dụ.
chuyển nghĩa: Ẩn dụ
-> Phân tích:
-> Phân tích: “ngày xanh” ý chỉ tuổi xuân, tuổi trẻ của Thúy - Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) ,
được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu
Kiều. Ta thấy “ngày xanh” và tuổi trẻ là hai khái niệm có sự
bạc- người già)
giống nhau: cùng là khoảng thời gian đẹp nhất, tràn trề sức Má hồng: là bộ phận cơ thể người chỉ người con gái đẹp
=> Giữa bộ phận cơ thể và toàn bộ con người có mối quan hệ
sống nhất nhưng khác phạm trù: ngày tháng – tuổi đời.
=> Với ẩn dụ, sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được gần gũi, gắn liền với nhau
chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn
trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật
được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

8. Lưu ý viết các đoạn văn theo dạng diễn dịch, tổng - phân - hợp, quy nạp:

8.1. Quy nạp

a. Câu văn mở đầu đoạn:

 Với thơ:

- Cách 1: Khổ thơ thứ… trong bài… (tác giả) được bắt đầu bằng câu thơ (hoặc hình ảnh):

(Dẫn 1->2 câu thơ)

- Cách 2: Trong bài thơ…., tác giả…viết: ( dẫn câu thơ hoặc khổ thơ)

 Với văn xuôi: Truyện…của (tác giả) kể về nhân vật….

b. Câu văn nêu chủ đề cuối đoạn

Với câu kết các em chú ý cần: Tổng kết lại về nghệ thuật + nội dung đoạn thơ/ văn + bộc lộ cảm xúc/ đánh giá cá nhân về tác giả hoặc tác phẩm.

8.2. Diễn dịch:

a. Câu nêu chủ đề đầu đoạn

- Cách 1: Khổ…trong bài thơ… (tác giả) đã cho ta:

thấy được

cảm nhận + ý chủ đề


hình dung

- Cách 2: Ý chủ đề (đề bài) + đã được thể hiện / miêu tả / tái hiện trong.... (tên tác phẩm hoặc đoạn trích)

b. Câu chốt cuối đoạn

- Kết thúc để lửng (không kết)

- Dừng ở câu thơ/ý/đặc điểm/phẩm chất/hình ảnh...nào kết cho riêng nó

- Lưu ý tuyệt đối không được chạm đến câu chủ đề

8.2. Tổng - phân - hợp:

a. Câu CĐ đầu đoạn: dựa vào gợi ý ở đề bài hoặc bố cục (giới thiệu tác giả, tác phẩm - giới hạn văn bản cần phân tích và vấn đề nghị luận)

Ví dụ: Khổ đầu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã giúp ta hiểu được những cơ sở hình thành tình đồng chí.

b. Câu kết:

+ Ca ngợi tài năng của tác giả (nghệ thuật dùng từ đặc sắc/óc quan sát tinh tế/tình cảm chân thành...) + ý chủ đề + cảm xúc của bản thân

=> VD:Tóm lại, tình đồng chí giữa những người nông dân mặc áo lính nảy sinh từ những duyên cớ/ căn nguyên giản dị mà đáng quý biết bao!

Tóm lại, nhờ những hiểu biết sâu sắc và cách diễn đạt giản dị, dễ hiểu của Tố Hữu, cơ sở hình thành của tình đồng chí đã được ông thể hiện thật rõ
nét và chân thực

Phải nói rằng, Chính Hữu am hiểu về cuộc đời người lính và cuộc kháng chiến chống Pháp thật nhiều thì ông mới có thể viết được những câu thơ
cảm động và chân thực đến như vậy.

Tóm lại, nhờ nghệ thuật đối lập, ẩn dụ và cách tái hiện rất chân thực, Chính Hữu đã giúp người đọc hiểu thật rõ về cơ sở hình thành tình đồng chí.
NHỮNG YÊU CẦU TIẾNG VIỆT THẬT RA RẤT DỄ THỰC HIỆN. NÓ ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ CÁCH CÁC EM THAY ĐỔI VIỆC/ CÁCH DIỄN
ĐẠT NHỮNG KIẾN THỨC MÀ MÌNH ĐÃ CÓ.

You might also like