You are on page 1of 5

ĐỀ LT SỐ 1

UBND QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KHẢO SÁT THÁNG 12


TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Năm học: 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I (6.5 điểm).


Trong văn bản “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long có đoạn viết:
… Chú ấy nói: nhờ cháu có phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy,
không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng (1). Đối với cháu,
thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế (2). Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu,
ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!” (3). Chưa hòa đâu bác ạ (4). Nhưng từ hôm
ấy cháu sống thật hạnh phúc (5). Ơ, bác vẽ cháu đấy ư (6)? Không, không đừng vẽ
cháu (7)! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn (8).
(Theo “Ngữ văn 9”, tập một)
Câu 1 (0.5điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”.
Câu 2 (1.0 điểm) Nhân vật “cháu” trong đoạn trích trên là ai? Tại sao “cháu” lại cảm
thấy hạnh phúc?
Câu 3 (1.0 điểm) Dấu ngoặc kép trong câu văn thứ (3) được dùng để làm gì? Hãy diễn
đạt lại câu văn ấy theo cách không sử dụng dấu ngoặc kép.
Câu 4 (4.0 điểm) Nhân vật “bác” được nhắc tới trong đoạn trích trên là một nhân vật
phụ đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa-pa”.
a. “Bác” là ai? Vì sao “bác” lại đặc biệt quan trọng?
b. Bằng một đoạn văn không quá 12 câu trình bày theo cách diễn dịch, hãy làm
rõ vai trò của nhân vật phụ “bác” trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”. Trong đoạn văn
có sử dụng một câu phủ định và một lời dẫn gián tiếp. Gạch chân và chú thích rõ các
yếu tố tiếng Việt đó.

PHẦN II (3.5 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Tháng 11 vừa qua là tháng cao điểm hành động “Nói không với nhựa dùng một
lần”. Đây là chương trình đồng thực hiện bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhãn
hàng Nestlé MILO. Mục đích của chương trình nhằm nâng cao nhận thức của cộng
đồng về tác hại của rác thải nhựa đồng thời kích thích sự sáng tạo, nhiệt huyết của học
sinh. Qua đó, từng bước giáo dục thói quen tiêu dùng xanh tại các trường học, xây
dựng ý thức và định hướng học sinh giảm thiểu, hạn chế, từ chối đồ nhựa sử dụng
một lần, khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Việt Nam ở vị trí thứ 17 trong 109 quốc gia
có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới. Theo Vụ Quản lý chất thải, Tổng
cục Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ số nhựa tiêu thụ tính trên
ĐỀ LT SỐ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
PHÒNG GD &ĐT QUẬN BA ĐÌNH MÔN NGỮ VĂN 9
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG Năm học 2021 - 2022
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề chính thức

đầu người tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua. Nếu như năm 1990, mỗi
người Việt tiêu thụ khoảng 3,8kg/năm thì đến năm 2015, con số này đã tăng lên
49kg/người/năm, gấp gần 13 lần. Điều này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
(Theo Báo hanoimoi.com.vn)
Câu 1(0.5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên
Câu 2 (0.5 điểm). Tại sao cần giảm thiểu rác thải nhựa trong đó có nhựa dùng một lần?
Câu 3 (0.5 điểm). Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, các em cũng được học một văn
bản có cùng chủ đề với đoạn trích trên. Ghi lại tên của văn bản đó.
Câu 4 (2.0 điểm). Từ đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết
một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi để thuyết phục mọi người giảm thiểu, hạn chế, từ
chối đồ nhựa sử dụng một lần.
Phần I (6 điểm): Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có đoạn :
… Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy,
không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột
ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế
là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác
vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác
đáng cho bác vẽ hơn.
( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (1.0 điểm). Trong đoạn văn trên, nhân vật chính có nói “từ hôm ấy cháu sống thật hạnh
phúc”. Theo em, vì sao anh cảm thấy như vậy? Ngoài ra, đoạn trích còn cho ta biết phẩm chất
nào của nhân vật anh thanh niên?
Câu 2 (1.0 điểm). Câu văn in đậm là kiểu hình thức ngôn ngữ nào? Tại sao ta có thể nhận ra
hình thức ngôn ngữ đó?
Câu 3 (3.5 điểm). Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của
những con người đáng quý ở mảnh đất Sa Pa được khắc họa trong tác phẩm. Đoạn văn có sử
dụng một câu bị động và một lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân, chú thích rõ).
Câu 4 (0.5 điểm). Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ ca ngợi những con
người lao động, được sáng tác cùng thời kì với “Lặng lẽ Sa Pa”. Đó là tác phẩm nào, ai là tác
giả?
Phần II (4 điểm): Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Tôi có một kinh nghiệm trong cuộc đời mình rằng: nếu đòi phải có môi trường phù
hợp, hoàn cảnh phù hợp, cơ sở vật chất phù hợp mới chịu làm cái gì đó thì thật ra khi có đủ,
tôi vẫn không làm tốt được. Bởi việc quan trọng là hành động và tìm ra cách để thích ứng với
hoàn cảnh hiện tại chứ không phải là đòi hỏi hoàn cảnh thích ứng với mình rồi mới hành động.
(…) Không có môi trường, hoàn cảnh, điều kiện như mong muốn thì ta sẽ không làm gì
cả. Liệu bạn có định trở thành người như vậy?
(Theo Lại Minh Lực, “Học online không hiệu quả là do đâu?”, VnExpess.net)
Câu 1 (1.5 điểm). Xét theo mục đích nói, câu văn cuối cùng trong đoạn văn bản thuộc kiểu câu
gì? Thực hiện hành động nói nào? Cách thực hiện hành động nói?
Câu 2 (2.5 điểm). Là học sinh, đặc biệt học sinh cuối cấp, bạn không thể chờ đủ điều kiện thích
hợp rồi mới học tập. Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy, trình bày suy nghĩ về tinh thần tự giác
trong học tập của học sinh trong giai đoạn hiện nay.

---------------------------------Hết đề------------------------------
ĐỀ LT SỐ 3

PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I


XUÂN TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021- 2022
PHƯƠNG LIỆT Môn: NGỮ VĂN 9
Ngày thi 29 tháng 12 năm 2021
Thời gian: 90 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang)


PHẦN I ( 6,0 điểm) Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà thân yêu, bài thơ
“Bếp lửa” của Bằng Việt có đoạn:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm
bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến
khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo ở nhà
vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn
lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
(Bếp lửa, Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9, tập I )
Câu 1. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 2.
Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên và cho biết dấu hiệu nào giúp em nhận ra
điều đó.
Câu 3. Hai câu thơ:
“Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà
dựng lại túp lều tranh”
đã gợi cho em cảm nhận được tình cảm cao đẹp nào của con người Việt Nam? Câu 4.
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách diễn dịch nêu cảm nhận của em về hình ảnh
người bà trong đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán và một trợ từ.
(Gạch chân và chú thích)
PHẦN II (4,0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“ Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở
mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ
một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích “ Bài học đầu cho con’’ của Đỗ Trung Quân)
Câu1. Xác định thể thơ của văn bản trên? Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã ví quê
hương với những hình ảnh nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 4. Từ đoạn thơ trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị
luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em tình yêu quê hương đất nước của
thế hệ trẻ ngày nay.

Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Ghi chú: Điểm phần I: Câu 1 (0,5 điểm); Câu 2 (1,0 điểm); Câu 3 (0,5 điểm); Câu 4 (4,0
điểm)
Điểm phần II: Câu 1(1,0 điểm) Câu 2 (1,0 điểm); Câu 3 (2,0 điểm)

You might also like