You are on page 1of 1

. DẠY & HỌC = ĐAM MÊ .

BT về nhà: HYĐROCACBON

Câu 2. Một hỗn hợp X gồm 1 ankan, 1 anken, 1 ankin có thể tích 1,792 lít (ở đkc) chia làm 2 phần
bằng nhau: Phần 1 cho qua dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 0,735 gam kết tủa và thể tích hỗn hợp
giảm 12,5%. Phần 2 đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm vào 9,2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0125 thu
được 11,0 gam kết tủa. Xác định CTPT của các hidrocacbon
Câu 3. Cho 5 chất khí: CO2, C2H4, C2H2, SO2, CH4 đựng trong 5 bình riêng biệt. Trình bày phương
pháp hóa học phân biệt mỗi bình trên. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu 4. Nung nóng hỗn hợp khí X gồm H2, C2H2, C2H4 có Ni xúc tác thu được 5,6 lít (ở đktc) hỗn
hợp khí Y có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 12,2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản
phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra kết tủa. Tính khối lượng kết tủa tạo thành (biết rằng
các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Câu 5. 1. Cho sơ đồ phản ứng:
A + HCl → B + C (1);
B + Ag2O ⎯⎯⎯→ A + D
ddNH
3
(2)
Biết từ 14,7 gam A thu được 0,1 mol B, hệ số các chất trong (1) đều bằng 1; B là hiđrocacbon. Tìm
CTCT A, B, C, D.
2. A và B là hai hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen có công thức phân tử lần lượt là C8H10 và C8H8.
a) Viết công thức cấu tạo có thể có của A và B.
b) Viết phương trình hóa học dưới dạng công thức cấu tạo xảy ra (nếu có) khi cho A và B lần
lượt tác dụng với H2 dư (Ni, to); dung dịch brom.
Câu 5. Hỗn hợp X gồm H2 và một hidrocacbon A ở thể khí (ở đktc). Để xác định CTPT của A ngưòi
ta dùng 3 cách sau đây: Cách 1: đốt cháy hoàn toàn a gam X được 13,2 gam CO2. Mặt khác a gam
X tác dụng với tối đa 4,48 lít H2 (ở đktc). Cách 2: tỷ khối d X / H = 6,7. Cho qua X qua Ni nung nóng
2

(A phản ứng hết) thu được Y có dY / H =16,75. Cách 3: hỗn hợp Z gồm CO2 và O2 có M Z = 100 / 3 . Lấy
2

20,16 lít Z (ở đktc) trộn với một lượng A được hỗn hợp M có M = 35 . Đốt cháy M cho nước ngưng
tụ được hỗn hợp M’ trong đó A còn 33,33% so với lượng A ban đầu.
Xác định CTPT của A theo 3 cách trên và tính thể tích A đã dùng khi tiến hành theo 3 cách trên
Câu 7. Một hỗn hợp gồm H2, một ankan và một ankin. Hai hiđrocacbon này có cùng số nguyên tử C.
Đốt cháy 100,0 cm3 hỗn hợp trên thu được 210,0 cm3 khí CO2. Nếu đun nóng 100,0 cm3 hỗn hợp với
bột Ni thì chỉ còn 70,0 cm3 một hiđrocacbon duy nhất. (các thể tích các khí đo ở cùng điều kiện).
a) Tìm CTPT của 2 hiđrocacbon trên và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp đầu
b) Tính thể tích khí O2 để đốt cháy 100 cm3 hỗn hợp?
Câu 8. Đốt cháy một hiđrocacbon X ở thể khí với 0,96 gam khí O2 trong bình kín rồi cho các sản
phẩm sau phản ứng lần lượt qua bình (1) chứa CaCl2 khan dư; bình (2) chứa 1,75 lít Ca(OH)2 0,01M.
Sau thí nghiệm thấy ở bình (2) thu được 1,5 gam kết tủa và cuối cùng còn 0,112 lít khí duy nhất
thoát ra (ở đktc). Tìm CTPT của hiđrocacbon X. (Biết các phản ứng hoàn toàn)

Thầy giáo : HOÀNG THANH PHONG - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

You might also like