You are on page 1of 205

Giáo trình nội bộ Tin học căn bản

MỤC LỤC

Chương 1: HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN ......................................... 1


I. Các kiến thức về máy tính....................................................................................................... 1
1. Phần cứng ............................................................................................................................... 1
2. Phần mềm ............................................................................................................................... 6
II. Ứng dụng của công nghệ thông tin ........................................................................................ 9
1. Khoa học kỹ thuật .................................................................................................................. 9
2. Giáo dục ................................................................................................................................. 9
3. Y tế ......................................................................................................................................... 9
4. Kinh tế .................................................................................................................................... 9
5. Quốc phòng .......................................................................................................................... 10
6. Chính phủ ............................................................................................................................. 10
7. Ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông ................................................................................. 10
III. An toàn lao động và bảo vệ môi trường ........................................................................... 122
1. An toàn lao động ................................................................................................................ 122
2. Bảo vệ môi trường ................................................................................................................ 16
IV. An toàn thông tin.............................................................................................................. 166
1 . Một số kiến thức liên quan ................................................................................................ 166
2. Phần mềm độc hại và cách phòng chống ............................................................................. 20
3. Một số phần mềm phòng chống virus máy tính ................................................................... 21
Chương 2: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN ....................................................................... 222
I. Hiểu biết cơ bản để làm việc với máy tính ........................................................................ 222
1. Trình tự hoạt động chung của máy tính ............................................................................. 222
2. Xử lý một số sự cố máy tính .............................................................................................. 222
3. Một số quy tắc an toàn cơ bản ............................................................................................ 222
II. Thao tác cơ bản trên hệ điều hành ..................................................................................... 233
1. Khởi động và đăng nhập máy tính ..................................................................................... 233
2. Sử dụng chuột máy tính...................................................................................................... 233
3. Chuột cảm ứng trên máy tính xách tay............................................................................... 244
4. Sử dụng bàn phím............................................................................................................... 244
5. Màn hình chính của hệ điều hành....................................................................................... 255
6. Màn hình cửa sổ chương trình ứng dụng ........................................................................... 266
III. Quản lý thư mục và tập tin ............................................................................................... 277
1. Khái niệm tập tin, thư mục, ổ đĩa, đường dẫn và lối tắt ..................................................... 277
2. Giới thiệu chương trình Windows Explorer ....................................................................... 288
3. Một số thao tác cơ bản ......................................................................................................... 29
4. Tìm kiếm ............................................................................................................................ 311
IV. Một số phần mềm tiện ích ................................................................................................ 322
1. Thay đổi độ phân giải màn hình ......................................................................................... 322
2. Thiết lập giao diện, hình nền cho Desktop ......................................................................... 333
3. Thay đổi, gỡ bỏ một chương trình ứng dụng ..................................................................... 333
4. Xem thông tin hệ thống của máy tính ................................................................................ 333
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản
5. Nén và giải nén dữ liệu ...................................................................................................... 333
6. Định dạng nén ZIP ............................................................................................................. 344
7. Định dạng nén RAR ........................................................................................................... 344
V. Sử dụng tiếng Việt..............................................................................................................344
1. Font chữ tiếng Việt............................................................................................................. 355
2. Kiểu gõ ............................................................................................................................... 355
3. Gõ tiếng Việt với chương trình Unikey ............................................................................. 355
VI. Sử dụng máy in .................................................................................................................366
1. Lựa chọn máy in................................................................................................................. 366
2. In ấn.................................................................................................................................... 366
Chương 3: XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN .................................................................................39
I. Kiến thức cơ bản Microsoft Word .........................................................................................39
1. Khởi động............................................................................................................................. 39
2. Cửa số chương trình ............................................................................................................. 39
3. Các chế độ hiển thị văn bản ............................................................................................... 411
II. Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản ...............................................................................455
1. Tạo văn bản mới................................................................................................................. 455
2. Lưu văn bản........................................................................................................................ 466
3. Mở văn bản ........................................................................................................................ 466
4. Đóng văn bản ..................................................................................................................... 466
5. Một số quy tắc nhập văn bản ............................................................................................. 477
6. Các kỹ thuật di chuyển con trỏ trong văn bản.................................................................... 477
7. Các kỹ thuật về chọn văn bản ............................................................................................ 488
8. Xử lý lỗi hiển thị tiếng Việt ............................................................................................... 500
III. Định dạng văn bản ............................................................................................................511
1. Định dạng ký tự.................................................................................................................. 511
2. Định dạng đoạn văn bản..................................................................................................... 566
3. Định dạng văn bản bằng style ............................................................................................ 633
IV. Chèn các đối tượng vào văn bản .......................................................................................644
1. Hình ảnh ............................................................................................................................. 644
2. Hình vẽ ............................................................................................................................... 655
3. Chữ nghệ thuật ................................................................................................................... 677
4. Một số thao tác xử lý trên đối tượng đồ họa ...................................................................... 688
5. Tạo chú thích cuối trang, cuối văn bản .............................................................................. 700
6. Một số chức năng đặc biệt ................................................................................................. 711
7. Bảo vệ tài liệu .................................................................................................................... 744
8. Bảng ................................................................................................................................... 755
V. Kết xuất và in ấn ................................................................................................................822
1. Chọn khổ giấy, lề giấy ....................................................................................................... 822
2. Hiển thị số dòng ................................................................................................................. 833
3. In văn bản ............................................................................................................................853
Chương 4: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN ......................................................................977
I. Kiến thức cơ bản về bảng tính .............................................................................................977
II. Sử dụng phần mềm bảng tính .............................................................................................988
1. Tạo bảng tính mới .............................................................................................................. 988
2. Lưu bảng tính ..................................................................................................................... 988
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản
3. Mở bảng tính ........................................................................................................................ 99
4. Đóng bảng tính ..................................................................................................................... 99
5. Phóng to thu nhỏ bảng tính (Zoom) ..................................................................................... 99
6. Hiển thị bảng tính ................................................................................................................. 99
7. Làm việc với ô và khối ô ...................................................................................................... 99
8. Làm việc với trang tính .................................................................................................... 1022
III. Định dạng trang tính ....................................................................................................... 1055
1. Nhập dữ liệu ..................................................................................................................... 1055
2. Xóa nội dung .................................................................................................................... 1077
3. Hiệu chỉnh nội dung ......................................................................................................... 1077
4. Sử dụng chức năng AutoFill ............................................................................................ 1077
5. Định dạng ô, dãy ô ........................................................................................................... 1099
6. Định dạng nâng cao .......................................................................................................... 1100
7. Sắp xếp dữ liệu ................................................................................................................. 1122
IV. Sử dụng hàm .................................................................................................................. 1144
1. Biểu thức .......................................................................................................................... 1144
2. Hàm .................................................................................................................................. 1144
3. Hàm cơ bản ...................................................................................................................... 1155
4. Hàm điều kiện ................................................................................................................ 11818
5. Các hàm logic ................................................................................................................. 11919
6. Hàm chuỗi ........................................................................................................................ 1200
7. Hàm ngày tháng ............................................................................................................... 1211
8. Hàm tìm kiếm ................................................................................................................... 1222
V. Kết xuất và in ấn .............................................................................................................. 1244
1. Cài đặt trang in ................................................................................................................. 1244
2. Khai báo trang in .............................................................................................................. 1244
3. Thiết lập các vùng in ........................................................................................................ 1255
4. In tiêu đề của vùng dữ liệu ............................................................................................... 1255
5. Ngắt trang ......................................................................................................................... 1265
6. Tùy chỉnh tỷ lệ in ............................................................................................................. 1266
7. Tùy chọn thông tin trang tính ........................................................................................... 1266
8. Chèn tiêu đề đầu và chân trang ........................................................................................ 1276
9. Biểu đồ và in ấn .............................................................................................................. 13427
Chương 5: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN................................................................ 1400
I. Kiến thức cơ bản ............................................................................................................... 1400
1. Trình tự thiết kế bài trình chiếu ........................................................................................ 1400
2. Các chức năng chính của phần mềm trình chiếu. ............................................................. 1400
II. Sử dụng phần mềm trình chiếu ........................................................................................ 1400
1. Khởi động chương trình ................................................................................................... 1400
2. Cửa sổ chương trình ......................................................................................................... 1400
3. Tạo bài trình chiếu mới .................................................................................................... 1411
4. Lưu bài trình chiếu ........................................................................................................... 1411
5. Đóng và mở bài trình chiếu .............................................................................................. 1422
6. Sử dụng mẫu định dạng .................................................................................................... 1422
7. Sao chép, di chuyển slide giữa hai bài trình chiếu ........................................................... 1444
8. Sắp xếp lại các slide ......................................................................................................... 1444
9. Ẩn, hiện các slide ............................................................................................................. 1444
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản
10. Tô nền ............................................................................................................................ 1455
11. Section............................................................................................................................ 1455
12. Chèn Header and Footer ................................................................................................ 1466
13. Làm việc với trang chiếu chủ ..........................................................................................1466
14. Hiển thị và trình chiếu bài trình chiếu...........................................................................14747
III. Thiết kế bài trình chiếu ...................................................................................................1500
1. Thay thế Font ................................................................................................................... 1500
2. Canh lề văn bản theo chiều dọc ....................................................................................... 1500
3. Xoay văn bản ................................................................................................................... 1511
4. Chia cột văn bản............................................................................................................... 1511
5. Chèn liên kết .................................................................................................................... 1511
6. Bảng biểu ..........................................................................................................................1522
7. Đối tượng đồ họa ..............................................................................................................1522
8. Biểu đồ ..............................................................................................................................1555
IV. Chèn hiệu ứng .................................................................................................................1566
1. Hiệu ứng chuyển trang ..................................................................................................... 1576
2. Hiệu ứng hoạt hình ......................................................................................................... 15858
3. Trigger: ........................................................................................................................ 15959
V. Kết luận và in ấn ................................................................................................................160
1. Chọn kích thước và hướng trình bày cho slide ...................................................................160
2. In bài trình chiếu .................................................................................................................160
3. Chuyển bài trình chiếu sang MS Word .............................................................................. 161
CHƯƠNG 6: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN ....................................................................167
I. Kiến thức cơ bản ..................................................................................................................167
1. Một số thuật ngữ thông dụng ............................................................................................. 167
2. Các dịch vụ tiện ích chính Intenet .................................................................................. 16868
3. Lợi ích và tác hại của Internet ........................................................................................ 16868
4. Bảo mật thông tin ..............................................................................................................1700
II. Sử dụng trình duyệt Web..................................................................................................1722
1. Khái niệm ......................................................................................................................... 1722
2. Một số trình duyệt web phổ biến ...................................................................................... 1722
3. Thao tác duyệt web với Google chrome ...........................................................................1733
4. Đánh dấu trang web ........................................................................................................17878
III. Một số dịch vụ trên Internet ......................................................................................... 17879
1. Tìm kiếm thông tin trên Internet .....................................................................................17979
2. Tìm kiếm với Google ....................................................................................................... 1800
3. Tìm trang Web ................................................................................................................. 1800
4. Tìm hình ảnh .................................................................................................................... 1800
5. Tìm hình bằng hình ảnh cho trước ................................................................................... 1811
6. Giới hạn phạm vi tìm kiếm bằng các bộ lọc .................................................................... 1811
7. Một số tính năng tìm kếm đặc biệt................................................................................... 1811
8. Tìm kiếm nâng cao........................................................................................................... 1822
9. Lưu nội dung trên web về máy tính ................................................................................18383
10. Lưu trữ trực tuyến .........................................................................................................18383
11. Sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến................................................................18787
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản
IV. Sử dụng dịch vụ thư điện tử ........................................................................................... 1900
1. Giới thiệu chung ............................................................................................................... 1900
2. Tạo và sử dụng Google mail .............................................................................................. 191
3. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thư ........................................................................ 195
4. Sử dụng thư điện tử với MS Outlook 2010 ........................................................................ 198
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

Chương 1: HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN

I. Các kiến thức về máy tính


Thông tin và đơn vị đo thông tin
Con người luôn có nhu cầu tiếp thu thông tin mới. Thông tin giúp con người hiểu
biết, nhận thức tốt hơn các đối tượng trong cuộc sống. Với sự trợ giúp của máy tính, việc
tập hợp và xử lý các sự kiện thô để tạo ra các thông tin kết quả phục vụ con người này càng
nhanh chóng và chính xác.
Phân biệt dữ liệu và thông tin
• Dữ liệu (data): Sự kiện thô chưa được xử lý hay giải thích, được đưa vào máy tính
thông qua tác vụ nhập liệu.
• Thông tin (information): Dữ liệu đã được diễn giải, xử lý, tổ chức hoặc cấu trúc ở
dạng ý có nghĩa, đáp ứng cho các yêu cầu của con người.
Đơn vị đo lường thông tin
• Bit (Binary digit): Đơn vị cơ bản đo lường thông tin, một bit tương đương với 2
khả năng Có (Yes) hoặc không (No) của một sự kiện nào đó. Ký hiệu của bit là B.
• Các đơn vị đo thông tin thường dùng:
Tên gọi Ký hiệu Giá trị
Byte B 8 bit
Kilobytes KB 1024 B
Megabytes MB 1024 KB
Gigabytes GB 1024 MB
Terabytes TB 1024 GB
Bảng 1 Đơn vị đo lường thông tin
1. Phần cứng
Phần cứng (hardware) gồm toàn bộ các thiết bị, linh kiện cấu thành máy tính.
Đơn vị xử ký trung tâm – CPU

Hình 1.1 Minh họa một số loại CPU

1
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

• Dùng để điều khiển và thực hiện các phép toán. Các hoạt động này được kiểm soát
chính xác bởi xung nhịp của đồng hồ hệ thống, được tính bằng triệu đơn vị mỗi giây
(Mhz).
• CPU (Central Processing Until) gồm 3 thành phần chính:
- Khối điều khiển (CU-Control Unit): Thông tin các lệnh của chương trình và điều
khiển các hoạt động xử lý.
- Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit): Thực hiện các phép tính số học và
logic.
- Các thanh ghi (Registers): Vùng nhớ có dung lượng cực nhỏ với tốc độ truy cập
cao, nằm ngay trong CPU, dùng để lưu trữ tạm thời những thông tin điều khiển,
địa chỉ các ô nhớ hay các giá trị trung gian và kết quả tính toán.
Bộ nhớ
Bộ nhớ trong (memory) còn gọi là bộ nhớ chính, có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu và lệnh
để xử lý, gồm 2 loại:
ROM (Read Only Memory) – Bộ nhớ chỉ đọc:
- Thường dùng để chứa chương trình về hệ thống mà người dùng không thể truy cập
được.
- Thông tin chứa Rom không bị mất khi ngắt nguồn cung cấp điện.
- Dung lượng rất nhỏ.
- BIOS (Basic Input/Output System – Hệ thống xuất nhập cơ bản): Chương trình chứa
trong ROM được chạy đầu tiên khi máy tính khởi động. BIOS kiểm tra, chuẩn bị
cho máy tính, để chương trình chứa trong các thiết bị lưu trữ (Ổ cứng, CD-DVD,
USB Flash Drive…) có thể hoạt động.
RAM (Random Access Memory) – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên:
- Chứa dữ liệu chương trình, kết quả phát sinh trong quá trình hoạt động của máy
tính.
- Thông tin chứa trong RAM bị xóa khi ngắt nguồn cung cấp điện.
- Dung lượng nhỏ.
Một số loại RAM dùng trong máy tính hiện nay:
- SRAM (Static RAM): RAM tĩnh – tốc độ truy xuất nhanh, không cần làm tươi
(refresh) để giữ thông tin lưu trữ. Thường được dùng để chứa các thông tin của hệ
thống trong quá trình khởi động máy tính.
- DRAM (Dynamic RAM): Ram động – tốc độ truy xuất không nhanh bằng SRAM,
cần phải phải làm tươi (refresh) để giữ thông tin lưu trữ. Giá thành DRAM rẽ hơn
SRAM nên người ta dùng DRAM để chế tạo bộ nhớ dùng cho các chương trình hoạt
động trong máy tính và bộ nhớ cho card đồ họa.
Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ phụ (Secondary memory):
2
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

• Chứa các dữ liệu, chương trình, kết quả chưa dùng ngay mà có thể đưa dần vào máy
trong quá trình làm việc. Đôi khi người ta còn gọi bộ nhớ này là hệ thống lưu trữ
(storage systems).
• Thông tin không bị xóa khi ngắt điện.
• Dung lượng lớn, hoặc có khả năng thay đổi dễ dàng.
• Cổng giao tiếp của ổ cứng và máy tính thường gặp là PATA, SATA, SATA2,
SATA3,…
• Cổng giao tiếp của ổ cứng và máy tính thường gặp là PATA, SATA,SATA2, SATA
3,…
• Một số loại bộ nhớ phụ thường gặp:
- Ỗ đĩa từ (HDD – Hard Drive).
- Ỗ đĩa thể rắn (SSD – Solid Drive).
- Ỗ đĩa quang (CD, DVD, HD DVD, Bluray).
- Ổ đĩa lưu tự động (USB Flash Drive).
- Thẻ nhớ.
Thiết bị nhập xuất
Thiết bị nhập (Input device)
Dùng để đưa thông tin vào máy tính. Một số thiết bị nhập thông dụng:

Hình 1.2 Bàn phím thông dụng và con chuột


• Bàn phím (Keyboard)
- Bàn phím là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống
máy tính.
- Bàn phím được kết nối với máy tính thông qua cổng PS/2, USB và không dây.
• Chuột (Mouse)
• Các thiết bị nhập khác có thể như:
- Máy quét (scanner).
- Máy quay, máy ảnh số (video camcorder, camera).
- Bảng vẽ đồ họa (graphic table).
- Cần điều khiển (joystick).
- Các loại đầu đọc: Thẻ nhớ, mã vạch, thẻ từ.
Thiết bị xuất (Output device)
3
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

Dùng để kết xuất thông tin ra khỏi máy tính. Một số thiết bị xuất thông dụng:
• Màn hình (monitor).
• Loa, tai nghe (speake, headphone).
• Máy chiếu.
• Máy in (printer).
Bus máy tính
• Là hệ thống phục vụ cho việc trao đổi dữ liệu giữa các thành phần khác nhau trong
máy tính (CPU, bộ nhớ, các thiết bị nhập/xuất).
• Các máy tính hiện nay có xu hướng tích hợp hệ thống bus, CPU, ROM, RAM và
các hệ thống điều khiển đồ họa, âm thanh, các cổng kết nối nhập/xuất vào chung
trên một bản mạch chủ - được gọi là Main Board.
Nguồn cung cấp điện năng
• Cung cấp và kiểm soát điện năng cho hoạt động của tất cả các thiết bị phần cứng.
• Nguồn cung cấp điện năng có thể là pin, ắc qui hay bộ đổi và kiểm soát điện năng
(các mức điện thế: Đầu vào 100V AC ~ 240V AC. Đầu ra: ±5V DC, ±12VDC, …)
Các cổng giao tiếp thông dụng
Cổng nối tiếp (Serial port)
• Là cổng thông dụng trong các máy tính dùng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy
tính theo kiểu tuần tự như: Bàn phím, chuột điều khiển, modem, máy quét…
• Cổng nối tiếp thông dụng nhất hiện nay là RS-232 thường được dùng trong các thiết
bị điều khiển (Controller).
• Do tốc độ truyền dữ liệu chậm nên các cổng nối tiếp đang dần được thay thế bằng
các cổng USB có tốc độ nhanh hơn.
Cổng song song (Parallel Port)
• Là cổng thường được dùng kết nối máy in vào máy tính trong thời gian trước đây
nên còn được gọi là cổng LPT (Line Printer Termical). Ngoài ra chúng còn được sử
dụng kết nối đến nhiều thiết bị khác với một tốc độ cao hơn so với cổng nối tiếp.
• Cổng song song còn được sử dụng để kết nối các máy tính với nhau để truyền dữ
liệu, tuy nhiên chúng phải được hổ trợ từ hệ điều hành hoặc phần mềm.
• Một số hãng phần mềm còn sử dụng cổng song song để gắn thiết bị xác nhận bản
quyền nhằm tránh hiện tượng sao chép và sử dụng phần mềm trái phép.
D-sub hay VGA (Video Graphics Array)
• VGA là một chuẩn giao tiếp tuần tự của máy tính được IBM dùng để xuất đồ họa
duwosi dạng video thành từng dãy ra màn hình.

4
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

• Băng thông VGA cho phép hỗ trợ độ phân giải Full HD và thậm chí là cao hơn. Tuy
nhiên do bản chất là kết nối tương tự (analog), tín hiệu sẽ bị suy giảm trong quá
trình truyền tải tùy theo chất lượng và chiều dài của dây cáp.
DVI (Digital Video Interface)
• DVI là cổng truyền tín hiệu video số (digital) trực tiếp đến màn hình mà không cần
phải qua bước chuyển về tín hiệu tương tự như trước đây.
• DVI cung cấp tín hiệu hình ảnh analog và digitial cho màn hình trên một kết nối
duy nhất. Đây là giao tiếp phổ biến giữa màn hình và card đồ họa. DVI ngày càng
được sử dụng phổ biến hơn ở các hãng sản xuất card đồ họa và màn hình LCD. Cho
đến nay card đồ họa và LCD thường hỗ trợ 2 ngõ tiếp là DVI và VGA (D-Sub),
trong các thiết bị cao cấp còn có thể được tích hợp thêm ngõ HDMI.
• Các loại đầu nối DVI thông dụng: DVI-Digital (DVI-D), DVI-Anlog (DVI-A) và
DVI-Integrated (Digital & Anlog hay còn gọi là DVI-I).
HDMI (High-Definition Multimedia Interface)
• Là cổng giao tiếp âm thanh, hình ảnh tương thích với máy tính, màn hình hiển thị
và các thiết bị điện tử gia đình theo chuẩn giao tiếp hình ảnh kỹ thuật số.
• HDMI hỗ trợ tất cả các chuẩn hình ảnh tiêu chuẩn, tăng cường, hoặc độ nét cao,
cũng như tín hiệu âm thanh đa kênh một dây cáp duy nhất. Nó truyền tải tín hiệu
TV độ nét cao ATSC và hỗ trợ âm thanh KTS 8 kênh, với băng thông là 5 Gbps.
HDMI có khả năng đáp ứng những đòi hỏi mở rộng băng thông trong tương lai.
• HDMI sử dụng đầu kết nối 19 chân và có 3 kích thước chính: Chuẩn A (HDMI tiêu
chuẩn – standard), chuẩn C (mini HDMI) và chuẩn D (micro HDMI).
DisplayPort
• DisplayPort là chuẩn kết nối được phát triển bởi VESA với mục tiêu truyền tải tín
hiệu hình ảnh đến thiết bị trình chiếu (điển hình là màn hình máy tính). Tuy nhiên
nó được thiết kế đa nhiệm nên ngoài tín hiệu hình ảnh, DisplayPort còn hỗ trợ tín
hiệu âm thanh, dữ liệu USB, …
Audio
 Cổng kết xuất âm thanh từ máy tính ra các thiết bị ngoài.
 Có kích cỡ đường kình 6,35 mm hoặc 3.5 mm.
RJ45
 Là cổng kết nối mạng có dây thông dụng hiện nay.
 Hầu hết các máy tính đều tích hợp cổng RJ45 để kết nối các thiết bị với mạng có
dây.
USB (Universal Serial Bus)
 Là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng trong máy tính.

5
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

 USB sử dụng kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính với tính năng cắm nóng thiết
bị (nối/ngắt các thiết bị mà không cần phải khởi động lại hệ thống).
 Cho phép mở rộng 127 thiết bị kết nối cùng vào một máy tính thông qua một cổng
USB duy nhất.
 USB 1.0: Hỗ trợ hai chế độ tốc độ (1.5 Mbps và 12 Mbps).
 USB 2.0: Hỗ trợ ba chế độ tốc độ (1.5 Mbps; 12 Mbps và 480Mbps).
 USB 3.0: Có tốc độ nhanh hơn đến 10 lần so với USB 2.0, đồng thời hỗ trợ đọc/ghi
dữ liệu cùng lúc. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa qua kết nối USB 3.0 có thể đạt đến
5.000 Mbps.
SATA (Serial Advanced Technology Attachment)
 Là một chuẩn giao tiếp kết nối giữa máy tính và các ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang.
 SATA có thể hổ trợ tốc độ truyền dữ liệu cao và chế độ cắm nóng mày không cần
tắt máy.
 SATA có tốc độ truyền tải khoảng 15MBps (SATA 1); 300MBPS (SATA 2) và
600MBps (SATA 3).
 ESATA (External Serial Advanced Technology Attachment) là một biến thể của
giao diện SATA để kết nổi với các ổ đĩa rời.
2. Phần mềm
2.1 Khái niệm
Phần mềm (Software) là các chương trình có chức năng điều khiển, khai thác phần
cứng để thực hiện các yêu cầu của người dùng. Phần mềm thực hiện chức năng của nó
bằng cách gửi những chỉ thị trực tiếp đến phần cứng hay cung cấp dữ liệu để phục vụ các
chương trình khác.
2.2 Phân loại
Phần mềm thường được chia thành hai loại chính: Phần mềm hệ thống và phần mềm
ứng dụng.
 Phần mềm hệ thống là phần mềm máy tính thiết kế cho việc vận hành và điều khiển
phần cứng máy tính, cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm ứng dụng. Ví
dụ: Hệ điều hành, các trình điều khiển driver, BIOS, …
 Phần mềm ứng dụng là loại chương trình có khả năng làm cho máy tính thực hiện
trực tiếp một công việc nào đó mà người dùng muốn thực hiện. Một số phần mềm
ứng dụng phổ biến như: Phần mềm văn phòng, phần mềm tiện ích, phần mềm lập
trình,…
2.2.1 Hệ điều hành
Khái niệm

6
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

Hệ điều hành là chương trình dùng để điều hành quản lý các thiết bị phần cứng và
các tài nguyên phần mềm trên máy tính, tạo môi trường để người dùng tương tác với máy
tính một cách thuận lợi và hiệu quả.
Chức năng
Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần
cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện
các ứng dụng của họ một cách dễ dàng. Các chức năng của hệ điều hành bao gồm:
 Quản lý quá trình xử lý.
 Quản lý bộ nhớ.
 Quản lý tài nguyên.
 Giao tiếp với người dùng.
Trên thị trường có nhiều hệ điều hành như Windows, Mac OS (Macintosh Operating
System) hay Linux. Tuy nhiên, Windows là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất trên
các máy tính hiện nay.
2.2.2 Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng là các chương trình phục vụ cho nhu cầu của người dùng. Phần
mềm ứng dụng chỉ hoạt động được khi máy tính đã được nạp hệ điều hành.
Các phần mềm ứng dụng được chia thành: Ứng dụng chung và ứng dụng đặc thù.
Các chương trình ứng dụng chung:
 Xử lý văn bản (Word processing): Notepad và Wordpad trong hệ điều hành
Windows; Microsoft Word; Writer trong Open Office; chương trình trực tuyến
Google Sheet,…
 Bảng tính (Spreadsheet): Microsoft Excel; Calc trong open Office; chương trình
trực tuyến Google Sheet, …
 Trình diễn (Pressentation): Microsoft PowerPoint; Impress trong Open Office;
chương trình trực tuyến của Google Slides.
 Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft Access; SLQ Server; Oracle,..
 Thư điện tử: Yahoo mail, gmail, hotmail, ...
 Duyệt web: Internet Explorer, Firefox, Google Chrome, Opera, …
 Đồ họa đa phương tiện: Paint trong hệ điều hành Windows; Photoshop; Corel Draw;
Adobe Illustrator, ...
 Công cụ cho nhóm làm việc: Teamviewer
Các chương trình ứng dụng đặc thù:
Kế toán – tài chính, tiếp thị - bán hàng, chế tạo, sản xuất sản phẩm, quản trị quan hệ
khách hàng, quản trị nguồn nhân lực.
Phần mềm lập trình

7
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

Phần mềm lập trình là một phần mềm ứng dụng sử dụng các ngôn ngữ lập trình để
tạo ra một ứng dụng hay phần mềm mới.
Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay:
• Ngôn ngữ lập trình C: Ngôn ngữ lập trình mục đích chung (General purpose
programing language) được xây dựng bởi Dennis Ritchie. C là ngôn ngữ rất hiệu
quả và được ưa chuộng để tạo ra các phần mềm hệ thống, mặc dù nó cũng có khả
năng tạo các chương trình ứng dụng.
• Ngôn ngữ lập trình Java: Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được phát triển vào
cuối những năm 1990 bởi James Gosling và các đồng nghiệp của ông tại Sun
Microsystems. Java được ứng dụng rất rộng rãi, chủ yếu là các ứng dụng được viết
trên Internet (game, app hoặc các chức năng web). Java còn là nền tảng chính để
hình thành và phát triển hệ điều hành android.
• Ngôn ngữ lập trình PHP: Ngôn ngữ phổ biến, đặc biệt phù hợp để phát triển web.
• Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.NET: Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
(object oriented programming language) do Microsoft thiết kế lại từ con số không.
Visual Basic.NET (VB.NET) không kế thừa hay bổ sung, phát triển từ Visual Basic
mà là một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới trên .NET Framework của Microsoft.
• Ngôn ngữ lập trình Perl: Được Larry Wall xây dựng từ năm 1987, với mục đích
chính là tạo ra một ngôn ngữ lập trình có khả năng chắt lọc, xử lý một lượng lớn dữ
liệu nhằm thu được kết quả cần tìm.
Phân biệt phần mềm nguồn đóng và phần mềm nguồn mở
Phần mềm nguồn đóng
Phần mềm nguồn đóng là phần mềm mà mã nguồn không được công bố. Để sử dụng
phần mềm nguồn đóng, người dùng cần có giấy phép sử dụng phần mềm. Các hình thức
sao chép và sử dụng phần mềm nguồn đóng khi không có giất phép sử dụng bị xem như là
không hợp pháp. Thông thường phần mềm nguồn đóng là phần mềm thương mại.
Phần mềm thương mại, là phần mềm mà người dùng phải bỏ ra một số tiền để có
được quyền sử dụng. Khi người dùng mua một phần mềm thương mai, trong sản phẩm sẽ
có đính kèm một giấy phép EULA. Trong đó quy định rõ các quyền của người dùng cuối.
Giấy phép người dùng cuối EULA (End User License Agreement)
• Người dùng không sở hữu phần mềm.
• Quy định cách thức để người dùng có thể sử dụng phần mềm.
• Hạn chế các quyền cho phép người dùng sửa đổi hay phân phối lại phần mềm.
Phần mềm nguồn mở
Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và người sử dụng có
thể thay đổi mã nguồn cho phù hợp với nhu cầu cá nhân. Phần mềm mã nguồn mở thường
là miễn phí.
8
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

Giấy phép công cộng GNU (GNU Genaral Public License, hoặc GNU GPL hoặc gọi tắt
cả GPL). Giấy phép này cho phép người dùng có các quyền sau đây:
• Tự do chạy chương trình với bất cứ mục đích nào.
• Tự do sửa đổi chương trình phù hợp với nhu cầu cá nhân.
• Tự do phân phối lại các bản sao.
• Tự do phân phối các bản đã được sửa đổi với các chương trình.
II. Ứng dụng của công nghệ thông tin
1. Khoa học kỹ thuật
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật có nhiều bài toán khó và phức tạp. Cùng với sự
phát triển của công nghệ thông tin, con người đã tạo nên những bước tiến vượt bậc như:
Dự báo thời tiết, tính quỹ đạo vệ tinh, thiết kế các công trình xây dựng, tính các dòng chảy,
tính toán dựng các mặt cắt các lớp đất đá trong lòng đất dựa theo số liệu địa chấn để tìm
dầu khí,… Công trình lập bản đồ gen người hoàn thành trong năm 2000 phải tính toán trên
các siêu máy tính ròng rã trong 10 năm tính từ lần công bố bản phác thảo năm 1990.
Các công nghệ hiện đại như viễn thông, chinh phục không gian, hàng không, … đều
được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.
2. Giáo dục
Môi trường dạy học ngày nay thừa hưởng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin so với
trước đây như: Bảng tương tác, giáo viên giảng bài bằng phần mềm trình chiếu, hầu như ít
người còn dùng phấn ghi bảng,…
Hiện nay, E-learning là một xu thế mới trong thế kỉ 21. Hoạt động học tập trực tuyến,
học từ xa, học qua mạng đã dần trở nên quen thuộc với chúng ta bởi hiện nay rất nhiều hoạt
động học tập, giảng dạy thực hiện qua mạng Internet.
3. Y tế
Lĩnh vực y tế cũng có nhiều bước tiến đáng kể cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin như:
• Quy trình đăng ký và khám chữa bệnh được tối ưu hóa bằng máy tính giúp phục vụ
tốt nhất là nhanh nhất cho bệnh nhân.
• Lưu trữ hồ sơ bệnh nhân trên máy tính sẽ giúp cho bác sĩ biết được tiền sử bệnh của
bệnh nhân, mang lại hiệu quả điều trị cao.
• Các phương tiện hiện đại như máy CT, máy MRI, X-quang kỹ thuật số cho kết quả
chẩn đoán cận lâm sàng chính xác, hiệu quả điều trị cao hơn so với các phương tiện
cũ.
4. Kinh tế
Công nghệ thông tin ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Máy tính
giúp xử lý nhanh và chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho con người.
Nhiều công việc trước đây đòi hỏi mọi người phải đến tận nơi để làm thì bây giờ có thể
9
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

làm trực tuyến tại văn phòng, tại nhà, bất cứ nơi nào có mạng Internet. Các ứng dụng phổ
biến như e-commerce, e-banking, Teleconference.
Thương mại điện tử (e-commerce)
E-commerce là lĩnh vực kinh doanh trực tuyến hay còn gọi là thương mại điện tử.
Ngày nay các hoạt động mua sắm dễ dàng hơn chỉ bằng 1 thao tác nhấp chuột và khai báo
thông tin giao hàng. Sau đó bạn sẽ được hàng hóa và thanh toán tiền tại nhà khi nhận hàng.
Ngân hàng điện tử (e-banking)
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cung cấp dịch vụ e-banking, ngân hàng online.
Khách hàng dễ dàng thực hiện các thao tác xem số dư, chuyển khoảng trực tiếp. Nếu muốn
bảo mật có thể chọn giao thức 2 bước (Hardwara Token/MSM Token).
Hội thảo trực tuyến (Teleconference).
Teleconfrence là các cuộc họp hay hội nghị được tổ chức trực tuyến giúp cho những
thành viên không còn phải di chuyển nhiều, mọi người có thể dự cuộc họp, trao đổi, thảo
luận với nhau dù ở bất cứ nơi đâu.
5. Quốc phòng
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập, công tác của các đơn vị trong
lực lượng vũ trang ngày càng được chú trọng, đã trở thành phượng tiện không thể thiếu
trong công tác quản lý, chỉ huy, điều hành của người chỉ huy, là phương tiện để truyền đạt
chỉ thị, mệnh lệnh, xử lý, trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, bí mật và
kịp thời, góp phần vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trong lực lượng vũ
trang.
6. Chính phủ
Các dịch vụ công cũng đang dần chuyển sang hoạt động trực tuyến, cho phép tổ chức
hay các cá nhân có thể nộp tờ khai hải quan, báo cáo thuế trực tuyến, đởi giấy phép lái xe
qua mạng,…
7. Ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông
7.1. Thư điện tử
Khái niệm
Thư điện tử (Electronic mail – thường gọi là email) dùng để gửi và nhận thư trên các
thiết bị điện tử hay máy tính, máy tính bảng, điện thoại,… Việc sử dụng Email giúp con
người tiết kiệm thời gian và công sức. Email ngày nay hầu như thay thế hoàn toàn cho việc
gửi thư kiểu truyền thống bởi nhiều lý do:
• Gửi và nhận tức thời.
• Lưu trữ, sắp xếp thư dễ dang, hiệu quả (thư nhận và thư đã gửi).
• Có thể gửi kèm theo thư các tập tin hình ảnh, âm thanh, video clip,…
Phân loại
Có 2 dạng:

10
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

• Email có phí: Thường do các cơ quan tổ chức tạo ra và quản lý. Người được cấp
email này là nhân viên, cán bộ trong cơ quan, tổ chức đó. Địa chỉ email sẽ gắn liền với tên
miền của cơ quan đó, mang lại thuận tiện nhất định cho các giao dịch nội bộ lẫn giao dịch
giữa cơ quan với các đối tác bên ngoài.
Cấu trúc
<tên người dùng>@<tên miền cơ quan>
• Email miễn phí: Là email thường dùng trên nền web và người dùng không tốn phí
khi sử dụng như Yahoo mail, Google mail, Microsofr Hotmail,… Email miễn phí được
nhiều đối tượng sử dụng như: Học sinh, Sinh viên,… và thậm chí nhiều nhân viên cán bộ
vẫn dùng song song tài khoản này với mail do cơ quan cấp cho.
Cấu trúc
<tên người dùng>@tên miền của nhà cung cấp dịch vụ>
Phần mềm mail client
Để sử dụng email, người dùng cần cài dặt phần mềm mail client. Các mail client phổ
biến như Microsoft Outlook, IBM Loutus Notes, Mozilla Thunderbird, Evolution và Apple
Inc.’sMail.
Mail client thường được chọn dùng cho email của cơ quan, tổ chức. mail của các tổ
chức miễn phí vẫn có thể dùng mail client thay cho trình duyệt web.
7.2. Tin nhắn
Tin nhắn ngắn (SMS)
SMS là viết tắt của Short Message Services (tin nhắn ngắn), là một giao thức viễn
thông cho phép gửi các tin nhắn dạng văn bản (không quá 160 chữ cái). SMS được dùng
hầu hết trên các điện thoại di động và một số PDA với khả năng truyền thông tin không
dây.
Tin nhắn nhanh (IM)
IM là viết tắt của Instant Message (tin nhắn nhanh) là dịch vụ cho phép hai người trở
lên nói chuyện trực tuyến với nhau qua một mạng máy tính. IM là phương pháp nói chuyện
phổ biến hiện nay bởi nhiều tính năng như sau:
• Khả năng trò chuyện nhóm.
• Dùng biểu tượng xúc cảm.
• Truyền tập tin.
• Tìm dịch vụ và cấu hình dễ dàng bản liệt kê bạn bề.
Nhắn tin nhanh đã góp phần thúc đảy sự phát triển của Internet trong đầu thập niên
2000.
7.3. Hội thoại trực tuyến
VolP là viết tắt của Voice over internet Protocol nghĩa là truyền giọng nói trên giao
thức IP. Đây là công nghệ truyền tiếng nói của con người qua mạng thông tin sử dụng bộ
11
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

giao thức TCP/IP. Nó sử dụng các gói dữ liệu IP (trên mạng LAN,WAN, Internet) với
thông tin được truyền tải là mã hóa của âm thanh.
Công nghệ này bản chất là dựa trên chuyển mạch gói, nhằm thay thế công nghệ truyền
thoại cũ dùng chuyển mạch kênh. VoIP nén nhiều kênh thoại trên một đường truyền tín
hiệu và những tín hiệu nàu được truyền qua mạng Internet.
Để thực hiện việc này, điện thoại IP thường được tích hợp sẵn các nghi thức báo hiệu
chuẩn như SIP hay H.323, kết nối tới một tổng đài IP của nhà cung cấp dịch vụ.
Phương thức thường được dùng trong diển đàn trực tuyến: Người đầu tiên sẽ gửi lên
một chủ đề (topic, thread) trong một đề mục (category, forum) và sau đó những người tiếp
theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó.
Mạng xã hội
Dịch vụ mạng xã hội (social networking service) là dịch vụ nối kết các thành viên
cùng sở thích trên Internet lại với nhau vì nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không
gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân
mạng.
Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia
sẻ tập tin, blog và xã luận. Mạng xã hội đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạnh liên kết với
nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế
giới.
Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác:
Dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân, hoặc
dựa trên sở thích cá nhân, lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán…
Mạng xã hội riêng biệt (Private Social Network)
Là nơi mà các thông tin trao đổi được công khai. Những người tham gia sau khi kết
bạn, kết nhóm sẽ nhận được thông tin của nhau. Thành viên tham gia các mạng này có thể
lả bất cứ ai không phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ tri thức,…
Ví dụ: Facebook, Twitter, Weibo, Zing Me…
Mạng xã hội riêng biệt (Private Social Network)
Là những mạng xã hội được thiết kế riêng với các công cụ, chức năng phù hợp với
một số người trong những ngành nghề nhất định.
Ví dụ: Edmodo (liên lạc nhanh chóng, khảo sát ý kiến, chia sẻ bài giảng), Yammer
(chia sẻ thông tin giữa các nhóm và tổ chức các dự án), ResearchGate (kết nối các nhà
nghiên cứu và thúc đẩy quá trình trao đổi kết quả, kiến thức và kinh nghiệm giữa họ với
nhau), Mendeley (lưu trữ bài báo và thông tin về tác giả),…
III. An toàn lao động và bảo vệ môi trường
1. An toàn lao động
1.1. An toàn khi làm việc với máy tính

12
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

Trong cuộc sống hiện đại, máy tính hiện diện ở khắp nơi: Trong trường học, văn
phòng, công ty,… làm việc thường xuyên với máy tính đòi hỏi bạn phải có phương án
chiếu sáng hợp lý trong phòng làm việc, thiết kế bàn làm việc, ghế ngồi hợp lý, an toàn và
có tư thế ngồi làm việc đúng. Ngoài ra, bạn phải phân bố thời gian làm việc và nghỉ giải
lao phù hợp để đảm bảo sức khỏe.
Phương án chiếu sáng hợp lý
Khi sử dụng máy tính thương xuyên, bạn cần bố trí các nguồn sáng trong phòng làm
việc hợp lý như sau:
• Sắp đặt vị trí sao cho ánh sáng không chiếu trục tiếp lên màn hình hay mắt của bạn.
• Tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng.
• Nếu sử dụng đèn bàn, nên đặt đèn tại vị trí sao cho ánh đèn không phản chiếu lên
màn hình.
Chất lượng màn hình máy tính
Mọi người thường lo lắng về những tia bức xạ độc hại từ màn hình máy tính nhưng
thực sự thì lượng bức xạ này thường thấp hơn mức tối đa cho phép.
Bạn cũng nên thường xuyên lau bụi cho màn hình vì bụi sẽ làm giảm tương phản
(contrast) của màn hình.
Sự chiếu sáng và độ tương phản của màn hình
• Điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng không quá sáng hoặc quá tối.
• Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của màn hình cho đến khi mắt ta cảm thấy dễ
chịu.
Cỡ chữ và màu sắc
• Việc chỉnh cỡ chữ của trang văn bản cũng giúp làm giảm mệt mỏi về thị giác. Cỡ
chữ lý tưởng thông thường là gấp 3 lần cỡ chữ nhỏ nhất mà ta có thể đọc được.
• Nên chọn chữ đen trên nền trắng hoặc chữ màu tối trên nền sáng. Không nên chỉnh
cho độ tương phản giữa chữ và nền quá kém hoặc đọc chữ trên một nền nhiều hoa
văn, nhiều màu sắc sẽ dễ gây mệt mỏi về thị giác.
Sắp xếp chổ ngồi khoa học
• Màn hình để thẳng ngay trước mặt.
• Màn hình nên được để cách mắt từ 50 cm, tâm của màn hình nên đặt thấp hơn tầm
mắt từ 10 đến 20 cm.
• Nếu phải soạn thảo văn bản, việc nhìn lên xuống màn hình và văn bản có thể gây
mỏi mắt, ta nên sử dụng kẹp giấy để kẹp văn bản đứng lên và sát vào màn hình.
• Khi ngồi bạn chỉnh ghế sao cho hai cẳng tay của bạn song song với mặt sàn, hai đùi
vuông góc với cẳng chân và hai bàn chân của bạn được đặt phẳng trên nền nhà.
• Luôn giữ thẳng lưng và hai vai giữ ngang bằng.

13
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

• Nên dùng ghế có thể điều chỉnh chiều cao vì chiều cao của mỗi người khác nhau.
Điều chỉnh chiều cao của ghế để phù hợp với chiều cao mặt bàn, cho đúng tư thế
trong khi bạn ngồi và làm việc trên máy tính.
• Nếu sử dụng laptop, không nên sử dụng trong tư thế nằm và tránh đặt laptop trên
đùi vì có thể nhiệt độ của máy quá cao và có thể gây bỏng rát. Nếu có thể, luôn luôn
sử dụng chúng với vị trí thích hợp, như đặt laptop trên bàn và ngồi trên ghế để điểu
khiển.

Hình 1.11 Tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính
Một số biện pháp tránh mệt mỏi
• Nghỉ giải lao giữa giờ khoảng 5 đến 10 phút, sau khi làm việc trên máy tính từ 45 –
60 phút. Đứng dậy và rời khỏi bàn làm việc của bạn để cơ thể được thư giản.
• Duy trì ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thích hợp cho việc sử dụng máy tính.
• Nếu sử dụng laptop trong thời gian dài nhiều giờ, bạn có thể dùng chuột và bàn
phím ngoài. Việc này giúp bạn thoải mái hơn vì bàn tay và ngón tay của bạn sẽ
không bị mỏi do phải sử dụng chuột và bàn phím nhỏ của laptop.
1.2. Một số bệnh thường gặp
Việc sử dụng máy tính lâu dài và không đúng cách thường dẫn đến mệt một số bệnh
tật như bệnh về mắt như giảm thị lực, tổn hại xương khớp, đau đầu, tâm thần, …
Đau ống cổ tay
Là một trong những bệnh mà người làm việc văn phòng thường mắc phải do thường
xuyên sủ dụng máy tính như: Thư ký văn phòng, lập trình viên máy tính, kế toán, …
Nguyên nhân:
• Khi sử dụng chuột, người dùng thường xuyên sử dụng các cơ và gân của ngón tay,
bàn tay, cánh tay, bả vai.
• Khi sử dụng bàn phím, hai cánh tay ở tư thế duỗi ra so với sơ thể.
Triệu chứng:
• Ngón tay bị tê và đau.
14
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

• Đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay do gân thần kinh giữa bị chèn ép.
• Mức độ nhẹ: Cảm thấy tê buốt giống như bị kim châm ở bàn tay.
• Mức độ nặng: Cảm thấy rất đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức cả cẳng tay và
cánh tay, tay yếu và tê cứng.
• Bệnh thường bắt đầu từ tay thuận.
• Hội chứng bệnh ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu về dài
có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu.
• Hội chứng này cũng có thể xuất hiện song song với bệnh thoái hóa cột sống cổ.
• Tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn ở nam giới.
• Ngoài ống cổ tay thì phần vai và cổ đau nhừ, cổ cứng đơ ra, hai vai tê mỏi.
Đau cột sống và khớp
Bệnh thường gặp ở những người ngồi quá nhiều, ngồi liên tục trong một tư thế nhất
định hàng giờ, cơ thể không được vận động thường xuyên, dẫn đến thoái hóa cột sống.
Nguyên nhân:
• Ghế ngồi không phù hợp, ngồi sai tư thế.
• Thao tác công việc đơn điệu nhưng tần số thao tác cao, thời gian nghỉ ngơi quá ít.
• Ngồi lâu một tư thế, thời gian đi lại và vận động ít.
Triệu chứng:
• Đau lưng, đau nhói các cơ.
• Tê phù chân tay.
• Nhức mỏi khớp.
Hội chứng CVS
CVS (Computer Vision Syndrome) – hội chứng về thị giác do sử dụng máy tính. CVS
gây ảnh hưởng đến phần lớn người sử dụng máy tính và rất dễ gây nên những vấn đề cho
mắt.
Hội chứng này ảnh hưởng đến tất cả những người thường xuyên làm việc (hoặc xem
tài liệu, xem phim) trên máy tính nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày trong tuần.
Nguyên nhân:
• Dùng màn hình máy tính chất lượng không tốt, ánh sáng chập chờn làm mắt bạn
căng thẳng và ảnh hưởng đến mắt hơn.
• Việc bố trí khoảng cách làm việc không tốt như để màn hình máy tính quá gần hoặc
quá cao sẽ gây nhức mỏi mắt bị mỏi mệt sẽ nghiêm trọng hơn nếu lăp lại quá nhiều
lần.
• Ánh sáng chói và sự phản chiếu là một nguyên nhân khá quan trọng gây nên hội
chứng CVS: Sự phản chiếu từ ánh sáng xung quanh và ánh sáng từ màn hình máy
tính có thể làm chúng ta cảm thấy mỏi mệt.

15
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

Triệu chứng:
• Mắt căng thẳng hay mệt mỏi.
• Khô mắt, nóng rát, ngứa.
• Chảy nước mắt.
• Mắt bị mờ đi.
• Nhức đầu và đau hốc mắt.
2. Bảo vệ môi trường
2.1. Tái chế và tái sử dụng linh kiện, thiết bị
Hiện trạng rác thải máy tính
Vấn đề ô nhiễm môi trường tăng theo sự phát triển của xã hội, càng công nhiệp hóa,
hiện đại hóa thì tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng.
Báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc cho thấy lượng rác thải điện tử trên thế giới
đang không ngừng tăng lên. Rác thải điện tử có thể gây rò rỉ hóa chất và kim loai nặng gây
ô nhiễm môi trường. Rác thải điện tử được ví như một quả bom hẹn giờ đối với sự sống
của trái đất.
Giải pháp tái chế và tái sử dụng
Nhằm giảm bớt gánh nặng ô nhiễm cho môi trường, việc tái chế và tái sử dụng thiết
bị là hết sức cần thiết. Điều này đòi hỏi ý thức cao của mọi cá nhân trong xã hội.
Sau khi ngừng sử dụng máy tính và linh kiện, bạn hãy chuyển chúng đến trung tâm
tái chế, nơi này sẽ thu gom, phân loại và tái chế những thứ có thể. Điều đó góp phần bảo
vệ môi trường, đồng thời chính là bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
2.2. Tiết kiệm năng lượng cho máy tính
Tiết kiệm năng lượng cho máy tính là thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất lượng điện năng sử dụng. Điều đó vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi
trường, ngài ra còn làm tăng tuổi thọ máy tính.
Một số giải pháp hữu hiệu:
• Thiết lập chế độ tự động tắt màng hình sau một khoảng thời gian ngưng sử dụng.
• Thiết lập chế độ ngủ cho máy tính.
• Thiết lập chế độ tắt máy tự động trong khoảng thời gian không sử dụng
• Bạn có thể tiết kiệm điện năng bằng cách sử dụng máy tính xách tay thay cho máy
tính để bàn do máy tính xách tay chỉ sử dụng khoảng ¼ công suất của máy tính để
bàn
IV. An toàn thông tin
1 . Một số kiến thức liên quan
1.1. Tài khoản người dùng
Tài khoản người dùng (Account) gồm hai phần:

16
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

• Tên truy cập (Username): Là tên của người dùng để truy cập vào máy tính hoặc
chương trình, một ứng dụng trên Internet. Khi bạn tạo tài khoản người dùng cho
chương trình nào, bạn cần tuân thủ quy định đặt tên của chương trình đó, thường là
trong tài khoản người dùng không có khoảng trắng và ký tự điều tiên không được
là kí tự số.
• Mật khẩu (Password): Là chìa khóa để truy cập vào tài khoản người dùng. Có thể
hiểu tài khoản người dùng là ổ khóa và mật khẩu là chìa khóa để mở. khi đặt mật
khẩu phải tuân theo quy định của ứng dụng bạn đạng sử dụng

Hình 1.12 Minh họa màn hình đăng nhập vào Windows 7

Hình 1.13 Màn hình đăng nhập vào Gmail


1.2. Tường lửa (Firewall)
Trong mạng máy tính, tường lửa là rào chắn mà một số cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp, cơ quan nhà nước lập ra nhằm ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài vào
máy tính.

Hình 1.14 Minh họa Firewall


17
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

Đây không phải là chương trình diệt virus, nhưng tường lửa thường phối hợp với
chương trình diệt virus để bảo vệ máy tính khỏi các mối tấn công.
1.3. Những nguyên tắc an toàn thông tin

Hình 1.15 Màn hình đăng nhập vào Facebook


Sử dụng tài khoản người dùng
Khi làm việc với máy tính, chúng ta nên sử dụng Username và Password bất cứ khi
nào có thể đó là điều đầu tiên nên làm để đảm bảo an toàn cho các thông tin dữ liệu của
bạn.
Các trường hợp bắt buộc phải đặt Username và Password là: Sử dụng email, sử dụng
Facebook, sử dụng ngân hàng trực tuyến hay các ứng dụng quan trọng khác trên Internet.
Những trường hợp bạn có thể chủ động đặt Username và Password là: Đăng nhập
máy tính và mở một tập tin quan trọng …
Hạn chế đưa vào tên đăng nhập và mật khẩu các thông tin cá nhân.
Đăng nhập vào máy tính cá nhân
Khi có người sữ dụng chung một máy tính thì nên tạo tài khoản riêng cho từng người
dùng, để giúp phân quyền truy cập cho từng đối tượng người dùng phù hợp.
Việc yêu cầu đăng nhập vào máy tính sẽ hạn chế các truy cập trái phép từ xa, điều
này đặc biệt quan trọng đối với máy tính xách tay.
Đăng nhập các dịch vụ Internet
Đối với các dịch vụ Internet như mạng xã hội và thư điện tử, ta nên tạo tài khoản
riêng biệt để bảo vệ thông tin cá nhân và sự riêng tư từng người dùng.
Làm việc với tập tin quan trọng
Với những tập tin lưu trữ thông tin quan trọng hay các thông tin riêng tư bạn nên cài
đặt mật khẩu để bảo vệ tập tin. Dữ liệu của bạn sẽ được bảo vệ, hạn chế việc đánh cắp
thông tin, đặc biệt là khi sử dụng các máy tính dùng chung như ở cơ quan, văn phòng , …
Thiết lập mật khẩu tốt

18
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

Mật khẩu tốt là mật khẩu bao gồm đa dạng kí tự trên bàn phím như: Chữ thường, chữ
hoa, số, ký tự đặc biệt như (@,$,#,…) mật khẩu tốt có độ dài ít nhất 8 kí tự.
Không sử dụng mật khẩu có chứa thông tin mang tính cá nhân mà người khác dể dàng
suy đoán như ngày sinh, số điện thoại, biển số xe, tên bản thân hay tên của người thân, dãy
số liên tục đơn giản như 1234567, ...
Thường xuyên đổi mật khẩu (khuyến khích 03 tháng/1 lần).
Ví dụ
• Mật khẩu yếu: 12345678910, tinhoccoban
• Mật khẩu trung bình: acf1534
• Mật khẩu mạnh: AxtWz@1483$
Cảnh giác khi giao dịch trực tuyến
Giao dịch trực tuyến giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức nhưng đi kèm với rất
nhiều rủi ro về an toàn dữ liệu. Do vậy, bạn cần có ý thức bảo vệ dữ liệu và chú trọng các
nguyên tắc an toàn khi thực hiện giao dịch qua mạng Internet.
• Không tiết lộ tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã Pin của bất kỳ dịch vụ nào như
Ngân hàng điện tử, mã OTP, số thẻ, số tài khoản cho bất cứ ai qua bất kỳ kênh nào
như điên thoại, email, mạng xã hội, ứng dụng, website, đường link lạ…
• Đổi mật khẩu thường xuyên
• Các dịch vụ như ngân hàng trực tuyến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của bạn,
do vậy, hãy hết sức cảnh giác. Bạn có thể yêu cầu ngân hàng hình thức xác nhận
giao dịch qua điện thoại.
• Đăng ký thông báo số dư tài khoản qua điện thoại để dễ theo dõi.
• Khi thực hiện mua/bán hàng trực tuyến nên chọn dịch vụ nào có uy tín, có thể dùng
hình thức trả tiền khi nhận hàng (COD). Như vậy, bạn có thể vửa kiểm tra chất
lượng hàng hóa luôn thể.
Một số biện pháp bảo vệ tài khoản người dùng
• Đăng xuất khỏi các tài khoản khi không dùng đến.
• Không nên lưu thông tin mật khẩu trên máy tính người dùng chung.
• Hạn chế sử dụng máy tính công cộng để thực hiện các giao dịch trực tuyến quan
trọng.
Sao lưu dữ liệu
Dữ liệu là nguồn tài nguyên vô giá. Do đó, việc sao lưu dữ liệu để dự phòng là một
vấn đề đáng quan tâm đối với người dùng máy tính. Có nhiều dữ liệu khi mất đi bạn có thể
làm lại từ đầu, nhưng có nhiều thứ khác thì không. Ví dụ: những bức hình của người thân,
những thước phim,… hãy dùng các biện pháp dưới đây dể giảm thiểu rủi ro:
• Thường xuyên sao lưu dữ liệu với nhiều phương tiện lưu trữ khác nhau như đĩa CD,
flash driver, lưu trữ trực tuyến.
19
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

• Đặt lịch sao lưu định kỳ cho các dữ liệu quan trọng, thậm chí kể cả việc sao lưu toàn
bộ dữ liệu máy tính.
2. Phần mềm độc hại và cách phòng chống
2.1. Khái niệm
Phần mềm độc hại còn gọi là Malware (malicious software) là phần mềm có khả năng
làm tổn hại máy tính, thu thập thông tin, truy cập dữ liệu nhạy cảm ... để sử dụng vào mục
đích không tốt.
Phần mềm độc hại thường do các tin tặc hay người dùng thích đùa tạo ra nhằm gây
hại cho các máy tính. Tùy theo cách thức mà tin tặc sử dụng, các phần mềm độc hại sẽ có
mức độ nguy hiểm khác nhau, từ việc chỉ hiển thị các thông điệp hù dọa cho đến việc tấn
công chiếm quyền kiểm soát máy tính và lây lan sang các máy tính khác. Hoặc có thể thu
thập thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng,… để đánh cắp tiền của nạn nhân.
2.2. Các loại phần mềm độc hại
Các loại phần mềm độc hại thường gặp là: Virus, trojan, root kit, worm, spyware,
adware,…
Virus
Virus là chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính nó
vào các đối tượng bị lây nhiễm khác (như file, ổ đĩa…). Virus lây lan thường do người
dùng kích hoạt đối tượng đã bị lây nhiễm. Đa số virus nhắm vào hệ điều hành Windows vì
nó phổ biến.
Worm
Worm, còn gọi là sâu máy tính, là loại phần mềm độc hại tấn công vào máy tính
thông qua hệ thống mạng như làm nghẽn mạng, tê liệt máy tính. Worm lây lan ngay cả khi
người dùng không kích hoạt.
Trojan
Trojan thường được ngụy trang dưới dạng một chương trình hữu ích hoặc hợp pháp.
Về mặt kỹ thuật, trojan không có chức năng tự lan truyền, mà chương trình này chỉ lừa
người dùng đề tiến hành các thao tác khác mà thân chủ sẽ không tự nguyện cho phép tiến
hành.
Ví dụ: Thu thập thông tin nhạy cảm, thông tin bí mật, ...
Spyware
Là phần mềm gián điệp khi cài được vào máy tính nạn nhân, spyware sẽ thu thập
thông tin trên máy tính và gửi cho hacker.
Adware
Phần mềm quảng cáo bất hợp pháp, tự động hiện ra các trang web quảng cáo. Adware
thực sự không gây hại nhiều cho máy tính, nhưng khiến người sử dụng thấy khó chịu, bực
bội.

20
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

Rookit
Rookit là loại phần mềm độc hại rất khó phát hiện ra vì có khả năng tự cài đặt và tự
ẩn vào trong hệ điều hành thông qua lỗ hỏng bảo mật của hệ điều hành. Do đó, rookit khó
bị các chương trình diệt virus phát hiện.
Rookit thường được xây dựng với mục tiêu để ẩn giấu các đoạn mã độc có khả năng
gây nguy hiểm đến máy tính của chúng ta. Thông thường khi bị nhiễm rookit, người dùng
phải cài lại hệ điều hành.
2.3. Biện pháp phòng chống
• Cài đặt một phần mềm chống virus hoặc phần mềm tường lửa.
• Phần mềm chống virus phải được cập nhập thường xuyên và đầy đủ. Luôn thực hiện
kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống.
3. Một số phần mềm phòng chống virus máy tính
Windows Defender
Windows Defender là phần mềm được tích hợp sẵn trong windows, hoạt động theo
thời gian thực, dùng để chống các spyware
Giống như tất cả các phần mềm antivirus khác, Windows Defender sẽ tự động chạy
nền và quét tất cả các file mà bạn truy cập đến trước khi bạn kịp mở chúng.
BKAV
BKAV là một phần mềm diệt virus được phát truyển bởi các trung tâm an ninh mạng
BKIS của Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Gồm các phiên bản:
• BKAV Home: Phiên bản miễn phí với các chức năng cơ bản dùng cho người dùng
gia đình.
• BKAV Pro: Phiên bản thương mại tính phí. Ngoài các chức năng cơ bản, BKAV Pro
còn thêm các chức năng nâng cao (diệt virus siêu đa hình như Metamorphic, chống
phần mềm gián điệp như Anti Keylogger, diệt rootkit, công nghệ đánh chặn theo hành
vi, tường lửa cá nhân và công nghệ chống bùng nổ).
Norton Antivirus
Norton Antivirus và Norton Internet Security là sản phẩm của Symantec Corporation,
có khá nhiều chức năng như:
• Loại trừ virus, spyware.
• Luôn bảo vệ máy tính mà không có sự gián đoạn hay làm chậm hệ thống.
• Dễ dàng cài đặt, giao diện thân thiện và dễ sử dụng với mọi người.
• An toàn khi duyệt web.

21
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

Chương 2: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN

I. Hiểu biết cơ bản để làm việc với máy tính


1. Trình tự hoạt động chung của máy tính
• Khởi động chương trình BIOS để thực hiện chức năng POST (Power-On Self Test),
đây là chương trình chẩn đoán tích hợp kiểm tra phần cứng của máy tính để đảm
bảo rằng tất cả các thiết bị hoạt động đúng cách. Sau đó máy tính tiến hành kiểm tra
CMOS, hiển thị các cài đặt hệ thống và cho phép dùng thiết lập, tùy chỉnh cấu hình
hệ thống.
• Khởi động hệ điều hành: BIOS sẽ nạp chương trình khởi động vào bộ nhớ và hệ
điều hành, có nhiệm vụ quản lý các thiết bị phần cứng, các tài nguyên phần mềm
trên máy tính và giao tiếp với người dùng.
• Sau khi hệ điều hành đã sẵn sàng, người dùng có thể gọi thi hành các chương trình
ứng dụng.
• Đóng chương trình ứng dụng.
• Tắt hệ điều hành và tắt máy tính (Shut down).
2. Xử lý một số sự cố máy tính
• BIOS báo lỗi. Tiến hành kiểm tra:
- Các khai báo hệ thống như thời gian, ỗ đĩa, các thiết bị ngoại vi.
- Các thiết bị ngoại vi bị xung đột ngắt (IRQ) hay không hoạt động.
- Boot record hư hoặc chương trình khởi động hư.
• Hệ điều hành báo lỗi. Tiến hành kiểm tra:
- Các thiết bị phần cứng bị xung đột trình điều khiển (driver).
- Dữ liệu (tập tin, thư mục) của hệ điều hành bị hỏng.
- Tùy theo sự hỏng hóc và hệ điều hành cụ thể mà người dùng có thể cho hoạt
động chế độ sửa lỗi (Recovery), tiến hành phục hồi (Restore) hay cài đặt (Install)
lại.
• Chương trình ứng dụng lỗi.
- Chương trình ứng dụng không khởi động được, tiến hành phục hồi hay cài đặt
(Install) lại.
- Chương trình ứng dụng không phản hồi (non-responding). Sử dụng chương trình
Task Manager để đóng ứng dụng.
3. Một số quy tắc an toàn cơ bản
• Các hệ thống dây, ổ điện phải được thiết kế ở vị trí xa nguồn nước, dễ quan sát và
thuận tiện thao tác. Ổ cắm phải được cách điện tốt và cố định chắc chắn.

22
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

• Ổ cắm và các thiết bị điện của máy tính phải được tiếp đất để bảo đảm an toàn cho
người dùng.
• Các thiết bị có công suất cao không nên dùng chung một ổ cắm diện có thể dẫn đến
chập điện do quá tải.
• Không dùng đầu phích cắm hay ổ cắm có tiếp xúc lỏng lẽo, dễ gây chạm chập cháy
ổ điện.
• Không dùng nước để dập lửa khi thấy các thiết bị, dây điện, ổ cắm bị chập cháy.
Khi đó cần bình tĩnh ngắt cầu dao nguồn điện và nên dùng bình khí CO2 để dập lửa
• Khi không sử dụng máy tính trong thời gian dài, nên khóa cầu dao, tắt nguồn điện.
II. Thao tác cơ bản trên hệ điều hành
1. Khởi động và đăng nhập máy tính
Trình tự khởi động chung
• Nhấn nút Power trên thùng máy, màn hình và các thiết bị liên quan (nếu có).
• Sau khi được cấp nguồn, máy tính sẽ tự kiểm tra và hiển thị các thông số trên màn
hình (Power-on seft-test), nếu không có vấn đề gì thì hệ diều hành sẽ khởi động.
• Nhập User và Password nếu được yêu cầu.
Trình tự tắt máy
• Nên lưu (Save) và đóng tất cả các chương trình ứng dụng đang chạy.
• Nhấp chuột vào nút Start chọn lệnh Shut down.
Khởi động lại máy tính
• Nên sao lưu và đóng tất cả các chương trình ứng dụng đang chạy.
• Nhấp chuột váo nút Start, nhấp chọn biểu tượng tam giác bên phải lệnh Shut
down, rối chọn Restart.
2. Sử dụng chuột máy tính
• Con chuột (Mouse) là thiết bị đầu vào, giúp người dùng chọn đối tượng, thi hành
một số lệnh một cách nhanh chóng và trực quan.
• Con trỏ chuột (Mouse pointer) cho biết vị trí tác động của chuột trên màn hình,
hình dạng con trỏ thay đổi tùy theo chức năng và chế độ làm việc của ứng dụng.
Chuột thông thường có hai nút (trái và phải) và bánh xe cuộn (Scroll) màn hình.

Hình 2.1 Con chuột

23
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

• Các thao tác cơ bản:


- Di chuyển: Di chuyển chuột mà không nhấn nút nào cả.
- Nhấp (Left Click): Bấm nhanh và thả nút trái.
- Nhấp đúp (Double Click): Bấm nhanh và thả 2 lần nút trái
- Kéo (Drag): Bấm và giữ nút trái trong khi di chuyển chuột.
- Nhấp phải (Right Click): Bấm nhanh và thả nút phải.
3. Chuột cảm ứng trên máy tính xách tay
Máy tính xách tay (Laptop) là một máy tính cá nhân cơ động, dễ dàng mang theo, để
người dùng có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Máy tính xách tay hiện nay được tích hợp
thiết bị chuột cảm ứng (tại vị trí bên dưới bàn phím) được gọi là Touchpad.
4. Sử dụng bàn phím
Bàn phím là thiết bị nhập, thông qua bàn phím người sử dụng có thể nhập liệu và ra
lệnh cho máy tính. Bàn phím thông dụng hiện nay có từ 101 đến 104 phím chính, ngoài ra
còn có thể có thêm các phím điều khiển Media và Internet.

Hình 2.2 Bàn phím máy tính


Nhóm phím chức năng
• F1 - F12: Từ phím F1 đến F12 được dùng để thực hiện một lệnh cụ thể (lệnh này
được quy định tùy theo từng chương trình ứng dụng).
• Print Screen: Chụp ảnh màn hình đang hiển thị.
• Scroll Lock: Bật/tắt chức năng cuộn văn bản. Nhiều ứng dụng hiển thị nay không
còn sử dụng phím này.
• Pause: Tạm dừng chương trình.
Nhóm phím đặc biệt
• Esc: Hủy bỏ (cancel) một lệnh đang thực hiện.
• Enter: Chấp nhận thực hiện lệnh, khi soạn thảo văn bản gỏ Enter để xuống hàng.
• Các phím tổ hợp Shift, Alt (Alternate), Ctrl (Control) là các phím chỉ có tác dụng
khi kết hợp với phím khác.
• Tab: Đẩy con trỏ hay ký tự sang phải một khoảng cách.
• Caps Lock: Bật/tắt chế độ chữ IN HOA (đèn Caps Lock sẽ bật hoặc tắt tương ứng
theo chế độ).
• Backspace: Xóa một ký tự bên trái con trỏ.

24
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

• Phím Windows (Windows logo key): Mở menu Start của Windows hoặc kết hợp
phím khác để thực hiện một chức năng nào đó.
• Phím Menu: Có tác dụng như nút phải chuột.
• Ins (Insert): Bật/tắt chế độ viết đè (Overwrite) trong các chương trình xử lý văn bản.
• Del (Delete): Xóa một ký tự bên phải con trỏ trong các chương trình xử lý văn bản.
• Home: Di chuyển con trỏ về đầu dòng trong các chương trình xử lý văn bản.
• End: Di chuyển con trỏ chuột về cuối dòng trong các chương trình xử lý văn bản.
• Pg UP (Page UP): Cuộn lên một trang màn hình.
• Pg Dn (Page Down): Cuộn xuống trang màn hình.
Bàn phím số
• Num Lock: Bật/tắt các phím số, đèn Num Lock sẽ bật hoặc tắt theo trạng thái của
phím này. Khi tắt thì các phím sẽ có công dụng của ký hiệu bên dưới.
• Các phím số và dấu phép tính (+, -, *, /).
• Phím Enter: Cùng chức năng của phím Enter phần trên.
Nhóm phím thông dụng
• Phím 1 ký tự: Có thể kết hợp với phím Shift để gõ chữ IN HOA mà không cần bật
Caps lock.
• Phím 2 ký tự: Kết hợp với phím Shift để gõ ký tự phía trên.
• Dấu cách (Space bar): Tạo khoảng cách giữa các từ hay ký tự.
Nhóm phím điều hướng
Các mũi tên: Di chuyển con trỏ theo hướng mũi tên trong các chương trình xử lý văn bản.
5. Màn hình chính của hệ điều hành
Màn hình chính của Windows 7 được gọi là Desktop, cũng là vùng làm việc chính,
chứa các biểu tượng (Icons) và thanh tác vụ (Taskbar).
• Các biểu tượng (Icons): Các hình vẽ nhỏ đại diện cho một đối tượng nào đó của
Windows hay của các ứng dụng chạy trong môi trường Windows. Phía dưới biểu
tượng là tên của biểu tượng.
• Thanh tác vụ (Taskbar): Mặc định thường ở vị trí dưới củng của Desktop. Taskbar
chứa: nút Start, Pin, các ứng dụng đang mở và các ứng dụng thường trú, ngày giờ.
- Nút start: Cho phép người dùng truy cập tất cả chương trình, lệnh trong hệ thống,
quản lý thiết bị, tùy chỉnh hệ thống.
- Pin: Nơi đặt các ứng dụng thường dùng, giúp người dùng với một thao tác nhấp
chuột đơn giản có thể gọi được ứng dụng. Bạn có thể đặt/gỡ bỏ ứng dụng bằng cách
nhấp phải trên ứng dụng chọn lệnh Pin to/Unpin.
- Các ứng dụng đang mở: Quản lý các ứng dụng đang hoạt động, bạn có thể cho
hiện, ẩn hay đóng ứng dụng.

25
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

- Các ứng dụng thường trú, ngày giờ: Vùng bên phải thanh Taskbar, chứa các ứng
dụng được chạy tự động khi hệ điều hành Windows khởi động (Action center,
Volumn Control, Network Connection, …), chứa ngày giờ hệ thống và nút Show
Desktop.
6. Màn hình cửa sổ chương trình ứng dụng
Hầu hết các chương trình ứng dụng (gọi tắt là chương trình) trong hệ diều hành
Windows khi được gọi đến, thường hiển thị dưới dạng một cửa sổ (Windows) hình chữ
nhật. Có nhiều cách để thi hành một ứng dụng:
• Nhấp đúp lên biểu tượng của ứng dụng trên Desktop.
• Nhấp chọn biểu tượng của ứng dụng trong phần Pin.
• Nhập vào nút start, chọn các ứng dụng được liệt kê trong Start Menu.
6.1. Các thành phần chính trong cửa sổ chương trình ứng dụng
a. Thanh tiêu đề (Title bar): Thường chứa trên ứng dụng, trên tập tin (có thể có hoặc
không) và các nút lệnh thu nhỏ, phóng to, đóng ứng dụng.
b. Vùng chứa các thực đơn lệnh dạng Ribbon.
c. Vùng làm việc chính.
d. Thanh cuộn (Scroll bar): Cuộn màn hình.
e. Vùng trạng thái: Hiển thị các thông số, trạng thái làm việc.

Hình 2.3 Cửa sổ chương trình WordPad


6.2. Thao tác cơ bản với cửa sổ ứng dụng
• Di chuyển: Đưa chuột vào thanh tiêu đề (Title bar), giữ nút trái chuột và di chuyển
đến vị trí mới.
• Thay đổi kích thước của cửa sổ: Di chuyển con trỏ chuột đến cạnh hoặc góc cửa sổ,
khi con trỏ chuột biến thành mũi tên hai chiều thì giữ nút trái chuột và kéo cho đến
khi đạt được kích thước mong muốn.
• Phóng to cửa sổ ra toàn màn hình: Nhấp lên nút Phóng to (Maximize).
• Phục hồi kích thước trước đó của cửa sổ: Nhấp lên nút phục hồi (Restore Down).
• Thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên Taskbar: Nhấp lên nút thu nhỏ (Minimize).
• Chuyển đổi giữa các cửa sổ của các ứng dụng đang mở:
26
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

− Nhấp chọn ứng dụng tương ứng trên Taskbar.


− Nhấn tổ hợp phím Alt + Tab hoặc Tab (*).
• Ẩn tất cả các cửa sổ ứng dụng: Nhấp vào nút Show Desktop ở cuối bên phải thanh
Taskbar. Lặp lại thao tác này để hiện các cửa sổ ứng dụng.
• Thoát ứng dụng: Nhấp vào dấu X (Close) góc trên bên phải cửa sổ. Khi đóng cửa
sổ ứng dụng, nếu dữ liệu của ứng dụng đang làm việc chưa được ghi lại thì nó sẽ
hiện hộp thoại nhắc nhở bạn lưu (Save) dữ liệu.
III. Quản lý thư mục và tập tin
1. Khái niệm tập tin, thư mục, ổ đĩa, đường dẫn và lối tắt
1.1. Tập tin
Tập tin (file) là hình thức lưu trữ thông tin trên đĩa của hệ điều hành. Các thông tin
lưu trữ thường là trương trình và dữ liệu. Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng
phân biệt. Tên tập tin thường có 2 phần: Phần tên (name) và phần mở rộng (extension).
• Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự
khác như #, $, %, ~, ^, @, (,), ., !, _, khoảng trắng.
• Phần mở rộng: Thường do chương trình ứng dụng đặt vào.
• Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách.
• Tên tập tin có độ dài tối đa 255 ký tự (có thể thay đổi tùy theo cách phân dạng
theo vùng).
Ví dụ: Tập tin Baitap.docx có tên là Baitap và phần mở rộng là docx.
1.2. Thư mục
• Thư mục (Folder) là đơn vị quản lý tập tin của hệ điều hành, là nơi lưu giữ các
tập tin theo một chủ đề nào đó tùy theo người dùng. Đây là biện pháp giúp ta dễ
dàng tìm kiếm chúng khi cần thiết. Các tập tin liên quan với nhau có thể được
xếp trong cùng một thư mục.
• Trên mỗi ổ đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc. Thư mục này không
có tên riêng và được ký hiệu là \ (dấu xổ phải – backslash).
• Dưới mỗi thư mục gốc có các tập tin trực thuộc và các thư mục con. Tương tự
trong các thư mục con cũng có các tập tin trực thuộc và thư mục con của nó.
• Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục cha.
• Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành.
• Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của tập tin.
1.3. Ổ đĩa
Ổ đĩa (drive) là nơi thông tin được đọc và lưu trữ. Mỗi ổ đĩa dùng một ký tự chữ các
(A->Z) theo sau là dấu “ : ” để gọi tên (Vd: “C:” gọi là ổ đĩa C).

27
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

• Ổ đĩa cứng (Hard disk): Tốc độ truy xuất nhanh. Một máy tính có thể có một
hoặc nhiều ổ đĩa cứng.
• Ổ đĩa CD, DVD: Có loại chỉ có thể đọc, loại khác còn có thể ghi dữ liệu ra đĩa.
• Ổ đĩa mạng: Thiết bị lưu trữ chia sẽ qua mạng máy tính.
• HDD/USB Flash Drive gắn ngoài, hoặc thẻ nhớ (memory card): Các thiết bị
lưu trữ dữ liệu độc lập có thể tháo lắp khỏi máy tính khi máy vẫn đang hoạt
động.
• Khi cần truy xuất một đối tượng nằm trong thư mục nhiều cấp thì ta dùng đường
dẫn (path) để mô tả thứ tự các thư mục phải truy cập trước khi đến đối tượng.
• Đường dẫn là một dãy các thư mục liên tiếp nhau và được phân cách bởi ký hiệu
\ (dấu xổ phải- backslash).
Ví dụ: Để đến thư mục System32 ta dùng đường dẫn sau C:\Windows\System32
1.4. Lối tắt
Lối tắt (Shortcut) là một tập tin đặc biệt chỉ chứa liên kết (link) trỏ đến vị trí của một
tập tin hay thư mục nào đó. Shortcut có nghĩa là “lối tắt”, giúp người dùng truy cập nhanh
đến một ứng dụng nào đó trên máy mà không cần mất nhiều thao tác để truy cập đến nơi
chứa chương trình chình ứng dụng.
Biểu tượng Shortcut có dấu mũi tên gốc bên trái.
Ví dụ: Để khởi động Microsoft Word 2010 ta phải truy cập theo đường dẫn: C:\Program
Files\Microsoft Ofice\Office 14 để gọi tập tin thực thi WINWORD.EXE. Với shortcut đã
được tạo tương ứng, ta chỉ cần nhấn đúp vào shortcut Microsoft Word 2010 trên nền
Desktop thì đã có thể gọi thực thi ngay chương trình.
2. Giới thiệu chương trình Windows Explorer
Windows Explorer là chương trình quản lý thư mục và tập tin trên máy tính. Người
dùng có thể thực hiện các thao tác như sắp xếp, sao chép, xóa, di chuyển, đổi tên thư mục
và tập tin một cách thuận tiện và dễ dàng.
2.1. Khởi động Windows Explorer
Bạn có thể thực hiện một trong những cách sau:
• Nhấp chọn Windows Explorer trên Taskbar.
• Nhấp phải trên nút Start, sau đó chọn Open Windows Explorer.
• Nhấn tổ hợp phím Windows+E.
2.2. Giao diện của Windows Explorer
Windows Explorer có hai vùng chính:
• Cửa sổ trái (1) thể hiện cấu trúc cây thư mục: Trình bày cấu trúc thư mục của
các đĩa cứng và các tài nguyên kèm theo máy tính, bao gồm các ổ đĩa cứng, ổ
đĩa CD-DVD hay thư mục. Những thư mục có dấu tam giác trắng xuất hiện ở
trước cho biết đối tượng đó còn chứa những thư mục khác trong nó nhưng không
28
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

được hiển thị. Nếu nhấp vào dấu này thì Windows Explorer sẽ hiện thị cấu trúc
cây của các thư mục chứa trong thư mục đó. Khi đó, dấu tam giác trắng sẽ đổi
thành dấu tam giác đen và nếu nhấp vào dấu này thì cây thư mục sẽ được thu
gọn trở lại.
• Cửa sổ phải (6) liệt kê nội dung của thư mục được chọn bên cữa sổ trái.

Hình 2.4 Cửa sổ Windows Explorer


(1) Cửa sổ trái (Navigation Panne): Cây thư mục, thư viện của người dùng.
(2) Back and Forward Buttons: Nút lùi và tiến tới
(3) Toolbar: Thanh công cụ
(4) Address bar: Thanh địa chỉ.
(5) Column headings: Tiêu đề cột (Hiển thị trong chế độ Details view).
(6) Cửa sổ phải (File, Folder List ): Trình bày danh sách các thư mục, tập tin.
(7) The Search box: Hộp tìm kiếm.
(8) Details pane: Ngăn thuộc tính chi tiết.
2.3. Các nút lệnh trên thanh công cụ
• Organize: Chứa các lệnh thường dùng như Cut, Coppy, Paste.
• Open: Mở thư mục hiện hành.
• Include in library: Khai báo thư mục hiện hành và thư viện người dùng
• Share with: Thiết lập các quyền truy cập dành cho người dùng chung.
• New Folder: Tạo thư mục mới.
• More Options: Thay đổi chế độ hiển thị cửa sổ phải.
• Show the preview pane: Mở cửa sổ xem nhanh tin hiện hành.
3. Một số thao tác cơ bản
3.1. Mở một thư mục, tập tin
Chọn một trong những cách sau:
• Nhấp đúp lên biểu tượng của các tập tin, thư mục..
• Nhấp phải lên các biểu tượng và chọn Open.
• Chọn tập tin, thư mục rồi nhấn phím Enter.
29
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

Nếu tập tin thuộc loại dữ liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh, ...) thì chương trình ứng
dụng tương ứng sẽ được khởi động và tập tin sẽ được nạp vào. Nếu tập tin thuộc dạng
chương trình thực thi thì chương trình sẽ được khởi động.
3.2. Chọn nhiều đối tượng
Áp dụng cho các cửa sổ phải:
• Các đối tượng cần chọn ở cạnh nhau: Nhấp chọn đối tượng đầu, sau đó giữ phím
Shift và nhấp lên đối tượng cuối.
• Các đối tượng cần chọn rời rạc: Giữ phím Ctrl và nhấp chọn (hay bỏ chọn) các đối
tượng tương ứng.
3.3. Thay đỗi chế độ hiển thị cửa sổ phải
Trên Toolbar nhấp nút Change your view để thay đổi chế độ hiển thị.
• Extra Large Icons: Biểu tượng dạng cực lớn.
• Large icons: Biểu tượng dạng lớn.
• Medium icons: Biểu tượng dạng nhỏ.
• Small Icons: Biểu tượng dạng nhỏ.
• List: Trình bày các biểu tượng dạng danh sách.
• Details Trình bày các biểu tượng dạng chi tiết (thể hiện các cột: Tên, thời gian, kiểu,
kích cỡ)
• Titkes: Trình bày các biểu tượng dạng tiêu đề.
• Content: Trình bày các biểu tượng dạng nội dung.
3.4. Xem nhanh nội dung tập tin
Chọn tập tin cần xem nhanh (bên cửa sổ phải): Trên Toolbar nhấn nút Show the
preview pane để hiện cửa sổ xem nhanh nội dung tập tin.
3.5. Tạo mới thư mục
B1: Chọn nơi chứa thư mục cần tạo (thư mục hoặc ổ đĩa).
B2: Trên Toolbar nhấp nút New Folder (hoặc nhấp phải trên vùng trống chọn lệnh
New – Folder)
B3: Nhập tên cho thư mục mới tạo, nhấn Enter để kết thúc.
3.6. Đổi tên thư mục tập tin
B1: Chọn đối tượng muốn đổi tên.
B2: Nhấp phải trên đối tượng và chọn lệnh Rename.
B3: Nhập tên mới, nhấn Enter để kết thúc.
3.7. Xóa thư mục, tập tin
B1: Chọn các đối tượng cần xóa.
B2: Nhấn phím Delete hoặc nhấp phải trên đối tượng chọn lệnh Delete. Chọn Yes.
3.8. Phục hồi thư mục, tập tin đã xóa trong Recycle Bin
B1: Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin Trên Desktop’
30
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

B2: Chọn các đối tượng muốn phục hồi.


B3: Nhấp phải lên đối tượng chọn lệnh Restore
 Muốn xóa hẳn tất cả các đối tượng trong Recycle Bin, nhấp phải lên Recycle Bin và
chọn lệnh Empty Recycle Bin
3.9. Sao chép thư mục, tập tin
B1: Chọn các thư mục và các tập tin cần sao chép. Nhấp phải trên đối tượng và chọn
lệnh Copy (Ctrl + C).
B2: Chọn nơi cần chép đến. Nhấp phải trên vùng trống chọn lệnh Paste (Ctrl + V).
3.10. Di chuyển thư mục, tập tin
B1: Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển. Nhấp phải trên đối tượng chọn lệnh
Cut (Ctrl + X).
B2: Chọn nơi cần di chuyển thư mục, tập tin đến. Nhấp phải trên vùng trống và chọn
lệnh Paste (Ctrl + V).
3.11. Xác lập thuộc tính thư mục, tập tin
B1: Nhấp phải trên các tập tin, thư mục chọn lệnh Properties.
B2: Trong hộp thoại Properties, chọn thẻ General, mục Attributes đánh dấu chọn/bỏ
chọn:
- Read-only: Chỉ đọc không cho chỉnh sửa.
- Hidden: Ẩn.
B3: Nhấn nút OK.
3.12. Tạo lối tắt
B1: Chọn nơi chứa shortcut (thư mục hoặc ổ đĩa).
B2: Nhấp phải trên vùng trống chọn lệnh New- Shortcut.
B3: Nhập đường dẫn và tên tập tin cần tạo shortcut vào khung Type the location of
the item, hoặc nhấp nút Browse để xác định trực tiếp tập tin cần tạo Shortcut trong
cửa sổ Browse for files or Folders, sau đó nhấn nút Next.
B4: Nhập tên cho shortcut vào ô Type a name for this shortcut, nhấp nút Finish để
kết thúc.
4. Tìm kiếm
Trong Windows 7 chức năng tìm kiếm (search) sẽ tìm hầu như tất cả những gì có trên
máy tính của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ cần gõ vài chữ cái trong hộp tìm
kiếm và bạn sẽ thấy một danh sách các thư mục, các loại tài liệu như văn bản, bảng tính,
hình ảnh, nhạc, phim, hay các tập tin loại khác.
Bạn còn có thể tìm kiếm những lệnh hay tác vụ của hệ điều hành Windows trực tiếp
từ menu Start, việc này giúp bạn có thể nhanh chóng thiết lập các lựa chọn, tùy chỉnh hệ
thống cho máy tính của mình.
4.1. Tìm kiếm trong menu Start
31
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

B1: Search trong menu Start cho phép truy cập nhanh đến tất cả các thư mục, tập tin
và tất cả các thiết lập trong máy tính.
B2: Nhập từ khóa cẩn tìm vào khung Search programs and files, danh sách các
chương trình, dữ liệu hay các tác vụ của Control panel sẽ hiện ra.
B3: Enter hoặc nhấn chọn See more results để hiện cửa sổ liệt kê thêm các kết quả
tìm kiếm.
4.2. Tìm kiếm trong Windows Explorer
Windows Explorer cho phép xác định chính xác nơi tìm kiếm.
• Nhập từ khóa cần tìm vào khung Search, danh sách các tập tin, thư mục sẽ hiện ra
bên cửa sổ phải.
• Các từ khóa tìm kiếm sẽ được tô màu trên các đối tượng tìm được.
• Bạn có thể dùng dấu * để tìm tất cả các tập tin có phần mở rộng giống nhau. Ví dụ:
“*.ini” để tìm tất cả các tập tin có phần mở rộng là ini.
4.3. Sử dụng bộ lọc tìm kiếm trong Windows Explorer
Nhấp chuột vào khung tìm kiếm của Windows Explorer để hiển thị danh sách các từ
khóa được sử dụng gần nhất, bộ lọc tìm kiếm sẽ hiện ra ngay bên dưới các từ khóa đó. Có
thể lọc theo kích thước (Size) hay theo thời gian (Date modified).
Lọc theo kích thước (Size)
B1: Đến nơi cần tìm.
B2: Nhập từ khóa vào khung Search.
B3: Nhấp chọn lệnh Size để hiện bảng liệt kê các kích cỡ.
B4: Chọn theo phạm vi Size cần tìm kiếm.
Lọc theo thời gian (Date modified)
B1: Đến nơi cần tìm.
B2: Nhập từ khóa vào khung Search.
B3: Nhấp chọn lệnh Date modified để hiện bảng Select a date or date range.
B4: Lựa chọn thời gian theo các cách sau:
Chọn ngày trong bảng lịch hay có thẻ giữ chuột kéo khối để chọn nhiều ngày.
- A long time ago: Đã lâu, không nhớ thời gian chính xác.
- Earlier this year: Đầu năm nay.
- Earlier this month: Đầu tháng nay.
- Last week: Tuần trước.
- Earlier this week: Đầu tuần.
- Yesterday: Ngày hôm qua.
IV. Một số phần mềm tiện ích
1. Thay đổi độ phân giải màn hình

32
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

Bạn có thể thay đổi độ phân giải màn hình cho phù hợp bằng cách: Nhấp chuột phải
trên vùng trống Desktop, chọn lệnh Screen resolution rồi chọn các độ phân giải trong mục
Resolution.
2. Thiết lập giao diện, hình nền cho Desktop
Windows 7 chứa đựng trong nó nhiều gói giao diện mới, cho phép người dùng có thể
thiết lập giao diện phù hợp sở thích cá nhân với các hình nền phong phú, hiệu ứng hình ảnh
và âm thanh tương ứng. Người dùng có thể tải về nhiều giao diện mới hoặc tạo giao diện
cho riêng mình một cách dễ dàng.
Để thay đổi giao diện, nhấp phải trên Desktop chọn lệnh Personalize.
• Chọn các Themes có sẵn trong Aero Themes hay có thể tải thêm cái Themes mới
trong phần My Themes – Get more Themes online.
• Desktop Background: Chọn hình nền cho Desktop, có thể quy định thời gian thay
đổi trong mục Change picture every.
• Windows Color: Các tùy chọn màu cho khung cửa sổ ứng dụng. Start Menu và
Taskbar.
3. Thay đổi, gỡ bỏ một chương trình ứng dụng
• Start – Control Panel chọn Uninstall a program.
• Trong cửa sổ Uninstall or change a program nhấp chọn tên chương trình cần thay
đổi hay gỡ bỏ. Chọn:
− Change: Thay đổi các thành phần cài đặt cảu chương trình.
− Uninstall: Gỡ bỏ chương trình.
4. Xem thông tin hệ thống của máy tính
Để xem thông tin về hệ thống của máy tính, ta nhấp phải trên biểu tượng Computer
(trong màn hình Desktop) rồi chọn Properties. Cửa sổ System sẽ cung cấp các thông tin cơ
bản về máy tính như: Hệ điều hành, tên bộ xử lý, dung lượng bộ nhớ, tình trạng kích hoạt
MS Windows…
5. Nén và giải nén dữ liệu
Nén dữ liệu là việc thực hiện thu gọn kích thước các tập tin. Đây là công việc vô cùng
hữu ích vì nó giúp làm giảm việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên như không gian lưu trữ
hoặc dung lượng truyền tải thông tin.
Trước khi được sử dụng, dữ liệu cần phải được giải nén theo phương pháp thích hợp.
Hiện nay nén dữ liệu thường theo 2 chuẩn:
• Nén mất dữ liệu (Lossy compression): Dữ liệu sau khi giải nén không còn là dữ
liệu ban đầu, thường được áp dụng để nén hình ảnh, âm thanh hay phim.
• Nén không mất dữ liệu (Lossless compression): Dữ liệu sau khi giải nén vẫn
giống dữ liệu ban đầu, thường được áp dụng để nén trong trường hợp cần giữ được
sự toàn vẹn của dữ liệu.
33
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

Zip và Rar là 2 định dạng nén thông dụng thuộc loại không mất dữ liệu.
6. Định dạng nén ZIP
Là dạng nén mặc định được Windows hỗ trợ.
Nén tập tin, thư mục
B1: Chọn các tập tin, thư mục muốn nén.
B2: Nhấp phải trên vùng chọn, chọn lệnh Send to – Compressed (zipped) folder. Sau
khi quá trình nén kết thúc, một tập tin mới có phần mở rộng là ZIP sẽ được tạo ra.
B3: Đặt tên cho tập tin (nếu muốn).
Xem bên trong tập tin nén ZIP
Bạn có thể dùng Windows Explorer để thao tác với tập tin ZIP như một thư mục.
Giải nén tập tin ZIP
B1: Chọn tập tin zip nhấp phải chọn lệnh Extract All.
B2: Trong hộp thoại Extract Compressed Folders nhấp nút Browse để chọn nơi giải
nén. Nhấp nút Extract để bắt đầu giải nén.
7. Định dạng nén RAR
Là dạng nén không được Windows hỗ trợ nhưng có hệ số nén và mức độ an toàn cao
hơn định dạng ZIP. Muốn dùng được định dạng này bạn cần cài đặt chương trình phù hợp
với định dạng này như WinRAR.
Nén tập tin, thư mục
B1: Chọn các tập tin, thư mục muốn nén
B2: Nhấp phải trên vùng chọn, chọn lệnh Add to archive…
B3: Trong hộp thoại Archive name parameters chọn:
− Archive name: Đặt tên tập tin nén.
− Browse: Chọn nơi lưu trữ tập tin nén.
− Archive format: Chọn định dạng tập tin nén là ZIP hay RAR.
B4: Nhấp OK để bắt đầu quá trình nén.
Xem bên trong tập tin nén RAR
Nhấp đúp lên tập tin nén. WinRAR hiện cửa sổ liệt kê các tập tin thư mục.
Trong cửa sổ Winrar: Dùng các lệnh Add để nén thêm tập tin hay Extract To để giải nén.
Giải nén tập tin RAR
B1: Chọn tập tin nén nhấp phải chuột chọn lệnh Extract files… (bạn cũng có thể chọn
lệnh Extract Here để giải nén ngay tại nơi chứa tập tin nén).
B2: Trong hộp thoại Extract path and options chọn nơi giải nén. Nhấp nút OK để bắt
đầu giải nén.
V. Sử dụng tiếng Việt

34
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

Để sử dụng được tiếng Việt, máy tính cần phải được cài đặt font chữ tiếng việt và
chương trình điều khiển bàn phím để nhập tiếng Việt (gọi tắt là chương trình gõ tiếng Việt).
Các chương trình gõ tiếng việt thông dụng hiện nay như: Vietkey, Unikey.
1. Font chữ tiếng Việt
Mỗi font chữ tiếng Việt sẽ tương ứng với một bảng mã, do đó khi soạn thảo tiếng
Việt, cần chọn bảng mã phù hợp cới font chữ mà bạn đang sử dụng, nếu chọn sai thì các từ
nhập vào sẽ không hiển thị đúng.
Các bộ font chữ tiếng Việt thông dụng hiện nay:
• Font Unicode: Vì mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng nên việc sử dụng một loại
font chữ có thể hiển thị được tất cả các ngôn ngữ là điều mong muốn của các
chuyên gia về công nghệ thông tin vì nó thuận tiện cho việc xử lý, trao đổi thông
tin. Sự ra đời của bộ font Unicode đã cho phép tích hợp tất cả các ký tự của đa số
ngôn ngữ trong một bộ font chữ duy nhất.
Khi dùng font chữ loại này, cần chọn bảng mã Unicode. Font chữ thông dụng là:
Time New Roman, Arial, Tahoma.
• Font VNI: Đây là bộ font chữ khá đẹp, cung cấp rất nhiều font chữ, tên font chữ
bắt đầu bằng chữ VNI-.
Khi dùng font chữ VNI-, cần chọn bảng mã VNI window. Font chữ thông dụng là
VNI-Time, VNI-Helve.
2. Kiểu gõ
Có 2 kiểu gõ thông dụng là VNI và Telex:
• Kiểu VNI (để gõ dấu dùng các phím số ở phần các phím thông dụng).
Dấu á à ả ã ạ â ơ ă đ
Cách gõ a1 a2 a3 a4 a5 a6 o7 a8 d9
• Kiểu Telex
Dấu á à ả ã ạ â ê ô ă ư ơ đ
Cách gõ as af ar ax aj aa ee oo aw uw ow dd

3. Gõ tiếng Việt với chương trình Unikey


Unikey là chương trình gõ tiếng Việt được phát hành miễn phí theo giấy phép GNU
GPLv2.
3.1. Khởi động
Unikey thường được cài ở chế độ tự khởi động, bạn có thể tìm thấy biểu tượng của
Unikey ở thanh Taskbar đang ở chế độ bật tiếng Việt hoặc khi ở chế độ tắt tiếng Việt
(chuyển đổi chế độ bằng cách nhập vào biểu tượng này).
3.2. Đặt chế độ hoạt động cho Unikey
Nhấp đúp vào biểu tượng Unikey để hiện bảng điều khiển.
• Bảng mã: Chọn đúng bảng mã tương ứng với Font tiếng việt đang sử dụng.
35
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

• Kiểu gõ: Chọn kiểu gõ tiếng việt thường dùng như Telex hay VNI.
• Phím chuyển: Chuyển đổi tắt/mở chế độ tiếng Việt.
• Nhấp nút Đóng để hoàn tất.
VI. Sử dụng máy in
1. Lựa chọn máy in
1.1. Thay đổi máy in mặc định
Mỗi khi ra lệnh in tài liệu, Windows sẽ kết xuất dữ liệu ra máy in mặc định (default
printer). Nếu máy tính của bạn kết nối với nhiều máy in để dùng vào các mục đích khác
nhau, bạn cần thay đổ máy in mặc định cho phù hợp với yêu cầu.
B1: Nhấp nút Start, chọn lệnh Devices and Printers.
B2: Trong hộp thoại Devices and Printers, mục Printers and Faxes sẽ liệt kê danh
sách các máy in. Nhấp phải chuột tại máy in (hay máy fax) chọn lệnh Set as default printer.
1.2. Cài đặt một máy in mới vào máy tính
B1: Kết nối máy in với máy tính, bật nguồn máy in.
B2: Nếu máy in được kết nối với máy tính qua cổng USB, máy tính sẽ tự động dò,
phát hiện máy in và sau đó tiến hành cập nhật drive (một số máy in Windows không có sẵn
driver điều khiển, bạn nên sử dụng bộ đĩa cài đặt đi kèm với máy in để tiến hành cài đặt).
Nếu máy in kết nối với máy tính bằng các cổng khác (LPT, COM …), máy tính không
dò được, bạn có thể mở hộp thoại Devices and Printer chọn lệnh Add a printer để tiến hành
cài đặt thủ công.
2. In ấn
2.1. In văn bản
Sau khi tài liệu được soạn thảo hoàn chỉnh bạn có thể tạo bản in trên giấy.
Trong Windows Explore: Nhấp vào phải trên tập tin chọn lệnh Print; Trong cửa sổ
chương trình bấm tổ hợp phím Ctrl + P.
Trong hộp thoại Print, thiết lập các thông số in ấn phù hợp:
• Select Printer: Chọn máy in.
• Preferences – Paper: Chọn khổ giấy in.
• Page range: Chọn phạm vi in.
• All: In tất cả các trang.
• Current page: In trang hiện hành.
• Pages: In trang tùy chọn.
• Number of copies: Chọn số bản in.
Nhấp nút Print để tiến hành in.
2.2. Quản lý hàng đợi máy in
Quản lý hàng đợi (Print queue) của máy in là nơi người sử dụng quản lý quá trình in
ấn, thông qua cửa sổ này người sử dụng có thể thiết lập độ ưu tiên, thứ tự in ấn, loại bỏ
không in một tài liệu nào đó.

36
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

• Nhấp đúp vào biểu tượng máy in trên Taskbar để mở hộp thoại quản lý hàng đợi
máy in.
• Printer: Các lệnh thiết lập máy in mặc định, thuộc tính máy in, tạm dừng, hủy bỏ
• quá trình in…
• Document: Xác lập ưu tiên, tạm dừng, tiếp tục, hủy bỏ quá trình in của văn bản
chọn, trong hàng đợi
• View: Hiển thị/ẩn thanh trạng thái, cập nhập cửa sổ hàng đợi.
Nhấp phải trên tên tài liệu trong danh sách hàng đợi, chọn:
 Pause: Tạm dừng in.
 Restart: Khởi động lại quá trình in.
 Cancel: Hủy bỏ in.
 Properties: Xác lập các thuộc tính của tài liệu liên quan đến việc in.

Bài tập chương 2


Bài 1:
1. Trên ổ đĩa D:\ tạo thư mục có dạng sau: Họ tên – Lớp (gõ không dấu)
2. Trong thư mục Họ tên – Lớp tạo các cây thư mục sau:
3. Thư mục Baitap 1
3.1 Copy thư mục P1, P2 vào thư
mục Ho Chi Minh rồi đổi tên thư mục
bản sao thành Phuong 1, Phuong 2.
3.2 Tìm trong ổ đĩa C:\ 2 tập tin hình
ảnh tùy ý rồi copy vào Thu Duc.
3.3 Di chuyển thư mục P1, P2 vào
thư mục Ba Dinh.
3.4 Tìm trong C:\ tập tin
Notepad.exe, sao chép tập tin này vào Q2
4. Thư mục Baitap 2
4.1 Tìm trong C:\ các tập tin có phần mở rộng là INI, TXT mỗi loại 2 tập tin. Sao chép
các tập tin tìm thấy vào thư mục Win & Powerpoint.
4.2 Tìm trong ổ đĩa C:\ tập tin charmap.exe sao chép vào thư mục Chung chi A rồi đổi
tên bản sao thành Copy-charmap.exe.
4.3 Tìm trong ổ đĩa C:\ 2 tập tin hình ảnh bất kỳ, sao chép vào Chung chi B rồi đổi phần
tên chính của bản sao thành Hinh 1 và Hinh 2.
4.4 Trong thư mục Chung chi A tạo Shortcut WordPad.

37
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản

Bài 2:
Khởi động Word hay WordPad, chọn font cho phần văn bản chính rồi nhập và định dạng
theo mẫu sau: Font Times New Roman, size 13. Lưu vào ổ đĩa D:\ với tên BT1.
Windows 7 “cởi mở” hơn
Windows 7 không còn những chương trình đã trở thành truyền thống của Microsoft trong
nhiều năm qua như e-mail, lịch, ứng dụng tin nhắn tức thời…
Theo Microsoft, Windows 7 là một hệ điều hành “mở” cho phép người dùng có thể bổ sung
những ứng dụng mà họ muốn. Những chương trình này nằm trong gói Windows Live
Essentials của Microsoft. Tất cả mọi người đều được sử dụng những dịch vụ miễn phí như
lưu trữ file trực tuyến, chia sẻ ảnh và sử dụng công cụ hợp tác.
Theo tổng giám đốc Window Live, Brian Hall, việc loại bớt các chương trình trên giúp cho
Microsoft tập trung tốt hơn cho việc phát triển hệ điều hành, đồng thời giảm độ lớn của
Windows 7 để nó hoạt động hiệu quả hơn. (www.tin247.com)

38
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Chương 3: XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN

I. Kiến thức cơ bản Microsoft Word


1. Khởi động
Có nhiều cách khởi động phần mền Word tùy theo giao diện đặc thù có sẵn của máy
tính. Có thể chọn một trong các cách sau đây:
Cách 1: Nhấp nút Start - All Programs – Microsoft Office – Microsoft Word 2010
Cách 2: Nhấp đúp lên biểu tượng của phần mền Word trên thanh Taskbar, Desktop.
Cách 3: Trong cửa sổ Windows Explorer, nhấp đúp lên tập tin văn bản muốn mở.
2. Cửa số chương trình

Hình 3.1 Cửa số chương trình Word


Thanh tiêu đề (Title bar)
Thanh tiêu đề có các thành phần sau:
• Control Box w : Dùng điều khiển cửa số.
• Quick Access Tooblbar : Là thanh công cụ chứa các nút lệnh để thực
hiện nhanh một thao tác nào đó. Có thể tùy chỉnh thanh Quick Access bằng cách
nhấp vào nút Customize .
• Giữa thanh tiêu đề hiển thị tên văn bản hiện hành và chữ Microsoft Word.
• Minimize ( ): Thu nhỏ cửa sổ lại.
• Restore Down ( ): Phục hồi cửa sổ về trạng thái có thể thay đổi kích thước cửa sổ
hoặc là nút Maximize ( ) dùng để phóng to cửa sổ bằng kích thước màn hình.

39
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

• Close ( ): Đóng văn bản hiện hành, nếu chỉ còn một văn bản đang mở thì khi
nhấp vào nút này sẽ đóng luôn cửa sổ chương trình Word.
Thanh Ribbon
Trong chương trình Microsoft Office 2010, các lệnh được tổ chức trên thanh lệnh
nằm ngang gọi là Ribbon.
Các lệnh trên thanh Ribbon được tổ chức thành các nhóm chức năng (Ribbon group),
và được thể hiện dưới dạng các nút lệnh hoặc danh sách lệnh, hoặc xuất hiện trong thư
viện. Một số nhóm còn liên kết với hộp thoại các Task panes chứa nhiều lệnh hơn.
Tùy biến thanh ribbon
• Nhấp nút Minimize the Ribbon để ẩn thanh ribbon
• Nhấp nút Expand the Ribbon để hiện thanh ribbon
 1. Để ẩn hiện nhanh thanh ribbon, nhấn tổ hợp phím Ctrl + F1
2. Khi cần mở rộng cửa sổ soạn thảo thì bạn hãy ẩn thanh ribbon đi
Word help
Nhấp nút Word Help ở góc bên phải thanh ribbon để mở cửa sổ trợ giúp và tìm kiếm
thông tin trợ giúp về các kỹ thuật của Word.
Thanh trạng thái (Status Bar)

Hình 3.2 Thanh trạng thái


Thanh trạng thái (Status bar) nằm cuối màn hình, cung cấp một số thông tin sau:
• Page x of y: Với x là số thứ tự trang đang chứa con trỏ text (trang hiện hành), y là
tổng số trang của văn bản.
• Words: n: Với n là số từ của văn bản.
• English: Ngôn ngữ đang sử dụng là tiếng Anh.
• Macro: Trạng thái bình thường hay là đang ghi macro.
• (1): Các chế độ hiển thị văn bản của văn bản.
• (2): Zoom level – Dùng để zoom màn hình soạn thảo bằng cách chọn tỷ lệ trong hộp
thoại zoom.
• (3): Slider zoom: Dùng để phóng to thu nhỏ văn bản.
Thanh thước (Ruler): là công cụ rất tiện lợi dùng để canh lề văn bản. Khi soạn thảo, thanh
thước giúp người sử dụng xác định nhanh các lề đoạn văn bản, hoặc thực hiện trực
tiếp một số định dạng trên thước như thay đổi lề, thay đổi chiều rộng cột trong bảng,
tạo Tab.

40
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.3 Thay đổi đơn vị đo trên thanh thước


Ẩn/hiện thanh thước:
Cách 1: Chọn thẻ View (nhóm Show) – nhấp chọn Ruler.
Cách 2: Phía trên thanh trượt dọc, nhấp nút View Ruler.
Ẩn/hiện thanh thước dọc:
B1: Chọn thẻ File (Backstage View) – Options - xuất hiện hộp thoại Word Option.
B2: Chọn trang Advanced (nhóm Display) – nhấp chọn/bỏ chọn mục Show vertical
ruler in Print Layout View.
Thay đổi đơn vị đo trên thanh thước:
B1: Chọn thẻ File – Options – xuất hiện hộp thoại Word Options.
B2: Chọn trang Advanced (nhóm Display) – chọn một đơn vị đo trong mục Show
Measurements in units of – OK.
Vùng soạn thảo: Đây là nơi cho phép gõ nội dung văn bản và thực hiện các lệnh định
dạng.
Scroll bar: Scroll bar là thanh cuộn màn hình, nằm ở bên phải và ở phía dưới đáy màn
hình, dùng để cuộn văn bản lên hoặc xuống để xem phần văn bản đang bị che khuất.
Ẩn/hiện thanh cuộn:
B1: Chọn thẻ File – Options – xuất hiện hộp thoại Word Options.
B2: Chọn trang Advanced (nhóm Display) – nhấp chọn các mục sau rồi OK.
-  Show horizontal scroll bar: Hiển thị thanh cuộn ngang.
-  Show vertical scroll bar: Hiển thị thanh cuộn dọc.
3. Các chế độ hiển thị văn bản
Trong Word có thể hiện thị văn bản bằng nhiều cách khác nhau cho phù hợp với từng
mục đích sử dụng.
3.1. Thay đổi cách hiển thị

41
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Cách 1: Chọn thẻ View (nhóm Document Views), chọn một trong các cách hiển thị
sau:
• Print Layout: Hiển thị văn bản dưới dạng trang in.
• Full Screen Reading: Hiển thị văn bản dưới dạng đọc sách.
• Web Layout: Hiển thị văn bản dạng trang web.
• Outline View: Hiển thị văn bản dạng dàn ý.
• Draft View: Hển thị văn bản dạng bình thường.
Cách 2: Trên thanh trạng thái, nhấp chọn một trong các nút lệnh: Print Layout, Full
Screen Reading, Web Layout, Outline View, Draft View.
Hiển thị văn bản dạng trang in (Print Layout)
Là cách hiển thị văn bản trên màn hình giống như khi văn bản được in ra giấy. Khi
hiển thị ở chế độ Print layout, người dùng có thể nhìn thấy các thành phần như lề giấy, dấu
ngắt trang, Headers và Footers và Watermark.
Ẩn/hiện khoảng trống giữa các trang:
Cách 1: Trỏ chuột đến đường kẻ giữa hai trang bất kỳ đến khi con trỏ chuột biến đổi thành
mũi tên hai đầu thì nhấp đúp chuột.
Cách 2:
B1: Chọn thẻ File – Options – xuất hiện hộp thoại Word Options.
B2: Chọn trang Display (nhóm Page display option) – nhấp chọn/ bỏ chọn mục Show
white space between pages in Print Layout view.
Hiển thị văn bản dạng đọc sách (Full Screen Reading)
Là cách hiển thị văn bản vừa khít với màn hình sao cho dễ đọc văn bản nhất. Trong
chế độ này, thanh ribbon được thay thế bằng thanh công cụ ở phía trên màn hình với các
nút lệnh như: Save, Print Preview and Print, highlight văn bản, tạo comment,…Có thể di
chuyển từ trang này đến trang khác và điều chỉnh chế độ hiển thị bằng menu View Options.
Ngoài ra, còn có thể chỉnh sửa văn bản sau khi bật chức năng Allow Typing. Nhấn nút
Close để quay trở lại chế độ xem trước đó.
Di chuyển giữa các trang
• Tên thanh tiêu đề - nhấp nút Next screen hoặc Previous screen.
• Cuối mép trang, nhấn nút .
• Nhấn phím mũi tên sang trái, sang phải, hướng lên, hoặc hướng xuống.
• Tên thanh tiêu đề - nhấp nút Jump to a page or section in the document
Một số tùy chỉnh trong Full Screen Reading
Trên thanh tiêu đề - nhấp nút View option – chọn một trong các lệnh sau:
• Don’t Open Attachments in Full Screen: Ngăn chặn mở email đính kèm và các văn
bản từ site Microsoft SharePoint.

42
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

• Increase Text Size, Decrease Text Size, Margin Settings hoặc Show Printed Page;
thay đổi số lượng văn bản hiển thị trên mối trang.
• Show One Page hoặc Show Two pages: Hiển thị một hoặc hai trang trên màn hình.
• Allow Typing: Cho phép sửa đổi văn bản.
• Track Changes: Theo dõi thay đổi của văn bản.
• Show comments and Changes: Hiển thị văn bản comment và thay đổi của văn bản.
• Show Orginal/ Final Document: Hiển thị văn bản nguồn hoặc văn bản cuối cùng.
Thoát khỏi chế độ Full Screen Reading
Cách 1: Trên thanh tiêu đề - nhấn nút Close.
Cách 2: Nhấn nút Close full screen reading view.
Cách 3: Nhấn phím Esc.
Hiển thị văn bản dạng trang web (Web Layout)
Hiển thị văn bản giống như khi xem văn bản trên trình duyệt web, người dùng có thể
thấy hình nền và các hiệu ứng khác.
Hiển thị văn bản dạng dàn bài (Outline)
Hiển thị cấu trúc của văn bản như các cấp lồng vào nhau của các tiêu đề và nội dung.
Ngoài ra chế độ hiển thị này còn cung cấp các công cụ để xem và thay đổi cấu trúc của văn
bản.
Hiển thị văn bản dạng thô (Draft)
Đây là chế độ xem văn bản dưới dạng thô, chỉ nhìn thấy văn bản, không thấy các đối
tượng đồ họa Object (hình ảnh, hình vẽ, …), không hiển thị các lề của trang giấy, header
và footer, thanh thước đứng. Ở chế độ này ta sẽ thấy ký hiệu kết thúc văn bản (End Mark).
3.2. Phóng to, thu nhỏ văn bản (Zoom)
Đây là chế độ phóng to, thu nhỏ văn bản trên màn hình nhằm điều chỉnh tầm nhìn để
ta quan sát văn bản cho thuận tiện. Chế độ này chỉ có tác dụng trên màn hình, không ảnh
hưởng đến độ lớn của văn bản khi in ra giấy.
.

Hình 3.4 Các lệnh Zoom và hộp thoại Zoom

43
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Thay đổi chế độ Zoom của văn bản bằng các cách sau :
Cách1: Chọn thẻ View (nhóm Zoom) - chọn một trong các lệnh sau:
• 100%: Hiển thị tỷ lệ giống khi in.
• One page: Hiện từng trang một.
• Two page: Hiện hai trang một lúc.
• Page Width: Co giãn chiều rộng trang bằng chiều rộng màn hình.
• Zoom: Xuất hiện hộp thoại Zoom, chọn trong các mục sau: Page Width, Text width,
100%, 200%, Percent (nhập vào tỷ lệ mong muốn), Many Page (hiển thị nhiều trang
cùng một lúc).
Cách 2: Trên cuối thanh Status, kéo thanh trượt Slider Zoom để phóng to, thu nhỏ văn bản.
3.3. Xem văn bản trước khi in (Print Preview and Print)
Đây là chế độ hiển thị văn bản dạng trang in, dùng để xem văn bản trước khi in, là
một thao tác rất quan trọng khi cần in văn bản cũng như khi đang soạn thảo. Trên màn hình
Print Preview, người dùng có thể quan sát trước cấu trúc của trang in củng như các nội
dung chi tiết trên trang in. Từ đó sẽ có những điều chỉnh hợp lý nếu có để có được bản in
mong muốn.
Để chuyển sang chế độ Print Preview and Print, thực hiện như sau:
Cách 1: Chọn thẻ File – Print.
Cách 2: Nhấp nút Print Preview and Print hình trên thanh Quick Access
2.4. Quản lý cửa sồ làm việc

Hình 3.5 Các nút lệnh quản lý cửa sổ làm việc


Khi soạn thảo văn bản, người dùng có thể hiển thị một hoặc nhiều văn bản cùng lúc.
Để quản lý cách hiển thị các văn bản, thực hiện như sau:
Chọn thẻ View (nhóm Window) - Chọn trong các nút sau:
• New Window: Mở thêm một cửa sổ mới chứa văn bản gống với cửa sổ hiện hành.
• Arrange All: Hiển thị tất cả các văn bản Word đang chồng lên nhau.
• Split: Chia cửa sổ thành hai phần song song cùng chứa chung văn bản hiện hành. Khi
muốn trở lại như cũ thì nhấp nút Remove Spilt.
• View Side by Side: Hiển thị hai cửa sổ song song để so sánh văn bản.
- Nếu có nhiều hơn hai văn bản đang mở, sẽ xuất hiện hộp thoại Compare Side by
Side, nhấp chọn văn bản muốn so sánh với văn bản hiện hành.
- Khi có chế độ Side by Side, nhấp nút Synchronous Scrolling để bật /tắt chế độ đồng
bộ thao tác cuộn văn bản để hai văn bản di chuyển lên xuống cùng nhau.

44
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

• Switch Window: Chuyển đổi cửa sổ giữa các văn bản bản đang mở.
2.5. Cửa sổ điều hướng (Navigation pane)
Navigation pane giúp con người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển đến vị trí khác
nhau của văn bản bằng cách nhấp chọn các tiêu đề, hoặc cho phép xem các trang của văn
bản dưới dạng thumbnail, hoặc duyệt qua các kết quả tìm kiếm.
Hiển thị Navigation pane
B1: Chọn thẻ View (Nhóm Show) - Navigation pane.
B2: Trong vùng Navigation pane, chọn một trong các chế độ hiển thị sau:
- Browse the headings in your document: Duyệt các tiêu đề văn bản
- Browse the pagesin your document: Duyệt các trang văn bản dưới dạng
thumbnail.
- Browse the results from your current search hình: Duyệt tất cả kết quả tìm kiếm
Một số thao tác điều khiển khi duyệt tiêu đề văn bản:
Nhấp chuột phải lên dòng tiêu đề muốn điều khiển, tùy chọn một trong các lệnh sau:
• Promote/Demote: Tăng/giảm cấp của tiêu đề đang chọn
• Delete: Xóa toàn bộ nội dung tiêu đề đang chọn.
• Select Heading and Conent: Chọn toàn bộ nội dung tiêu đề đang chọn.
• Print Heading and Conent: In toàn bộ nội dung tiêu đề đang chọn.
• Expand All: Liệt kê tất cả các tiêu đề mục văn bản.
• Collapse All: Chỉ liệt kê tiêu đề Heading 1 trong văn bản.
• Show Heading Levels: Hiển thị các tiêu đề đến cấp được chọn.
II. Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản
1. Tạo văn bản mới

Hình 3.6 Cửa sổ tạo văn bản mới


Tạo văn bản trắng
Cách 1: Chọn thẻ File – New - Blank document – Create.
Cách 2: Nhấn CTRL+N
45
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Cách 3: Nhấp nút New trên thanh Quick Access toolbar.


Tạo văn bản mới dựa trên mẫu template có sẵn
Chọn thẻ File – New (nhóm Available Templates) – chọn một trong các kiểu sau:
• Blog post: Tạo văn bản mới để post lên Blog
• Recent templates: Tạo văn bản mới dựa trên mẫu văn bản sử dụng gần đây.
• Sample templates: Tạo văn bản mới dựa trên mẫu văn bản có sẵn trong MS Word
hoặc tải mẫu mới từ trang http://office.com.
• My templates: Tạo văn bản mới dựa trên mẫu văn bản có sẵn do người dùng tạo
trong thư mục My template.
• New from existing: Tạo văn bản mới dựa trên mẫu được lưu trên máy.
2. Lưu văn bản
Sau khi lưu văn bản lần đầu, để lưu tiếp nội dung văn bản được chỉnh sửa trong khi
đang soạn thảo, thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Trên thanh Quick Acceess toolbar – Save.
Cách 2: Chọn thẻ File- Save.
Cách 3: Nhấn Ctrl+S.
Lưu văn bản với tên khác, vị trí khác, hoặc định dạng khác
Khi lưu văn bản đầu tiên hay lưu văn bản với một tên khác, ở thư mục khác hoặc với
định dạng khác, thực hiện như sau:
B1: Chọn thẻ File – Save As – xuất hiện hộp thoại Save As.
B2: Chọn nơi lưu văn bản trong khung Save in và gõ tên tập tên trong khung File name.
B3: Nếu muốn lưu với định dạng khác thì trong mục Save As Type, tùy chọn các định
dạng sau:
- Word 97-2003 Document (*.doc): Lưu với định dạng của phiên bản cũ Word 97,
Word 2003.
- Word Macro-Enable docunent (*.doc): Lưu văn bản kèm theo các macro.
- Word Template (*.doctx): Lưu văn bản thành mẫu Template.
- PDF(*.pdf): Lưu văn bản thành sách điện tử (ebook).
- XPS document (*xps): Lưu văn bản thành sách điện tử, giống định dạng pdf.
3. Mở văn bản
Cách 1: Chọn thẻ File – Open
Cách 2: Nhấn Ctrl+O.
Cách 3: Trên thanh Qick Access – Open
4. Đóng văn bản
Sau khi soạn thảo văn bản xong, nên đóng văn bản đó lại để giữ cho vùng làm việc
gọn gàng và giải phóng bộ nhớ máy tính. Sau đây là một số cách đóng văn bản:
Cách 1: Nhấp nút Close ở góc phải trên màn hình Word.
46
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Cách 2: Chọn thẻ File – Close.


Lưu ý: Khi đóng tập tin ta lưu văn bản, Word sẽ hiện thông báo nhắc nhở. Nếu bạn muốn
lưu văn bản thì chọn Save, còn không lưu thì chọn Don’t Save.
5. Một số quy tắc nhập văn bản
• Nhập văn bản bình thường, giữa hai từ chỉ cách nhau một khoảng trắng. Khi nhập hết
một dòng, gặp lề phải của trang thì Word sẽ tự động chuyển con trỏ xuống dòng dưới.
• Nhập xong một đoạn thì gõ phím Enter để kết thúc đoạn và Word sẽ xuống dòng mới.
Phím Enter được gọi là dấu kết thúc đoạn (Paragraph mark ╥ ). Nếu muốn xuống dòng
mà chưa báo kết thúc đoạn thì ấn phím Shift + Enter (có ký hiệu là  ).
• Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phẩy(;), chấm than (!),
hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một khoảng trắng
nếu sau đó vẫn còn nội dung.
• Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải gõ sát vào từ bên phải. Tương tự các dấu
đóng ngoặc hay đóng nháy phải được gõ sát vào từ bên trái.
6. Các kỹ thuật di chuyển con trỏ trong văn bản
Trong những văn bản có nội dung khá dài, nếu muốn di chuyển nhanh đến một vị trí
nào đó trên văn bản, có thể sử dụng một số kỹ thuật di chuyển sau:
Di chuyển bằng phím
STT Con trỏ Phím
1 Qua trái một ký tự 
2 Qua phải một ký tự 
3 Xuống một dòng 
4 Lên một dòng 
5 Qua trái một từ Ctrl + 
6 Qua phải một từ Ctrl + 
7 Đến đầu dòng hiện hành Home
8 Đến cuối dòng hiện hành End
9 Đến đầu văn bản Ctrl + Home
10 Đến cuối văn bản Ctrl + End
11 Lên một trang màn hình Page Up
12 Xuống một trang màn hình Page Down
13 Đến đầu trang trước Ctrl + Page Up
14 Đến đầu trang tiếp theo Ctrl + Page Down
Bảng 1 Các phím tắt di chuyển
Di chuyển bằng hộp thoại
Khi văn bản có nhiều tên, nếu muốn di chuyển nhanh đến một trang nào đó thì dùng
lệnh Go To.

47
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.7 Thẻ Go To của hộp thoại Find and Replace

B1: Chọn thẻ Home (nhóm Editing) – nhấp nút mũi tên bên phải nút Find – chọn Go To…
(hoặc F5, hoặc Ctrl+G).
B2: Trong hộp thoại Find and Replace – thẻ Go To (mục Go to what) – Page.
B3: Trong ô Enter Page number, nhập số trang – Enter.
B4: Word sẽ chuyển con trỏ text đến đầu trang này. Nếu muốn chuyển đến trang kế
tiếp thì nhấp nút Next, ngược lại muốn về trang trước thì nhấp nút Previous. Nhấp nút
Close để đóng hộp thoại.
7. Các kỹ thuật về chọn văn bản
Khối văn bản là phần văn bản được chọn. Nếu muốn định dạng văn bản thì phải chọn
khối văn bản trước. Sau đây là một số cách chọn khối văn bản.
Chọn khối văn bản bất kỳ
Cách 1: Di chuyển con trỏ text đến vị trí đầu khối rồi giữ phím Shift trong khi dùng
các phím di chuyển con trỏ Text (các phím mũi tên, Home, End, Page Up, Page Down) để
mở rộng khối đến vị trí cuối khối (hoặc ngược lại).
Cách 2: Nhấp chuột vào vị trí đầu khối rồi kéo rê chuột để mở rộng khối đến vị trí
cuối khối (hoặc ngược lại).
Cách 3: Nhấp chuột ở vị trí đầu khối, giữ Shift, rồi nhấp chuột ở vị trí cuối khối (hoặc
ngược lại).
Cách 4: Giữ phím Alt giữ và kéo chuột để chọn một khối văn bản tùy ý.
Chọn một từ, dòng, câu hay toàn bộ văn bản
• Chọn một từ: Nhấp đúp chuột lên từ cần chọn.
• Chọn một dòng: Di chuyển chuột ra phần lề trang giấy bên trái của hàng cần chọn,
khi con trỏ chuột có hình thì nhấp chuột để chọn.
• Chọn một câu: Giữ Ctrl, nhấp chuột tại vị trí bất kỳ trong câu.

48
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

• Chọn một đoạn: Di chuyển chuột ra phần lề trang giấy bên phải của đoạn cần chọn,
khi con trỏ chuột có hình thì nhấp đúp chuột để chọn (hoặc nhấp chuột ba lần liên
tiếp lên đoạn cần chọn)
• Chọn toàn bộ văn bản: Ấn tổ hợp phím Ctrl+A.
Tắt chức năng Typing replaces selection text
Là chức năng cho phép thay thế khối văn bản đang chọn bằng cách gõ vào một phím
ký tự bất kỳ như Enter, Spacebar, ký tự chữ cái a, b,… Đó là một tính năng hay giúp xử lý
văn bản được nhanh hơn, nhưng đôi khi nó gây ra tình trạng không mong muốn vì bị mất
văn bản. Vậy nếu gặp tình huống này, chỉ cần gõ phím Ctrl+Z hoặc nhấp nút Undo.

Hình 3.8 Chức năng Typing replaces selected text


Để tắt chức năng này, thực hiện như sau :
B1: Vào hộp thoại Word Option – trang Advanced – xuất hiện hộp thoại Word Option.
B2: Trong phần Editing options – bỏ chọn mục Typing replaces selected text – nhấp
OK
Tìm kiếm và thay thế văn bản
Tìm kiếm bằng Navigation Pane
B1: Chọn thẻ Home (nhóm Editing) – Find (hoặc gõ phím Ctrl+F)
B2: Trong vùng Search Document, nhập nội dung muốn tìm. Word sẽ tô màu nền
(highlight) tất cả nội dung cần tìm trong văn bản và hiển thị tất cả nội dung tìm được dưới
dạng thumbnail trong danh sách kết quả trong vùng Navigation Pane.
B3: Trong thẻ Browse the research, tùy chọn các thao tác sau:
- Nhấp nút Search Previous Result: Để tìm kết quả trước đó.
- Nhấp nút Next Search Result: Để tìm kết quả tiếp theo.
- Trỏ chuột tới mỗi kết quả tìm kiếm sẽ nhìn thấy vị trí số trang, đồng thời nếu
nhấp chuột vào kết quả nào thì sẽ nhảy tới trang chứa kết quả cần tìm.

49
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Tìm kiếm bằng hộp thoại Find and Replace

Hình 3.9 Hộp thoại tìm kiếm


B1: Nhấp chuột tại vị trí bắt đầu dò tìm
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Editing) - nhấp mũi tên bên phải nút Find - Advanced
Find…
B3: Trong hộp thoại Find and Replace, khung Find what: Gõ chuỗi ký tự cần tìm.
B4: Nhấp nút Find Next đến khi tìm thấy kết quả mong muốn.
Tìm kiếm và thay thế

Hình 3.10 Hộp thoại tìm kiếm và thay thế


B1: Nhấp chuột tại vị trí bắt đầu dò tìm, nếu tìm toàn bộ văn bản thì không cần B1
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Editing) – Replace (hoặc Ctrl-H) – xuất hiện hộp thoại Find
and Replace…
B3: Trong khung Find what, gõ chuỗi ký tự cần tìm.
B4: Trong khung Replace with, gõ chuỗi ký tự thay thế.
B5: Chọn một trong các thao tác sau:
- Nhấp nút Replace All: Tự động tìm kiếm và thay thế trong toàn bộ văn bản.
- Nhấp nút Find next: Word sẽ tìm chuỗi cần tìm kế tiếp và tô đen nếu tìm thấy, hoặc
bỏ qua không thay thế và tìm kết quả tiếp theo.
- Nhấp nút Replace để thay thế và tìm kết quả tiếp theo.
8. Xử lý lỗi hiển thị tiếng Việt
Loại bỏ các hiệu ứng điều chỉnh tự động (Autocorrect)
Trong Word cung cấp một số chức năng cho phép chương trình tự động sửa một số
lỗi khi nhập văn bản như: Có 2 ký tự đầu của một từ đều viết hoa, ký tự đầu câu không viết
hoa,…

50
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.11 Một số chức năng sửa lỗi tự động


Để bật/tắt chức năng hiệu quả tự động, thực hiện các bước sau:
B1: Chọn thẻ File – Options – xuất hiện hộp thoại Word Options.
B2: Chọn trang Proofing – AutoCorrect Options… - xuất hiện hộp thoại AutoCorrect.
B3: Tùy chọn các mục sau để kích hoạt các chức năng:
- Corretct TWo INitial CApitals: Sửa lỗi có 2 ký tự đầu việt hoa trong cùng một từ.
- Capitalize first letter of sentences: Gõ hoa ký tự đầu câu.
- Capitalize first letter of table cells: Gõ hoa ký tự đầu của ô.
- Capitalize names of days: Gõ hoa ký tự đầu của các ngày trong tuần như Monday,
Tueday,…
- Correct accidental usage of cAPS LOCK key: Sửa lỗi do mở chức năng CAPS
LOCK. Ví dụ: Gõ “ tRUNG tAM” sẽ sửa lại thành “ Trung Tam”.
III. Định dạng văn bản
1. Định dạng ký tự
Định dạng ký tự là chức năng cho phép bạn thay đổi font chữ, màu chữ, kích thước
chữ và các lệnh tạo hiệu ứng đặc biệt sinh động, lôi cuốn như Strikethrough, Text Effect,
Highlight,…
1.1. Sử dụng nút lệnh

Hình 3.12 Các nút lệnh định dạng ký tự


Để định dạng ký tự, chọn thẻ Home (nhóm Font) – tùy chọn các lệnh sau:
Nút lệnh Tên lệnh Phím tắt Ý nghĩa
Font Chọn kiểu chữ
Font Size Ctrl+]/Ctrl+[ Tăng/giảm cỡ chữ
Grow Font/Shrink Font Tăng /giảm cỡ chữ
Clear Formatting Xóa định dạng
Bold Ctrl+B Chữ in đậm
51
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Italic Ctrl+I Chữ in nghiêng

Underline Ctrl+U Gạch dưới chữ


Strikethrough In gạch ngang chữ
Subscript Ctrl+= Chỉ số dưới
Superscript Ctrl+Shift+= Chỉ số trên
Bảng ý nghĩa các nút lệnh định dạng ký tự
1.2. Sử dụng thanh công cụ Mini

Hình 3.13 Hình thanh công cụ định dạng Mini

B1: Chọn khối văn bản cần định dạng.


B2: Đưa con trỏ chuột vào vùng chọn cho đến khi xuất hiện thanh công cụ Mini.
B3: Nhấp chọn các nút lệnh cần định dạng.
1.3. Sử dụng hộp thoại Font
Lệnh định dạng ký tự cơ bản trên thanh Ribbon, bạn còn có thể thực hiện thêm một
số lệnh định dạng ký tự đặc biệt trong hộp thoại Font như chữ in hoa nhỏ, thay đổi khoảng
cách giữa các ký tự, co giãn chữ hoặc nâng chữ lên, hạ chữ xuống.

Hình 3.14 Hộp thoại định dạng ký tự


Định dạng ký tự
B1: Thẻ Home (nhóm Font) – xuất hiện hộp thoại Font
B2: Chọn thẻ Font – tùy chọn các mục sau:
52
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

- Chọn Font, font style, size, font color


- Underline Style: Chọn kiểu gạch dưới như none, words only (gạch từng từ),
underline (nét liền), dotted (nét chấm chấm), dashed (nét gạch gạch),…
- Small caps: Định dạng ký tự chữ hoa có kích thước nhỏ hơn chữ hoa được gõ.
- Hidden: Ẩn văn bản khi tạm thời không muốn dùng, phần văn bản ẩn này sẽ
không được in khi thực hiện lệnh in ấn
Ví dụ:
30oC , H2O, H2SO4
x3+2x2+x5
TRUNG TÂM TIN HỌC
Đại Học Sư Phạm
Co/giãn các ký tự theo chiều ngang
Trong hộp thoại Font - thẻ Advanced – Scale - tùy chọn các mục sau:
● 100% Bình thường Tin Học
● >100% Tăng độ rộng của ký tự TinHọc
● <100% Giảm độ rộng của ký tự Tin Học
Thay đổi khoảng cách giữa các ký tự
Trong hộp thoại Font - thẻ Advavced -spacing-tùy chọn các mục sau:
● Normal Bình thường Tin Học
● Expanded Tăng khoảng cách giữa các ký tự Tin học
● Condedsed Giảm khoàng cách giữa các ký tự TinHọc
Thay đổi vị trí ký tự
Trong hộp thoại Font - thẻ Advanced - Possition - khai báo tùy chọn các mục sau :
● Normal: Bình thường Tin Học
in
● Raised: Nâng ký tự lên trên T Học
● Lowered: Hạ ký tự xuống dưới T Học
in
Công nghệ Hồ Chí Minh
Cao đẳng , Thành Phố
học tốt hơn học tốt hơn nữa
Học tốt, và
đào sâu, và
đào sâu hơn đào sâu hơn nữa

53
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

1.4. Thiết lập font mặc định


Mặc định các văn bản word khi tạo mới được dụa trên một tạp tin mẫu (template) tên
normal.dotx. Template này sẽ cung cấp các định dạng mặc đinh về font chữ, kích thước
chữ, màu chữ,… Do đó, nếu muốn thay đổi thiết lập mặc định thì thực hiện như sau:
B1: Trong hộp thoại Font – chọn các định dạng mặc định như font chữ, kích thước
chữ,…
B2: Nhấp nút set As Default, xuất hiện thoại thông báo.
B3: Nhấp chọn lệnh All document based on the normal teplate – OK.
1.5. Sao chép định dạng
Trong khi soạn thảo văn bản Word, nếu có nhiều phần văn bản có định dạng giống
nhau thì người dùng có thể dùng các chức năng sao chép định dạng (Format Painter). Đây
là chức năng khá hay của Word, chức năng này cho phép người dùng sao chép định dạng
từ phần văn bản này sang phần văn bản khác. Để sao chép định dạng, thực hiện các bước
sau:
B1: Chọn khối văn bản muốn sao chép định dạng.
B2: Trên thẻ Home (nhóm Clipboard) - Format Painted.
B3: Chọn khối văn bản muốn áp dụng định dạng.
1.6. Chèn Symbol
Symbol là ký tự dặt biệt không có trên bàn phím như  (thư tín),  (điện thoại), 
(quyển sách), hay một số kí tự toán học như , , , ,…

Hình 3.15 Hộp thoại Symbol


Để chèn Symbol, thực hiện như sau:
B1: Nhấp chuột tại vị trí muốn chèn Symbol.
B2: Chọn thẻ Insert (nhóm Symbols) – Symbol.

54
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

B3: Nhấp chọn ký tự cần chèn. Nếu không thấy ký hiệu cần chèn thì nhấp chọn More
Symbol…
B4: Trong hộp thoại Symbols – thẻ Symbol – trong khung Font chọn kiểu chữ đặc biệt
như: Symbol, Wingdings, Webdings.
B5: Chọn ký tự muốn chèn, rồi nhấp nút Insert (hoặc nhấp nút đúp lên ký tự muốn
chèn), nhấp nút Close.
Ví dụ:          
1.7. Chèn drop cap
Định dạng drop cap dùng để tăng cỡ chữ cho ký tự hay từ dầu tiên của một đoạn văn
bản, đồng thời ký tự (hay từ) này sẽ kéo dài trên nhiều dòng. Kiểu định dạng rất hay dùng
trong các bài báo, trong sách, truyện,… nhằm làm nổi bật đoạn văn.

Hình 3.16 Ví dụ min h họa các kiểu drop cap


Tạo drop cap
B1: Chọn ký tự hoặc từ đầu tiên của đoạn muốn tạo.
B2: Vào thẻ Insert (nhóm Text) – Drop Cap – chọn một trong các lệnh sau:
- None: Tắt chế độ drop cap
- Dropped: Tạo drop cap trong đoạn, văn bản bao quanh drop cap.
- In margin: Tạo drop cap trong lề giấy, nằm phía bên trái đoạn.
Hiệu chỉnh drop cap

Hình 3.17 Hộp thoại drop cap


B1: Chọn chữ drop cap cần hiệu chỉnh.
B2: Chọn thẻ Insert (nhóm Text) – Drop Cap – Drop Cap Options…
B3: Trong hộp thoại Drop Cap, tùy chọn các khai báo sau:
- Position: Chọn vị trí tạo như: None (tắt drop cap), Dropped, In margin.

55
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

- Font: Chọn kiểu chữ.


- Lines to drop: Xác định số dòng văn bản làm chiều cao.
- Distance from text: Xác định khoảng cách từ drop cap đến văn bản kế bên.
2. Định dạng đoạn văn bản
Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word, một đoạn văn bản (hay còn gọi là đoạn -
paragraph) được hiểu là phần văn bản kết thúc phím Enter (có ký hiệu là dấu ). Lề của
mỗi đoạn được xác định bằng lề trái và lề phải.
2.1. Hiển thị các ký tự ẩn
Ký tự ẩn là các ký tự bình thường sẽ không nhìn thấy được khi ở chế độ hiển thị Print
Layout, Web Layout,… và khi in ra giấy cũng không thấy các ký tự này. Ví dụ như: khoảng
trắng, bước nhảy (Tab), dấu ngắt đoạn, dấu ngắt trang,…
Để ẩn/hiện các ký tự ẩn, thực hiện các cách sau:
Cách 1: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph) – Show/Hide π
Cách 2: Nhấn Ctrl + Shift +*.
2.2. Canh lề đoạn văn bản
Canh lề đoạn văn bản (Alignment) là canh đoạn văn bản thẳng hàng theo lề của đoạn.

Hình 3.18 Các lệnh định dạng đoạn văn bản


Để canh lề đoạn văn bản, thực hiện các cách sau:
Cách 1: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph), chọn một trong các nút sau:
• Align Text Left: Canh đoạn văn bản thẳng ở mép trái.
• Center: Canh đoạn văn bản nằm giữa hai lề của đoạn.
• Align Text Right: Canh đoạn văn bản thẳng ở mép phải.
• Justify: Canh đoạn văn bản thẳng đều hai bên lề của đoạn.
Cách 2: Sử dụng hộp thoại Paragraph.
B1: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph) - nhấn nút Launcher.
B2: Trong hộp thoại Paragraph (nhóm Alignment) - chọn lệnh Left, Right, Center,
Justify để canh lề đoạn văn.

56
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.19 Hộp thoại Paragraph


2.3. Thay đổi lề đoạn văn bản
Thay đổi lề đoạn văn bản (Indentation) là làm lề trái, lề phải dịch ra, dịch dô để tạo
ấn tượng cho đoạn văn bản đó nổi bật hơn các đoạn khác.
Các loại lề của đoạn văn bản là: Lề trái (left indent), lề phải (right indent), lề dòng
đầu tiên (first line indent), lề các dòng còn lại trừ dòng đầu tiên (hanging indent).
Sử dụng nút lệnh trên Ruler
B1: Chọn các đoạn văn bản cần thay đổi lề.
B2: Nhấp giữ và kéo các nút lệnh trên Ruler để thay đổi lề của đoạn:
− Left indent: Thay đổi lề trái của đoạn.
− Right indent: Thay đổi lề phải của đoạn.
− First line indent: Thay đổi lề trai của dòng đầu của đoạn.
− Hanging indent: Thay đổi lề trái cho các dòng của đoạn, trừ dòng đầu tiên.
Thay đổi nhanh lề trái của đoạn
B1: Chọn đoạn văn bản cần thay đổi lề trái.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph), nhấp một trong hai nút lệnh sau để thay đổi lề
trái của đoạn.
− Increase indent: Dời lề trái sang phải 0.5 inch (khoảng cách mặc định của Tab).
− Decrease Increase: Dời lề trái sang trái 0.5 inch.
Thay đổi nhanh lề trái, phải của đoạn
B1: Chọn đoạn văn cần thay đổi lề
57
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

B2: Chọn thẻ Page Layout (nhóm Paragraph) – nhập khoảng cách vào các ô sau:
− Left: Thay đổi lề trái
− Right: Thay đổi lề phải
Sử dụng hộp thoại Paragraph
B1: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph) – Launcher - xuất hiện hộp thoại Paragraph.
B2: Trong nhóm Indentation – tùy chọn các khai báo sau:
− Left: Thay đổi lề trái của đoạn.
− Right: Thay đổi lề phải của đoạn
− Special: Chọn First Line để thay đổi lề dòng đầu tiên hoặc Hanging để thay đổi lề
các dòng còn lại.
2.4. Định dạng khoảng cách
Thay đổi khoảng cách giữa các dòng trong đoạn (Line spacing) và khoảng cách giữa
các đoạn (Paragraph spacing) để cho các đoạn văn bản được rõ ràng và dễ đọc hơn.
Thay đổi khoảng cách giữa các dòng
Cách 1: B1: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph) – Line and Paragraph Spacinmg.
B2: Chọn khoảng cách dòng cần định dạng: 1.0; 1.15; 1.5; 2.0; 2.5; 3.0
Cách 2: B1: Trong hộp thoại Paragraph (nhóm Spacing)- Line spacing.
B2: Tùy chọn các mục sau đây:
− Single: Khoảng cách giữa các dòng là một dòng đơn.
− 1.5 lines: Gấp 1.5 khoảng cách dòng đơn.
− Doube: Gấp 2 lần khoảng cách dòng đơn.
− At least: Lựa chọn này xác lập khoảng cách dòng tối thiểu cần thiết để phù hợp với
font hoặc đồ họa lớn nhất trên dòng.
− Exactly: Cố định khoảng cách dòng và Word sẽ không điều chỉnh nếu tăng hoặc
giảm cỡ chữ.
− Multiple: Xác lập khoảng cách dòng tùy ý theo tỷ lệ so với các dòng đơn được chỉ
định. Ví dụ, nhập vào 1.2 có nghĩa là khoảng cách dòng bằng 1.2 lần dòng đơn.
Thay đổi khoảng cách giữa các đoạn
Cách 1: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph) - line and Paragraph, tùy chọn các mục sau:
• Add space Before Paragraph: Chèn phía trên đoạn đang chọn một khoảng cách 12p
• Add Space After Paragraph: Chèn phía dưới đoạn một khoảng cách là 12p
Cách 2: Trong hộp thoại Paragraph (nhóm Spacing), tùy chọn các mục sau:
• Before: Khoảng cách của đoạn đang chọn so với đoạn phía trên nó.
• After: Khoảng cách của đoạn đang chọn so với đoạn phía dưới nó.
2.5. Định dạng ký tự đầu đoạn
Định dạng ký tự đầu đoạn (Bullet và Numbering) là kỹ thuật trình bày văn bản theo
dạng liệt kê nội dung, đầu mỗi đoạn văn bản được thêm một ký hiệu, đó có thể là một dấu
58
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

đầu đoạn, một ký tự đặc biệt (symbol), một số thứ tự,… Các định dạng này sẽ giúp trình
bày thông tin rõ ràng hơn.
Ví dụ :
❖ Hạnh phúc nơi đây là chuyện bất ngờ Danh sách nhân viên :
❖ Cũng như em khôn lớn em từng yêu tiếng ru 1. Nguyễn Thị Nga
❖ Cũng như em biết hát cho đời xanh mơ ước 2. Trần Anh
❖ Cũng như em biết hát cho đời còn ước mơ 3. Hoàng Anh Thư
4. Lê Thanh Tùng
Hình 3.20 Ví dụ minh họa danh sách có kí tự đầu đoạn

Hình 3.21 Hộp thoại Define New Bullet và Define New Number Format
Định dạng Bullet
B1: Chọn các đoạn văn bản muốn định dạng .
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph) -Bullets, chọn một kiểu tùy ý.
B3: Nếu muốn chọn kiểu bullet khác thì nhấp lệch Define New Bullet…, xuất hiện hộp
thoại Define New Bullet, tùy chọn các khai báo sau:
- Nhấp nút Symbol để chọn kí tự đặc biệt làm bullet.
- Hoặc nhấp nút Picture đểchọn hình ảnh làm bullet.
- Nhấp nút Font để định dạng Font cho ký hiệu.
- Alignment: Canh lề của ký hiệu đầu đoạn (Left, Centered, Right).
Định dạng Numbering
B1: Chọn các đoạn văn bản muốn định dạng.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Paragaph) – Numbering, chọn một kiểu tùy ý.
B3: Nếu muốn chọn kiểu numbering khác thì nhấp lệnh Define New Number Format…,
xuất hiện hộp thoại Define New Number Format, tùy ý chọn các khai báo sau:
- Number style: Chọn kiểu đánh số là 1, 2, 3 ,…hoặc I, II, III,… hoặc a, b, c,…

59
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

- Number Fomat: Khai báo dạng số, và có thể thêm các ký tự trình bày như dấu
chấm “.”, hoặc dấu “-” , hoặc dấu “ > ” trước hoặc sau kiểu số.
- Font: Định dạng font cho numbering.
- Alignment: Canh lề riêng dạng số Numbering (Left, Centered, Right).
Để thay đổi giá trị bắt đầu của danh sách, thực hiện như sau:

Hình 3.22 Hộp thoại Set Numberring Value

B1: Chọn khối văn bản đã định dạng numbering.


B2: Chọn thẻ Home – nhấp mũi tên bên phải nút Numbering – Set Numbering Value…
B3: Trong hộp thoại Set Numbering Value, khai báo giá trị bắt đầu trong ô Set value to.
2.6. Định dạng Tab
Trong văn bản Word, có thể canh lề văn bản ở các vị trí khác nhau trên cùng một
dòng bằng cách các điểm dừng Tab (Tab stop position). Theo mặc định, mỗi bước nhảy
của Tab stop position là 0,5 inch (1.27cm) và được canh lề trái.
Có thể hiệu chỉnh hoặc cài đặt các Tab stop position bằng hộp thoại Tabs. Ngoài ra,
có thể xác định kí tự tự dẫn đầu (Leader) như là dấu chấm chấm, hoặc dấu gạch trước điểm
dừng tab.
Có các loại Tab sau:
• Left Tab : Canh nhóm văn bản thẳng bên mép trái của Tab stop position, còn nội
dung văn bản được đẩy sang bên phải.
• Right Tab : Canh nhóm văn bản thẳng bên mép phải của Tab stop position, còn
nội dung văn bản được đẩy sang bên trái.
• Center Tab : Canh nhóm văn bản nằm giữa Tab stop position.
• Decimal Tab : Canh nhóm văn bản chứa sổ thẳng hàng theo dấu thập phân, giá trị
nguyên nằm bên trái, còn số lẻ nằm bên phải Tab stop position. Nếu văn bản chứa
ký tự chữ thì nằm bên trái Tab stop position.
• Bar Tab : Dùng để tạo một đường phân cách giữa hai cột.
Định dạng nhanh Tab

60
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

B1: Nhập văn bản kèm ký tự điều khiển Tab ở phía trước (ký tự Tab là hình “→” khi
ở chế độ hiến thị các ký tự ẩn).
B2: Chọn khối văn bản cần định dạng Tab.
B3: Nhấp nút Tab Selector để chọn kiểu và xác định vị trí Tab trên thanh thước
ngang.
B4: Lặp lại B3 cho các Tab stop position khác cho đến hết.
Định dạng Tab bằng hộp thoại
B1: Nhập văn bản kèm ký tự điều khiển Tab (→) ở phía trước.
B2: Chọn khối văn bản cần định dạng Tab.
B3: Chọn thẻ Home (nhóm Paragrabh), Launcher - xuất hiện hộp thoại Tabs.

Hình 3.23 Hộp thoại Tabs


B4: Trong hộp thoại Tab, thực hiện các khai báo sau:
- Tab stop position: Gõ vào một số đo khoảng cách từ Tab stop position đến lề trái
của đoạn văn bản.
- Alignment: Chọn loại Tab (Left Tab, Right Tab, Center Tab, Decimal Tab).
- Leader: Chọn ký tự dẫn đầu.
- Nhấp nút Set để xác nhận khai báo cho một Tab stop position.
B5: Lặp lại B3 để tạo thêm các Tab stop position khác cho đến hết, nhấp nút OK để
hoàn tất.
Thay đổi vị trí Tab stop position
Trên thước ngang, nhấp giữ và di chuyển ký hiệu Tab stop position qua trái, qua phải
đến vị trí mới.
Đổi kiểu Tab stop position
B1: Chọn khối văn bản cần đổi kiểu.
B2: Trong hộp thoại Tab, chọn Tab stop position muốn chỉnh.
B3: Chọn kiểu Tab mới nhóm Alignment, rồi nhấp nút Set, nhấp OK.
Chèn ký tự dẫn đầu (Leader)
B1: Chọn khối văn bản cần chèn Leader.
B2: Trong hộp thoại Tab, chọn Tab stop position muốn chèn leader.
61
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

B3: Chọn kiểu leader (chấm chấm, gạch gạch, gạch nét liền) - Set - OK.
Xóa Tab stop position
Cách 1: Dùng chuột chọn và di chuyển Tab stop Position muốn xóa ra khỏi thước ngang
Cách 2: Trong hộp thoại Tab, chọn tab stop position muốn xóa, nhấp nút Clear, OK.
Cách 3: Trong hộp thoại Tab, nhấp nút Clear All để xóa tất cả các Tab stop position.
2.7. Vẽ khung và tô màu nền văn bản
Word còn hỗ trợ cách tạo ấn tượng cho một nhóm văn bản hay các đoạn văn bản bằng
cách tạo các đường viền (border) hấp dẫn hoặc tô màu nền (shading) để làm nổi bật khổ
văn bản muốn nhấn mạnh.
Vẽ khung

Hình 3.24 Hộp thoại vẽ khung văn bản

B1: Chọn khối văn bản hoặc các đoạn văn bản cần vẽ khung.

B2: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph), nhấp mũi tên bên phải nút Border chọn một
kiểu vẽ khung theo ý muốn.
B3: Nếu muốn vẽ khung kiểu phức tạp, chọn Borders and shading…, xuất hiện hộp thoại
Borders and shading, chọn thẻ Borders và thực hiện các khai báo sau:
- Setting: Chọn kiểu vẽ khung: None (không vẽ khung), Box (đóng khung đủ 4
cạnh), Shadow (đóng khung và tạo bóng mờ cho khung), 3-D (đóng khung và tạo
bóng nổi cho khung), Custom (đóng khung tùy ý).
- Xác định kiểu đường viền khung: Style (chọn kiểu đường viền), Color (chọn màu
cho đường viền), Width (chọn độ dày cho đường viền).
- Apply to: Chọn phạm vi vẽ khung: Text (đóng khung một nhóm chữ), Paragrph
(đóng khung cả đoạn văn bản).
- Perview: Để xem kết quả định dạng, hoặc nhấp chuột trực tiếp lên các cạnh để vẽ
khung.
Tô màu nền
62
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

B1: Chọn khối văn bản hoặc các đoạn văn bản cần định dạng.

B2: Chọn thẻ Home (nhóm Paragrph), nhấn mũi tên bên phải nút Shading , nhấp
chọn màu muốn tô trong bảng Theme Colors.
B3: Nếu muốn tô có kèm hoa văn thì vào hộp thoại Borders and Shading, chọn thẻ
Shading, tùy chọn các khai báo sau:
- Fill: Chọn màu nền.
- Patem Style: Chọn kiểu hoa văn.
- Patem Color: Chọn màu hoa văn.
- Apply to: Chọn phạm vi tô nền: Text (tô nền một nhóm chữ ), Paragrph (tô nền
cả đoạn văn bản).
3. Định dạng văn bản bằng style
Style là tập hợp các lệnh về định dạng mà thường xuyên áp dụng cho các dòng văn
bản xác định như các tiêu đề chính hay tên bài học. Style có thể bao gồm các định dạng về
kiểu chữ, cách canh lề, khoảng cách giữa các dòng và các định dạng khác như kẽ khung,
tô nền. Sau khi đã thiết lập các style và lưu giữ lại, người dùng có thể nhanh chóng áp dụng
các style cho văn bản một cách dễ dàng.
Ngoài ra, khi dùng style để định dạng, người dùng còn có thể tiết kiệm thời gian và
làm cho các tiêu đề có cùng một kiểu định dạng.

Hình 3.25 Các kiểu style mặc định


3.1. Các loại style
Trong Word có sẵn một số style sau:
 Normal: Là style mặc định cho toàn bộ văn bản trong văn bản chứa các định dạng
chung như: Kiểu chữ, kích thước chữ, canh lề, khoảng cách dòng,…
 Heading: Là style thường dùng cho các tiêu đề trong văn bản. Trong Word có 9
style heading là Heading 1, Heading 2,…, Heading 9.
 Title: Là style thường dùng cho các đề mục lớn như tên một phần, tên một chương,
tên bài học ,…
 List paragraph: Là style thường dùng để định dạng liệt kê các danh sách.
Lưu ý: Khi văn bản bị lỗi hay chèn vào từ văn bản khác thì bạn nên xóa hết định dạng của
nó bằng cách bấm nút Clear Formatting để xóa tất cả định dạng và trả về style mặc định
Normal.
3.2. Áp dụng style
Để định dạng văn bản bằng style, thực hiện các bước sau:
B1: Nhấp chọn văn bản cần định dạng.
63
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

B2: Chọn thẻ Home (nhóm Style)- nhấp chọn loại style phù hợp với dòng tiêu đề.
Lưu ý: Toàn bộ văn bản khi gõ vào đều có style mặc định là Normal. Do đó, nếu bạn
muốn định dạng chung cho toàn bộ văn bản thì có thể định dạng cho style Normal.
2.3. Hiệu chỉnh style
B1: Chọn thẻ Home (nhóm Style), nhấp chuột phải lên style cần hiệu chỉnh, chọn
Modify…
B2: Trong hộp thoại Modify Style, tùy chọn các khai báo sau:
- Nhóm Formatting: Khai báo định dạng font như kiểu chữ, kích thước chữ, màu chữ,
canh lề.
- Nhấp nút Format, chọn Font… hoặc Paragraph…đẻ khai báo lệnh phức tạp hơn.
- Add to Quick Style list: Thêm style vào thư viện styles.
- Automatically update: Tự động cập nhật lại định dạng khi thay đổi định dạng của
style trên văn bản (không nên chọn mục này).
B3: Nhấp nút OK.
IV. Chèn các đối tượng vào văn bản

Hình 3.26 Các đối tượng đồ họa


1. Hình ảnh
Chèn hình ảnh
B1: Nhấp chuột tại vị trí muốn chèn.
B2: Chọn thẻ Insert (nhóm Illustrations) – Picture.
Chèn clip art
B1: Nhấp chuột tại vị trí muốn chèn.
B2: Chọn thẻ Insert (nhóm Illustrations) – Clip Art.
B3: Trong cửa sổ Clip Art, tùy chọn các khai báo sau:
- Search for: Gõ các từ cần tìm vào.
- Results should be: Chọn mục cần tìm như: IIIustrations, Photographs, Video,
Auto.
- Include Office.com content: Đánh chọn để tìm thêm các clip trên trang
office.com.
B4: Trong danh sách kết quả tìm được, nhấp chọn hình muốn chèn.
Chụp ảnh màn hình
MS Word 2010 có một chức năng rất thú vị là chụp ảnh màn hình (screenshot). Khi
đang làm việc trong cửa sổ Word, nếu muốn chụp hình một cửa sổ nào đó để minh họa cho
văn bản, thay vì phải dùng các công cụ của hãng thứ ba (như Snaglt), thì có thể dùng ngay
chức năng có sẵn này của Word.

64
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.27 Nút lệnh chụp màn hình


Để chụp hình và chèn vào Word, thực hiện như sau:
B1: Xác định vị trí cần chèn.
B2: Chọn thẻ insert (nhóm Illustration) nhấp nút Screenshot, chọn một trong hai cách
sau:
- Chọn một hình cửa sổ hiện hành trong mục Avaliabe Windows mà công cụ đã
chọn sẵn.
- Chọn Screen Clipping để tạo một vùng chụp màn hình theo ý muốn.
Định dạng hình ảnh

Hình 3.28 Các nút lệnh định dạng hình ảnh


Để tạo dạng hình ảnh, tùy chọn các lệnh sau:
• Picture Styles gallery: Chọn một mẫu định dạng có sẵn.
• Picture Border: Kẻ đường viền khung hình hoặc nhấp nút mũi tên bên phải nút Picture
Border để kẻ đường viền theo ý muốn.
- Themes color: Chọn màu đường viền.
- No Outline: Không kẻ đường viền.
- Weight: Chọn độ dày đường viền.
- Dashes: Chọn kiểu đường viền (nét liền, nét đứt, nét chấm chấm,…)
• Picture Effects: Tạo hiệu ứng đổ bóng (Shadow), phản chiếu (Reflection), đường viền
mờ (Glow), Soft Edges, hiệu ứng 3D (Bevel), xoay hình 3-D (3-D Rotation).
2. Hình vẽ
Hình vẽ (Shape) là hình định dạng hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn,…có sẵn
trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office.

65
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.29 Nút lệnh shapes


• Reecently Used Shapes: Chứa các hình vẽ được dùng gần đây.
• Lines: Công cụ để vẽ đường như đoạn thẳng, mũi tên, đường cong, vẽ tự do.
• Rectangles: Công cụ vẽ các hình chữ nhật.
• Basic Shapes: Công cụ vẽ các hình cơ bản như đa giác, tam giác, ...
• Block Arrows: Công cụ vẽ hình mũi tên.
• Equation Shapes: Công cụ vẽ các hình toán tử.
• Flowchart: Công cụ vẽ các hình lưu đồ.
• Stars and Banners: Công cụ vẽ hình ngôi sao, Banner.
• Callouts: Công cụ vẽ một số khung đàn để chú thích văn bản.
Chèn khung vẽ
Khung vẽ (Drawing Canvas) là nơi chứa các hình ảnh, hình vẽ và liên kết chúng lại
với nhau thành một khối, tạo ra một ranh giới giữa khung vẽ và văn băn trên trang. Người
dùng có thể thay đổi kích thước và di chuyển khung vẽ cùng các hình vẽ trên nó bất cứ lúc
nào. Để chèn một Drawing Canvas, thực hiện sau:
Chọn thẻ Insert (nhóm Illustrastion) – Shapes – New Drawing Canvas.
Lưu ý: Nếu thường dùng Drawing Canvas thì làm như sau: Vào hộp thoại Word Options –
trang Advanced (nhóm Editing Options) – đánh dấu chọn mục Automatically Create
Drawing Canvas When Inserting Autoshapes, OK.
Chèn một hình vẽ: Chọn thẻ Insert (nhóm Illustrations) – Shapes – chọn một shape muốn
vẽ, thực hiện một trong hai cách sau:
- Nhấp một vị trí trong trang để chèn một shape có kích thước mặc định.
- Giữ và kéo chuột trên trang để vẽ shape có kích thướt theo ý muốn.

Đổi thành

Hình 3.30 Minh họa tùy chỉnh hình vẽ

66
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Để thay đổi hình dạng ban đầu của hình vẽ, thực hiện như sau:
B1: Nhấp chọn hình vẽ muốn thay đổi.
B2: Trỏ chuột vào nút hình thoi màu vàng trên hình vẽ, nhấp giữ và di chuyển chuột
để thay đổi dạng của hình vẽ.
Gõ chữ trong hình vẽ
Cách 1: Chọn hình vẽ, sau đó gõ văn bản vào.
Cách 2: Nhấp phải lên shape, chọn Add Text, sau đó gõ văn bản vào.
Định dạng hình vẽ

Hình 3.31 Các lệnh chèn và định dạng hình vẽ


B1: Chọn hình vẽ cần chỉnh.
B2: Chọn thẻ Format (nhóm Shape Styles ), tùy chọn các mục sau:
-Shape Styles gallery: Chọn một mẫu định dạng sẵn theo ý muốn.
-Shape Fill: Chọn kiểu tô màu tùy ý bằng Theme Color, Picture, Texture,
Gradient.
- Shape Outline: Chọn kiểu đường viền.
- Shape Effets: Tạo hiệu ứng shadow, refecction, glow.
3. Chữ nghệ thuật
Chữ nghệ thuật (WordArt) là văn bản được Word xử lý như hình vẽ, nó có thể co dãn,
uốn lượng tùy thích, màu sắc cũng phong phú hơn, đẹp mắt và gây ấn tượng hơn.
Chèn WordArt

Hình 3.32 Nút lệnh WordArt

B1: Xác định vị trí cần chèn WordArt hoặc chọn văn bản có sẵn.
B2: Chọn thẻ Insert (nhóm Text) – WordArt – chọn một mẫu trong WordArt gallary.
B3: Xuất hiện ô Text box chứa dòng chữ “Your text here”, thay thế bằng nội dung của
WordArt.
Chỉnh sửa WordArt

67
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.33 Các nút lệnh định dạng chữ nghệ thuật
B1: Chọn WordArt cần hiệu chỉnh.
B2: Chọn thẻ Drawing Tools Fomat (nhóm WordArt Styles) – khai báo các mục sau:
- WordArt Styles gallary: Thay đổi mẫu WordArt đang có.
- Text Fill: Tô màu nền của chữ WordArt.
- Text Outline: Chọn màu viền chữ, độ dày viền chữ, kiểu nét viền chữ.
- Text Effects: Chọn hiệu ứng Shadow (đổ Bóng), Reflection (chữ phản chiếu
gương), Glow (chữ nổi hào quang), Bevel (chữ nổi), 3-D Rotation (xoay chữ
3D), Transform ( thay đổi hình dạng của WordArt).
Thay đổi hướng WordArt
B1: Chọn chữ WordArt.
B2: Chọn thẻ Format (nhóm Text) – Text Direction – chọn hướng theo ý muốn.
4. Một số thao tác xử lý trên đối tượng đồ họa
Di chuyển đối tượng: Nhấp giữ và di chuyển đối tượng đến vị trí mới.
Sao chép đối tượng: Giữ phím Ctrl và kéo đối tượng đến vị trí mới để tạo bản sao.
Thay đổi kích thước đối tượng
B1: Nhấp chọn đối tượng, xuất hiện 8 điểm neo.
B2: Trỏ chuột vào các điểm neo, khi con trỏ chuột thay đổi thành mũi tên 2 chiều thì
nhấp giữ và di chuyển chuột để thay đổi kích thước.
Định dạng Wrap text

Hình 3.34 Các nút lệnh sắp xếp và thay đổi kích thước

Để thay đổi vị trí của đối tượng đồ họa, chọn một trong các lệnh sau:
• Position: Chọn một vị trí hiển thị hình trên trang giấy.
• Wrap text: Chọn chế độ văn bản so với đối tượng.
- In Line with Text: Nằm cùng hàng với văn bản.
- Square: Chữ bao xung quanh khung đối tượng.
- Tight: Chữ bao xung quanh đối tượng.

68
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

- Top and Bottom: Chữ bị đẩy lên trên và xuống dưới, còn hình nằm riêng một
dòng.
- Behind Text: Hình nằm dưới văn bản.
- In front of Text: Hình nằm trên văn bản và che phẩn văn bản nằm dưới.
• Bring Forward: Đưa hình lên trên hình khác hoặc văn bản.
• Send Backwar: Đưa xuống xuống dưới hình khác hoặc văn bản.
• Align: Canh lề các đối tượng được chọn.
• Group: Nhóm và bỏ nhóm các dối tượng được chọn.
• Rotate: Xoay, lật các đối tượng.
- Rotate Right 90o : Xoay sang phải một góc 90o .
- Rotate Left 90o : Xoay sang trái một góc 90o .
- Flip Vertical: Lật hình theo chiều dọc.
- Flip Horizontal: Lật hình theo chiều ngang.
Thay đổi thứ tự xếp lớp
Sau khi chèn vào thì mỗi đối tượng đồ họa sẽ tạo ra một lớp, đối tượng nào chèn trước
thì nằm ở dưới, đối tượng nào chèn sau thì nằm ở trên. Lớp nằm ở trên có thể che khuất
(che một phần hay che khuất hoàn toàn) lớp nằm dưới.

Các lớp che khuất nhau một phần Các lớp che khuất nhau
Hình 3.35 Ví dụ minh họa các hình vẽ chồng lên nhau

Để thay đổi vị trí (thứ tự xếp lớp) giữa các đối tượng, thực hiện các bước sau:
B1: Nhấp chọn một đối tượng.
B2: Chọn thẻ Fomat (nhóm Arrange) – chọn một trong các mục sau:
- Bring Forward: Di chuyển đối tượng đang chọn lên trên Bring Forward (lên trên
một lớp), Bring to Front (lên lớp trên cùng), Bring in Front of text (lên trên văn
bản).
- Send Backward: Di chuyển đối tượng đang chọn xuống dưới: Send Backward
(xuống dưới một lớp), Send to Back (xuống lớp dưới cùng), Send Behind text
(xuống dưới văn bản).

69
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

5. Tạo chú thích cuối trang, cuối văn bản


Chú thích cuối trang (Footnote), cuối văn bản (Endnote) là những dòng văn bản dùng
để bổ sung thêm cho một ý nào đó trong văn bản với mục đích.
• Chú thích thêm vài ý phụ (đảm bảo mạch văn liền lạc mà không cần chú thích trực
tiếp tại vị trí cần giải thích trong văn bản).
• Bổ sung tên tác giả hoặc tên cuốn sách, tên văn bản được trích dẫn.
Đối với những văn bản mang tính chuyên môn như sách giáo khoa, các tiểu luận, luận văn,
luận án … hầu như không thể thiếu các Footnote, Endnote.
5.1. Chèn Footnote và Endnote

Hình 3.36 Các nút lệnh Footnotes


B1: Đặt con trỏ văn bản ở vị trí cần chèn.
B2: Chọn thẻ Reference (nhóm Footnotes) – tùy chọn lệnh sau:
- Insert Footnote: Chèn ghi chú ở cuối trang.
- Insert Endnote: Chèn ghi chú ở cuối văn bản.
5.2. Di chuyển giữa các Footnote và Endnote
Chọn thẻ Reference (nhóm Footnotes), nhấp mũi tên bên phải lệnh Next Footnote,
tùy chọn các lệnh di chuyển sau:
• Next Footnote: Di chuyển tới footnote tiếp theo.
• Previous Footnote: Di chuyển về footnote trước đó.
• Next Endnote: Di chuyển về endnote trước đó.
• Previous Endnote: Di chuyển về endnote trước đó.
• Show Notes: Chuyển đổi vị trí giữa phần ký hiệu chú thích (Reference mark) và
phần nội dung chú thích.
5.3. Hiệu chỉnh Footnote và Endnote
Chọn thẻ References – Launcher – trong hộp thoại Footnote and Endnote, thực hiện
các thao tác sau:
• Location: Thay đổi vị trí của footnote hoặc endnote.
• Format: Thay đổi định dạng ký hiệu của gi chú.
• Number Format: Chọn kiểu đánh số thứ tự (1,2,3 hay a,b,c …).
• Start at: Bắt đầu đánh từ số mấy.
• Numbering: Chọn kiểu đánh số: Continuous (liên tục), Restart each Section (đánh
số lại theo từng section), Restart each Page (đánh số lại theo từng trang).

70
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.37 Hộp thoại Footnote and Endnote


5.4. Xóa Footnote và Endnote
Chọn Reference mark của andnote hoặc footnote muốn xóa, ấn phím Delete.
6. Một số chức năng đặc biệt
6.1. Chèn các dấu ngắt dòng, ngắt trang
Trong khi soạn thảo văn bản, nếu người dùng muốn thực hiện các thao tác ngắt dòng,
ngắt trang,…thì chọn một trong các lệnh sau:
• Khoảng trắng nối hai từ (Nonbreaking space): Ctrl+Shift+Space.
• Ngắt dòng không phân đoạn (Line Break): Shift+Enter
• Ngắt trang (Page Break): Ctrl+Enter hoặc chọn thẻ Insert (nhóm Pages) –Page
Break
6.2. Tạo tiêu dề đầu trang và cuối trang
Tiêu đề đầu trang và tiêu đề cuối trang (Header và Footer) là một đoạn văn bản ngắn
có khả năng lặp lại trên tất cả các trang của văn bản.

Hình 3.38 Nút lệnh Header và Footer

71
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Chèn header
B1: Chọn thẻ Insert (nhóm Header và Footer).
B2: Chọn một mẫu có sẵn tùy ý, rồi nhập văn bản vào các vị trí tương ứng theo mẫu
(hoặc chọn Edit Header để tự khai báo nội dung healder)

Hình 3.39 Ví dụ minh họa Header


Chèn footer
B1: Chọn thẻ Insert (nhóm Header & Footer) – Footer
B2: Chọn một số mẫu có sẵn tùy ý, rồi nhập văn bản vào các vị trí tương ứng theo mẫu
(hoặc chọn một Edit Footer để tự khai báo nội dung footer)

Hình 3.40 Ví dụ minh họa Footer


Đánh số trang

Hình 3.41 Hộp thoại Page Number Format

Chọn thẻ Insert (nhóm Header & Footer) – Page Number – tùy chọn các lệnh sau:
• Top of Page: Chèn số trang ở đầu trang, chọn một mẫu.
• Bottom of Page: Chèn số trang ở cuối trang, chọn một mẫu.
• Page margins: Chèn số trang trong lề, chọn một mẫu.
• Current Position: Chèn số trang tại vị trí con trỏ, chọn một mẫu.
• Remove Page Number: Xóa số trang đã chèn.
• Fomart Page Number…: Xuất hiện hộp thoại Format Page Number, khai báo các
chương mục sau: Number format (kiểu đánh số), Include Chapter Number (bao gồm
72
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

số chương), Continue From Previous Section (số trang nối tiếp với section trước
đó), Start at (bắt đầu từ số khai báo).
Hiệu chỉnh header hoặc footer
B1: Chọn thẻ Insert (nhóm Header & Footer) - Header/Footer - Edit Header/Footer.
B2: Chọn thẻ Header & Footer Tool Design, tùy chọn các khai báo sau:

Hình 3.42 Các đối tượng chèn và điều hướng trong header và footer
Nhóm Insert
• Date & Time: Chèn ngày và giờ hiện hành.
• Quick Parts: Chèn các đối tượng có sẵn như Document property, Field code,…
• Picture và Clip Art: Chèn hình ảnh.
Nhóm Navigation
• Go to Header: Di chuyển con trỏ đến vùng header nếu con trỏ ở vùng footer.
• Go to Footer: Di chuyển con trỏ để vùng footer nếu con trỏ đang ở vùng header.
• Previous: Di chuyển đến vùng tiêu đề của section trước đó.
• Next: Di chuyển đến vùng tiêu đề của section tiếp theo.
• Link to Previous: Chọn để tạo liên kết với section trước đó, khi có thể khai báo
nội dung các vùng section khác nhau.

Hình 3.43 Các tùy chọn và chỉnh vị trí của header và footer
Nhóm Options
• Different First Page: Nhấn chọn để khai báo tiêu đề của trang đầu khác với các
trang còn lại trong cùng section.
• Different Odd & Even Pages: Nhấn chọn các khai báo tiêu đề của các trang lẻ
và các trang chẵn khác nhau.
• Show Document Text: Nhấp chọn để hiển thị văn bản của văn bản trong chế dộ
tạo và chỉnh sửa header và footer.
Nhóm Position
• Header from Top: Khoảng cách header so với mép trên trang giấy.
• Footer from Top: Khoảng cách footer so với mép dưới của trang giấy.

73
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

• Insert Alignment Tab: Chèn canh lề Tab.


Nhóm Close
• Nhấp nút Close Header and Footer để trở về màn hình soạn thảo văn bản.
Để hiệu chỉnh nhanh header/footer thì nhấp đúp vào vùng tiêu đề header/footer
7. Bảo vệ tài liệu
Mark as Final
Mark as Final có nghĩa là đánh dấu văn bản để xác định đó là phiên bản cuối cùng
của văn bản. Trước khi phân phối văn bản cho một người khác, có thể đánh dấu văn bản
đó như là phiên bản cuối cùng để cảnh báo bất kỳ ai chỉnh sửa.
Một văn bản được Mark as Final có các kết quả sau:
• Văn bản chỉ đọc, không khuyến khích sửa đổi nội dung nên một số nút trên thanh
Ribbon không dùng được.
• Xuất hiện banner thông báo sau ở đầu văn bản.
• Xuất hiện biểu tượng trên thanh status bar.
Thiết lập Mark as Final cho văn bản:
B1: Mở văn bản muốn đánh dấu.
B2: Chọn thẻ File – Info – Protect Document – Mark as Final
Bỏ thiết lập mark as Final
Cách 1: Trên thanh thông báo văn bản được Mark as Final – Edit Anyway.
Cách 2: Chọn thẻ File - Info - Protect Document – Mark as Final.
Lưu file có mật mã bảo vệ
Chương trình Word cung cấp chức năng mã hóa văn bản giúp bảo vệ văn bản của
người dùng. Khi mở văn bản được mã hóa thì phải nhập chính xác mật khẩu đã được cài
đặt trước đó thì mới mở được. Nếu không, Word sẽ hiện thông báo lỗi và đóng văn bản đó
lại.
Cách 1: Mã hóa văn bản không cho mở file.

Hình 3.44 Hộp thoại Password


B1: Chọn thẻ File - Info - Protect Document - Encrypt with Password.
B2: Trong hộp thoại Encrypt Document, nhập mật khẩu bảo vệ, OK.
B3: Nhập lại mật khẩu lần nữa, nhấp OK.
Cách 2: Mã hóa văn bản không cho mở File hoặc cho xem nhưng không cho sữa.

74
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.45 Hộp thoại General Options


B1: Chọn thẻ File – Save as (hoặc gõ phím F12).
B2: Trong hộp thoại Save As – Tools – General Options.
B3: Trong hộp thoại General Options, tùy chọn các khai báo sau:
- Password to open: Nhập mật khẩu dùng để mở file. Mỗi khi mở file này, Word sẽ
yêu cầu nhập mật khẩu và nếu nhập sai sẽ không mở được file.
- Password to modify: Nhập mật khẩu để hiệu chỉnh file. Mỗi khi mở file này, Word
sẽ yêu cầu nhập mật khẩu. Nếu không biết mật khẩu có thể nhấp chọn Read only sẻ
mở được file, nhưng sau đó không thể lưu file với nội dung đã chỉnh sửa.
B4: Nhấp OK, xuất hiện hộp thoại Confirm Password, nhập lại mật khẩu để xác nhận,
OK.
8. Bảng
8.1. Chèn bảng

Hình 3.46 Nút lệnh Insert table và hộp thoại Insert Table
Để chèn bảng, ta thực hiện như sau:
B1: Chọn vị trí chèn bảng.
B2: Chọn thẻ Insert (nhóm Table) – Table – chọn số dòng số cột trong vùng Insert
Table.

75
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

B3: Nếu muốn tùy chỉnh bảng, nhấp chọn lệnh Insert Table, trong hộp thoại Insert, khai
báo các mục sau:
- Table size: Khai báo số cột (Number of Columns), khai báo số dòng (Number of
rows).
- AutoFit behavior: Khai báo tùy chỉnh độ rộng với Fixed column width, Autofit to
contents, Autofit to Window.
8.2. Chọn ô, cột, dòng, bảng
Sử dụng chuột
• Chọn một ô: Nhấp 3 lần trong ô hoặc nhấp bên trái đường biên của ô.
• Chọn nhiều ô: Nhấp ô đầu tiên, giữ phím Shift, nhấp ô cuối cùng của vùng muốn
chọn.
• Chọn một cột: Trỏ chuột trên đường biên ở đỉnh cột. Khi con trỏ chuột đổi thành
màu đen và có dạng mũi tên hướng xuống ↓, nhấp chuột để chọn.
• Chọn một dòng: Trỏ chuột bên trái đường biên. Khi con trỏ chuột đổi thành màu
trắng và có dạng mũi tên hướng sang phải , nhấp chuột để chọn .
• Chọn một bảng: Trỏ chuột vào bảng , nhấp nút ở góc trên bên trái bảng.
Sử dụng nút lệnh
B1: Nhấp vào ô trong dòng hoặc cột cần chọn:
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Tabler) – Select - tùy chọn các mục sau:
- Select Cell: Chọn ô.
- Select Column: Chọn cột tương ứng.
- Select row: Chon dòng tương ứng.
- Select table: Chọn bảng .
8.3. Thay đổi cấu trúc bảng
Chèn dòng, cột

Hình 3.47 Các nút lệnh chèn dòng, cột


B1: Nhấp chọn vi trí cần chèn.
B2: Chọn thẻ Layout ( nhóm Rows & Column ) – tùy chọn các lênh sau:
- Insert Above: Chèn dòng vào phía trên hàng/ ô đang chọn.
- Insert Below: Chèn dòng vào phía hàng/ ô đang chọn.
- Insert Left: Chèn cột vào bên trái cột/ ô đang chọn.
- Insert Right: Chèn cột vào bên phải cột/ ô đang chọn.
Chèn ô
76
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.48 Hộp thoại Insert cells

B1: Đánh dấu chọn ô muốn chèn thêm vào bên trái hoăc phía trên
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Rows & Column) – Launcher – trong hộp thoại Insert
Cells – chọn 1 trong các mục sau:
- Shift cells right: Ô mới chèn vào đẩy ô đang chọn sang phải.
- Shift cells down: Ô mới chèn vào đẩy ô đang chọn xuống dưới.
- Insert entire row: Chèn thêm hàng mới.
- Insert entire column: Chèn thêm cột mới.
Xóa dòng, cột, ô

Hình 3.49 Nút lệnh xóa và hộp thoại Delete Cells


B1: Chọn dòng, cột, ô cần xóa (hoặc chọn khối ô).
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Rows & Columns) – Delete – chọn một trong các mục sau:
- Delete columns: Xóa cột đang chọn.
- Delete Rows: Xóa dòng đang chọn.
- Delete Table: Xóa bảng đang chọn.
- Delete Cells…: Xuất hiện hộp thoại Delete Cells, tùy chọn lệnh sau:
Shift cells left: Xóa ô đang chọn rồi đẩy các ô còn lại sang trái.
Shift cells up: Xóa ô đang chọn rồi đẩy các ô còn lại lên trên.
Delete entire row: Xóa nguyên một dòng.
Delete entire column: Xóa nguyên một cột.
Lưu ý: Hạn chế chèn hay xóa ô vì nó sẽ làm cho bảng trở nên lòi lõm khó coi.

77
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Trộn và tách ô

Hình 3.50 Các nút lệnh trong nhóm Merge


Trộn ô
B1: Chọn các ô muốn trộn.
B2: Chọn thẻ layout (nhóm Merge) – Merge Cells.
Tách ô

Hình 3.51 Hộp thoại Split Cells


B1: Chọn ô muốn tách
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Merge) – Split Cells – trong hộp thoại Split Cell – tùy
chọn các khai báo sau:
- Number of columns: Xác định số cột.
- Number of rows: Xác định số hàng.
- Merge cells before split: Trộn các ô trước khi tách.
Trộn bảng, tách bảng
Trộn bảng: Xóa hết tất cả dòng trống giữa hai bảng thì hai bảng đó sẽ trộn lại thành một
bảng duy nhất.
Tách bảng: Nhấp chọn vào dòng muốn tách bảng – chọn thẻ Layout (nhóm Merge) – Split
Table.
8.4. Thay đổi kích thước dòng, cột, ô

Hình 3.52 Các nút lệnh thay đổi kích thước ô


Thay đổi chiều cao dòng
Cách 1:
B1: Trỏ chuột vào đường biên dưới của hàng muốn thay đổi.

78
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

B2: Khi con trỏ chuột thay đổi hình thì giữ và di chuyển chuột đi lên hay đi xuống để
thay đổi chiều cao dòng.
Cách 2:
B1: Nhấp chuột tại dòng cần chỉnh.
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Cell Size), thông báo chiều cao trong mục Height.
Lưu ý: Chiều cao hàng thường được để ở dạng tự động điều chỉnh và ô nào chứa ký tự có
kích thước lớn sẽ quyết định chiều cao chung cho cả hàng.
Thay đổi chiều rộng cột
Cách 1:
B1: Trỏ chuột tại đường biên phải của cột muốn thay đổi.
B2: Khi con trỏ chuột thay đổi hình thì giữ và di chuyển chuột sang trái hay phải để
thay đổi độ rộng cột.
Cách 2:
B1: Trỏ chuột tại đường biên phải của cột muốn thay đổi.
B2: Khi con trỏ chuột thay đổi hình thì nhấp đúp chuột để thay đổi độ rộng cột vừa
khít nội dung.
Cách 3:
B1: Nhấp chuột tại cột cần chỉnh.
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Cell Size) - khai báo chiều cao trong mục Width.
Thay đổi chiều rộng ô
Word có thể giúp thay đổi chiều rộng riêng của một ô như ví dụ phía dưới:
Stt Họ và Tên
1 Lê Thanh Vĩnh Phúc
2 Trần Phương
Hình 3.53 Ví dụ minh họa thay đổi độ rộng của một ô
B1: Chọn ô muốn thay đổi chiều rộng.
B2: Trỏ chuột tại đường biên phải của cột muốn thay đổi.
B3: Khi con trỏ chuột thay đổi hình thì giữ và di chuyển chuột sang trái hay sang phải
để thay đổi chiểu rộng của ô đang chọn.
Chỉnh các cột có độ rộng bằng nhau
Cách 1: Chỉnh các cột có chiều rộng là trung bình cộng của tổng chiều rộng các cột được
chọn.
B1: Chọn các cột.
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Cell Size) - Distribute Columns.
Cách 2: Chỉnh các cột có chiều rộng bằng với giá trị do người dùng khai báo.
B1: Chọn các cột.
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Cell Size) - nhập giá trị chiều rộng cột trong mục Width.

79
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Chỉnh các dòng có chiều cao bằng nhau


Cách 1: Chỉnh các dòng có chiều cao là trung bình cộng của tổng chiều cao các dòng được
chọn.
B1: Chọn các dòng.
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Cell Size) - nhấp nút Distribute Rows.
Cách 2: Chỉnh các dòng có chiều cao bằng với giá trị do người dùng khai báo.
B1: Chọn các dòng.
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Cell Size)- nhập giá trị chiều rộng cột trong mục Width.
Thay đổi kích thước của bảng
B1: Trỏ chuột đến góc dưới bên phải của bảng .
B2: Khi con trỏ chuột thay đổi thành dạng mũi tên 2 đầu.
B3: Giữ và di chuyển chuột chéo lên hay chéo xuống để thay đổi kích thước.
8.5. Đổi hướng văn bản

Hình 3.54 Các nút lệnh canh lề ô


B1: Chọn ô chứa văn bản cần chỉnh hướng.
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Alignment)- Text Direction.
8.6. Canh lề trong ô
B1: Đặt điểm chèn trống ô văn bản cần canh.
B2: Chọn thẻ Layout (nhóm Alignment)- nhấp chọn 1 trong 9 nút sau:
- Align Top Left: Canh ở góc trên – trái ô.
- Align Top Center: Canh ở trên – giữa ô.
- Align Top Right: Canh ở góc trên – phải ô.
- Align Center Left: Canh ở giữa – trái ô.
- Align Center: Canh ở giữa ô.
- Align Center Right: Canh ở giữa – phải ô.
- Align Bottom Left: Canh ở đáy – trái ô.
- Align Bottom Center: Canh ở đáy – giữa ô.
- Align Bottom Right: Canh ở đáy – phải ô.
8.7. Định dạng văn bản bằng Styles
Áp dụng Table Styles
Để giúp định dạng văn bản nhanh chóng và đẹp, Word có cung cấp một bộ thư viện
các mẫu định dạng sẵn (Built-ln Table styles).

80
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.55 Thư viện Table Styles

B1: Nhấp ở bất cứ đâu trong văn bảng muốn định dạng.
B2: Chọn thẻ Table Tool Design contextual (viết tắt là Design), trong thư viện Table
Styles, chọn một mẫu theo ý muốn.
Hiệu chỉnh Table Styles

Hình 3.56 Các nút lệnh tùy chỉnh Table Styles


Chọn thẻ Design (nhóm Table Styte Options) – tùy chọn các mục sau:
• Header row: Khai báo dòng đầu tiên là dòng tiêu đề (chữ in đậm,…).
• First Column: Khai báo cột đầu tiên là cột tiêu đề.
• Total Row: Khai báo dòng cuối cùng là dòng tính tổng. Muốn tính tổng các ô phía
trên, nhấp ô cuối của cột cần tính tổng. Chọn thẻ Layout - nhấp nút Formula.
• Last Column: Khai báo cột cuối cùng là cột tiêu đề.
• Banded Rows: Định dạng phân biệt dòng lẻ và dòng chẵn.
• Banded Column: Định dạng phân biệt cột lẻ và cột chẵn
8.8. Định dạng bảng
Tô màu nền ô
B1: Chọn ô hoặc dòng, cột muốn định dạng.
B2: Chọn thẻ Design (thư viện Table Styles) – Shading – chọn màu tô theo ý muốn.
Kẻ đường viền

Hình 3.57 Các nút lệnh vẽ đường viền


B1: Chọn ô hoặc dòng, cột muốn định dạng.
B2: Chọn thẻ Design (nhóm Draw Borders) – tùy chọn các mục sau:
- Line Styte: Chọn kiểu đường viền.
- Line Weight: Chọn độ dày của đường viền.
- Pen color: Chọn màu của đường viền.
B3: Nhấp nút Draw Table và vẽ trực tiếp lên các cạnh của bảng.

81
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hoặc nhấp mũi tên bên phải nút Borders trong nhóm Table Styte, chọn một kiểu
đường viền tùy ý.
Sử dụng hộp thoại Borders and Shading
B1: Chọn ô hoặc dòng, cột muốn định dạng.
B2: Chọn thẻ Design (thư viện Table Styte) – nhấp mũi tên bên phải nút
Borders …, chọn Borders and Shading …, trong hộp thoại Borders and Shading -
khai báo giống lệnh vẽ khung và tô nền của đoạn.
Xóa đường viền
B1: Chọn thẻ Design (nhóm Draw Borders ) – Eraser.
B2: Nhấp chọn đường viền cần xóa. Nếu muốn kết thúc, nhấn phím ESC.
V. Kết xuất và in ấn
Word cho phép người sử dụng kiểm soát bố cục văn bản như: Thay đổi khổ giấy, lề
và hướng giấy. Tất cả các trang của một văn bản thường có cùng lề giấy và hướng giấy,
trừ khi bạn chia văn bản thành các section. Sau đó, mỗi section có thể khai báo lề giấy và
hướng giấy riêng.
1. Chọn khổ giấy, lề giấy
Sử dụng nút lệnh

Hình 3.58 Các lệnh cài đặt trang in

Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Setup) - tùy chọn các lệnh sau:
• Size: Chọn khổ giấy thông thường văn bản sử dụng khổ A4 (210x297mm).
• Orientation: Chọn hướng giấy Portrait (khổ đứng), Landscape (khổ ngang)
• Margins: Chọn lề trang giấy
Sử dụng hộp thoại

Hình 3.59 Hộp thoại Page Setup

82
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Setup) - Launcher - xuất hiện hộp thoại Page
Setup.
• Thẻ Paper: Chọn một loại khổ giấy hoặc Custom size để khai báo khổ giấy tùy ý.
• Thẻ Margin: Khai báo lề giấy.
- Nhóm Margins: Chọn lề giấy Top, Bottom, Left, Right, Gutter (dùng để đóng
gáy sách), Gutter position (vị trí của gáy sách, chọn Left khi văn bản in theo khổ
dọc hoặc chọn Top khi văn bản in theo khổ ngang).
- Nhóm Orientation: Chọn hướng giấy Portrait hoặc Landscape.
- Nhóm Pages: Trong lệnh Multiple Pages, chọn một trong các mục sau:
Normal: Hiển thị bình thường.
Mirror margin: Hiển thị hai trang có lề đối xứng nhau trên hai mặt tờ giấy.
2 pages per sheet: Hiển thị hai trang cùng một mặt của tờ giấy.
Book fold: Hiển thị nhiều trang trên cùng một tờ giấy.
- Apply to: Chọn phạm vi áp dụng.
Whole document: Áp dụng cho toàn bộ văn bản.
This point forrward: Áp dụng từ vị trí con trỏ text trở về sau.
Thiết lập trang in mặc định.
Khi làm việc thường xuyên với một khổ giấy nhất định và các thông số khai báo lề
không thay đổi, thì bạn nên thiết lập mặc định cho trang giấy và lần sau, mỗi khi tạo file
mới thì không phải tốn công định dạng lại cho trang giấy nữa.
Để thiết lập mặc định cho trang giấy, thục hiện như sau:
B1: Trong hộp thoại Page Setup, khai báo các thông số cho trang giấy mặc định như
khổ giấy lề giấy hướng giấy …
B2: Nhấp nút Set As Default, xuất hiện hộp thoại thông báo như hình dưới nhấp nút
Yes.
2. Hiển thị số dòng
Để dễ dàng quản lý và giúp người dùng có thể di chuyển đến một dòng bất kỳ của
văn bản, Word cung cấp chức năng hiển thị số dòng trong văn bản.
Để hiển thị số dòng, thực hiện như sau:
Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Setup - Line Numbers – tùy chọn lệnh sau:
• None: Tắt chức năng Line Numbers.
• Continuous: Đánh số liên tục từ đầu dến cuối văn bản.
• Restart each Page: Đánh số từ đầu mỗi trang.
• Restart each section: Đánh số lại từ đầu mỗi section.
• Suppress for Current paragraph: Không hiển thị số dòng cho đoạn văn đang chọn.
3. In văn bản

83
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hình 3.60 Các lệnh cài đặt in ấn

Chọn thẻ File - trang Print - tùy chọn các khai báo sau:
• Print - Copies: Khai báo số lượng in.
• Printer: Chọn máy in phù hợp.
• Setting: Cài đặt in ấn.
- Chọn vùng nội dung để in: Print All Pages (in tất cả các trang), Print Selection
(in phần văn bản được chọn), Print Current Page (in trang hiện hành), Print
Custom Range (in trang quy định), Only Print Odd Pages (in các trang lẻ), Only
Print Even Pages (in các trang chẵn).
- Chọn kiểu in: Print One Sided (In một mặt), Manually Print on Both Sides (In
nhắc chờ nạp mặt thứ 2).
- Collatad: Cách sắp xếp trang khi in nhiều bản in. In: 1,2,3; 1,2,3; … hay 1,1,1;
2,2,2; …
- Portrait Orientation: Hướng của trang in kiểu Portrait, Landscape.
- Custom Page Size: Chọn khổ giấy: A4, Letter, …
- Custom Margins: Chọn canh lề trang …
- 1 Page Per Sheet: Xác định số trang in trên một mặt trang.
• Vùng bên phải: Dùng xem văn bản trước khi in.
• Nhấp nút Print để in

84
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Bài tập chương 3

Bài 1: Khởi động chương trình Word sau đó thực hiện lần lượt các thao tác sau:
• Ẩn/hiện thanh ribbon.
• Ẩn/hiện thanh thước.
• Ẩn/hiện thanh cuộn ngang, thanh cuộn dọc.
Bài 2: Chỉnh đơn vị đo của thanh thước sang đơn vị centimet (cm), sau đó chỉnh lại về đơn
vị inch.
Bài 3: Tùy chỉnh các nút trên thanh Quick Access gồm các nút lệnh sau: New, Open, Open
Recent File, Save, Save as.
Bài 4: Mở file Baitap.docx, lần lược thực hiện các thao tác sau:
a) Thay đổi lần lượt các cách hiển thị của văn bản như: Print Layout, Full Screen
Reading, Web Layout, Outline, Draft và quan sát sự thay đổi.
b) Thực hiện phóng to, thu nhỏ văn bản theo tỉ lệ: 200%, Page Width, One Page, Two
Pages, hiển thị các trang theo tỉ lệ 2 dòng x 3 cột, hiển thị tất cả các trang, 100%.
Bài 5: Mở tập tin Baitap.docx, lần lượt thực hiện các thao tác sau:
a) Chia cửa sổ thành hai phần song song để có thể nhìn thấy hai vị trí khác nhau trên
cùng một văn bản. Sau đó chỉnh cho cửa sổ Word trở lại như cũ.
b) Mở tài liệu Baitap.docx trên một của sổ khác. Sau đó hiển thị hai cửa sổ này song
song với nhau để so sánh. Bật chức năng đồng bộ hóa thao tác cuộn văn bản để hai
văn bản di chuyển lên xuống cùng nhau.
Bài 6: Thực hành gõ tắt, tìm kiếm và thay thế văn bản:
a) Nhập nội dung sau rồi lưu lại với tên baitho01.docx.
Trắng trời, trắng nước, trắng sông
Cả đến cánh đồng cũng ngập nắng mưa
Người buồn mây trắng tiễn đưa
Vụ mùa thất bát cũng vừa trắng tay
Xuân trôi trắng sợi lông mày
Có người chờ đợi tối ngày trắng đêm
Ánh trăng dãi trắng bậc thềm
Mỗi năm một buổi trắng thêm mái đầu
Thương trường nhợt trắng vàng thau
Tình người bất chợt đổi màu trắng đen.
b) Sau đó lần lượt thay thế toàn bộ các từ “trắng” bằng từ “tím” rồi lưu lại.
Bài 7: Bật chế độ kiểm tra chính tả khi gõ, sau đó thử nhập một đoạn văn ngắn có dấu tiếng
Việt và quan sát. Tắt chức năng kiểm tra lỗi chính tả khi gõ.

85
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Bài 8: Trong hộp thoại Word Options, bật các chúc năng tự động kiểm tra lỗi chính tả như
sau: Sửa lỗi có 2 ký tự đầu viết hoa trong cùng một từ, gõ hoa ký tự đầu câu, gõ hoa ký tự
đầu của ô, gõ hoa ký tự đầu của các ngày trong tuần (như Monday, Tuesday, …), sửa lỗi
do mở chức năng CAPS LOCK ( ví dụ: gõ tRUNG TAM” sẽ sửa lại thành “Trung Tam”.
Sau đó, kiểm tra lại các lỗi đã khai báo bằng cách nhập nội dung văn bản bị sai lỗi chính
tả như đã khai báo.
Bài 9: Nhập và định dạng văn bản sau:
MS Word là một phần mềm xử lý văn bản mạnh với các lệnh thường dùng trong văn bản
có thể trình bày nhanh nhờ biểu tượng lệnh như Bold để tạo chữ đậm, Italic để tạo chữ
nghiêng, Underline tạo ra chữ gạch dưới, hay kết hợp cả ba.
Ngoài ra còn có các lệnh khác cầu kỳ hơn đành phải chọn thẻ Home, Font để trình bày như:
Word only, Double, Dotted, Thick, Dash, Dot dash, Dot dot dash, Wave để gạch dưới trong
mục Underline, Strikethrough tạo ra chữ gạch giữa, các lệnh Superscript và Subscript giúp chúng
ta tạo được một biểu thức đơn giản có dạng như: a1x2 + b1y2 = 0, và các mục đặc biệt như:
Double strikethrough, , , . Từ cách gõ chữ thường có thể đổi
sang dạng chữ In hoặc chữ in có kích thước nhỏ hơn nhờ các lệnh ALL CAPS hoặc SMALL
CAPS. Khoảng cách giữa các ký tự, đổi tỷ lệ các ký tự, nâng hoặc hạ các ký tự sẽ thay đổi
dễ dàng nhờ dùng các lệnh trong thẻ Character Spacing:
Normal Trung tâm tin học
Expanded 2pt Trung tâm tin h ọc
Condensed 1pt Trung tâm tin học
Scale 100%, Scale 150%, Scale 200%, Scale 80%
Nâng chữ lên cao 6pt, Hạ chữ xuống thấp 6pt
Bài 10: nhập và định dạng văn bản sau:
1. (x + 3)3 = 9(x + 3)
2. x2 + x + 7 = 9 + x2
3. (x+3)3 - 9(x + 3) = 0
4. 2H2 + O2→ 2H2O
5. 4Al + 3O2 → 2Al2O3
Bài 11: Tạo các chữ theo mẫu sau:

CD HCM HTC
86
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Hướng dẫn làm bài:


- Chữ CD: font = Tahoma, size = 60pt, color = Blue, condensed = 10pt, chữ D có position
lower = 15pt.
- Chữ HCM: font = Tahoma, size = 60pt, condensed = 20, chữ H màu xanh, chữ C màu
tím, position lower = 20pt, chữ M màu đỏ.
- Chữ VETC: font = Tahoma, size = 60pt, condensed = 15pt, chữ H màu xanh dương, chữ
TC màu đỏ, position raised = 20pt.
Bài 12: Định dạng văn bản và chèn Symbol như sau:

☺ TẾT TRUNG THU ☺


Tết trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của TRẺ EM,
còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Thiếu nhi, Tết Nhi đồng. Trẻ em rất mong đợi
được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ,
đèn con thỏ, đèn con cá… rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức
bày cỗ trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá
cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi
thỏa thích.
 Trung thu vốn là nguồn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong dó có nhà thơ
đời Đường là Đỗ Phủ với bài Trung thu 
hu cảnh kim tiêu bán

T Thiên cao nguyệt bội minh


Nam lâu thùy yến hưởng
Ty trúc tấu thanh thanh

☺ Bản dịch của Thái Giang ☺


ảnh thu nay đúng nửa rồi

C Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao


Lầu nam ai rót rượu đào
Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng.
 Nhà thơ Tản Đà cũng có các câu thơ 

ó bầu có bạn can chi tủi

C Cùng gió cùng mây thế mới vui


Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

87
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Bài 13: Định dạng lề của đoạn kết hợp với kẻ khung
Mẫu trình bày với Alignment = Left; Indentation
Left = 0.5” & Right = 2”

Mẫu trình bày với Alignment = Centered;


Indentation Left = 1” & Right = 2”; Spacing
Before và After = 6pt.
Có dùng Shift Enter để xuống dòng

Mẫu trình bày với Alignment = Justified;


Indentation Left = 2” & Right = 0.5”; First line = 0.5”;
Spacing Before và After là 6pt

Mẫu trình bày với Alignment = Right;


Indentation với Left = 3”; Spacing có Before và
After là 6pt, Line spacing 1.5 lines.

Mẫu trình bày với Aligment = Justifiel; Indentation Left


và Right = 1”, Hanging = 0.5”; Spacing Before &
After = 6pt, Line spacing = Double.
Bài 14: Sử dụng Bullets & Numbering với tô nền để định dạng văn bản:
Định dạng Bullet
 Đêm buồn miên man nhớ
 Đứa em cùng quê hương
 Vẫn còn đang cắp sách
 Ngày hai buổi đến trường
 Quê ta đó xa xăm
 Những bờ đê tít tắp
Vào những đêm trăng rằm
 Biển một màu xanh ngắt
Phương pháp phân tích hệ thống
1. Phương pháp SADT
2. Phương pháp MERISE
3. Phương pháp MCX
4. Phương pháp GALACSI
5. Phương pháp OAA-PTĐT
6. Phương pháp phân tích HT có CT

88
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

7. Phương pháp làm bảng mẫu


8. Phương pháp phát triển HT tiến hóa
9. Phương pháp SYSTEMSCRAFT
Công cụ và kỹ thuật
f) Biểu đồ phân rã chức năng
g) Biểu đồ luồng dữ liệu
h) Mô hình thực thể liên kết
i) Mô hình quan hệ
Bài 15: Sử dụng Multilevel List để định dạng văn bản
Trình bày Paragraph
1- Cách lề trái, phải đọan văn
2- Khung và nền cho đoạn (Border and Shading)
3- Đánh dấu đầu đoạn (Bullets and Numbering)
4- Canh khoảng cách Tab
Bài 16: Sử dụng Tab để định dạng văn bản
GIẤY KHAI SINH
Họ và tên ................................................................. ..................................................
Ngày sinh: ............................................................... Nơi sinh....................................
Ngày cấp: ................................................................ Nơi cấp:....................................
Họ tên cha: .............................................................. Tuổi ..........................................
Nghề nghiệp:........................................................... ..................................................
Họ tên mẹ: .............................................................. Tuổi ..........................................
Nghề nghiệp:........................................................... ..................................................

Bài 17: Sử dụng Tab để định dạng văn bản


NGÂN HÀNG ABC BANK
Loại ngoại tệ 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng
USD ......................0.25 ................ 0.25 ............ 0.25 ............ 0.25 .............. 0.25
EUR ......................1 ..................... 1.5 .............. 1.6 .............. 1.8 ................ 2
CAD ......................0.3 .................. 0.5 .............. 0.5 .............. 0.5 ................ 0.5
AUD ......................1.8 .................. 2 ................. 2 ................. 2.4 ................ 2.4
GBP .......................0.5 .................. 0.5 .............. 0.5 .............. 0.5 ................ 0.5

89
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Bài 18: Sử dụng Tab kết hợp với thay đổi lề, vẽ khung để định dạng văn bản

Trường CĐ CÔNG NGHỆ TPHCM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trung tâm Tin học Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
-------------
GIẤY CHỨNG NHẬN
Họ viên ......................................................... ......................................................................
Ngày sinh ..................................................... Nơi sinh: .......................................................
......................................................................
Đã hoàn tất khóa học tổ chức từ ngày ....................................đến ngày.............................
Học phần ...................................................... Xếp loại ........................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng…năm 20…
Giám đốc TTTH

Bài 19: Sử dụng Tab để tạo các mẫu đơn sau:


a. Mẫu đơn xin tạm nghỉ học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN TẠM NGHỈ HỌC


Kính gửi:
- Ông/bà Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ TPHCM;
- Ông/bà Trưởng khoa ....................................................... ;
- Ông/bà Trưởng phòng Công tác học sinh – Sinh viên.
Tôi tên: .................................................. Mã số sinh viên: ...............................................
Ngày sinh: ....................... Hộ khẩu thường trú: ...... ........................................................
Hiện đang học lớp: ..................... Khoa: ....................................Khóa:.............................
Địa chỉ email: ...................... ................................... ........................................................
Điểm TBC các học phần tích lũy từ đầu khóa học là (đính kèm bản điểm).
Nay tôi làm đơn này gửi đến Ban giám hiệu, khoa, phòng Công tác Học sinh – Sinh
viên cho phép tôi được tạm nghỉ học kể từ HK……năm học …………………đến hết học
kỳ năm học.
Lý do xin tạm nghỉ .....................................................................................................
Rất mong được sự chấp thuận của Ban Lãnh đạo nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày .... tháng …. Năm ….
Ý kiến của Trưởng khoa Người làm đơn
90
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

b. Mẫu đơn xin việc


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC


Kính gửi: ...............................................................................................
Tôi tên là: ............................................................................................................................
Sinh ngày..........tháng ..........năm ............tại ......................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ...........................................................................................
Cấp ngày...........tháng ..........năm ............tại ......................................................................
Hiện cư ngụ tại ....................................................................................................................
Ngoại ngữ: + Anh: ..............................................................................................................
+ Pháp: .............................................................................................................
Trình độ chuyên môn: .........................................................................................................
.............................................................................................................................................
Sức khỏe:.............................................................................................................................
Hiện nay chưa có việc làm, tôi làm đơn này kính mong quý công ty tuyển dụng và bố
trí công việc làm.
Nếu được quý công ty chấp thuận tôi xin chấp hành đầy đủ các chính sách, nội quy của
công ty và cam đoan thực hiện tốt các công việc được giao.
Kính mong quý công ty chấp nhận.
Tp.HCM, ngày……tháng…….năm………
Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên)

Bài 20: Tạo các bảng


STT Họ và tên Win Excel Word Tổng điểm Xếp loại
1 Nguyễn Khánh Quỳnh 8 9 7 24 24Giỏi
2 Đinh Khải Trân 6 8 5 19 Trung bình
3 Nguyễn Ngọc Tường 7 8 7 22 Khá
4 Nguyễn Bội Toàn 9 9 8 26 Giỏi
5 Lê Thị Mai Anh 7 6 9 22 Khá

91
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

 Thứ
hai
Thứ
ba
Thứ

Thứ
năm
Thứ
sáu
Thứ
bảy
Chủ
nhật

7g30-9g30
9g30-11g30
11g30-13g30 NGHỈ
13g30-15g30
15g30-17g30

GIÁ Ô TÔ THAM KHẢO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM


Hãng Model Giá đại lý Hãng Model Giá Đại Lý
Series 325i $65,000 Camry LE 2.4 AT $54,517
Toyota
BMW

Series 328i $90,011 Fortuner $34,000


Series 335i $107,509 Vios 1.5G $28,900
Series 335xi $113,336 Land Cruier GX $71,800
Focus $28,719 E300 AMG $134,000
Merceds

Mondeo $47,351 GLK300 4 Matic $77,400


Ford

Benz

Esxape $35,816 C300 AMG $76,000


everest $37,911 SLK350 AMG $249,000

Bài 21: Sử dụng Tab và Bullet để tạo bảng như hình dưới
PHIẾU ĐẶT MUA TẠP CHÍ
Họ và tên: .....................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Bạn là: Đặt mua
❑ Học sinh ❑ 3 tháng
❑ Sinh viên ❑ 6 tháng
❑ Thành Phần Khác ❑ 12 tháng

92
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Bài 23: Sử dụng Picture, Word Art, Text Effect để định tạo văn bản

Theo như lời giải thích của Hội đồng Olympic Brunei (viết tắt là BOC) thì biểu
tượng được chọn cho Đại hội thể thao Đông Nam Á lần này được thể hiện bởi sự
tượng trưng cho sức sống, tinh thần thể thao và truyền thống dân tộc Brunei.
Ngọn đuốc thể thao truyền thống được thể hiện cách điệu. Các màu sắc như đỏ,
vàng, xanh lá cây phản ánh sự linh hoạt, thiện chí và tính hấp dẫn vốn có của
Seagames từ trước tới nay. Trên biểu tượng có 10 vòng tròn được kết nối lại với
nhau tượng trưng cho 10 quốc gia trong khu vực cùng tham dự Seagames….



93
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Bài 24: Sử dụng Shapes, Picture để tạo văn bản

Bài 25: Sử dụng Text Effect, Tab, Shapes, Picture để tạo văn bản

THỰC ĐƠN
Súp bóng cá ...................................................................................... 8,000$
Tôm chiên lăn bột............................................................................. 20.000$
Mì vịt tiềm ........................................................................................ 15.000$
Gà tiềm thuốc bắc ............................................................................ 16,000$
Mì ý .................................................................................................. 20,000$
Mì xào giòn ....................................................................................... 25,000$

94
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản

Bài 26: Trình bày văn bản theo mẫu

Đ
i ngủ vào lúc 22 giờ và thức dậy và thư thái; Sau khi nằm xuống giường hít
vào 6 giờ sáng thở sâu, thư giãn cơ bắp, hạn chế suy nghĩ
hôm sau là hợp lý và tạo cho mình cảm giác thư thái để dễ
nhất. dần dần bạn sẽ thành dàng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ
thói quen theo nhịp sinh ngon; Buổi trưa hãy cố gắng “ngủ nhanh”
học dù không cần đồng hồ từ 20- 30 phút để tái tạo năng lượng và
báo thứ thì 6 giờ sáng bạn làm cho đầu óc minh mẫn hơn.
vẫn tỉnh dậy với một tinh thần thoải mái

Các tour du lịch trong nước


Điểm đến Thời gian......................................................... Phương tiện
Xuất Đà Lạt 3 ngày 2 đêm .......................................................... Máy bay
phát từ Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm ............................................ Máy bay/Tàu hỏa
TPHCM Vịnh Hạ Long 4 ngày 3 đêm .......................................................... Máy bay
Sapa 5 ngày 4 đểm .......................................................... Máy bay

95
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản
Bài 27: Trình bày văn bản theo mẫu

Đ ã cảm nhận được vị mặn mòi


miền Trung khi gió biển phả
vào ran rát, nắng vờn
đỉnh từ du lịch. Khách đến Kê Gà không
đông nhưng rất đều, ngày nào cũng có
khách ta, khách tây … Chúng tôi leo gần
những cồn cát nhỏ. 200 bậc thang xoáy trôn ốc để lên đỉnh hải
Đâu đâu cũng thấy đăng, ngắm nhìn khung cảnh trong veo
cát, trong những ngôi của vùng biển xinh đẹp. Màu nước xanh
nhà nhỏ, dưới bước đặc trưng của đại dương, sóng gợn nhè
chân, nóng rát. Hải nhẹ và những chồng đá tạo hóa sắp đặt sao
đăng nằm trên một mà khéo thế. Vươn tầm mắt ra xa thì thấy
đảo nhỏ và phải thuê cano ra đảo. Những bãi cát trải dài cùng nững con thuyền im
gia đình ở đây sống bằng nghề chài lưới lìm, vài cánh hải âu chao liệng trên bầu
và kiếm thêm chút trời trong xanh

 Một số thuật ngữ tin học 

Tiếng Anh Tiếng việt Giải thích


Thuật ngữ Tin học

Đóng vai trò như bộ não máy tính kiểm soát


Processor Bộ xử lý
toàn bộ các chức năng quan trọng.
Chứa bộ xử lý và các chíp hỗ trợ cho bộ xử lý,
Main board Bo mạch chủ bộ nhớ chứa các khe mở rộng, phối hợp với bộ
xử lý điều khiển tất cả các thiết bị.
Ram Bộ nhớ Nơi lưu trữ tạm thời dữ liệu thông tin.

96
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Chương 4: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN

I. Kiến thức cơ bản về bảng tính

Hình 4.1 Cửa sổ MS Excel 2010


- Thanh công cụ truy xuất thanh (Quick Access Toolbar): Chứa các nút lệnh mà người
dùng thường sử dụng. Ta có thể thêm, bớt các nút lệnh trên thanh Quick Access Toolbar.
Thẻ File (Backstage view): Chứa các lệnh về quản lý bảng tính như: Tạo mới, mở,
lưu bảng tính, kiểm tra các dữ liệu ẩn và thiết lập các tùy chọn.

Hình 4.2 Thẻ lệnh File


Ribbon: Là tập hợp các thanh công cụ (tab) như: Home, Insert, Page Layout,
Formulas, Data, Reviews, View. Tại mỗi thẻ là tập hợp các lệnh được gom chung theo từng
nhóm (group) chức năng riêng biệt.

97
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Hộp địa chỉ (Name box). Hộp địa chỉ là khung bên trái trên thanh công thức để cho
biết địa chỉ của ô đang được chọn. Tại khung Name box, ta có thể nhập trực tiếp địa chỉ ô
để chọn ô đó.
Thanh công thức (Formula bar) dùng để nhập, hiển thị dữ liệu, công thức có trên ô
đang chọn.
Vùng tiêu đề cột (Heading column) và tiêu đề dòng (Heading row) tại cửa sổ trang
tính
Thanh cuộn dùng để cuộn xem các cột, các dòng chưa hiển thị.
Sheet Tab: Là vùng quản lý các trang tính.
Thanh trạng thái (Status Bar) thể hiện trạng thái trang tính và bàn phím.
II. Sử dụng phần mềm bảng tính
Một tập tin Excel hay còn gọi là một bảng tính (Workbook – Book). Trong một bảng
tính sẽ có một hay nhiều trang tính khác nhau.
1. Tạo bảng tính mới
Tạo một bảng tính trắng
− Chọn thẻ File/New/Blank Workbook/Create.
Tạo một bảng tính mới dựa trên mẫu có sẵn (Template)
− Chọn thẻ File/New/chọn mẫu template trong danh sách mẫu/Create.
2. Lưu bảng tính
Lưu bảng tính (Save)
Sau khi lưu bảng tính lần đầu, để lưu lại nội dung bảng tính được chỉnh sửa trong khi
đang xử lý, thực hiện một trong các cách sau:
− Cách 1: Trên thanh Quick Access toolbar/Save.
− Cách 2: Chọn thẻ File/Save.
− Cách 3: Nhấn Ctrl+S.
Lưu bảng tính với tên khác, vị trí khác hoặc định dạng khác (Save As)
Khi lưu bảng tính lần đầu tiên hay lưu bảng tính với một tên khác, ở thư mục khác
hoặc với định dạng khác, thực hiện như sau:
B1: Chọn thẻ File/Save As/xuất hiện hộp thoại Save As.
B2: Chọn nơi lưu văn bản trong khung Save in và gõ tên tập tin trong khung File
name.
B3: Nếu muốn lưu với định dạng khác thì trong mục Save As Type, tùy chọn các
định dạng sau:
- Excel 97-2003 Workbook (*.xls): Lưu với định dạng của phiên bản cũ Excel 97,
Excel 2003.
- Excel Macro-Enable Workbook (*.doc): Lưu bảng tính kèm theo các macro.
98
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

- Excel Template (*.xltx): Lưu bảng tính thành mẫu template.


- PDF (*.pdf): Lưu bảng tính thành sách điện tử (ebook)
3. Mở bảng tính
Cách 1: Nhấp nút Open trên thanh Quick Access (hoặc nhấp chọn File, chọn Open,
chọn đường dẫn đến nơi lưu trữ tập tin (trong Look in) và chọn tên tập tin cần mở rộng rồi
nhấn nút Open.
Cách 2: Vào thẻ File, chọn Recent để mở tập tin đã mở gần đây.
Lưu ý: Để điều chỉnh lại số lượng tập tin hiển thị gần nhất, chọn thẻ File- Option –
Advanced, trong phần Display, chỉnh trong Show this number of Recent Documents.
Cách 3: Tìm đến tập tin bằng trình quản lý tập tin Windows Explore, nhấp đúp chuột
tại biểu tượng tập tin để mở.
4. Đóng bảng tính
Để đóng cửa sổ bảng tính, thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Bấm vào nút có ký hiệu “X” ở góc trên bên phải bảng tính.
Cách 2: Nhấn Alt+F4
5. Phóng to thu nhỏ bảng tính (Zoom)
Trong chương trình MS Excel 2010, bạn cũng có thể thực hiện các thao tác phóng to
thu nhỏ bảng tính tương tự như chương MS Word.
6. Hiển thị bảng tính
Để thay đổi chế độ hiển thị bảng tính, thực hiện như sau:
Chọn thẻ View (nhóm Workbook Views) – tùy chọn các mục sau:
• Normal View: Là chế độ mặc định của Excel, dùng để hiển thị bảng tính ở trạng
thái bình thường, thường dùng trong quá trình nhập liệu, lập công thức tính toán
trên trang tính.
• Page Layout View: Là chế độ xem bảng tính dưới dạng trang in, trong chế độ này
ta vẫn có thể tính toán và nhập liệu.
• Page Break Preview: Hiển thị bảng tính với các đường phân trang, giúp người dùng
thấy được bố cục bảng tính khi in ra giấy, đồng thời cũng cho người dùng hiệu chỉnh
lại bố cục bằng cách kéo thả các đường phân trang.
7. Làm việc với ô và khối ô
7.1. Chọn ô, khối ô
Chọn ô: Nhấp chuột vào ô chọn (hoặc dùng các phím mũi tên để di chuyển đến ô
chọn).
Chọn khối ô:
Để chọn khối ô, thực hiện một trong các cách sau:
− Chọn ô đầu tiên, nhấp giữ và di chuyển chuột đến ô cuối.

99
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

− Chọn ô đầu tiên, giữ phím Shift, nhấp chọn địa chỉ ô cuối.
− Chọn ô đầu tiên, nhấn phím F8 để mở rộng vùng chọn bằng cách dùng phím mũi
tên, nhấn F8 để dừng.
− Chọn một ô trong khối ô, nhấn phím Ctrl+A.
Chọn toàn bộ trang tính: Nhấn nút Sellect All.
Chọn nguyên cột hoặc dòng trang tính: Nhấp tiêu đề cột hoặc dòng muốn chọn.
7.2. Sao chép
B1: Chọn ô hay khối ô cần sao chép.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Clipboard)/Copy (hoặc Ctrl+C).
B3: Chọn một ô chứa kết quả.
B4: Chọn thẻ Home/ Paste (hoặc Ctrl+V).
7.3. Di chuyển
B1: Chọn ô hay khối ô cần di chuyển.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Clipboard)/Cut (hoặc Ctrl+X).
B3: Chọn một ô chứa kết quả.
B4: Chọn thẻ Home/Paste (hoặc Ctrl+V).
7.4. Di chuyển và chèn khối ô
B1: Chọn khối ô cần di chuyển.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Clipboard)/Cut (hoặc Ctrl+X).
B3: Chọn ô tại vị trí cần chèn.
B4: Chọn thẻ Home (nhóm Cells)/Insert Cut Cells.
7.5. Thay đổi độ rộng cột - chiều cao dòng

Hình 4.10 Con trỏ chuột khi thay đổi độ rộng cột, chiều cao dòng

Thay đổi độ rộng cột


B1: Trỏ chuột vào đường biên giữa hai tiêu đề cột đến khi xuất hiện mũi tên hai chiều.
B2: Giữ chuột và kéo qua trái qua phải để thay đổi.
Thay đổi chiều cao dòng
B1: Trỏ chuột vào đường biên giữa hai tiêu đề dòng đến khi xuất hiện mũi tên hai chiều.
B2: Giữ chuột và kéo lên trên xuống dưới để thay đổi.
7.6. Chèn ô, cột, dòng
Chèn khối ô

100
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Hình 4.11 Hộp thoại chèn, xóa khối ô


B1: Chọn khối ô muốn chèn.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Cells) – nhấp nút mũi tên phía dưới nút Insert – Insert
Cells…
B3: Trong hộp thoại Insert, tùy chọn các lệnh sau:
- Shift cells right: Chèn khối ô và đẩy khối ô đang chọn sang phải.
- Shift cells down: Chèn khối ô và đẩy khối ô đang chọn xuống phía dưới.
- Entire row: Chèn thêm dòng tại ô đang chọn.
- Entire column: Chèn thêm cột tại ô đang chọn.
Chèn cột
B1: Chọn tiêu đề cột muốn chèn thêm vào bên cột trái.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Cells) – nhấp mũi tên phía dưới nút Insert/ Insert Sheet
Columns.
Chèn dòng
B1: Chọn tiêu đề cột muốn chèn thêm vào phía trên.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Cells)/nhấp mũi tên phía dưới nút Insert/Insert Sheet
Rows.
7.7. Xóa ô, cột, dòng
Xóa khối ô
B1: Chọn khối ô muốn xóa.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Cells)/nhấp mũi tên phía dưới nút Delete/Delete Cells…
B3: Trong hộp thoại Delete, tùy chọn các lệnh sau:
o Shift cells left: Xóa khối ô đang chọn và chuyển khối ô từ phải qua trái.
o Shift cells up: Xóa khối ô đang chọn và chuyển khối ô từ dưới lên trên.
o Entire row: Xóa toàn bộ dòng tại ô đang chọn.
o Entire right: Xóa toàn bộ cột tại ô đang chọn.
Xóa cột
B1: Chọn tiêu đề cột muốn xóa.

101
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

B2: Chọn thẻ Home (nhóm Cells)/Nhấp mũi tên phía dưới nút Delete/Delete Sheet
Columns.
Xóa dòng
B1: Chọn tiêu đề cột muốn xóa.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Cells)/Nhấp mũi tên phía dưới nút Delete/Delete Sheet
Rows.
7.8. Ẩn/hiện cột hoặc dòng
Ẩn cột hoặc dòng
B1: Chọn các cột hoặc dòng muốn ẩn.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Cells)/Format/Hide & Unhide/Hide Columns/Hide Rows.
Hiện cột hoặc các dòng
B1: Chọn các khối cột hoặc khối dòng bao gồm cả cột hoặc dòng muốn hiện.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Cells)/Format/Hide & Unhide/Unhide Columns/Unhide
Rows.
8. Làm việc với trang tính
8.1. Cửa sổ trang tính

Hình 4.4 Cửa sổ trang tính

Trang tính (Worksheet – Sheet): Gồm có các thành phần sau


• Tiêu đề cột (Column heading) gồm có 16384 cột, được ký hiệu là A, B, C, …, XFD.
• Tiêu đề dòng (row heading) gồm có 1.048.536 dòng, được ký hiệu là 1,2,3,…
• Giao của một cột và một dòng được gọi là ô (Cell). Địa chỉ ô được xác định là <tên
cột>: <tên dòng>. Ví dụ: A1, B5.
• Dãy các ô liên tiếp nhau gọi là khối ô (Cells). Ví dụ: A1:A5, A1:B10.
• Tập hợp nhiều khối ô gọi là vùng range). Ví dụ: (A1:A5, D1:D5), (A1:A5,
D10:E10).
• Địa chỉ cả một cột được xác định là: <tên cột>:<tên cột>. Ví dụ: A:A, C:C.
• Địa chỉ cả một dòng được xác định là: <số dòng>:<số dòng>. Ví dụ: 1:1, 3:3

8.2. Thao tác với trang tính


102
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Chèn trang tính mới


Cách 1: Trên thanh Sheet Tab – Nhấp nút Insert Worksheet

Hình 4.5 Nút lệnh Insert Worksheet

Cách 2: Nhấp phải chuột lên Sheet muốn chèn – Insert… - xuất hiện hộp thoại Insert
– chọn Worksheet – OK.
Cách 3: Chọn thẻ Home (nhóm Cells) – Insert – Insert sheet.
Đóng trang tính
Để đóng cửa sổ trang tính, thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Chọn thẻ File, chọn Close.
Cách 2: Bấm vào nút có ký hiệu “X” ở góc trên bên phải trang tính.
Cách 3: Nhấn Ctrl+F4 hoặc Ctrl+W.
Xóa trang tính
Cách 1: Nhấp phải chuột lên vùng tên trang tính muốn xóa, chọn Delete.
Cách 2: Chọn trang tính muốn xóa, chọn thẻ Home, nhóm Cells, chọn lệnh Delete –
Delete sheet.
Đổi tên trang tính
Cách 1:
B1: Nhấp đúp chuột vào vùng tên trang tính muốn đổi tên (hoặc nhấp nút phải chuột
tại vùng trang tính, chọn Rename).

Hình 4.6 Đổi tên trang tính


B2: Nhập vào tên mới cho trang tính, Enter.
Cách 2: Chọn trang tính muốn đổi tên, chọn thẻ Home, nhóm Cells, chọn lệnh Format
– Rename Sheet
Lưu ý: Tên trang tính không chứa các ký hiệu, ký tự đặc biệt như: / \ ? * :
Sao chép – di chuyển trang tính

Hình 4.7 Sao chép trang tính


Di chuyển

103
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Cách 1: Nhấp phải chuột trên tên trang tính cần sao chép, chọn Move or Copy …, chọn
vị trí sheet cần di chuyển trang tính hiện hành tới đó, OK.
Cách 2: Di chuyển con trỏ chuột tới tên trang tính muốn di chuyển và kéo rê chuột đến
vị trí mới và thả chuột.
Sao chép
Nhấp phải chuột trên tên trang tính cần sao chép, chọn Move or Copy…
• To book: Chọn tên tập tin đích.
• Before sheet: Chọn tên của trang tính hiện có để đặt trang tính bản sao phía trước.
• Đánh dấu chọn mục Create a copy để thực hiện tạo bản sao.
• Nhấp nút OK
Chọn màu cho vùng tên trang tính
Việc tô màu giúp quản lý vùng tên các trang tính được tốt hơn.
Nhấp phải chuột lên tên trang tính cần tô màu, chọn Tab Color và chọn màu thích
hợp.

Hình 4.8 Chọn màu nền cho vùng tên trang tính
Bảo vệ trang tính
Excel cung cấp nhiều chức năng bảo vệ dữ liệu. Trong đó, Protect Sheet là một chức
năng bảo vệ dữ liệu mà vẫn cho phép người dùng khác có thể xem dữ liệu trên trang tính.

Hình 4.9 Nhập mật khẩu vào hộp thoại Protect Sheet
Các bước thực hiện:
B1: Nhấp phải chuột trên trang tính cần bảo vệ, chọn Protect Sheet…
B2: Trong hộp thoại Protect Sheet, nhập vào mật khẩu bảo vệ.
104
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

B3: Nhấp nút OK để kích hoạt chức năng bảo vệ.


III. Định dạng trang tính
Dữ liệu trong các ô bảng tính có thể là các ký tự số, chuỗi văn bản hay các biểu thức
toán học. Ngoài ra các bảng tính còn có thể chứa các biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh,… các đối
tượng này không chứa trong ô mà nằm bên trên bề mặt trang tính.
1. Nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu số (Number)
• Khi nhập dữ liệu dạng số, mặc định giá trị số sẽ hiển thị ở bên phải của ô. Các giá
trị ngày tháng, thời gian, tiền tệ, phần trăm… đều là kiểu dữ liệu số.
• Khi số có chiều dài lớn hơn độ rộng của ô thì sẽ được hiển thị dưới dạng ######.
Muốn hiển thị lại số, ta chỉ cần thay đổi độ rộng của ô cho phù hợp.
• Dữ liệu kiểu số có thể chứa các ký tự sau: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 + - ( ) , / $ % “.E”.
• Dấu ngăn cách giữa các thành phần thập phân thường là dấu chấm (.), còn dấu ngăn
cách giữa các số hàng nghìn là dấu phẩy (,).
Ví dụ: 1000 + 1/2 = 1,000.5
Nhập dữ liệu chuỗi (Text)
• Khi nhập dữ liệu dạng chuỗi, mặc định giá trị chuỗi sẽ hiển thị ở bên trái của ô.
• Nếu muốn nhập một chuỗi số vào ô thì gõ thêm dấu nháy đơn (‘) phía trước.
Ví dụ : Để nhập giá trị 093123456 thì ta sẽ gõ vào là : ‘0903123456
• Khi chuỗi có chiều dài lớn hơn độ rộng của ô thì chuỗi sẽ tự động tràn sang ô bên
phải nếu ô này không có dữ liệu, ngược lại phần chuỗi dư ra sẽ ẩn.
Nhập dữ liệu ngày (Date)
• Khi nhập dữ liệu ngày, mặc định giá trị ngày sẽ hiển thị ở bên phải của ô.
• Trong Excel, kiểu ngày là một định dạng của dữ liệu kiểu số nguyên.
• Khi nhập dữ liệu ngày, ta sẽ nhập theo thứ tự hiển thị giá trị ngày hệ thống ở góc
dưới bên phải màn hình. Mặc định là tháng/ngày/năm (mm/dd/yy).
• Nếu muốn nhập giá trị ngày theo thứ tự ngày/tháng/năm thì ta phải thiết lập lại định
dạng ngày trong Windows 7.
Thay đổi định dạng ngày trong Windows 7
Hệ điều hành Windows định dạng mặc định ngày theo thứ tự tháng/ngày/năm
(mm/dd/yyyy). Còn ở Việt Nam thường dùng định dạng là ngày/tháng/năm (dd/mm/yyyy).
Để thay đổi thứ tự nhập liệu và hiển thị ngày, tháng, năm cho toàn bộ hệ thống theo
định dạng thường dùng ở Việt Nam, thực hiện các bước sau:
B1: Start/ Control Panel / Clock, Language and Region/ Region and Language/
Additional Settings… / xuất hiện hộp thoại Customize Format / thẻ Date.

105
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

B2: Trong mục Short Date: Khai báo định dạng ngày tháng hệ thống theo chuẩn Việt
Nam là: dd/mm/yyyy, nhấp OK.

Hình 4.12 Chỉnh ngày tháng năm hệ thống

Thay đổi kiểu hiển thị dữ liệu trong Excel


Ta có thể hiển thị (định dạng) các giá trị ngày theo bất kỳ hình thức thể hiện nào theo
các bước sau:
B1: Nhấp chuột phải trên khối ô muốn định dạng – Format Cells… (Hoặc nhấn Ctrl +1).
B2: Trong hộp thoại Format Cells /thẻ Number/ Custom.
B3: Tại khung Type, nhập vào kiểu định dạng ngày muốn hiển thị. Nhấp nút OK.
Ví dụ: Muốn giá trị ngày tháng thể hiện theo hình thức ngày – tháng – năm ta sẽ nhập
là: dd-mm-yyyy.

Hình 4.13 Định dạng thể hiện ngày tháng trong hộp thoại Format Cell

Nhập dữ liệu Lô-gic (Logic)


• Dữ liệu Lô-gic có hai giá trị là TRUE và FALSE.
• Khi nhập dữ liệu Lô-gic, mặc định giá trị lô-gic canh giữa ô và viết in.
• Các giá trị này thường là kết quả của biểu thức điều kiện.
Ví dụ: Tại ô A1, nhập công thức là: =1>2. Biểu thức này trả về giá trị FALSE.
106
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Một số kỹ thuật khi nhập dữ liệu


• Xuống dòng trong ô: Nhấn Alt+Enter.
• Nhập nhiều ô cùng nội dung: Chọn các ô có cùng giá trị/ nhập giá trị/ Ctrl+Enter
2. Xóa nội dung
Xóa giá trị: Chọn ô hoặc khối ô cần xóa, nhấn phím Delete.
Xóa nội dung: Chọn ô hoặc khối ô cần xóa, chọn thẻ Home (nhóm Editing)/Clear/tùy
chọn các lệnh sau:
• Clear All: Xóa nội dung và các định dạng dữ liệu trong vùng chọn.
• Clear Formats: Xóa các định dạng (không xóa nội dung) trong vùng chọn.
• Clear Contents: Xóa các nội dung (không xóa định dạng) trong vùng chọn.
• Clear Comments: Xóa các chú thích trong vùng chọn.
• Clear Hyperlinks: Xóa các siêu liên kết trong vùng chọn.
3. Hiệu chỉnh nội dung
B1: Chọn ô hoặc khối ô cần hiệu chỉnh – tùy chọn các thao tác sau:
- Nhấn phím F2.
- Nhấp chuột vào thanh công thức (Formula bar).
- Nhấn đúp lên ô cần chỉnh.
B2: Dùng phím mũi tên để di chuyển con trỏ đến vị trí cần sửa và sửa nội dung, rồi
nhấn Enter.
4. Sử dụng chức năng AutoFill
Sử dụng công cụ này Excel sẽ giúp bạn điền tự động dữ liệu theo các mẫu AutoFill
có sẵn. Ngoài ra bạn còn có thể tạo thêm các mẫu phục vụ cho công việc của mình.
Danh sách một số AutoFill có sẵn:
STT Các giá trị khởi đầu Chuỗi sau khi mở rộng
1 1,2,3 4,5,6
2 9:00 10:00, 11:00, 12:00
3 Mon Tue,Wed, Thu
4 Monday Tuesday, Wednesday, Thursday
5 Jan Fed, Mar, Apr
6 Jan,Apr Jul, Oct, Jan
7 Jan-99, Apr-99 Jul-99, Oct-99, Jan-00
8 15-Jan, 15-Apr 15-Jul, 15-Oct
9 1999, 2000 2001, 2002,2003
10 1-Jan, 1-Mar 1-May, 1-Jul, 1-Sep,…
11 Qtr3 (or Q3 or Quarter3) Qtr4, Qtr1, Qtr2,…
12 Product 1 , On backorder Product 2, On backorder, Product 3, On
backorder,…
13 Text1 Text2, Text3,…
14 1st Period 2nd Period, 3rd Period,…
15 Product 1 Product 2, Product 3,…

107
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Fill Handle
Fill Handle là ký hiệu hình vuông nhỏ màu đen ở góc dưới bên phải của ô được chọn,
dùng để sao chép dữ liệu, công thức hoặc tạo dãy dữ liệu theo thứ tự tăng/giảm.

Hình 4.14 Nút Fill Handle

Khi bạn muốn điền tự động (sao chép) dữ liệu hay công thức của ô hiện hành cho các
ô bên trái, bên phải, phía trên hay bên dưới nó thì bạn làm theo các cách sau:
Cách 1:
B1: Chọn ô hiện hành đang chứa dữ liệu hay công thức cần sao chép.
B2: Dùng chuột nhấp giữ Fill Handle và kéo theo hướng bạn muốn (lên, xuống, trái,
hay phải). Khi đó dữ liệu hay biểu thức sẽ được sao chép.
Cách 2:
B1: Chọn ô chứa dữ liệu (hay công thức) cần sao chép và tất cả các ô cần sao chép
dữ liệu đến.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Editing)/Fill/chọn hướng phù hợp (Down, Right, Up,
Left).
Chèn dãy số tự động
Dùng Fill handle: Để tạo dãy số từ 1 dến 10 trong khối A1:A10.
B1: Chọn ô A1 và nhập vào số 1.
B2: Chọn ô A2 và nhập vào số 2 (bước nhảy bằng 2-1=1).
B3: Chọn hai ô A1:A2, nhấp giữ chuột và kéo Fill handle xuống phía dưới cho đến
khi hiện số 10 thì dừng lại.
Dùng lệnh Fill: để tạo dãy số từ 1 đến 1000 trong khối ô A1: A1000.

Hình 4.15 Hộp thoại Series

B1: Chọn ô A1 và nhập vào số 1.


B2: Chọn thẻ Home (nhóm Editing)/Fill/Series… - xuất hiện hộp thoại Series.
108
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

- Trong Nhóm Series in: Chọn Column để tạo dãy số theo chiều dọc.
- Trong nhóm Type: Chọn Linear để tạo dãy số tuyến tính.
- Khung Step value: Nhập 1 để tạo dãy số có bước nhảy tăng 1.
- Khung Stop value: Nhập 1000 là giá trị dừng của dãy số.
B3: Nhấp nút OK.
5. Định dang ô, dãy ô
5.1. Một số lệnh định dạng cơ bản
Trong MS Excel 2010 có cung cấp các lệnh định dạng kí tự, kẻ đường viền, tô nền,
đặc biệt là các lệnh về định dạng số giúp cho số liệu rõ ràng và sinh động hơn.

Hình 4.16 Các lệnh định dạng trên thẻ Home


5.2. Định dạng ký tự
Chọn thẻ Home (nhóm Font)/tùy chọn các lệnh sau:
• Font, Font size: Thay đổi font chữ và kích thước chữ.
• Bold, Italic, Underline: Định dạng chữ đậm, chữ nghiêng, gạch chân.
• Border: Kẻ đường viền ô.
• Shading: Tô nền ô.
5.3. Canh lề dữ liệu
Chọn thẻ Home (nhóm Alignment)/tùy chọn các lệnh sau:
• Top Align, Middle Align, Bottom Align: Canh lề theo chiều dọc ô.
• Align Text Left, Center, Align Text Right: Canh lề theo chiều ngang ô.
• Orientation: Thay đổi hướng dữ liệu trong ô.
• Wrap text: Định dạng dữ liệu dạng văn bản xuống dòng khi biên phải ô.
• Merge & Center: Trộn và canh giữa ô hoặc nhấp mũi tên bên phải tùy chọn các
lệnh sau: Merge Across (trộn các ô theo hàng), Merge Cells (trộn ô), Unmerge
Cells (bỏ trộn ô).
5.4. Định dạng số
Chọn thẻ Home (nhóm Number)/tùy chọn các lệnh sau:
• Number Fomat: Chọn kiểu định dạng Gerneral (kiểu chung), Number (kiểu số),
Currency (kiểu tiền tệ), Accounting (kiểu kế toán), Short Date (kiểu ngày ngắn
như 8/15/2016), Long Date (kiểu ngày dài như Monday, December 31, 2016),…
• Acounting Number Format ($): Định dạng số kiểu tiền tệ trong kế toán.
• Percent style (%): Định dạng phần trăm.

109
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

• Comma Style (,): Định dạng dấu ngăn cách hàng ngàn
• Increase/Decrease Decimal: Tăng/giảm số lẻ thập phân.
6. Định dạng nâng cao
Ngoài các lệnh định dạng trên thẻ Home, người dùng còn có thể sử dụng các lệnh định
dạng phức tạp hơn trong hộp thoại Format Cells.
Chọn thẻ Home – nhấp chuột vào một trong các nút laucher dialogbox của các nhóm
Font, Alignment, Number - xuất hiện hộp thoại Format Cells.

Hình 4.17 Thẻ Alignment trong hộp thoại Format Cells


6.1. Canh lề ô
Trong hộp thoại Format Cells/chọn thẻ Alignment, tùy chọn các lệnh sau:
• Horizontal: Canh dữ liệu trong ô theo chiều ngang.
- General: Định dạng mặc nhiên của dữ liệu: Các giá trị số, ngày tháng canh
phải, các giá trị luận lý canh giữa.
- Left (Indent): Canh trái ô
- Center: Canh giữa ô
- Right (Indent): Canh phải ô
- Fill: Dữ liệu lặp lại đến khi đầy ô.
- Justify: Dữ liệu chuỗi sẽ xuống dòng trong ô và canh đều 2 biên trái phải.
Chức năng này chỉ có hiệu lực khi chiều dài của chuỗi văn bản lớn hơn chiều
rộng ô.
- Center Across Selection: Canh giữa trong vùng chọn gồm nhiều ô, nhưng
không trộn thành một ô (giá trị phải chứa trong ô đầu tiên bên trái khối chọn).

110
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

- Distributed (Indent): Dữ liệu xuống dòng trong ô và canh đều 2 biên trái phải
kể cả dòng cuối.

• Vertical: Canh dữ liệu trong ô theo chiều đứng


- Top: Canh dữ liệu nằm sát cạnh trên của ô.
- Center: Canh dữ liệu vào giữa theo chiều dọc ô.
- Bottom: Canh dữ liệu nằm sát cạnh dưới ô.
- Justify và Distributed: Dữ liệu xuống dòng trong ô sao cho chuỗi chữ cách
đều hai biên trên dưới. Chức năng này chỉ có hiệu lực khi chiều dài của dữ
liệu lớn hơn chiều rộng ô.
• Orientation: Xoay hướng dữ liệu chứa trong ô. Khung Degrees gõ vào góc
muốn xoay.
• Text Control: Định dạng khi nội dung dài hơn độ rộng của ô.
- Wrap Text: Xuống dòng khi gặp biên phải ô.
- Shrink To Fit: Tự động giảm kích thước chữ để hiển thị dữ liệu trên cùng
một dòng trong ô khi dữ liệu dài hơn độ rộng ô.
- Merge Cells: Trộn nhiều ô thành một ô.
6.2. Định dạng số với thẻ Number

Category Ý nghĩa Giá trị nhập Hiển thị


General Dạng mặc định. 1234,5 1234,5
Number Định dạng số: chữ số thập phân, có 1234,5 1,234,50
ký tự ngăn cách hàng ngàn, số lẻ
thập phân
Currency Định dạng số dạng tiền tệ, ký tự $, -1234,5 -$1,234,50
có ký tự ngăn cách hàng ngàn, số
lẻ thập phân.
Accounting Định dạng số kiểu kế toán, ký tự $, -1234,5 $ (1,234,50)
có ký tự ngăn cách , 2 số lẻ.
Date Định dạng ngày tháng năm 5/18/2016 05/18/2016
Time Định dạng giờ 19:30 07:30:00 PM
Percentage Định dạng số kiểu phần trăm, 2 số 0.05 5.00%
lẻ

111
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Fraction Định dạng số dạng phân số. 0.5 ½


Scientific Định dạng số có lũy thừa 10 1000 1.00E+03
Text Định dạng dữ liệu là chuỗi 0903123456 0903123456
Custom Tùy người sử dụng định nghĩa 5/18/2016 18-05-2016

Trong hộp thoại Format Cells – chọn thẻ Number, tùy chọn cách lệnh sau:
Đối với kiểu Curency, Accounting, người dùng còn có thể khai báo với các loại ký
hiệu tiền tệ của các quốc gia khác như $, £ ,€, VND, … trong mục Symbol.
Nếu các kiểu trên vẫn không phù hợp, thì người dùng có thể tự định nghĩa kiểu định
dạng theo ý muốn với kiểu Custom theo một số quy tắc sau:
• Giá trị ngày: dd/mm/yy → hiển thị: 15/01/2016.
• Giá trị số: #,##0 “ đồng” → hiển thị: 1,000 đồng.
6.3. Tô nền
Trong hộp thoại Format Cells/chọn thẻ Fill, tùy chọn các lệnh sau:
• Background Color: Chọn định dạng màu nền .
• Pattern Style: Chọn kiểu hoa văn để tô nền.
• Pattern Color: Chọn màu của hoa văn.
6.4. Kẻ khung

Hình 4.18 Thẻ Border hộp thoại Format Cells

Trong hộp thoại Format Cells/chọn thẻ Border/tùy chọn các lệnh sau:
• Nhóm Line: Khai báo kiểu đường viền (Line Style) và màu đường viền (Line
Color).
• Nhóm Preset: Chọn kiểu khung theo mẫu: None (không kẻ khung), Outline
(khung bao bên ngoài khối ô đang chọn), Inside (kẻ các đường bên trong khối ô
đang chọn).
• Nhóm Border: Kẻ khung theo ý muốn.
7. Sắp xếp dữ liệu

112
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Sắp xếp (sort) là chức năng cho phép người dùng hoán đổi thứ tự dữ kiệu trong danh
sách tăng/giảm theo một hay nhiều tiêu chuẩn nào đó. Ngoài ra, Excel 2010 còn có thể sắp
xếp danh sách dữ liệu theo màu hoặc biểu tượng. Việc sắp xếp dữ kiệu giúp bạn nhanh
chóng trực quan hóa và hiểu rõ hơn về dữ liệu của mình, tổ chức, tìm kiếm dữ liệu và đưa
ra quyết định hiệu quả hơn.
7.1. Sắp xếp trên một cột
Để sắp xếp danh sách tăng/giảm theo một cột, chọn một trong hai cách sau:
Cách 1:
B1: Chọn khối ô muốn sắp xếp
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Editing)/Sort & Filter (hoặc thẻ Data (nhóm Sort &
Filter)/tùy chọn lệnh sau:
- Sort A to Z: Sắp xếp danh sách tăng dần.
- Sort Z to A: Sắp xếp danh sách giảm dần.
Cách 2:
B1: Chọn khối ô muốn sắp xếp
B2 Chọn thẻ Data (nhóm Sort & Filter) - tùy chọn lệnh sau:
- Sort Ascending: Sắp xếp danh sách tăng dần
- Sort Descending: Sắp xếp danh sách giảm dần
7.2. Sắp xếp trên nhiều cột

Hình 4.19 Hộp thoại Sort


Chọn khối ô muốn sắp xếp, chọn thẻ Data (nhóm Sort & Filter), nhấp nút Sort, xuất
hiện hộp thoại Sort:
Sort by: Chọn khóa sắp xếp nhất.
- Column: Chọn tên cột chứa dữ liệu làm khóa sắp xếp.
Sort On: Chọn cơ sở sắp xếp như giá trị (Values), màu nền (Cell color), màu chữ
(Font color), hay biểu tượng trong ô (Cell icon).
- Order: Chọn thứ tự sắp xếp tăng dần (A to Z, Smallest to Largest hoặc Oldest to
Newest), giảm dần( Z to A, Largest to Smallest, hoặc Newest to Oldest).

113
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Nhấp nút Add Level để khai báo thêm các khóa sắp xếp thứ 2, thứ 3, ... (then by) nếu
khóa thứ nhất bị trùng.
Tùy chọn thêm các lệnh sau:
- Delete Level: Xóa khóa sắp xếp
- Copy Level: Sao chép khóa sắp xếp
- Move up/Move down: Thay đổi thứ tự ưu tiên sắp xếp.
- My Data has header: Bỏ chọn mục này nếu vùng dữ liệu không có dòng tiêu đề
Nhấp OK
IV. Sử dụng hàm
1. Biểu thức
Công thức (formula) dùng để tính toán các dữ liệu trên bảng tính. Khi dữ liệu thay
đổi các công thức này sẽ tự động cập nhật các thay đổi và tính ra kết quả mới giúp chúng
ta đỡ tốn công sức tính lại nhiều lần.
Công thức có các thành phần sau: bắt đầu là dấu bằng (=), sau đó là kết hợp giữa các
toán tử, các trị số, các địa chỉ tham chiếu và các hàm .
Ví dụ: =100+IF(A1>20,90%*C1,C1).
2. Hàm
2.1. Giới thiệu hàm (Function)
Hàm trong Excel được lập trình sẵn dùng để tính toán hoặc thực hiện một chức năng
nào đó giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với tính toán thủ công.
Các hàm trong Excel rất đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực, có những hàm không
yêu cầu đối số, có những hàm yêu cầu một hoặc nhiều đối số, và các đối số có thể là bắt
buộc hoặc tự chọn.
Ví dụ :
=Today(): Hàm không có đối số
=If(A1>=5,”Đậu”,”Rớt”): Hàm 3 đối số
=Vlookup(C3,A10:C13,2,0): Hàm nhiều đối số và đối số tùy chọn 2.1.
2.2. Cú pháp hàm
Cú pháp tổng quát của hàm là:
TÊN_HÀM([Đối_số_1],[Đối_số_2],…,[Đối_số_n])
Trong đó:
• Bắt đầu là tên hàm. Tên hàm không phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Ví dụ
hàm tính tổng có tên là Sum, hàm tính trung bình cộng có tên là Average.
• Tiếp theo là ngoặc đơn mở, rồi đến các đối số của hàm, và kết thúc là ngoặc đơn
đóng. Các đối số thường ngăn cách nhau bởi dấu phẩy (,).

114
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Ví dụ: Hàm Sum(1,3,5) có 3 đối số lần lượt là 1,3,5. Hàm sẽ tính tổng của 3 đối
số đó và trả về kết quả là 9.
• Các đối số trong hàm rất đa dạng: Có thể là một hằng số, một ô, một khối ô, tên
khối ô, một biểu thức hoặc một hàm con.
2.2. Các toán tử trong công thức
Toán tử Phép toán Ví dụ Kết quả
+ Cộng =2+2 4
- Trừ =10-2 8
* Nhân =12*2 24
/ Chia =12/2 6
^ Lũy thừa =3^2 9
>,>=,<,<=,=,<> So sánh =8^6 True
& Nối chuỗi =”Excel”&”XP” ExEelIXP
% Phần trăm =5% 0.05
Các loại địa chỉ ô
Khi sao chép công thức, việc sử dụng đúng các loại địa chỉ ô sẽ giúp cho việc tham
chiếu các giá trị tính toán luôn đạt chính xác. Excel gồm các loại địa chỉ ô sau:
• Địa chỉ tương đối: Là địa chỉ thường dùng, sẽ thay đổi khi sao chép công thức.
Ví dụ: A1, B5, A1:A5, A1:B5
• Địa chỉ hỗn hợp cố định dòng: Là địa chỉ có trong dòng không thay đổi khi sao
chép công thức, nhưng cột có thể thay đổi.
Ví dụ: A$1, B$5, A$1, A$5, A$1:B$5
• Địa chỉ hỗn hợp cố định cột: Là địa chỉ có cột không thay đổi khi sao chép công
thức, nhưng dòng có thể thay đổi.
Ví dụ : $A1, $B5, $A1:$A5, $A1:$B5
• Địa chỉ tuyệt đối: Là địa chỉ không thay đổi khi sao chép công thức.
Ví dụ: $A$1, $B$5, $A$5; $A$1; $B$5
3. Hàm cơ bản
3.1. Hàm SUM
Công dụng: Trả về tổng các đối số.
Cú pháp: SUM([number 1], [number 2],...)
Ví dụ: =SUM(1,2,3) → kết quả: 6
3.2. Hàm ROUND
Công dụng: Làm tròn một số tới một số chữ số đã xác định.
Cú pháp: ROUND(number, num_digits)
Trong đó:
115
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

• Number: Số cần làm tròn.


• Num_digits: Số chữ số mà bạn muốn làm tròn số tới đó (hay còn gọi là vị trí
làm tròn)
- Num_digits > 0: Làm tròn số number lấy num_digits số lẻ
- Num_digits = 0: Làm tròn số number không lấy số lẻ (còn gọi là làm tròn
đến hàng đơn vị).
- Num_digits < 0: Làm tròn phần nguyên của số number. Numdigits = -1:
làm tròn đến hàng chục, Numdigits =-3: Làm tròn đến hàng ngàn,…
Ví dụ: Trong ô A1 có giá trị số 9363638.63. Lập công thức làm tròn lấy một số lẻ;
không lấy số lẻ (đến hàng đơn vị); đến hàng ngàn; đến hàng triệu.
• =ROUND(A1,1) → Kết quả: 9,363,638.6
• =ROUND(A1,-1) → Kết quả: 9,363,640
• =ROUND(A1,-2) → Kết quả: 9,363,600
• =ROUND(A1,-3) → Kết quả: 9,364,000
3.3. Hàm INT
Công dụng: Trả về phần nguyên của một số
Cú pháp: INT(numer)
Ví dụ: =INT(2.56) → Kết quả: 2
=INT(5/3) → Kết quả: 1
3.4. Hàm MOD
Công dụng: Trả về phần dư trong phép chia.
Cú pháp: MOD(number, divisor)
Trong đó:
• Number: Số bị chia
• Divisor: Số chia
Ví dụ 1: =MOD(3,2) → Kết quả: 1
=MOD(5,3) → Kết quả: 2
Ví dụ 2: giả sử một khách du lịch vào thuê khách sạn 12 ngày. Tính số tuần ở, số
ngày lẻ vị khách đó đã ở trong khách sạn.
• Số tuần = INT(12/7) → Kết quả: 1
• Số ngày = MOD(12,7) → Kết quả: 5
3.5. Hàm MAX
Công dụng: Trả về giá trị nhỏ nhất của các đối số.
Cú pháp: MAX(number1,[number2],..)
Ví dụ: =MAX(1,2,3) → Kết quả: 3
3.6. Hàm MIN
116
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Công dụng: Trả về giá trị nhỏ nhất của các đối số.
Cú pháp: MIN(number1,[number2]…)
Ví dụ: =MIN(1,2,3) → Kết quả: 1
3.7. Hàm AVERAGE
Công dụng: Trả về trung bình cộng của các đối số.
Cú pháp: AVERAGE(number1,[number2],…)
Ví dụ: =AVERAGE (1,2,3) → Kết quả: 2
3.8. Hàm RANK
Công dụng: Trả về thứ hạng của một số trong danh sách các số.
Cú pháp: RANK(number, ref, [order])
Trong đó:
• Number: Giá trị cần xếp hạng.
• Ref: danh sách các giá trị số cần xếp hạng. Khối ô này cần cố định ($) để không
bị thay đổi địa chỉ khối khi sao chép công thức.
• Order: Kiểu xếp hạng.
- Nếu order là 0 hoặc được bỏ qua thì giá trị lớn nhất sẽ xếp hạng 1.
- Nếu order là 1 thì giá trị bé nhất sẽ xếp hạng là 1.
Ví dụ: Giả sử ta có bảng dữ liệu sau:

Yêu cầu:
• Lập công thức điền dữ liệu cột Xếp hạng trong bảng Kết quả học tập.
• Lập công thức điền dữ liệu cột Xếp hạng trong bảng Kết quả thi đấu thể thao.
Hướng dẫn thực hành:
• Xếp hạng học tập (C3) =RANK(B3,B$3:B$7,0) → Kết quả: 1
• Xếp hạng thể thao (G3) =RANK(F3,F$3:F$7,1) → Kết quả: 5
3.9. Hàm COUNT
Công dụng: Đếm số ô có chứa giá trị số
Cú pháp: COUNT(value1, [value2],…)
3.10. Hàm COUNTA
Công dụng: Đếm số ô có chứa giá trị (không rỗng).
Cú pháp: COUNTA(value1, [value2],…)
117
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

3.11. Hàm COUNTBLANK


Công dụng: Đếm số ô không chứa giá trị nào (ô rỗng) trong vùng dữ liệu range.
Cú pháp: COUNTBLANK (range)
Ví dụ: Giả sử cho bảng dữ liệu sau:

Yêu cầu lập công thức điền vào các cột sau:
• Tính điểm Tổng cộng, ĐCN (điểm cao nhất), ĐTN (điểm thấp nhất), ĐTB (điểm
trung bình cộng) của 3 môn Toán, Anh, Văn.
• Đếm trong danh sách có bao nhiêu thí sinh (Tổng số TS), Số TS dự thi môn Toán,
Số TS bỏ thi môn Toán.
Hướng dẫn thực hành:
• Tổng cộng = SUM(C3:E3) → Kết quả: 24
• ĐCN =MAX(C3:E3) → Kết quả: 9
• ĐTN =MIN(C3:E3) → Kết quả: 7
• ĐTB =AVERAGE(C3:E3) → Kết quả: 8
• Tổng số TS =COUNTA(A3:A8) → Kết quả: 6
• Số TS dự thi môn Toán =COUNT(C3:C8) → Kết quả: 5
• Số TS bỏ thi môn Toán =COUNTBLANK(C3:C8) → Kết quả: 1
4. Hàm điều kiện
4.1. Hàm IF đơn giản
Công dụng: Trả về một giá trị nếu thỏa điều kiện và trả về giá trị khác nếu không thỏa
điều kiện. Cho phép người dùng chọn một trong hai giá trị.
Cú pháp: IF(logical_test, value_if_true, value_if_false)
Trong đó:
• Logical_test: Biểu thức điều kiện.
• Value_if_true: Giá trị trả về nếu thỏa điều kiện.
• Value_if_false: Giá trị trả về nếu không thỏa điều kiện.
4.2. Hàm IF lồng nhau
Công dụng: cho phép người dùng chọn một hay nhiều hơn hai giá trị
118
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Cú pháp: IF(logical_test 1, value 1, IF(logical_test 2, value 2…..)


• Logical_test 1: Biểu thức điều kiện thứ nhất.
• Logical_test 1: Biểu thức điều kiện thứ hai.
• Value 1: Giá trị trả về nếu thỏa mãn điều kiện thứ nhất.
• Value 2: Giá trị trả về nếu thỏa điều kiện thứ hai.
• ……Giá trị trả về nếu không thỏa điều kiện trên.
5. Các hàm logic
5.1. Hàm AND
Công dụng: Trả về giá trị TRUE nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện, ngược lại trả về
giá trị FALSE khi chỉ cần một trong các điều kiện không thỏa mãn.
Cú pháp: AND(logic1, logic2…)
Ví dụ:
=AND(3>2,5>3) → Kết quả: TRUE
=AND(3>2,5<3) → Kết quả: FALSE
5.2. Hàm OR
Công dụng: Trả về FALSE nếu tất cả các điều kiện đều không thỏa mãn, ngược lại
trả về giá trị TRUE khi chỉ cần một trong các điều kiện thỏa mãn.
Cú pháp: OR(logic1, logic2…)
Ví dụ:
=OR(3>2,5<3) → Kết quả: TRUE
=OR(3<2,5<3) → Kết quả: FALSE
Ví dụ: giả sử có bảng dữ liệu sau

Yêu cầu:
• Kết quả: Nếu ĐTB (điểm trung bình) >=5 thì kết qủa là “Đậu”, ngược lại kết
quả là “Rớt”
• Xếp loại:
- Nếu ĐTB >=8 thì xếp loại “Giỏi”
- Ngược lại, nếu ĐTB >=7 thì xếp loại “Khá”
- Ngược lại, nếu ĐTB >=5 thì xếp lại “TB”

119
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

- Còn lại là “Yếu Kém”


• Học bổng: Nếu ĐTB >=8.5 và ĐTN (điểm thấp nhất) >=8 thì thưởng học bổng
là 500.000. Ngược lại là 0.
Hướng dẫn thực hành:
• Kết quả (E3) =IF(D3 >=5, “Đậu”, “Rớt”) → Kết quả: “Đậu”
• Xếp loại (F3) =IF(D3>=8, “Giỏi”, IF(D3>=7, “Khá”, IF(D3>= 5, “TB”,
“Yếu kém”))) → Kết quả: “Giỏi”
• Học bổng (G3) = IF(AND(D3>=8.5,C3>=8),500000,0) → Kết quả: 0
6. Hàm chuỗi
6.1. Hàm LEFT
Công dụng: Trả về n kí tự bên trái chuỗi ban đầu.
Cú pháp: LEFT(text,[num_chars])
Trong đó:
• Text: Chuỗi ký tự ban đầu.
• Num_chars: Số ký tự muốn tách (nếu bỏ qua thì mặc định tách một kí tự).
Ví dụ: Ô A1 có chuỗi ký tự là: “AB1357XYZ”
• =LEFT(A1,1) → Kết quả: “A”
• =LEFT(A1) → Kết quả: “A”
• =LEFT(A1,2) → Kết quả: “AB”

6.2. Hàm RIGHT


Công dụng: Trả về n kí tự bên phải chuỗi ban đầu.
Cú pháp: RIGHT(text,[num_chars])
Trong đó:
• Text: Chuỗi ký tự ban đầu
• Num_chars: Số ký tự muốn tách (nếu bỏ qua thì mặc định tách 1 ký tự).
Ví dụ: Ô A1 có chuỗi ký tự là: “AB1357XYZ”
• =RIGHT(A1,1) → Kết quả: “Z”
• =RIGHT(A1) → Kết quả: “Z”
• =RIGHT(A1,2) → Kết quả: “YZ”
6.3. Hàm MID
Công dụng: Trả về n ký tự từ vị trí star_num của chuỗi ban đầu
Cú pháp: MID(text,star_num, num_chars)
Trong đó:
• Text: Chuỗi ký tự ban đầu.

120
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

• Star_num: Vị trí bắt đầu tách.


• Num_chars: Số ký tự muốn tách.
Ví dụ: Ô A1 có chuỗi ký tự là: “AB1357XYZ”
• =MID(A1,2,1) → Kết quả: “B”
• =MID(A1,3,4) → Kết quả: “1357”
6.4. Hàm VALUE
Công dụng: Chuyển đổi chuỗi số thành giá trị số.
Cú pháp: VALUE(text)
Ví dụ:
• =VALUE(“123”) → Kết quả: 123
• =VALUE(RIGHT(“KT12”,2)) → Kết quả: 12 (lấy 2 ký tự bên phải chuỗi
“KT12” rồi chuyển thành số).
6.5. Toán tử nối chuỗi (&)
Công dụng: Dùng để nối hai chuỗi lại với nhau.
Cú pháp: text1&text2
Ví dụ:
• =“Trung tâm”&“tin học” → Kết quả: “Trung tâmtin học”
• =“Trung tâm”&“ ”&“tin học” → Kết quả: “Trung tâm tin học”
7. Hàm ngày tháng
7.1. Hàm DAY
Công dụng: Trả về số ngày trong tháng của một giá trị ngày tháng
Cú pháp: DAY(serial_number)
Ví dụ: Ô A1 có giá trị là ngày 15 tháng 2 năm 2020 (15/02/2020)
• =DAY(A1) → Kết quả: 15
7.2. Hàm MONTH
Công dụng: Trả về số tháng trong năm của một giá trị ngày tháng
Cú pháp: MONTH(serial_number)
Ví dụ: Ô A1 có giá trị là ngày 15 tháng 02 năm 2020 (15/02/2020)
• MONTH(A1) → Kết quả: 2
7.3. Hàm YEAR
Công thức: Trả về giá trị năm của một giá trị ngày tháng.
Cú pháp: YEAR(serial_number)
Ví dụ: Ô A1 có giá trị là ngày 15 tháng 2 năm 2020 (15/02/2020)
• =YEAR(A1) → Kết quả: 2020
7.4. Hàm TODAY
Công thức: Trả về giá trị ngày tháng của hệ thống máy tính hiện hành.
121
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Cú pháp: TODAY()
Ví dụ: Giả sử ngày giờ hệ thống là 9h35 ngày 15/02/2020
• =TODAY() → Kết quả: 2/15/2020
7.5. Hàm NOW
Công thức: Trả về giá trị ngày giờ của hệ thống máy tính.
Cú pháp: NOW()
Ví dụ: Giả sử ngày giờ hệ thống là 9h35 ngày 15/02/2020
• =NOW() → Kết quả: 2/15/2020 9h35
7.6. Hàm DATE
Công thức: Trả về giá trị ngày từ 3 giá trị số ngày, số tháng, số năm riêng biệt. Thường
được dùng khi muốn đưa trực tiếp một giá trị ngày trong công thức.
Cú pháp: DATE(year,month,day)
Ví dụ:
• =DATE(2020,3,15) → Kết quả: 15/3/2020
• =DATE(2020,2,20) → Kết quả: 20/2/2020
8. Hàm tìm kiếm
8.1. Hàm VLOOKUP
Công dụng: Dùng để dò tìm theo chiều dọc và lấy giá trị từ bảng dữ liệu khác về.
Cú pháp: VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
Trong đó:
• Lookup_value: Giá trị dò tìm.
• Table_array: Bảng chứa giá trị muốn dò tìm (bảng dò).
• Col_index_num: Số thứ tự (chỉ số) cột chứa giá trị cần lấy trong bảng dò.
• Range_lookup: Kiểu dò.
- Range_lookup = 0: Dò tìm chính xác (có thể dùng giá trị FALSE thay 0).
- Range_lookup = 1: Dò tìm tương đối, theo khoảng (có thể dùng giá trị TRUE
thay 1). Cột đầu tiên trong bảng dò phải được sắp xếp tăng dần (nếu không
khai báo range_lookup thì mặc định là 1).
- Ví dụ 1: Giả sử cho bảng dữ liệu như sau (dò tìm chính xác):
A B C D E F G H
1 Bảng hóa đơn bán hàng Bảng giá
2 STT Mã hàng Tên hàng Đơn giá Mã hàng Tên hàng Giá
3 1 TS TS Tivi SanYo 120
4 2 TS LH Tủ lạnh Hitachi 350
5 3 PT PT Photocoopy 1500
Toshiba
6 4 LH
122
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Yêu cầu: Điền dữ liệu vào bảng hóa đơn bán hàng:
• Dựa vào Mã hàng và dò tìm Bảng giá để điền vào dữ liệu cho cột Tên hàng.
• Dựa vào Tên hàng và dò tìm Bảng giá để điền vào dữ liệu cho cột Đơn giá.
Hướng dẫn thực hành:
• Tên hàng (ô C3): =VLOOKUP(B3,F$3:H$5,2,0) → Kết quả: “TiviSanYo”
• Dựa vào (ô D3): =VLOOKUP(C3,G$3:H$5,3,0) → Kết quả: 120
Ví dụ 2: Giả sử cho bảng dữ liệu như sau (dò tìm theo khoảng):
A B C D E F G
1 Bảng điểm lớp 10A1 Bảng tiêu chuẩn xếp loại
2 STT Tên ĐTB Xếp loại Điểm Loại
3 1 An 5.6 ? 0 Yếu
4 2 Bình 8.5 5 Trung bình
5 3 Thanh 7.2 6.5 Khá
6 4 Trường 3 8 Giỏi

Yêu cầu: Điền dữ liệu vào bảng điểm lớp 10A1:


• Dựa vào ĐTB và dò tìm tại Bảng tiêu chuẩn xếp loại để điền dữ liệu cho cột Xếp
loại
Hướng dẫn thực hành:
• Xếp loại (ô D3): =VLOOKUP(C3,F$3:G$6,2,1) → Kết quả: “Trung bình”
8.2. Hàm HLOOKUP
Công dụng: Dùng để dò tìm theo chiều ngang và lấy giá trị từ bảng giá trị khác về.
Cú pháp: HLOOKUP(lookup_value, table_array, row_index_num, [range_lookup])
Trong đó:
• Lookup_value: Giá trị dò tìm.
• Table_array: Bảng chứa giá trị muốn dò tìm(bảng dò).
• Row_index_num: Số thứ tự (chỉ số) dòng chứa giá trị cần lấy trong bảng
dò.
• Range_lookup: Kiểu dò.
- Range_lookup=0: Dò tìm chính xác (có thể dùng giá trị FALSE THAY 0).
- Range_lookup=1: Dò tìm tương đối, theo khoảng (có dùng giá trị TRUE
thay 1). Hàng đầu tiên trong bảng dò phải được sắp xếp tăng dần (nếu không
khai báo range_lookup thì mặc định là 1).
Ví dụ 1: Giả sử cho bảng dữ liệu như sau (dò tìm chính xác)

123
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

A B C D E F G H I
1 Bảng hóa đơn bán hàng Bảng giá
2 STT MÃ TÊN ĐƠN MÃ HÀNG TS LH PT
HÀNG HÀNG GIÁ
HÀNG
3 1 TÊ TS ? ? TÊN HÀNG Ti vi Tủ lạnh Photocopy
4 2 TS GIÁ 120 350 1500
5 3 PT
6 4 LH
Yêu cầu: Điền dữ liệu vào bảng hóa đơn bán hàng:
• Dựa vào Mã hàng và dò tìm lại Bảng giá để điền dữ liệu cho cột Tên hàng.
• Dựa vào Tên hàng và dò tìm lại Bảng giá để điền dữ liệu cho cột Đơn giá.
Hướng dẫn thực hành :
• Tên hàng (ô C3): =HLOOKUP(B3,G$2:I$4,2,0) → Kết quả: ”Ti vi”
• Đơn giá (ô D3): =HLOOKUP(C3,G$2:I$4,3,0) → Kết quả: 120
Ví dụ 2: Giả sử cho bảng dữ liệu như sau (dò tìm theo khoảng)
A B C D E F G H I J
1 Bảng điểm lớp 10A1 Bảng tiêu chuẩn xếp lớp loại
2 Stt Tên ĐTB Xếp ĐIỂM 0 5 6.5 8
loại LOẠI
3 1 An 5.6 Yếu Trung bình Khá Giỏi
4 2 Bình 8.5
5 3 Thanh 7.2
6 4 Trường 3

Yêu cầu: Điền dữ liệu vào bảng điểm lớp10A1


• Dựa vào ĐTB và dò tìm lại Bảng tiêu chuẩn xếp loại để điền dữ liệu cho cột Xếp
loại.
Hướng dẫn: Xếp loại (ô D3) = HLOOKUP(C3,G$2:J$3,2,1) → Kết quả: “Trung bình”

V. Kết xuất và in ấn
1. Cài đặt trang in
Sau khi đã hoàn thành định dạng, trang trí, xử lý dữ liệu trên một trang tính, ta cài đặt
trang in để in trang tính, toàn bộ bảng tính hoặc một vùng dữ liệu để chọn trước,…
2. Khai báo trang in

Để cài đặt trang in, ta thực hiện sau:


B1: Chọn trang tính muốn in hiện hành.

124
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

B2: Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Seup ) - khai báo các lệnh sau:
▪ Margin: Chọn một kiểu lề giấy: Normal, Wide, Narrow, hoặc chọn Custom
margin… để khai báo lề giấy theo ý muốn.
▪ Orientation: Chọn hướng giấy in theo chiều dọc (Portrait), chiều ngang
(landscape).
▪ Size: Chọn khổ giấy in A3, A4…
3. Thiết lập các vùng in
Trong MS Excel 2010, người dùng có thể khai báo trước các vùng in để sau này có
thể tùy chọn để chương trình Excel chỉ in các vùng này.
Khai báo vùng in
Để thiết lập khai báo vùng in đầu tiên, thực hiện như sau:
B1: Chọn vùng muốn in
B2: Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Setup) – Print Area – Set Print Area
B3: Chọn thêm vùng in khác
B4: Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Setup) – Print Area – Set Print Area
B5: Lặp lại B3 để khai báo các vùng in đã có.
Xóa các vùng in đã khai báo
Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Setup) – Print Area – Set Print Area.
4. In tiêu đề của vùng dữ liệu
Khi in một bảng dữ liệu lớn có nhiều trang, để cho dể xem nội dung dữ liệu các cột
của bảng dữ liệu thì ta có thể khai báo chức năng in dòng tiêu đề, để các dòng tiêu đề này
lặp đi lặp lai ở đầu các trang sau.
Để in tiêu đề, ta thực hiện như sau:
B1: Chọn trang tính muốn in.
B2: Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Setup) – Print Titles – xuất hiện hộp thoại
Page Setup
B3: Trong thẻ Sheet của hộp thoại/nhấp chuột vào khung Rows to repeat at top.
B4: Trên trang tính muốn in/nhấp chọn dòng làm tiêu đề/OK
5. Ngắt trang
Khi in trang tính, người dùng có thể tùy chỉnh số dòng dữ liệu muốn in cho từng trang
bằng cách sử dụng lệnh ngắt trang.
Chèn ngắt trang
B1: Chọn dòng cần ngắt qua trang sau.
B2: Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Setup)/Breaks/ Insert Page Break.
Xóa ngắt trang
B1: Chọn dòng ngay phía dưới đường ngắt trang.
B2: Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Setup)/Breaks/Remove Page Break.

125
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Để xóa toàn bộ ngắt trang trên trang tính, thực hiện như sau:
Chọn thẻ Page Layout (nhóm Page Setup)/Breaks/Reset All Page Breaks.
6. Tùy chỉnh tỷ lệ in
Đây là một chức năng khá hấp dẫn của Excel 2010, giúp người dùng có thể nhanh
chóng điều chỉnh được tỷ lệ theo chiều ngang, chiều dọc của toàn bộ dữ liệu trên trang tính
sao cho có thể in trên cùng một trang, hai trang,…
Để tùy chỉnh tỷ lệ vùng dữ liệu, thực hiện như sau:
B1: Chọn trang muốn in.
B2: Chọn thẻ Page Layout (nhóm Scale to Fit)/tùy chọn khai báo các mục sau:
- Width: Chọn 1 page để co giãn toàn bộ trang tính sao cho vừa khít chiều ngang
một trang giấy, chọn 2 page để co giãn toàn bộ trang tính sao cho vừa khít chiều
ngang của hai trang giấy,…
- Height: Chọn 1 page để co giãn toàn bộ trang tính sao cho vừa khít chiều dọc
một trang giấy, chọn 2 page để co giãn toàn bộ trang tính sao cho vừa khít chiều
dọc của hai trang giấy,…
- Scale: Khai báo một tỷ lệ co giãn tùy ý.
7. Tùy chọn thông tin trang tính
Người dùng có thể ẩn/hiện đường lưới phân ô hoặc tùy chọn in dòng/cột tiêu đề, thực
hiện như sau:
B1: Chọn trang tính.
B2: Chọn thẻ Page Layout (nhóm Sheet Options)/tùy chọn khai báo các mục sau:
- Gridlines – View: Ẩn/hiện đường lưới.
- Gridlines – Print: In/không in đường lưới.
- Headings – View: Ẩn/hiện tiêu đề dòng và cột (row and column headings) của
trang tính.
- Headings – Print: In/không in tiêu đề dòng và cột của trang tính.
8. Chèn tiêu đề đầu và chân trang
Tiêu đề đầu trang (header) và chân trang (footer) là dòng văn bản sẽ được lặp đi lặp
lại trên các trang in. Trong dòng tiêu đề gồm 3 vùng nội dung và vùng trái (Left section),
vùng giữa (Center section) và vùng phải (Right section).
NLB: ABC Trang 1/3
KẾT QUẢ THI TUYỂN SINH
Ma HS Họ Tên Giới tính Ngày sinh Toán Lý Hóa
0001 Trần Ngọc Mai Nữ 21-10-1974 8 4 9.5
0002 Hà Sơn Trí Nam 29-08-1974 10 7 9
0003 Tăng Mỹ Anh Nữ 30-10-1973 4.5 7.5 5
Hình 4.24 Ví dụ minh họa phần tiêu đề đầu trang
Để chèn tiêu đề đầu trang, thực hiện như sau:

126
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

B1: Chọn thẻ Insert (nhóm Tex)/Insert & Footer/trang tính chuyển sang chế độ hiển
thị là Page Layout.
B2: Nhấp chọn khung cần chèn bên trái, ở giữa, bên phải.
B3: Trên Header & Footer/chọn thẻ Design (nhóm Header & Footer Elements)/tùy
chọn các lệnh sau:

Hình 4.25 Các lệnh trên thẻ Design của Header & Footer Tools

- Page Number: Chèn số trang.


- Number of Pages: Chèn tổng số trang.
- Curent Date: Chèn ngày hiện hành (ngày hệ thống).
- Curent Time: Chèn giờ hiện hành (giờ hệ thống).
- File Path: Chèn đường dẫn tập tin excel (bảng tính) hiện hành.
- File Name: Chèn tên tập tin hiện hành.
- Sheet Name: Chèn trang tính hiện hành.
- Picture: Chèn hình ảnh (ví dụ như logo của công ty, tổ chức, trường học).
9. Biểu đồ và in ấn
9.1. Cách vẽ biểu đồ
Bước 1: Các bạn chọn (bôi đen) bảng dữ liệu mà các bạn muốn vẽ biểu đồ.

Bước 2: Chọn Insert và trong Charts các bạn chọn biểu tượng để hiển thị các loại
biểu đồ như hình sau:

Hình 4.26
Bước 3: Xuất hiện hộp thoại Insert Chart, trong đây có rất nhiều dạng biểu đồ tùy
với bảng dữ liệu của các bạn mà các bạn chọn biểu đồ cho phù hợp.

127
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Hình 4.27
- Column: Dạng biểu đồ hình cột đứng hiển thị dữ liệu thay đổi theo thời gian hoặc
so sánh giữa các mục. Trong Column có các kiểu biểu đồ khác nhau như: biểu đồ cột dạng
2D, biểu đồ cột dạng 3D, biểu đồ cột xếp chồng và cột xếp chồng 3D.
- Line: Biểu đồ đường có thể biểu thị khuynh hướng theo thời gian với các điểm đánh
dấu tại mỗi giá trị dữ liệu. Trong biểu đồ Line có nhiều dạng biểu đồ như: biểu đồ đường,
biểu đồ đường có đánh dấu, biểu đồ đường xếp chồng, biểu đồ đường dạng 3D…
- Pie: Biểu đồ hình tròn, biểu diễn số liệu dạng phần trăm.
- Bar: Biểu đồ cột ngang, tương tự như Column nhưng được tổ chức dọc và giá trị
ngang.
- Area: Biểu đồ vùng được sử dụng để biểu thị sự thay đổi theo thời gian và hướng
sự chú ý đến tổng giá trị qua một khuynh hướng.
- X Y (Scatter): Biểu đồ phân tán XY, dùng để so sánh giá trị dữ liệu từng đôi một.
- Stock: Biểu đồ chứng khoán, thường sử dụng để minh họa những dao động lên
xuống của giá cổ phiếu, ngoài ra biểu đồ này cũng minh họa sự lên xuống của các dữ liệu
khác như lượng mưa, nhiệt độ…
- Surface: Biểu đồ bề mặt giúp các bạn kết hợp tối ưu giữa các tập hợp dữ liệu, màu
sắc sẽ cho biết các khu vực thuộc cùng một phạm vi giá trị. Các bạn có thể tạo một biểu đồ
bề mặt khi cả thể loại và chuỗi giá trị đều là các giá trị số.
- Doughnut: Biểu đồ vành khuyên biểu thị mối quan hệ giữa các phần với tổng số,
nó có thể bao gồm nhiều chuỗi dữ liệu.
- Bubble: Biểu đồ bong bóng là một loại biểu đồ xy (tan), biểu đồ này được dùng
nhiều trong nghiên cứu thị trường, phân tích tài chính.

128
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

- Radar: Biểu đồ dạng mạng nhện hiển thị các dữ liệu đa biến, thường sử dụng để
xác định hiệu suất và xác định điểm mạnh và điểm yếu.
Sau khi các bạn đã chọn biểu đồ phù hợp với dữ liệu của mình các bạn chọn OK. Kết
quả như sau:

Hình 4.28
9.2. Chỉnh sửa biểu đồ
9.2.1 Công cụ chỉnh sửa biểu đồ (Chart Tools).
Khi các bạn chọn vào biểu đồ vừa tạo, trên thanh công cụ xuất hiện Chart Tools với
3 tab là Design, Layout và Format.
Tab Design, các bạn có thể chọn các kiểu biểu đồ, cách bố trí, màu sắc, thay đổi dữ
liệu … cho biểu đồ. Các bạn có thể di chuyển biểu đồ sang Sheet khác trong Excel.

Hình 4.29
Tab Layout, các bạn có thể quản lý chèn ảnh, hình và các văn bản, nhãn, tiêu đề…
cho biểu đồ.

Hình 4.30
Tab Format, các bạn có thể chỉnh sửa kiểu hình, kiểu dáng chữ và kích thước cho
biểu đồ.

Hình 4.31

129
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

9.2.2 Di chuyển biểu đồ


Các bạn có thể chọn vào biểu đổ và kéo biểu đồ tới vị trí các bạn muốn trong cùng
sheet của bảng tính, các bạn cũng có thể kích chuột vào các góc của biểu đồ để thay đổi
kích thước cho biểu đồ.
Hoặc các bạn chọn biểu đồ và chọn Design → Move Chart, các bạn có thể di chuyển
sang các sheet khác trong bảng tính.

Hình 4.32

9.2.3 Thêm tiêu đề và nhãn cho biểu đồ


Chọn biểu đồ, trong Chart Tools các bạn chọn Layout.
Để thêm tiêu đề các bạn chọn Chart Title và chọn kiểu tiêu đề sau đó nhập tiêu đề
trên biểu đồ và nhấn Enter.

Hình 4.33
Để thêm nhãn, dữ liệu cho các cột trong biểu đồ các bạn chọn Data Labels và chọn
vị trí muốn hiển thị nhãn.

130
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Hình 4.34

9.2.4 Thêm chú thích cho các trục trong biểu đồ


Để thêm tiêu đề cho các trục trong biểu đồ các bạn chọn Chart
Tools → Layout trong Labels chọn Axis Titles và lựa chọn trục cần viết chú thích.
Ví dụ trong Axis Titles → Primary Horizontal Axis Title → Title Below Axis, khi
đó trong biểu đồ sẽ xuất hiện khung cho các bạn nhập chú thích, các bạn có thể di chuyển
tới vị trí mong muốn.

Hình 4.35
9.2.5 Thay đổi dữ liệu trong biểu đồ
131
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Chọn biểu đồ, trong Chart Tools chọn Design → Select Data. Xuất hiện hộp
thoại Select Data Source các bạn có thể thay đổi dữ liệu trong đó.

Hình 4.36

9.2.6 Đảo ngược dữ liệu được hiển thị trong dòng và cột
Các bạn chọn biểu đồ sau đó chọn Design → Switch Row/Column.

Hình 4.37
9.3 In ấn
Sau khi lập công thức tính toán, xử lý dữ liệu và trình bày bảng tính, người dùng có
thể in bảng ra giấy bằng lệnh in. Thực hiện như sau:
Chọn thẻ File – Print – xuất hiện trang khai báo in:
• Nhóm Print – copies: Khai báo số lượng cơ bản.
• Print: Chọn máy in muốn dùng.

132
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

• Settings: Chọn nội dung in.


- Print Active Sheets: Chỉ in các trang tính đang chọn.
- Print Entire Workbook: In tất cả trang tính của bảng tính.
- PRINT SELECTION: Chỉ in vùng được chọn
- IGNORE PRINT AREA: Bỏ qua tất cả thiết lập vùng in đã lựa chọn
• Pages: Khai báo số trang cần in
• Orientation: Chọn hướng giấy dọc (portrait), hướng giấy ngang (landscape)
• Paper Size: Chọn khổ giấy A4…
• Custom Margin: Tùy chọn các mẫu định dạng
• Scaling: Chọn tỉ lệ in.
▪ No Scaling: In tỉ lệ thật.
▪ Fit Sheet On One Page: Thu nhỏ toàn bộ trang tính vào cùng một trang.
▪ Fit All Column On One Page: Thu nhỏ toàn bộ các cột vào cùng một trang.
▪ Fit All Rows On One Page: Thu nhỏ toàn bộ các dòng vào cùng một trang.

Hình 4.38

133
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Bài tập Chương 4

Bài 1 : Nhập và định dạng trang trí trang tính theo mẫu sau:

Bài 2 : Nhập và định dạng trang trí theo mẫu sau:

Bài 3: Tạo trang tính theo mẫu sau:


A B C D E F G H
1 BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN
2 Tháng 6/2000
3 Stt Họ và tên Chức lcb Ngày lương Tạm Còn lại
vụ công ứng
4 Hoang Van Tam TP 1200 25
5 Nguyen Thi Hong NV 1600 24
6 Ngo Thi Nga PP 1500 26
7 Tran Thien Thu NV 1300 20
8 Lam Hoa Cat KT 1800 23
9 Le Hoai Son BV 1500 24
10 Ly Lam PP 1400 27
11 Tổng cộng

Yêu cầu tính :


1. Lập công thức để tính cột Lương = LCB * Ngày công
2. Lập công thức để tính côt Tạm ứng= 2/3*Lương
134
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

3. Lập công thức để tính cột Còn lại= Lương - Tạm ứng
4. Điền số thứ tự cho cột Stt
5. Tính tổng cộng cho các cột Lương, Tạm ứng, Còn lại
6. Đổi tên trang tính này thành LUONG T6
7. Lưu Workbook với tên Baitap1

Bài 4: Tạo trang tính theo bảng sau:


A B C D E F G H I J K L
1 KẾT QUẢ THI CUỐI KHÓA
2 St Tên HV Phái NS Toá Văn SNgữ ĐThêm ĐTN ĐTB ĐKQ X.loại
t n
3 1 Hiep 70 9 8 7
4 2 Nga 74 4.5 6 4
5 3 Ha 68 8 8.5 9
6 4 Son 72 4 6 7
7 5 Lam 68 10 8 9
8 6 Hanh 74 4 4.5 6
9 7 Nam 71 3 9 7
10 8 Linh 74 7.5 5 6
11 9 Diem 69 4 5 5.5
12 10 Khoa 73 3 5 5

Lập công thức điền dữ liệu cho các cột sau:


1) ĐThêm (Điểm thêm): Những học viên sinh năm 72 thì ĐThêm là 0.75, ngược lại
ĐThêm là 0.
2) ĐTN: Điểm thấp nhất của 3 môn Toán, Văn, S Ngữ.
3) ĐTB: Tính Điểm trung bình với điểm toán hệ số 3, Văn hệ số 1, SNgữ hệ số 2 và
làm tròn lấy 2 số lẻ.
4) ĐKQ (Điểm kết quả): Nếu ĐTB >=5 thì ĐKQ là ĐTB, ngược lại là ĐTB + ĐThêm.
Nhưng sau khi cộng thêm mà ĐKQ lại >5 thì chỉ được lấy 5, ngược lại thì giữ
nguyên ĐKQ.
5) Xếp loại dựa vào các tiêu chuẩn sau:
 Nếu ĐKQ>=8.0 và ĐTN >=6.5 thì xếp loại “giỏi”
 Nếu ĐKQ>=6.5 và ĐTN >=5.0 thì xếp loại “Khá”
 Nếu ĐKQ>=5.0 và ĐTN >=3.5 thì xếp loại “TB”
 Còn lại xếp loại “Kém”
6) Xếp hạng theo ĐKQ.
7) Học Bổng: Học sinh được học bổng là 150000, nếu thỏa một trong hai điều kiện
sau:

135
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

 Xếp hạng từ 2 trở lên.


 Phái là nữ và ĐKQ >=8
Các trường hợp khác học bổng là 0
8) Ghi chú: Lập công thức ghi chuỗi “ Thủ khoa” cho học sinh có ĐKQ cao nhất.
Bài 5: Tạo trang tính theo mẫu sau:
BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN
Stt Họ và Tên Chức LCB Ngày PCCV Lương Tạm Còn
Vụ ứng lại
Hoàng Văn Tâm TP 1,200 25
Nguyễn Thị Hồng NV 1,600 24
Ngô Thị Nga PP 1,500 26
Trần Thiên Thu NV 1,300 20
Lâm Hoa Cát KT 1,800 23
Lê Hoài Sơn BV 1,500 24
Lý Lâm PP 1,400 27
Trần Văn Trung GD 1,600 14
Nguyễn Thanh Trang BV 1,500 17
Lý Thu Nga NV 1,300 23
Nguyễn Văn Hùng TX 1,800 22
Trần Thị Phương NV 1,500 14
Võ Tấn Thành PG 1,800 23
Lê Văn Minh TP 1,600 27
Đoàn Hộ BV 1,300 26
Tổng Cộng
Bình Quân
Cao Nhất
Thấp Nhất
Lập công thức điền dữ liệu cho các cột sau:
1) PCCV theo yêu cầu sau:
 Nếu chức vụ là Giám Đốc (GD) thì PCCV là 5000.
 Nếu chức vụ là phó giám đốc (PG) hoặc trưởng phòng (TP) thì PCCV là 4000.
 Nếu chức vụ là phó phòng (PP) hoặc kế toán (KT) thì PCCV là 3000.
 Nếu chức vụ là bảo vệ (BV) và có ngày công từ 22 ngày trở lên thì PCCV là 1500.
 Còn lại không có PCCV.
2) Lương = lương căn bản (LCB) * ngày công (ngày), nhưng nếu ngày công trên 24 ngày thì
mỗi ngày làm vượt được tính gấp đôi.
3) Tạm ứng được tính bằng hai phần ba của tổng số (lương cộng với PCCV) nhưng tạm ứng
không được quá 30000. Sau đó làm tròn đến hàng ngàn.
4) Còn lại = PCCV + Lương – Tạm ứng.
5) Tính Tổng Cộng, Bình Quân, Cao Nhất ,Thấp Nhất.

136
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

Bài 6: Tạo bảng tính theo mẫu sau:

Lập công thức điền dữ liệu cho các cột sau :


1) Đổi tên bảng tính thành KET TOAN. Điền số thứ tự cho cột STT.
2) Dùng hàm VLOOKUP để điền dữ liệu vào cột Tên Hàng, Đơn Giá với giá trị dò là
mã CTừ và bảng dò là Bảng mã loại hàng hóa và đơn giá.
3) Tính Thành Tiền là số lượng * đơn giá .
4) Dùng hàm VLOOKUP lập công thức điền tỷ lệ 5% tại cột ĐỘC HẠI cho những mặt
hàng được ghi nhận là độc hại trong Bảng mã loại hàng hóa và đơn giá,
5) Định dạng cột ĐỘC HẠI có dạng phần trăm (Percent style)
6) Tính THUẾ ĐỘC HẠI là độc hại * thành tiền.
7) Tính TỔNG CỘNG là thành tiền + thuế độc hại. Định dạng tiền tệ cho khối ô theo
định dạng: #,## [$ Đồng].
Bài 7: Tạo bảng tính theo mẫu sau:

Số Đơn Đơn
Ngày Số Thành
Stt Họ và tên Phòng Ngày Đi Ngày Giá Giá
Đến Tuần Tiền
Lẻ Tuần Ngày
1 Ly Son L3-02 10-05-94 23-05-94
2 Dao Hung L2-04 23-05-94 11-06-94
3 Vu Thanh L1-10 12-05-94 19-06-94
4 Nguyen Lan L1-07 26-05-94 07-06-94
5 Tran Le L1-08 23-05-94 05-06-94
6 Pham Vu L2-12 13-05-94 27-05-94
7 Tran Quy L3-05 24-05-94 06-06-94
8 Hong Huong L3-06 24-05-94 16-06-94
9 Duong Anh L3-11 26-05-94 18-06-94
10 Vo Trung L4-14 28-05-94 18-06-94

137
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

BẢNG THỐNG KÊ CHI PHÍ THUÊ KHÁCH SẠN

Biểu giá
Loại Tuần Ngày
Phòng
L1 55 9
L2 50 8
L3 45 8
L4 42 7
Tỷ giá USD 15250
Lập công thức điền dữ liệu vào các cột sau:
1) Chèn thêm cột Số ngày ở trước cột Số Tuần.
Số ngày ở: Ngày đi – Ngày đến.
2) Tính Số Tuần, Số Ngày Lẻ dựa vào Số ngày ở.
3) Dùng hàm dò tìm VLOOKUP để tính Đơn giá tuần và Đơn giá ngày.
Với giá trị dò tìm là 2 ký tự từ bên trái của Phòng, dò tìm trong Bảng biểu giá.
4) Thành tiền là Tiền Tuần cộng với Tiền ngày lẻ. Trong đó:
• Tiền tuần: Đơn Giá Tuần* Số Tuần
• Tiền ngày lẻ: Đơn Giá ngày * Số Ngày Lẻ. Nhưng nếu Tiền ngày lẻ > Đơn Giá
Tuần thì chỉ được lấy bằng Đơn giá tuần.
5) Thành Tiền VND = Thành Tiền * Tỉ giá USD.
6) Định dạng cột Thành tiền VND có dạng tiền tệ (Currency Style ).
7) Sắp xếp danh sách tăng dần theo cột Phòng, nếu trùng thì sắp xếp tăng dần theo cột
Tên.
Bài 8: Đổi tên sheet1 thành doanhthu, nhập dữ liệu vào và định dạng bảng tính theo mẫu
sau:

138
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản

2. Chèn thêm cột Mã loại sau cột xuất xứ, chèn cột khách quen trước cột ưu đãi. Lập công
thức điền dữ liệu cho các cột sau.
3. Tính 2 cột sau:
- Xuất xứ là ký tự đầu của mã HD.
- Mã loại là ký tự thứ 2 và 3 của mã HD.
4. Loại sách dựa vào mã loại, bảng loại sách và đơn giá.
5. Thuế: Nếu xuất xứ là “N” thì thuế là 10%, còn lại là 0%. Định dạng cột thuế có kiểu
percent style.
6. Đơn giá: Dựa vào loại sách và bảng loại và đơn giá. Biết rằng ký tự cuối của mã HD
cho biết phân loại theo giá.
7. Khách quen: Nếu ký tự thứ 5 trong mã HD là 1 thì điền “X”.
Ưu đãi: Nếu là khách quen và mua từ 10 quyển trở lên thì ưu đãi 30%.
8. Thành tiền = Số lượng * đơn giá * tỷ giá * (100% + thuế - ưu đãi). Biết tỷ giá được dò
tìm trong BẢNG TỶ GIÁ dựa theo ngày bán (dò theo khoảng giá trị).
9. Lập công thức thống kê điền cột doanh thu trong bảng loại sách và đơn giá theo 2 loại
sách tham khảo và giáo khoa.
10. Sắp xếp danh sách tăng dần theo cột mã HD, nếu trùng sắp giảm dần theo cột số lượng.

139
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

Chương 5: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN

I. Kiến thức cơ bản


1. Trình tự thiết kế bài trình chiếu
B1: Xác định mục tiêu thuyết trình, đối tượng người xem, thời lượng trình bày.
B2: Xây dựng kịch bản cho bài trình chiếu.
B3: Thiết kế bài trình chiếu bằng một phần mềm trình chiếu cụ thể.
• Tạo bài trình chiếu mới
• Chọn mẫu định dạng (Theme)
• Nhập nội dung văn bản trong các slide
• Chèn bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, video clip.
• Chèn liên kết và hiệu ứng cho bài trình chiếu.
• Kết xuất và phân phối bài trình chiếu.
B4: Trình chiếu và trình bày trình chiếu.
2. Các chức năng chính của phần mềm trình chiếu.
Phần mềm trình chiếu dùng để trình bày thông tin, thường là dưới hình thức chiếu
các slide. Một phần mềm trình chiếu thường có 2 chức năng cơ bản:
• Thiết kế bài trình chiếu dưới dạng điện tử.
• Trình chiếu các trang của bài trình chiếu.
II. Sử dụng phần mềm trình chiếu
1. Khởi động chương trình
Cách 1: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng Microsoft PowerPoint 2010 trên nền Desktop.
Cách 2: Start - All Programs - Microsoft Office - Microsoft PowerPoint 2010.
1. Cửa sổ chương trình

Hình 5.1 Cửa sổ chương trình MS PowerPoint

140
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

Trong đó, gồm các phần sau:


• Thanh tiêu đề: Chứa thanh công cụ Quick access, tên tập tin hiện hành, các nút
quản lý cửa sổ chương trình.
• Thanh Ribbon: Chứa các nút lệnh của MS PowerPoint.
• Overview pane: Nằm bên trái cửa sổ chương trình, gồm có hai thẻ lệnh:
- Thẻ Slides: Hiển thị các slide dưới dạng hình thu nhỏ.
- Thẻ Outline: Hiển thị phần văn bản trên slide dưới dạng đề cương.
• Notes pane: Vùng để nhập các ghi chú cho slide.
• Slide: Vùng để thiết kế các trang cùa bài trình chiếu.
• Thanh trạng thái (Status bar): Gồm các thông tin sau: Slide x of y (x là số thứ tự
slide hiện hành, y là tổng số slide của bài trình chiếu). English (ngôn ngữ đang sử
dụng là tiếng Anh), phần bên phải có các nút lệnh thay đổi chế độ hiển thị bài trình
chiếu, phóng to thu nhỏ vùng thiết kế trình chiếu.
• Thanh cuộn (Scroll bar): Để cuộn màn hình.
Để thay đổi kích thước của vùng Overview pane hoặc Notes pane, thực hiện như sau:
B1: Trong chế độ Normal View, đưa chuột vào thanh Splitter (đường phân cách
giữa 2 vùng cửa sổ).
B2: Khi con trỏ chuột đổi thành mũi tên hai đầu như hình trên, giữ chuột và kéo để
thay đổi kích thước.
3. Tạo bài trình chiếu mới
Trong PowerPoint có nhiều cách để tạo một bài trình chiếu, thực hiện như sau:
B1: Chọn thẻ File - New - tùy chọn lệnh sau:
- Blank Presentation: Tạo bài trình chiếu rỗng (hoặc Ctrl + N).
- Sample Templates: Tạo bài trình chiếu từ những mẫu đã được thiết kế sẵn theo
một chủ đề nào đó.
- Office.com Templates: Tạo bài trình chiếu có mẫu template được tải về từ trang
Web của Microsoft Office Web Templates.
- My Templates: Cho người dùng chọn mẫu thiết kế tự tạo hoặc sưu tầm được.
- New from existing: Sử dụng mẫu thiết kế của bài trình chiếu trước đó áp dụng
trên nội dung mới.
B2: Nhấp nút lệnh Create.
4. Lưu bài trình chiếu
Theo mặc định bài trình chiếu PowerPoint 2010 khi lưu sẽ có định dạng là
PowerPoint Presentation (*.pptx). Ngoài ra chương trình còn cho phép lưu với các định
dạng khác như:

141
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

• PowerPoint Show (*.ppsx): Khi lưu ở định dạng này chúng ta có thể nhấp đúp
chuột vào tập tin để mở trong chế độ trình diễn.
• PowerPoint Picture Presentation (*.pptx): Khi lưu với định dạng này tất cả các
đối tượng trên slide sẽ được chuyển thành hình ảnh.
• Outline/RTF (*.rtf): Khi cần sử dụng phần nội dung văn bản từ bài trình chiếu
cho một chương trình khác.
• OpenDocument presentation (*.odp): Định dạng này giúp tiết kiệm việc trình
bày nên một số thông tin, định dạng và chức năng sẽ không được bảo toàn.
• PDF (*.pdf), XPS Document (*.xps): Khi lưu với định dạng này, tập tin không
thể mở được bằng PowerPoint. Để đọc được các định dạng này cần phải cài đặt
các chương trình như Adobe Reader hay XPS Viewer.
• PowerPoint Template (*.potx): Lưu như một kiểu mẫu thiết kế để áp dụng cho
các bài trình chiếu sau này.
5. Đóng và mở bài trình chiếu
Thao tác tương tự như đóng và mở các chương trình MS Word
6. Sử dụng mẫu định dạng
Mẫu định dạng (Theme) cung cấp các định dạng màu sắc, font chữ và các hiệu ứng
cho bài trình chiếu, giúp tạo nên phong cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn còn có thể tự
tạo thêm các mẫu định dạng cho riêng mình.
Áp dụng Theme cho bài trình chiếu
Khi tạo bài trình chiếu mới theo dạng Blank thì PowerPoint sẽ áp dụng mẫu định
dạng Office. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng đổi sang mẫu định dạng khác như:
B1: Chọn thẻ Design (nhóm Themes), nhấp chọn kiểu Theme mà bạn muốn.
B2: Nhấp nút Theme Colors để chọn một bộ màu khác.
B3: Nhấp nút Theme Fonts để chọn một bộ font khác.
Thiết lập bộ font chữ mới
Theme Fonts bao gồm font cho tiêu đề (Heading font) và font cho nội dung (Body
font) của slide. Để tạo một bộ font chữ mới, thực hiện như sau:
B1: Chọn thẻ Design (nhóm Themes) - Theme Fonts Create New Theme Fonts…
B2: Trong hộp thoại Create New Theme Font.
- Heading font: Chọn font chữ cho tiêu đề.
- Body font: Chọn font chữ cho nội dung.
- Name: Gõ tên bộ font mới.
B3: Nhấp nút Save.
Để Chèn một slide mới vào bài trình chiếu, thực hiện như sau:
Chọn thẻ Home (nhóm Slides) - New Slide (hoặc nhấn Ctrl+M) – tùy chọn các lệnh
sau:
142
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

• Chọn một kiểu bố cục có sẵn.


• Duplicate Selected Slides: Tạo slide mới có nội dung giống slide đang chọn.
• Reuse Slides...: Tạo slide mới từ một bài trình chiếu khác.
• Slides from Outline...: Tạo slide mới từ văn bản Word.
Thay đổi bố cục

Giới thiệu
Bố cục (Silde Layout) cung cấp các định dạng, vị trí và các placeholder chứa tất cả
các đối tượng trên slide.
Placeholder là các khung chứa nội dung được xác định vị tri trên slide dùng để chứa văn
bản (bao gồm body text, danh sách bullet, title text), bảng biểu, biểu đồ SmartArt, phim
âm thanh, hlnh ảnh và Clip Art.
Các kiểu bố cục
Khi tạo mới bài trinh chiếu, MS PowerPoint chèn sẵn slide tiêu đề với hai hộp văn
bản trống (placeholder) dùng để nhập văn bản. Ngoài ra, MS PowerPoint cung cấp nhiều
loại placeholder khác để nhập văn bản, chèn hình ảnh, SmartArt, bảng biểu và biểu đồ.

Hình 5.2 Slide tiêu đề bài trình chiếu với hai placeholder

143
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

MS PowerPoint có nhiều dạng bố cục các placeholder trên slide được tạo sẵn được
gọi là Layout, tùy theo nội dung của slide mà ta chọn kiểu layout phù hợp.

Hình 5.3 Các kiểu layout của MS PowerPoint 2010


Thay đổi bố cục
Để thay đổi bố cục của các slide, thực hiện như sau:
B1: Chọn slide cần thay đổi bố cục.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Slides) - Layout - chọn một kiểu bố cục.
7. Sao chép, di chuyển slide giữa hai bài trình chiếu
B1: Mở hai tập tin có slide cần sao chép và hiển thị 2 cửa sổ cùng lúc.
B2: Trong cửa sổ nguồn, chọn các slide, nhấn Ctrl + C để sao chép (hoặc Ctrl + X để
di chuyển).
B3: Trong cửa số đích, nhấp chọn vị trí, nhấn Ctrl + V.
8. Sắp xếp lại các slide
Khi làm việc với một bài trinh chiếu, nếu bạn muốn thay đổi thứ tự của các slide để
cho bài bố cục bài trình chiếu được logic và hợp lý hơn.
Để sắp xếp lại thứ tự các slide, thực hiện như sau:
B1: Chọn thẻ View (nhóm Presentation Views) - Slide Sorter.
B2: Nhấn và giữ chuột để kéo các slide đến vị trí mới.
9. Ẩn, hiện các slide
Khi làm việc với một bài trình chiếu, đôi khi có một vài slide bạn chưa muốn trình
chiếu nhưng lại không muốn xóa. Trong trường hợp này, bạn có thể ẩn các slide chưa muốn
trình chiếu.
B1: Chọn slide muốn ẩn/hiện.
B2: Nhấp phải chuột vào slide muốn ẩn/hiện, chọn lệnh Hide Slide.
144
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

(Hoặc chọn thẻ Slide Show (nhóm Set Up) - Hide Slide).
10. Tô nền
Để tô nền cho các slide, thực hiện như sau:
B1: Chọn các slide muốn tô nền.
B2: Chọn thẻ Design (nhóm Background) - Background Styles – nhấp chọn một
kiểu.
B3: Nếu muốn chọn màu nền theo ý muốn thì chọn lệnh Format Background..., xuất
hiện hộp thoại Format Background, chọn một kiểu tô nền tùy ý.
11. Section
Section là gộp các slide thành từng nhóm theo các chủ đề để giúp việc quản lý bài
trình chiếu dễ dàng, thuận tiện hơn. Khi có nhiều người tham gia thiết kế cùng một bài
trình chiếu thì việc phân chia theo các chủ đề sẽ mang lại nhiều thuận lợi.
Tạo section
B1: Chọn thẻ View (nhóm Presentation Views) - Slide Sorter.
B2: Nhấp chọn vị trí muốn tách nhóm.
B3: Chọn thẻ Home (nhóm Slides) - Section - Add Section.
Ẩn hiện các slide trong section
Trong danh sách các section ở chế độ hiển thị Normal hoặc Slide Sorter thực hiện các
thao tác sau:
• Nhấp nút hình để ẩn các slide trong section.
• Nhấp nút hình để hiển thị các slide trong section.
Một số thao tác khác với section
Chọn section muốn thao tác - thẻ Home (nhóm Slides) - Section - tùy chọn các lệnh
sau:
• Rename Section: Đổi tên section.
• Remove Section: Xóa bỏ section đang chọn.
• Remove Section & Slide: Xóa bỏ section và các slide trong section đang chọn.
• Remove All Sections: Xóa bỏ tất cả các section trong bài trình chiếu.
• Collapse All: Ẩn tất cả các slide.
• Expand All: Hiện tất cả các slide.
Thay đổi thứ tự section
Cách 1: Đưa chuột vào phần tên, nhấp giữ chuột kéo đến vị trí mới.
Cách 2: Nhấp phải chuột vào phần tên, sau đó chọn lệnh Move Section Up để di chuyển
lên, lệnh Move Section Down để di chuyển xuống.
Áp dụng theme cho section
B1: Nhấp chuột vào tên section.
B2: Chọn thẻ Design (thư viện Themes) - chọn một mẫu theme.
145
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

12. Chèn Header and Footer


Chèn tiêu đề đầu và chân trang cho bài trình chiếu

Hình5.4. Hộp thoại Header và Footer

Cho phép thực hiện chèn ngày tháng năm, số thứ tự hoặc chèn nội dung cho phần chân
trang (Footer) của slide.
B1: Chọn thẻ Insert (nhóm Text) - Header & Footer...
B2: Trong hộp thoại Header and Footer, chọn thẻ Slide, khai báo các mục sau:
- Date and Time: Hiển thi ngày giờ: Update automatically (giá trị ngày sẽ thay
đổi do được cập nhật tự động), Fixed (giá trị ngày cố định).
- Slide Number: Hiển thị số thứ tự trên các slide.
- Footer: Hiển thị tiêu đề cuối slide.
- Don't show on title slide: Không hiển thị header & footer trên slide tiêu đề.
B3: Tùy chọn các lệnh sau:
- Apply to All: Áp dụng các khai báo Header & Footer trên tất cả các slide.
- Apply: Áp dụng các khai báo Header & Footer trên slide đang chọn.
13. Làm việc với trang chiếu chủ

Hình 5.5. Giao diện Slide Master


146
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

13.1. Các kiểu trang chủ


Trang chủ (Master) dùng để lưu trữ thông tin về các theme bao gồm cả hình nền,
màu sắc, font chữ, hiệu ứng, kích thước và vị trí placeholder. Trong PowerPoint, có 3 loại
trang chủ: Slide Master, Handout Master và Notes Master.
Hiển thị các chế độ Master
Chọn thẻ View (nhóm Master Viows) - chọn một chế độ trang chủ sau:
• Trang chiếu chủ (Slide Master): Là slide trên cùng trong một cấu trúc phân cấp
của mẫu định dạng để khai báo các định dạng chung. Ngoài ra, bạn còn có thể khai báo
các định dạng riêng theo từng bố cục trang chiếu.
• Trang tài liệu chủ (Handout Master): Là trang dùng để khai báo định chung cho
bản in của bài trình chiếu trên giấy để phát cho khán giả trước khi trình chiếu.
• Trang ghi chú chủ (Notes Master): Là trang dùng để khai báo định cho bản in các
ghi chú trên mỗi slide của bài trình chiếu.

Sử dụng Slide Master giúp khai báo một số đối tượng, định dạng hoặc bố cục chung cho
toàn bộ các slide trong bài trình chiếu một cách nhanh chóng và thống nhất.

Thoát chế độ Master


Chọn thẻ Slide Master (nhóm Close) - Close Master View
13.2. Áp dụng nhiều slide master cho một bài trình chiếu
Khi nội dung bài trình chiếu khá dài, để tạo sự khác biệt giữa các chủ đề, bạn có thể sử
dụng nhiều Slide Master (mỗi chủ đề là một Slide Master). Thực hiện như sau:
B1: Chọn các slide của cùng một chủ đề.
B2: Chọn thẻ Design (nhóm Themes) - chọn một kiểu Theme.
B3: Lặp lại bước 1 cho chủ đề tiếp theo đến khi kết thúc.
13.3. Hiệu chỉnh Slide Master
Để thay đồi định dạng, bố cục của Slide Master, thực hiện như sau:
B1: Chọn thẻ View (nhóm Master Views) - Slide Master - chuyển sang chế độ
hiển thị Slide Master View.
B2: Chọn Slide Master (slide có đánh số) để thực hiện các định dạng chung cho toàn
bộ các slide layout cùng theme.
B3: Chọn từng slide layout (title slide, title and content, two content,...) để thực hiện
định dạng riêng cho từng slide layout.
14. Hiển thị và trình chiếu bài trình chiếu
Bạn có thể thay đổi cách hiển thị các slide bằng nhiều cách khác nhau để phù hợp với
từng chế độ làm việc.
14.1. Hiển thị bài trình chiếu
Để thay đổi chế độ hiển thị, thực hiện như sau:
147
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

Cách 1: Chọn thẻ View (nhóm Presentation Views) - tùy chọn các lệnh sau:
• Normal: Hiển thị ở dạng bình thường và chứa ba vùng: Outline, Slide và Notes.
Chế độ này thường được dùng khi thiết kế bài trình chiếu.
• Slide Sorter: Hiển thị các slide dưới dạng thu nhỏ, giúp dễ dàng tổ chức sắp xếp
các slide, thay đổi bố cục bài trình chiếu.
• Notes Page: Hiển thị các slide dưới dạng trang ghi chú, cho phép bạn thêm ghi chú
cho nội dung slide hiện hành (phần ghi chú này sẽ không hiển thị trên màn hình khi
thực hiện lệnh trình chiếu).
• Reading View: Hiển thị bài trình chiếu toàn màn hình để xem nội dung của mỗi
slide tương tự như khi trình chiếu.
Cách 2: Trên thanh trạng thái, tuỳ chọn các nút Normal, Slide Sorter, Reading View.
Phóng to, thu nhỏ tỉ lệ hiển thị
Để thay đổi độ phóng to/thu nhỏ tỷ lệ hiển thị trang chiếu ở chế độ Normal hay Slide
Sort cho phù hợp với nhu cầu, ta thực hiện như sau:
B1: Chọn thẻ View (nhóm Zoom) - Zoom.
B2: Trong hộp thoại Zoom, chọn tỷ lệ có sẵn hoặc nhập giá trị % vào ô Percent -
OK
Dùng lệnh Fit to Screen để chương trình tự động điểu chỉnh kích thước của slide
sao cho phù hợp với kích thước cứa sổ chương trình.

Quản lý cửa sổ làm việc


Các bài trình chiếu khi mở được hiển thị trong cửa sổ riêng. Ta có thể bố trí các cửa
sổ cạnh nhau hay xếp chồng lên nhau tùy theo yêu cầu công việc.
Để thay đổi cách hiển thị của các cửa sổ, thực hiện như sau:
Chọn thẻ View (nhóm Window) - tùy chọn lệnh sau:
• New Windows: Mở lại bài trình chiếu trên 1 cửa sổ mới.
• Arrange All: Hiển thị tất cả các bài trình chiếu đang mở cùng lúc theo dạng nằm
dọc.
• Cascade: Hiển thị tất cả các bài trình chiếu đang mở cùng lúc theo dạng xếp chồng
lên nhau.
• Switch Windows: Chuyển đổi sang cửa sổ bài trình chiếu khác.
14.2. Trình chiếu bài trình chiếu
Thực hiện trình chiếu
Chọn thẻ Slide Show (nhóm Star Slide Show) - chọn lệnh:
• From Beginning: Trình chiếu từ slide đầu tiền (hoặc F5).
• From Current Slide: Trình chiếu tại Slide đang chọn (hoặc Shift + F5).
Thoát chế độ trình chiếu
148
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

1. Nhấp chuột
2. Nhấn phím Space bar
3. Nhấn phím mũi tên xuống
4. Nhấn phím Page Down
5. Nhấn phím Enter
6. Nhấn phím mũi tên qua phải
7. Nhấn phím ký tự N (Next)
8. Nhấp núi lệnh tại góc dưới trái màn hình
Trở về slide trước, thực hiện một trong 6 cách sau:
1. Nhấp phím mũi tên trái
2. Nhấn phím Page Up
3. Nhấn phím BackPpace
4. Nhấn phím mũi tên lên
5. Nhấn phím ký tự P (Previous)
6. Nhấp nút lệnh tại góc dưới màn hình
Một số lệnh di chuyển khi trình chiếu
Trong khi đang trình chiếu, để di chuyển đến các slide khác, ta thực hiện như sau:
• Chuyển đến slide đầu tiên: Nhấn phím Home.
• Chuyển đến slide cuối cùng: Nhấn phím End.
• Chuyển đến slide theo số thứ tự: Gõ số thứ tự slide - nhấn Enter.
• Chuyển đến một slide theo dòng tiêu đề (Title text): Nhấp chuột phải - Go to
Slide - chọn một slide có tiêu đề muốn chuyển đến.
• Chuyển đến một section Nhấp chuột phải - Go to Section - chọn section muốn
chuyển đến.
• Chuyển đến một trình chiếu tùy chọn (Custom show): Nhấp chuột phải -
Custom Show - chọn một Custom Show đã khai báo.
Một số thao tác khi trình chiếu
Ẩn, hiện con trỏ chuột
B1: Đưa chuột xuống góc dưới bên trái màn hình để hiển thị công cụ Pen.
B2: Nhấp chuột vào công cụ Pen - Arrow Options - chọn một trong 3 lệnh sau:
▪ Automatic: Ấn con trỏ chuột đến khi di chuyển chuột.
▪ Visible: Con trỏ chuột luôn luôn được hiển thị khi trình chiếu.
▪ Hidden: Con trỏ chuột luôn ẩn khi trình chiếu.
Chuyển đổi con trỏ chuột thành con trỏ laser
Trong khi trình chiếu, để tạo sự chú ý vào một nội dung quan trọng trên slide, bạn có
thể thực hiện chuyển đổi con trỏ chuột thành con trỏ laser. Thực hiện như sau:
B1: Chọn slide đang trình chiếu.

149
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

B2: Giữ phím Ctrl kết hợp nhấp giữ chuột trái và di chuyển con trỏ laser quanh đối
tượng muốn nhấn mạnh.
Tạo chú thích khi đang trình chiếu
Bạn có thể sử dụng công cụ Pen hoặc Highlighter để tô vẽ trực tiếp trên slide trong
khi trình chiếu nhằm mục đích giải thích hay nhấn mạnh một vấn đề nào đó. Thực hiện
theo các bước sau:
B1: Chọn slide đang trình chiếu muốn nhấn mạnh.
B2: Nhấp phải chuột phải - Pointer Options - thực hiện một trong các lệnh sau:
▪ Pen: Sử dụng bút màu.
▪ Highlighter. Tô nền.
▪ Ink Color: Thay đổi màu.
▪ Eraser. Xóa một nét vẽ.
▪ Eraser All Ink on Slide: Xóa tất cả các nét vẽ.

1. Khi bấm phím ESC kết thúc trình chiếu, PowerPoint sẽ hiện thông báo:
- Nhấp Keep để giữ lại phần tô vẽ.
- Nhấp Discard hủy bỏ phần tô vẽ.
2. Để xem
Bàilại3:phần
THIẾT KẾTại
chú thích: BÀI độ Normal,
chếTRÌNH CHIẾU
chọn thẻ Review (nhóm
Comments) - Show Markup.

III. Thiết kế bài trình chiếu


1. Thay thế Font
Dùng để thay đổi nhah một font đang sử dụng trong bài trình chiếu bằng một font
khác. Thực hiện như sau:
B1: Chọn thẻ Home (nhóm Editing) – nhấp mũi tên bên phải lệnh Replace – Replace
Fonts.
B2: Trong hộp thoại Replace Fonts thực hiện các lệnh sau:
- Replace: Chọn font muốn thay thế.
- With: Chọn font được thay thế.
B3: Nhấp nút lệnh Replace – Close.
2. Canh lề văn bản theo chiều dọc
B1: Chọn văn bản.
B2: Chọn thẻ Home (Nhóm Paragraph) – Align Text – chọn một trong các lệnh sau:
- Top: Canh văn bản theo lề trên.
- Middle: Canh văn bản ở giữa theo chiều dọc.
- Bottom: Canh văn bản theo lề dưới.

150
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

3. Xoay văn bản


B1: Chọn văn bản.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph) – Text Direction – chọn một trong các lệnh
sau:
- Horizontal: Quay nội dung văn bản nằm ngang.
- Rotate all text 900: Quay nội dụng văn bản nằm theo góc 900.
- Rotate all text 2700: Quay nội dung văn bản nằm theo góc 2700.
- Stacked: Cho các ký tự xếp chồng lên nhau.
4. Chia cột văn bản
Dùng để chia văn bản thành nhiều cột, làm cho bài trình chiếu hấp dẫn và rõ ràng
hơn.
B1: Chọn văn bản.
B2: Chọn thẻ Home (nhóm Paragraph) – Columns – chọn một trong các lệnh sau:
- One Column: Chia văn bản thành một côt.
- Towo Colums: Chia văn bản thành hai cột.
- Three Columns: Chia văn bản thành ba cột.
5. Chèn liên kết
Các siêu liên kết (Hyperlink) giúp người dùng dễ dàng chuyển trực tiếp đến một nội
dung cần trình bày khi trình chiếu.
Để chèn siêu liên kết đến tập tin hoặc trang web, thực hiện như sau

Hình 5.6 Hộp thoại Insert Hyperlink – liên kết đến tập tin hoặc trang web

B1: Chọn nội dung hoặc đối tượng cần chèn hyperlink.
B2: Chọn thẻ Insert (nhóm Links) – Hyperlink – xuất hiện hộp thoại Insert Hyperlink
B3: Chọn Existing File or Web Page, tùy chọn mục sau:
- Text to display: Là nội dung đoạn văn bản mà bạn chọn nếu thay đổi trong
khung này thì đoạn văn bản trong slide cũng thay đổi theo.
151
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

- Look in: Chọn nơi chứa tập tin muốn liên kết.
- Address: Nhận địa chỉ trang web (hoặc chọn tập tin) muốn liên kết.
B4: Nhấp OK.
Chèn siêu liên kết đến slide khác trong bài trình chiếu

Hình5.7 Hộp thoại Insert Hyperlink – liên kết đến slide khác

Để chèn hyperlink đến slide khác trong bài trình chiếu, thực hiện như sau:
B1: Chọn nội dung hoặc đối tượng muốn chèn hyperlink.
B2: Chọn thẻ Insert (nhóm Links) – Hyperlink – xuất hiện hộp thoại Insert Hyperlink.
B3: Chọn Place in This Document.
6. Bảng biểu
Tương tự lệnh chèn và xử lý bảng trong MS Word 2010
7. Đối tượng đồ họa
Trong PowerPoint, các đối tượng đồ họa như hình ảnh, ClipArt, Hình vẽ, chữ nghệ
thuật và đặc biệt là SmartArt sẽ làm cho bài trình chiếu trở nên sinh động, hấp dẫn và lôi
cuốn người xem.

Hình 5.8 Thẻ Insert


7.1. Chèn các đối tượng đồ họa
Chọn thẻ Insert (nhóm Illustrations) – tùy chọn các lệnh sau:
• Picture: Chèn hình ảnh.
• Clip Art: Chèn hình trong thư viện Office hoặc từ trang web http://office.com.
• Screenshot: Chèn hình chụp trực tiếp của các chương trình đang sử dụng.
• Shapes: Chèn hình vẽ.
• SmartArt: Chèn sơ đồ.
• WordArt: Chèn chữ nghệ thuật.
152
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

7.2. Hiệu chỉnh và định dạng các đối tượng đồ họa


Tương tự như hiệu chỉnh và định dạng trong MS Word
7.3. Chèn SmartArt
SmartArt là một nhóm các kiểu sơ đồ có hình thức mỹ thuật mà người dùng có thể dễ
dàng biên tập và định dạng. Trong PowerPoint có nhiều mẫu SmartArt đã thiết kế sẵn dung
cho các thể loại như danh sách (List), tiến trình (Process), chu kỳ (Cycle), phân cấp
(Hierarchy), quan hệ (Relationship), ma trận (Matrix), kim tự tháp (Pyramind), hình ảnh
(Picture).

Hình 5.9 Hộp thoại Choose a SmartArt Graphic


Chèn SmartArt
B1: Chọn trang chiếu muốn chèn.
B2: Trong Text placeholder – Insert SmartArt Graphic – xuất hiện hộp thoại Choose
SmartArt Graphic (Hoặc chọn thẻ Insert (nhóm Illustrations) – SmartArt).
B3: Trong hộp thoại Choose Smart Graphic – chọn loại SmartArt – chọn một bố cục
SmartArt – OK
Một số thao tác tạo SmartArt

Hình 5.10 Các nút lệnh tạo SmartArt

Nhấp chọn một shape trong SmartArt.


Chọn thẻ Design (nhóm Create Graphic ) – tùy chọn các lệnh sau:

153
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

• Add Shape: Thêm Shape cho SmartArt:


- Add Shape After: Thêm shape phía sau.
- Add Shape Before: Thêm shape ở trên.
- Add Shape Above: Thêm shape ở trên.
- Add Shape Below: Thêm shape ở dưới.
• Add Bullet: Thêm nội dung là cấp con của shape đang chọn.
• Text Pane: Hiển hị vùng nhập nội dung muốn trình bày.
• Promote: Thăng cấp.
• Demote: Giáng cấp.
• Move Up: Di chuyển shape đi lên.
• Move Down: Di chuyển shape đi xuống.
• Right to Left: Lật SmartArt theo chiều ngang.
• Layout: Thay đổi bố cục tình bày cho nhánh sơ đồ dạng phân cấp.
- Standard: Bố cục chuẩn.
- Both: Trình bày cho các đối tượng nằm 2 bên ngang nhau.
- Left Hanging: Trình bày cho đối tượng lệch trái.
- Right Hanging: Trình bày cho đối tượng lệch phải.
Xóa một shape
Nhấp chọn shape muốn xóa, nhấp Delete.

Thay đổi định dạng và tô màu

Hình 5.11 Các lệnh về định dạng và tô màu SmartArt

Chọn SmartArt – thẻ SmartArt Tools – Design – tùy chọn các lệnh sau:
• Trong Layout galley – chọn một kiểu bố cục của SmartArt.
• Change Colors – chọn một kiểu tô màu.
• Trong SmartArt Styles gallery – chọn một kiểu định dạng có sẵn.
Khôi phục lại SmartArt (Reset Graphic).
Khi muốn khôi phục SmartArt về mâu thuẫn ban đầu để bỏ tất cả những thay đổi định dạng
đã thực hiện, thực hiện như sau:
Chọn SmartArt – thẻ Design (nhóm Reset) – Reset Graphic.
Chuyển đổi SmartArt.
Chọn SmartArt – thẻ Design (nhóm Reset) – Convert – tùy chọn các lệnh sau:
• Convert to Text: Chuyển SmartArt thành văn bản.
• Convert to shape: Chuyển SmartArt thành các shape.
154
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

Chuyển đổi văn bản thành SmartArt.


Chọn danh sách văn bản – thẻ Home (nhóm Paragraph) – Convert to SmartArt – chọn một
mẫu SmartArt phù hợp.
8. Biểu đồ
Biểu đồ hay còn gọi là đồ thị (Chart) dùng để minh họa dữ liệu trực quan, sinh động
giúp người dùng dễ dàng so sánh hoặc dự đoán xu thế tăng giảm của số liệu.
Trong PowerPoint 2010 có hỗ trợ một số loại biểu đồ như sau:
• Biểu đồ dạng cột (Colum): So sánh dữ liệu có trong nhiều cột
• Biểu đồ dạng thanh ngang (Bar): So sánh dữ liệu có trong nhiều thanh ngang
• Biểu đồ đường gấp khúc (Line): So sánh dữ liệu và dữ đoán xu thế tăng hay giảm
của dữ liệu
• Biểu đồ dạng hình tròn (Pie): Mô tả tỷ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
8.1. Chèn biểu đồ

Hình 5.12 Hộp thoại Insert Chart


Để chèn biểu đồ, thực hiện như sau:
B1: Chọn trang chiếu muốn chèn.
B2: Trong Text placeholder – Insert Chart – xuất hiện hộp thoại Insert Chart hoặc
chọn thẻ Insert (nhóm Illustrations) – Chart.
B3: Trong hộp thoại Insert Chart, chọn loại biểu đồ - nhấp đúp vào biểu đồ muốn
chèn.
B4: Trong cửa sổ Excel, nhập dữ liệu để tạo biểu đồ, nhập xong thì đóng cửa sổ Excel.
8.2. Định dạng biểu đồ

Hình 5.13 Thẻ Chart Tools Design

155
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

Sau khi chèn biểu bồ, bạn có thể thay đổi kiểu biểu đồ, hiệu chỉnh dữ liệu, hoán đổi
dữ liệu giữa dòng/cột, hoặc áp dụng các kiểu định dạng có sẵn như sau:
• Change Chart Type: Đổi loại biểu đồ.
• Select Data: Thay đổi vùng dữ liệu.
• Switch Row/Colum: Chuyển đổi dữ liệu giữa dòng và cột.
• Edit Data: Chỉnh dữ liệu.
• Chart Layout: Nhấp chọn một bố cục có sẵn hoặc nhấp nút More (biểu tượng)
để chọn nhiều bố cục khác.
• Chart Styles: Nhấp chọn một kiểu định dạng có sẵn hoặc nhấp nút More (biểu
tượng) để chọn thêm các kiểu định dạng khác.
8.3. Hiệu chỉnh bố cục trình bày
Trong PowerPoint 2010, cho phép bạn hiển thị thêm các thông tin về nhãn dữ liệu,
thay đổi vị trí cho các thành phần trong biểu đồ như tiêu đề, chú thích, bảng dữ liệu bằng
các lệnh trên thẻ Chart Tools Layout.

Hình 5.14 Thẻ Chart Tools Layout.

Để hiểu chỉnh bố cục trình bày của biểu đồ, chọn biểu đồ - thẻ Chart Tool Layout –
tùy chọn các mục sau:
• Chart Title: chọn một kiểu hiển thị tiêu đề.
• Axis Titles: Ẩn/hiện tiêu đề của trục ngang, trục dọc.
• Legend: Chọn ví trí hoặc ẩn vùng chú thích.
• Data Labels: Chọn vị trí hoặc ẩn nhãn dữ liệu.
• Data Table: Ẩn hiện bảng dữ liệu phía dưới biểu đồ.
• Axes: Ẩn hiện hoặc thay đổi cách hiển thị thông số của trục ngang, trục dọc.
• Gridlines: Ẩn/hiện màu đường lưới.
• Plot Area: Ẩn/hiện màu nền của biểu đồ.
• Chart Wall: Ẩn/hiện màu nền tường của biểu đồ 3D.
• Chart Floor: Ẩn/hiện màu nền sàn của biểu đồ 3D.
• 3-D Rotation: Chọn một kiểu xoay biểu đồ 3-D.
IV. Chèn hiệu ứng
Để giúp cho bài trình diễn tăng phần hấp dẫn và thu hút người xem, bạn có thể tạo
các tài hiệu ứng cho bài trình chiếu. Có hai loại hiệu ứng: Hiệu ứng chuyển trang
(Transition) và hiệu ứng hoạt hình (Animation).
156
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

1. Hiệu ứng chuyển trang


Hiệu ứng chuyển trang (Transition) là hiệu ứng chuyển tiếp từ trang chiếu này sang
trang chiếu tiếp theo.

Hình 5.15 Thẻ lệnh Transition


Tùy thuộc vào hiệu ứng chuyển trang, ta có thể thay đổi cách xảy ra hiệu ứng và tốc
độ thực hiện hiệu ứng, kết hợp âm thanh.
1.1. Chèn hiệu ứng Transition
B1: Chọn slide cần chèn.
B2: Chọn thẻ Transition (nhóm Transition to This Slide) - chọn một kiểu hiệu ứng.
B3: Nhấp đúp Effect Options - tùy chọn một giá trị để thay đổi cách biểu diễn của
hiệu ứng.
1.2. Một số thiết lập khi chuyển trang
Nhóm Timing cung cấp một số chức năng về thời gian, âm thanh kèm theo khi
chuyển trang như sau:
• Sound: Chọn âm thanh kèm theo khi chuyển trang. Ta có thể chọn âm thanh có sẵn
hoặc dùng chức năng Other sound… để chọn các tập tin âm thanh có định dạng
WAV trên máy tính. Ngoài ra, còn có chức năng Loop until Mext Sound cho phép
âm thanh phát đi phát lại nhiều lần cho đến khi gặp âm thanh khác.
• Duration: Thời gian chuyển từ trang này sang trang kế tiếp (tính bằng giây), giá trị
này càng lớn thì hiệu ứng xảy ra càng chậm.
• On mouse click: Sẽ chuyển sang trang kế tiếp khi nhấp chuột.
• After: 00:00.00: Tự chuyển sang trang kế tiếp sau một khoảng thời gian xác định.
• (Ví dụ: After: 02:01.30 -> sẽ tự chuyển trang sau 2 phút 1.30 giây).
• Apply To All: Áp dụng hiệu ứng và các thiết lập cho toàn bộ trình chiếu.
Nếu người dùng chọn cả hai chức năng là On mouse click và After, thì chương trình
PowerPoint sẽ thi hành hiệu ứng chuyển trang khi sự kiện nào trong 2 sự kiện trên xảy ra
trước.

1.3. Hủy bỏ hiệu ứng Transition


Để tắt hiệu ứng chuyển trang, thực hiện như sau:
B1: Chọn slide muốn hủy bỏ hiệu ứng.
B2: Chọn thẻ Transition (nhóm Transition to This Slide) - chọn kiểu hiệu ứng None.

157
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

2. Hiệu ứng hoạt hình


Hiệu ứng hoạt hình (Animation) là hiệu ứng dành cho các đối tượng trên slide, dùng
để nhấn mạnh vào các thông tin cung cấp trên trang chiếu, điều kiện dòng thông tin trong
bài trình chiếu và giúp người xem cảm thấy thích thú, lôi cuốn hơn.
PowerPoint cung cấp rất nhiều hiệu ứng và được chia làm 4 nhóm:
• Entrance: Đối tượng được khai báo hiệu ứng này sẽ không thể hiện trong slide cho
đến khi hiệu ứng này thực hiện.
• Emphasis: Làm nổi bật và nhấn mạnh đối tượng.
• Exit: Đối tượng sẽ mất trên trang chiếu khi hiệu ứng thực hiện.
• Motion Paths: Hiệu ứng làm cho đối tượng di chuyển theo một đường đi được quy
định trước.

Hình 5.16 Các lệnh xử lý hiệu ứng Animation


2.1. Chèn hiệu ứng
Mỗi đối tượng có thể chèn hiệu ứng khác nhau. Thực hiện như sau:
B1: Chọn đối tượng.
B2: Chọn thẻ Animations (nhóm Advanced Animation) - Add Animation - chọn một
hiệu ứng.
2.2. Thay đổi hiệu ứng
B1: Chọn hiệu ứng muốn thay đổi.
B2: Chọn thẻ Animations (nhóm Animation) - chọn hiệu ứng khác trong bảng
Animation hoặc nhấp nút Effect option để thay đổi trình tự xuất hiện của hiệu ứng.
2.3. Một số thiết lập cho hiệu ứng Animation
Chọn hiệu ứng cần cài đặt - thẻ Animations (nhóm Timing) - tùy chọn các lệnh sau:
• Start: Khai báo các hiệu ứng bắt đầu khi nào:
‫ ־‬On click: Hiệu ứng xảy ra khi nhấp chuột.
‫ ־‬With Previous: Hiệu ứng xảy ra cùng lượt với hiệu ứng trước đó.
‫ ־‬After Previous: Hiệu ứng xảy ra lần lượt hiệu ứng tiếp theo sau hiệu ứng trước
đó.
• Duration: Khai báo thời gian xảy ra hiệu ứng.
• Delay: Khai báo thời gian bảo trì hoãn để hiệu ứng thực thi.
2.4. Bỏ hiệu ứng đã chọn
B1: Chọn đối tượng muốn bỏ hiệu ứng.
B2: Chọn thẻ Anlmatlons (nhóm Animatlon) - chọn kiểu hiệu ứng None.

158
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

2.5. Sao chép hiệu ứng


Để tiết kiệm thời gian khi thiết kế trang chiếu, bạn có thể sao chép hiệu ứng hoạt hình
từ đối tượng này sang đối tượng khác giống như sao chép định dạng.
Để sao chép hiệu ứng, thực hiện như sau:
B1: Chọn đối tượng đã có hiệu ứng.
B2: Chọn thẻ Animations (nhóm Advanced Animation) - Animation Painter.
B3: Chọn đối tượng muốn nhận hiệu ứng.
2.6. Thay đổi thứ tự xuất hiện hiệu ứng
B1: Chọn đối tượng.
B2: Chọn thẻ Animations (nhóm Timing) - Reorder Animation - chọn Move Earlier
hoặc Move Later.
2.7. Điều chỉnh hiệu ứng Motion Paths
B1: Nhấp chọn đối tượng.
B2: Đưa chuột vào các nút chốt xung quanh của đường dẫn, thực hiện điều chỉnh
chiều cao hoặc chiều dài khoảng cách di chuyển.
B3: Đưa chuột vào nút chốt xoay màu xanh, thực hện điều chỉnh hướng xoay.
3. Trigger: Trigger là kỹ thuật giúp người dùng điều khiển hiệu ứng xảy ra theo theo ngữ
cảnh, mang tính tương tác (Ví dụ: Tạo trò chơi ô chữ, trắc nghiệm,...). Để sử dụng, thực
hiện như sau:
B1: Chọn đối tượng đã được chèn hiệu ứng.
B2: Nhấp nút Trigger - On click of - chọn đối tượng muốn liên kết.
Ví dụ: Tạo một slide có nội dung như sau:

Yêu cầu:
Tạo hiệu ứng xuất hiện (có kiểm soát) cho shape khi chọn đáp án đúng (Hà Nội) và
xuất hiện cho shape khi chọn đáp án sai (không phải Hà Nội).
Hướng dẫn thực hành:
• Chọn đáp án đúng - chèn hiệu ứng xuất hiện - Trigger - On click of - chọn A. Hà Nội.
• Chọn đáp án sai – chèn hiệu ứng xuất hiện - Trigger - On click of - chọn B. Bắc Ninh.
• Chọn đáp án sai – chèn hiệu ứng xuất hiện - Trigger - On click ơf - chọn C. Nam Định.
• Chọn đáp án sai – chèn hiệu ứng xuất hiện - Trigger - On click of - chọn D. TP.HCM.

159
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

V. Kết luận và in ấn
1. Chọn kích thước và hướng trình bày cho slide
1.1. Chọn kích thước cho slide
B1: Chọn thẻ Design (nhóm Page Setup) - Page Setup.
B2: Trong hộp thoại Page Setup, tùy chọn các lệnh sau:
• Slides sized for: Chọn kích thước cho slide như 3:4, 16:10,16:9.
• Width: Nhập độ rộng của slide.
• Height: Nhập chiều cao của slide.
1.2. Thay đổi hướng của slide
Chọn thẻ Design (nhóm Page Setup) - Slide Orientation, sau đó chọn Portrait hoặc
Landscape
2. In bài trình chiếu

Hình 5.17 Giao diện thiết lập in bài trình chiếu


2.1. Xem trước khi in
Chọn thẻ File - Print, thực hiện các lệnh sau đây:
• Trong khung bên phải, nhấp nút lệnh Next Page hoặc Previous Page để chuyển đến
các slide.
• Nhấp các nút lệnh Zoom In, Zoom Out hoặc kéo nút trên thanh Slider Zoom để
phóng to hoặc thu nhỏ.
• Nhấp vào nút lệnh Zoom to Page để cho kích cỡ slide phù hợp với cửa sổ.
2.2. In bài trình chiếu
Chọn thẻ File - Print - tùy chọn các lệnh sau:
• Copies: Khai báo số bản sao.
• Printer: Chọn loại máy in.
• Settings: Chọn vùng in: Print All Slides (in tất cả các slide), Print Selection (in
các slide được chọn), Print Current Slide (in slide hiện tại), Custom Range (tùy chọn
vùng muốn in như: 1-5: in từ slide 1 đến slide 5; 1,3,6: In các slide 1,3,6)
• Full Page Slides - tuỳ chọn các lệnh sau:
- Print Layout: Chọn bố cục in: Full Page Slides (in mỗi slide trên một trang
giấy), Notes Pages (In slide ở nửa phía trên của tờ giấy, còn nửa phía dưới là
160
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

phần ghi chú), Outline (chỉ in phần nội dung là văn bản, còn các đối tượng đồ
họa, bảng biểu sẽ không được in).
- Handouts: Chọn số lượng các slide được in trên một trang (1, 2, 3, 4, 6 hoặc
9) theo chiều ngang hay dọc của tờ giấy.
- Một số tùy chọn in khác: Frame Slides (in khung viền bao xung quanh slide)
Scale to Fit Page (tự động CO giãn kích thước của các slide sao cho phù hợp
với trang giấy khi in), High Quality (in với chất lượng tốt nhất cùa máy in)
Print Comments and Ink Markup (in các bình luận hoặc phần đánh dấu bằng
công cụ pen hoặc highlighter khi trình chiếu).
• Collated/UnCollated: Chọn Collated khi muốn in lần lượt từng bản in Chọn
Uncollated khi muốn in trang 1 nhiều lần dựa theo số lượng bản in áp dụng tương
tự cho các trang tiếp theo.
• Color: Chọn Color để in màu, chọn Grayscale để in dạng màu xám, chọn Pure
Back and White để in dạng trắng đen.
3. Chuyển bài trình chiếu sang MS Word
Khi bạn muốn chuyển tất cả các slide sang chương trình MS Word, thực hiện như sau:
B1: Thẻ File - Save & Send - Create Handouts - Create Handouts.
B2: Trong hộp thoại Send To Microsoft Word - Page layout in Microsoft Word -
Chọn một kiểu bố cục.
- Notes next to slides: Kèm thêm phần ghi chú bên cạnh slide.
- Blank lines next to slides: Tạo thêm các dòng kẻ trống bên cạnh slide.
- Notes below slides: Hiển thị phần ghi chú (nếu có) ở phía dưới slide.
- Blank lines below slides: Tạo thêm các dòng kẻ trống nằm phía dưới slide.
- Outline only: Chỉ chuyển phần văn bản.
B3: Trong mục Add slides to Microsoft Word document Paste: Chuyển slide qua
Word.
- Paste link: Chuyển slide qua Word kèm liên kết. Khi nhấp đúp vào slide trong
MS Word thì chương trinh sẽ tự động mở bài trinh chiếu.
B4: Nhấp nút OK

Hình 5.18 Hộp thoại Send To Microsoft Word


161
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

Bài tập Chương 5


Bài 1: Mở chương trình PowerPoint và thực hiện các yêu cầu sau:
‫ ־‬Tạo một bài trình chiếu mới lưu lại với tên là BT01.pptx
‫ ־‬Chọn một Themes có tên là Trek, chọn Them Color là Office, Theme Fonts
là Office Classic 2.
‫־‬ Tạo các slide như mẫu sau:
Slide 1 Slide 2

Slide 3 Slide 4

Slide 5 Slide 6

162
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

a) Tạo footer có nội dung “Bài tập thực hành MS Powerpoint”, chèn số trang cho tất
cả các silde.
b) Tô nền của slide 1 có kiểu Texture, mẫu Bouquet.
c) Tạo các phân vùng section như sau:
‫ ־‬Section 1: Tên là “Giới thiệu” gồm các slide 1,2.
‫ ־‬Section 2: Tên là “Tìm hiểu về wikipedia” gồm các slide 5,6
d) Tạo hyperlink cho slide 2 như sau:
‫ ־‬Dòng “Wikipedia là gì” liên kết đến slide 3.
‫ ־‬Dòng “Lịch sử phát triển” liên kết đến slide 4.
‫ ־‬Dòng “Truy cập wikipedia” liên kết đến slide 5.
‫ ־‬Dòng “Kết luận” liên kết đến slide 6.
Bài 2: Tạo bài trình chiếu mới và lưu lại với tên là BT02.pptx. Sau đó chọn một mẫu thiết
kế (Themes) có tên là Gallery, chỉnh Theme Fonts là Office, Theme Colors là Violet II, rồi
tạo các slide như sau:
Slide 1 Slide 2

Slide 3 Slide 4

163
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

Bài 3: Tạo bài trình chiếu mới và lưu lại với tên là BT03.pptx.
- Chọn một mẫu thiết kế Adjacency, chèn ngày hiện tại và SBD/Họ tên SV vào
Header/Footer của các slide.
- Chọn hiệu ứng chuyển slide tùy ý, tốc độ chậm, có âm thanh kèm theo.

Bài 4: Tạo bài trình chiếu mới và lưu lại với tên BT04.pptx rồi thực hiện các yêu cầu sau:
• Áp dụng mẫu thiết kế Oriel, Chọn Theme Fonts là OFFice. Theme Colors tùy ý.
• Chèn ngày hiện tại và SBD/Họ tên SV vào Header/Footer cho các slide
• Chọn hiệu ứng chuyển slide dạng Push với tốc độ 2 giây cho các slide và có âm
thanh kèm theo.
• Chèn hiệu ứng tùy ý cho SmartArt sao cho các đối tượng trong SmartArt xuất hiện
lần lượt từ trên xuống.

Bài 5: Mở chương trình PowerPoint và thực hiện các yêu cầu sau:
• Thực hiện tạo một bài trình chiếu mới lưu lại với tên là BT05.pptx
• Chọn một Theme tùy ý, Chọn Theme Fonts là Office, rồi tạo các slide như mẫu
sau:

164
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

➢ Với 2 Slide, sử dụng hiệu ứng chuyển Slide dạng Push với thời gian chuyển là 3
giây và có hướng chuyển khác nhau ở mỗi Slide.
➢ Tại 2 Slide, chèn hiệu ứng xuất hiện và biến mất tùy ý cho từng đối tượng trong
Slide.
Bài 6: Mở tập tin BT06.pptx, thực hiện như sau:
• Tạo hiệu ứng chuyển trang (Transition) bất kỳ cho tất cả các slide (các slide có cùng
hiệu ứng chuyển trang), hiệu ứng xảy ra trong 3 giây và chuyển sang trang kế tiếp khi nhấp
chuột và có kèm theo âm thanh tiếng gió thổi (Breeze).
• Tại slide “Tỉ lệ sử dụng rượu bia ở mỗi giới”, tạo hiệu ứng Animation như sau:
- Các đối tượng trên slide xuất hiện lần lượt theo thứ tự như hình dưới. Hiệu ứng
xảy ra khi nhấp chuột và xảy ra trong 2 giây.
- Sau khi các đối tượng xuất hiện hết, nhấp chuột nữa thì toàn bộ các đối tượng cùng
biến mất.
- Thực hiện tương tự cho slide “Trung bình một người Việt uống bia theo từng năm".

Bài 7: Thực hiện tạo bài trình chiếu bằng lệnh Blank Presentation và lưu lại với tên là
BT07.pptx, rồi tạo các slide theo mẫu với các yêu cầu sau:
• Chọn Template mẫu Parallax, hệ màu Yellow.

165
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản

• Tùy chỉnh màu nền dạng Pattern.


• Slide đầu tiên không chèn số trang.
• Chèn các Hyperlink: Khi click vào Hồ sơ xét tuyển  slide 2, Top các ngành hót
 slide 3, Thời gian xét tuyển  slide 4, Các hình ảnh  slide 5
• Chèn Hyperlink tại mỗi slide khi click vào biểu tượng Trường Cao đẳng Công
nghệ TP.HCM ở góc trên bên trái sẽ chuyển về slide 1.
• Tùy chỉnh hiệu ứng chuyển slide khác nhau theo từng slide
• Tùy chỉnh hiệu ứng xuất hiện và biến mất cho các đối tượng trên slide, các hiệu
ứng này sẽ lặp liên tục cho đến khi qua slide khác.

166
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

CHƯƠNG 6: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN

I. Kiến thức cơ bản


1. Một số thuật ngữ thông dụng
• Internet là mạng thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng, gồm các mạng
máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu chuyển
mạch gói (packet switching) dữ liệu dựa trên giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa
(giao thưc IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các
doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân
và các chính phủ trên toàn cầu.
• ISP (internet Service Provider) là nhà cung cấp dịch vụ internet, chuyên cung cấp
các giải pháp kết nối mạng internet cho các tổ chức và cá nhân người dùng..
Một số ISP ở Việt nam là FPT, Viettel, VDC, Vietnam, …
• www (world Wide Web) hay còn gọi là Web hoặc mạng lưới toàn cầu, là một không
gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy cập qua các máy tính nối với mạng
internet.
• URL (Uniform Resource Locator) được sử dụng để tham chiếu tới tài nguyên trên
mạng internet. Mạng URL tạo nên khả năng siêu liên kết cho các website. Mỗi tài
nguyên khác nhau lưu trữ trên internet được gán bằng một địa chỉ chính xác, địa chỉ
đó chính là URL.
Ví dụ: http://vetc.edu.vn
Một URL gồm có hai phần chính:
- Protocol Identifier: Là loại giao thức như: http, https, ftp, …
- Resource Name: Là tên tài nguyên như: vetc.edu.vn, hcmute.edu.vn, …
Một số tên miền thông dụng:
- com: Tổ chức, công ty thương mại.
- org: Tổ chức phi lợi nhuận.
- net: Trung tâm hỗ trợ về mạng.
- edu: Tổ chức giáo dục.
- gov: Tổ chức thuộc chính phủ.
- mil: Tổ chức quân sự.
- int: Tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế.
Tên miền theo quốc gia: Mỗi quốc gia đều có một tên miền gồm hai ký tự.
Ví dụ: vn (Việt Nam), us (Mỹ), ca (Canada), …
• Hyperlink: Còn gọi là siêu liên kết khi nhấp vào, máy tự động chuyển đến một vị trí
khác trên cùng trang, hoặc đến một trang web khác hay thậm chí đến một website
khác.
• Webpage (trang web): Là một trang thông tin gồm văn bản, hình ảnh, video, flash,…
và được lưu dưới dạng trang web tĩnh (HTML) hoặc lưu dưới dạng trang web động
như PHP, ASP, …
167
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

• Website (trang web, trang mạng): Là một tập hợp các webpage nằm trong một tên
miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain). Trang web được lưu trữ trên
máy chủ web (web server) có thể truy cập thông qua mạng Intenet, cung cấp các dịch
vụ thông tin của một cơ quan, tổ chức hay cá nhân.
• Home page (trang chủ): Là trang web mặc định được tải khi khởi động trình duyệt
hoặc trang web chính của website.
• Brower (trình duyệt) là chương trình dùng để hiển thị, duyệt website ổ một địa chỉ
nào đó. Một số trình duyệt web phổ biến là: Chrome, Intenet Explorer, Mozilla
Firefox,…
• Search engine (máy tìm kiếm) là một hệ thống phần mềm được thiết kế để tìm kiếm
thông tin trên Intenet. Một số seach engine là: Google, Bing, Yahoo, Baidu.
• HTML – Hypertext Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản): Mã chuẩn
với các quy ước được thiết kế để tạo trang web và được hiển thị bởi trình duyệt.
• Dowload: Tải dữ liệu từ một máy tính khác về máy tính của mình.
• Upload: Tải dữ liệu từ máy tính của bạn sang một máy tính khác.
• EBooks (sách điện tử): Các tập tin văn bản có thể đọc được trên máy tính bằng
chương trình chuyên dùng đọc sách điện tử.
• Chat: Trò chuyện trực tuyến trên Intenet.
• Chatroom: Một nới trên website mà người dùng có thể truy cập vào đó và trò chuyện
cùng với những người vào “chat”.
• Keyword (từ khóa): Là những từ xác định thông tin chủ đạo nhất trong toàn bộ nội
dung văn bản. Keyword giúp cho việc tìm kiếm thông tin nhanh chóng thuận tiện
hơn.
• Spam: Viết tắt của “Stupid Pointless Annoying Messages” nghĩa là “những thông
điệp ngu ngốc, phiền toái” mà người nhận không hề mong muốn nhận nó.
• Bandwith (băng thông): Tốc độ tối đa chuyển tải dữ liệu qua Intenet.
2. Các dịch vụ tiện ích chính Intenet
Mạng internet cung cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích cho người sử dụng internet như:
• Duyêt web, tra cứu và cung cấp thông tin.
• Hệ thống thư điện tử (email).
• Trò chuyện trực tuyến (chat).
• Làm việc và kinh doanh trực tuyến.
• Dịch vụ y tế như là chữa bệnh từ xa.
• Dịch vụ giáo dục như là tổ chức các lớp học ảo.
3. Lợi ích và tác hại của Internet
Hiện nay Internet đã trở nên quen thuộc với người dùng. Sự tồn tại của “thế giới
online” đã làm thay đổi cách thức làm việc, học tập và giải trí của hàng triệu người dùng
trên thế giới. Internet đã và đang chi phối hầu như mọi lĩnh vực phát triển của xã hội.
Theo báo cáo toàn cảnh của Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho thấy tên miền Việt
Nam (.vn) đứng thứ nhất tại Đông Nam Á, thứ 7 tại khu vực Châu Á. Con số của VIA đưa
ra cũng cho thấy có 34 triệu người Việt Nam truy cập Internet, chiếm khoảng 36% tổng số
168
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

dân số (khoảng 90 triệu người). Người Việt Nam sử dụng Internet, dành khá nhiều thời
gian để lên mạng với trung bình là 90 phút mỗi ngày. Mạng xã hội (social network) và
công cụ tìm kiếm (search engine) là 2 địa chỉ được truy cập nhiều nhất hiện nay.
(nguồn http://via.org.vn/du-lieu/bao-cao-thong-ke)
Lợi ích do Internet mang lại rất lớn, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những tác hại
làm ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, đời sống của người dùng. Vậy sử dụng và khai thác
“con dao hai lưỡi Internet” như thế nào cho hiệu quả và khoa học? Đây là một vấn đề mà
các bạn cần quan tâm và trả lời.
Lợi ích của Internet
Giúp người dùng tiếp cận với kho kiến thức khổng lồ của thế giới. Internet là phương
tiện giúp việc truyền đạt, trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tổ chức và quốc gia ở mọi
vùng miền diễn ra nhanh chóng và tiện lợi.
Internet xóa bộ các rào cản về địa lý, kinh tế, văn hóa, giúp cho mọi người trên toàn
thế giới gần gũi nhau hơn, là đòn bẩy giúp phát huy sức mạnh cộng đồng, góp phần xây
dựng và phát triển kinh tế tri thức.
• Các hệ giáo dục đào tạo từ xa, các chương trình đào tạo, học tập trong và ngoài nước
học trực tuyến qua mạng. Người học có thể học bất cứ lúc nào khi có thời gian rảnh
và trao đổi trực tiếp với giáo viên thông qua internet, vừa giảm chi phí học tập vừa
tiết kiệm được thời gian.
• Trước đây, các cơ quan hành chính nhà nước cung cấp dịch vụ cho người dân ngay
tại trụ sở của mình. Nhờ có internet, các trung tâm dịch vụ, cổng thông tin trực tuyến
được thiết lập. Người dân có thể hỏi đáp về pháp luật, được phục vụ và giải quyết các
việc trong cuộc sống hàng ngày như: Công chứng, đăng ký lập doanh nghiệp, đăng
ký nhân khẩu, khai báo thuế tại các mạng dịch vụ của chính phủ mà không cần phải
đến tại trụ sở các cơ quan nhà nước như trước đây.
• Doanh nghiệp dùng internet làm kênh trao trao đổi thông tin trực tiếp với khách hàng,
việc trao đổi thông tin này được thực hiện nhanh chóng với chi phí thấp nhất. Khách
hàng có thể tìm hiểu, đặt hàng, mua hàng và được giao hàng mà không cần phải đến
tận nơi bán.
• Các tin tức gần như được cập nhật tức thời qua các kênh thông tin như: Báo chí điện
tử, mạng xã hội, diễn đàn, trang thông tin cá nhân. Nhờ các dịch vụ xem nội dung số
qua internet, bạn có thể xem báo, xem phim hay một chương trình ti vi ưa thích vào
bất cứ lúc nào.
• Các mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến giúp người dùng tạo ra các mối quan hệ tốt,
trao dồi kiến thức về văn hóa và chuyên môn.
Tác hại của internet
• Nghiện internet là một “căn bệnh” mới xuất hiện gần đây đi cùng sự phát triển đến
chóng mặt của công nghệ internet. Việc lạm dụng này khiến người dùng (chủ yếu là
giới trẻ) chìm đắm vào thế giới ảo, xa rời thực tại, thậm chí quên ăn, quên ngủ, không

169
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

còn kiểm soát được thời gian. Nghiện internet làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe và các hoạt động học tập, công việc của con người.
• Xâm phạm an ninh, lợi ích quốc gia: Các thế lực thù địch và phản động quốc tế đã
không ngừng tập trung lợi dụng kênh truyền thông qua mạng internet để xuyên tạc,
chống phá các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Nhiều vụ tấn công nhằm vào hệ
thống mạng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, làm rối loạn hoạt động của hệ
thống, xâm phạm các thông tin quan trọng. Cạnh đó, bọn tội phạm sử dụng mạng
internet để thực hiện các hành vi phạm tội như: Phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, buôn
bán hàng cấm, đánh bạc, cá độ, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, văn hóa xã hội.
• Ăn cắp thông tin: Bọn tội phạm sử dụng các thiết bị công nghệ cao để đánh cắp thông
tin, làm giả thẻ tín dụng để thanh toán các dịch vụ, hàng hóa ở nước ngoài chuyển về
Việt Nam tiêu thụ, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và nạn nhân.
• Vi phạm bản quyền: Do việc truy cập thông tin quá thuận tiện nên việc “cầm nhầm”,
vi phạm tác quyền các sáng chế, sản phẩm, tác phẩm ngày càng gia tăng.
4. Bảo mật thông tin

4.1 . Mã hóa thông tin


Mã hóa là phương pháp để biến thông tin (phim, nhạc, văn bản, hình ảnh, ...) từ dạng
bình thường sang dạng thông tin không thề hiểu đượơc nếu không có phương tiện giải mã.
Khi truyền dữ liệu trên internet, đặc biệt là các dữ liệu quan trọng, thông tin cá nhân,
thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị kẻ xấu lấy, do đó cần mã hóa
thông tin này để hạn chế việc thất thoát, lộ các dữ liệu, thông tin riêng tư.

Hình 6.2 Hộp thoại bật/tắt bức tường lửa

170
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Để bật/tắt tường lửa, thực hiện các bước sau:


B1: Nhấp nút Start, gõ chữ Windows Firewall, nhấp chọn mục Turn Windows Firewall
on or off.
B2: Trong hộp thoại Customize settings for each type of network, tùy chọn các mục sau:
- Turn on Windows Firewall: Bật chức năng tường lửa.
- Turn off Windows Firewall: Tắt chức năng tường lửa.
4.2. Cho phép các chương trình vượt tường lửa
Để khai báo các chương trình được phép giao tiếp qua tường lửa, thực hiện các bước
sau:
B1: Nhấp nút Start, gõ chữ Windows Firewall, nhấp chọn mục Allow an app or feature
through Windows Firewall.
B2: Trong cửa sổ Allowed apps, nhấp nút Change settings, nhấp chọn vào các chương
trình được phép giao tiếp qua tường lửa.
Parental Control
Parental Control là công cụ cho phép cha mẹ có thể thiết lập những nội dung mà con
trẻ có thể truy cập trên máy tính, chơi các thể loại game hoặc các chương trình được cấp
phép sử dụng. Đây được xem là cách tốt nhất để hạn chế việc tiếp xúc của con trẻ với
những nguy hiểm rình rập từ internet. Ngoài ra, chức năng này còn cho phép cha mẹ quản
lý thời gian sử dụng máy tính của con trẻ.
Một số chức năng
Các chức năng của Parental Control.
• Time limits: Giới hạn thời gian sử dụng máy tính.
• Games: Quản lý các trò chơi trên máy tính.
• Allow and block any programs on your computer: Quản lý các chương trình ứng
dụng được phép sử dụng trên máy tính.
Khai báo Parental Control trên windows 7
Để bắt đầu sử dụng, thực hiện các bước sau:
B1: Đăng nhập bằng tài khoản Administrator.
B2: Nhấp chuột vào nút Start, Control Panel, User Accounts and Family Safety, Parental
Controls.
B3: Trong cửa sổ Parental Controls, chọn user muốn quản lý (hoặc nhấp nút Create a
new user account nếu chưa có tài khoản con).
B4: Trong cửa sổ User Controls, chọn chức năng muốn quản lý.

171
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Hình 6.3 Hộp thoại thiết lập các quản lý của Parental Control

• Time limits: Tô xanh các ô thời gian để khóa máy tính, những ô màu trắng là thời
gian các bé được phép sử dụng máy tính.
• Games: Chọn mục Set game ratings để khai báo các thể loại game có thể chơi trên
Internet hoặc chọn mục Block or Allow specific games để khai báo các game cụ thể
được chơi.
• Allow and block specific programs: Chọn các chương trình được phép sử dụng.
II. Sử dụng trình duyệt Web
1. Khái niệm
Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép người dùng xem và tương tác
với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang
web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình ảnh trên
một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ web
hoặc địa chỉ web khác.
Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web
một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web đọc định
dạng HTML để hiển thị, do đó một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt
khác nhau.
2. Một số trình duyệt web phổ biến

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Theo trang web uy tín http://www.toptenreviews.com/ đã công bố Top 10 trình duyệt


Web tốt nhất năm 2016 dựa trên số phiếu bình chọn của đại đa số người dùng trên toàn thế
giới là:
1. Mozilla Firefox 6. Torch
172
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

2. Google Chrome 7. Maxthon


3. Opera 8. SeaMonkey
4. Saffari 9. Avant Browser
5. Internet Explorer 10. Deepnet Explorer
Phạm vi của giáo trình biên soạn sẽ tập trung trình bày các nội dung kiến thức và kĩ
năng sử dụng trình duyệt web Google Chrome (gọi tắt là Chrome). Đây là trình duyệt được
thiết kế và phát triển bởi nhà sản xuất phần mềm hàng đầu thế giới Google và cũng là trình
duyệt lọt vào top 100 công cụ dành cho giáo dục (http:/c4lpt.co.uk/top100tools).
3. Thao tác duyệt web với Google chrome

Cách 1: Nhấp vào biểu tượng Google Chrome trên nền Desktop.
Cách 2: Nhấp nút Start – All Programs – Google Chrome
3.1. Giao diện trình duyệt
1
2

(1) Thanh tiêu đề: Các nút quản lý cửa sổ trình duyệt và thẻ duyệt web.
(2) Thanh địa chỉ: Các nút điều hướng trang web, thanh địa chỉ,…, nút Menu  (hoặc ).
(3) Vùng hiển thị nội dung, thông tin trang web hiện hành.
3.2. Một số lệnh cơ bản
Truy cập một trang web
Nhập địa chỉ trang web vào khung địa chỉ

, nhấn Enter.
Mở trang web khi nhấp hyperlink
• Mở trang web trên cửa sổ hiện hành:
173
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Di chuyển chuột đến một liên kết (hyperlink), con trỏ chuột sẽ thay đổi thành , nhấp
chuột trái lên hyperlink.
• Mở trang web trên cửa sổ mới:
Nhấp chuột phải lên hyperlink, chọn Open link in new window.
(hoặc nhấn giữ phím Shift, nhấp chuột vào hyperlink).
• Mở trang web trên thẻ mới:
Nhấp chuột phải lên hyperlink, chọn Open link in new tab.
(hoặc nhấn giữ Ctrl, nhấp vào hyperlink).
Dừng tải, tải lại một trang web
• Dừng tải trang web: Nhấp nút Stop
• Tải lại một trang web: Nhấp nút Reload
Lui, tới các trang web đã duyệt
• Quay trở về trang web đã duyệt trước đó: Nhấp nút Back
• Tiến tới trang web sau: Nhấp nút Forward
3.3. Thiết lập nâng cao với Google Chrome
Thay đổi ngôn ngữ trình duyệt

Hình 6.4 Hộp thoại thay đổi ngôn ngữ

Google Chrome là trình duyệt hỗ trợ đa ngôn ngữ. Để thay đổi ngôn ngữ, thực hiện
các bước sau:
B1: Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu  (hoặc ), nhấp chọn Setting.
B2: Nhấp nút Show advanced setting … ở cuối trang.
B3: Trong phần languages, nhấp nút language and input settings …
B4: Trong hộp thoại languages, nhấp chọn nút Add để thêm ngôn ngữ muốn hiển thị.
B5: Nhấn nút Display Google Chrome in this language, nhấp nút Done để hoàn tất.
B6: Khởi động lại Google Chrome.

174
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Đặt trang chủ cho trình duyệt


Trang chủ (Homepage) là trang web hiện ra khi người dùng nhấp vào nút trang chủ
hoặc . Việc cài đặt trang chủ giúp người dùng truy cập nhanh đến trang web mà họ
yêu thích hay thường xuyên truy cập như: Website của cơ quan, trường học, các trang tin
tức, …
Để đặt trang chủ, thực hiện như sau:
B1: Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu  (hoặc ), nhấp chọn Setting.
B2: Trên trang Setting, trong mục Appearance, nhấp chọn mục Show Home button.
B3: Nhấp dòng chữ Change để khai báo trang chủ cho trình duyệt. Nhấn OK để hoàn
tất.
Cài đặt trạng thái khởi động cho trình duyệt
Trạng thái khởi động là các cách hiển thị của trình duyệt Chrome khi khởi động.
Để đặt trạng thái khởi động, thực hiện như sau:
B1: Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu , chọn Setting.
B2: Trên trang Setting, trong mục On Startup, tùy chọn các mục sau:
- Open the New Tab page: Theo mặc định, trang tab mới hiển thị biểu tượng của
Google, thanh tìm kiếm và hình thu nhỏ của các trang web được truy cập nhiều nhất.
- Continue where you left off: Chrome sẽ mở lại chính các trang người dùng đang xem
khi thoát khỏi trình duyệt.
- Open a specific page or set of pages: Khai báo các trang muốn mở khi khởi động trình
duyệt.
Xóa dữ liệu duyệt web

Hình 6.5 Cửa sổ xóa dữ liệu trang Web

175
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Để xóa dữ liệu duyệt web, thực hiện như:


B1: Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu , chọn Setting, nhấp dòng Show advanced
setting … ở cuối trang.
B2: Trong mục Privacy, nhấp nút Clear browsing data …
B3: Trong hộp thoại Clear browsing data, tùy chọn phạm vi thời gian muốn xóa, các
nội dung muốn xóa như: lịch sử duyệt web, lịch sử download tài liệu, dữ liệu tạm
thời lấy về từ internet, …
B3: Nhấp nút Clear Browsing data.
* Pop-up
Khái niệm
Pop-up (hay còn gọi là cửa sổ bậc lên) là một hộp thoại nhỏ xuất hiện trên trang web mà
người dùng đang xem để hiển thị một tin quảng cáo.

Theo mặc định, Google chrome sẽ chặn Pop-up tự động xuất hiện trên màn hình.
Khi trang web có Pop-up bị chặn, thanh địa chỉ sẽ được đánh dấu là đã chặn Pop-up.
Bật hoặc tắt chức năng Pop-up
Bước 1: Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu , chọn Setting.
Bước 2: Nhấp nút Show advanced setting … ở cuối trang.
Bước 3: Trong phần Privacy, nhấp nút Content Settings.
Bước 4: Trong phần Pop-ups, chọn một tùy chọn:
- Allow all site to show pop – ups: Cho phép tất cả các trang web hiển thị cửa sổ bật
lên.
- Do not allow any site to show pop – ups (recommended): Không cho phép bất kỳ
trang web nào hiển thị cửa sổ bật lên (nên chọn).
* Cookie
Khái niệm
Cookie là một đoạn văn bản ghi thông tin được tạo ra và lưu trên trình duyệt máy tính
của người dùng. Cookie thường được tạo ra khi người dùng truy cập một website, cookie
sẽ ghi nhớ những thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu, các tùy chọn của người dùng.
Các thông tin này được lưu trong máy tính, thường được dùng để nhận ra người dùng khi
truy cập một trang web.
Cho phép hoặc không cho phép cookie

176
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Hình 6.6 Cửa sổ quản lý Cookie

Để bật/tắt Cookie do trang web lưu, thực hiện như sau:


B1: Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu , nhấp chọn Setting.
B2: Nhấp nút Show advance setting … ở cuối trang.
B3: Trong phần Privacy, nhấp nút Content setting.
B4: Trong phần Cookie, tùy chọn các mục sau:
- Allow sites to save and read cookie data (recommended): Cho phép trang web lưu
và đọc dữ liệu cookie (được đề xuất).
- Keep local data only until you quit your browser: Chỉ lưu dữ liệu trên máy cho đến
khi bạn thoát trình duyệt của mình.
- Block third-party cookie: Chặn cookie của bên thứ ba
- Prevent third-party websites from save and reading cookie data: Ngăn các trang
web của bên thứ ba lưu và lọc dữ liệu cookie.
- See all cookie and site data: Xem tất cả các cookie và dữ liệu trang web

Nếu bạn truy cập trang web và cookie bị chặn, trong thanh địa chỉ, bạn sẽ thấy biểu

tượng cookie bị chặn


Quản lý lịch sử duyệt web
Lịch sử duyệt web (History) là nơi lưu lại địa chỉ các trang web đã từng duyệt qua,
giúp người dùng có thể xem lại các trang web khi cần thiết.
Xem lịch sử

177
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Hình 6.7 Trang thông tin lịch sử duyệt Web

Để xem lịch sử các trang web đã duyệt trước đây, tùy chọn một trong các cách sau:
Cách 1: Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu , chọn History, nhấp chọn History.
Cách 2: Nhấn Ctl+H.
Xóa lịch sử
B1: Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu , chọn History, nhấp chọn History.
B2: Trong trang thông tin lịch sử, nhấp chọn những trang muốn xóa.
B3: Nhấp nút Delete.
4. Đánh dấu trang web
Đánh dấu trang Web yêu thích (bookmark) là một chức năng khá hay, cho phép người
dùng lưu lại địa chỉ của một số trang Web hay, để người dùng có thể truy cập lại các trang
Web đó một cách dễ dàng mà không cần nhớ địa chỉ Web.
4.1. Đánh dấu trang Web yêu thích
Để đánh dấu trang web hiện hành, thực hiện các cách sau:
Cách 1: Trên thanh địa chỉ, nhấp nút .
Cách 2: Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu , nhấp chọn Bookmark, nhấp chọn Bookmark
this page …
Cách 3: Trên thanh địa chỉ, nhấp và di chuyển biểu tượng Khóa hoặc Trang vào
thanh dấu trang.
Cách 4: Nhấn Ctl+D.
Nếu bookmark có hai biểu tượng:
: Trang web hiện hành chưa được đánh dấu.
: Trang web hiện hành đã được đánh dấu, nếu nhấp vào sẽ thực hiện lệnh chỉnh
sửa bookmark
178
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

4.2. Xem các trang đã đánh dấu


Để xem lại các trang web đã đánh dấu, chọn một trong ba vị trí sau:
• Thanh dấu trang (Bookmark bar).
• Menu Bookmark: Chuyển tới danh sách dấu trang này bằng cách nhấp nút Menu
, chọn Bookmark.
• Trình quản lý Bookmark.
4.2.1. Hiển thị thanh dấu trang
Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu , nhấp chọn Bookmark, nhấp chọn Show
bookmarks bar.
4.2.2. Trình quản lý dấu trang
Trình quản lý dấu trang giúp người dùng dễ dàng truy cập lại các trang đã đánh dấu
của mình. Ngoài ra, còn cho phép người dùng tổ chức, sắp xếp lại các trang đã đánh dấu.
4.2.3. Mở trình quản lý dấu trang
Trên thanh địa chỉ, nhấp nút Menu , nhấp chọn Bookmark, nhấp chọn Bookmark
manager.
Một số thao tác trong trình quản lý Bookmark
Trong trình duyệt Bookmark, nhấp nút Organize trên thanh tiêu đề, tùy chọn các
mục sau:
• Add page …: Thêm bookmark mới.
• Add folder …: Tạo thư mục mới để quản lý các bookmark.
• Reorder by title: Sắp xếp lại tiêu đề theo thứ tự tăng dần.
• Import bookmarks from HTML file…: Nhập các địa chỉ bookmark từ một tập tin
HTML.
• Export bookmark to HTML file…Tạo tập tin sao lưu, dự phòng trường hợp máy
tính bị mất hết bookmark.
III. Một số dịch vụ trên Internet
1. Tìm kiếm thông tin trên Internet
Để tìm kiếm nhanh chóng thông tin trên các trang web, các công cụ tìm kiếm (search
engine) ra đời.
Search engine là chương trình cung cấp nhiều loại thông tin khác nhau mà người dùng
cần tìm kiếm như: trang Web (website), hình ảnh (image), phim (video). Nói cách khác
search engine là các công cụ tìm kiếm trên Internet, giúp cho việc tìm kiếm thông tin trên
Internet dễ dàng và nhanh chóng.
Các Search Engine lớn như: Google, Bing, Yahoo, MSN.
Tại Việt Nam, công cụ tìm kiếm phổ biến nhất là Google, được hơn 90% người dùng sử
dụng.

179
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

2. Tìm kiếm với Google


Truy cập vào địa chỉ https://www.google.com.vn

Hình 6.8 Trang tìm kiếm của Goole

(1) Truy cập vào hộp thư Gmail.


(2) Tìm kiếm hình ảnh.

(3) Các ứng dụng khác của Google.


(4) Đăng nhập tài khoản Google.
(5) Khung tìm kiếm: Nơi nhập các từ khóa (keyword) cần tìm.
(6) Nhập yêu cầu tìm kiếm bằng bàn phím (tiếng việt), giọng nói.
(7) Ra lệnh bắt đầu tìm kiếm.
Trước tiên cần phải xác định từ khóa (keyword) của thông tin muốn tìm kiếm, đây
là phần rất quan trọng vì từ khóa là từ đại diện cho thông tin cần tìm.
• Từ khóa quá ngắn, không rõ hay thiếu chính xác sẽ cho rất nhiều kết quả, khó
phân biệt và chọn được thông tin như mong muốn.
• Từ khóa quá dài thì kết quả tìm kiếm có thể không có.

3. Tìm trang Web


B1: Nhập từ khóa muốn tìm trong khung tìm kiếm, trong khi nhập Google sẽ hiển thị
các từ khóa thường gặp, bạn có thể chọn các nội dung từ khóa này.

B2: Nhấp nút Tìm với Google hoặc nhấn phím Enter.
4. Tìm hình ảnh
Để tìm kiếm hình ảnh, thực hiện như sau:
B1: Nhấp vào mục Images.
B2: Nhập từ khóa muốn tìm trong kung tìm kiếm.

B3: Nhấp nút Tìm hay nhấn phím Enter.

180
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Google sẽ hiển thị các kết quả tìm kiếm dưới dạng các hình ảnh thu nhỏ. Đưa chuột
vào sẽ hiện khung chứa hình và địa chỉ liên kết dến trang web (có chứa từ khóa) cùng vài
dòng mô tả bên dưới.
Nhấp chuột vào hình thu nhỏ để xem hình và mở trang có hình ảnh muốn tìm hay có
thể nhấp phải chuột để mở trang ở thẻ (hay cửa sổ) khác.
5. Tìm hình bằng hình ảnh cho trước
Đây là một chức năng thú vị, cho phép tìm hình ảnh dựa vào một hình ảnh mẫu có
sẵn mà không cần phải nhập từ khóa.
B1: Trong khung tìm kiếm, nhấp vào biểu tượng máy hình máy ảnh để hiện cửa sổ
tìm kiếm bằng hình ảnh.
B2: Chọn hình ảnh mẫu cần tìm:
- Upload an image: Hình mẫu từ máy tính của người dùng.
- Paste image URL: Hình mẫu từ một trang web.
6. Giới hạn phạm vi tìm kiếm bằng các bộ lọc
Việc sử dụng các bộ lọc giúp cho việc hiển thị các kết quả tìm kiếm chính xác hơn.
Để giới hạn kết quả tìm kiếm nhấp nút Tools, tùy chọn các mục sau:
 Any country: Tìm theo quốc gia.
 Any time: Tìm theo thời gian.
 All results: Tất cả kết quả.
7. Một số tính năng tìm kếm đặc biệt
Ngoài việc giúp truy cập đễ dàng vào hàng triệu trang web, Google còn có nhiều tính
năng đặc biệt giúp người dùng tìm chính xác nội dung cần tìm.
Sàng lọc truy vấn
Đôi khi, cách tốt nhất để đặt câu hỏi là yêu cầu Google trợ giúp “điền vào ô trống”
bằng cách thêm dấu hoa thị (*) vào phần cuối của câu hoặc câu hỏi.
Ví dụ: Giá xăng * Tìm kiếm
Kiểm tra chính tả
Phần mềm kiểm tra lỗi chính tả của Google sẽ tự động kiểm tra xem truy vấn của bạn
có sử dụng chính tả thông dụng nhất của từ cho sẵn không. Nếu phần mềm này cho rằng
bạn có khả năng tạo kết quả tốt hơn bằng chính tả thay thế, nó sẽ hỏi “Ý của bạn là: (chính
tả thông dụng hơn) ?”. Nhấp vào các đề xuất để bắt đầu kìm kiếm trên Googel cho cụm từ
đó.
Tra cứu về thời tiết.
Để xem thời tiết của nhiều thành phố tại Việt Nam và trên thế giới, hãy truy cập “thời
tiết” với tên thành phố.
Ví dụ: Thời tiết TP.Hồ Chí Minh Tìm kiếm
181
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Tính toán số học


Để sử dụng chức năng tính toán có sẵn trong Google, chỉ cần nhập phép tính muốn
thực hiện vào hộp tìm kiếm.
Ví dụ: 5*(sqrt 4)^3 Tìm kiếm

Chuyển đổi đơn vị đo lường


Bạn có thể chuyển đổi giữa nhiều đơn vị khác nhau như: Chiều dài, khối lượng, thời
gian, tiền tệ, …
Ví dụ: Một tháng = bao nhiêu giờ Tìm kiếm
1kg → pound Tìm kiếm
150USD → VND Tìm kiếm
Tra cứu bản đồ
Hãy nhập từ “bản đồ” cùng tên của vị trí, Google sẽ cung cấp bản đồ của địa điểm
đó. Nhấp vào bản đồ đó để xem bản đồ phóng to trên Google Maps.
Ví dụ: Bản đồ Đà Nẵng Tìm kiếm
8. Tìm kiếm nâng cao
Nhấp vào nút (hoặc settings), chọn Advanced search, Google sẽ cung cấp các
lựa chọn với hướng dẫn chi tiết, giúp thực hiện việc tìm kiếm một cách hiệu quả và chính
xác.

Hình 6.9 Tìm kiếm nâng cao

182
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

9. Lưu nội dung trên web về máy tính


9.1. Lưu văn bản
B1: Quét khối nội dung văn bản. Nhấp phải trong vùng chọn, chọn lệnh Copy (Ctrl+C).
B2: Trong cửa sổ văn bản Wordpad hay Word, nhấp phải chọn lệnh Paste (Ctrl+V).
B3: Thực hiện thao tác lưu tập tin văn bản lên máy.
9.2. Lưu hình ảnh
B1: Nhấp phải lên hình, chọn lệnh Save image as…..
B2: Trong hộp thoại Save as, chọn nơi lưu và đặt tên tập tin (nếu muốn). Nhấp nút Save
để kết thúc.
9.3. Lưu tập tin
Để thuận tiện cho người dùng, các thông tin như nhạc, phim, văn bản hay chương
trình chứa trên các trang web có thể được đóng gói thành tập tin để tải về máy tính.
Để lưu tập tin, thực hiện như sau:
B1: Nhấp lên liên kết để tạo tập tin.
B2: Trong hộp thoại File Download chọn lệnh Save.
B3: Chọn nơi lưu trong hộp thoại Save as. Nhấn Save để tải tập tin.
9.4. Lưu trang web
B1: Mở trang web cần lưu, nhấn CTRL +S.
B2: Trong hộp thoại Save as chọn nơi lưu, đặt tên tập tin (nếu muốn). Nhấp nút Save để
lưu.
10. Lưu trữ trực tuyến
10.1. Khái niệm
Lưu trữ trực tuyến (lưu trữ trên mạng) là dịch vụ lưu trữ cho phép người dùng truy
cập vào dữ liệu của mình từ bất cứ đâu thông qua mạng Internet. Dịch vụ lưu trữ trực tuyến
cho phép người dùng sao lưu, đồng bộ và chia sẽ dữ liệu.
10.2. Một số ưu điểm nổi bật
• Có thể truy cập được dữ liệu tại mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng và thuận
tiện, không bị phụ thuộc vào vị trí địa lý.
• Giúp tránh nguy cơ mất dữ liệu do ổ cứng bị hỏng hoặc bị virus phá hủy,…vì dữ
liệu đã được tải lên và lưu trữ ở một nơi khác trên mạng.
• Tiết kiệm chi phí trong việc mua đĩa cứng hay USB flash dùng để lưu trữ dữ liệu.
• Dễ dàng chia sẽ hoặc cùng chỉnh sửa tài liệu chia sẻ với người khác trên mạng.
10.3. Một số dịch vụ lưu trữ trực tuyến miễn phí
OneDrive
183
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

OneDrive là một trong những mô hình sao dữ liệu trực tuyến do Microsoft phát triển
và có dung lượng lưu trữ miễn phí là 5 GB.
Dropbox
Dropbox là một dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến miễn phí được thành lập vào năm
2008 bởi Drew Houston và Arash Ferdowsi thuộc công ty Dropbox. Dropbox có dung
lượng lưu trữ miễn phí là 2 GB.
Google Drive
Google Drive là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa tập tin được tạo bởi Google. Google
Drive có dung lượng lưu trữ miễn phí là 15 GB, có thể lưu trữ qua ba dịch vụ cùng một lúc
Google Drive, Gmail, Googlr Photos.
Lưu trữ trực tuyến với Google Drive
Đăng nhập tài khoản
Để sử dụng Google Drive, thực hiện như sau:
B1: Truy cập trang https://drive.google.com.
B2: Đăng nhập tài khoản Google Drive bằng tài khoản Google.

Hình 6.10 Cửa sổ Google Drive

Cài Đặt Google Drive cho máy tính


Tải Google Drive về máy tính của mình, ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào
tài khoản tương tự như một thư mục trên Windows Explorer.
Để cài đặt Google Drive cho máy tính, thực hiện như sau:
B1: Trong trang Google Drive, nhấp nút Get Drive for PC ở phía dưới bên trái.
B2: Sau đó thực hiện các lệnh theo yêu cầu để cài đặt Drive trên máy tính.
Sử dụng Google Drive trên máy tính
B1: Trong cửa sổ Windows Explorer, chọn thư mục Google Drive.

184
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

B2: Thực hiện các thao tác: Tạo thư mục, sao chép, di chuyển, xóa tài liệu,... tương tự
như các thao tác quản lý tài nguyên trên máy tính.

Khi không có mạng, bạn vẫn có thể thực hiện các thao tác quản lí bình thường đối với
thư mục Google Drive. Khi có kết nối Internet, thư mục Google Drive sẽ tự động thực hiện
thao tác đồng hồ hóa dữ liệu với tài khoản Google Drive trên mạng.

Chia sẻ tài nguyên

Hình 6.11 Hộp thoại chia sẽ tài nguyên với người khác

Để chia sẽ tài liệu cho nhiều người khác cùng sử dụng, thực hiện như sau:
B1: Trong cửa sổ Windows Explorer, nhấp phải lên tài nguyên muốn chia sẻ, chọn
Google Drive, nhấp chọn Share …
B2: Trong hộp thoại Share settings, trong mục people khai báo hai mục sau:
- Enter names ỏ email addresses: Nhập vào các địa chỉ email mà bạn muốn mời sử
dụng tài liệu này.
- Can edit: Cấp quyền cho người được sử dụng tài nguyên (Can edit: Người
được mời có thể chỉnh sửa, Can Comment: Người được mời có thể xem, tải tài
liệu hoặc viết bình luận cho tài liệu, Can View: Người được mời chỉ có thể xem
hoặc tải tài liệu về).
Quản lý và chia sẻ tài nguyên trên web
Tải tài nguyên lên Google Drive.
Trong trang Google Drive, nhấp chọn nút New, tùy chọn một trong các lệnh sau:
• Folder: Tạo thư mục mới.
• File upload: Chọn tập tin muốn tải lên.
• Folder upload: Chọn thư mục muốn tải lên.
Một số thao tác với tài nguyên.
Trong trang Google Drive, nhấp phải lên tài nguyên muốn thao tác, tùy chọn các
lệnh sau:

185
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

• Share…: Thực hiện giống thao tác chia sẻ tài nguyên trên máy tính.
• Get shareable link: Cũng giống lệnh Chia sẻ, nhưng không cần phải khai báo email
của người dùng khác.
• Move to…: Di chuyển tài nguyên tới thư mục khác.
• View details: Xem thông tin hoạt động đối với tài nguyên này như sao chép di chuyển,
xóa,..
• Download: Tải tài liệu xuống máy tính.
• Remove: Xóa tài nguyên.
Sử dụng bản đồ trực tuyến
Công cụ bản đồ (Google Maps) (http//maps.google.com) là một dịch vụ bản đồ có
thể xem trong trình duyệt web. Tùy thuộc vào vị trí của mình, bạn có thể xem bản đồ và
các thông tin địa phương ở dạng cơ bản hoặc tùy chỉnh. Bạn cũng xó thể xem hình ảnh vệ
tinh của vị trí mong muốn.

Giao diện 1 2

3 4 5 6

7 8 9
Hình 6.12 Giao diện Google Maps

(1) Nhập từ khóa là vị trí cần tìm, nhấp Enter.


(2) Directions: Nhấp vào tính năng này để tìm chỉ đường.
(3) Save: Sử dụng tính năng này để lưu các địa điểm đã chọn.
(4) Nearby: Tìm kiếm thông tin các địa điểm lân cận.
(5) Send to your phone: Gửi thông tin bản đồ đến điện thoại của bạn.
(6) Share: Chia sẻ thông tin bản đồ.

186
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

(7) Thay đổi cách hiển thị: Map/Earth (đường phố/vệ tinh).
(8) Hình ảnh liên quan đến địa điểm đã chọn.
(9) Zoom: Phóng to/thu nhỏ, điều hướng bản đồ.

Thao tác cơ bản


• Phóng to/thu nhỏ: Sử dụng dấu +/- của (9) hay xoay bánh xe Scroll của chuột.
• Di chuyển bản đồ: Giữ chuột kéo bản đồ di chuyển.
• Thay đổi kiểu hiển thị bản đồ: Đường phố hoặc vệ tinh (7).
• Nhấp trái: Chọn điểm trên bản đồ.
• Nhấp phải tại một điểm bất kỳ trên bản đồ để chọn các lệnh: Directions from here,
Directions to here, What’s here?, Search nearby, measure distance.

Tìm đường đi
B1: Nhấp phải trên điểm xuất phát (A) chọn Directions from here.
B2: Nhấp phải trên điểm đến (B) chọn Directions to here. Google Maps sẽ tính toán và
đề nghị lộ trình. Người dùng có thể chọn lộ trình dành cho xe hơi , xe bus , hay
người đi bộ , và chọn  để tìm đường theo hướng ngược lại (chuyến về).
11. Sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến
11.1. Khái niệm cơ bản
Dịch vụ hành chính công
Dịch vụ hành chính công (hay dịch vụ công) là những dịch vụ liên quan đến hoạt
động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ
chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình
thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
Dịch vụ công trực tuyến
Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung
cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1
Là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình và thủ tục, hồ sơ, thời
hạn, phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2
Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn
bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

187
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực
tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá
trình sử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh
toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp
dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí
(nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi
trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
11.2. Một số dịch vụ công trực tuyến của Tp. Hồ Chí Minh
• Tra cứu các thủ tục hành chính: https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn

Hình 6.13 Form tra cứu thủ tục hành chính

• Đăng ký đổi giấy phép lái xe: http://gplx-dichvucong.hochiminhcity.gov.vn

Hình 6.14 Form Đăng ký đổi giấy phép lái xe

188
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

Bài tập:
Tạo trong ổ đĩa D:\ Thư mục BT3
1. Tìm thông tin dự báo thời tiết nơi bạn đang ở, ngày và đêm nay thế nào ?
2. Chương trình truyền hình HTV7 và HTV9 tối nay chiếu phim gì ?
3. Tìm thông tin: Tên, vị trí, chiều dài (không tính đường dẫn) của cây cầu dài nhất ở Việt
Nam.
4. Tìm thông tin: Tên, diện tích, vị trí, dân số của tỉnh có diện tích lớn nhất trong các tỉnh
của Việt Nam.
5. Tìm các hình sau (lưu các hình tìm được vào BT3):
• Cây và hoa BaoBab.
• Tòa nhà Bitexco.
• Hoa Mỹ Nhân.
• Cầu Ánh Sao (Phú Mỹ Hưng).
6. Chọn tùy ý một trong các đối tượng đã tìm trong câu 5. Hãy tìm hiểu các thông tin liên
quan về đối tượng. Dùng Wordpad viết một bài giới thiệu ngắn (từ 5 đến 10 dòng) về đối
tượng vừa tìm hiểu. Trang trí định dạng rồi lưu với tên tập tin tùy ý vào BT3.
7. Bạn đang ở TP. Hồ Chí Minh có nhu cầu đi chơi dã ngoại trong ngày (sáng đi chiều về),
hãy tìm các địa điểm du lịch phù hợp.
8. Xác định lộ trình và tìm khoảng cách để đi từ Trường Cao đẳng Công nghệ TP.HCM
đến Khu du lịch Bửu Long thuộc tỉnh Đồng Nai.
9. Việt Nam hiện có bao nhiêu Vườn quốc gia? Tìm Vườn quốc gia có vị trí gần TP. Hồ
Chí Minh nhất. Hãy dùng Google Maps xác định lộ trình đi từ Trung Tâm Tin Học ĐHSP
đến Vườn quốc gia đó.
10. Một bạn tốt nghiệp trung cấp Kế toán (chưa có kinh nghiệm) muốn tìm việc làm tại
TP.HCM. Hãy tìm và giới thiệu cho bạn ấy một công việc phù hợp.
11. Giả sử bạn cùng vài người bạn muốn tổ chức một chuyến dã ngoại đi về trong ngày ở
Cần Giờ nhưng lại chưa biết gì về Cần Giờ. Hãy tìm hiểu để tổ chức một chuyến du lịch
nhỏ:
• Cần Giờ ở đâu, cách TP.HCM bao xa?
• Các địa điểm đặc sắc ở Cần Giờ? Định vị các điểm này trong Google Maps.
• Nên dùng phương tiện gì để đi đến và ghé thăm các nơi bạn đã tìm hiểu trong
phần trước? Lý do bạn lại quyết định chọn loại phương tiện này?
• Ăn uống, nghỉ ngơi như thế nào?
• Thời gian biểu cho chuyến đi?
• Xác định chi phí cho một chuyến đi như trên, tốn khoảng bao nhiêu?
189
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

IV. Sử dụng dịch vụ thư điện tử


1. Giới thiệu chung
1.1. Khái niệm
Thư điện tử (email) là dịch vụ thực việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các
hộp thư điện tử.
1.2. Công dụng
• Tốc độ nhanh, thời gian chuyển thư gần như tốc thời.
• Cho phép gửi nhiều người cùng lúc và hầu như mọi người đều nhận đồng thời.
• Khối lượng thư điện tử lớn, ngoài nội dung thư điện tử có thể đính kèm theo tập tin
(văn bản, hình ảnh, âm thanh, video …).
• Chi phí thấp.
1.3. Phân loại phần mềm thư điện tử
Có hai loại phần mềm thư điện tử:
• Email client: Được cài đặt trên máy tính của người dùng như: Microsoft Outlook,
Microsoft Outlook Express, Netscape Comunicator, …
• WebMail: Không cần phải cài đặt mà nó được cung ứng bởi các máy chủ (web
server) trên Internet như mail.yahoo.com, gamil.com, hotmail.com, …
Người dùng cần có tài khoản (account) để nhận và gửi thư.
1.4. Một số nguy cơ khi sử dụng thư điện tử
Nhận thư lừa đảo
Một ngày bạn vô tình nhận được một email thông báo về việc bạn đã trúng thưởng
hay một thông tin mà bạn đang quan tâm từ một người, tổ chức mà bạn không biết hoặc đã
biết. Email đó có thể hoàn toàn là lừa đảo, hãy lưu ý!
Lừa đảo là gì ?
Lừa đảo (Phishing) là một kiểu chơi chữ của từ “câu cá” để lừa đảo lấy thông tin tài
khoản cá nhân của người dùng. Thông thường những kẻ lừa đảo gửi các email giả mạo
hoặc thiết lập các trang web mạo danh trang đăng nhập của các website uy tín như Google,
eBay hoặc PayPal, ... để lừa người dùng cung cấp thông tin tên người dùng (user account)
và mật khẩu (paswword) để họ có thể truy cập vào những tài khoản trực tuyến và đánh cắp
danh tính, tính phí cho thẻ tính dụng, rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng của người dùng.
Nhận dạng một số hình thức lừa đảo qua email
Email yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, đưa thông tin về các giải
thưởng, sự kiện cho người dùng.
• Các tin liên quan đến các vấn đề nóng trong xã hội tại thời điểm hiện tại.
• Gửi các tập tin đính kèm từ những người không quen biết. Các tập tin có thể liên
quan đến công việc, tuyển dụng hay các thông tin lĩnh vực mà bạn quan tâm.

190
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

• Các email không có chữ, chỉ chứa hình ảnh cũng rất nguy hiểm. Nhấp vào bất kỳ
vùng nào trong email đó cũng có thể dẫn đến các trang web giả mạo, để dụ dỗ người
dùng đăng nhập thông tin cá nhân hoặc bị lây nhiễm mã độc.
• Email chứa nhiều thông tin bôi đậm.
• Email với những lời chào hỏi, làm quen chung chung không chi tiết. Thường bắt
đầu theo kiểu “chào bạn”, “hello Friend”, “Dear Member”.
Cách xử lí khi gặp Email lừa đảo
• Các email lừa đảo thường chứa các đường dẫn để dẫn bạn đến các trang web và yêu
cầu bạn nhập một mẫu nào đó hoặc một form đăng nhập lừa đảo giống hệt như giao
diện của một trang web nổi tiếng như: Gmail, Facebook… bạn không nên nhấp vào
bất cứ đường dẫn nào chứa trong email nhận được. Cần xác định chính xác nguồn
của trang web trên trình duyệt trước khi thực hiên đăng nhập hay điền các mẫu thu
thập thông tin (survey).
• Với các email chứa các tập tin đính kèm: .doc, .docx, .pptx, .xlsx, .pdf… bạn không
nên mở ngay khi tải về. Nên sử dụng các công cụ online của Google Drive để mở -
nếu các công này báo lỗi hoặc bạn không đọc được các dữ liệu đó thì khả năng cao
đó là các tập tin lừa đảo, hãy cân nhắc để xóa nó ngay. Sử dụng các phần mềm diệt
vius để quét các tập tin trước khi mở trên máy tính của mình.
• Với các hình thức lừa đảo theo nội dung về các chương trình trúng thưởng, sự kiện
và yêu cầu bạn làm theo như: Chuyển tiền qua tài khoản nào đó để nhận giải thưởng,
trả tiền phí vận chuyển, chuyển khoản qua thẻ điện thoại,… bạn nên xác minh thật
kỹ vì thông thường những tổ chức, doanh nghiệp lớn sẽ không bao giờ làm như vậy.
• Cuối cùng với tất cả các email lừa đảo hãy xóa ngay trong hòm thư của bạn, nói cho
bạn bè người thân và mọi người biết để cùng phòng tránh.
Cách giữ email luôn an toàn
Dưới đây là một số cách để giữ email của bạn luôn an toàn:
• Sử dụng mật khẩu phức tạp khó đoán.
• Cẩn thận với các mánh khóe lừa đảo.
• Không nhấp vào bất cứ đường đãn nào có trong email.
• Lưu ý với các mạng wifi công cộng.
• Kích hoạt cơ chế xác thực 2 bước.
• Không dùng một email có nhiều dịch vụ internet, đặc biệt là các dịch vụ quan trọng
(tài khoản ngân hàng, thanh toán với các trang diễn đàn, mạng xã hội,…).
• Không mở ngay các tập tin đính kèm trong mỗi email
• Dùng phần mềm diệt virus quét các tập tin đính kèm trong email, kích hoạt các chế
độ Realtime Protection, Self Defence trong các phần mềm diệt virus.
2. Tạo và sử dụng Google mail
2.1. Tạo tài khoản
Hộp thư Gmail đã trở nên khá phổ biến và quen thuộc bởi có nhiều tính năng hấp dẫn
vượt trội:

191
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản

• Dung lượng lưu trữ lớn, hiện tại 15 GB chung với các ứng dụng như Gmail, Driver
hay Photos.
• Tốc độ đọc, gửi/nhận thư, đính kèm tập tin tương đối nhanh.
• Được cung cấp các dịch vụ tiện dụng của Google như: Google+, Google Maps,
Google Drive,You Tube, …
Truy cập vào địa chỉ https://gmail.com/để bắt đầu quá trình đăng ký tạo tài khoản.

Hình 6.15 Đăng ký Gmail

B1: Nhấp vào nút Create account.


B2: Khai báo các thông tin cá nhân.
- First name, Lát name: Nhập Họ, tên.
- Choose your username: Tên tài khoản mail của người dùng (nếu tên này đã được
đăng ký, gmail sẽ thông báo và đề nghị chọn lại tên khác).
- Password: Dùng để đăng nhập tài khoản.
- Birthday: Nhập ngày tháng năm sinh.
- Gender: Chọn giới tính.
- Phone number: Nhập số di động (nếu trong quá trình sử dụng mà người dùng
quên mật khẩu, gmail sẽ thông qua số di động giúp khôi phục lại tài khoản).
B3: Nhập nút Next, sau đố nhấp nút “I agree”.
B4: Xác minh số điện thoại (nếu có cung cấp số ở bước 2)
B5: Mã số sẽ được chuyển đến điện thoại và bạn chỉ cần nhập mã số vào là hoàn tất.
2.2. Sử dụng tài khoản
Đăng nhập

192
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản
B1: Truy cập vào địa chỉ http://gmail.com/.
B2: Nhập tên người dùng và tên tài khoản đã đăng ký.
B3: Nhập mật khẩu.
B4: Nhấn nút Sign in.

Nếu ở bước đăng ký bạn không nhập số điện thoại di động. Gmail sẽ tiếp tục nhắc bạn
lần nữa việc cung cấp số điện thoại để xác minh.
Giao diện Gmail

Hình 6.16 Giao diện Gmail

Sau khi đăng nhập Gmail sẽ đưa người dùng vào hộp thư đến, nhấn vào chủ đề của
thư để hiển thị phần nội dung thư.
Đăng xuất
Để thoát ra khỏi hộp thư, thực hiện như sau:
B1: Trong hộp thư, nhấn nút Google Account
B2: Chọn lệnh Sign out
Soạn và gửi thư
Khai báo địa chỉ người nhận thư
• To (người nhận): Gửi thư cho một hoặc nhiều người.
• CC (carbon copy – đồng gửi ): Gửi thư cho nhiều người cùng lúc và người nhận thư
sẽ thấy tất cả danh sách người nhận thư đó.
• BCC (Blind Carbon Copy – đồng gửi không hiển thi): Gửi thư đến nhiều người nhưng
thông tin về những người đó sẽ được giữ kín, mọi người nhận thư sẽ không nhìn thấy
địa chỉ email của nhau.

193
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản
Chủ đề thư
Một số lưu ý khi trình bày chủ đề thư :
• Nội dung chủ đề thư nên ngắn gọn, súc tích, khoảng 1 dòng văn bản.
• Không nên viết hoa toàn bộ.
• Không nên bỏ trống.
Soạn nội dung thư
• Nhập nội dung của thư, có thể sử dụng các lệnh định dạng ký tự như: Kích thước chữ,
kiểu chữ đậm, nghiêng, màu chữ,…
Đính kèm tài liệu
• Khi gửi thư Gmail cho phép người dùng đính kèm theo tài liệu như tập tin văn bản,
hình ảnh, nhạc, phim,…Tuy nhiên, người dùng không thể đính kèm tập tin thực thi
(tập tin có phần mở rộng EXE, COM, .BAT).
Để đính kèm tài liệu, tùy chọn các nút sau :

• Đính kèm tập tin từ máy tính.


• Chèn tài liệu đính kèm từ Google Drive.
• Chèn hình ảnh.
• Chèn liên kết đến nội dung một trang web khác.
Tổng dung lượng tối đa của các tài liệu đính kèm là 25MB. Nếu dung lượng lớn
hơn 25MB thì người dùng có thiể đính kèm tài liệu thông qua dịch vụ Google
Drive.
Lưu bản nháp và chỉnh sửa bản nháp
Trong khi soạn thư, người dùng có thể lưu bản nháp lại nếu chưa soạn xong, hay thư
soạn xong rồi nhưng chưa muốn gửi thư đi.
• Lưu thư nháp: Chức năng này được gmail thực hiện tự động.
• Hiệu chỉnh thư pháp: Trong hộp thư điện tử, chọn mục Drafts, nhấp chọn thư nháp
muốn chỉnh sửa, sửa nội dung thư nháp và gửi.
• Xóa thư nháp: Trong hộp thư điện tử, chọn mục Drafts, nhấp chọn thư nháp muốn
xóa, nhấp nút Discard Drafts.
Hoàn tác gửi
Hoàn tác gửi hay còn gọi là rút lại thư là chức năng hủy thư đã gửi của người dùng.
Thao tác này chỉ có thể thực hiện ngay khi người dùng vừa gửi thư xong nhưng vì một lý
do nào đó lại không muốn tiếp tục gửi thư nữa.
Bật chức năng hoàn tác gửi
Để thực hiện hoàn tác gửi, phải bật chức năng này trước khi gửi thư như sau:
B1: Trong hộp thư điện tử, nhấp nút Settings , nhấp Settings.
B2: Trong thẻ General, phần Undo Send , nhấp chọn mục Enable undo send.

194
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản
B3: Trong mục Send cancellation period, tùy chọn thời gian bạn quyết định có muốn
hủy gửi email hay không, tối đa là 30 giây.
B4: Nhấp nút Save Changes ở cuối trang.
Hoàn tác gửi thư
Sau khi bật Undo Send, bạn có thể hủy bỏ thư đã gửi như sau:
B1: Soạn thư và gửi thư đi.
B2: Sau khi gửi thư, bạn sẽ thấy thông báo thư của bạn đã được gửi và tùy chọn để
Undo.
B3: Nhấp chọn Undo.
Trả lời thư
Là chức năng cho phép người nhận thư trả lời thư như sau khi xem xong nội dung
thư gửi đến. Để trả lời thư, thực hiện như sau:
B1: Trong hộp thư, mở nội dung.
B2: Nhấp nút Reply hoặc nhấp chọn mũi tên bên phải , chọn Reply để trả lời thư
cho người gửi. Hoặc nhấp nút mũi tên bên phải, chọn Reply to All để trả lời thư cho
người gửi và tất cả danh sách địa chỉ người nhận thư khác.
B3: Nhập nội dung thư và gửi thư như bình thường.
Chuyển tiếp thư
Là chức năng cho phép người nhận thư chuyển tiếp toàn bộ nội dung thư đến một
người nhận khác.
Để chuyển tiếp thư, thực hiện như sau:
B1: Trong hộp thư, mở nội dung thư.
B2: Nhấp nút Forward hoặc nhấp nhấn chọn mũi tên bên phải , chọn Forward.
B3: Nhập địa chỉ mail người nhận, soạn nội dung và gửi thư như bình thường.
3. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thư
Thay đổi ngôn ngữ
Để thay đổi ngôn ngữ, thực hiện các bước sau:
B1: Trong hộp thư, nhấp nút Setting , ở phía trên bên phải, chọn Setting.
B2: Trong trang Setting, trong vùng Language, nhấp chọn mục Gmail display
language.
B3: Nhấp nút Save changes ở cuối trang.
Tìm kiếm và lọc thư
Là chức năng cho phép người dùng tìm kiếm lại những thư bị thất lạc, hoặc tìm kiếm
các thư có cùng chủ đề, cùng người gửi,…
Tìm kiếm thư đơn giản
195
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản
B1: Trong hộp thư, nhấp vào mục Search gõ nội dung thư cần tìm.

B2: Nhấp nút Search


Tìm kiếm thư nâng cao
B1: Trong hộp thư, nhấp vào mục Search và gõ nội dung thư cần tìm.

B2: Nhấp nút mũi tên bên trái.


B3: Trong hộp thoại Tìm kiếm, nhập nội dung vào các vị trí muốn tìm như: Trong danh
sách địa chỉ người gửi (Từ), danh sách người nhận (Tới), Chủ đề,... hoặc có thể khai báo
thêm các thư có tập tin đính kèm, thời gian thư được gửi, kích thước thư.

B4: Nhấp nút Search .

Hình 6.17 Hộp thoại tìm kiếm thư nâng cao

Khai báo chữ ký

Hình 6.18 Vùng khai báo chữ ký

B1: Trong hộp thư, nhấp nút Setting ở phía trên bên phải, chọn Setting.
B2: Trong mục Signature (chữ ký), bên phải nhập chữ ký vào khung.
B3: Nhấp vào nút Save Changs ở cuối trang.

Để chữ ký sinh động và đẹp, bạn có thể thêm vào các định dạng văn bản, hình ảnh phù
hợp.
Xóa thư

196
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản
Đối với những thư không còn nhu cầu sử dụng thì người dùng có thể chọn xóa thư để
tăng dung lượng còn trống cho hộp thư.
Di chuyển thư
Để di chuyển thư, thực hiện như sau:
B1: Trong hộp thư, nhấp chọn thư muốn di chuyển.
B2: Nhấp nút Move to , chọn nơi muốn di chuyển tới.
Danh bạ
Là chức năng quản lý danh sách địa chỉ email, người dùng có thể chỉnh sửa thông tin,
phân loại email theo từng nhóm khác nhau để dễ dàng quản lý như: Danh sách bạn bè, danh
sách đồng nghiệp, danh sách khách hàng, ...

Hình 6.19 Giao diện tramng danh bạ

Tạo nhóm mới


Để tạo nhóm, thực hiện như sau:

B1: Trong hộp thư, nhấp nút Gmail bên trái phía trên, chọn Contacts.
B2: Trong trang danh bạ, nhấp chọn mục New Group...
B3: Gõ tên nhóm mới.
Đổi tên nhóm
B1: Trong trang contacts, chọn nhóm cần đổi tên.
B2: Trong phần More, chọn lệnh Rename group.
B3: Gõ tên mới.
Thêm thành viên mới
B1: Trong trang contacts, chọn nhóm muốn thêm thành viên.
B2: Nhấp nút thêm , nhập địa chỉ email muốn thêm vào nhóm.
Xóa thành viên trong nhóm

197
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản
B1: Trong trang contacts, chọn nhóm muốn xóa thành vien.
B2: Chọn thành viên muốn xóa, nhấp nút more tasks , chọn Delete from this group.
Nếu muốn xóa thành viên đó khỏi danh bạ thì nhấp nút delete.
4. Sử dụng thư điện tử với MS Outlook 2010
4.1. Giới thiệu
Việc trao đổi thư điện tử trở thành một hình thức phổ biến, một người có thể dùng
nhiều tài khoản email. Để giúp người dùng có thể dễ dàng quản lý các tài khoản email của
mình, thì Microsoft Outlook là một chương trình phù hợp và cần thiết.
4.2. Các tính năng
• Dễ dàng quản lý và đồng bộ hóa nhiều tài khoản email từ các dịch vụ như Gmail,
Yahoo hoặc bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào.
• Tránh nhiễm mã độc từ những thư có đính kèm tập tin, bạn có thể quan sát các tập tin
đính kèm trước khi lưu lại trên máy tính.
• Theo dõi thư đã gửi đi để biết người nhận có đọc thư chưa hay gửi đi đã bị thất lạc.
4.3. Cấu hình Gmail trên MS Outlook 2010
Cấu hình cho hộp thư Gmail
Bật chức tải POP cho thư
B1: Truy cập vào tài khoản Gmail.
B2: Trong trang thư điện tử, nhấp nút settings , chọn Settings.
B3: Nhấp thẻ Forwarding and POP/IMAP.
B4: Trong mục POP Download, nhấp chọn mục Enable POP for all mail (thậm chí cả
thư đã được tải xuống).
B5: Nhấp nút lệnh Saves Change ở cuối trang.
Cho phép kết nối MS Outlook
B1: Trong trang thư điện tử, nhấp chuột tên tài khoải, nhấp chọn My Account.
B2: Nhấp chuột vào mục Sign-in & Security.
B3: Bật tính năng Allow less secure apps (chuyển sang ON) ở cuối trang.
Cài đặt Gmail để sử dụng trong MS Outiook
B1: Khởi động chương trình MS Outlook.
B2: Trong hộp thoại Microsoft Outlook 2010 Starup, nhấp nút Next.
B3: Trong hộp thoại Account Configuration, nhấp chọn Yes, nhấp nút Next.
B4: Trong hộp thoại Add New Account, mục Auto Account Setup, nhấp nút chọn
lệnh Manually configure server gettings or additional server tupes, nhấp nút
Next.
B5: Trong mục Choose service, nhấp chọn lệnh Internet E-mail, nhấp nút Next.
B6: Trong mục Interne E-mail Sttings, thực hiện khai báo như sau:
198
Giáo trình nội bộ Tin học căn bản Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản
• Your Name: Nhập tên người dùng.
• E-mail Address: Nhập địa chỉ Gmail của người dùng.
• Account Type: Chọn POP3.
• Incoming mail server: Gõ nội dung pop.gmail.com.
• Outgoing mail server (SMTP): Gõ nội dung smtp.gmail.com.

Hình 6.20 Hộp thoại khai báo Internet E-Mail Settings

B7: Sau khi điền thông tin xong, nhấp nút More Settings…, chọn thẻ Outgoing Server,
nhấp chọn lệnh My outgoing server (SMTP) requires authentication, phía dưới chọn
mục Use same settings as my incoming mail server.
Lưu tập tin
Để thuận tiện cho người dùng, các thông tin như nhạc, phim, văn bản hay chương
trình chứa trên các trang web có thể đóng gói thành tập tin đẻ tải về máy tính.
Để lưu tập tin, thực hiện như sau:
B1: Nhập liên kết để tải tập tin
B2: Trong hộp thoại File Download chọn lệnh Save
B3: Chọn nội lưu trong hộp thoại Save as. Nhấn nút Save để tải tập tin.

Một số trang web có cách tải riêng. Lúc này tùy theo hướng dẫn của trang web mà bấm
thực hiện việc tải tập tin
Lưu trang web
B1: Mở trang web cần lưu
B2: Trong hộp thoại Save As chọn nội dung lưu, đặt tên tập tin (nếu muốn). Nhấp nút
Save để lưu.

199

You might also like