You are on page 1of 61

CHƯƠNG 3 KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Mục tiêu chương:

- Nắm vững và trình bày được khái niệm kỹ năng, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng, kỹ
năng sống

- Nhận biết được cơ sở khoa học của việc huấn luyện kỹ năng.

- Phân biệt rõ ràng các loại kỹ năng.

- Giải thích được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong sự nghiệp và trong cuộc
sống.

- Rèn luyện những kỹ năng cần thiết đối với sinh viên Đại học

3.1. Khái quát về kỹ năng

3.1.1. Một số khái niệm cơ bản

3.1.1.1. Khái niệm kỹ năng

Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng là: “Khả năng thực hiện đúng hành động,
hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho
dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”.Trên bình diện của Tâm lý học, có
hai quan điểm khác nhau về kỹ năng:
Thứ nhất, xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, coi kỹ năng
như một phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành
động mà con người đã nắm vững, không cần quan tâm đến kết quả: “Kỹ nănglà cách
thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức đã
thu lượm được, những thói quen và kinh nghiệm”.
Thứ hai, xem kỹ năng là biểu hiện của năng lực con người, coi kỹ năng là năng
lực thực hiện một công việc kết quả với chất lượng cần thiết, trong một khoảng
thời gian cụ thể: Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Trần Quốc Thành,
Trần Thị Quốc Minh cho rằng: “Kỹ năngmột mặt của năng lực con người thực hiện
một công việc có kết quả”.
Trên cơ sở phân tích trên, chúng ta có thể hiếu khái niệm kỹ năng như sau:“Kỹ
năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng
những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều
kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn
là biểu hiện năng lực của con người”.
Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa việc nắm vững cách thức mới thực hiện
hành động, dựa trên cơ sở của tri thức và sự vận dụng đúng những tri thức tương xứng
trong quá trình hoàn thành các bài tập, nhưng chưa đạt tới mức độ kỹ xảo.

3.1.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm

a. Khái niệm

Bên cạnh thuật ngữ “kỹ năng sống” được phổ biến một cách rộng rãi trong lĩnh
vực giáo dục và xã hội thì thuật ngữ “kỹ năng mềm” (Soft Skills) cũng là một trong
những vấn đề được quan tâm - nhất là các đối tượng đang chuẩn bị cho quá trình lập
thân - lập nghiệp. Ngày nay, trình độ học vấn và bằng cấp chưa đủ để quyết định trong
việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Họ còn
căn cứ vào yếu tố cá nhân như sự nhạy bén khi xử lý công việc và giao tiếp của mỗi
người lao động, các yếu tố này được người ta gọi là “kỹ năng mềm”.

Có khá nhiều quan niệm khác nhau hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm
tuỳ theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chuyên môn, ngữ cảnh phát biểu và thậm
chí là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào.Hiểu một cách đơn giản
kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích luỹ được để làm cho mình dễ dàng
được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả.

Theo tác giả D.M. Kaplan thì kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con người có
được ngoài yếu tố chuyên môn và sự chuyên nghiệp xét trên lĩnh vực công việc. Đó còn
được xem là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của con người, thể hiện khả năng tinh thần của
cá nhân. Nói cách khác, kỹ năng mềm thể hiện sự tồn tại và vận dụng một cách hiệu quả
những đặc điểm của cá nhân như: thân thiện, vị tha, biết chấp nhận người khác...

Một vài tác giả khác như E.A. Leutenberg, J.J. Liptak lại cho rằng kỹ năng
mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn của
nghề nghiệp đang sở hữu mà nó thể hiện cái riêng về mặt cá tính của cá nhân trong
công việc và trong mối quan hệ với người khác.

Tác giả Forland, Jeremy cho rằng kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt
xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả

pg. 2X
năng hoà nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người
với người. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hoà mình, chung
sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng.

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằngkỹ năng mềmlà thuật ngữ dùng để chỉ
các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một số nét tính cách
(quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ
năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm… Đây là
những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng
này là những thứ thường không được học trong đơn vị, không liên quan đến kiến thức
chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ
thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm
việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Như vậy, có thể nói có khá nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm, trong
đề tài này tác giả sử dụng định nghĩa kỹ năng mềmnhư sau: Kỹ năng mềm là
những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt
tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác,
công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công
việc một cách hiệu quả.

b. Đặc điểm

Việc xác lập định nghĩa về kỹ năng mềm là một việc làm hết sức khó khăn,
vì vậy phân tích các đặc điểm của kỹ năng mềm càng không phải là vấn đề đơn giản.
Tuy vậy, có thể nhấn mạnh đến những đặc điểm cơ bản sau:

- Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh của con người. Kỹ năng
mềm không phải là sự “chín muồi” của những tố chất, hay cũng không hẳn là sự “phát
sáng” theo kiểu bẩm sinh đã có kỹ năng mềm ấy ở chủ thể mà tất cả đều phải trải qua sự
nỗ lực, tập luyện và phát triển một cách đích thực, có biện pháp và phương pháp của chủ
thể.

- Kỹ năng mềm không phải chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc. Ở một vài
định nghĩa đã đề cập cũng như quan điểm của một số tác giả, kỹ năng mềm liên
quan chặt đến khả năng tương tác với người khác, vì vậy họ mặc nhiên xem rằng
đây là biểu hiện của chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient). Theo tôi, nếu
pg. 3X
kỹ năng mềm là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thì việc sử dụng khái niệm trí tuệ cảm
xúc lại rất bao quát và đầy đủ thì không nhất thiết phải sử dụng thêm thuật ngữ kỹ
năng mềm.Mỗi cá nhân đều có trí tuệ cảm xúc, nhưng trí tuệ cảm xúc đó phải đạt
đến một mức độ cụ thể nào đó mới có thể được gọi là kỹ năng. Vì vậy không thể
đồng nhất hai khái niệm kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc.

- Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm đích thực chứ
không phải là sự “nạp” kiến thức đơn thuần. Có thể nhận ra rằng việc con người được
rèn luyện ở một nghề nghiệp thì ngoài những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp thì
các kỹ năng nghề theo mô hình thao tác nghề nghiệp nhằm đạt được sản phẩm luôn
được ưu tiên. Cũng chính vì vậy, những kỹ năng cơ bản và đặc trưng của nghề
nghiệp thường được ưu tiên đào tạo và phát triển. Thực tế cho thấy, những kỹ năng
hỗ trợ cho nghề hoặc tạo điều kiện để vận dụng những kỹ năng mang tính thao tác
ấy lại có thể bị bỏ rơi hoặc bỏ quên. Vì vậy, sự thiếu hụt kỹ năng mềm ở SV và
người lao động đã diễn ra. Thông thường, kỹ năng mềm thường khó khăn hơn để có
được vì tính chất đặc thù của nó trong mối quan hệ với con người và hoàn cảnh.

- Kỹ năng mềm không thể “cố định” với những ngành nghề khác nhau. Mỗi
ngành nghề khác nhau sẽ có một mô hình kỹ năng nghề khác nhau. Chính trong việc xác
định kỹ năng nghề thì những kỹ năng cơ bản và đặc trưng mang tính chuyên môn -
nghiệp vụ và những kỹ năng mềm cũng chưa được phân định rạch ròi. Nhưng một thực
tế không thể phủ nhận là ở mỗi một nghề nghiệp sẽ có những kỹ năng nghề nghiệp cơ
bản và những kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp theo hướng giúp chủ thể nghề nghiệp thích
ứng - thích nghi, dễ hoà nhập với môi trường mang tính “xã hội”, chủ động và linh hoạt
để vận dụng - triển khai kỹ năng nghề nghiệp đó chính là kỹ năng mềm. Vì thế, mỗi
nghề nghiệp khác nhau không thể có những kỹ năng mềm giống nhau.

c. Phân loại

Khi có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm thì sẽ có những cách phân loại
kỹ năng mềm khác nhau. Điểm qua sự phân loại từ nhiều tài liệu nghiên cứu, có thể nhận
thấy hướng phân loại cơ bản về kỹ năng mềm hướng liệt kê các kỹ năng mềm gắn chặt
với các kỹ năng lao động chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc để thành công.

Theo Bộ lao động Mỹ (The US Department of Labour) cùng với Hiệp hội
Đào tạo và phát triển Mỹ (The American society of Training and Development) đã

pg. 4X
nghiên cứu và đưa ra 13 kỹ năng để thành công trong công việc và những kỹ năng
mềm là trung tâm: kỹ năng học và tự học; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết
trình; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng quản lý bản
thân và tinh thần tự tôn; kỹ năng xác lập mục tiêu/ tạo động lực làm việc; kỹ năng
phát triển cá nhân và sự nghiệp; kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ; kỹ năng làm
việc nhóm; kỹ năng thương lượng; kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả; kỹ năng lãnh
đạo. Tài liệu “kỹ năng hành nghề cho tương lai” xuất bản năm 2002 tại Úc với sự
tham gia của nhiều tổ chức chuyên môn thì cho rằng, có 8kỹ năng mềm sau: kỹ
năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sáng tạo
và mạo hiểm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc; kỹ năng quản lý bản thân;
kỹ năng học tập ; kỹ năng về công nghệ.

Nhìn chung, đây là hướng phân tích kỹ năng mềm theo một số lượng nhất định
có thể gia giảm theo từng nghề nghiệp và công việc khác nhau. Rõ ràng, trong
những kỹ năng đã nêu như phần đặc điểm tác giả đã đề cập, có những kỹ năng trở
thành kỹ năng nghề nghiệp của một số nghề nghiệp nào đó.

Ở Việt Nam, việc phân loại kỹ năng mềm cũng được quan tâm nhưng cũng
chỉ dừng ở mức liệt kê thành những kỹ năng đơn lẻ tuỳ theo hướng nghiên cứu, lĩnh
vực nghề nghiệp và cả kinh nghiệm của cá nhân. Tuy vậy, những kỹ năng mềm
được quan tâm nhất vẫn là những kỹ năng làm việc với con người và kỹ năng làm
hạn chế những thói quen làm việc cảm tính và thiếu sự chuyên nghiệp. Những kỹ
năng mềm thường được quan tâm như: kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội...

3.1.1.3. Khái niệm kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng (KNC) thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực
hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. KNC được cung cấp thông qua các môn học
đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có
được KNC thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản
ở nhà trường phổ thông qua các cấp như: Tư duy hình học, tư duy ngôn ngữ - văn
phạm, các hệ thống khái niệm lý thuyết cơ bản vật lý hóa học sinh học toán học... và

pg. 5X
những kiến thức kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua
giảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.

Như vậy, thời gian để có được KNC thường rất dài và bắt buộc mỗi người phải
trải qua những giai đoạn có tính hệ thống của tư duy logic. Mặt khác, mỗi người phải
trải qua qua trình rèn luyện dài, vất vả và đi kèm với những kì thi chuyên môn, tay
nghề để khẳng định sự thành thạo về chuyên môn của mình. KN cứng thường xuất
hiện trên bản lý lịch về khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên
môn của mỗi con người.

Tóm lại, KNC là KN nghề nghiệp thể hiện qua trình độ học vấn hay bằng cấp
và chứng chỉ, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn của mỗi người.

3.1.1.4. Kỹ năng sống

a. Khái niệm

Theo Từ điển Bách khoa Tâm lý học – giáo dục học Việt Nam, kỹ năng sống
là: Tổng hợp các kỹ năng bộ phận giúp cá nhân thích nghi và giải quyết hiệu quả
các yêu cầu, thách thức của cuộc sống.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, kỹ năng sống được hiểu là: “Những hành vi tích
cực giúp cá nhân ứng phó hiệu quả với yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Đây là một nhóm năng lực tâm lý – xã hội trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân
hoặc tác động đến người khác, hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi
trường xung quanh để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần của xã hội”.

Theo UNESSCO, kỹ năng sống là “Những năng lực tâm lý – xã hội liên quan
đến kiến thức, thái độ được thể hiện bằng hành vi giúp cá nhân thích nghi và giải
quyết hiệu quả các yêu cầu, thách thức của cuộc sống”.

Như vậy chúng ta coa thể hiểu, Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội
cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Những kỹ năng này
còn được xem như một biểu hiện quan trọng của khả năng tâm lý - xã hội giúp cho
cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để giải
quyết những vấn đề trong cuộc sống và phát triển.

b. Phân loại:

pg. 6X
Tùy quan niệm khác nhau mà cách phân loại kỹ năng sống sẽ khác nhau. Có thể
đề cập đến những cách phân loại sau:

- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể nhận thấy có ba nhóm kỹ năng sống:

Nhóm 1: Nhóm kỹ năng nhận thức: Nhóm này bao gồm những kỹ năng cơ bản:
tự nhận thức bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định giá trị, kỹ năng tư duy, kỹ năng
sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.

Nhóm 2: Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc: Ở nhóm này bao gồm một số kỹ
năng sau: nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, kềm chế và kiểm soát
được cảm xúc, tự giám sát - tự điều chỉnh cảm xúc của cá nhân.

Nhóm 3: Nhóm kỹ năng xã hội: Ở nhóm kỹ năng này bao gồm một số kỹ năng
cụ thể như: giao tiếp - truyền thông, cảm thông, chia sẻ, hợp tác, gây thiện cảm,
thích ứng với cảm xúc của người khác...

- Theo tổ chức UNESCO

Theo tổ chức UNESCO thì kỹ năng sống phải được phân chia dựa trên những
kỹ năng nền tảng cơ bản cũng như những kỹ năng chuyên biệt trong đời sống cá
nhân của con người ở những mối quan hệ khác nhau cũng như ở những lĩnh vực
khác nhau. Xuất phát từ đó, có thể có những nhóm kỹ năng như sau:

Nhóm 1: Nhóm kỹ năng chung: Ở nhóm kỹ năng chung này bao gồm những kỹ
năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể có để thích ứng với cuộc sống chung bao
gồm các kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản
về xã hội.

Nhóm 2: Nhóm kỹ năng chuyên biệt: Nhóm kỹ năng này bao gồm một số kỹ năng
sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: các kỹ năng
về sức khỏe và dinh dưỡng, các kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, các kỹ năng về
vấn đề xã hội như rượu, ma túy, thuốc lá, HIV - AIDS, các kỹ năng liên quan đến môi
trường thiên nhiên, các kỹ năng liên quan đế vấn đề bạo lực - rủi ro, các kỹ năng liên
quan đến cuộc sống gia đình, các kỹ năng liên quan đến môi trường cộng đồng...

- Theo UNICEF (Tổ chức Quỹ nhi đồng của Liên hiệp quốc)

Tổ chức này cũng có những nghiên cứu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và
phát triển của cá nhân. Phân loại ở đây cũng đề cập đến ba nhóm kỹ năng cơ bản:
pg. 7X
Nhóm 1: Nhóm những kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Nhóm này
bao gồm một số kỹ năng như: tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng
mục tiêu cuộc sống, kỹ năng bảo vệ bản thân...

Nhóm 2: Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác. Nhóm này bao
gồm một số kỹ năng như: thiết lập quan hệ, hợp tác, làm việc nhóm,...

Nhóm 3: Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả. Nhóm kỹ năng
này bao gồm một số kỹ năng như: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định,
ứng xử, giải quyết vấn đề...

Sự phân chia ở trên cũng chỉ là tương đối. Ở mỗi một góc độ khác nhau, cách
phân loại kỹ năng sống có thể khác nhau. Tuy nhiên, dù phân loại trên góc nhìn
nào thì kỹ năng sống phải là những kỹ năng thuộc về năng lực cá nhân giúp bản
thân tồn tại và làm chủ cuộc sống mình cũng như đạt được những mục tiêu sống hiệu
quả. Như vậy, một cách đơn giản thì kỹ năng sống bao gồm: kỹ năng mềm và kỹ
năng “cứng”. Kỹ năng “cứng” thực chất là cách gọi dễ nhớ của những kỹ năng cơ
bản trong nghề nghiệp (thậm chí là hiểu biết), những kỹ năng thuộc về chuyên môn
- nghiệp vụ.

3.1.1.5. Mối quan hệ kỹ năng sống, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong phát triển
nghề nghiệp
i) Mối quan hệ giữa kỹ năng sống (KNS) và kỹ năng mềm (KNM): KNS bao hàm
cả KNM; KNM là một bộ phận quan trọng của KNS. KNS giúp con người sống hạnh
phúc trong cuộc sống thì KNM giúp con người hạnh phúc trong công việc mà công
việc là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cuộc sống.
+ KNS theo nghĩa rộng là giúp cho con người có khả năng tồn tại và thích ứng
trước cuộc sống thực tế, là một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản
thân và chung sống và thích ứng với mọi người xung quanh, với xã hội; với môi
trường, với thiên nhiên,… một cách hiệu quả.
+ KNM giúp cá nhân tồn tại và thành công trong công việc và trong những mối
quan hệ với người khác; nó hướng đến giúp mỗi cá nhân thích nghi trong công việc,
tương tác hiệu quả với người khác và thúc đẩy công việc đạt hiệu quả cao. KNM phụ
thuộc vào nghề nghiệp mà đặc biệt là đối tượng của nghề nghiệp hướng đến.

pg. 8X
ii) Mối quan hệ giữa KNC và KNM trong phát triển nghề nghiệp: Mỗi con
người để có một công việc, tất yếu họ phải được đào tạo đủ KN chuyên môn (KNC)
đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của vị trí công việc. KNC giúp cho con người bước vào
ngưỡng cửa của nghề nghiệp, vị trí làm việc,…Nhưng các KNM mới là thứ giúp cho
họ vững vàng trong nghề nghiệp, giữ được việc làm và thành đạt trong cuộc sống. Thái
độ đối với công việc, giao tiếp, trí tuệ tình cảm và các đức tính, giá trị cá nhân khác là
những KNM không thể thiếu để mỗi người phát triển nghề nghiệp. KNM luôn đồng
hành cùng KNC và KNM bổ trợ cho các KNC được phát huy, phát triển. Nhờ có sự
kết hợp giữa KNC và KNM giúp cho mỗi cá nhân có được sự thành công trong quá
trình phát triển nghề nghiệp của mình, họ khẳng định được vị trí của mình trong tổ
chức, trong xã hội.

3.1.2. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên đại học

Xã hội tri thức đòi hỏi con người ngoài năng lực chuyên môn cần phải có hệ thống
các KNM để thích ứng với môi trường luôn luôn biến đổi của thị trường lao động và
thế giới việc làm. Trong xã hội tri thức, KNM giúp cho con người có khả năng giải
quyết linh hoạt, sáng tạo các vấn đề của cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra, sử dụng hiệu
quả kiến thức, KNC trong lao động nghề nghiệp, phát triển chuyên môn và dịch
chuyển nghề nghiệp trong thế giới việc làm luôn luôn thay đổi.
Do sự phát triển của kinh tế tri thức, khoa học công nghệ đòi hỏi con người phải
có KN hòa nhập để giải quyết thành công, hiệu quả các vấn đề của cộng đồng, dân tộc,
quốc gia, khu vực. Thực tế cho thấy trong hoạt động XH, hoạt động nghề nghiệp,
KNM giúp cho mỗi cá nhân có thể hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp trong hoạt
động để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống và thực tiễn lao động nghề
nghiệp đặt ra, nhờ có KNM mà con người có khả năng hội nhập quốc tế và khu vực,
hòa nhập với cộng đồng và tập thể để hoạt động thành công và hiệu quả giải quyết các
vấn đề của quốc gia, dân tộc, cộng đồng, tập thể cũng như công việc của cá nhân.
Sự phát triển nhanh của kinh tế tri thức và khoa học công nghệ dẫn tới sự lão hóa
tri thức diễn ra với tốc độ ngày càng gia tăng và sự đào thải các sản phẩm lỗi thời ngày
càng nhiều, đòi hỏi người lao động phải có khả năng dịch chuyển nghề nghiệp, KN
thích ứng, nhạy cảm, tự kiềm chế, thay đổi bản thân, thích ứng nhanh,…để đáp ứng
với yêu cầu không ngừng thay đổi của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ phát
triển.
pg. 9X
Trong nghiên cứu về "Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành các KNM" các
tác giả Greenberg A.D. và Nilssen A.H. đã đưa ra kết luận: Các nhà trường phải trang
bị tốt hơn cho người học những kiến thức và KNM cần thiết để họ có thể sẵn sàng làm
việc sau khi ra trường. Vì vậy, các chương trình phát triển KMN trong giáo dục nghề
nghiệp cần tích hợp vào các chương trình dạy KN nghề nghiệp nhằm thực hiện mục
tiêu kép đó là tăng cường cho người học cơ hội học tập, chuẩn bị bước vào thế giới
công việc bằng việc tạo cho họ đầu vào là những KN nghề nghiệp được đào tạo; đồng
thời tăng tính hiệu quả và sự phù hợp của người học với các KN nghề được đào tạo
(đáp ứng thị trường lao động, mong muốn của cá nhân về sự thăng tiến, thu nhập...).
Như vậy, hình thành và phát triển KNM cho sinh viên là đáp ứng yêu cầu khách
quan của xã hội và nghề nghiệp của người tốt nghiệp trình độ đại học.

3.1.3. Con đường hình thành và phát triển kỹ năng mềm trong trường đại học

Quá trình hình thành và phát triển KNM cho sinh viên đại học quá những hoạt
động sau:
a)Thông qua hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản và quan trọng của nhà trường. Hoạt động
dạy học có tổ chức sư phạm đặc biệt. Với vai trò của GV trong dạy học là tổ chức,
điều khiển làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động, tự điều khiển hoạt động
nhận thức để tìm tòi, khám phá tri thức, hình thành và phát triển KN. Tổ chức dạy học
GV lồng ghép phát triển KNM cho SV vào các bài học, môn học; quá trình tổ chức
dạy học sử dụng các hình thức hoạt động (thảo luận nhóm, seminar chuyên đề, bài tập
tình huống...), các phương pháp dạy học tương tác tạo môi trường thuận lợi để SV thực
hành trải nghiệm và rèn luyện KN (KN chuyên môn, KNM). Phát triển KNM cho SV
thông qua hoạt động dạy học là con đường cơ bản, quyết định việc hình thành và phát
triển KNM cho SV.
b) Thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tổ chức lớp ngoại khóa về rèn luyện các KNM gắn với môn học, chuyên ngành
ĐT. Nội dung được thiết kế theo chủ đề và được tổ chức hoạt động tương tác, tích cực
tạo điều kiện cho SV được hoạt động trong môi trường thuận lợi để rèn luyện và phát
triển KNM. Đoàn thanh niên, Hội SV tổ chức các hoạt động: Văn nghệ, thể thao; CLB
SV (SV thanh lịch; tình bạn; nghệ thuật, kinh doanh, hùng biện, kế toán, Tiếng
Anh…).Tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội SV tổ chức SV được phát
pg. 10X
huy khả năng, tố chất cá nhân; tự điều chỉnh nhận thức, hành vi; trao đổi kinh nghiệm;
phát huy mặt tích cực; ngăn chặn, sửa chữa các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu; kích thích
tính chủ động, sáng tạo và tự tin thể hiện mình trong mọi tình huống. Phát triển KNM
cho SV thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường quan
trọng giúp SV trải nghiệm, rèn luyện và phát triển KNM.
c) Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp
Các hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp được tổ chức đảm bảo các yêu
cầu sư phạm là cơ hội tốt để SV tiếp cận với môi trường làm việc thực tế; vận dụng
thực hành các KN (KN cứng, KNM), đồng thời học hỏi những kinh nghiệm, hình
thành những KN mới trong lao động nghề nghiệp. Sự trải nghiệm lao động nghề
nghiệp sẽ giúp SV củng cố kiến thức, thực hành KN, có những thao tác phù hợp để
hoàn thiện các KN (KN nghề nghiệp, KNM).
d) Thông qua tổ chức hoạt động cộng đồng, xã hội
Ngày nay, SV không chỉ vận dụng những KNM vào công việc và cuộc sống của
riêng họ, mà còn chia sẻ với cộng đồng, XH. Trong các hoạt động cộng đồng, xã hội
SV được trải nghiệm KNM thông qua công việc vận dụng những KNM để giải quyết
vấn đề xảy ra trong thực tiễn, đồng thời thông qua đó khám phá những khả năng tiềm
ẩn của chính mình và phát triển KN mới. Vì vậy, tổ chức các hoạt động xã hội giúp
cho SV được trải nghiệm và phát triển KNS, trong đó có KNM.
e) Thông qua hoạt động tự rèn luyện của SV
Tính tích cực, tự giác rèn luyện của SV là yếu tố quyết định kết quả rèn luyện KNM
của SV. Tự giác tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, tham gia hoạt động nhóm, cộng
đồng XH là yếu tố giúp SV ngày càng hoàn thiện KNM. Trong quá trình giảng dạy,
rèn luyện nghề nghiệp, GV cần đưa ra những định hướng, chỉ dẫn để SV tự rèn luyện,
tự trải nghiệm cuộc sống, thực tế nghề nghiệp nhằm phát triển KNM cho bản thân.

3.2. Các kỹ năng mềm cần có đối với sinh viên đại học

Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo
và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã
thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được
đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết đê thành công trong công việc:

1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn)

pg. 11X
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)

3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)

5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)

6. Kỹ năng quán lý bản thân và tinh thần tụ- tôn (Self esteem)

7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation

skills)
Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
Kỹ năng tổ chức công việc hiệu qua (Organizational effectiveness)
Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một ủy ban Thư ký về Rèn luyện
các Kỹ năng cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills -
SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục,
kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức... nhằm mục đích “thúc đẩy nền
kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”.

Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh úc (The Business Council of Australia - BCA) và
Phòng thương mại và công nghiệp úc (the Australian Chamber of Commerce and
Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the
Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc
gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỳ
năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002). Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến
thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề
(employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn
để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào
định hướng chiến lược của tô chức. Các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như
sau:

1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)


2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills)
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiếm (Initiative and enterprise skills)
5. Kỹ năng lập kế hoạch và tô chức công việc (Planning and organising skills)
pg. 12X
6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills)
7. Kỹ năng học tập (Learning skills)
8. Kỹ năng công nghệ (Technology skills)
Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triến kỹ năng cho
người lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỳ năng Canada (Human Resources
and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực
mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết định
và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bộ này cũng có những
nghiên cứu đe đưa ra danh sách các kỳ năng cần thiết đối với người lao động. Con
ference Board of Canada là một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho
nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ
chức và các vấn đề chính sách công cộng. Tổ chức này cũng đã có nghiên cứu và đưa
ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000+) bao
gồm các kỹ năng như:

1. Kỹ năng giao tiếp (Communication)


2. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
3. Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours)
4. Kỹ năng thích ứng (Adaptability)
5. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)
6. Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and
mathematics skills)
Chính phủ Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kỳ năng cho người lao
động. Bộ Đổi mới, Đại học và Kỹ năng được chính chủ thành lập từ ngày 28/6/2007,
đến tháng 6/2009 thì được ghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Đôi mới Pháp chế
đế tạo nên bộ mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng. Bộ này chịu trách nhiệm về các
vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo dục nâng cao, kỹ
năng, khoa học và đôi mới. (Nguôn: http://www.dius.gov.uk/). Cơ quan chứng nhận
chương trình và tiêu chuẩn (Qualification and Curriculum Authority) cũng đưa ra danh
sách các kỹ năng quan trọng bao gồm:

1. Kỹ năng tính toán (Application of number)


2. Kỹ năng giao tiếp (Communication)
3. Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and
performance)
4. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and
communication technology)
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
6. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)

pg. 13X
Chính phủ Singapore có Cục phát triển lao động WDA (Workforce
Development Agency) WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS
(Singapore Employability Skills System) gồm 10 kỹ năng:

1. Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy)

2. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information &
communications technology)

3. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision
making)

4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise)

5. Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship


management)

6. Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)

7. Kỹ năng tư duy mớ toàn cầu (Global mindset)

8. Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management)

9. Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills)

10. Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace

safety).
Ớ VN, các kỹ năng chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong
cuộc sống. Hình như nền giáo dục của chúng ta đang dựa trên một giả định “người ta
biết thì người ta sẽ làm được”. Và vì vậy họ cứ cố dạy cho học sinh, sinh viên thật
nhiều kiến thức hòng làm được việc khi ra trường. Nhưng thực tế đâu có vậy, từ biết
đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng
suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh
viên khi ra trường biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc cụ thể.
Chỉ vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm tù’
“kỹ năng” và “kỹ năng mềm”. Chúng ta tự hào về nguồn lao động dồi dào.

Nhưng đó mới chỉ là số lượng. Chất lượng lao động mới là vấn đề đáng bàn. Theo
bà Nguyễn Thị Hằng (nguyên Bộ trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh & Xã Hội, Chủ
tịch hội dạy nghề Việt Nam), hiện nay, Việt Nam còn đến hơn 50% lao động trong

pg. 14X
tông số hơn 10 triệu lao động chưa qua đào tạo cơ bản chính quy, mà chủ yếu là vừa
học vừa làm hoặc làm những công việc đơn giản. Điều đó cho chúng ta thấy bức tranh
tổng thể về kỳ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động không có gì là sáng sủa cho
lắm và còn nhiều việc phải làm đê có một bức tranh tươi sáng hơn. Điều tối thiêu phải
biết (nhưng lại không phải ai cùng biết), là xã hội bây giờ sử dụng sản phẩm dùng
được, chứ không sử dụng khả năng hay bằng cấp của con người. Bạn không có kỹ
năng đánh máy, thì có thuộc lòng 10 quyên sách về Microsoft Office cũng vô nghĩa.
Bạn không thiết kế nổi một cái nhà bình thường 3 tầng, thì có tốt nghiệp xuất sắc
trường Kiến trúc cũng vô nghĩa.

Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế Việt Nam, dưới góc độ của
người nghiên cứu đề tài thấy rằng 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu
cho người lao động trong thời đại ngày nay:

1. Kỹ năng học và tự học (Learning to leam)

2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal
branding)

3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)

4. Kỹ năng lập kế hoạch và tô chức công việc (Planning and organising skills)

5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)

6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)

7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)

8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)

9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

10.Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang
bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm mà còn đề tiến bộ trong
tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến
lược của tô chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

pg. 15X
Căn cứ với những nghiên cứu về các kỹ năng mềm ở trên, chúng tôi lựa chọn gộp 3
nhóm kỹ năng chính để tập trung vào môn sinh viên đại học của Trường ĐH Thủ đô
Hà Nội sau đây:

3.2.1. Kỹ năng phát triển bản thân

3.2.1.1. Khái niệm

Việc phát triển, nâng cao kiến thức, hoàn thiện giá trị bản thân mỗi ngày là
yếu tố cần và đủ để thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tuy
nhiên, dường như những khái niệm đó vẫn chưa rõ về mặt lý thuyết, còn phát triển
bản thân là gì thì vẫn là một lĩnh vực cần nghiên cứu nhiều hơn để hiểu đúng, hiểu
chính xác.

Phát triển bản thân là một quá trình mang tính lâu dài vì không được giới
hạn về mặt thời gian, phát triển bản thân cần thiết cho cả hôm nay và tương lai, bất
chấp con người già đi và thế giới xung quanh không ngừng biến động. Phát triển
hay thay đổi ở đây, không đơn thuần dừng lại ở việc gia tăng thành tích cá nhân
hay thu nhập cuộc sống. Phát triển bản thân là quá trình làm mới, nâng cao tổng
hợp những yếu tố bao gồm ngoài hình, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống, trí
thông minh, trí tuệ cảm xúc,...

Phát triển bản thân không bắt buộc mỗi người phải nỗ lực và cố gắng tranh
đấu để trở thành người giỏi nhất hay người có năng lực nhất. Mà phát triển bản
thân chú trọng đến hành trình hướng đến và phấn đấu để đạt được chính mình tốt
hơn ngày hôm qua, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội cũng như với công
viện của mỗi người.

3.2.1.2. Bốn nhóm nền tảng để phát triển bản thân

Nhiều chuyên gia cho rằng, có tổng cộng bốn nhóm nền tảng làm cơ sở để
phát triển bản thân của mỗi người. Đó là những nền tảng như sau:

i) Nền tảng về giá trị

Người luôn muốn mình trở nên xuất sắc, muốn bản thân làm được những
điều mà người khác không làm được, muốn phát triển xa và rộng hơn là người sở
hữu nền tảng giá trị cốt lõi rất cứng rắn, những người thuộc nhóm này không bao

pg. 16X
giờ muốn thỏa hiệp với những giá trị đó. Chẳng hạn như, khi bản thân xác định
được giá trị của mình là dũng cảm, trong mọi hoạt cảnh, phải vượt qua để giữ vững
nền tẳng giá trị mình đã đặt ra (không phó mặc và đổ thừa cho hoàn cảnh, không
bỏ qua giá trị của mình là dũng cảm).

ii) Nền tảng về thái độ

Trong cuộc sống, bản chất của mọi sự việc, mọi vấn đề là như nhau. Cùng là
một sự thất bại, nhưng có người vì đó mà tích lũy kinh nghiệm, rút ra bài học quý
giá cho bản thân, đứng lên và tìm kiếm cơ hội mới. Nhưng cũng có không ít người
vì đó mà lún sâu vào buồn phiền, chán nản, muốn bỏ cuộc và thậm chí là không
thể nào vực dậy tinh thần. Nói như vậy để thấy rằng, mọi sự việc và kết quả
chuyển biến như thế nào sau đó là tùy vào cách tiếp cận của mỗi người, tích cực
hay tiêu cực mà thôi.

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường nghe thấy câu: “Thái độ quan trọng
hơn trình độ”, trong công việc vẫn thường hay nói: “Tuyển dụng về thái độ, huấn
luyện về kỹ năng”. Đó chính là lý do những người ban đầu đã có thái độ không tốt,
thì rất khó để dạy bảo và tự phát triển bản thân mình. Thái độ đúng sẽ giúp cho
chúng ta nhìn nhận vấn đề đúng để từ đó ta tích cực trong công việc, học hỏi và
cầu tiến để chuyên môn được hoàn thiện mỗi ngày, đáp ứng tốt cho công việc.

iii) Nền tảng về kiến thức

Kiến thức, tri thức là những gì mà chúng ta được tiếp cận từ lúc còn nhỏ,
đặc biệt trong quãng thời gian 12 năm học phổ thông và cả những năm tháng đại
học dài đằng đẵng. Tuy nhiên, kiến thức ở đây không chỉ giới hạn bởi những gì mà
chúng ta được dạy ở trường, ở lớp. Trong một thế kỷ rất khác, kiến thức là một đại
dương và có lẽ, sự rộng lớn, vĩ đại của nó sẽ là nguồn động lực để chúng ta phát
triển bản thân cả đời. Và xưa và nay đã khác xã rất nhiều, ngày xưa chúng ta bị
hạn chế bởi các nguồn tài liệu nhưng nay với công nghệ phát triển, chỉ cần một cái
máy điện thoại thông minh đã giúp ta khám phá nhiều hơn để phát triển trí tuệ của
mình.

iv)Nền tảng về kỹ năng

pg. 17X
Thật sự rất hạn chế với những người có kiến thức, nhưng lại thiếu về kỹ
năng. Trên thực tế, kỹ năng sống, kỹ năng mềm là những thứ mà chúng ta bị hạn
chế nhất, thậm chí trước đây chúng còn chẳng được nhắc đến trong thời gian còn
ngồi trên ghế nhà trường. Không trau dồi và chịu khóa tự học kỹ năng của sinh
viên là một điểm yếu của giới trẻ. Kỹ năng là một trong những yếu tố cốt lõi để
phát triển bản thân mỗi ngày.

Trên hành chính phát triển của mỗi người, chúng ta đều phải cần học hỏi và
rèn luyện bốn nhóm nền tảng này. Đó là những gì sẽ giúp chúng ta định hướng
được cụ thể cái gì cần nâng cao, cần học hỏi một cách có hệ thống để phát triển
bản thân liên tục, về mọi khía cạnh, mà không đơn thuần dừng lại ở việc tiếp nhận
dữ liệu và thông tin.

3.2.1.3. Yếu tố quyết định sự thành công trong phát triển bản thân

Khi xác định được tầm quan trọng của việc phát triển bản thân, chúng ta cần
phát huy các yếu quyết định sự thành công trong việc phát triển bản thân của mỗi
người.

- Thứ nhất, vượt qua giới hạn của sự an toàn

Thông thường, bản năng của mỗi người là cảm thấy rụt rè, thậm chí là giữ
tâm lý sợ sệt với những gì không chắc chắn, mới mẻ, không quen thuộc. Vùng an
toàn luôn cho chúng ta cảm giác hưởng thụ và bình yên. Nhưng với những ai muốn
phát triển bản thân, chúng lại là một thứ chúng ta cần phá bỏ. Những cái mới sẽ là
thử thách khiến bạn phải vượt qua, là một nhiệm vụ chưa từng làm, một thói quen
chưa từng thực hiện.

pg. 18X
Hình 1: Minh họa cho phát triển bản thân trong đại dịch Covid 2019

- Thứ hai, nghiêm túc với mục tiêu của bản thân

Mục tiêu là yếu tố căn bản giúp chúng ta duy trì được cảm hứng và sự nỗ
lực mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, bởi trên thực tế,
mọi người có xu hướng làm việc theo cảm tính mà ít ai phân tích đúng sai, thiệt
hơn. Những mục tiêu được đưa ra cần mang tính khả thi, không xa rời thực tế, mục
tiêu càng lớn càng khiến hành động của chúng càng nhỏ. Do vậy, đặt từng mục
tiêu ngắn hạn, thực hiện theo quy trình từng bước, có kế hoạch rõ ràng, hướng đến
một mong muốn to lớn của chúng ta ở tương lai để luôn duy trì được sự nỗ lực của
mình. Rất nhiều cách để tìm kiếm mục tiêu của bản thân và duy trì nó mỗi ngày.
Chẳng hạn như đọc sách, trải nghiệm thực tế qua công việc, qua các mối quan hệ,
qua các nhìn nhận xã hội để quan sát, phân tích và đúc kết, từ đó sẽ rút ra bài học
phù hợp với mục tiêu của mình.

- Thứ ba, xây dựng kế hoạch phát triển bản thân cụ thể

Phát triển bản thân ai cũng muốn, nhưng không ai giống ai, mỗi người
dường như sẽ thích hợp với một phương pháp phát triển riêng biệt. Xây dựng kế
hoạch theo lộ trình cụ thể, có thể phân chia theo từng ngày, từng tuần, từng tháng,
từng năm để thực hiện dần dần.

pg. 19X
Việc xây dựng phát triển bản thân đặc biệt lưu ý là phải hiểu rõ bản thân về
năng lực, sở trưởng, đam mê, giá trị sống gắn, sứ mệnh với mục tiêu công việc
cũng như cuộc sống của mỗi người để xây dựng lộ trình học tập của mình, tránh
tình trạng là sống theo hình tượng của người khác.

3.2.1.4. Xây dựng lộ trình phát triển bản thân cụ thể

Cần xây dựng lộ trình phát triển bản thân một cách phù hợp nhất với bản
thân của mỗi người để thực hiện dễ dàng hơn.

 Biết rõ mong muốn gì của bản thân

Chúng ta sẽ dễ dàng đạt đến sự thành công nếu như biết bản thân muốn gì
và cần gì? Hãy luôn đặt ra câu hỏi và tự vấn bản thân mình trong mọi hoàn cảnh.
Hành trình phát triển bản thân còn lắm gian nan, do đó việc xác định đam mê,
mong muốn của bản thân đóng vai trò như là một nền móng vững chắc để tiếp tục
đặt những viên gạch phù hợp cho ngôi nhà của bạn.

 Chủ động học hỏi và tìm kiếm

Phát triển bản thân không một sớm một chiều mà thành công, cần được bắt
đầu từng bước, theo từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ cá nhân muốn trở thành một bậc
thầy trong kỹ năng giao tiếp, thì phải xây dựng lộ trình tự rèn luyện tại nhà, hay
thời gian học tập kỹ năng giao tiếp trên lớp học,... hoặc muốn cải thiện ngoại hình,
thì hãy bắt tay vào việc tìm hiểu những chế độ ăn uống, tập luyện, chăm sóc da
lành mạnh,... Không có thói quen xấu nào là không thể bỏ, và cũng không có thói
quen tốt nào là không thể học hỏi.

 Tham gia khóa học phát triển bản thân

Ngày nay, phát triển bản thân không còn nằm trên những trang lý thuyết
cứng nhắc. Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi chúng thông qua những khóa học
phát triển bản thân online, hay trực tiếp trên các lớp học. Những người xây dựng
các khóa học phát triển bản thân thường là những cá nhân, chuyên gia xuất sắc, họ
đã thành công trong việc phát triển bản thân của họ và mong muốn được truyền tải
lại những kinh nghiệm và bài học dành cho bạn.

3.2.2. Kỹ năng tự học

pg. 20X
3.2.2.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự học và tự học
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, của nền văn minh nhân loại, học tập,
làm việc, cống hiến và hưởng thụ của mỗi cá nhân, tập thể ... được xem như một nhu
cầu tất yếu, một sự thật hiển nhiên mà không cần bàn cãi. Trong mối quan hệ biện
chứng ấy thì “Học tập” và “Học tập suốt đời” của một con người được coi như điểm
khởi đầu – và trong một chừng mực nào đó, có thể nói – nó không có hồi kết. Nghĩa là
khi người ta còn sống, còn hít thở không khí, thì con người ta vẫn phải ăn, mặc, ở, đi
lại, lao động và học hành.
Tầm quan trọng của việc học
Học tập là rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Từ thời cha ông ta, học thức
đã được coi là tiêu chí để đánh giá một con người. Những người có học sẽ được tôn
trọng trong xã hội. Ngày nay, việc học tập càng quan trọng hơn bởi sự tiến bộ của thế
giới đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một lượng kiến thức rộng lớn thì mới có thể tồn tại
và phát triển.
Hơn nữa, học không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn là quá trình tìm
hiểu các vấn đề về tình cảm, đạo đức, lối sống. Học tập là tiếp thu và hiểu biết các
chuẩn mực đạo đức, rèn luyện nhân cách và lối sống.
Xã hội càng phát triển, bạn càng cần phải đầu tư cho việc học của mình. Học
tập phải nghiêm túc và nghiêm khắc với bản thân thì bạn mới thực sự tiến bộ. Học
không bao giờ là thừa hay vô ích. Chỉ khi chúng ta không học thì mới trở nên vô dụng
đối với xã hội. Khi nỗ lực trong học tập, chúng ta sẽ nhận được kết quả xứng đáng và
đạt được kết quả như mong muốn. Khi đó, chúng ta sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập
và biết rằng sẽ có kết quả tốt nếu cố gắng.
Chúng ta luôn nhớ rằng thành công chỉ đến với người siêng năng và chăm chỉ,
không đến với kẻ lười biếng. Trong học tập cũng vậy, hãy cố gắng hết mình, bạn sẽ có
được thành công như mong muốn.
Việc học không chỉ quan trọng đối với cha mẹ mà còn được xã hội đặc biệt
quan tâm, hãy biết trách nhiệm của mình để không ngừng học hỏi phấn đấu cho cuộc
sống tốt đẹp sau này. Vì vậy việc cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện bản thân để
mang lại thành công trong tương lai là rất cần thiết. Lưu ý ở đây là học để lấy kiến
thức cho mình chứ không phải chỉ để lấy bằng cấp và chứng chỉ.
a) Ý nghĩa của việc học
* Học để thể hiện tình yêu thương

pg. 21X
Việc học là một hành trình kéo dài suốt đời, mỗi người cần cố gắng học tập
không ngừng để nâng cao tri thức. Từ đó, nâng cao khả năng tư duy để có thể tiếp
nhận những tác động xung quanh cuộc sống thông qua các giác quan của mình.
Học tập để nắm bắt cơ hội, tự tạo ra hạnh phúc của riêng mình. Hạnh phúc có
một ý nghĩa lớn hơn chính là sự sẻ chia, và chúng ta không thể trao tặng ai điều gì nếu
chúng ta không có những thứ đó trong lòng. Học tập để hiểu biết hơn, từ đó vun đắp
lòng yêu thương, học cách sẻ chia, tôn trọng xung quanh, đó có lẽ là gia tài lớn nhất
mà một nhân cách có được.
* Học để nâng cao khả năng tự học và tiến bộ theo thời gian
Tự học được hiểu đơn giản là quá trình tự mình làm việc, tiếp thu kiến thức mà
không cần sự hướng dẫn của người khác. Bản thân chúng ta phải nghiên cứu, suy luận,
suy nghĩ… Thì chúng ta mới làm chủ được quá trình tiếp thu kiến thức; bao gồm cả
thời gian học, lượng kiến thức cần nạp cùng phương pháp học.
Một trong những kỹ năng quan trọng cần được rèn từ khi còn nhỏ chính là tinh
thần tự học, khả năng tự học. Học cách nhìn nhận vấn đề ở chiều sâu theo tư duy nhân
– quả, học cách thất bại và được chấp nhận để có thể đưa ra những quyết định đúng
đắn cho cuộc đời.
* Áp dụng kiến thức vào trong cuộc sống
Dù có thông minh, tài giỏi đến đâu thì những điều bất như ý vẫn luôn xảy đến.
Chúng ta không thể dọn sạch khó khăn trên bước đường chúng ta đi, nhưng học sẽ
giúp chúng ta có một nội lực bên trong để đương đầu với những khó khăn.
Dù chúng ta có thông minh hay tài giỏi đến đâu thì những điều tồi tệ vẫn luôn
xảy ra. Chúng ta không thể xóa bỏ những khó khăn theo cách của mình, nhưng với
những kiến thức, tích lũy nhiều năm qua quá trính học tập sẽ giúp bạn có một sức
mạnh bên trong để đương đầu với những khó khăn.
Thông qua những bài học cuộc đời, kiến thức khoa học điều đó sẽ giúp ích rất
nhiều cho bạn trong cuộc sống. Học giúp bạn có được sự dũng cảm khi quyết định
làm một điều gì đó khác đi, khó hơn, có được sự kiên nhẫn để đi đến cùng, để chịu
đựng những khó khăn và tĩnh lặng trước những đổi thay của cuộc đời.
Học tập có ý nghĩa rất lớn, không chỉ hiểu đơn thuần là học kiến thức, thu nạp thông
tin nó còn thể hiện tình yêu thương chia sẻ và cảm thông với mọi người. Khi chúng ta
có đủ trí tuệ phân biệt đúng sai, có óc sáng tạo, bạn có thể kiên nhẫn và dũng cảm vượt
qua những thử thách trong cuộc sống.
b) Giá trị của việc học

pg. 22X
Giá trị đối với cá nhân: Học để hiểu biết, học để làm người, học để lập nghiệp
và có một cuộc sống ổn định
Giá trị đối với gia đình: Học để có kiến thức tổ chức cuộc sống trong gia đình,
nuôi dậy con, xây dựng hạnh phúc gia đình.
Giá trị đối với xã hội: Học để góp phần xóa đói giảm nghèo, để hỗ trợ phát triển
kinh tế bền vững, xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, giảm các tệ nạn xã hội.
Nhìn từ góc độ xã hội, Việt Nam chúng ta hàng ngàn năm nay luôn coi trọng việc học,
coi học tập là nền tảng cho mọi thành công, mọi thắng lợi. Truyền thống quý báu đó đã
được hun đúc và phát triển trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta. Những tấm gương lớn của các danh nhân đất Việt về học tập suốt đời trong lịch
sử và cả hiện nay như: Lê Quý Đôn, Đào Duy Từ, Lê Hữu Trác, Hồ Chí Minh, Trần
Đại nghĩa, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Hiến Lê, Hữu
Ngọc, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Phan Ngọc, Trần Quốc Vượng, Trần Văn
Khê, Ngô Bảo Châu v.v.... là minh chứng cho việc siêng năng, cần cù chịu khó học tập
và học tập suốt đời, để có được chỗ đứng trong xã hội, để phục vụ tốt nhất lợi ích dân
tộc và lợi ích của nhân dân.
V.I. Lênin có nói “Học, học nữa, học mãi”, để ngụ ý nói về nhu cầu và trách nhiệm
cao cả của mỗi công dân, trong việc tiếp thu học vấn và tri thức để góp phần xây dựng
nước Nga Xô viết ngày càng giàu mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương
sáng cho chúng ta soi chung vì tinh thần học tập suốt đời của Người, vì lợi ích giai
cấp, vì lợi ích dân tộc. Người đã từng nói “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học
là lùi”.
Ngày nay, trong thời đại nền kinh tế tri thức, trong tiến trình đổi mới đất nước, trong
điều kiện KH&CN phát triển mạnh mẽ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, thì việc học tập và học tập suốt đời đang đặt ra cho chúng ta một thách thức to
lớn.
3.2.2.2. Tự học là yếu tố cơ bản để xây dựng xã hội học tập
Những yếu tố quan trọng của việc xây dựng năng lực tự học một cách thống nhất, đó
là:
Tự học làm cốt. Con người phải tự học thông qua sự lựa chọn một cách thông minh về
nội dung mình cần. Tự học là động lực bên trong, là yếu tố cơ bản nhất để con người
phát triển.
Trường đời là trường đại học lớn nhất đối với mọi người, ở trong đó ai cũng là thầy, ai
cũng là trò. Không có cuốn sách nào, tủ sách nào, thư viện nào và trường học nào chứa
đựng đủ những tài nguyên giáo dục như trường đời. Điều quan trọng là phải có tâm
trong sáng mới học hỏi có chất lượng trong trường đời.
Tích lũy tri thức, tu dưỡng đạo đức là mục đích cao cả của tự học. Mỗi bước phát triển
của xã hội đều dựa vào những tri thức mới được nhân loại sáng tạo và sẽ có những giá
trị đạo đức mới được hình thành. Vì vậy, tri thức và giá trị đạo đức sẽ ngày càng làm
cho tổng kiến thức nhân loại tăng lên theo cấp số nhân.
Truyền thống hiếu học là năng lượng lớn nhất để duy trì tự học. Trong hoàn cảnh khó
khăn mà không hiếu học thì không thể có được quyết tâm theo đuổi sự học. Hiếu học
thể hiện ở sự bền bỉ học tập hàng ngày.
3.2.2.3. Các chiến thuật học tập có hiệu quả.

pg. 23X
 Sử dụng phương pháp học SQ3R (survey, question, read, recite, review).

SQ3R là viết tắt của các từ tiếng Anh “survey, question, read, recite, review”
(quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). Việc đọc sách giáo khoa không giống như đọc
một cuốn tiểu thuyết, từ chương đầu đến chương cuối mà cần phải hiểu và ghi nhớ các
thông tin. SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách giáo khoa nhanh hơn, mà là
một chiến thuật học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng hơn, để sau đó giúp giảm
thời gian xem lại bài trước khi thi, nhờ chúng ta đã đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc
học tập trước đó.

+ Survey - Quan sát tổng thể: Là nhìn tổng thể về vấn đề mà chúng ta sắp đọc
trước khi đi vào chi tiết, cũng giống như chúng ta xem bản đồ trước khi lên đường.
Nếu chúng ta chưa từng biết nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể
thiếu. Bước này chỉ mất khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp chúng ta
tập trung vào chương đang đọc:

* Đọc tựa đề giúp não bắt đầu tập trung vào chủ đề của chương đó.

* Đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, giúp thấy được chương đó phù hợp với mục
tiêu của tác giả như thế nào đồng thời cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về những
điểm chính.

* Xem các tiêu đề nhỏ giúp hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả
chương.

* Quan sát các biểu đồ, bản đồ, hình vẽ và những hỗ trợ về hình ảnh khác.

+ Question - Đặt câu hỏi: Những vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải học
thường chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học
(cái gì, tại sao, bằng cách nào, người nào, khi nào và ở đâu). Trong quá trình đọc hay
học, nên tự đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như vậy chúng ta sẽ
tiếp thu tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này sẽ để lại một dấu
ân sâu sắc hơn trong ký ức. Nên ghi lại những câu hỏi lên lề sách, tập chép hay bất cứ
nơi nào thuận tiện và phù hợp.

+ Read - Đọc : Đọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để
có thể trả lời các câu hỏi chúng ta tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các
từ in nghiêng hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc không

pg. 24X
được bỏ qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể diễn đạt một
ý nào đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn.

Thường các ý chính được minh họa bằng nhiều thí dụ. Khi đọc luôn cố gắng
tách các chi tiết ra khỏi ý chính vì tuy các chi tiết có thể giúp hiểu ý chính hơn nhưng
khó có thể nhớ hết được.

+ Recite - Trả bài: đôi khi cần ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề chính,
những khái niệm quan trọng cần nắm trong các dòng chữ in nghiêng hay in đậm, ý
nghĩa của những hình minh họa. Cố gắng tự xây dựng lại nội dung chính của đoạn vừa
đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều mình vừa đọc với
những điều đã biết.

Để thực hiện bước này, chúng ta có thể lấy tay che phần trả lời cho câu hỏi
mình tự đặt ra và trả lời thuộc lòng. Nếu không trả lời được thì đọc lại một lần nữa
đoạn chứa câu trả lời. Nếu lặp đi lặp lại điều này trong lúc đọc thì chúng ta sẽ nhớ tốt
hơn.

+ Review - Ôn tập: ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy
của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả lời đi
trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại để đánh
giá xem mình đã được gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem lại những
điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ xót hay chưa hiểu. Thời điểm tốt nhất
để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi mới ôn lại. Ôn lại
trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng. Nếu phân bố thời gian tốt nhất thì đây được xem
là bước hoàn chỉnh kiến thức của mình đối với tài liệu học tập.

 Một số phương pháp học tập hiệu quả khác

Đảm bảo sức khỏe

Ngủ sớm hơn, không nên thức quá khuya. Đảm bảo rằng bạn ngủ ít nhất 6 giờ.
Ngoài ra, chúng ta nên duy trì một chế độ ăn uống điều độ và hợp lý. Nếu tập thói
quen dậy sớm tập thể dục thì càng tốt cho sức khỏe. Việc đảm bảo một sức khỏe tốt
nhất sẽ giúp đầu óc tập trung và tận dụng tốt nhất cho quá trình học tập của mình.

Lập kế hoạch cho một ngày mới

pg. 25X
Dành một chút thời gian vào buổi tối hôm trước, trước khi đi ngủ, để đánh dấu
các công việc của ngày hôm sau. Sổ tay hoặc lịch để bàn sẽ giúp đánh dấu những điều
quan trọng. Đánh dấu những việc quan trọng giúp chúng ta kiểm soát công việc và thời
gian một cách chủ động và có thể tập trung hoàn toàn vào một nhiệm vụ.

Đảm bảo không gian học tập

Không gian học tập phù hợp sẽ đảm bảo quá trình học tập. Có rất nhiều yếu tố
khiến mất tập trung khi học như ô tô, tivi, điện thoại, facebook… Đơn giản là khi
chúng ta đang học, nếu để máy tính quá gần thì bỗng nhiên có tin nhắn facebook,
chúng ta thường theo thói quen sẽ ngay lập tức quay sang trả lời, điều này rất mất tập
trung và mất thời gian.

Chọn thời gian học phù hợp

Mỗi người đều có cách lựa chọn thời gian học tập cho riêng mình. Có người
thích học đêm, có người thích học sáng sớm,… thử học vào những thời điểm khác
nhau và khi thấy thời gian phù hợp nhất thì chúng ta sẽ cố gắng tập trung việc học vào
khoảng thời gian đó. Trong trường hợp không thể tập trung thì không cố gắng, lúc này
chúng ta nên cân bằng lại bằng cách nghe một bản nhạc, nhìn cây cối hoặc đọc một
mẩu tin tức.

Sắp xếp các đối tượng hợp lý

Trộn nhiều môn nếu học lâu (tốt nhất là từ 3 đến 4 môn). Điều này sẽ giúp não
duy trì được sức bền và sẽ không cảm thấy nhàm chán mà ngược lại còn có hứng thú
hơn.

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Tối hôm trước học xong bài cũ nên đọc trước
bài mới để hôm sau học. Việc đọc bài trước không cần quá chi tiết, chỉ cần đọc qua các
phần, mục, câu hỏi cuối bài,… Hãy chuẩn bị sẵn sàng những gì mình chưa hiểu.

Đặt mục tiêu rõ ràng

Đặt câu hỏi cho bản thân trước khi làm bất cứ điều gì. Ví dụ: “Lý do tôi làm
điều này là gì?”, “Tôi muốn đạt được điều gì sau khi làm điều này?”… Xác định được
những điều này sẽ thúc đẩy bạn cố gắng hơn, không dễ nản lòng và bỏ cuộc. Ngay cả
khi khó khăn, mục tiêu sẽ quay trở lại để thúc đẩy tiến lên để hoàn thành công việc.
pg. 26X
Khắc phục những nguyên nhân khách quan

Đặt ra kỷ luật cho bản thân. Đặt ra một khoảng thời gian để học và trong thời
gian đó, loại bỏ tất cả những thứ gây xao nhãng, trừ khi nó rất quan trọng. Ví dụ, nếu
bạn bè rủ bạn đi chơi, bạn phải kiên quyết từ chối

Tóm lại sự học bằng nhiều cách trong đó việc tự học vô cùng quan trọng. Việc
học tập là một quá trình của phát triển bản thân mỗi người. Căn cứ vào như cầu thực tế
trong công việc cũng như trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều phải tự mình hoàn thiện
các kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phù hợp nhất. Từ những yêu cầu thực tế đó, để
thành công thì việc lựa chọn học cái gì, thời điểm nào là hết sức quan trọng, vì nó giúp
cho chúng ta đáp ứng ngay được những yêu cầu ngắn hạn, phù hợp với mục tiêu công
việc dài hạn của chúng ta. Việc tự học phải được xuất phát nhu cầu bên trong của mỗi
người, đó là ý thức của sự vươn lên tự hoàn thiện bản thân thông qua những kết quả
của công việc và hành vi ứng xử với những người xung quanh và những tình huống xã
hội hàng ngày, chính điều này khiến con người kiên trì và bền bỉ hơn trong hành trình
sự học của mình.

3.2.3. Kỹ năng quan sát, phân tích và đúc kết

3.2.3.1. Kỹ năng quan sát

a) Khái niệm

Kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có
phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng. Khác với bản năng quan sát thông thường,
kỹ năng quan sát không nhìn mọi thứ một cách ngẫu nhiên, mà quan sát có chủ đích,
rồi ghi nhớ, xâu chuỗi những điều liên quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách
tối ưu và nhanh chóng.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ nghiên cứu, y tế, khoa học, công nghệ, dịch vụ…
đều đòi hỏi ở nhân sự phải có kỹ năng quan sát. Vì nó giúp con người nhận ra bản chất
vấn đề nhanh chóng, từ đó đưa ra những phương pháp, ý tưởng thích hợp nhất. Quan
sát là một kỹ năng bởi nó không đơn thuần phụ thuộc vào thị giác mà nó còn có thể rèn
luyện để phát triển hơn nữa. Và rèn luyện các kỹ năng mềm trong đó có kỹ năng quan
sát sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của bản thân.

pg. 27X
Khi quan sát, chúng ta dùng các giác quan để xem xét điều mình hiếu kỳ và
đánh giá trải nghiệm của bản thân. “Quan sát” không giống với “nhìn”. Nhìn mang
tính bị động. Chẳng hạn, chúng ta nhìn thấy mọi thứ xung quanh trên đường đi làm,
nhưng hiếm khi tìm kiếm thứ gì cụ thể hoặc ghi chú lại thông tin để dùng sau này.
Song, quan sát lại là quá trình chú ý chủ động và có mục đích, qua đó thu thập được
những thông tin cụ thể phục vụ việc đánh giá.
Quan sát môi trường xung quanh là vấn đề sống còn đối với tổ tiên của ta trong
thời tiền sử – sự sống của họ phụ thuộc vào đó. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Đại
học bang Ohio cho thấy hiện nay kỹ năng quan sát đang dần giảm sút.
Trong thời đại văn minh hiện nay, quan sát môi trường xung quanh gần như
không còn là vấn đề sống còn nữa. Tuy nhiên, kỹ năng quan sát vẫn rất quan trọng, vì
nếu không có nó thì chúng ta có thể bỏ sót thông tin chủ chốt và đưa ra quyết định
thiếu thông tin trong mọi khía cạnh cuộc sống. Nhà tâm lý học Arien Mack và Irvin
Rock gọi xu hướng bỏ sót những chi tiết quan trọng này là “vô thức bỏ qua”.
Theo từ điển trực tuyến Oxford, “quan sát là hành động hoặc quá trình quan sát một
cái gì đó hoặc ai đó để có được thông tin”. Kỹ năng quan sát thông báo cho chúng ta
về các đối tượng, sự kiện, thái độ và hiện tượng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều
giác quan. Ngoài ra, việc có thể quan sát và thu thập thông tin về thế giới là rất quan
trọng vì đó là nền tảng của việc giao tiếp tốt.
Cải thiện kỹ năng quan sát cho phép chúng ta lắng nghe, không chỉ bằng tai và đưa ra
quyết định tốt hơn. Nó cũng tăng cường khả năng tương tác của chúng ta với người
khác và phản hồi theo cách phù hợp. Cả hai đều là chìa khóa để thành công trong công
việc và ở nhà. Tại nơi làm việc, một nhân viên giỏi không chỉ lắng nghe tốt mà còn
nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh họ.
Đối với số đông, trạng thái mặc định của chúng ta có xu hướng bỏ qua những gì xung
quanh chúng ta. Nhưng làm như vậy khiến chúng ta bỏ lỡ cảm hứng và không phát
triển trí tò mò. 
Rất nhiều người nhận ra việc ra ngoài, đi dạo có thể thúc đẩy sự sáng tạo và một chút
hướng tâm về bên trong có thể cải thiện nhiều điều. Quan sát có nghĩa là quan sát mọi
người, mọi tình huống và sự kiện, sau đó suy nghĩ chín chắn về những gì nhìn thấy.
Mặc dù không có cách nào để định lượng mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng
ta, nhưng rõ ràng càng chú ý, sẽ càng cảm nhận được nhiều hơn về sức khỏe của mình,
đọc nhiều hơn các tài liệu mở rộng thế giới quan của bạn. Đầu tiên, chúng ta phải tự
rèn luyện để tăng khả năng quan sát.
Kỹ năng quan sát là một trong những kỹ năng mềm đặc biệt, kỹ năng quan
sát không những đơn giản là dừng ở việc nhìn, ngắm mà đó còn là cách chúng ta phân
tích, đồng cảm và đối đáp phù hợp. Và đương nhiên, đây không đơn giản là năng
khiếu bẩm sinh, mà đó là kết quả của chu trình bạn học hỏi và siêng năng tập luyện.

pg. 28X
Kỹ năng quan sát là cái nhìn hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có đo
đạt và hướng tới mục tiêu rõ ràng. Khác với bản năng quan sát thông thường, kỹ năng
quan sát không nhìn mọi thứ một cách ngẫu nhiên, mà quan sát có chủ đích, rồi ghi
nhớ, xâu chuỗi những điều có sự liên quan để vận dụng xử lý vấn đề một cách tốt
nhất và nhanh chóng.
b) Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát
Vai trò của kỹ năng quan sát đối với con người là rất quan trọng, nó đặc biệt giúp ích
nhiều cho chúng ta trong công việc. Khi quan sát, chúng ta không chỉ sử dụng mỗi đôi
mắt mà còn vận dụng tất cả các giác quan sẵn có để nhìn nhận, đánh giá những gì
chúng ta thấy và trải nhiệm. “Quan sát” và “nhìn” là 2 khái niệm khác nhau, cũng
giống như trong tiếng Anh chúng ta có 2 khái niệm rạch ròi là “observe” và “see” vậy.
“Nhìn” là một hành động thụ động còn “quan sát” là hành động chủ động và có mục
đích rõ ràng. Ví dụ, bạn nhìn những hàng cây ven đường hay những chú chim bay trên
bầu trời nhưng bạn không đi sâu vào phân tích chúng hay để não bộ ghi lại những
thông tin về chúng để về sau có thể sử dụng.
Ngược lại, khi bạn quan sát cách đồng nghiệp làm việc, cách sếp giao tiếp
với đối tác chẳng hạn… thì điều đó đồng nghĩa rằng bạn chủ động quan sát những
người đó và hành động mà họ làm. Bạn theo dõi họ, phân tích thật kỹ những gì họ làm
để ghi lại những thông tin quan trọng vào bộ não của mình và về sau lấy ra sử dụng
khi cần.

Việc rèn luyện cho não khả năng quan sát giúp con người học hỏi và ghi nhớ
nhiều hơn về con người, địa điểm, sự kiện và những chuyện xảy ra xung quanh mình
để nhận ra những điều cần học hỏi hoặc cần tránh. Nghiêm túc đánh giá quan sát của
mình giúp mỗi chúng ta hiểu rõ sự việc, từ đó đưa ra những quyết định thấu đáo hơn,
đồng thời giải quyết mọi vấn đề hiệu quả hơn.
Quan sát góp phần nâng cao kỹ năng làm việc, giao tiếp và chiêm nghiệm cuộc
sống, cũng như cải thiện cách tương tác với mọi người và môi trường xung quanh.
Bộ não của chúng ta không nhìn thấy mọi thứ. Chúng ta tập trung vào những
thứ cụ thể, sau đó chắt lọc và tự suy luận đưa thông tin thêm. 
Cho dù chúng ta đang bắt đầu một công việc mới, khám phá một sở thích mới
hoặc chỉ đang cố gắng mở rộng bộ kỹ năng của mình, chúng ta cũng cần để cho não bộ
tập trung chú ý đến những gì quan trọng tại thời điểm đó, điều này cũng cần một nỗ
lực nhất định.
c) Các phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát
* Học cách quan sát mọi người tốt hơn
pg. 29X
Đối tượng vô tri là một chuyện, nhưng quan sát và hiểu con người là một bộ môn khoa
học và nghệ thuật giao tiếp. Hầu hết chúng ta đều khá giỏi trong việc quan sát trong
các tình huống căng thẳng cao độ, cho dù đó là trong một cuộc chiến, một cuộc hẹn hò
đầu tiên hay một cuộc phỏng vấn xin việc, nhưng chúng ta buông lơi trong các tương
tác hàng ngày.
Tiềm thức của chúng ta luôn hoạt động để bảo vệ mình, nhưng chúng ta phải sẵn sàng
quan sát và nhận ra những gì mình cảm nhận được.
Chúng ta đã nói rất nhiều về việc đọc ngôn ngữ cơ thể, phát hiện những lời nói dối và
đọc biểu cảm. Đó là tất cả tuyệt vời, nhưng tất cả chúng cũng đòi hỏi hành động quan
sát tổng quát hơn. Tất nhiên chúng ta nên chú ý đến một cuộc trò chuyện, nhưng cũng
đáng để theo dõi cẩn thận mọi thứ khác đang diễn ra. Đó không chỉ là việc giữ an toàn
cho bản thân hoặc phát hiện sự mâu thuẫn. Khi quan sát mọi người và chú ý, chúng ta
sẽ nhận thấy tất cả những điều mới về người đối diện.
* Lưu giữ hình ảnh 
Quan sát là điều tuyệt vời và khi làm điều đó càng nhiều, chúng ta sẽ càng nhận
được nhiều hơn. Nhưng nó sẽ hữu ích hơn nhiều khi chúng ta có thể chọn ra các mẫu.
Các đoạn quan sát nhỏ rất hữu ích, nhưng chúng sẽ không hữu ích cho những nỗ lực
sáng tạo hoặc trí tuệ nếu không có cái nhìn rộng hơn về cách thế giới hoạt động.
Phát hiện các mẫu và kết hợp điều đó với kinh nghiệm là những gì cho phép
chúng ta dự đoán những gì xảy ra tiếp theo. Càng quan sát thế giới và con người,
chúng ta càng trở nên hiểu biết hơn trong việc phát hiện các mô hình. Sau đó, chúng ta
trở nên tốt hơn trong việc dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo hoặc quyết định thực
hiện các điều quan trọng trong cuộc sống.
Ví dụ, bất cứ khi nào ai đó nói về việc đọc ngôn ngữ cơ thể, họ sẽ chỉ ra rằng đó
không phải là một thứ phổ quát. Chúng ta phải quan sát ai đó một lúc, tìm ra những
câu chuyện riêng lẻ của họ, sau đó đưa ra một giả định dựa trên điều đó. Điều tương tự
cũng xảy ra với bất cứ điều gì chúng ta nhìn thấy trên thế giới. Quan sát chỉ là bước
đầu tiên cho đến khi chúng ta bắt đầu ghép tất cả những thứ đó lại với nhau thành một
thứ gì đó lớn hơn. Càng quan sát, chúng ta càng hỏi tại sao, và khí đó chúng ta càng đi
tìm câu trả lời, từ đó chúng ta mỗi ngày một biết thêm về các kiến thức mà chúng ta
mong muốn. 

3.2.3.1. Kỹ năng phân tích vấn đề

a. Khái niệm

Theo như ông Richards J. Heuer Jr. là một cựu thành viên xuất sắc của CIA
Mỹ, ông cho hay: Đối với kỹ năng phân tích thì đây là một kỹ năng bắt buộc đòi hỏi
trong nghề mộc hoặc lái xe. Có được kỹ năng này là nhờ quá trình dạy và học, nhưng

pg. 30X
nếu như muốn cải thiện tốt hơn về kỹ năng phân tích vấn đề thì bắt buộc phải thông
qua quá trình thực hành. Tuy vậy, kỹ năng phân tích vấn đề sẽ không giống như các kỹ
năng khác là được đào tạo tại trường lớp thông qua những tiết học lý thuyết. Ở đây,
cùng với toàn bộ các kĩ năng phân tích được các vấn đề và lĩnh vực trong cuộc sống thì
cần phải được lĩnh hội và thông qua rất là nhiều quá trình thực hành thì mới có thể làm
được.  
Cùng với khái niệm kĩ năng phân tích vấn đề này thì, đây chắc hẳn sẽ được coi
là một trong những KN quan trọng nhất của con người mà chúng ít khi được được dạy
ở trường lớp, bắt buộc phải học qua trường đời. Kỹ năng phân tích vấn đề bao gồm:
Tư duy về trực quan, tư duy phản biện và khả năng thu thập cũng như xử lý thông tin.
- Tư duy trực quan: Tư duy trực quan sẽ là một tư duy mà gắn với trí tuệ và
sáng tạo của con người, với sáng tạo và tư duy là một khả năng có thể dự đoán được
các kết quả có thể xảy ra đối với từng chiến lược và hành động của mình. Đối với một
lĩnh vực chuyên nghiệp nào đó thì tư duy trực quan sẽ có liên quan đến phân tích hầu
hết các dữ liệu thông qua các kiểu  minh họa như: Đồ thị, biểu đồ và các danh sách chi
tiết khác…
- Tư duy phản biện: Đối với tư duy phản biện của mỗi người thì có thể được
đánh giá và thông qua tính nhất quán của họ trong việc đưa ra các quyết định hợp lý.
Chắc chắn là thật sự có liên kết và mối liên kết nào đó đến khả năng đánh giá phần
thông tin của bản thân và đưa ra một kết luận mà không bị bất cứ cảm xúc nào chi
phối.
b. Tầm quan trọng của kỹ năng phân tích vấn đề

Kỹ năng phân tích là rất quan trọng vì nó giúp bạn tìm giải pháp cho các vấn đề
và đưa ra quyết định về hướng triển khai tiếp theo. Nhưng việc hiểu được các vấn đề
và phân tích tình huống để tìm ra cách giải quyết chung cho mọi người mà ai cũng
đồng ý thì cần phải có cả khả năng thuyết phục. Giống như kỹ năng phân tích thì kỹ
năng thuyết phục cũng là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ công việc nào cũng cần
đến. Phát triển kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn cải thiện được hiệu quả công việc để
hoàn thành mục tiêu của công ty cũng như các mục tiêu trong sự nghiệp của bản thân.

Học hỏi kỹ năng phân tích có thể xem xét ngay các công việc của nhân viên
phân tích đầu tư dự án, chuyên viên phân tích rủi ro, nhân viên phân tích dữ liệu,...
Tuy tư duy phân tích thì chỉ là một kỹ năng mềm nhưng công việc phân tích lại yêu

pg. 31X
cầu bạn phải có các kỹ năng chuyên môn liên quan, đặc biệt là khi bạn làm việc cho
các công việc yêu cầu kiến thức kỹ thuật cần thiết như điều dưỡng, kỹ thuật hoặc
nghiên cứu khoa học.

Kỹ năng phân tích vấn đề là một kỹ năng sống đem đến một thế mạnh lớn và có
thể nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong tất cả các công việc làm cũng như trong cuộc sống
đời thường. Nếu như áp dụng vào trong công việc thì đây sẽ là một kỹ năng mềm (soft
skills) để giúp chúng ta quản lý cũng như thực hiện dự án đã đề ra từ trước, lên ý
tưởng cho chính mình, cho bài báo cáo hoặc là sẽ giải quyết một vấn đề nào đó một
cách thật hiệu quả nhất, cùng với các kỹ năng khác như kỹ năng giám sát và quản lý
sản xuất, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quan sát, kỹ năng giao tiếp,...
Kỹ năng phân tích vấn đề vô cùng quan trọng trong:
- Thu thấp tất cả các dữ liệu thông tin và báo cáo
- Giải quyết triệt để các vấn đề phức tạp
- Chốt và đưa ra những quyết định quan trọng
- Tóm tắt các dữ liệu để thống kê
- Xác định xu hướng mà mình muốn theo
- Hợp lý các quy trình có trong công việc
- Thực hiện dự án đề ra một cách có hiệu quả
c. Phương pháp nâng cao kỹ năng phân tích vấn đề
-  Luôn bắt đầu phương pháp đọc chủ động, và đọc càng nhiều sách càng tốt:
Mặc dù việc này không đơn giản, nhưng chúng ta thự hiện được sẽ thấy rất hữu ích
trong phương pháp này. Bằng cách đặt câu hỏi về những gì chúng ta tìm hiểu khi đọc,
đó chính là đang tiến hành thúc đẩy não bộ của mình suy nghĩ tư duy hơn. Một kỹ
thuật hữu ích khác là đặt ra câu hỏi và so sánh quan điểm của người viết với những suy
nghĩ của riêng mình. Ghi chú lại những ý tưởng, suy nghĩ mới, những kết quả, thành
tích mà bạn đạt được sau khi đọc. Phương pháp đọc chủ động này sẽ khuyến khích trí
não được mở mang, cũng như cho phép bạn tư duy theo những cách hoàn toàn mới.
- Hãy bước ra ngoài và đi dạo một vòng: Đây cũng là một hoạt động đơn giản
giúp cải thiện kỹ năng phân tích. Chúng ta cũng phải đặt trí óc của mình vào thế chủ
động bằng cách quan sát những gì bạn nhìn thấy xung quanh một cách thật cẩn thận, đi
vào chi tiết. Cố gắng sử dụng càng nhiều giác quan càng tốt và đặt câu hỏi với những

pg. 32X
gì đang diễn ra. Chúng ta nghĩ mình có thể nhớ được bao nhiêu thông tin? Cố gắng ghi
nhớ những gì quan sát và viết lại chúng vào ngay sau đó, càng sớm càng tốt.
- Thực hành kỹ năng toán học: Sudoku và những trò chơi mang tính phân tích
logic là những cách thức đơn giản, thú vị để thực hành kỹ năng mềm này.
- Thêm những trò chơi đòi hỏi tư duy cao vào danh sách sở thích: Cờ vua, Cờ
thỏ cáo, bài Bridge và những loại game mang tính chất cải thiện trí óc với những bước
di chuyển đầy chiến lược là cách thú vị để nâng cao kỹ năng phân tích. Ngoài ra, truy
tìm kho báu và đố vui cũng là những trò chơi rất hữu ích mà bạn có thể đưa vào danh
sách sở thích của mình. Điều thú vị là tất cả loại trò chơi này đều mang tính tiêu khiển,
giải trí, không đòi hỏi bạn phải mất quá nhiều công sức để thực hiện, và giúp mang lại
niềm vui cho cả gia đình bởi tính gắn kết tuyệt vời của nó.
- Xây dựng những cuộc trò chuyện: Khi trò chuyện với ai đó, hãy đặt cho người
đối diện những câu hỏi và cố gắng học những điều mới mẻ từ họ như làm thế nào để
đối mặt với căng thẳng, hoặc làm thế nào để họ phát triển sự nghiệp thành công hay
triết lý làm cha mẹ của họ là gì. Việc đặt câu hỏi là rất cần thiết để giữ cho bạn luôn
tham gia vào câu chuyện. Có thể phát triển song song các kỹ năng mềm là kỹ năng
phân tích và kỹ năng giao tiếp.
Phát triển các kĩ năng phân tích vấn đề bằng phương phương pháp SWOT
(SWOT viết tắt từ các chữ cái đầu tiên của các từ sau: Strengths: Các điểm mạnh,
Weaknesses: Các điểm yếu, Opportunities: Các cơ hội, Threats: Các đe dọa, mối nguy)
Khi sử dụng kỹ thuật SWOT này, chúng ta sẽ vẽ ra trên một tờ giấy hoặc trên
một chiếc bảng 4 khu vực được phân chia thành các mục S, W, O, T. Sau đó dùng kỹ
thuật động não (brainstorming) để ghi các ý kiến hoặc nhận xét chủ quan của cá nhân
hay nhóm vào các khu vực tương ứng.
Nói về kỹ thuật phân tích SWOT sẽ được phép sử dụng một cách rộng rãi hơn
trong lĩnh vực kinh doanh để phân tích được tình hình trong công ty, nghiên cứu được
về các đối thủ cạnh tranh… Tuy là vậy, nhưng hiện nay thì kỹ thuật này vẫn sẽ được
sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau ngoài kinh doanh như: Giáo dục, phát
triển cá nhân…
SWOT cũng có thể sẽ được dùng cho cá nhân, một tổ chức hay bất kì một nhóm
hoạt động nào đó. Và chúng ta có thể dùng giấy viết hoặc bảng… Một cách dùng nữa
đó chính là chúng ta có thể dùng các tờ giấy nhớ để phân phát cho từng thành viên

pg. 33X
trong nhóm. Mỗi một thành viên trong nhóm sẽ viết các thông tin của mình vào giấy
sau đó dính lại lên bảng.
Trong công việc biên soạn và hình thành ra các dự thảo chiến lược để phát triển
giáo dục vào khoảng năm 2010 – 2022 của bộ GD và ĐT của chúng ta cũng đã từng sử
dụng đến kỹ thuật và phương pháp này.
Tư duy linh hoạt với SWOT
Sau khi đã nắm vững được các kỹ năng phân tích vấn đề này, chúng ta vẫn cần
phải quay lại để nhìn ra thêm một tầm nhìn mới trong kỹ thuật SWOT.
Với việc phân chia ra các yếu tố thành điểm mạnh và điểm yếu, có cơ hội và
cùng với đó là các mối nguy không cần thiết là một sự phân chia được cho là rất cứng
nhắc. Chúng ta không nên để cho một cái nhìn cứng nhắc về Cơ Hội và mối nguy. Vì
một phần đó là “cơ hội có thể thành mối nguy” và nếu vậy thì cũng có thể ngược lại
“mối nguy sẽ trở thành cơ hội” đúng như với cụm từ là “nguy cơ” (trong cái rủi sẽ có
cái may)
Ta có thể lấy một ví dụ như sau:
- Đứng trước một nguy cơ đó là học sinh trong trường có kết quả thi kém, như
vậy thì chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lại những lý do nào tồn tại các phương hướng giải
quyết ở trong tương lai.
- Đứng trước nguy cơ nhà trường sẽ mở rộng thêm về mặt nhân sự, tổ chức và
cơ sở vật chất… như vậy thì chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ về tài chính, bộ máy
nhân sự sẽ lại thêm cồng kềnh, và công việc cũng thêm rắc rối, không rõ ràng, chồng
chéo…
Nhìn lại như vậy thì có thể thấy giữa nguy cơ và cơ hội luôn là một quá trình,
một sự chuyển biến qua lại và có liên quan đến nhau, cá nhân trong chúng ta hoặc một
tổ chức của chúng ta phải được nhìn thấy điều như vậy để có thể tìm thấy một sự cân
bằng hoặc phải chấp nhận các thách thức khi đưa ra quyết định.
Và trong cuộc sống của chính cá nhân chúng ta, nó chứa đựng một sự vận động
không ngừng kéo theo đó con người phải vận động khéo léo theo dòng chảy ấy với
một tư duy linh hoạt và tầm nhìn sắc sảo để không rơi vào bất cứ thái cực nào.
Một ví dụ cụ thể
Với một công ty tư vấn mới được thành lập thì có thể hãy lập một kế hoạch ma
trận theo SWOT như sau:

pg. 34X
Điểm mạnh:
- Có thể là ta sẽ phản ứng được lại nhanh mà không cần phải đào tạo chuyên
sâu hơn
- Có thể ta sẽ chăm sóc chu đáo với khách hàng, với một mức công việc sơ khơi
do công ty mới bắt đầu như mới thành lập hiện nay thì ta sẽ có nhiều thời gian để quan
tâm hơn đến khách hàng.
- Chúng ta cũng sẽ có thể thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt nếu thấy
các chương trình quảng cáo và PR của ta không có hiệu quả.
Điểm yếu:
- Tất nhiên trong thời kì đầu mới hình thành thì công ty sẽ chưa có thị trường và
danh tiếng
- Ta có ít đội ngũ nhân viên với những kiến thức thật hạn hẹp trong nhiều lĩnh
vực
- Và tất nhiên là ta sẽ không thể tránh khỏi việc những người chủ chốt gặp các
điều phiền toái như bệnh tật hoặc rất có thể sẽ là bỏ việc.
Cơ hội:
- Đất nước ta với ngành kinh doanh đang cực kì mở rộng với nhiều khả năng sẽ
được dẫn tới thành công
- Có thể hi vọng đối thủ cạnh tranh của chúng ta sẽ chậm chạp hơn trong công
việc và tiếp thu những cái mới.
Tóm lại, việc kết hợp nhóm kỹ năng quan sát, phân tích, đúc kết hết sức quan
trọng, giúp cho chúng ta nhìn nhận vấn đề, con người và thế giới xung quanh được đa
chiều hơn thông qua việc chúng ta quan sát, việc chúng ta phân tích, từ đó kết luận và
đúc kết theo suy nghĩ và hiểu biết của chúng ta. Con người sẽ trở nên hời hợt và không
sâu sắc nếu chỉ một mọi thứ một cách qua loa, đại khái và thiếu chính kiến, điều này
sẽ dẫn đến những kết quả công việc cũng như cuộc sống không được như ý. Việc tạo
thói quen cũng như xây dựng văn hóa làm việc đòi hỏi sinh viên và thành viên của các
tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp càng phải được quan tâm và chú trọng. Chúng ta
không thể đưa ra một quan điểm, một quyết định nếu chúng ta chưa có cái nhìn đa
chiều một cách sâu sắc, và điều đó sẽ dẫn đến kết quả khôn lường, ảnh hưởng nhiều
đến công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi người. Với nhóm kỹ này, mỗi chúng
ta sẽ biết rõ hơn về bản thân mình, về xã hội, về thế giới quan từ đó hoàn thiện mình

pg. 35X
mỗi ngày để trưởng thành hơn, sống có ỹ nghĩa hơn. Từ đó chúng ta biết rõ các kỹ
năng nào phù hợp với bản thân, phù hợp với công việc để tự học hoàn thiện hơn, đáp
ứng mục tiêu cuộc sống mà mĩnh đã lựa chọn.
Trong 4 năm học đại học, là cơ hội tốt nhất cho sinh viên tạo lập thói quen này.
Cấp học đại học gồm rất nhiều mối quan hệ liên đới với nhau như thầy, cô, bạn bè,
học tập và nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khóa và chính khóa, lý thuyết và
thực hàng, đoàn thể, môi trường học tập cũng như cuộc sống mới mẻ, tâm lý lứa tuổi
sang một giai đoạn mới như sự tự lập, sự khẳng đình…, tất cả những điều đó sẽ tạo cơ
hội rất sinh viên thực hành kỹ năng quan sát, phân tíc và đúc kết ra những bài học cho
riêng mình.

3.2.4. Các kỹ năng khác

Sau khi nắm rõ 3 nhóm kỹ năng: Kỹ năng phát triển bản thân; kỹ năng tự học,
kỹ năng quan sát, phân tích, đúc kết, sinh viên cần xác định tiếp tục con đường hoàn
thiện kỹ năng cần thiết, phù hợp mục tiêu công việc cũng như cuộc sống của mỗi
người. Trong thực tế tất cả kỹ năng đều quan trọng nhưng không phải quan trọng với
tất cả sinh viên. Mỗi sinh viên đều có năng lực, sở trường, tính cách và mục tiêu công
khác nhau vì vậy đòi hỏi phát triển các kỹ năng cũng khác nhau, việc lựa phát triển kỹ
năng nào cho đúng, cần thiết với mỗi người là một quá trình trải nghiệm thực tế để lựa
chọn.

Sau đây là tổng quan một số kỹ năng khác mà sinh viên cần hoàn thiện theo
yêu cầu thực tế của mỗi sinh viên.

3.2.4.1. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được
phát sinh từ nhu cầu hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến
lược tương tác thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác.
* Bản chất của giao tiếp
Bản chất của giao tiếp là sự tương tác tâm lí, là quá trình trao đổi thông tin giữa người
nhận và người gửi.
* Chức năng của giao tiếp
- Chức năng thông tin
- Chức năng tiếp xúc
- Chức năng kích thích
- Chức năng định vị
- Chức năng hiểu biết

pg. 36X
- Tạo động cơ
- Hình thành các mối quan hệ
- Chức năng gây ảnh hưởng
* Mục tiêu trong giao tiếp
Giao tiếp có 4 mục tiêu sau : 
- Chuyển tải được những thông điệp.

- Giúp người nhận hiểu những dự định của người phát tin.

- Nhận được sự phản hồi từ người nhận.

- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nhận.

* Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả cuộc giao tiếp chính là phi ngôn ngữ.

- Giọng nói

- Dáng điệu và cử chỉ

- Trang phục

- Nét mặt

- Ánh Mắt

- Nụ cười

- Tay

- Động chạm

- Khoảng cách

- Cử động tay...

Khi nói chuyện với người khác, việc nhìn thẳng vào mắt họ thể hiện sự tôn
trọng, đó là phép lịch sự tối thiểu. Có đôi khi chúng ta không cần nói gì, chỉ cần nhìn
vào ánh mắt là có thể hiểu thông điệp mà người khác truyền tải. Tình bạn, tình yêu, hy
vọng, vui , buồn,… chúng ta có thể thấy được tất cả qua “cửa sổ tâm hồn” ấy.

Một số điều nên tránh khi sử dụng tay trong giao tiếp:

- Khoanh tay: tạo sự xa cách, phòng thủ. Tâm lý học phân tích rằng con người
luôn có xu hướng tự bảo vệ mình với các tác động xấu bên ngoài. Một người khoanh
tay nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét.

pg. 37X
- Cho tay vào túi quần: Mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hoà nhập (đàn ông
hay mắc phải).

- Trỏ tay: Không ai thích bị trỏ tay vào mặt vì vậy khi thuyết trình chúng ta
cũng không nên chỉ tay vào thính giả.

- Cầm bút hay que chỉ: Tránh vì khi cầm bút trên tay, bàn tay của ta sẽ không
thể vung linh hoạt tự nhiên được. Hơn nữa, cầm đồ vật trên tay ta cũng sẽ rất dễ vung
nó theo đà tay vung.

- Tay là bộ phận linh hoạt nhất, thể hiện nhiều thông điệp vô hình nhất, do đó,
các động tác về tay phải được tập rất kỹ. Trong nền văn hoá Á đông chúng ta, khi nói
ít vung tay. Nếu vung tay nhiều thường bị coi là không khiếm tốn, không lễ phép. Tuy
nhiên, ngày nay khi hội nhập quốc tế, chúng ta cũng phải thay đổi cho phù hợp

* Dưới đây là 20 lời khuyên rút ra từ cuộc khảo sát trên Wall Street Jounal của
hơn 2000 nhà tuyển dụng

- Đừng phàn nàn: 80% những người phải nghe bạn phàn nàn sẽ không quan
tâm bạn nói gì. Như vậy, phàn nàn chẳng đem lại lợi lộc gì. Đừng phản ứng tiêu cực
trước mỗi khó khăn, tốt nhất hãy tìm cách giải quyết vấn đề.

- Cười thật nhiều: Luôn tươi cười trong giao tiếp sẽ tạo được niềm tin với đối
tác và bạn cũng sẽ nhận được thái độ tươi cười đáp lại của đối tác.

- Hãy lắng nghe thật sự và chân tình: Trong giao tiếp, nếu đối tác phát hiện bạn
đang giả vờ lắng nghe họ, mọi nỗ lực của bạn trong trao đổi với người đó sẽ thất bại.

- Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng: Nếu bạn tỏ ra quý họ, cho họ thấy họ đáng
quý biết chừng nào thì họ sẽ rất thích hợp tác với bạn.

- Thể hiện lòng biết ơn của bạn: Hãy cho họ thấy rằng, nếu không có họ, bạn
khó có được thành công này.

- Hãy nói về sở thích của họ: Cái TÔI khiến mọi người thích nói về bản thân
mình. Vì vậy, để tạo sự thân thiện với đối tác trong giao tiếp, hãy hiểu và nói đến sở
thích của họ. Tuy nhiên, ngay cả khi nói về sở thích của họ, phải quan sát thái độ của
đối tác để có cách ứng xử cho phù hợp. Nếu thấy họ hưởng ứng nghĩa là bạn đã tạo
được sự thân thiện. Nếu họ không phản ứng thì có thể họ đang dè chừng hoặc họ khó
tính, chỉ muốn nói đến công việc, đó là lúc bạn nên dừng việc nói về sở thích của họ.
pg. 38X
- Hãy ghi nhớ từng cái tên: Cái tên của đối tác là từ ngữ ngọt ngào nhất mà
người ta muốn nghe khi bạn nói chuyện với họ. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay bằng
những từ ngọt ngào khác: “Chào anh, may mà có anh đã giúp tôi hoàn thành công việc
đó,…”.

- Hy sinh vì người khác: Hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích của người khác là
cách để họ nhớ đến bạn và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Hãy tốt bụng
và nhiệt tình với người khác trước, đừng chờ đợi người khác làm điều tốt với mình
trước.

- Dùng những câu bông đùa làm giảm giá trị bản thân: Đừng ngại tự chọc quê
mình. Trong một thế giới mọi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông
đùa tự làm giảm giá trị của bạn ngay tức khắc có thể khiến bạn trở nên thu hút. Chế
nhạo những khuyết điểm của mình là cách thừa nhận nó nhẹ nhàng nhất, nhưng lại
không làm người khác bị sốc. Sếp cũng chẳng mấy quan tâm tới những lời tự trào đó
của nhân viên.

- Tạo sự tương đồng: Nếu bạn và đối tác có những điểm tương đồng như cùng
quê, cùng có con nhỏ, cùng sở thích, cùng quan tâm tới chính trị,… Trong giao tiếp
nếu bạn biết sử dụng sự tương đồng đó, tự khắc mối quan hệ giữa hai người trở nên
khăng khít hơn, cuộc giao tiếp cũng nhờ thế sẽ trở lên tốt đẹp hơn.

- Tạo “sự thư giãn thân mật”: Khi cuộc nói chuyện có vẻ căng thẳng, có thể
mời họ một ly trà nóng, hoặc khéo léo gợi những câu chuyện vui vẻ, đó là cách để “hạ
hỏa” đối tác, giúp họ nhìn nhận bạn gần gũi hơn.

- Hãy nói về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác: Nhận
lỗi về mình trước là hành vi văn minh, dễ làm cho người khác tha thứ nhất.

- Đừng bảo thủ: Hầu hết mọi người hay mọi đối tác trong giao tiếp đều ghét
làm việc/ trao đổi với người luôn cho rằng ý kiến của mình là “tối cao”.

- Xin lỗi: “Tôi sai rồi; Tôi xin lỗi” hoặc “Hãy bỏ qua cho tôi nhé” là những câu
không quá khó nói. Không nên nợ ai một lời xin lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn là không
biết cách cư xử và không muốn hợp tác với bạn.

- Không nói chuyện phiếm khi bàn công việc: Đó là cách để bạn ngầm khẳng
định rằng: Tôi là một người chuyên nghiệp, làm ra làm, chơi ra chơi.

pg. 39X
- Đừng ngắt lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của
họ: Ngắt lời hoặc cắt đứt suy nghĩ của người khác trong giao tiếp sẽ làm họ tức giận.
Nếu bạn đã từng có hành vi đó, hãy đọc lại lời khuyên thứ 3 ở trên nhé.

- Không bao giờ nói “Bạn sai rồi”: Có nhiều cách để nói về lỗi của một người,
nhưng một câu phủ nhận thẳng thừng như vậy có thể sẽ làm hỏng cả cuộc giao tiếp.

- Đừng trò chuyện/ trao đổi khi đang giận: Lúc giận, hầu hết chúng ta khó làm
chủ được lời nói và khó trình bày được quan điểm của mình. Tương tự như vậy, đừng
đến gặp gỡ và làm phiền người khác khi họ đang không vui.

- Hãy tự kiểm tra thói quen: Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi nào khác,
bạn cần thường xuyên tự kiểm tra về cách bạn đối xử với người khác và tìm cách cải
thiện những điểm yếu của bạn. Đó là một cách để bạn ngày càng nâng cao hiệu quả
giao tiếp của mình.

- Tập luyện làm tốt những lời khuyên trên đây: Sẽ không có con đường tắt,
không có cách nào để những mẹo trên có thể tự nhiên đến với bạn. Chỉ có tập luyện để
làm tốt những lời khuyên trên thì bạn mới trở nên hoàn hảo trong giao tiếp.

3.2.4.2. Kỹ năng thích ứng trong học tập và cuộc sống

Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi sinh viên là sự tự ý thức phát triển
mạnh mẽ.

Thành phần quan trọng nhất để tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên
là năng lực tự đánh giá, thể hiện thái độ đối với bản thân. Sự tự đánh giá ấy ảnh hưởng
rất lớn tới hiệu quả của hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động học tập tại môi trường
và cuộc sống đại học.

Nhưng một điều cần lưu ý trong nhân cách của sinh viên trong giai đoạn này
chính là sự tự đánh giá còn mâu thuẫn và thậm chí thiếu thực tế. Chính từ sự so sánh
thiếu thực tế và cứng nhắc này đã làm sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ
nhất thiếu lòng tin ở bản thân, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của bản thân, trong
đó có hoạt động học tập.

Trong giai đoạn này, người sinh viên phải đối mặt với những khó khăn nhất
định cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự thay đổi của môi trường, sự thay đổi của phương

pg. 40X
thức hoạt động… đòi hỏi người sinh viên phải giải quyết hiệu quả để có thể học tập
tốt.

Kỹ năng thích ứng trong học tập

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân đều phải điều chỉnh chính mình cho
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống. Do vậy, kỹ năng thích ứng là vô cùng cần thiết
và là một kỹ năng sống không thể thiếu với cuộc đời mỗi người nói chung và nhất là
trong môi trường, điều kiện học tập mới ở bậc ĐH/CĐ của sinh viên năm 1 nói riêng.

Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập chính là khả năng ứng biến của sinh
viên vào các hoạt động học tập bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, các
thao tác phù hợp để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của mục đích, nhiệm vụ học tập.

Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên được thể hiện trên 3
bình diện:

* Về mặt nhận thức

Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên biểu hiện trong nhận
thức là:

- Hiểu, biết, nắm vững được mục đích của từng môn học

- Hiểu, biết, nắm vững nội dung học tập

- Hiểu, biết, nắm vững phương pháp học tập ở Đại học

- Nhận thức đầy đủ về các điều kiện học tập (mối quan hệ với thầy cô, bạn bè,
điều kiện, phương tiện học tập…)

- Nhận thức đầy đủ về những khó khăn có và sẽ có trong hoạt động học tập
* Về mặt thái độ

Kỹ năng thích ứng thể hiện trên bình diện thái độ là:

- Tích cực chủ động trong hoạt động học tập

- Hứng thú với môn học

- Quan tâm đến việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng – kỹ xảo

- Nghiêm túc trong hoạt động học tập

pg. 41X
- Chủ động hòa nhập với các điều kiện học tập (mối quan hệ bạn bè/thầy cô,
điều kiện/phương tiện học tập)

* Về mặt hành vi

Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập biểu hiện ở hành vi là:

-  Biết vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết những tình huống cụ thể

-  Giải quyết tốt những vấn đề khó khăn nảy sinh trong hoạt động học tập
(Chẳng hạn như: thiết lập các mối quan hệ với thầy cô/bạn bè/phòng đào tạo để hòa
nhập và hợp tác; luôn chủ động, tích cực để thích ứng với điều kiện “chưa sẵn sàng”.
Đó là: thay đổi tư duy của bản thân và có khả năng cải tạo những hoạt động học tập
phù hợp hơn…)

-  Hình thành được những kỹ năng cần thiết trong học tập như: Lên kế hoạch và
sắp xếp thời gian để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ học tập; hình thành được những tri
thức nghề nghiệp; vận dụng linh hoạt được các phương pháp học tập ở Đại học chính
là tự học, tự nghiên cứu…

* Kỹ năng hòa nhập và thích ứng của sinh viên năm nhất

Chia tay bạn bè, thầy cô cũ cấp 3, và thậm chí chia tay ba mẹ, rời khỏi nơi mình
đang sống để đi học Cao đẳng, Đại học ở một thành phố khác, tân sinh viên phải
đương đầu với nhiều thay đổi về tâm lý. Giai đoạn chuyển tiếp luôn luôn là những thời
điểm khó khăn nhất và gây nhiều sự lo sợ. 

- Hòa nhập và thích ứng với môi trường mới là một trong những vũ khí cần
thiết nhất đối sinh viên năm đầu. Hòa nhập và thích ứng là kỹ năng chủ động tìm hiểu
về môi trường mới, thiết lập quan hệ rộng rãi và tích cực tham gia họat động để trở
thành một nhân tố đắc lực. 

Nhiều sinh viên xa nhà trong năm đầu đại học vừa nhớ nhà vừa cảm thấy lạc
lõng, bỡ ngỡ giữa một môi trường xa lạ, dễ dàng rơi vào tình trạng chán nản, suy nghĩ
tiêu cực và thậm chí là muốn bỏ cuộc ngay khi cuộc hành trình vừa bắt đầu. Tầm quan
trọng của sự hòa nhập và thích ứng là khi có nó sinh viên tạo ra cho mình một môi
trường thoải mái và tinh thần lạc quan kích thích sự hiệu quả trong học tập.

- Hòa nhập và thích ứng trong suốt những năm đại học sẽ làm cho kinh nghiệm
đại học của bạn thêm phần ý nghĩa và đầy màu sắc khó quên. Một cô bé năm ba đại
pg. 42X
học khi được hỏi về những kỹ năng cần thiết mà em đã học trong những năm qua, tròn
xoe mắt nhìn và suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Kỹ năng gì nhỉ, em có học gì đâu, ý chị
là sự thông minh hay nhanh nhẹn ư?” Những hiện tượng như trên không phải là hiếm
thấy. Nhiều sinh viên đi học một cách thụ động chỉ đến lớp học rồi về nhà, muốn lấy
tấm bằng đại học để đi kiếm tiền nhưng kỹ năng sống và nhận thức còn rất non nớt.

Hòa nhập và thích ứng giúp sinh viên có cơ hội tham gia nhiều họat động thú
vị, rèn luyện những kỹ năng thiết thực khác, hoàn thiện bản thân và có được cuộc sống
đại học phong phú.

- Hòa nhập và thích ứng là vô cùng cần thiết vì sự học hỏi trong cuộc sống
không phải chỉ từ sách vở thầy cô mà còn cả từ bạn bè và những người xung quanh.
Bạn bè không chỉ là nguồn chỗ dựa tinh thần quý báu mà còn là nơi bạn có thể chia sẻ
kinh nghiệm và học hỏi nhiều điều mới trong một không khí thoải mái, gần gũi.

* Rèn luyện để thích ứng với thay đổi.

"Kẻ chiến thắng không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất - mà là kẻ thích
nghi nhanh nhất" - Charles Darwin
- Nhận biết được những yếu tố bị ảnh hưởng do sự thay đổi môi trường gây ra
- Kỹ năng xây dựng và thiết lập mối quan hệ
- Những thói quen tích cực để rèn luyện kỹ năng thích ứng
- Kỹ thuật điều chỉnh mình và xoay sở ứng phó để có thể thích nghi với môi trường
mới nhanh chóng
- Thay đổi tư duy của bản thân và có khả năng cải tạo những hoạt động học tập phù
hợp hơn
- Phương pháp quản lý, phân bổ thời gian và mục tiêu
- Thích ứng với văn hóa học đường và văn hóa doanh nghiệp
3.2.4.3. Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày, truyền đạt thông tin một cách rõ
ràng, thu hút và thuyết phục nhằm đạt mục tiêu đề ra.

* Các mục tiêu cơ bản của một bài thuyết trình tốt

- Không làm mất thời gian của người nghe

- Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây

- Cấu trúc tốt bài thuyết trình

- Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn

- Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn

pg. 43X
- Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe

* Cấu trúc một bài thuyết trình

a. Phần mở đầu

- Thu hút sự chú ý của ngưới nghe

- Tóm lược các nội dung liên quan

b. Phần chính với các nội dung

- Vấn đề cần giải quyết, yêu cầu công việc ...

- Ý tưởng và giải pháp

- Cung cấp bằng chứng

- Lợi ích khi áp dụng giải pháp

- Chương trình hành động/các việc làm cụ thể

c. Phần kết

- Tóm tắt

- Kết luận cuối cùng

* Phương pháp thuyết trình hiệu quả

- Thư giãn

Bạn không thể bắt đầu thuyết trình nếu lo lắng đến nỗi ướt đẫm mồ hôi hoặc nói
lắp bắp hay không thể nhìn thẳng được. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi ít nhất vài tiếng
trước khi thuyết trình, bạn cũng có thể uống trà hoặc đi dạo hay đơn giản là ngồi yên
tĩnh tại chỗ. Nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái, trước đó bạn cần phải chuẩn bị tốt.
Bạn sẽ khó lòng nào thư giãn nếu chỉ vừa hoàn thiện bài thuyết trình vài phút trước khi
trình bày. Hãy ghi nhớ rằng bạn càng thư giãn, bạn càng dễ kết nối với khán giả và
thuyết trình trôi chảy hơn.

- Toát ra sự tự tin

Một trong những phương pháp để cải thiện kỹ năng thuyết trình đó là chú ý rèn
luyện phong thái tự tin. Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng rất tốt, thậm chí ngay cả
trước khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn trông tự tin và tin tưởng vào những gì mình nói,
khán giả cũng sẽ có thể đặt sự tin tưởng vào bạn. Vì vậy, hãy có phong thái chững
pg. 44X
chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy bạn không hề sợ hãi
và hiểu rõ những gì mình nói. Thậm chí dù bạn không cảm thấy thực sự tự tin thì tỏ ra
cảm giác tự tin cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và dễ khiến người khác tin bạn hơn.

- Mở đầu ấn tượng

Nếu bạn thu hút được khán giả ngay từ đầu, họ sẽ có khả năng dõi theo bạn cho
đến hết bài thuyết trình. Bạn có thể bắt đầu bằng một câu chuyện gây sốc hoặc hài
hước hay giai thoại hấp dẫn và những trích dẫn truyền cảm hứng. Dù bạn bắt đầu như
thế nào, hãy chắc chắn là nó thuận lợi cho bài thuyết trình của bạn và không chỉ có giá
trị giải trí.

- Trình bày lưu loát

Đó là chía khóa giúp cải thiện bài thuyết trình của bạn. Hãy tập trung nói một
cách rõ ràng và chậm rãi, đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy bạn. Biểu hiện của bạn
cũng cần phù hợp với ngôn từ bạn sử dụng và mọi người sẽ có khả năng kết nối với
bạn và hiểu rõ nội dung hơn.

- Đi vào cụ thể

Nếu bạn muốn trình bày rõ quan điểm, bạn cần sử dụng những câu chuyện, giai
thoại, thống kê và sự kiện để hỗ trợ những ý tưởng của mình. Sử dụng những câu
chuyện là một cách tuyệt vời để tạo lập những kết nối giữa người với người và minh
họa những quan điểm một cách hiệu quả.

- Kết nối tự nhiên

Kết nối với khán giả thông qua cảm xúc của bạn. Không ai thích một diễn giả
nhàm chán. Vì thế hãy truyền tải thông điệp của bạn thông qua cử chỉ, biến đổi giọng
nói phù hợp như khi bạn nói chuyện một đối một, thể hiện khiếu hài hước và không
ngại thất bại. Quá trình kết nối tự nhiên, thoải mái cũng là một kỹ năng thuyết trình
được chú ý vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền đạt trong buổi thuyết trình.

- Nhắc lại những điểm quan trọng

Mặc dù tất cả nội dung trong bài thuyết trình của bạn đều quan trọng nhưng
chắc chắn bạn phải có một vài ý chính muốn truyền tải đến khán giả. Bạn có thể nhắc
lại với khán giả những điểm quan trọng bằng cách nhấn mạnh và lặp lại những điểm
đó. Điều đó giúp khán giả nhận thấy những điểm này quan trọng hơn nội dung khác.
pg. 45X
- Giải đáp thắc mắc

Để lại khoảng thời gian gần cuối để thực hiện mục giải đáp thắc mắc. Có phần
đặt câu hỏi và trả lời có thể giúp khán giả của bạn hiểu rõ thêm về nội dung bài thuyết
trình của bạn.

- Kết thúc ấn tượng

Kết thúc bài thuyết trình của mình một cách ấn tượng và chắc chắn. Đừng để
buổi thuyết trình của bạn giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán giả đang tỏ ra buồn
chán. Hãy đưa ra kết luận chắc chắn và tiếp tục gắn kết với khán giả trong khi nhấn
mạnh những điểm quan trọng nhất trong bài thuyết trình.

3.2.4.3. Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills).

Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay vai trò của kỹ năng làm việc
nhóm ngày càng trở nên quan trọng hơn, có tác dụng nâng cao hiệu quả công việc. Thể
hiện kỹ năng này cũng là một yêu cầu thiết yếu với những bạn trẻ đang tìm việc làm.
Bên cạnh đó, các trường học cũng đang áp dụng phương pháp học tập và làm việc
nhóm cho các em học sinh, sinh viên.
* Vai trò của kỹ năng làm việc nhóm
Điều đầu tiên khi nói tới khi nhắc tới vai trò của kỹ năng làm việc nhóm đó là giúp
giảm áp lực cho mỗi thành viên trong nhóm, giúp họ có cảm giác thoải mái, không bị
căng thẳng như khi phải làm việc một mình.
Làm việc theo nhóm sẽ tập trung được khả năng của nhiều người, giúp họ bổ sung  các
khiếm khuyết cho nhau để hoàn thành công việc tốt hơn.
Làm việc nhóm còn có nghĩa là cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau để phát
huy tốt nhất tiềm năng của từng người. Sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên sẽ tạo ra
được nhiều giá trị hơn so với việc tận dụng sức mạnh của từng người riêng lẻ mà thiếu
đi sự liên kết.
Một trong những lợi ích của làm việc nhóm lớn nhất mà ta không thể không nhắc tới
đó là nguồn cảm hứng và các ý tưởng sáng tạo được tạo ra từ kết quả của các cuộc
thảo luận nhóm. Từ đó cho thấy, tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm thể hiện
rất rõ ràng. Khi một ý tưởng hay được đưa ra từ một người thì đó vẫn là một viên ngọc
thô mang đậm tính cá nhân. Nhưng nếu có sự hợp tác của các thành viên còn lại cùng
nhau mài giũa, góp ý, chỉnh sửa thì kết quả cuối cùng mới là một viên ngọc sáng thật
sự.
* Các kỹ năng làm việc nhóm cần thiết
– Lắng nghe người khác
Khi đã cùng là thành viên của một nhóm bạn cần biết tôn trọng và lắng nghe ý
kiến của người khác. Bởi không ai hoàn hảo cả, những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ
có những thiếu sót, chúng ta nên lắng nghe ý kiến đóng góp để ý tưởng được hoàn
thiện hơn.

pg. 46X
– Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau

Trong cùng một nhóm các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong công
việc, nếu đồng đội của mình  gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Điều này
thể hiện rõ vai trò của kỹ năng làm việc nhóm trong việc gắn kết giữa các thành viên
trong nhóm với nhau.

Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn nhau, không nên nghĩ rằng mình
giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và xem thường các thành viên khác.

– Có trách nhiệm với công việc được giao

Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng có trách
nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người
chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành
nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể.

– Gắn kết

Hãy biết cách gắn kết lại với các thành viên khác trong nhóm nếu không bạn sẽ
thấy lẻ loi, đôi khi cảm thấy mình không được trọng dụng trong nhóm, nhưng đó chỉ là
do bạn tưởng tượng mà thôi. Hãy học cách sát lại với mọi người, chỉ có sự gắn kết mới
cho các bạn một nhóm hoàn hảo nhất. Bởi khi đó các thành viên sẽ cởi mở hơn trong
việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống.

– Vô tư, ngay thẳng

Khi làm việc nhóm bạn hãy bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, không chấp nhất
những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, trách va chạm, mâu thuẫn…  với
thành viên khác.

Nếu gặp tình huống thấy không hợp lý hãy thẳng thắn góp ý ngay. Nếu làm
được việc này chắc chắn bạn sẽ được các thành viên trong nhóm tin tưởng và nể trọng,
đồng thời góp phần xây dựng sự đoàn kết trong nhóm, tạo động lực để cả nhóm cùng
tiến lên.

3.3.2. Ứng dựng thực tế và đánh giá


3.3.2.1. Ứng dụng thực tế

pg. 47X
* Sinh viên cần có những phương pháp để rèn luyện kỹ năng phù hợp với bản thân
qua các các sau:

Cần tìm hiểu về kỹ năng mềm thông qua hoạt động tuyên truyền trên website của
Nhà trường, các kênh thông tin khác như fanpage kỹ năng mềm, bản tin của Đoàn
trường, các trang mạng xã hội tin cậy.

Tích cực rèn luyện, bổ sung, hoàn thiện những KN cần thiết cho mình. Ngoài việc
học trong sách vở, sinh viên có thể tham gia vào những câu lạc bộ phù hợp với thế
mạnh, nhu cầu của bản thân để nâng cao các kỹ năng mềm như: làm việc theo nhóm,
quản lí thời gian, thuyết trình, KN thích nghi và hội nhập.

Xây dựng hình thức và phương pháp rèn luyện học tập một cách khoa học, phù hợp
với điều kiện của bản thân. Mỗi một sinh viên cần có một bảng kế hoạch cá nhân
riêng, vạch ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, từ đó có kế hoạch để thu thập, hoàn thiện.
SV cần tự xây dựng hình ảnh riêng cho bản thân, sống có mục đích, mục tiêu rõ ràng.

Tìm việc làm thêm phù hợp với ngành nghề là một lợi thế để rèn luyện kỹ năng
mềm. Nếu bạn là một sinh viên ngành Tiếng Anh hãy bắt đầu với những công việc như
gia sư tiếng Anh cho các em nhỏ hay hướng dẫn viên vào những ngày cuối tuần. Nếu
bạn là một sinh viên thì bạn có thể làm thêm ở một quán café, bán hàng online, làm kế
toán bán hàng, phân xưởng, cơ sở sản xuất nhỏ... để nâng cao khả năng giao tiếp, KN
làm việc nhóm, KN quản lí thời gian và lập kế hoạch công việc.

Mỗi sinh viên cần chủ động thay đổi, hòa nhập. Sinh viên không có kỹ năng mềm
cần thiết hay kỹ năng mềm còn yếu là do sự thụ động, không hòa nhập và thu mình
vào thế giới an toàn của bản thân. Sinh viên phải thay đổi bản thân mình, hãy can đảm
bước ra ngoài cuộc sống sinh động, theo đó sẽ học thêm được rất nhiều kiến thức, mở
rộng thêm được những mối quan hệ, tăng thêm sự trưởng thành của bản thân và rèn
luyện được nhiều kỹ năng mềm hữu ích.

3.3.2.2. Đánh giá

Trong bất cứ lĩnh vực và công việc gì thì chúng ta luôn phải dành một thời gian
nhất định để tổng kết và đánh giá những kết quả đã đạt được, từ đó nhìn nhận những
mặt ưu điểm để tiếp tục phát huy, mặt nhược điểm để khắc phục.

pg. 48X
Rèn luyện bản thân để hoàn thiện các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm là một hành
trình suốt đời, do vậy chúng việc đánh giá qua mỗi một giai đoạn cuộc đời hay cụ thể
là cho mỗi một nhiệm vụ cộng việc là cực kỳ quan trọng, giúp chúng ta trưởng thành
để đáp ứng đúng, phù hợp với mục tiêu công việc cũng như trong cuộc sống.

Để việc đánh giá quá trình phát triển bản thân hiệu quả, sinh viên nắm rõ các nội
dung sau:

- Luôn nhìn vào mục tiêu cuộc sống thông qua mục đích công viên mà mình đã đặt
ra.

- Biết rõ năng lực, sở trường, đam mê, sở đoảng và giá trị sống của mình

- Lựa chọn các kỹ năng phù hợp nhất với bản thân và công việc

- Tự học, tự quan sát đa chiều về các môi trường xung quanh như thầy cô, bạn bè,
xã hội… từ đó rút ra những bài học cho mình

- Kiểm điểm lại chặt đường đã qua của mình theo các giai đoạn lứa tuổi, giai đoạn
học tập, các đầu việc đã làm, các mối quan hệ đã gặp…từ đó đúc kết những kỹ năng
nào cần phải học và rèn luyện thêm mỗi ngày.

Bài tập thực hành

Thực hành 1: Dựa vào năng lực, sở trường, đam mê phù hợp với mục tiêu công việc
tương lai của bản thân, sinh viên xây dựng kế hoạch phát triển bản thân gắn với công
việc, đáp ứng tốt nhất nhất có thể của chính công việc đó và sự công nhận của xã hội.
- Sản phẩm thực hành:
+ 01 bản kế hoạch được xây dựng cụ thể và chi tiết gồm các nôi dung: 1. Nội dung về
bản thân (năng lực, sở trường, đam mê). 2. Nội dung về yêu cầu các kỹ năng cần thiết
đối công việc (việc mà bạn đã chọn). 3. Yêu cầu của xã hội đối với sự phát triển của
bản thân ứng với công việc (tâm, tài, tầm).
- Dựng 01 video clip (khoảng 10 phút) về công việc thực tế để chứng minh việc cần
thiết phải phát bản thân, từ đó khẳng định việc xây dựng kế hoạch phát triển thân là
hoàn toàn thực tế và có tính ứng dụng.
Thực hành 2: Căn cứ vào việc cần thiết phải phát phát triển bản thân, sinh viên phải
xây dựng kế hoạch tự học của mình để có kiến thức, kỹ năng và thái độ tốt, đáp ứng

pg. 49X
công việc cũng như cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước
(theo phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức và nghị lực).
- Sản phẩm thực hành: Dựng một clip về các phương pháp phát triển kỹ năng tự học
thực tế mà sinh viên đã thực hiện, đáp ứng tốt cho phát triển bản thân trong 4 năm học
đại học nói riêng và cho cuộc sống sau này nói chung (chứng minh kỹ năng tự học là
kỹ năng vua).
Thực hành 3: Chọn một bộ phim ngắn/ câu chuyện/ bài viết/tấm gương sáng (về công
việc hoặc về đạo đức hoặc về ý chí nghị lực) để sử dụng kỹ năng quan sát, phân tích
và đúc kết theo 3 bước (bước 1: Quan sát và nắm ý chính: bước 2: Viết ý chính; bước
3: Đức kết thành bản học cho bản thân; Bước 4: Tóm tắt thành công thức riêng).

Tài liệu tham khảo

1. Phương pháp học tập thông minh, Richard Guare, Peg Dawson, (Đỗ Minh Hường
dịch, 2019), NXB Lao động
2. Tôi tự học, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, (tái bản 2021), NXB Trẻ
3. Khởi Hành - Lời Khuyên Sinh Viên Việt Nam (2019); John Vũ; NXB Tổng hợp TP
HCM
4. Những giá trị sống cho tuổi trẻ (2000), An Education Programe, Inc, First News
5. Minh triết Hồ Chí Minh về giáo dục (2015), Đặng Quốc Bảo (chủ biên), Phạm Minh
Giản, Phan Hồng Phúc, NXB Giáo dục Việt Nam
6. Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống (2020), sách dịch, J.Krishnamurti, NXB Hồng Đức.
7. Đúng việc (tái bản 2018), Giản Tư Trung, Nhà Xuất Bản Tri thức
8. Tư duy triệu phú (2016), sách biên dịch, First New.
9. Đi tìm ý nghĩa cuộc sống (2011), sách biên dịch, Ernie Carwile, NXB Hồ Chí Minh
10. Adam Khoo (2010), Tôi tài giỏi - Bạn cũng thế, NXB Phụ Nữ.
11. Đặng Quốc Bảo (2009), Nền giáo dục phát triển nhân văn và trường học thân
thiện, Quan điểm và giải pháp, Tài liệu giảng dạy cho học viên cao học Quản
lý giáo dục.
12. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề giáo dục Kỹ năng sống,
NXB Đại học sư phạm.
13. Diane Tillman (2009), Những giá trị sống cho tuổi trẻ, NXB Tổng hợp TP. HCM.
14. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.

pg. 50X
15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương
Liên (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học
phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Huỳnh Văn Sơn (2009), Bạn trẻ và kỹ năng sống, NXB Lao động - Xã hội..
17.http://www.dest.gov.au/NR/rdonlvres/4E332FD9-B268-443D-866C-
621D02265C3A/2212/fìnal report.pdf
18. http://www.acci.asn.au/text_files/issues_papers/Employ_Educ/ee2 l.pdf

pg. 51X
PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Lòng biết ơn
Bài 1:
Chuyện kể rằng ông Stevens sống ở một thành phố của Mỹ đã làm lập
trình viên cho một công ty phần mềm được 8 năm. Ông những tưởng rằng mình
sẽ làm ở công ty này đến khi về hưu và kết thúc sự nghiệp. Nhưng bỗng nhiên
công ty phá sản.
Đứa con thứ ba của Stevens lại vừa mới chào đời, cho nên ông phải tìm
việc khác ngay lập tức. Thế mà sau một tháng tìm kiếm, ông vẫn chưa thể tìm
được một công việc. Ông không còn kỹ năng nào khác ngoài lập trình.
Cuối cùng, ông đọc trên báo thấy một công ty phần mềm đang tuyển lập
trình viên. Nhiều người đã ứng tuyển vào cùng vị trí đó và mức độ cạnh tranh rất
gay gắt.
Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên, một tuần sau công ty yêu cầu
ông làm một bài kiểm tra viết. Bằng kiến thức chuyên môn uyên bác của mình,
ông đã vượt qua kỳ thi viết một cách dễ dàng. Hai ngày sau, ông được hẹn đến
một cuộc phỏng vấn nữa.
Ông rất tự tin khi bước vào buổi phỏng vấn và nghĩ rằng mình sẽ vượt qua
vì ông là một lập trình viên rất xuất sắc. Thế nhưng trong suốt buổi hôm ấy,
người phỏng vấn không hề hỏi ông một câu hỏi kỹ thuật nào.
Thay vào đó, họ hỏi xem ông nghĩ rằng nền công nghiệp phần mềm sẽ
phát triển theo hướng nào. Ông chưa từng nghĩ về vấn đề đó trước đây và đã
không có câu trả lời thỏa đáng. Vài ngày sau, ông nhận được tin rằng mình
không được nhận.
Mặc dù không có được việc làm, nhưng Stevens cho rằng ông đã học
được nhiều điều từ quy trình phỏng vấn này. Ông đã quyết định viết thư cám ơn.
Ông dành khá nhiều thời gian để viết bức thư, trong đó ông viết: “Tôi xin
cảm ơn quý công ty đã dành nhân lực và những tài nguyên khác để cho tôi có cơ
hội được tham gia kỳ thi viết và phỏng vấn. Dù rằng tôi không được nhận,
nhưng thông qua quá trình tuyển dụng này tôi đã học được nhiều điều mới mẻ

pg. 52X
về nền công nghiệp phần mềm. Xin cảm ơn mọi nỗ lực mà quý công ty đã dành
cho đơn ứng tuyển của tôi. Xin cảm ơn một lần nữa!”
Công ty này chưa từng nhận một lá thư kiểu như vậy bao giờ từ một ứng
cử viên bị loại. Bức thư đó đã được truyền từ thấp lên cao, cuối cùng đến tay của
vị chủ tịch. Sau khi đọc xong, ông không nói gì cả mà chỉ cất bức thư vào hộc
bàn.
Có lẽ đối với vị chủ tịch, bức thư giống như một món quà “bất ngờ” mà
cuộc đời trao tặng…
Ba tháng sau, vào dịp Giáng Sinh, ông Stevens nhận được một tấm thiệp
mừng năm mới rất đẹp. Tấm thiệp được gửi từ công ty mà ông đã gửi thư cám
ơn.
Trong đó viết: “Gửi ông Stevens, chúng tôi muốn mời ông cùng tham gia
với chúng tôi trong kỳ nghỉ Năm Mới”. Thì ra công ty này đang có một đợt tuyển
dụng mới và vị chủ tịch của công ty đã nghĩ ngay đến ông Stevens nhờ bức thư
của ông.
Vị chủ tịch đã hồi đáp lại tấm lòng của ông Stevens…Bạn có nhớ câu
chuyện về tiếng vọng không? Cậu bé đứng trước khu rừng, hét to, “Tôi ghét
bạn!”. Khu rừng cũng đáp trả lại như thế. Và khi cậu bé cất lời “Tôi yêu bạn”,
rừng già cũng trìu mến vang vọng lại lời yêu thương.
Sau hơn 12 năm làm việc, ông Stevens đã được thăng chức làm phó chủ
tịch tập đoàn. Còn công ty phần mềm đó là tập đoàn Microsoft.
Vậy là thành công của ông Stevens đã kết trái từ hạt giống biết ơn! Thực
ra mỗi chúng ta luôn có sẵn hạt giống biết ơn, chỉ là có gieo chúng trên mảnh đất
cuộc đời hay không.
Bài 2:
Đây là 60 điều bạn cần cảm ơn trong cuộc sống của bạn mỗi ngày. Chúng
là những lời nhắc nhở tuyệt vời cho mỗi kho báu mà bạn sở hữu.
1. Sức khỏe tốt
Thậm chí nếu bạn đang không được khỏe lắm, bạn cũng vẫn có thể bị ốm nặng
hơn và do vậy, bạn nên biết ơn vì sức khỏe hiện giờ của mình.
2. Tiền trong tài khoản

pg. 53X
Chỉ cần vài đồng trong ví thôi đã khiến bạn giàu hơn rất nhiều người trên Trái
đất rồi.
3. Bạn tốt
Hãy quan tâm hơn đến việc có những người bạn thật sự hơn là có thật nhiều bạn.
4. Tự do tín ngưỡng
Được phép tôn thờ bất cứ vị thánh nào và bằng bất cứ cách nào bạn muốn là
điều mà nhiều người không bao giờ có được.
5. Bố mẹ bạn
Cho dù bạn sống trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ vẫn là người sinh
ra bạn.
6. Cuối tuần
Những ngày nghỉ cuối tuần kì diệu chính là liều thuốc tinh thần dành cho bạn.
7. Có người yêu
Tình yêu dạy bạn nhiều thứ về thế giới và chính bản thân bạn hơn bạn tưởng
đấy.
8. Thú cưng
Thú cưng chính là minh họa rõ ràng nhất cho một tình yêu vô điều kiện.
9. Học hỏi từ những sai lầm
Nếu không bao giờ mắc sai lầm, chúng ta sẽ không thể học được điều gì bổ ích;
vậy nên, đây chính là thứ chúng ta nên cảm ơn.
10. Có cơ hội được đi học
Nhiều người thậm chí còn không được đến trường cơ.
11. Có một tổ ấm
Cho dù bạn đang sống trong một căn hộ, một biệt thự hay dưới một mái lều, có
một tổ ấm để trở về là thứ chúng ta nên cảm thấy biết ơn.
12. Biết đọc
Nếu bạn đang đọc được dòng này thì bạn có rất nhiều người và nhiều điều để
cám ơn đó.
13. Được hít thở không khí trong lành
pg. 54X
Nếu bạn nói với tôi rằng bạn có cơ hội được bước ra ngoài để hít thở không khí
trong lành thì tôi sẽ nói cho bạn biết rằng bạn có nhiều thứ nhỏ bé mà chúng ta
đều nên biết ơn đấy.
14. Một chiếc giường để ngủ
Giường là một trong số những thứ chúng ta cho là hiển nhiên, cho tới khi chúng
ta thậm chí còn không có lấy một cái giường.
15. Tiếng cười
Không có tiếng cười, thế giới sẽ buồn biết bao.
16. An toàn và an ninh
Thức dậy mà không phải đối mặt với một mối sợ hãi khủng khiếp nào chính là
sự tự do lớn nhất trong cuộc đời.
17. Ô tô
Không có ô tô, rất nhiều hoạt động sẽ tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành.
18. Ánh nắng
Ánh nắng mặt trời sẽ khiến mỗi ngày đều là một ngày rực rỡ.
19. Thời gian
Mặc dù chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta không có đủ thời gian, nó vẫn là thứ
đáng được trân trọng.
20. Nước sạch
Rất nhiều người trên thế giới thậm chí còn không có nước sạch để dùng.
21. Điện thoại di động
Điện thoại di động khiến cho việc nói chuyện với những người bạn yêu quí trở
nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
22. Tình yêu
Thế giới chắc chắn sẽ rất khác nếu con người không thể yêu.
23. Sách
Sách mang lại cơ hội khám phá một thế giới khác ngay trong chính ngôi nhà ấm
áp của bạn.
24. Lòng tốt của người lạ
pg. 55X
Đừng bao giờ cho rằng người khác đương nhiên phải giúp đỡ bạn, đặc biệt là
người lạ.
25. Lửa trại
Một đêm lửa trại hòa mình với thiên nhiên sẽ tạo nên những kí ức đẹp đi theo
bạn suốt cuộc đời.
26. Nỗi đau
Sống mà không phải trải qua bất cứ nỗi đau nào thì bạn sẽ khó có thể trân trọng
niềm hạnh phúc mình đang nắm giữ.
27. Nghệ thuật
Thế giới sẽ kém đẹp đi nhiều nếu không có nghệ thuật.
28. Những kì nghỉ
Cho dù bạn được nghỉ vì bất cứ lí do gì thì bạn cũng nên cảm ơn những ngày
nghỉ lễ ấy.
29. Tự do ngôn luận
Đừng bao giờ mặc định việc tự do bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc là chuyện đương
nhiên.
30. Cầu vồng
Vẻ đẹp của cầu vồng là không có gì so sánh được.
31. Những giọt nước mắt
Vào những lúc mà xúc cảm không thể biểu đạt được bằng từ ngữ, nước mắt sẽ
giúp ta bộc lộ cảm xúc của mình.
32. Thức dậy hôm nay
Chỉ bằng việc có thể thức dậy vào sáng nay là bạn đã có thứ để cảm ơn rồi đấy.
33. Nước máy
Nước máy không chỉ thuận tiện mà nó còn giúp chúng ta phòng tránh bệnh tật.
34. Gừng càng già càng cay
Bạn nên biết ơn tuổi tác vì nó đem lại kinh nghiệm và trí khôn.
35. Núi non

pg. 56X
Thiên nhiên ban tặng cho con người những ngọn núi hùng vĩ để ta có thể ngắm
cảnh và thư giãn.
36. Thị lực
Đôi mắt cho phép chúng ta có thể ngắm nhìn thế giới tươi đẹp mỗi ngày.
37. Cửa hàng thực phẩm
Cửa hàng thực phẩm giúp chúng ta không phải mất thời gian chạy loanh quanh
tìm kiếm thức ăn.
38. Mặt trời lặn
Hãy ngắm cảnh mặt trời lặn để tự nhắc nhở bản thân biết tận hưởng cuộc sống
từ những điều đơn giản nhất.
39. Các phương tiện giải trí
Các phương tiện giải trí giúp chúng ta thư giãn và hưởng thụ cuộc sống.
40. Trí não
Khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và giải quyết vấn đề là những khả năng chắc chắn
giúp đời sống con người ta dễ dàng hơn nhiều.
41. Công việc
Thậm chí nếu bạn không thích công việc của mình thì việc được thuê làm việc
cũng có nghĩa là bạn đủ đặc biệt để được trả công.
42. Đa dạng sinh thái
Thế giới sẽ là một nơi thật tẻ nhạt nếu thiếu đi đa dạng sinh thái.
43. Trăng sao
Mặt trăng và những vì sao khích lệ chúng ta biết ước mơ.
44. Điện
Điện giúp hầu hết công việc trở nên hiệu quả hơn.
45. Máy điều hòa
Trong một ngày trời nóng mà lại được ở trong phòng điều hòa mát lạnh là thứ
mà người ta chậm chí chẳng dám mơ đến trong hàng thế kỉ trước.
46. Thính giác

pg. 57X
Được nghe thấy giọng nói của những người bạn yêu thương là điều mà không
phải ai cũng có được.
47. Trẻ con
Việc nhìn trẻ con vui cười, lớn lên và mơ mộng giúp chúng ta luôn giữ gìn một
viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống. 
48. Khả năng học tập
Khả năng tiếp nhận những kiến thức mới chứng tỏ rằng chúng ta có một tiềm
năng vô hạn.
49. Những người thầy của cuộc sống
Cho dù là bà bạn dạy bạn khâu hay chú thợ sửa ống nước hướng dẫn bạn cách
phòng tránh những rắc rối có thể phát sinh trong tương lai với cái ống nước nhà
bạn, hãy luôn cảm ơn họ vì đã sử dụng thời gian và khả năng quý báu của mình
để dạy bạn những điều mới mẻ.
50. Đại dương
Những sinh vật biển huyền bí dường như lạ lẫm quá có phải không.
51. Nền y thuật hiện đại
Nếu không nhờ có những công nghệ tiên tiến trong nền y thuật ngày nay, rất
nhiều người trong số chúng ta đã không thể được cứu sống.
52. Âm nhạc
Âm nhạc đem lại xúc cảm.
53. Những nhà kinh doanh mạo hiểm
Một số những phát minh tuyệt vời nhất của cuộc sống đến từ chính những nhà
kinh doanh mạo hiểm - những người sẵn sàng chịu rủi ro.
54. Quần áo ấm
Vào một ngày đông lạnh giá, không có gì quan trọng hơn quần áo ấm cả.
55. Quyền bầu cử
Việc có tiếng nói trong việc thực hiện luật pháp không bao giờ nên bị coi nhẹ.
56. Kết nối Internet

pg. 58X
Đừng có coi rẻ sự tồn tại của internet ngày nay, thử tưởng tượng bạn quay trở lại
chỉ khoảng vài thập kỉ trước thôi và sống mà không có mạng Internet xem nào.
57. Những thử thách
Không nhờ vào những thử thách trong cuộc sống, ta sẽ không thể trở thành con
người như ta bây giờ.
58. Leo núi
Leo núi giúp ta có cơ hội được hòa mình vào vẻ đẹp của mẹ thiên nhiên.
59. Vắc xin
Biết đâu chúng ta có khi còn không sống nổi tới ngày hôm nay nếu không nhờ
có các đợt tiêm phòng.
60. Lực lượng an ninh vũ trang
Cuộc sống của chúng ta sẽ rất khác nếu như ta không được đặt dưới sự bảo vệ
của lực lượng an ninh vũ trang.
Nhận ra được những điều bạn cần cảm ơn chỉ là bước đầu tiên mà thôi, thực
hành sự biết ơn là những gì bạn nên bắt đầu làm ngay bây giờ:
Tư duy tích cực
Nửa ly nước
Các bạn mến,
Hôm nay bên hội hoa xuân, nam thanh nữ tú dập dìu, cười nói xôn xao.
Nhưng ai đó lầm lũi giữa dòng người, nhìn những cánh hoa muôn sắc mà nghe
lòng tê tái: “Hoa ơi, sao ngươi cứ vô tình?”
Hôm qua trời mưa, những em bé tắm mưa cười đùa trong hẻm nhỏ, đôi
tình nhân ôm nhau che dù bước trong mưa. Nhưng người cô phụ chờ chồng nhìn
những dòng mưa như những dòng nước mắt.
Vậy thì mưa buồn hay vui? Hoa vô tình hay hữu ý?
Mưa chỉ là mưa. Hoa chỉ là hoa. Hoa đâu có ý tình, mưa đâu có buồn vui.
Chẳng qua chỉ vì lòng người xuống lên, bập bềnh, trôi nổi.
Tất cả những hiện tượng bên ngoài, đều không có ý nghĩa gì tự chúng cả;
các ý nghĩa đều từ tư duy của ta mà sinh ra. Mưa chỉ là mưa; nếu ta cho là mưa

pg. 59X
buồn thì mưa buồn, nếu ta cho là mưa vui thì mưa vui. Nắng chỉ là nắng; nếu ta
cho là nắng đẹp thì nắng đẹp, nếu ta cho là nắng chói thì nắng chói.
Tất cả các tình cảm–vui, buồn, giận, ghét, yêu, thích–chỉ là phản ứng của
ta đối với sự việc bên ngoài. Nếu chàng trễ hẹn mà ta cau có phàn nàn thì cũng
phải, hoặc ta cười vuivì kẹt xe thế mà chàng cũng đến cho bằng được thì cũng
phải. Trễ hẹn chỉ là trễ hẹn. Đó chẳng phải là chuyện vui hay buồn, tốt hay xấu.
Vui buồn chỉ là phản ứng của ta đối với việc trễ hẹn thôi.
Nửa ly nước, nếu nói là đầy nửa ly thì cũng đúng, mà cạn nửa ly thì cũng
đúng. Đằng nào cũng đúng. Tất cả chỉ tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta
thôi. Ta muốn tư duy tích cực, yêu đời, mạnh mẽ? Hay là muốn làm kẻ phàn
nàn, người thua cuộc?
Vui buồn, yêu ghét, tích cực tiêu cực, không phải từ ngoài đến. Cũng
không phải là bản tính trời sinh. Chúng chỉ là thói quen của ta phản ứng lại với
các tác nhân bên ngoài. Nếu ta quen càu nhàu, phàn nàn, tiêu cực, thì cả đời ta
luôn luôn càu nhàu, phàn nàn, tiêu cực. (Và có lẽ là cũng sẽ kết hôn với người
càu nhàu, phàn nàn, tiêu cực. Nồi nào vung nấy). Nếu ta quen mỉm cười, vui vẻ,
nồng nhiệt, thì cả đời ta luôn luôn mỉm cười, vui vẻ, nồng nhiệt.
Và trong hai loại người này, bạn biết là ai sẽ thành công trong đời, phải
không?
Phụ lục 2
Yêu cầu về thể thức trình bày của 1 bài tiểu luận
Thể thức trình bày chung, thường được quy định:
- Bài tiểu luận đánh máy, in trên giấy A4
- Quy định cỡ, font chữ: Font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13 hoặc 14
- Căn lề: lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cmm; lề phải 2cm
- Bài tiểu luận cần được đánh số trang, thông thường số trang được đánh
chính giữa lề dưới
- Đối với bài tiểu luận dài, nhiều đề mục; cần có Mục lục
Trong phần nội dung, nếu có bảng, sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ; cần chú ý:
- Đối với bảng số liệu, quy định là “Bảng”. Tên của bảng thường đặt ở phía
trên, sau đó đến bảng số liệu, dữ liệu

pg. 60X
- Đối với các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, biểu thị, quy định là “Hình”. Tên gọi
của hình vẽ đặt ở ngay bên dưới hình vẽ.
Quy định trích dẫn tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự từ tiếng Việt đến tiếng Anh
sau đó đến các thứ tiếng khác, cuối cùng là từ các Website
- Số thứ tự tài liệu tham khảo được sắp xếp theo tên tác giả theo vần ABC
(đối với các tác giả là người Việt) và theo họ đối với tác giả nước ngoài.
Đối với các tài liệu không có tên tác giả, ví dụ: Thông tư, nghị định thì
sắp xếp vần ABC theo tên văn bản
- Đối với các tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, tạp chí, luận văn, luận
án, khóa luận .. thì cần ghi đủ các thông tin
+ Tên tác giả, nhóm tác giả năm xuất bản ghi trong dấu ngoặc đơn
+ Tên tài liệu (in nghiêng)
+ Nhà xuất bản đối với sách, giáo trình; tên tạp chí; luận văn/ luận án
chuyên ngành (Cơ quan/ Trường công bố luận văn/ luận án).
+ Đối với các tài liệu nước ngoài được dịch ra Tiếng Việt, cần ghi rõ họ
tên dịch giả.
VD1: Nguyễn Văn A (2021), “tên tài liệu, giáo trình, sách”, NXB Giáo
dục Việt Nam.
VD2: Nguyễn Văn A (2021), “tên bài viết”, tạp chí Giáo dục, Tr. 21 – 24.
VD3: Nguyễn Văn A (2021), “tên luận văn/ luận án”, luận văn/luận án
ngành …., Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

pg. 61X

You might also like