You are on page 1of 8

ÔN TẬP NGỮ VĂN 9

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ


1. Khái niệm:
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng,
đạo đức, lối sống, … của con người.
2. Đặc điểm:
* Những vấn đề tư tưởng, đạo lí được thể hiện:
- Qua những câu ca dao, tục ngữ, câu danh ngôn của các danh nhân.
VD: Tục ngữ Nga có câu: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Hãy viết một
đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ trên.
- Qua những câu nói ngắn gọn đậm chất triết lí.
VD: Hạnh phúc là cho và sống vì người khác. Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ
của em về câu nói trên.
- Một số vấn đề thường đưa vào đề thi:
+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống.
+ Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, dũng
cảm; chăm chỉ, cần cù; thói khoe khoang, ích kỉ,…
+ Vấn đề quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình an hem…
+ Vấn đề quan hệ xã hội: tình thầy trò, tình bè bạn,…
3. Dàn ý chung:
* Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn (tư tưởng, đạo lí) cần bàn luận.
* Thân bài:
- Giải thích nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí. Tùy vào yêu cầu cụ thể của đề bài mà có những
cách giải thích khác nhau:
+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, trên cơ sở đó cắt nghĩa nội dung vấn đề.
+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó cắt nghĩa nội dung vấn đề.
- Phân tích, chứng minh vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
+ Làm sáng tỏ bản chất vấn đề.
+ Đưa ra những dẫn chứng, biểu hiện cụ thể trong cuộc sống.
- Bình luận, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
+ Đánh giá vấn đề: đúng – sai.
+ Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch đang xảy ra trong cuộc sống.
- Mở rộng vấn đề tư tưởng đạo lí.
+ Mở rộng bằng cách đào sâu vấn đề.
+ Lật ngược vấn đề (phản đề).
- Bài học nhận thức và hành động (liên hệ bản thân).
+ Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong học tập, cuộc sống.
+ Đề xuất phương hướng hành động cụ thể.
* Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa giá trị của vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG:
1. Khái niệm:
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng
có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
2. Đặc điểm:
- Đề bài thường xuất phát từ một sự việc, hiện tượng có thật trong đời sống, xã hội; những
vấn đề thời sự, đòi hỏi sự cập nhật của người viết.
VD: Hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang có thái độ sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm
với người thân, gia đình và cộng đồng. Hãy nêu những suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
- Đó có thể là một hiện tượng tích cực, nhưng cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực trong
xã hội, hoặc một hiện tượng có cả tích cực lẫn tiêu cực.
VD: Điện thoại di động đang là một trong những phương tiện thông tin liên lạc hữu ích của
con người hiện nay. Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với
mục đích chưa tốt. Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
- Không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn tác động tích cực trong việc giáo dục tư tưởng, nhận
thức, nhân cách, … của học sinh.
3. Dàn ý chung:
* Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (sự việc, hiện tượng cần bàn luận).
* Thân bài:
- Miêu tả một cách cụ thể vấn đề, hiện tượng cần nghị luận.
+ Giải thích nếu như trong bài có khái niệm, thuật ngữ cần phải làm rõ.
+ Chỉ ra những biểu hiện (thực trạng): Hiện tượng đó đã và đang diễn ra như thế
nào?
- Phân tích các nguyên nhân về sự việc, hiện tượng cần nghị luận.
+ Nguyên nhân chủ quan: do cá nhân.
+ Nguyên nhân khách quan: do gia đình, nhà trường, xã hội, …
- Chỉ ra hậu quả (hệ quả) về vấn đề, hiện tượng cần nghị luận.
+ Đối với cá nhân.
+ Đối với cộng đồng, xã hội.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục, ngăn chặn sự việc, hiện tượng tiêu cực.
- Bài học nhân thức và hành động (liên hệ bản thân).
* Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.

You might also like