You are on page 1of 2

BÀI KIỂM TRA

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Đề: anh (chị) hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền.
Trình bày quan điểm của bản thân về sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành
pháp luật của sinh viên Việt Nam hiện nay.
Bài làm
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là sự kế thừa, học hỏi và phát huy
phương pháp tổ chức bộ máy nhà nước của các thế hệ đi trước, đồng thời nghiên cứu các
cuộc cách mạng và thể chế lớn trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp. Bên cạnh đó, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền còn là sự vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt chủ
nghĩa Mác – Lê-nin cũng như chủ nghĩa dân tộc. Dẫu không đề cập trực tiếp đến khái
niệm nhà nước pháp quyền, quan điểm của Hồ Chí Minh vẫn thể hiện rõ tư tưởng về nhà
nước pháp quyền.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền được thể hiện như sau:
Một là, nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước. Nhà nước là công cụ phục vụ nhân dân Hồ Chí
Minh xác định bản chất dân chủ của Nhà nước ta: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu
lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ
Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm
lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
Hai là, nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước tôn trọng pháp luật, được tổ chức và
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Qua thực tiễn tiếp xúc với nền văn
minh Âu - Mỹ và tham khảo kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Nhà nước trong quản lý
xã hội, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật trong quản
lý, điều hành xã hội. Năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội
nghị Véc-xây, Hồ Chí Minh đã đòi thực dân Pháp phải cải cách nền pháp lý ở Đông
Dương, phải bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh và thay thế bằng các đạo luật. Bản
Yêu sách đã được Hồ Chí Minh chuyển thành “Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó đặt vấn
đề phải có Hiến pháp ban hành, nêu cao vai trò quản lý nhà nước bằng luật pháp theo tinh
thần “trăm điều phải có thần linh pháp quyền”, phản ánh tư tưởng cốt lõi của Người về
nhà nước dân chủ mới - nhà nước tôn trọng pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Ba là, nhà nước pháp quyền kiểu mới, của dân, do dân, vì dân phải là Nhà nước trong
sạch, vững mạnh, hiệu quả Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn trăn trở tìm cách làm thế nào để Nhà nước ta trở thành một nhà nước pháp
quyền kiểu mới, trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, khắc phục được những căn bệnh cố
hữu của các nhà nước kiểu cũ.
Bốn là, Nhà nước ta do đảng Cộng sản lãnh đạo, có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp
công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc rộng rãi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tính
chất Nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính
quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ
nội dung của Hiến pháp... Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng
liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”

You might also like