You are on page 1of 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------------------------------------------------

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2022

Kính gửi:

- Quốc hội

- Thủ tướng chính phủ

- Bộ Y tế

(sau đây gọi là các ngài)

Căn cứ theo:

- Khoản 1, Điều 20; Khoản 2, Điều 22; Khoản 1, Khoản 3, Điều 33; Khoản 1, Điều 119, Hiến pháp
năm 2013 ban hành ngày 28/11/2013
- Khoản 1, Khoản 2, Điều 12, Luật Khám bệnh, chữa bệnh
- Điểm d, Khoản 1, Điều 158; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Khoản 2, Điều 158 Bộ luật hình sự
- Khoản 1 và 3 Điều 33, Bộ luật Dân sự 2015
- Công văn số 10722/BYT-DP của Bộ Y tế ngày 17/12/2021

Tôi là: ……………….……………….………………., sinh ngày……………………….,

Số CMND/Thẻ CCCD:.………………., cấp ngày ………………., tại ……………….……………………

Tôi gửi công văn này kính mong các ngài giải đáp khúc mắc của tôi cũng như những người dân khác như sau:

Theo Công văn số 10722 của Bộ Y tế, cũng như chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ trong thời gian vừa qua trên
các phương tiện truyền thông, các cấp địa phương được giao nhiệm vụ để khuyên nhủ, vận động để tiêm cho:

(1) người dân chưa tiêm chủng vắc-xin Covid-19 từ 18 tuổi đến 65 tuổi;
(2) người dân trên 65 tuổi và/hoặc có bệnh nền;
(3) người từ 12 đến 18 tuổi;

Các cấp được giao nhiệm vụ tiêm cho đối tượng (1) và (2) cần được tiêm trong tháng 12/2021 và đối tượng
(3) trong quý 1/2022.

Vậy vấn đề tôi thắc mắc và cần các ngài làm rõ ở đây là: Đối với từng đối tượng nêu trên, việc tiêm vắc
xin là BẮT BUỘC hay TỰ NGUYỆN? Các hành động nào của các cấp chính quyền là PHÙ HỢP VỚI
LUẬT PHÁP đối với việc vận động người dân đi tiêm vắc-xin?

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-

Đối với vấn đề nêu trên, tôi và rất nhiều người dân khác có cách hiểu như sau:
 Căn cứ pháp luật:

- Đối với bất kỳ ai là người dân Việt Nam, thì đều phải làm theo Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam. Căn cứ Khoản 1, Điều 119 của Hiến pháp 2013:”HIẾN PHÁP là luật cơ bản
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý CAO NHẤT. Mọi văn bản pháp
luật khác PHẢI PHÙ HỢP với Hiến pháp.”

- Theo Khoản 1, Điều 20, Hiến pháp 2013:”Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục
hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm.”

- Theo Khoản 2, Điều 22, Hiến pháp 2013:”Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không
ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.”

- Theo khoản 1 và 3 Điều 33, Bộ luật Dân sự 2015:

”1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp
luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

3.Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp
khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình
thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ
chức có thẩm quyền thực hiện.”

 Cách hiểu của tôi cùng nhiều người dân Việt Nam khác:

- Việc tiêm vắc-xin là TỰ NGUYỆN và PHẢI ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý của người đó, bất kể là đối tượng
nào.

- Tất cả các hình thức, biện pháp mà các cơ quan địa phương sử dụng như: Vào nhà người dân dùng vũ
lực để thúc ép người dân tiêm hoặc các hình thức sử dụng vũ lực tương tự khác, nhằm ép người dân
tiêm trái với ý muốn của họ là KHÔNG PHÙ HỢP VỚI LUẬT PHÁP.

- Các văn bản pháp luật được ban hành quy định BẮT BUỘC người dân tiêm là KHÔNG PHÙ
HỢP VỚI HIẾN PHÁP.

- Về vấn đề trách nhiệm liên quan:

 Hiện nay, theo chúng tôi quan sát thấy: những ai chưa tiêm thì buộc phải chịu trách nhiệm và kí
cam kết bằng văn bản nếu chẳng may bị nhiễm và lây nhiễm cho người khác bao gồm cả người đã
tiêm và chưa tiêm. Vậy đặt trường hợp ngược lại, nếu người đã tiêm rồi nhưng vẫn nhiễm và lây
cho những người chưa tiêm, thì người đã tiêm rồi có phải kí chịu trách nhiệm đối với sự lây
nhiễm này với người chưa tiêm không? Nếu không thì AI là người phải kí bằng văn bản chịu
trách nhiệm cho sự lây nhiễm trong trường hợp này, Bộ Y tế, nhà sản xuất vắc xin hay là AI?

 Rồi, AI là người chịu trách nhiệm nếu trong trường hợp những người tiêm xảy ra vấn đề liên
quan đến sức khỏe hoặc tử vong?

 TIÊM VẮC XIN có phải là BẮT BUỘC không mà buộc người dân Việt Nam phải có TRÁCH
NHIỆM nếu KHÔNG TIÊM?

 Vậy tại sao phải bắt chúng tôi sử dụng sản phẩm mà trong khi nhà sản xuất và không một ai
CHỊU TRÁCH NHIỆM cho sản phẩm này?
Theo đó, việc bắt người dân kí cam kết chịu trách nhiệm nếu không tiêm là HOÀN TOÀN KHÔNG
PHÙ HỢP.

Vậy tôi làm công văn này, kính đề nghị các ngài giải đáp khúc mắc cho tôi và toàn thể người dân Việt Nam
khác có chung thắc mắc.

Trân trọng cảm ơn !

Người làm công văn

………………………………..

You might also like