You are on page 1of 8

Tình huống 1:

Ông A 55 tuổi, đã kết hôn, ông tới phòng tham vấn tâm lý và bày tỏ sự bất mãn
trong hôn nhân. Ông có một sự nghiệp nghiên cứu học tập thành công, và có tính
cạnh tranh cao trong công việc và ở bên ngoài. Ông ta có một đời sống xã hội năng
động, ông ta tự nhận mình là nhóm alpha và thích trở thành trung tâm của sự chú ý.
Ông A mô tả rằng ngay từ đầu cuộc hôn nhân của mình đã có một chút gần gũi và
đời sống tình dục gắn bó, nhưng ông sớm chán vợ và mất hứng thú. Ông ta ngoại
tình với nhiều người phụ nữ, những ngừời này đều có địa vị xã hội thấp hơn và ông
là người trợ cấp tiền bạc cho những phụ nữ này. Ông phủ nhận rằng những người
phụ nữ mà ông ngoại tình gây bất kỳ ảnh hưởng đến mối quan hệ của ông với vợ
(mà chẳng qua là cảm giác nhàm chán trong hôn nhân với vợ).

Tình huống 2:
Chị B là một phụ nữ độc thân 29 tuổi, có tiền sử sử dụng thuốc phiện và cần sa,
hiện đang thất nghiệp. Cô đã tới phòng khám địa phương vì đau lưng không đáp
ứng với thuốc giảm đau thông thường và yêu cầu được cho thuốc oxycodone. Cô
ấy đã tâng bốc và tán tỉnh với bác sĩ nội trú - người đang thăm khám cho cô. Khi
anh ta giải thích rằng anh ta sẽ phải hội chẩn thêm với bác sĩ chăm sóc chính của
cô trước khi kê đơn thuốc oxycodone cho cô, cô B bắt đầu lăng mạ và bắt nạt anh
ta. Người bs này sau khi bất lực trong giao tiếp với cô B thì gọi điện cho gia đình
cô. Người chị của cô B giải thích rằng bệnh nhân bị gia đình xa lánh vì cô đã bóc
lột tài chính anh chị em và bố mẹ. Kể từ khi bị sa thải một năm trước từ một công
việc thù lao trong lĩnh vực bất động sản nhà ở, cô đã không thể tìm được việc làm
đáp ứng những kỳ vọng cao cả của mình, thay vào đó, cô muốn sống nhờ tiền của
cha mình.

Tình huống 3:
Anh C là một người đàn ông độc thân 33 tuổi, tới phòng khám sức khỏe tâm thần
ngoại trú để điều trị chứng trầm cảm nhẹ mãn tính và ám ảnh sợ xã hội. Ngay sau
khi học đại học, anh bắt đầu một công việc nhưng đã bỏ việc khi anh được yêu cầu
tham gia một kì thi để thăng chức. Kể từ thời điểm đó, anh ta đã nắm giữ một loạt
các công việc cấp thấp hơn. Anh ấy hiện đang làm việc bán hàng bán thời gian tại
một hiệu thuốc địa phương. Tại phòng khám, anh ấy mô tả tâm trạng của mình như
là chán nản mãi mãi. Anh ta không có bạn bè, không có sở thích hay đam mê, và
thường xuyên nói với gia đình rằng anh ta buồn chán và cuộc sống của anh không
đáng để sống. Anh ta nói vớ bác sĩ tâm thần rằng anh ta cảm thấy mình không đủ
năng lực và thất bại, nhưng anh ta cũng trở nên phẫn nộ khi nghe về thành công
của người khác. Anh đổ lỗi cho những thất bại của mình là do những người chủ
không nhận ra năng lực tiềm tàng của anh. Anh ta tưởng tượng rằng ông chủ của
mình cuối cùng sẽ nhận ra tài năng đặc biệt của anh ta và thăng chức anh ta lên
một vị trí quản lý cấp cao. Vào những lúc khác, anh ta lại tưởng tượng làm nhục
ông chủ của mình bằng một màn trình diễn kiến thức vượt trội, để cho ông ấy phải
hối hận khi không coi trọng tài năng của anh .
Tình huống 4:
Ông D 57 tuổi, là một người thất nghiệp. Ông được chẩn đoán là Loạn khí sắc và
đang điều trị tâm lý mỗi tuần trong 7 năm nay. Ông ta phàn nàn rằng điều trị nhiều
năm nay nhưng vẫn không thấy tiến triển gì cả, và muốn bác sĩ phải chắc chắn rằng
liệu bác sĩ có đang đi đúng hướng không. Ông kể rằng ông đã trải qua khí sắc trầm,
mất năng lượng nhiều năm nay. Mỗi sáng ông phải cố gắng lắm mới “kéo” nổi bản
thân ra khỏi giường, ông chẳng có bất kì mục tiêu hay trông đợi vào cái gì cả. Ông
mất việc cách đây 3 năm, cùng lúc đó chia tay bạn gái và ông nghĩ rằng mình sẽ
chẳng bao giờ yêu ai được nữa. Ông cảm thấy xấu hổ vì đến giờ này vẫn phải sống
với người mẹ đã 80 tuổi. Ông phủ nhận ý định tự sát, rối loạn giấc ngủ, chán ăn
hay mất tập trung. Nhưng điều làm ông suy nghĩ nhiều là nếu đến lúc mẹ ông mất
mà ông vẫn như vậy, thì ông không biết mình sống vì mục đích gì. Tiền căn ghi
nhận ông đã được sử dụng qua rất nhiều thuốc như Fluoxetine, escitalopram,
sertraline, duloxetine, venlafaxine, buprobion, kết hợp them với quetiapine,
aripiprazole, lithium, levothyroxine. Có một số cải thiện về khí sắc khi ông dùng
escitalopram nhưng chưa bao giờ đạt được hồi phục các triệu chứng. Ông cũng có
thời gian được điều trị bằng CBT nhưng sớm gãy đổ với nhà trị liệu vì không làm
bài tập về nhà và không nỗ lực trong thời gian điều trị. Ông cũng chưa bao giờ
được thử liệu pháp tâm động năng.
Ông D cảm thấy thất vọng vì tình trạng của mình mãi vẫn không cải thiện. 7 năm
qua ông ta trải qua rất nhiều người điều trị. Ông ta cảm thấy “nhục nhã” khi buộc
phải làm việc với một số bác sĩ thực tập, những người mà sau này chuyển ca của
ông đi nơi khác cứ mỗi 1-2 năm một lần. Ông ta cảm thấy các bác sĩ nội trú tâm
thần này không am hiểu về văn hóa, triết học và thậm chí không hiểu về tâm lí trị
liệu bằng ông ta. Ông ta thích làm việc với nhà trị liệu nữ hơn, bởi vì theo ông ta
thì làm việc với đàn ông họ sẽ có tính cạnh tranh, và đố kị với ông ta. Trước đây
ông D là một người môi giới bảo hiểm. Ông nói: “Thật là nực cười, tôi là nhà môi
giới giỏi nhất chưa từng có ở đó nhưng công ty lại không thuê tôi trở lại, tôi nghĩ
đây là vẫn đề có lẽ do tôi chuyên nghiệp quá nên nó đụng đến “cái tôi” của lãnh
đạo công ty”. Sau đó ông D không làm việc trong 5 năm cho đến khi được thuê lại
ở 1 đại lí bán ô tô. Ông ta nói rằng việc bán xe hơi là không xứng tầm, nhưng anh
ta vẫn là một người thành công, “trước sau gì ông ta cũng sẽ quản lý một nơi giống
như thế này”. Ông ta dừng công việc sau vài tháng sau khi cãi vã với ông chủ, ông
không kiếm việc làm khác vì những lựa chọn hiện tại là không xứng đáng với ông.
Hiện tại, ông đã “từ bỏ phụ nữ”, nhưng ông ta đã có rất nhiều bạn tình trong quá
khứ. Hầu hết các mối quan hệ đều không bền, ban đầu cũng sẽ có tình cảm nhưng
sau đó mau nhàm chán và cảm thấy không hợp, ông ta nói rằng những mối quan hệ
đó chỉ như “những bữa ăn miễn phí “ của ông ta. Người bác sĩ nhận ra rằng ông ta
có vẻ rất nghi ngờ đối với những câu hỏi quan tâm về sức khỏe của bác sĩ. Và xu
hướng này cũng đúng với những người phụ nữ khi họ muốn kết bạn hay tỏ ra quan
tâm ông. Ông nói rằng mình là người có tình yêu bao la, nhưng thế giới này đầy
rẫy những kẻ khôn ranh. Ông cũng có một ít bạn, nhưng người duy nhất trên đời
này ông quan tâm chỉ có mẹ ông mà thôi. Ông thích ăn ở những nhà hàng thượng
hạng và ở những “khách sạn 5 sao”, nhưng hiện tại thì ông không còn đủ khả năng
để chi trả cho những thứ ấy nữa. Khi kể về hoạt động hằng ngày thì ông bảo mình
rất chăm tập thể dục để duy trì vóc dáng, hay xem TV và đọc tiểu thuyết. Quan sát
bên ngòai ông ta ăn mặc rất chỉnh chu, đầu tóc láng bóng. Nói mình buồn và cảm
thấy giận dữ, ít biểu lộ cảm xúc ra ngoài. Phủ nhận chuyện muốn tự sát nhưng cảm
thấy tuyệt vong và thường nghĩ về cái chết.
Tình huống 5:
Cô D 33 tuổi độc thân, thất nghiệp, được điều trị khí sắc trầm, ý tưởng tự sát dai
dẳng, cô lập với xã hội, vệ sinh cá nhân kém. 6 tháng trước cô ấy tự cô lập mình
trong căn hộ cô ấy, nằm dài trên giường, ăn thức ăn nhanh, xem ti vi, mua sắm
online nhiều hơn khả năng mà cô có thể chi trả. Nhiều điều trị đã được áp dụng
nhưng hiệu quả cho thấy khá khiêm tốn.
Cô D là con thứ 2 trong gia đình có 3 đứa con và gia đình cô thuộc tầng lớp trung
lưu với người bố đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cô ấy cảm thấy bị cô lập trong
suốt những năm tháng đi học và trải qua nhiều giai đoạn khí sắc trầm. Trong gia
đình, cô được xem là một người dễ có những cơn giận dữ. Thời trung học, cô đã
đạt được kết quả học tập tốt, tuy nhiên cô lại nghỉ học đại học vì cảm thấy khó chịu
với bạn cùng phòng và giáo sư của mình. Cô ấy đã tham gia thực tập và cố gắng
thực hiện ở những công việc việc khác nhau với hi vọng rằng cô có thể quay trở lại
trường đại học, nhưng cô đã bỏ cuộc vì cho rằng những người chủ là những kẻ ngu
dốt. Ban đầu ai cũng rất tốt nhưng rồi họ đều trở mặt. Những sang chấn này luôn
khiến cô ấy cảm giác tệ hại về chính bản thân mình (“tôi thậm chí không thể làm
một nhân viên bình thường”) và cô ấy giận dữ với tất cả người sếp của cô ấy. Khi
còn trẻ cô hẹn hò với nhiều người con trai nhưng không bao giờ để họ âu yếm cơ
thể bởi vì cô trở nên rất lo lắng khi bắt đầu phát triển bất kì mối quan hệ thân mật
nào.
Cô D có tiền căn tự cắt tay (nông, trên bề mặt da) nhiều lần và đi kèm với suy nghĩ
rằng cô tốt hơn là nên chết. Cô trả lời rằng cô thường có cảm giác trầm buồn nhưng
cô cũng có hàng tá những giai đoạn “hưng cảm” kéo dài khoảng 1-2 ngày, trong
khoảng thời gian đó cô cảm thấy mình tràn đầy năng lượng và thức sáng đêm. Cô
cũng có xu hướng “gục ngã” vào ngày hôm sau và cô phải ngủ tận 12 tiếng.
Cô được điều trị tâm thần từ năm 17 tuổi và nhập viện 3 lần vì uống thuốc quá liều.
Điều trị bao gồm thuốc (ổn định khí sắc, thuốc hướng thần liều thấp, thuốc chống
trầm cảm) kết hợp với liệu pháp tâm lý hỗ trợ.
Trong suốt quá trình phỏng vấn, cô ăn mặc bê bối, luộm thuôm, hợp tác tốt, trả lời
liên quan và đúng trọng tâm. Tâm trạng cô khá trầm với cảm xúc hạn chế nhưng
nhiều lần cô mỉm cười phù hợp với tình huống. Cô mô tả rằng cô cảm thấy xấu hổ
khi ăn mặc luộm thuộm nhưng cô cũng tin rằng mình tồn tại trên trái đất để làm
những điều tuyệt vời. Cô mô tả bố mình như một người đàn ông thành công nhưng
ông cũng là một thua cuộc xảo quyệt, kẻ luôn muốn thao túng người khác. Cô cho
hay cô nghỉ việc vì những người đó không trân trọng cô. Ví dụ như khi cô làm
nhân viên tại một cửa hàng, những người đó thường thô lỗ và không tôn trọng cô
(“và tôi ở đó chỉ để sẵn sàng là kẻ đi mua đồ cho mọi người, điều này thật lố
bịch”). Đến cuối phiên phỏng vấn ban đầu, cô ấy trở nên tức giận với nhà lâm sàng
vì anh ta liếc nhìn đồng hồ (“bộ anh cảm thấy chán lắm ah?”). Cô ấy bảo cô ấy biết
những người hàng xóm nhưng hầu hết họ là những người xảo trá và thất bại. Có
một vài người bạn trên trường mà cô quen qua facebook luôn làm những điều tuyệt
vời trên thế giới. Mặc dù cô đã không đã không gặp họ trong một thời gian dài,
nhưng cô luôn cố gắng gặp họ nếu họ quay trở về quê.
Tình huống 6:
D. và bạn trai của anh ta P., đến khám để trị liệu cặp đôi nhằm xử trí sự mâu thuẫn
leo thang xung quanh việc chuyển đến sống cùng nhau. Anh P. mô tả việc tìm
kiếm căn hộ trong nhiều tháng qua đã bị làm cho “quằn quại” bởi sự cứng nhắc
trong kế hoạch làm việc của D., và “hằng hà sa số” yêu cầu về căn hộ của anh ta.
Họ không thể đưa ra quyết định chung và cuối cùng họ đành phải chia sẻ căn hộ
của D. .Như P. kết luận, “D. đã thắng”.
D. từ chối thuê người khuân vác đồ dùng của bạn trai mình, khăng khăng tự mình
đóng gói và mang đi từng món đồ tại nơi ở của bạn trai. Làm cho những việc gì
nên mất 2 ngày lại tốn 1 tuần. Khi những đồ đạc được đem đến căn hộ của D., P.
bắt đầu phàn nàn về “những quy tắc điên rồ” của D. về việc đồ đạc phải đuộc sắp
đặt trên kệ sách như thế nào, phương hướng của móc treo đồ trong tủ và liệu rằng
quần áo của họ có bị trộn lẫn. Hơn thế nữa, P. phàn nàn là hầu như chẳng có không
gian cho đồ của anh ấy vì D. chẳng bao giờ bỏ cái gì đi cả. D. nói “ Tôi cảm thấy
khiếp sợ khi mất đi cái đó quan trọng”.
Vài tuần sau đó, sự tranh cãi nổ ra đột ngột vào buổi tối khi họ mở những cái hộp
vận chuyển đồ và bố trí chúng. Mọi chuyện xấu đi khi D. thường về nhà sau 9 hoặc
10 giờ tối bởi vì anh ấy có một nguyên tắc cá nhân là phải luôn hoàn thành hết một
danh sách việc cần làm vào cuối ngày. Mỗi sáng thức giấc, P. thường thấy D. đang
bố trí lại các kệ hoặc căn phòng hoặc sắp xếp sách theo thứ tự abc của tên tác giả.
Xuyên suốt quá trình này, D. có vẻ như làm việc cật lực trong mọi việc trong khi ít
thời gian tận hưởng cho bản thân. P. cảm thấy ngày càng xa cách bạn trai sau khi
họ sống cùng nhau.
D. phủ nhận triệu chứng của trầm cảm và lo âu vô cớ. Anh ấy nói rằng bản thân
chưa bao giờ hút thuốc lá hay dùng bia rượu, thêm nữa anh nói “Tôi không muốn
cảm thấy bản thân không thể kiểm soát được.” Anh ta phủ nhận tiền căn gia đình
về bệnh tâm thần. Anh ấy được nuôi dưỡng trong gia đình có cả bố và mẹ và là
một học sinh trung học và sinh viên cao đẳng ở mức trên trung bình. Anh ta là con
một và lần đầu tiên phải sống chung phòng với người khác khi anh là sinh viên
năm nhất. Anh mô tả đó là một trải nghiệm khó khăn do “sự xung đột phong cách-
bạn cùng phòng là tên bừa bộn còn tôi biết rằng mọi thứ nên được giữ gọn gàng.”
Vào giữa năm, anh đã chuyển sang ở riêng và không ở chung với ai cho tới khi P.
chuyển vào. D. rất được ông chủ của mình tán thưởng, được công nhận là “nhân
viên của tháng” ba lần trong 2 năm. Phản hồi từ phía đồng nghiệp và cấp dưới thì ít
nhiệt tình hơn, cho rằng anh là người quá cứng nhắc, cầu toàn và hay chỉ trích.
Khi thăm khám, D. là một người đàn ông ốm, tóc vuốt gel và đeo mắt kính, ngồi
trên ghế kế bên bạn trai của anh ấy. Anh ta ăn mặc chỉnh chu. Anh ấy hợp tác khi
được phỏng vấn và ngồi im khi bạn trai của anh nói, ngắt lời vài lần vì ý kiến trái
chiều. Các nói chuyện của anh thì bình thường về nhịp độ và ngữ điệu. Cảm xúc
của anh thì bứt rứt. Không có bằng chứng về trầm cảm. Anh ấy phủ nhận các
chứng sợ chuyên biệt và không nghĩ mình từng trải qua cơn hoảng loạn nào. Vào
cuối buổi thăm khám, D. nhấn mạnh “ Tôi biết mình khó tính nhưng tôi thực sự
muốn làm điều này”.
Tình huống 7:
N. là một người nam, 31 tuổi đến khám tâm thần ngoại trú vì “thiếu sự tự tin”.
Anh ta nói rằng trong suốt cuộc đời mình gặp vấn đề với sự quyết đoán và thấy
khó chịu cụ thể bởi việc bị “mắc kẹt” trong 2 năm với công việc “bế tắc” hiện tại
với vai trò là trợ lí quản lí. Anh ấy ước rằng ai đó sẽ nói cho mình nơi nào để đi
tiếp theo để anh ta không phải đối mặt với “gánh nặng” của việc đưa quyết định.
Tại nơi làm việc, anh ấy nhận thấy thật dễ dàng để theo đường hướng của giám đốc
nhưng thật khó khi tự đưa ra bất kì quyết định nào dù là nhỏ nhất. Anh ta nói “
Tình huống này gây “trầm buồn” nhưng không có gì mới mẻ cả.”
Anh N. cũng nói về sự không hài lòng trong mối quan hệ của anh ta với phụ nữ.
Trong 10 năm nay, anh ta mô tả một loạt mối quan hệ vài tháng đều đã kết thúc dù
anh đã làm mọi thứ có thể. Mối quan hệ gần nhất của anh ta là với một cô ca sĩ
opera. Anh nói rằng đã đi đến vài buổi opera và tham gia các buổi học hát nhằm
gây ấn tượng với cô, dù anh chả hứng thú gì với âm nhạc. Rốt cuộc, mối quan hệ
này đã kết thúc vì những lí do không rõ ràng. Anh nói rằng khí sắc và sự tự tin của
anh gắn liền với việc hẹn hò của anh ta. Trở nên độc thân làm anh cảm thấy thất
vọng, nhưng sự thất vọng làm cho anh khó kiếm bạn gái hơn. Anh nói rẳng bản
thân bị nhốt trong cái vòng xoắn này. Kể từ lần tan vỡ gần nhất, anh trở nên quá
buồn và thường xuyên có đợt than khóc. Chính đợt trầm cảm này thúc đẩy anh ta
đi điều trị. Anh phủ nhận mọi triệu chứng khác của trầm cảm, bao gồm rối loạn về
giấc ngủ, khẩu vị, năng lượng, tự sát và khả năng hứng thú. Anh ấy cũng không có
bất kì tiền căn bản thân và gia đình về bệnh lí tâm thần.
Tình huống 8:
X, một phụ nữ 23 tuổi được chuyển đến bác sĩ tâm thần để được giúp đỡ nhằm
“phá vỡ lớp vỏ của cô ấy” (“break out of her shell”). X vừa mới chuyển đến một
thành phố mới để tham gia vào 1 lớp học nhằm trở thành 1 kĩ thuật viên phòng thí
nghiệm công nghiệp và đi cùng với 1 người chị họ lớn tuổi hơn – một tâm lý gia –
và cô ấy nghĩ X nên “ra ngoài và tận hưởng tuổi trẻ của mình”.
Tuy X đã được kê toa thuốc lo âu trước đó, nhưng X nói rằng vấn đề thật sự của cô
ấy là “sự nhút nhát”. Trường học rất khó khăn vì mọi người bị “phê bình, chỉ trích”
một cách liên tục. X tránh việc bị gọi tên tại lớp bởi vì cô ấy biết mình sẽ “nói một
điều gì đó ngu ngốc” và đỏ mặt, rồi thì mọi người sẽ chế giễu cô ấy. X tránh nói to
hoặc nói chuyện điện thoại, lo lắng về việc cô ấy sẽ phát ra âm thanh như thế nào.
X sợ việc phải nói chuyện ở nơi công cộng.
X cũng ít nói với bạn bè. Cô ấy nói rằng cô ấy luôn luôn là một người thích che
giấu những cảm xúc của mình với thái độ vui vẻ, phục tùng, chu đáo. X có một vài
người bạn, những người mà cô ấy mô tả là “ấm áp và bên nhau suốt đời” (“warm
and lifelong”). X cảm thấy cô đơn sau khi chuyển đi gần đây và chưa gặp bất kì
người nào ở trường hoặc ở cộng đồng địa phương.
X cho biết đã chia tay với người bạn trai nghiêm túc đầu tiên 2 năm trước. Ban đầu
anh ta là người "tốt bụng và kiên nhẫn" và cô có một cuộc sống xã hội bằng cách
ủy quyền thông qua anh ta. Tuy nhiên, ngay sau khi cô chuyển đến với anh ta, anh
ta hóa ra là một "kẻ nghiện rượu giận dữ". Cô đã không hẹn hò kể từ trải nghiệm
đó.
X lớn lên ở một khu vực đô thị với bố mẹ và ba người anh chị. Anh trai cô thì
"tăng động và chống đối xã hội" và thu hút sự chú ý của mọi người, trong khi hai
chị của cô thì "quá cạnh tranh và hoàn hảo". Mẹ cô phục tùng một cách lo âu,
"giống như tôi" – X nói. Cha của X là một người quản lý đầu tư rất thành công, và
thường chỉ ra những điểm mà con cái không sống theo mong đợi của ông ấy. Ông
ấy có thể ủng hộ nhưng có xu hướng coi thường sự không chắc chắn về cảm xúc để
ủng hộ một "sự lạc quan cứng rắn". Sự trêu chọc và cạnh tranh "tràn ngập" ở trong
gia đình, và "không ích gì khi tôi bị buộc phải học cùng một trường nữ sinh, nơi
các chị gái tôi là ngôi sao và nơi mọi người đều giàu có và nham hiểm". X phát
triển sự nhạy cảm mãnh liệt với những lời chỉ trích và thất bại.
Cha mẹ X ly hôn khi cô học cuối cấp 3. Cha cô kết hôn với một người phụ nữ khác
ngay sau đó. X dự định theo học cùng một trường đại học ưu tú như hai chị mình,
nhưng cô đã chọn theo học một trường cao đẳng cộng đồng địa phương vào phút
cuối. Cô ấy giải thích rằng thật tốt khi tránh xa tất cả các sự cạnh tranh, và mẹ cô
ấy cần sự hỗ trợ.
Thế mạnh của X bao gồm công việc xuất sắc trong chuyên ngành hóa học của cô,
nhất là sau khi được một giáo sư cấp cao quan tâm đặc biệt. Các chuyến đi cắm trại
của gia đình đã dẫn đến việc thành thạo các kỹ năng hoạt động ngoài trời, và cô
thấy rằng mình rất thích vào rừng chơi, nơi đó có thể làm cô thấy độc lập theo một
cách linh hoạt. Cô cũng thích trông trẻ và làm tình nguyện viên trong các trạm bảo
vệ động vật, bởi vì trẻ em và động vật "đánh giá cao mọi thứ bạn làm và không có
ác ý".
Trong quá trình thăm khám, X là một phụ nữ trẻ ăn mặc đẹp, vóc người thấp, chu
đáo, trả lời mạch lạc và đúng mục tiêu. Cô ấy mỉm cười rất nhiều, đặc biệt là khi
nói về những điều sẽ khiến hầu hết mọi người tức giận. Khi bác sĩ tâm thần đưa ra
một nhận xét thử nghiệm, liên kết sự lo âu hiện tại của X với những trải nghiệm
với cha cô, cô liền có vẻ lặng lẽ buồn bã. Sau một vài trường hợp như vậy, bác sĩ
tâm thần lo lắng rằng bất kỳ bình luận mang tính diễn giải nào cũng có thể bị coi là
chỉ trích và phải kiểm tra xu hướng của cô để tránh các chủ đề nhạy cảm. Thảo
luận rõ ràng về mối quan tâm của bác sĩ tâm thần khiến cho cả bệnh nhân và bác sĩ
bớt căng thẳng và cho phép cuộc trò chuyện tiếp tục hiệu quả hơn.

You might also like