You are on page 1of 9

CHƯƠNG 2:

2. Tìm hiểu sự tương đồng về tác dụng của Xuyên tâm liên theo y học cổ truyền
(YHCT) và y học hiện đại (YHHĐ)

Tìm hiểu các bài nghiên cứu khoa học, các bài báo cáo ở trong và ngoài nước
về tác dụng của Xuyên tâm liên theo YHCT và YHHĐ, các bài thuốc trị bệnh
trong YHCT và các thử nghiệm lâm sàng về hoạt tính sinh học trên động vật
của cây Xuyên tâm liên.

Phân tích, đánh giá công năng chủ trị và tác dụng dược lý của Xuyên tâm liên
từ đó rút ra sự tương đồng về tác dụng của Xuyên tâm liên theo YHCT và
YHHĐ.

CHƯƠNG 3:
3.1 Xuyên tâm liên trong y học hiện đại:
3.1.1. Tác dụng hạ huyết áp
Trong một bài nghiên cứu khoa học về “ Những cây dùng làm thuốc hạ huyết áp” họ đã
tiến hành chiết, phân lập các chất có trong cây xuyên tâm liên và mang đi thử trên chuột
rồi đưa ra nhận định. Xuyên Tâm Liên sử dụng để điều trị cảm lạnh, sốt, nhiễm trùng
đường hô hấp trên và đường tiêu hóa, viêm gan, herpes và Bệnh tim mạch. Andrographis
paniculate hoạt động theo cơ chế: ức chế sự kích hoạt của thụ thể β, thụ thể hạch tự trị và
ức chế men chuyển angiotensin (ACEi) [1].
Trong cây chứa một số hợp chất diterpenoid, tức là 14-deoxy 11,12-
didehydroandrographolide, andrographolide và14-deoxyandrographolide có tác dụng
chống viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa và hạ huyết áp.
Nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên chuột cống trắng. Trên thực nghiệm người ta
thấy rằng, Xuyên tâm liên có tác dụng hạ áp phụ thuộc vào liều trên huyết áp tâm thu ở
chuột cống trắng có tăng huyết áp tự nhiên, khi được truyền vào phúc mạc bằng bơm
thẩm thấu. Cơ chế tác dụng có thể do ức chế men chuyển angiotensin và giảm một số gốc
tự do trong thận. Ngoài ra, nước hãm 10% xuyên tâm liên tiêm tĩnh mạch cho thỏ có tác
dụng làm giảm huyết áp trong 10-20 giây [2].
3.1.2. Tác dụng giảm đau, hạ sốt
Ở các nước châu Á, Andrographis paniculata đã được sử dụng rộng rãi với tác dụng hạ
sốt, giảm đau. Người ta đã báo cáo rằng khi tiến hành gây sốt cho chuột cống trắng bằng
men bia uống, thì kết quả cho thấy rằng với liều uống 100 và 300 mg / kg, đã gây ra tác
dụng hạ sốt đáng kể sau 3 giờ. Ngoài ra, liều lượng 180 hoặc 360 mg/kg andrographolide
cũng được phát hiện làm hạ sốt ở người vào ngày thứ ba sau khi dùng [1].
Trong thử nghiệm về tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng, cao nước hãm 10% lá
xuyên tâm liên với liều 8 mg/kg tiêm phúc mạc có tác dụng tương tự như liều 48 mg/kg
phenylbutazon. Với liều uống 300 mg/kg, andrographolid tinh chế có hoạt tính giảm đau
đáng kể trong thử nghiệm gây quặn đau với acid acetic ở chuột nhắt trắng và thử nghiệm
Randall Selitt ở chuột cống trắng [2]
3.1.3. Tác dụng chống viêm
Andrographolide đã được báo cáo là làm giảm đáng kể tình trạng viêm do histamine,
dimethyl benzen và adrenaline.
Sản xuất quá nhiều NO và prostaglandin E2 (PGE2), do sự có mặt của các đồng dạng
cảm ứng của nitric oxide synthase (iNOS) và cyclooxygenase-2 (COX-2), đóng một vai
trò quan trọng trong quá trình viêm của các đại thực bào được hoạt hóa. Sự bài tiết các
cytokine tiền viêm từ các đại thực bào được kích thích và thúc đẩy bởi
lipopolysaccharide, gây cảm ứng iNOS, dẫn đến tăng sản xuất NO. Trong báo cáo, nhà
nghiên cứu đã quan sát thấy rằng andrographolide ức chế lipopolysaccharide sản xuất
nitric oxide (NO). Andrographolide cũng đã được báo cáo để ngăn chặn sự sản xuất
Interleukin-2 và sự tăng sinh tế bào T trong phản ứng hỗn hợp tế bào lympho và ức chế
sự sinh trưởng của tế bào đuôi gai và trình diện kháng nguyên [1].
3.1.4. Tác dụng chữa cảm sốt và viêm xoang
Trong một thử nghiệm lâm sàng mù kép có kiểm chứng với placebo, đã đánh giá tác dụng
điều trị cảm sốt và viêm xoang của cao xuyên tâm liên được tiêu chuẩn hóa trên 50 bệnh
nhân. Lúc đầu cho bệnh nhân uống mỗi lần 340 mg/cao thuốc, 3 lần/ngày, sau đó bệnh
nhân tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn. Sau 5 ngày điều trị, các triệu chứng chủ quan và
thời gian giữa các lần xuất hiện triệu chứng giảm đáng kể.
Ở một nghiên cứu mù kép khác, bệnh nhân cảm sốt được điều tri với cao xuyên tâm liên
(liều 1,2 g bột lá/ ngày). Các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt ở nhóm điều trị ở ngày thứ
4 sau khi uống thuốc, thời gian xuất hiện triệu chứng giảm đáng kể.
Trong thử nghiệm cho học sinh nhỏ uống trong 3 tháng, mỗi ngày 2 viên cao xuyên tâm
liên được tiêu chuẩn hóa, có nhóm placebo để so sánh, xuyên tâm liên đã có tác dụng và
tỷ lệ học sinh mắc cảm lạnh giảm đáng kể; điều này cho thấy thuốc có tác dụng dự phòng
cảm lạnh [2].
3.1.5. Tác dụng hạ đường huyết
Bệnh thận do đái tháo đường đã trở thành nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận giai đoạn
cuối ở các nước phát triển, do đó tạo ra một số vấn đề trên lâm sàng. Để ngăn ngừa và
điều trị bệnh thận do đái tháo đường, hiện nay đang sử dụng các thuốc nhóm thuốc ức
chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin-II, và thuốc hạ huyết áp đã được thử
nghiệm lâm sàng. Dù đã thực hiện khá nhiều các biện pháp, nhiều bệnh nhân vẫn phát
triển bệnh thận đái tháo đường. Điều này đã thúc đẩy sự quan tâm đáng kể đến việc sử
dụng các loại thuốc đông y để điều trị tình trạng này [1].
Trong một thử nghiệm, nước hãm 20% cho thỏ uống với liều 12,5 và 37,5 ml/kg có tác
dụng gây hạ đường máu [2].Chiết xuất etanolic của Andrographis paniculatavới liều 400
mg/kg thể trọng hai lần mỗi ngày cho chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy làm giảm
49,8% mức triglycerid huyết thanh lúc đói [1]. Một chiết xuất dạng nước (50 mg / kg
trọng lượng cơ thể) được sử dụng cho chuột mắc bệnh tiểu đường bằng streptozotocin đã
làm giảm 52,9% mức đường huyết. Bột khô có thể làm giảm đáng kể mức đường huyết
61,8% ở liều thấp hơn 6,25 mg / kg thể trọng [1].
Một thí nghiệm trong ống nghiệm đã kết luận rằng tác dụng hạ đường huyết của
Andrographis paniculata là do sự giải phóng insulin từ các tế bào tuyến tụy thông qua các
kênh kali nhạy cảm với ATP, một tác dụng tương tự như tác dụng của các thuốc trị đái
tháo đường khác [1].
Trong nghiên cứu khác đã tiến hành các thí nghiệm in vitro và cho rằng sự ức chế men
alpha-glucosidase và alpha-amylase có thể là cơ chế mà chiết xuất ethanol của
Andrographis paniculata và andrographolide tạo ra tác dụng hạ đường huyết [1].
3.1.6. Tác dụng hạ lipid huyết
Sự gia tăng lipid có thể khiến mảng bám phát triển theo thời gian và dẫn đến cản trở dòng
chảy của máu. Nếu tắc nghẽn xảy ra trong động mạch vành, nó có thể dẫn đến nhồi máu
cơ tim. Hơn nữa, tắc nghẽn xảy ra trong động mạch não có thể dẫn đến đột quỵ. Do đó,
điều quan trọng là phải tích cực giảm lượng lipid trong máu để ngăn ngừa và chữa các
bệnh tim mạch và mạch máu não.
Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh kỹ lưỡng rằng andrographolide có tác dụng hạ
kali huyết mạnh và bảo vệ hệ tim mạch mà không gây tổn thương gan đáng kể bằng cách
hạ thấp TC, TG, HDL-TC, và LDL-TC ở chuột nhắt và chuột cống và chiết xuất tinh
khiết của andrographolide làm giảm nồng độ glucose trong máu, chất béo trung tính và
LDL [1].
3.1.7. Tác dụng đối với các bệnh đường tiêu hóa
Một báo cáo cho rằng chiết xuất ethanol của Andrographis paniculata đã chữa khỏi
88,3% trường hợp lỵ trực khuẩn cấp tính và 91,3% trường hợp viêm dạ dày ruột cấp tính.
Sử dụng andrographolid được báo cáo là có thể chữa khỏi 91% các trường hợp lỵ trực
khuẩn cấp tính. Tỷ lệ chữa khỏi tương tự (91,1%) cũng đạt được bằng cách sử dụng viên
nén hợp chất có chứa andrographolide và neoandrographolide (với tỷ lệ 7: 3) trong các
trường hợp lỵ trực khuẩn. Tỷ lệ này được báo cáo là cao hơn tỷ lệ chữa khỏi khi sử dụng
furazolidrne hoặc chloramphenicol [1].
Cao xuyên tâm liên có hoạt tính chống tiêu chảy. Các andrographolid và
neoandrographolid phân lập từ cao ethanol có hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với tiết
dịch gây bởi toxin ruột của Escherichia coli. Andrographolid với liều 100 – 300 mg/kg có
tác dụng chống loét ở chuột cống trắng. Ngoài ra, apigenin 7, 4′ – di – o – methyl – ether
(một flavonoid) có tác dụng chống loét dạ dày được thử nghiệm ở chuột lang và chuột
cống trắng; cơ chế có thể do tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày [2].
3.1.8. Tác dụng với các bệnh đường hô hấp
Xuyên tâm liên đã được thử nghiệm lâm sàng về tác dụng điều trị viêm phế quản cấp và
mạn. Đối với viêm phế quản mạn (đa số là ở người lớn), kết quả tốt ở gần 80% trường
hợp, ho và khối lượng đờm giảm, số ngày ho khạc trong mỗi đợt ít đi, khoảng cách giữa
các đợt viêm xa hơn. Một số trường hợp thấy bớt tức ngực, khó thở. Đối với viêm phế
quản cấp, chủ yếu gặp ở trẻ em, nghiên cứu cho thấy rằng thời gian lành bệnh được rút
ngắn hơn và đối với những trẻ thường bị nhiều đợt tiến triển trong năm, nếu dùng thuốc
trong cả thời gian bình thường (dự phòng bằng uống 10 ngày trong tháng), các đợt viêm
cấp trở nên thưa hơn [2].
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên trên bệnh nhân có viêm họng-amidan, với liều dùng 6g
bột lá xuyên tâm liên/ngày và paracetamol 3g/ngày có tác dụng tốt hơn liều xuyên tâm
liên 3g/ngày. Ngoài ra, có những tác dụng phụ nhẹ tự hết ở khoảng 20% bệnh nhân ở mỗi
nhóm [2].
Xuyên tâm liên đã được thử nghiệm lâm sàng về tác dụng điều trị viêm phế quản cấp và
mạn. Đối với viêm phế quản mạn (đa số là ở người lớn), kết quả tốt ở gần 80% trường
hợp, ho và khối lượng đờm giảm, số ngày ho khạc trong mỗi đợt ít đi, khoảng cách giữa
các đợt viêm xa hơn [2].

3.1.9. Tác dụng đối với các bệnh tim mạch


Cao nước thô xuyên tâm liên, và các phân đoạn n – butanol và nước gây giảm đáng kể
huyết áp động mạch ở chuột cống trắng; các liều có tác dụng là 11,4 mg/kg; 5,0 mg/kg và
8,6 mg/kg, tương ứng. Cao nước có tác dụng hạ áp phụ thuộc vào liều trên huyết áp tâm
thu ở chuột cống trắng có tăng huyết áp tự nhiên, khi được truyền mạn tính vào phúc mạc
bằng bơm thẩm thấu. Cơ chế tác dụng có thể do giảm nồng độ men chuyển angiotensin
lưu hành và giảm một số gốc tự do trong thận. Ngoài ra, nước hãm 10% xuyên tâm liên
tiêm tĩnh mạc cho thỏ có tác dụng làm giảm huyết áp trong 10-20 giây [2].
Cao xuyên tâm liên làm giảm bớt đáng kể hẹp lỗ động mạch chậu do xơ vữa gây ra bằng
chế độ ăn giàu cholesterol ở thỏ. Do đó xuyên tâm liên có vai trò quan trọng dự phòng tái
phát hẹp tĩnh mạch sau tạo hình mạch vành, thường là 30 – 40% [2].
Trên một nghiên cứu tiến hành thử nghiệm nhồi máu cơ tim trên cho, thấy rằng cao nước
hạn chế sự phát triển của thiếu máu cục bộ cơ tim khu trú và có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối
với thiếu máu cục bộ cơ tim có thể hồi phục. Tiêm tĩnh mạch cao chiết flavon từ rễ xuyên
tâm liên cho chó, đã có tác dụng làm tăng tổng hợp PG12, ức chế sản sinh thromboxan
A2, kích thích tổng hợp adenosin monosphosphat vòng ở tiểu cầu, ngăn cản sự ngưng tập
tiểu cầu, và do đó dự phòng sự tạo thành cục huyết khối và sự phát triển nhồi máu cơ tim
[2].
3.1.10. Tác dụng bảo vệ gan
Các hệ thống y học của Ấn Độ từ lâu đã sử dụng Andrographis paniculata như một chất
kích thích gan và tác nhân bảo vệ gan. Andrographis paniculata cũng là một thành phần
trong một số chế phẩm polyherbal được sử dụng làm chất bảo vệ gan, một trong số đó đã
được báo cáo là có hiệu quả khi nhiễm virus viêm gan B mãn tính. Một nghiên cứu gần
đây cho thấy andrographolide làm giảm độc lực của concanavalin A gây ra tổn thương
gan và ức chế quá trình apoptosis của tế bào gan[24].

Khi tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng với liều 100 mg/kg, andrographolid và
neoandrographolid có tác dụng bảo vệ có ý nghĩa chống sự nhiễm độc gan gây bởi carbon
tetraclorid. Andrographolid cũng có tác dụng bảo vệ gan chống thương tổn gan gây bởi
galactosamin và paracetamol ở chuột cống trắng, gây tăng tiết mật, chống ứ mật; làm
tăng khả năng sống của tế bào gan. Andrographolid làm bình thường hóa những trị số
biến đổi của GOT, GPT và phosphatase kiềm ở tế bào gan và huyết thanh [2].
3.1.10. Tác dụng kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn in vitro của bột thô của Andrographis paniculata đã được báo cáo
chống lại Salmonella, Shigella, E.coli, liên cầu khuẩn gram âm và Staphylococcus
aureus, ngay cả ở nồng độ 25 mg / mL.

Trong dịch chiết nước thô của lá thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đáng kể chống lại
Staphylococcus aureus gram dương, Staphylococcus aureus kháng methicillin và
Pseudomonas aeruginosa gram âm [1].

Hoạt động kháng khuẩn của Andrographis paniculata chống lại chín chủng vi khuẩn:
Salmonella, E.coli, Shigella sonnei, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa,
Streptococcus pneumonia, Streptococcus pyogenes, Legionella pneumoniaophila và
Bordetella pertussis, cũng đã được báo cáo [1].

3.2 Xuyên tâm liên trong y học cổ truyền


Công dụng:
Xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ
thống (giảm đau). Dùng trong những trường hợp lỵ cấp tính, viêm ruột và dạ dày, cảm
mạo, phát sốt, viêm họng, amiđan, viêm phổi, dùng ngoài chữa rắn độc cắn, xương
khớp đau nhức.
Ở Việt Nam, tại một số tỉnh miền Trung, nhân dân dùng cây này làm thuốc bổ cho
phụ nữ sau khi đẻ xong bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt bế tắc, nhọt bàm
bàm ở hai bên cổ.[6]
Dùng ngoài, lá xuyên tâm liên một nắm giã với rượu xoa đắp phối hợp với uống thang
thuốc có xuyên tâm liên, kim ngân hoa, sài đất, chữa lở ngứa rôm sảy, sưng tấy,
nhiễm trùng ngoài da, vết thương, rắn cắn.
Trong y học Trung Quốc, xuyên tâm liên được dùng điều tri cảm cúm với sốt, viêm
họng, viêm thanh quản, loét miệng, loét lưỡi; ho cấp tính hoặc mạn tính, viêm ruột
kết, ỉa chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu với tiểu tiện khó và đau; mụn nhọt, lở
loét, rắn độc cắn.
Rễ và lá xuyên tâm liên được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Ấn Độ, và nhiều
vùng ở Đông Nam Á, Trung Mỹ và vùng Caribê; thường được dùng làm thuốc trị rắn
và sâu bọ cắn. Nước hãm hoặc nhựa từ lá vò nát được dùng trị sốt, ban da ngứa và
làm thuốc bổ. Nước sắc lá hoặc rễ được dùng trị đau dạ dày, lỵ, bệnh sốt do
Rickettsia, bệnh tả, cúm, viêm phế quản, làm thuốc tẩy giun và lợi tiểu. Còn được
dùng làm thuốc đắp chữa sưng chân, bệnh bạch biến và trĩ. Viên hoàn hoặc thuốc hãm
được dùng điều trị rối loạn kinh nguyệt, khó tiêu, tăng huyết áp, thấp khớp, bệnh lậu,
vô kinh, bệnh gan và vàng da.
Tại Ấn Độ cây này được dùng với tên Krariyat làm thuốc bổ đắng dùng trong những
trường hợp yếu toàn thân, yếu sau khi khỏi sốt, ỉa chảy và lỵ.[6]
Để chữa ho gà, cho trẻ uống mỗi lần một thìa cà phê bột nhão bào chế từ rễ
xuyên tâm liên và thân rễ gừng gió, trọng lượng bằng nhau, ngày 3 lần, trong
15 ngày. Lá khô xuyên tâm liên cùng với tỏi được tán bột làm thành viên hoàn
to bằng hạt đậu Hà Lan, uống mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần, trong 3-7 ngày để
chữa sốt rét. Xuyên tâm liên cũng được dùng trong thành phần của phương
thuốc cổ truyền Ấn Độ để chữa rụng tóc dưới dạng thuốc sắc uống.
Ở Nepal để trị áp xe, người ta dùng một nắm lá bánh tẻ xuyên tâm liên và một ít muối,
giã và trộn với nửa cốc nước. Gạn dịch nổi lên trên và uống ngày một lần, bã đắp lên
chỗ bị áp xe. [3]
Bài thuốc có xuyên tâm liên:
Chữa lỵ trực khuẩn cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột, cảm sốt, sưng lấy, rắn độc
cắn: Xuyên tâm liên 15g; kim ngân hoa, sài đất mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm gan nhiễm khuẩn: Xuyên tâm liên 3g, cỏ nhọ nồi 6g, diệp hạ châu đắng
3g. Sắc uống ngày một thang trong 2-4 tuần.
Chữa bỏng (giai đoạn hồi phục của bệnh):
+ Xuyên tâm liên 200g. Nấu với 500 ml nước, rửa hàng ngày.
+ Xuyên tâm liên, hoàng bá, xà sàng tử, mỗi vị 100g. Nấu với 600 ml nước,
rửa hàng ngày.[3]
Chữa ho do lạnh: Xuyên tâm liên 12g, địa cốt bì 10g, tang bạch bì 10g, cam thảo 8g.
Tất cả các vị cho vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
Uống lúc còn ấm. Dùng liền 5 ngày.
Chữa cảm mạo, đau đầu: Xuyên tâm liên 45g tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi
lần 2g bột thuốc, chiêu thuốc bằng nước ấm. Dùng liền 5 ngày.  Sau đó ăn cháo nóng.
Hỗ trợ chữa viêm phế quản: Xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn mỗi thứ 12g; vỏ
quýt lâu năm, cam thảo mỗi thứ 4g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống
trong ngày. Dùng 9 ngày.[7]
Chữa ho do viêm phế quản: Xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 12g; vỏ
quýt lâu năm, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống
trong ngày. Dùng 5-7 ngày
Chữa ho do viêm phổi: Xuyên tâm liên 12g, địa cốt bì 10g, tang bạch bì 10g, cam thảo
8g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng 5-7 ngày.
Viêm a-mi-đan: Xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn, kim ngân hoa, mỗi vị 12g.
Sắc uống ngày một thang. Dùng 5-7 ngày.
Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu vàng, nóng, buốt (nhiệt lâm): Lấy 10-15 lá xuyên
tâm liên tươi, rửa sạch, giã nát, thêm một chút mật ong, hãm nước sôi uống. Dùng 5-7
ngày.
Bồi bổ cơ thể khi yếu mệt: Rễ xuyên tâm liên phơi khô, lô hội 30g, rượu 40 độ vừa đủ
1 lít. Ngâm khoảng 1 tuần là dùng được. Ngày dùng  khoảng 1 chén nhỏ rượu.
Lở ngứa, rôm sảy, mụn nhọt: Lá xuyên tâm liên 1 nắm, giã nát với rượu, dùng để xoa,
đắp tại chỗ. Kết hợp cho uống thuốc sắc: Kim ngân hoa, sài đất, lá trắc bá, lá tre, mỗi
thứ một nắm nhỏ, sắc đặc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Dùng đến khi khỏi.[8]

3.3 Tìm hiểu mối tương quan giữa YHCT và YHHĐ:


YHCT xuất phát từ quan niệm chỉnh thể, sự vận động biến hóa liên tục để nhận thức
về bệnh tật. Để có thể tìm ra biện pháp điều trị thích đáng cho từng người bệnh cụ thể,
YHCT đã dựa vào một hệ thống lí luận hoàn chỉnh bao gồm: Học thuyết tạng tượng,
học thuyết kinh lạc, học thuyết  nguyên nhân cơ chế bệnh sinh, học thuyết chẩn đoán,
hoạc thuyết biện chứng, học thuyết về nguyên tắc điều trị, học thuyết về thuốc và bài
thuốc, học thuyết châm cứu xoa bóp và dưỡng sinh. Xuyên tâm liên được sử dụng để
chữa bệnh dựa vào tính, vị, quy kinh của cây như vị rất đắng, tính hàn, quy kinh: Phế,
can, tỳ.
Trong khi đó YHHĐ dựa vào các nghiên cứu về thành phần hoạt chất có trong cây
Xuyên tâm liên, từ đó tìm ra hoạt tính sinh học và tác dụng dược lí của cây thông qua
các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng.

Mỗi nền y học đều có những đặc điểm riêng của mình. Tuy có điểm khác biệt về lí
luận, lịch sử phát triển, phương pháp nghiên cứu… nhưng cả hai đều nghiên cứu về
sinh lí và bệnh lí của con người. Kết hợp YHCT với YHHĐ giúp nhận thức về con
người và chăm sóc sức khỏe cho con người càng toàn diện hơn vì vậy chúng tôi đã tìm
hiểu về sự tương đồng về tác dụng của Xuyên tâm liên theo YHCT và YHHĐ để có
thể kết hợp giữa Đông- Tây y trong điều trị bệnh giúp tăng tính hiệu quả điều trị cho
bệnh nhân.

Trong YHCT, Xuyên tâm liên được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng tiêu thũng,
được dùng trong điều trị các bệnh phù thũng, từ đó giảm áp lực lên tim và mạch máu. Tác
dụng này tương đồng với tác dụng chữa các bệnh liên quan đến tim mạch trên YHHĐ.
Trong YHHĐ đã nghiên cứu được rằng Andrographis paniculata có khả năng làm tăng
hoạt tính của nitric oxide, cyclic guanosine monophosphate, và superoxide dismutase.
Andrographis paniculata có thể ngăn chặn sự co thắt của các mạch máu.
Tác dụng bảo vệ gan trong YHHĐ tương đồng với chủ trị trong YHCT. Trong YHCT,
Xuyên tâm liên được dụng như một vị thuốc trong điều trị viêm gan Virus. Điều này có
thể giải thích dựa vào Quy kinh, tính vị, công năng thì Xuyên Tâm Liên quy kinh can,
công năng thanh nhiệt táo thấp. Theo Y Văn cổ, thuốc thanh nhiệt táo thấp là thuốc dùng
để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra.Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như
viêm gan virus, viêm đường dẫn mật.

TLTK:
[1] Thanasekaran Jayakumar, Cheng-Ying Hsieh, Jie-Jen Lee, and Joen-Rong Sheu
(2013), “Experimental and Clinical Pharmacology of Andrographis paniculata and Its
Major Bioactive Phytoconstituent Andrographolide”, pp. 2-6
[2] Trần Thái Hà (2021), “Nghiên cứu dược lý trên thực nghiệm của xuyên tâm liên”,
Sức khỏe và đời sống.
Truy xuất từ https://suckhoedoisong.vn/nghien-cuu-duoc-ly-tren-thuc-nghiem-cua-xuyen-
tam-lien-169197687.htm

[3] Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata)


Tra cứu từ http://tracuuduoclieu.vn/xuyen-tam-lien.html
[4] Xuyên tâm liên giải độc
Tra cứu từ https://suckhoedoisong.vn/xuyen-tam-lien-giai-doc-16987024.htm
[5] Xuyên tâm liên chữa ho
Tra cứu từ https://suckhoedoisong.vn/xuyen-tam-lien-chua-ho-169113522.htm
[6] Công cộng
Tra cứu từ http://tracuuduoclieu.vn/cong-cong.html
[7] Phương hướng hiện đại hóa YHCT kết hợp với YHHĐ. Tra cứu từ
https://nhtm.gov.vn/news/gioi-thieu/phuong-huong-hien-dai-hoa-yhct-ket-hop-voi-yhhd-
28032012.html?
fbclid=IwAR2tU4qJYC4aGgNsxVUnwu1UR12qCKnmhitaAWnWEMnTrzx843gUfmm
QDgw

You might also like