You are on page 1of 1

Câu 1: Cân 4,8210 g mẫu hóa chất tinh khiết có công thức NH4Fe(SO4 )2.

xH2O đem hòa tan thành


200,0 ml dung dịch (dung dịch A).
1.1 Lấy 50,0 ml dung dịch A, đem kết tủa Fe3+ dưới dạng Fe(OH)3. Nung để chuyển thành dạng
Fe2O3 , để nguội và đem cân được 0,1995 g. Xác định %FeSO4 trong mẫu ban đầu (biết
M(NH4Fe(SO4)2) = 266,25 và M (Fe2O3) = 160)
1.2 Xác định giá trị x trong công thức NH4Fe(SO4 )2.xH2O và cho biết cần bao nhiêu g chất này
để pha 200 ml dung dịch 0,050 N (biết dùng cho phản ứng oxy hóa và Fe2+ → Fe3+).
Câu 2: Cân 4,5340 g mẫu phèn nhôm amoni sunphat công nghiệp đem hòa tan bằng axit sunphuric
rồi pha loãng thành 200,0 ml dung dịch (dung dịch B). Lấy 10 ml dung dịch A, tiến hành đem kết
tủa Al3+ bằng thuốc thử 8-hydroxyquinoline. Kết tủa được rửa sạch, sấy khô và cân ở dạng
Al(C9H6ON)3 thì ghi nhận được 0,2240 g.
2.1. Xác định CM và C% của Al2(SO4)3 trong dung dịch B biết rằng tỷ trọng của dd B bằng 1,03
g/ml
2.2 Tính hàm lượng dưới dạng %Al2O3 và dạng % NH4Al(SO4 )2.12H2O trong mẫu phèn nhôm
trên.
(Biết M của Al(C9H6ON)3 là 459,43, M của Al2(SO4)3 là 342,15, M của NH4Al(SO4 )2.12H2O là
453,33 và M của Al2O3 là 101,96)
Câu 3: Nhằm xác định hàm lượng nước kết tinh và %Cu trong một mẫu mẫu đồng sulfat ngậm
nước công nghiệp, người ta tiến hành như sau:
3.1. Để xác định độ ẩm, người ta tiến hành sấy m g mẫu trong cốc sứ ở nhiệt độ 210oC trong 4h.
Sau khi để nguội và cân thì xác định được độ ẩm là 36,25%. Biết cốc không có khối lượng mo =
23,2105 g, cốc chứa mẫu khi chưa sấy m1 và cốc chứa mẫu sau khi sấy m2 = 23.8483 g. Hãy tính
giá trị m1 và từ đó tính khối lượng mẫu m.
3.2. Hàm lượng CuSO4 trong mẫu đươc xác định bằng phương kết tủa. Theo đó, 1,000 g mẫu được
hòa tan trong nước có chứa H2SO4 loãng rồi định mức thành 200 ml (dung dịch C). 20,0 ml dung
dịch C được đem kết tủa Cu2+ bằng thuốc thử salicylaldoxime ở pH 3,5. Kết tủa được sấy và đem
cân ở dạng Cu(C7H6O2N)2 thì được 0,2635 g. Tính hàm lượng %CuSO4 trong mẫu muối ban đầu
(Biết M(Cu(C7H6O2N)2) = 335,35, M(CuSO4)= 159.61))
Câu 4: Cân 1,0007 g mẫu oxyt sắt rắn công nghiệp đem hòa tan thành 400,0 ml dung dịch (dung
dịch A).
4.1 Lấy 100,0 ml dung dịch A, tiến hành đem kết tủa Fe3+ dưới dạng Fe(OH)3. Nung để chuyển
thành dạng Fe3O4 , để nguội và đem cân được 0,2265 g. Xác định %Fe2O3 trong mẫu rắn ban đầu
(biết MFe2O3 = 160 và MFe3O4 = 232)
4.2 Xác định thể tích NH4OH vừa đủ cần để kết tủa hoàn toàn Fe3+ trong 100 ml dung dịch A biết
rằng trong dung dịch A ngoài Fe3+ còn có HCl với nồng độ khoảng 0,15 M .

Câu 5
5.1. Hãy trình bày cách kiểm tra khi nào thì cho dư lượng H2SO4 loãng để kết tủa hoàn toàn Ba2+
dưới dạng tủa BaSO4.
5.2. Nên tiến hành kết tủa Ba2+ bằng H2SO4 loãng trong điều kiện nào (dung dịch đặc hay loãng,
nóng hay nguội) ? Tại sao ? 

You might also like