You are on page 1of 2

ÔN TẬP CHƯƠNG HALOGEN

I – TRẮC NGHIỆM
C©u 1: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng loại muối clorua
kim loại ?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
C©u 2: Axít được dùng để khắc chữ lên thuỷ tinh là:
A. H2SO4 B. HNO3 C. HF D. HCl
Câu 3: Axit yếu nhất là:
A. HCl B. HBr C.HI D. HF
Câu 4: Một dung dịch chứa NaI, NaBr, NaF cho tác dụng với Clo, sản phẩm được tạo thành có:
A. Brôm và iốt B. Brôm C. Flo D. Flo và Iốt
Câu 5: Để phân biệt 5 dung dịch AlCl3 , AlBr3, AlI3 , NaOH, HCl . đựng trong 5 lọ mất
nhãn, có thể dùng trực tiếp nhóm thuốc thử sau đây:
A. Dung dịc AgNO3, dd CuCl2 B. Quỳ tím, Khí Cl2
C. Phênolphtalêin, khí Cl2 D. Quỳ tím , dd AgNO3
Câu 6: Dung dịch muối X không mầu tác dụng với dung dịch AgNO3 sản phẩm có chất kết tủa mầu
vàng thẫm. Dung dịch muối X là:
A. NaI B. Fe(NO3)3 C. ZnCl2 D. KBr
Câu 7: Chất chỉ có tính oxi hóa là:
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. Cả 3 chất A, B, C
Câu 8:Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?
A. 4HCl + MnO2  MnCl2+Cl2+ 2H2O B.2HCl +CuO CuCl2 + H2O
C. 2HCl + Mg(OH)2  MgCl2 +H2O D. 2HCl + Zn  ZnCl2
Câu 9: Cho các phản ứng sau
4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O. HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 10: Cho các phản ứng sau
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)
A. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hoá trị có cực với hidro
C. Nguyên tử chỉ co khả năng thu thêm 1 e
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron
Câu 12. Cho các axit : HCl(1);HI(2);HBr(3).Sắp xếp theo chiều tính khử giảm dần:
A.(1)>(2)>(3) B.(3)>(2)>(1) C.(1)>(3)>(2) D.(2)>(3)>(1)
Câu 13: Tính oxy hoá của các halogen giảm dần theo thứ tự sau:
A. Cl2 > Br2 >I2 >F2 B. F2 > Cl2 >Br2 >I2
C. Br2 > F2 >I2 >Cl2 D. I2 > Br2 >Cl2 >F2
Câu 14: Phản ứng nào dưới đây không thể xảy ra ?
A. H2Ohơi nóng + F2  B. KBrdd + Cl2 
C. NaIdd + Br2  D. KBrdd + I2 
Câu 15: Chất nào trong các chất dưới đây có thể nhận biết tinh bột gạo?
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch I2.
Câu 16: Thuốc thử dùng để nhận ra ion clorua trong dung dịch là :
A. Cu(NO3)2 B. Ba(NO3)2 C. AgNO3 D. Na2SO4
Câu 17: Thêm dần dần nước Clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột . Hiện tượng quan
sát được là :
A.dd hiện màu xanh . B. dd hiện màu vàng lục
C. Có kết tủa màu trắng D. Có kết tủa màu vàng nhạt .
Câu 18: Chất tác dụng với H2O tạo ra khí oxi là:
A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách
A. clo hoá các hợp chất hữu cơ. B. cho clo tác dụng với hiđro.
C. đun nóng dung dịch HCl đặc. D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc.
Câu 20: Để loại bỏ khí HCl có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua:
A. nước. B. dung dịch NaOH đặc. C. dung dịch NaCl. D. dung dich H2SO4 đặc.

II – TỰ LUẬN
Bài 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau đây:
KMnO4 → Cl2 → Br2 → I2 → HI → HCl → KCl → Cl2 → FeCl3
Bài 2. Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình phản ứng:
a) KCl, Ca(OH)2, HBr, NaNO3
b) CaBr2, NaOH, HI, CaI2
Bài 3. Hòa tan 11 gam hỗn hợp bột 2 kim loại Al, Fe vào dung dịch HCl 10% (vừa đủ) thu được 8,96
lít H2 (dktc).
a) Tính %khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dung.
Bài 4. Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HBr dư. Sau phản ứng khối lượng dung
dịch axit tăng thêm 7 gam. Tính khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 5. Cho một đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19 gam muối. Cũng lượng halogen
trên tác dụng hết với nhôm thì thu được 17,8 gam muối. Xác định tên và khối lượng của halogen.
Bài 6. Hòa tan hết 2,925 gam kim loại M trong dung dich HBr dư. Sau phản ứng thu được 1,008 lít khí
(đktc). Tìm M.
KHUYẾN KHÍCH LÀM – KHÔNG BẮT BUỘC
Bài 7. Hòa tan 1,92 gam kim loại M hóa trị n vào dung dịch HCl và H2SO4 loãng vừa đủ thu được
1,792 lít khí H2 (đktc). Tìm tên kim loại.
Bài 8. Chia hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
P1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thu được 1,792 lít khí H2 ở đktc.
P2: Nung trong oxy thu được 2,84 gam hỗn hợp các oxit.
Tính khối lượng hỗn hợp 2 kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

You might also like