You are on page 1of 11

1.

Đặc trưng văn hóa của Thái Lan:


- Thái Lan – Một đất nước được mệnh danh là ” xứ sở chùa vàng” bởi ở đây chủ yếu là
những người theo đạo Phật. Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn minh
Khmer và các tư tưởng Phật giáo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
Người Thái là những người tôn sùng Phật Giáo.
- Chỉ có một số ít người theo các dòng đạo khác như Hồi giáo Hindu, Sikh và Thiên chúa, họ
chủ yếu sinh sống ở bốn tỉnh miền nam.
* Chào Wai:

- Cử chỉ chào Wai, một cử chỉ chắp tay như đang cầu nguyện, cùng với một nụ cười ấm áp.
Đó chính là một biểu hiện tôn trọng ở trên đất nước Thái Lan.
- Wai còn có những quy định riêng cần nhớ nhưng nói chung người có địa vị thấp hơn sẽ
phải chào người có địa vị cao hơn trước.
- Không nên chào kiểu Wai đối với nhân viên phục vụ hay những người gánh hàng rong.
- Đối với khách du lịch Thái Lan, những người không biết về Wai, người Thái vẫn rất lịch sự
nếu họ không hiểu về văn hóa Thái Lan này. Một cái cúi đầu nhẹ là đủ nếu có ai đó cúi chào
Wai đối với bạn. Đối với công việc kinh doanh và gặp mặt các doanh nhân nước ngoài,
người Thái lại thường chỉ bắt tay và không Wai theo thông lệ.
*Múa Thái – điệu múa cổ truyền trong văn hóa Thái Lan
- Điệu múa cổ tuyền được ra đời dưới triều đại
Siam và chỉ được biểu diễn nhằm phục vụ giải trí
cho vua chùa và các người trong hoàng tộc.
- Múa cổ truyền Thái Lan có đến 3 loại đó là: Khon, Lakhon và Fawn:
+ Múa Khon thuộc thể loại kịch múa, những người nghệ sĩ biểu diễn sẽ đeo mặt nạ Khon để
biểu diễn. Sử dụng những động tác quay, lộn, nhảy một cách dứt khoát, múa Khon đã thu hút
người xem. Vì sử dụng sức mạnh của cơ bắp nên đa phần những nghệ sĩ múa Khon đều là
nam giới.
+ Múa Lakhon thường do các nghệ sĩ nữ biểu biễn với những điệu múa uyển chuyển, nhẹ
nhàng và kết hợp với những nghệ sĩ xinh đẹp đã tạo nên một điệu múa hấp dẫn.
+ Múa Fawn Thai gồm 5 điệu chính: Fawn Leb – Múa Móng tay, Fawn Marn Gumm Ber –
Múa Bướm, Fawn MarnMong Kol – Múa mừng Hạnh phúc, Fawn Tian – Múa Nến,
FawnNgiew – Múa Khăn. Mỗi điệu múa Fawn Thai sẽ có một dàn nhạc đi kèm khoảng 5 đến
7 loại nhạc cụ dân tộc.
* Hoàng gia – nền tảng văn hóa Thái Lan
Mỗi người dân Thái Lan đều có niềm tôn kính và ngưỡng mộ với vua và hoàng gia Thái Lan.
Những bức ảnh vua và hoàng hậu xuất hiện khắp mọi nơi tại đất nước này, từ đường phố,
trường học, nhà ga, sân bay. Do vậy, bạn không được phép nói xấu hay có những hành động
khiếm nhã với hoàng gia Thái Lan.
* Văn hóa về ăn uống của Thái Lan rất đặc sắc

- Thức ăn trong nhà hàng thường được phục vụ trong dĩa lớn, từ đây mọi người mới lấy về
chén của mình. Họ xem những người lấy nhiều thức ăn và ăn nhanh là những người thô lỗ.
- Một trong những truyền thống khác của Thái là chừa lại một ít thức ăn trên dĩa ở cuối bữa
ăn để nói rằng đã ăn đủ và không cần dọn thêm thức ăn nữa.
* Ngày lễ của người Thái Lan

- Các dịp lễ quan trọng trong văn hóa Thái gồm có Tết Năm Mới Thái hay còn gọi là
Songkran, được chính thức công nhận là vào ngày 13 đến 15 tháng 4 hàng năm. Ngày lễ này
rơi vào mùa khô, thuộc vào mùa nóng trong năm ở Thái Lan nên luôn có tục té nước rất
huyên náo.
* Coi trọng tôn giáo
- Tôn giáo chiếm ưu thế ở Thái Lan là Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Theravada. Ở Thái
Lan, đạo Phật có nét độc đáo riêng so với các quốc gia theo đạo khác, bị ảnh hưởng nhiều từ
các yếu tố bên ngoài tác động như tín ngưỡng truyền thống Trung Quốc và thực tiễn của
Hindu giáo, xây dựng nên niềm tin cho người dân địa phương, theo nhiều mức độ đã dần dần
hình thành nên nền Phật giáo Thái Lan ngày nay
- Những ngôi đền nhỏ được người dân đặt ngay trên đường, thậm chí ở ngoài một trung tâm
thương mại lớn để thể hiện niềm tin trước Phật giáo truyền thống.
- Nhiều người Thái đeo bùa hộ mệnh hoặc mang theo bùa may trong người dù Phật giáo
nghiêm cấm các hành động mê tín nhưng niềm tin vào ma quỷ hoặc tinh thần lại rất mạnh
mẽ ở Thái Lan.
- Đất nước và con người ở đây rất tôn trọng người tu hành nên phải cẩn thận với những hành
động của bản thân đối với họ. Ví dụ như trên một phương tiện công cộng, bạn nên nhường
chỗ ngồi cho những bậc tu hành, phụ nữ phải cẩn trọng với hành động như không được đụng
chạm, không nên ngồi gần họ,…
2. Đặc trưng văn hóa Singapore
* Văn hóa giao tiếp:
- Có 4 ngôn ngữ chính được chính phủ Singapore công nhận sử dụng nhiều nhất bao gồm
tiếng Malay (được sử dụng bởi Malaysia và Indonesia), tiếng Trung, tiếng Tamil (cho cộng
đồng người Ấn Độ) và tiếng Anh. Trong đó, tiếng Malay được công nhận là ngôn ngữ quốc
gia và lí do để chính phủ quốc gia này công nhận 4 loại ngôn ngữ thì cũng là vì sự đa dạng
văn hoá và sắc tộc của Singapore.
- Tuyệt đối đừng bàn luận về các vấn đề mà văn hoá Singapore cấm kị như: bàn luận sự được
mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo
- Ngoài ra, văn hóa Singapore còn là sự kết hợp của rất nhiều nền văn hóa đa dạng khác.
Nhưng bạn hãy nhớ tùy từng người mà nên lựa lời giao tiếp: Người Malay sẽ không thích
bạn chỉ ngón trỏ vô mặt họ khi đang nói chuyện. Hay với người Trung Quốc khi dùng cơm
với họ, bạn khộng được đặt đũa ngang bát cơm khi chưa ăn xong.
*Văn hóa ẩm thực Singapore

- Ẩm thực Singapore là sự pha trộn giữa công thức chế biến của người Hoa, Malay, Ấn Độ,
Peranalean… tạo nên những nét đặc trưng, thu hút khách du lịch mỗi khi đến với Singapore.
- Những món ăn đặc trưng được người Singapore yêu thích nhất có thể kể đến như: Cua sốt
ớt, cà ri mắc tiền Laska, cơm gà Hải Nam, Laska, Char kway teow, Satay, Roti Prata, trà sữa
Ấn The tarik …
*Văn hóa tôn giáo Singapore

- Các tôn giáo chính ở Singapore là Hồi Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn
Giáo, Độc Thần Giáo, và Do Thái Giáo. Đa dạng về tôn giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến thói
quen sinh hoạt của người dân Singpore tạo nên những phong tục tập quán riêng biệt.
- Thứ nhất, những người theo đạo Hồi không ăn thịt ăn thịt heo, không uống rượu hoặc
những nước uống lên men, cấm ăn thịt của các con vật sống, cấm ăn tạp, cấm tụ tập đánh cờ
bạc… Chỉ trong trường hợp cạn kiệt về lương thực họ mới cho phép ăn những thứ đó để duy
trì sự sống.
- Thứ 2, những người phụ nữ gốc Ấn thường được săm một nốt ruồi màu đỏ ở giữa trán, còn
nam giới Ấn Độ thường đeo thắt lưng màu trắng. Khi gặp nhau họ không bắt tay chào giống
như chúng ta mà chắp tay trước ngực để chào.
- Thứ 3, ở Singapore bạn không được sử dụng ngón tay trỏ, ngón tay giữa hay nắm chặt tay
khi trỏ vào người khác. Hành động này bị cho là vô lễ và không được chấp nhận ở đây. Bạn
cũng không nên chắp tay vào sườn bởi vì hành động này thể hiện bạn đang bực tức, điều này
sẽ không tốt cho việc bạn giao tiếp và thiết lập mối quan hệ với một ai đó ở Singapore.
- Thứ 4, trong khi ăn bạn không nên để đũa trên chén hoặc bát thức ăn.
- Thứ 5, con số 7 thần thánh: Người Singapore không thích con số 7 vì họ quan niệm con số
7 sẽ mang lại đều xui rủi trong cuộc sống.
3. Đặc trưng văn hóa Malaysia:
Vì văn hóa Malaysia chịu ảnh hưởng lớn từ đạo Hồi giáo, nên văn hóa nơi đây có nhiều nét
giống như đạo Hồi giáo.
* Văn hóa giao tiếp Malaysia
- Một người Malaysia chào bạn, họ sẽ đưa hai lòng bàn tay chạm vào nhau và ngang trước
ngực, cùng với một cái gật đầu nhẹ.
- Khi được giới thiệu nữ giới Malaysia, không có quyền đưa tay ra trước mà phải chờ họ đưa
tay ra thì mới được bắt tay. Nếu họ không chủ động làm vậy thì bạn chỉ có thể cười và cúi
đầu.
- Không nên dùng một ngón tay chỉ vào người khác, làm vậy sẽ bi đánh giá là thô lỗ.
- Bàn tay trái trong đạo Hồi bị coi là không sạch sẽ. Vậy nên nếu cho, nhận bất cứ gì thì phải
dùng tay phải.
* Văn hóa trang phục Malaysia
-Baju Kurung là trang phục truyền thống của nữ theo đạo hồi ở Malaysia. Baju Kurung bao
gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay
dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối.
- Nhiều phụ nữ Mã Lai mặc thứ trang phục gọi là baju kurung may theo kiểu hiện đại. Đó là
một cái áo trang nhã dài đến gối khoác ra ngoài một cái váy dài trùm gót. Phụ nữ gốc Ấn
thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối
trùm ra ngoài quần lụa.
- Bộ trang phục Baju Melayu dành cho người đàn ông ở Malaysia.
* Văn hóa ẩm thực Malaysia

- Người nơi đây sẽ nhịn ăn khi vào tháng Ramanda. Trong tháng Ramanda, tất cả sẽ nhịn ăn
từ lúc mật trời mọc đến khi mặt trời lặn, và kết thúc tháng nhịn ăn.
- Người đạo Hồi còn kiêng thịt Chó và Lợn. Họ cũng rất ít uống rượu. Khi tới nhà chơi bạn
sẽ được bọn họ mời trà, cà phê hay nước ngọt. Con người nơi đây rất thích ăn các loại bánh
được làm từ gạo, khoai, sắn.
4. Đặc trưng văn hóa Philipines:
* Nền văn hóa của sự giao thoa
- Nền văn hóa của Philippines là sự dung hòa khéo léo giữa nền văn hóa đậm chất địa
phương và văn hóa Tây Ban Nha, Mỹ. Đó chính là kết quả của một quá trình dài chịu ách đô
hộ từ hai cường quốc.
- Xét về văn hóa lễ hội, Philippines là một đất nước sùng đạo Thiên chúa nên những lễ hội
diễn ra ở đây đa phần đều gắn với Thiên chúa giáo với thái độ tôn kính và chân thành nhất.
- Bên cạnh sự tác động không nhỏ đến từ xứ sở bò tót, nền ẩm thực của người Philippines
còn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Hoa và trong cuộc sống đời thường, cư dân bản
địa gần như tái hiện phong cách Mỹ trên đất Philippines khi giao tiếp trôi chảy bằng tiếng
Anh, mê thức ăn nhanh, cuồng âm nhạc và phim ảnh Mỹ…
* Văn hóa chào hỏi, phong cách nói chuyện:
- Khi chào hỏi người trẻ đặt lưng bàn tay của người lớn tuổi hơn lên trán mình, ngay cả chiểu
là một cái nhướn mày thôi cũng là một cách chào ở nơi đây rồi.
- Người Philippines rất ít trả lời “không” cho các đề nghị hay các câu hỏi khác. Thay vào đó,
họ hay nói “có lẽ…”, “có thể…”, ‘để tôi xem…”, “tôi sẽ cố gắng…”.
- Khi giới thiệu hay chào đón một người nào đó, người Philippines cũng đều có thói quen bắt
tay. Tuy nhiên, những cử chỉ tiếp xúc thân mật khác giữa hai giới lại không được ủng hộ
- Người Philippines rất chuộng giao tiếp không qua ngôn ngữ. Ví dụ như để tỏ ý đồng tình
hay chào đón một người bạn, họ nhướn mày. Và bạn sẽ bị coi là mất lịch sự nếu đi qua trước
mặt người khác hay chen ngang vào giữa những người đang nói chuyện với nhau. Nếu buộc
phải làm như vậy, theo phong cách của một người Philippines lịch sự, bạn phải chìa một
hoặc cả hai cánh tay của mình ra với bàn tay nắm chặt và chỉ xuống phía dưới.
* Trang phục của người Philippines

- Nam giới có thể mặc áo sơ mi ngắn hoặc dài tay, thắt ca vát mà không cần mặc áo khóac.
Cả những trang phục không đồng bộ hay “barong tagalog” (áo sơ mi dài tay, may từ chất liệu
nhẹ và không thắt ca vát) cũng được chấp nhận ở Philippines.
- Phụ nữ thường mặc áo sơ mi vải nhẹ với váy.
* Thói quen ăn uống
- Thông thường, người mời sẽ là người trả tiền cho bữa ăn đó. Người được mời sẽ không gọi
những món đắt tiền nhất trong thực đơn trừ phi người mời nhất định yêu cầu như vậy.
- Uống một chút gì đó trước khi ngồi vào bàn ăn là một tập quán khác trong ăn uống của
người Philippines.
- Bữa ăn sẽ diễn ra một cách thoải mái, vui vẻ và hạn chế đến mức tối đa những nghi thức xã
giao. Chỉ sau khi thiết lập được một bầu không khí vui vẻ, thường là sau món súp hoặc rượu
khai vị, công chuyện làm ăn mới được đưa ra thảo luận.
5. Đặc trưng văn hóa Việt Nam
* Ngôn ngữ
- Tiếng Việt hiện nay là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, là ngôn ngữ hành chính chung
của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, được 86% người dân sử dụng.
* Tôn giáo, tín ngưỡng:
- Tôn thờ các vị thần linh: thân Mặt Trời, thần Sông, thần Biển,…
- Truyền thống uống nước nhớ nguồn: thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là tục lệ lâu
đời của người Việt.
- Đời sống tinh thân nói chung của nước ta bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Trung Hoa.
Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo đã thâm nhập và dời sống tinh thần cũng như tôn giáo của
người Việt Nam
* Văn học nghệ thuật:
- Văn học nghệ thuật VN là sự ảnh hưởng và kết hợp với nền văn học nghệ thuật truyền
thống với nền văn học Trung Hoa và của nền văn học nghệ thuật Pháp với sự phát triển và
sáng tạo của con người VN.

- Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên di sản phi vật
thể của Việt Nam đã được UNESCO chính thức ghi danh.
* Ẩm thực
- Nền ẩm thực rất đa dạng phong phú gồm nền ẩm thực của các dân tộc, các vùng miền kết
hợp với nền ẩm thực du nhập từ các nước bạn bè.
- Miền Bắc có cá kho làng Vũ Đại, thịt trâu gác bếp Điện Biên, tương bần Hưng Yên, Phở
Hà Nội,…; miền Trung có nem chua Thanh Hóa, tôm chua Huế, Xí muội Hội An, kẹo cu đơ
Hà Tĩnh,…; miền Nam có Lẩu mắm Nam Bộ, bánh xèo Nam Bộ, Cốm dẹp người Khmer,…
* Phong tục tập quán:

- Tết nguyên đán: Vừa là phong tục cũng là tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt.
Từ Tết nguyên đán đón năm mới, theo thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người
Việt Nam bổ sung thêm vào những phong tục Tết kahcs như Tết nguyên tiêu, tết đoan ngọ,
tết trung thu, tết thanh minh.
- Lễ hội Việt Nam: có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn nhỏ trải rộng khắp đất nước. Mỗi lễ hội
mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh
thiêng cần được suy tôn như những vị anh hừng chống ngoại xâm, những người có công dạy
dỗ truyền nghề,…
* Trang phục:
- Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất với bạn bè quốc
tế có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt
và khi nhắc đến đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2
tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa
dạng.
- Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự
kín đáo, e lê và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng
cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền
thống sẵn có.

You might also like