You are on page 1of 10

BT LUYỆN “BẾP LỬA”

Bài 1. Nêu tác giả, HCST, xuất xứ, mạch cảm xúc, nhan đề.
Bài 2.
1. Chép thuộc khổ 1.
2. Chỉ rõ các từ láy trong khổ thơ và nêu tác dụng của chúng
3. Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của chúng
Bài 3. Chép thuộc khổ 2,3,4,5
1. Tuổi thơ cơ cực của người cháu đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ trên
2. Cách diễn đạt “đói mòn đói mỏi” có gì đặc biệt? Nêu tác dụng
3. Em hiểu như thế nào về câu: “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

4. Nêu cảm nhận của em về âm thanh tiếng chim tu hú trong bài thơ. Ghi lại một văn bản đã học trong
chương trình ngữ văn THCS cũng có âm thanh tiếng chim tu hú. Ghi rõ tác giả.
5. Chép lại hai câu thơ trong khổ 3 thể hiện rõ nhất tình cảm của người bà dành cho cháu. Trong hai câu
thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Bài 4. Chép thuộc khổ 6
1. Giải nghĩa từ “lận đận”
2. Trong câu “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác
dụng của các biện pháp đó.

3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
4. Giải nghĩa các từ “nhóm” trong khổ thơ thứ 6. Cho biết từ nào dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với
nghĩa chuyển và chúng được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
5. Câu “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói? Chỉ rõ các thành phần
biệt lập có trong câu thơ.
6. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận về khổ 6
Chép thuộc khổ 7
1. Hoàn cảnh sống của người cháu ở hiện tại có gì thay đổi?
2. Hai dòng đầu khổ thơ sử dụng biệp pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
3. Hai câu thơ cuối bài thơ cho thấy tình cảm của người cháu với bà ra sao?
4. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang ở câu cuối bài thơ.
5. Ghi lại tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về tình bà cháu. Nêu rõ tên tác giả
6. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận về khổ 7

PHIẾU LT “ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ”


Bài 1. Nêu tác giả, HCST, xuất xứ, mạch cảm xúc, nhan đề.
Bài 2.
1. Chép thuộc khổ 1+2
2. Chỉ ra không gian, thời gian nghệ thuật trong khổ 1. Thông thường chúng ta chỉ thấy mặt trời
xuống núi, nhưng ở đây tg viết “mặt trời xuống biển”, em hãy lí giải.
3. Phân tích giá trị các phép tu từ có trong 2 dòng thơ đầu bài.
4. Từ “lại” trong câu thơ thứ 3 có ý nghĩa gì?
5. Trong câu “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” tác giả sd phép tu từ gì? Qua đó em cảm nhận
gì về khung cảnh lao động trên biển?
6. Nêu tác dụng của dấu hai chấm ở khổ thơ thứ 2.
7. Lời hát của người dân làng chài có ý nghĩa gì?
8. Chỉ ra và nêu td của các phép tu từ có trong khổ 2
9.bCâu thơ “Cá thu biển Đông như đoàn thoi” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong một văn
bản đã học cũng có hình ảnh “thoi”? Cho biết tên tg của vb đó.
10. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ
trên. Trong đoạn sử dụng một trợ từ (chỉ rõ)
Bài 3. Chép thuộc khổ 3,4,5,6
1. Trong 2 dòng đầu khổ 3, tg sd những bp tu từ gì? Nêu td.
2. Nhận xét về cách sd từ ngữ ở hai dòng thơ cuối khổ 3. Qua đó em thấy được điều gì về không
khí lao động của những người ngư dân?
3. Phân tích giá trị của các phép tu từ có trong khổ 4.
4. Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”?
5. Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”?
6. Chép chính xác những câu thơ trong bài “Quê hương” của Tế Hanh cũng nói về lòng biết ơn
của người ngư dân khi thu được những mẻ cá đầy khoang
7. Nêu nội dung của khổ 6
8. Không khí lao động ở khổ 6 được tái hiện qua các từ ngữ nào?
10. Nêu cách hiểu của em về các hình ảnh “vảy bạc”, “đuôi vàng”?
11.Hình ảnh “chùm cá nặng” có ý nghĩa gì? Nêu cái hay của việc sd từ ‘chùm” trong câu thơ.
12.Ghi lại một câu thơ trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về
ngoại hình khỏe khoắn của những người dân làng chài. Cho biết tên tác giả.
13. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ 3+4 bài thơ. Trong đoạn sử
dụng một thán từ (chỉ rõ)
14. Viết đoạn văn t-p-h khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ 5+6 bài thơ. Trong đoạn sử
dụng câu mở rộng thành phần bằng cụm C-V (chỉ rõ)
Bài 4. Chép thuộc khổ cuối
1.Nhận xét về kết cấu bài thơ và cho biết một tác phẩm nào đã học cũng có kết cấu tương tự.
2. Phân tích giá trị các phép tu từ có trong khổ thơ
3. Nhận xét chung về giọng điệu, âm hưởng của bài thơ
4. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận về khổ thơ trên. Trong đoạn sử dụng câu
phủ định (chỉ rõ)

You might also like