You are on page 1of 95

Bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên

GIẢNG VIÊN VỚI NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

PGS TS Phạm Quang Trình


Giám đốc Trung tâm BDNG&CBQL
Điện thoại: 0913219403
Email: trinhpq_dhv@yahoo.com
Thảo luận, chia sẽ

1. Nhiệm vụ của giảng viên đại học


2. Giảng viên với hoạt động KH&CN
NỘI DUNG

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG


II. HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG CƠ SỞ GDĐH
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Nội dung chính

1. Khoa học?
2. Công nghệ?
3. Tổ chức khoa học và công nghệ?
4. Hoạt động khoa học và công nghệ?
5. Luật khoa học và công nghệ.
6. Vai trò của KH&CN trong đời sống xã hội?
7. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ
8. Thông tin khoa học và công nghệ
9. NCKH và chuyển giao công nghệ
10.Sở hữu trí tuệ
1.1. KHOA HỌC

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật


tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên,
xã hội và tư duy.
Đặc điểm của khoa học
Nhận biết một khoa học
Phân loại khoa học
1.2. CÔNG NGHỆ

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật


có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Một số đặc trưng của công nghệ.
Phân biệt khoa học với công nghệ.
1.3. TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có


chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động
dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và
đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
1.3. TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Các loại hình tổ chức khoa học và công nghệ:


+ Các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn
lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên
cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm;
+ Các cơ sở giáo dục đại học;
+ Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được
tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng,
phòng thử nghiệm và hình thức khác.
1.4. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động


nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực
nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ,
dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến
và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa
học và công nghệ.
(1) Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá,
phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật,
hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải
pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
1.4. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hai hướng nghiên cứu khoa học:


+ Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm
khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận
dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công
nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con
người và xã hội.
1.4. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(2) Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để
tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.
(3) Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết
quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông
qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử
nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công
nghệ mới.
1.4. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(4) Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết
quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm
hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi
đưa vào sản xuất và đời sống.
1.4. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(5) Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động


phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến
sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm,
hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng
nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi
dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và
công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Kể tên một hoạt động khoa học công nghệ ở cơ quan
nơi anh (chị) công tác.
1.5. LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Luật số 29/2013/QH13. Hiệu lực từ ngày 1/1/2014.


Gồm 11 chương với 81 điều. Các nội dung cơ bản:
+ Tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công
nghệ;
+ Việc tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và
công nghệ;
+ Biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công
nghệ;
+ Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
(Luật số 29/2013/QH13: Học viên tự tìm hiểu)
1.6. VAI TRÒ CỦA KH&CN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

+ "Phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai


trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của
đất nước" (Điều 62 - Hiến pháp 2013).
+ KH&CN là động lực then chốt phát triển lực lượng
sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh của nền kinh tế
+ KH&CN góp phần đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri
thức.
1.6. VAI TRÒ CỦA KH&CN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

+ Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong
việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, giúp hiện
đại hóa nền sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày
càng cao.
+ Khoa học và công nghệ có vai trò to lớn trong việc
hình thành nền “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin”.
1.6. VAI TRÒ CỦA KH&CN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

+ Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong
việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.
+ Khoa học và công nghệ giúp đảm đảo an ninh,
quốc phòng.
+ Khoa học xã hội và nhân văn cung cấp luận cứ cho
việc hoạch định đường lối, chủ trương của đảng và
chính sách, pháp luật của nhà nước; góp phần xây
dựng hệ thống quan điểm phát triển đất nước; khẳng
định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá
trị và bản sắc văn hóa Việt Nam.
1.6. VAI TRÒ CỦA KH&CN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

+ Khoa học tự nhiên tạo cơ sở cho việc hình thành


một số lĩnh vực khoa học và công nghệ đa ngành
mới, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của
khoa học cơ bản.
+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ đóng góp tích cực
vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa
và dịch vụ, do đó cải thiện năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và nền kinh tế.
1.7. NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề


khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp
ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và
công nghệ.
Các loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
Đề xuất tên một nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thông tin khoa học và công nghệ là dữ liệu, dữ


kiện, số liệu, tin tức được tạo ra trong các hoạt
động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ là hoạt
động dịch vụ khoa học và công nghệ, bao gồm các
hoạt động liên quan đến thu thập, xử lý, phân tích,
lưu giữ, tìm kiếm, phổ biến, sử dụng, chia sẻ và
chuyển giao thông tin khoa học và công nghệ, các
hoạt động khác có liên quan.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nguồn tin khoa học và công nghệ là các thông tin


khoa học và công nghệ: sách, báo, tạp chí khoa
học; kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học; thuyết minh
nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện, ứng dụng kết
quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tài liệu sở
hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; catalô
công nghiệp; luận án khoa học; tài liệu thiết kế, kỹ
thuật; cơ sở dữ liệu; trang thông tin điện tử; tài liệu
thống kê khoa học và công nghệ; tài liệu đa phương
tiện và tài liệu trên các vật mang tin khác.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tổ chức thực hiện chức năng thông tin khoa học và


công nghệ là tổ chức triển khai thực hiện các hoạt
động thông tin khoa học và công nghệ; xây dựng,
phát triển, vận hành và khai thác hạ tầng thông tin,
cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ là


tập hợp thông tin về tiềm lực và kết quả hoạt động
khoa học và công nghệ quốc gia, được xây dựng,
duy trì và phát triển nhằm cung cấp dữ liệu và thông
tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về khoa học và
công nghệ.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Các loại hình hoạt động thông tin khoa học và công
nghệ:
+ Thu thập, cập nhật và xử lý các dữ liệu, số liệu,
dữ kiện, thông tin nhằm tạo lập và phát triển nguồn
tin khoa học và công nghệ.
+ Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin khoa
học và công nghệ phục vụ cho dự báo, hoạch định
chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh và
các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

+ Phát triển hạ tầng thông tin, xây dựng cơ sở dữ


liệu, các trang thông tin và cổng thông tin điện tử về
khoa học và công nghệ; thiết lập, triển khai các
mạng thông tin khoa học và công nghệ; ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông, phương tiện kỹ
thuật tiên tiến trong hoạt động thông tin khoa học và
công nghệ; xây dựng thư viện điện tử, thư viện số.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

+ Tìm kiếm, tra cứu, chỉ dẫn, khai thác, sử dụng


thông tin khoa học và công nghệ.
+ Cung cấp, trao đổi, chia sẻ các nguồn tin khoa
học và công nghệ.
+ Phổ biến thông tin, tri thức khoa học và công
nghệ.
+ Các hoạt động khác có liên quan.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nội dung hoạt động thông tin khoa học và công


nghệ:
+ Thu thập thông tin về nhiệm vụ khoa học và công
nghệ đang tiến hành
+ Đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ
+ Thu thập, xử lý và công bố thông tin về ứng dụng
kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

+ Thu thập các công bố khoa học và công nghệ


+ Sử dụng thông tin về nhiệm vụ khoa học và công
nghệ
+ Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ
Kể tên một số hoạt động thông tin khoa học và công
nghệ ở trường nơi anh (chị) công tác.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nguyên tắc hoạt động thông tin khoa học và công


nghệ :
+ Đảm bảo chính xác, khách quan, đầy đủ, kịp thời
và đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân về chất
lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin khoa
học và công nghệ.
+ Hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng và quản lý
thông tin khoa học và công nghệ phục vụ quản lý
nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an
ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế của đất nước.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

+ Bảo đảm quyền của các tổ chức, cá nhân được


tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ phù hợp
với quy định của pháp luật.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật
thông tin khoa học và công nghệ.
+ Kết hợp chặt chẽ hoạt động thông tin khoa học và
công nghệ với hoạt động nghiệp vụ thư viện, lưu
trữ, thống kê, truyền thông khoa học và công nghệ.
1.8. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công


nghệ:
+ Xây dựng Cơ sở dữ liệu về thông tin khoa học và
công nghệ.
+ Xây dựng Cổng thông tin điện tử/website/phần
mềm để khai thác cơ sở dữ liệu.
+ Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về sử
dụng, quản lý hệ thống thông tin khoa học và công
nghệ thuộc phạm vi quản lý.
1.9. HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghị định số 08/2014/NĐ-CP: Các nội dung chính:


✓ Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ
✓ Hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học và công
nghệ
✓ Tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập
✓ Trách nhiệm của thành viên Hội đồng tư vấn khoa
học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia tư vấn độc
lập.
1.10. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

✓ Hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc


nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
✓ Hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an
toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử;
✓ Dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng,
phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công
nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
1.11. SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Tìm hiểu nội dung Luật Sở hữu trí tuệ: Luật số


19/VBHN-VPQH, ngày 18 tháng 12 năm 2013.
II. HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG CƠ SỞ GDĐH
1. Cơ sở giáo dục đại học với hoạt động KH&CN?
2. Nội dung hoạt động KH&CN ở cơ sở GDDH?
3. Nguồn nhân lực NCKH và Phát triển công nghệ
4. Vai trò của giảng viên với hoạt động KH&CN?
2.1. CƠ SỞ GDĐH VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN

Chức năng nhiệm vụ về hoạt động KH&CN


Khoản 2, Điều 28, Luật giáo dục Đại học số
08/2012/QH13 và luật sửa đổi số 34/2018/QH14 :
Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công
nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo
dục đại học.
=> Đào tạo và khoa học và công nghệ là hai nhiệm
vụ trong tâm trong mỗi trường đại học, có mối quan
hệ ràng buộc, thúc đẩy lẫn nhau nhằm nâng cao
chất lượng của nhà trường.
2.1. CƠ SỞ GDĐH VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN

Gắn kết đào tạo với NCKH ở trường đại học


+ Đào tạo cung cấp nguồn nhân lực khoa học cho đất
nước.
+ Đào tạo trang bị cho sinh viên các kiến thức nền
tảng, kỹ năng cơ bản và phương pháp học là những
tiền đề quan trọng để sinh viên có thể tự học, tự
nghiên cứu.
+ NCKH nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của trường.
+ Các hoạt động và sản phẩm NCKH hỗ trợ công tác
đào tạo.
2.1. CƠ SỞ GDĐH VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN

+ Sản phẩm NCKH của nhà trường là nguồn tài


nguyên để xây dựng cơ sở dữ liệu, giáo trình, sách
tham khảo, chuyên khảo, học liệu… cho các chương
trình đào tạo.
+ Các đề tài, dự án nghiên cứu của giảng viên có thể
là các sản phẩm nghiên cứu phục vụ chính cho bài
giảng môn học của giảng viên. Giúp giảng viên cập
nhật được những kiến thức mới phục vụ cho việc
giảng dạy.
2.1. CƠ SỞ GDĐH VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN

+ Sự tham gia của SV, HV, NCS vào các đề tài, dự


án, chương trình nghiên cứu của giảng viên sẽ giúp
sinh viên tiếp cận với NCKH, nâng cao chất lượng
đào tạo.
+ Việc nghiên cứu khoa học của SV, HV, NCS nhằm
mục đích nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực trình độ cao, góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm
mới cho xã hội.
Nêu một số hoạt động minh họa việc gắn kết hoạt
động NCKH với đào tạo ở trường anh (chị) công tác.
2.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở CƠ SỞ GDĐH

Theo Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 và


luật sửa đổi số 34/2018/QH14:
+ Nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học xã hội và
nhân văn, khoa học giáo dục, khoa học công nghệ
để tạo ra tri thức và sản phẩm mới.
+ Ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở CƠ SỞ GDĐH

+ Xây dựng các phòng thí nghiệm, các cơ sở


nghiên cứu phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa
học, các vườn ươm công nghệ, gắn phát triển công
nghệ với tạo sản phẩm mới.
+ Tham gia tuyển chọn, tư vấn, phản biện, thực
hiện các nhiệm vụ, hợp đồng khoa học và công
nghệ, các nhiệm vụ theo đơn đặt hàng.
Kể tên một vài hoạt động khoa học và công nghệ
anh (chị) đã tham gia.
2.3. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

+ Thực hiện các nội dung hoạt động khoa học và


công nghệ theo nội dung ở trên.
+ Tham gia đề xuất, tuyển chọn, tư vấn, phản biện
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hỗ trợ xác lập
và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại và
chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện
hành.
2.3. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

+ Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư


phát triển khoa học và công nghệ, dự án tăng
cường năng lực nghiên cứu, các phòng thí nghiệm
trọng điểm, liên ngành và chuyên ngành.
+ Xây dựng các nhóm nghiên cứu đa ngành, liên
ngành; xây dựng các nhóm nghiên cứu - giảng dạy,
kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với hoạt
động đào tạo; đảm bảo các điều kiện cần thiết để
giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học; tổ chức
hoạt động nghiên cứu khoa học cho người học.
2.3. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

+ Thiết lập các hoạt động hợp tác trong và ngoài


nước về khoa học và công nghệ.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về
hoạt động khoa học và công nghệ; trao đổi thông tin
khoa học và công nghệ với các cơ sở đào tạo,
nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước.
+ Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học các cấp, các chương trình, dự án nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ được nhà
nước đặt hàng.
2.4. NGUỒN NHÂN LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

- Cán bộ, giảng viên của nhà trường


- Học viên cao học, nghiên cứu sinh đang học tập,
nghiên cứu tại trường
- Sinh viên của nhà trường
- Các nhà khoa học trong và ngoài nước (hợp tác
nghiên cứu)
2.5. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Theo Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 và


luật sửa đổi số 34/2018/QH14, nội dung quản lý
hoạt động khoa học và công nghệ ở trường đại học
bao gồm:
+ Tổ chức đơn vị chuyên trách quản lý hoạt động
khoa học và công nghệ của nhà trường.
+ Ban hành quy định quản lý hoạt động khoa học và
công nghệ của trường trên cơ sở các quy định của
pháp luật liên quan đến hoạt động khoa học và
công nghệ.
2.5. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

+ Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế


hoạch hoạt động khoa học và công nghệ trong nhà
trường, các hoạt động gắn nghiên cứu khoa học với
đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
+ Tổ chức huy động các nguồn tài chính khác nhau
cho hoạt động khoa học và công nghệ, xây dựng
quỹ phát triển khoa học và công nghệ của nhà
trường; quản lý, sử dụng nguồn tài chính theo
nguyên tắc công khai, hiệu quả theo các quy định
của pháp luật.
2.5. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

+ Khen thưởng và vinh danh các cán bộ quản lý,


giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên có kết quả
nghiên cứu khoa học xuất sắc.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực
hiện kế hoạch khoa học và công nghệ.
Nêu tóm tắt thực trạng công tác quản lý hoạt động
khoa học công nghệ ở trường nơi anh (chị) công tác
so với nội dung quản lý ở trên.
2.6. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NCKH VÀ CÔNG NGHỆ Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Hoạt động NCKH trong trường đại học là hoạt động


được diễn ra thường xuyên. Hiện nay chưa có quy
định chung về việc tổ chức hoạt động NCKH và
công nghệ cho tất cả các trường đại học.
Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và công
nghệ ở trường đại học do đơn vị chuyên trách đảm
nhiệm: Phòng khoa học và công nghệ (Theo điều lệ
trường đại học. Có thể các trường đặt tên khác)
2.6. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NCKH VÀ CÔNG NGHỆ Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Phân loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ:


+ Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu: Tự nhiên/xã
hội-nhân văn/Giáo dục/Kỹ thuật....
+ Phân loại theo loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu
cơ bản/Nghiên cứu ứng dụng/Triển khai thực
nghiệm/Sản xuất thử nghiệm.
+ Phân loại theo cấp quản lý: Cấp nhà nước/cấp
Bộ (Ngành)/Cấp cơ sở
+ Phân loại theo đối tượng thực hiện: Cán bộ/sinh
viên.
2.6. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NCKH VÀ CÔNG NGHỆ Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở trường


đại học:
+ Nhiệm vụ cấp Nhà nước (Quốc gia): Do Bộ KHCN
quy định. (Thông tư Số: 09/2014/TT-BKHCN, ngày
27 tháng 05 năm 2014)
+ Nhiệm vụ cấp Bộ: Do Bộ GD&ĐT quy định. (Thông
tư Số 11/2016/TT-BGDĐT, ngày 11 tháng 04 năm
2016)
+ Nhiệm vụ cấp trường: Do nhà trường quy định.
Chia sẽ tóm tắt quy trình triển khai hoạt động NCKH
ở trường nơi anh (chị) công tác.
2.7. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở


hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng
công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ
sang bên nhận công nghệ.
Các dạng chuyển giao công nghệ:
+ Chuyển giao công nghệ trong nước.
+ Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam .
+ Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài.
2.7. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Một số loại công nghệ:


+ Công nghệ tiên tiến
+ Công nghệ mới
+ Công nghệ sạch
+ Công nghệ cao
Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện theo:
+ Theo Luật Chuyển giao công nghệ, Luật số
80/2006/QH11: Đến trước 1-7-2018.
+ Theo Luật chuyển giao công nghệ, Luật số
07/2017/QH14: Từ 1-7-2018 trở đi.
2.8. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NCKH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Theo Thông tư Số 19/2012/TT-BGDĐT Ban hành


Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học:
2.8. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NCKH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Mục tiêu hoạt động NCKH của sinh viên:


+ Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
trình độ cao, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước.
+ Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng
nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình
thành năng lực tự học cho sinh viên.
+ Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã
hội.
2.8. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NCKH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Yêu cầu về hoạt động NCKH của sinh viên:


+ Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh
viên.
+ Phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình đào
tạo của trường đại học.
+ Phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và
công nghệ của trường đại học.
+ Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính mới
và sáng tạo.
2.8. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NCKH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Nội dung hoạt động NCKH của sinh viên:


+ Thực hiện đề tài NCKH thuộc lĩnh vực được đào
tạo và các lĩnh vực khác phù hợp với khả năng của
sinh viên.
+ Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, sinh
hoạt học thuật, hội thi sáng tạo khoa học công nghệ,
câu lạc bộ khoa học sinh viên, các giải thưởng khoa
học và công nghệ ở trong, ngoài nước và các hình
thức hoạt động KH&CN khác của sinh viên.
2.8. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NCKH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Nội dung hoạt động NCKH của sinh viên:


+ Tham gia triển khai ứng dụng tiến bộ KH&CN vào
thực tiễn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục
và đào tạo, an ninh, quốc phòng.
+ Công bố các kết quả NCKH của sinh viên.
2.8. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NCKH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Triển khai hoạt động NCKH của sinh viên:


1. Xác định danh mục đề tài nghiên cứu khoa học
của sinh viên
+ Đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học (Giảng viên,
sinh viên theo quy định của trường)
+ Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa/bộ môn
xác định danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của
sinh viên.
+ Hiệu trưởng trường đại học phê duyệt danh mục
đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.
2.8. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NCKH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

2. Tổ chức xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu


khoa học của sinh viên, giao đề tài cho sinh viên và
phân công người hướng dẫn phù hợp. Mỗi đề tài
nghiên cứu khoa học của sinh viên do một người
hướng dẫn.
3. Triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
của sinh viên
4. Tổ chức đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của
sinh viên ở cấp khoa/bộ môn
2.8. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NCKH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

5. Căn cứ kết quả đánh giá của hội đồng, khoa/bộ


môn xét chọn các đề tài gửi tham gia xét giải thưởng
sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường.
6. Tổ chức đánh giá đề tài NCKH của sinh viên ở
cấp trường
7. Tổ chức hội nghị NCKH của sinh viên
2.8. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NCKH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

8. Lựa chọn các đề tài gửi tham gia xét Giải thưởng
“Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” trong số các đề tài
đạt giải thưởng sinh viên NCKH cấp trường, theo
Thể lệ Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”
dành cho sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ vào thực tiễn
10. Tổ chức hoạt động thông tin khoa học và công
nghệ của sinh viên
2.9. VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN VỚI HOẠT ĐỘNG NCKH

Thực hiện nhiệm vụ NCKH hàng năm theo định mức


quy định:
+ Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển
giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.
+ 1/3 thời gian dành cho NCKH (1760/3  587 giờ lao
động)
+ Các nội dung được tính thực hiện nhiệm vụ NCKH
do thủ trưởng CSGD quy định.
+ Nhiệm vụ bao gồm: Thực hiện hoạt động NCKH,
hướng dẫn sinh viên NCKH
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
1. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (LUẬT KH&CN. SỐ 29/2013/QH13)

1. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa
học và công nghệ; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến
khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then chốt và động lực của
khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân;
2. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn,
khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; gắn nhiệm vụ
phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề hình thành và
phát triển kinh tế tri thức;
1. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (LUẬT KH&CN. SỐ 29/2013/QH13)

3. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và
công nghệ tiên tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công
nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực
cạnh tranh của sản phẩm;
4. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chú trọng
lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia; áp
dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu
hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công nghệ;
5. Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ;
1. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (LUẬT KH&CN. SỐ 29/2013/QH13)

6. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư
cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ
công nghệ;
7. Khuyến khích, tạo điều kiện để hội khoa học và kỹ thuật, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động
khoa học và công nghệ;
8. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ;
nâng cao vị thế quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực
và thế giới.
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NCKH

 Tính mới: phát hiện mới (dự báo mới, mô tả mới..); sáng tạo mới
(giải pháp, công nghệ, vật liệu..)
 Tính rủi ro (không phải là thất bại)
 Tính sở hữu (tính cá nhân)
 Tính kế thừa
3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

1. Nội dung nghiên cứu


2. Phương pháp nghiên cứu
3. Triển khai đề tài nghiên cứu
4. Một số hướng NC
3.1. NỘI DUNG NC VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG
ĐH,CĐ

1) Nghiên cứu về giáo dục học


❖ Lý luận về dạy học
- Các quy luật nhận thức,
- Các nguyên tắc dạy học,
- Thiết kế chương trình,
- Các phương pháp dạy học chung,
- Kiểm tra, đánh giá trong dạy học ,…
3.1. NỘI DUNG NC VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG
ĐH,CĐ

❖ Lý luận về giáo dục


- Quy luật phát triển nhân cách,
- Các nguyên tắc giáo dục,
- Các phương pháp giáo dục,
- Các hình thức giáo dục,
- Đánh giá kết quả giáo dục,…
❖ Phương pháp dạy học bộ môn
- Phương pháp dạy học nhóm bộ môn
- Phương pháp dạy học các môn cụ thể
3.1. NỘI DUNG NC VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG
ĐH,CĐ

2) Nghiên cứu về quản lý giáo dục


- Nghiên cứu quan hệ giữa giáo dục và các phân hệ xã
hội khác (chính trị, kinh tế, văn hóa,…)
- Vai trò của giáo dục trong xã hội hay các chức năng
của giáo dục
- Triết lý giáo dục
- Hệ thống giáo dục quốc dân
- Tổ chức và quản lý nhà trường
- Quản lý các hoạt động giáo dục: đào tạo, hoạt động
khoa học, quản lý nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất
3.1. NỘI DUNG NC VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG
ĐH,CĐ

3) Nghiên cứu các lĩnh vực gần


- Tâm lý học giáo dục
- Kinh tế học giáo dục
- Xã hội học giáo dục
- Pháp chế hóa giáo dục
- Công nghệ giáo dục
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ba cấp độ phương pháp:


- Phương pháp luận (Methodogy)
- Tiếp cận (Approach)
- Phương pháp (cụ thể của từng bộ môn khoa học -
Method)
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Phương pháp luận (Methodogy):


Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm
làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương
pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương
pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như
việc lựa chọn, vận dụng phương pháp.
Nói cách khác phương pháp luận là lý luận về phương
pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan
và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các
nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cách tiếp cận (Approach):


- Tiếp cận logic
- Tiếp cận lịch sử
- Tiếp cận hệ thống
- Tiếp cận thị trường
- Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực,…
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Phương pháp (cụ thể)


- Nghiên cứu tư liệu viết
- Thu thập hiện vật
- Quan sát
- Khảo sát (điều tra bằng phỏng vấn, phiếu hỏi)
- Phương pháp chuyên gia
- Thống kê
- Thực nghiệm
3. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH

1) Chuẩn bị và bảo vệ đề cương NC


2) Thực hiện đề tài NC
3) Kiểm tra kết quả NC, viết báo cáo chính thức
4) Bảo vệ đề tài NC
(1) CHUẨN BỊ VÀ BẢO VỆ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

 Lựa chọn đề tài nghiên cứu


 Xây dựng và bảo vệ đề cương NC
 Chuẩn bị các điều kiện NC
LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

 Loại đề tài:
+ Đề tài lựa chọn
+ Đề tài được chỉ định
 Căn cứ lựa chọn đề tài NC (Lý do chọn đề tài):
+ “Cái mới” của đề tài
+ Tính cấp thiết và mức độ ưu tiên của vấn đề NC (về lý luận và
về thực tiễn)
+ Các điều kiện chủ quan và khách quan đảm bảo cho sự thành
công trong NC (tài chính, cơ chế QL, năng lực và kinh nghiệm
của đội ngũ NC, cố vấn, tư vấn, CSVC …)
 Đặt tên (phát biểu) đề tài NC phải đảm bảo thể hiện:
+ Vấn đề nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu
+ Mức độ nghiên cứu và ý tưởng chính về mục tiêu NC
+ Rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, nhất quán, có dạng đề mục
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐỀ CƯƠNG NC
(CẤU TRÚC BẢN ĐỀ CƯƠNG NC LV/LA)

 Lý do chọn đề tài
 Lịch sử nghiên cứu vấn đề (Tổng quan những công trình
NC liên quan đến Đề tài)
 Mục tiêu NC của đề tài
 Khách thể và đối tượng NC
 Nhiệm vụ NC/nội dung NC
 Giả thuyết KH của đề tài
 Các phương pháp NC
 Dự kiến cấu trúc của công trình NC
 Kế hoạch NC và các nguồn lực đảm bảo
 Danh mục tài liệu tham khảo (Để xõy dựng đề cương)
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
TRẢ LỜI CÂU HỎI: TẠI SAO NC ĐỀ TÀI NÀY ?

Chú ý:
 Căn cứ thực tiễn : Công việc cần ưu tiên giải quyết
 Căn cứ pháp lý; Những quy định pháp lý hiện hành có
cho phép giải quyết không?
 Căn cứ lý luận: Xác định các mâu thuẫn đang tồn tại
khách quan ngoài ý muốn của nhà NC trong LL và TT
giáo dục; Làm nổi bật tính tất yếu khách quan và cấp
thiết phải triển khai NC đề tài; Ý nghĩa LL và TT của
công trình NC
 Tổng quan những công trình NC liên quan (không phải
tổng quan về vấn đề NC, chỉ kể các công trình NC)
 Làm rõ lý do NC về KH, căn cứ để nêu cái mới của NC.
KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

 Khách thể nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu
NỘI DUNG NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

 Nghiên cứu cơ sở lý luận


 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Đo đạc trên đối tượng NC
hoặc đánh giá thực trạng thông qua:
- Các tư liệu đã có về đối tượng NC
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
- Điều tra khảo sát thực tế
 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế
 Đề xuất cách giải quyết v/đ (giải pháp mới)
 Thực nghiệm và ứng dụng trong thực tế
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

 Là giả định người NC nêu ra về kết quả NC để chứng


minh hay bác bỏ
 Do chính cán bộ NC xây dựng hoặc do sự gợi ý và được
kiểm chứng qua quá trình NC
 Về bản chất là một kết luận giả định, hoàn toàn tuỳ thuộc
vào nhận thức chủ quan của người đề xuất
 Thuộc tính của giả thuyết
+ Tính giả định
+ Tính đa phương án
+ Tính khả biến
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

 Phải đảm bảo các yêu cầu:


+ Tính tiên đoán về khả năng xuất hiện cái mới, những
nguyên nhân của các hiện tượng, quá trình
+ Có thể kiểm chứng được bằng lý thuyết, thực nghiệm
hay thực tiễn
+ Xây dựng có cơ sở LL và không thoát ly TT, có logic
KH chặt chẽ
 Với NC cơ bản giả thuyết về quy luật của sự vật hoặc
hiện tượng
 Với NC ứng dụng giả thuyết về giải pháp đổi mới GD,
chính sách, quản lý nhà trường, cấu trúc nội dung ĐT...
(2) THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lưu ý:
 Lựa chọn tài liệu, tư liệu
+ Góp phần giải quyết nhiệm vụ, mục tiêu NC và chứng
minh các giả thiết NC
+ Tư liệu thực tế phải khách quan, chính xác và có độ
tin cậy cao, mẫu điều tra khảo sát phải đảm bảo tính đại
diện
 Cách trích dẫn
+ Trích dẫn nguyên văn
+ Trích dẫn theo ý
+ Ghi hỗn hợp
+ Nêu tác giả, nêu công trình, thứ tự
(3) KIỂM TRA KẾT QUẢ NC, VIẾT BÁO CÁO

 Kiểm tra kết quả NC (khảo nghiệm/thực nghiệm)


 Viết báo cáo chính thức của đề tài
 Viết báo cáo tóm tắt ĐT
 Rà soát, biên tập BC toàn văn và BCTT
- Kiểm tra các dữ liệu, phân tích, nhận định
- Kiểm tra kết cấu logic
- Hình thức trình bày
- Biên tập
(4) CHUẨN BỊ VÀ BẢO VỆ ĐỀ TÀI

 Chuẩn bị tóm tắt nội dung báo cáo trên cơ sở BC tóm tắt,
thiết kế trình bày trên phần mềm trình chiếu:
 Chuẩn bị phương pháp trình bày
 Tập dượt trình bày
 Điều chỉnh nội dung, kết cấu và phương pháp trình bày
CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO KH KẾT QUẢ NC

 Phản ánh rõ ràng và đầy đủ các mục tiêu, khách thể và


đối tượng , những nhiệm vụ NC đề ra
 Đảm bảo logic KH chặt chẽ giữa các phần các chương
 Luôn luôn bám sát phạm vi nghiên cứu và không đi xa
vấn đề NC
CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO KẾT QUẢ NC

Mở đầu
Nội dung (các chương, mục)
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo (để viết nghiên cứu)
Phụ lục (chỉ gồm những kết quả NC của tác giả mà
không tiện đưa vào phần chính của báo cáo)
KẾ HOẠCH NC

TT Néi dung Thêi gian Kinh phÝ, Phèi hîp S¶n phÈm
c«ng viÖc nguån KP mong ®îi

1.

2.

3.

4.

...
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

You might also like