You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa? Khái niệm hàng hoá?
Thuộc tính của hàng hoá? Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hoá? Lượng giá trị của hàng hoá? Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị của hàng hoá? Bản chất và chức năng của tiền?

 Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa :


Thứ nhất: Phân công lao động xã hội
– Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao
động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Phân công lao
động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã
hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa
dạng hơn.
– Sự phân công lao động xã hội khiến cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất
yếu. Khi có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một
vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có
nhiều loại sản phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, họ cần đến sản phẩm của nhau,
buộc phải trao đổi với nhau. Phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản
xuất đồng thời làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày
càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.
Thứ hai: Sự tách biệt kinh tế
– Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất được hiểu là
những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với
nhau. Vì thế, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế,
người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông
qua trao đổi, mua bán hàng hóa.
– Sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy định. Trong
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá
nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Sản xuất hàng
hóa ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ.
Chính vì thế, hai điều kiện đã khẳng định phân công lao động xã hội làm cho
những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt
kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau.
Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua
bán sản phẩm của nhau. Đó là 02 điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa.
 Khái niệm hàng hóa:
- Là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người,
thông qua trao đổi mua bán.
 Thuộc tính của hàng hoá:

- Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một số nhu cầu
nào đó của con người. (có thể là nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu cá
nhân, nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất…). Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có
các đặc điểm như sau:
 Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định
 Hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa
học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính
mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau. 
 Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương
thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất.
 Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà
cho người tiêu dùng hàng hóa (xã hội). Người mua có quyền sở hữu và
sử dụng hàng hóa theo mục đích của họ. Hay nói cách khác, sản phẩm
hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên
trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện
ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng
hóa có những đặc trưng cơ bản như sau: 

 Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
 Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa

 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá:

LĐ CỤ THỂ :

- Là LĐ có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định.
- Mỗi LĐCT có mục đích, đối tượng, công cụ, phương pháp và kết quả khác
nhau.
- Tạo ra GTSD của hàng hoá.
- PCLĐXH càng phát triển, hình thức LĐCTcàng phong phú
=> Tính chất tư nhân.

LĐ TRỪU TƯỢNG:

- Là LĐXH của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của
nó; là sự hao phí SLĐ nói chung về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
- Tạo ra GT của hàng hóa
- Giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người SXHH kết tinh trong
hàng hóa.
=> Tính chất xã hội.
=> Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn

 Lượng giá trị của hàng hoá:


 - Là một khái niệm trong kinh tế chính trị Mac-Lenin chỉ về một đại lượng đo
bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu
hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội
cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng
hóa.
 Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá?
Thứ nhất: Năng suất lao động
– Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao
động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
– Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động,
nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần
thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao
động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.
– Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động
lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân.
+ Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
+ Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản
xuất.
+ Trình độ tổ chức quản lý.
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
+ Các điều kiện tự nhiên.
Thứ hai: Cường độ lao động
– Cường độ lao động là đại dương chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một
đơn vị thời gian, nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng
của lao động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần
kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay
căng thẳng của lao động tăng lên.
– Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản
xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị
của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động thực chất
cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị
sản phẩm không đổi.
– Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau là đều dẫn
đến lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nhưng
chúng khác nhau là tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng
hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của
một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
Thứ ba: Tính chất của lao động
– Tính chất của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng
hóa. Theo tính chất của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn
và lao động phức tạp.
+ Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không
cần phải trải qua đào tạo cũng có thể làm được.
+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có
thể làm được.
 Bản chất và chức năng của tiền

Về bản chất:
- Tiền ra đời là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
- Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá.
- Tiền là quan hệ xã hội, biểu hiện QHSX giữa những người SX hàng hoá.

Về chức năng:
– Chức năng là phương tiện trao đổi: Khi tiền tệ xuất hiện, cũng là lúc quá trình
trao đổi hàng hóa dần xuất hiện. Hình thức trao đổi trực tiếp dần dần chuyển
qua trao đổi gián tiếp thông qua trung giang của tiền tệ. Tiền là vật ngang giá
chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người
khác trở nên thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất
của tiền tệ. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.

– Chức năng là phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng
hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo
khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến
trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày
càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của
con người…Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.

– Chức năng phương tiện thanh toán. Cùng với tiền quá trình trao đổi hàng hóa
giữa người với người được đơn giản hóa đi rất nhiều. Người nông dân có thể
bán lúa cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để mua công cụ.

– Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng
sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức năng
này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất. tích lũy.
Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì vậy hầu như các
loại hàng hóa không hư hỏng mới được sử dụng làm tiền, ví dụ vàng hay kim
cương. Nếu không có tiền thì người nông dân chỉ có thể trao đổi lúa gạo của
mình để đổi lấy các hàng hóa khác đến khi chúng bị hư hỏng.
– Chức năng tiền tệ thế giới. Tiền tệ của một nước có chức năng tiền tệ thế giới
khi được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải
là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc. Tiền tệ thực
hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá
trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm
vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng
tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng
và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ

2. Thị trường là gì? Vai trò của thị trường? Ưu thế và khuyết tật của
nền kinh tế thị trường? Các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị
trường?

 Thị trường là :
Ở cấp độ cụ thể Là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán. (Chợ, cửa hàng, siêu
thị… )
Ở cấp độ trừu tƣợng Là tổng hòa những quan hệ kinh tế, trong đó các chủ thể
được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và số
lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển của nền SXXH

 Vaii trò của thị trường


- Thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho SX phát triển
--Kích thích sự sáng tạo của các thành viên trong XH, tạo ra cách thức phân
bổ nguồn lực hiệu quả.
3 -Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia
với nền kinh tế thế giới.

 Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường


- Về ưu thế:
+) Động lực cho sự sáng tạo
+) Tạo ra các phƣơng thức để thỏa mãn nhu cầu con ngƣời, thúc đẩy
tiến bộ, văn minh xã hội KTTT tạo ra động lực cho sự sáng tạo
+) Các chủ thể luôn có cơ hội, các điều kiện thuận lợi để phát triển
+)KTTT chấp nhận ý tƣởng sáng tạo trong sx, kinh doanh và quản lý
+) KTTT phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền, quốc gia
+) KTTT tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người,
thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội

- Về khuyết tật của nền KTTT:


+) Tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng
+) Cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, xã hội
+) Sự phân hóa sâu sắc trong xã hội

 Các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường

Quy luật giá trị


• Vị trí: Là quy luật kinh tế cơ bản của SXHH
• Nội dung: SX và trao đổi phải trên cơ sở hao phí LĐXH cần thiết
• Yêu cầu:
+ SX: HPLĐCB phải phù hợp (nhỏ hơn hoặc bằng) HP LĐXHCT
+ Trao đổi: Theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở
• Sự hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung
quanh giá trị dưới sự tác động của cung cầu
Tác động của quy luật giá trị
+) Điều tiết sản xuất và lƣu thông hàng hóa
+) Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng NSLĐ
+) Phân hóa ngƣời SXHH thành ngƣời giàu, ngƣời nghèo một cách tự nhiên
Quy luật cung - cầu:
• Vị trí: là quy luật điều tiết quan hệ cung cầu trên TT, đòi hỏi cung cầu phải
có sự thống nhất
• Nội dung:
+ Cung >cầu => giá cả < giá trị
+ Cung<cầu => giá cả > giá trị
+ Cung=cầu => giá cả = giá trị
• Tác động:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, a/h đến giá cả
- Căn cứ vào cung cầu có thể dự đoán xu hướng biến động giá cả

Quy luật lưu thông tiền tệ:


• Yêu cầu: việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên yêu cầu của lưu thông HH và
DV,
thống nhất với lưu thông hàng hóa. (Nếu không thống nhất => trì trệ hoặc lạm
phát)
• Công thức chung xác định số lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông:
Trong đó:
M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định;
P là mức giá cả;
Q là khối lượng hàng hóa, dịch vụ đưa ra lưu thông;
V là số vòng lưu thông của đồng tiền.
* Quy luật lƣu thông tiền tệ
• Khi xuất hiện chức năng thanh toán, công thức xác định như sau:
M = P.Q − G1 + G2 + G3/V
Trong đó:
P.Q là tổng giá cả hàng hóa;
G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu;
G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau;
G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán;
V là số vòng quay trung bình của tiền tệ.
• Ý nghĩa: là cơ sở để Nhà nước phát hành tiền tệ hợp lý trên cơ sở nguyên lý
của quy luật lưu thông tiền tệ, tránh được lạm phát hoặc trì trệ.
* Quy luật cạnh tranh
• KN: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể nhằm giành giật ưu thế để
thu được lợi ích tối đa.
• Yêu cầu: Quy luật cạnh tranh là quy luật điều tiết mối quan hệ ganh đua kinh
tế. Khi đã tham gia thị trường, bên cạnh hợp tác thì phải chấp nhận cạnh tranh
• Các loại cạnh tranh:
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành
+ Cạnh tranh giữa các ngành

3. Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường?

You might also like