You are on page 1of 2

LÍ LUẬN VĂN HỌC - HIỂU TÁC PHẨM ĐỂ CHẠM NHÀ VĂN

“ Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”.
_Balzac_
Văn chương kể từ khi nó xuất hiện, nó đi vào đời sống một cách khéo léo, vẽ đời, vẽ người bằng con
chữ, và rồi dần người ta coi trọng thứ nghệ thuật này nhiều hơn. Chữ viết tạo nên câu, câu được chuốt
thành văn, cứ thế trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của văn chương, thứ văn nghệ này lại càng trở
nên đặc sắc và phong phú hơn. Người ta bắt đầu có những nghiên cứu chuyên sâu về ngôn từ, câu chữ
trong các tác phẩm văn chương, và rồi từ đó hai từ “ văn học” cũng xuất hiện.
Văn học khác với văn chương ở chỗ văn chương là nghệ thuật bằng con chữ, còn văn học là những
nghiên cứu nghệ thuật bằng con chữ ấy. Kể từ khi xuất hiện văn học, những nhà nghiên cứu luôn miệt
mài trên từng con chữ, lục lại từng giai đoạn của văn chương để khám phá những điều tinh hoa của từng
thời đại qua chữ viết, từ đó mà biết được rằng những năm tháng ấy con người ta hiểu về đời như thế
nào, cảm về đời ra sao và đã trải qua những gì. Và trong rất nhiều những nghiên cứu về văn học, có một
một bộ môn rất đặc biệt, nó gắn liền với tất cả các tác phẩm thơ ca, văn chương, đó chính là “Lí luận văn
học”.

LÍ LUẬN VĂN HỌC LÀ GÌ?


Mình được lí giải khi mới được tiếp cận với “lí luận văn học” rằng đây là khoa học, khoa học về ngôn
ngữ. Lí luận văn học là những kiến thức, những thông tin mà đã được các nhà nghiên cứu chắt lọc
chuyên sâu và phân loại để khi ta đọc vào ta hiểu được thế nào là bản chất của văn chương, của sáng tác
nghệ thuật văn học, thế nào là thẩm mĩ văn chương. Rồi từ đó ta tìm được ra những quy luật chung nhất
của thứ nghệ thuật đặc biệt này, ta chạm được đến gần hơn những tư tưởng của các nhà văn và hiểu
sâu sắc hơn từng câu chữ họ viết trong tác phẩm.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LÍ LUẬN VĂN HỌC:

ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC:


Đã từng có rất nhiều lời bình phẩm tiêu cực về văn chương, rằng là văn chương là thứ giả dối, là thứ hoa
mĩ bóng bẩy chẳng đời nào ở cuộc sống xuất hiện, thế nhưng “ lí luận văn học” xuất hiện và nó chứng
minh được tất cả những lời phiến diện kia là sai.
Văn chương thực ra chẳng dối ai, như Nam Cao từng viết trong tác phẩm "Trăng Sáng" rằng “Nghệ thuật
không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối!” mà thực ra nó lại là những gì đời thực nhất,
con người nhất, “là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than.” ( Nam Cao). Đối tượng
của nghệ thuật văn chương từ cổ chí kim luôn là cuộc đời, là con người, là những gì hiện hữu trong thế
giới này. Đây chính là đặc trưng của văn học: Phản ánh đời sống con người qua câu chữ.
Từ văn chương mà ta có thể thấy được bản chất của đời sống, bản chất của con người, phản ánh được
tư tưởng, tình cảm của con người, phản ánh được trần thực xã hội qua từng thời kì lịch sử.

CHỨC NĂNG VĂN HỌC:


Văn học ngoài cho ta một góc nhìn chân thực nhất về đời sống, nó còn giúp ta nhận ra những giá trị
trong cuộc sống qua những câu chuyện riêng. “ Văn học là nhân học” (M.Gorki), là nơi ta có thể khám
phá thế giới, nhìn nhận con người và rồi ra rút ra được từ đó những bài học, những ý nghĩa của cuộc đời,
hướng ta đến “ Chân - Thiện - Mĩ”.
Đó chính là những chức năng của văn học: Nhận thức - Giáo dục - Thẩm mĩ - Giao tiếp - Giải trí.
NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC:
Trong mỗi tác phẩm văn học ta lại thấy hiện lên sau mỗi con chữ là mỗi cá tính văn học khác nhau. Mỗi
nhà văn, một suy nghĩ, mỗi cá nhân, một góc nhìn. Nhà văn, mỗi người đều có một cái tôi riêng biệt,
không trộn lẫn, từ đó tạo nên cá tính sáng tạo của mỗi người, tạo nên nét độc đáo cho phong cách nghệ
thuật của mình.
Ai cũng có thể viết nhưng không phải ai cũng được gọi là “ nhà văn”, hai tiếng cao quý ấy chỉ có thể để
dành cho những người sáng tác bằng trọn tâm huyết của mình, người chưa bao giờ ngừng tìm kiếm
những giá trị của cuộc đời, chưa từng ngừng chắt lọc những tinh hoa của cuộc sống để đưa vào từng áng
văn. Quá trình tìm ra những điều tinh túy đó chính là quá trình sáng tác mà một nhà văn chân chính cần
có, không được bỏ qua bất cứ một điểm nhỏ nào của đời, đi vào từng kẽ hở nhỏ nhất để lục tìm chất
liệu cho văn chương.

TIẾP NHẬN VĂN HỌC:


Nhà văn cảm đời bằng đôi mắt của mình, độc giả nhìn đời bằng câu chữ của nhà văn. Một tác phẩm có
“đời” trong đó thôi chưa đủ để gọi là một tác phẩm thành công, một tác phẩm thành công còn phải là
một tác phẩm mà chữ “ đời” đó chạm được đến những người đọc nó. Cách tiếp nhận của độc giả là một
trong những vấn đề quan trọng nhất trong lí luận văn học, vì nếu như một tác phẩm có đầy đủ những
yếu tố phía trên nhưng lại không chạm được đến trái tim bạn đọc thì đó, như là một tác phẩm đã chết.
Tiếp nhận văn học ở đây không chỉ đơn giản là đọc chữ, mà đó còn phải là sự cảm nhận, cảm thụ và thấu
hiểu. Là khi ta đọc một tác phẩm ta thấy được cuộc sống trong đó, ta hình dung được cuộc đời, thậm chí
ta nhìn thấy được chính mình trong từng câu chữ, như có thể vẽ nên một bức tranh với chất liệu là chữ
viết. Và khi một tác phẩm có thể khiến độc giả nhìn được đời được mình qua đó, như một tấm gương
phản chiếu, thì đó là một tác phẩm thành công, một tác phẩm giá trị và có thể trở thành một kiệt tác của
thời đại.
Với những nghiên cứu về văn học của các nhà nghiên cứu, đặc biệt ở lĩnh vực “ Lí luận văn học”, văn
chương dường như ngày càng trở thành một loại hình nghệ thuật thú vị và được chú trọng nhiều hơn.
Người ta dần nhận ra những giá trị thật sự của văn học, rằng văn chương không phải chỉ là để giải trí mà
còn là để cảm nhận và để hiểu ra cuộc đời. “ Lí luận văn học” đã kéo gần khoảng cách giữa tác phẩm với
độc giả hay thậm chí là giữa nhà văn và độc giả, để tác giả đến gần hơn với đời và để độc giả hiểu hơn
loại hình nghệ thuật này.

You might also like