You are on page 1of 8

SÁCH NẮN TRỌN KIẾN THỨC HOÁ HỌC – FULL LÍ THUYẾT, BÀI TẬP CÓ GIẢI CHI TIẾT CHỈ

69K
TÀI LIỆU KHÓA VIP NĂM HỌC
2021 – 2022 KHỐI 10

CHƯƠNG 5
THẦY NGUYỄN XUÂN NGỌC TỔNG ÔN LÍ THUYẾT

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN VÀ CLO

Câu 1. Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA là
A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np3. D. ns2np2.
Câu 2. Phân tử các đơn chất halogen có kiểu liên kết:
A. Cộng hoá trị. B. Ion. C. Cho nhận. D. Phối trí.
Câu 3. Trong tự nhiên, các halogen:
A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. B. chỉ tồn tại ở dạng muối halogenua.
C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. D. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất.
Câu 4. Phát biểu không đúng là
A. Tất cả các halogen đều có các số oxi hoá: -1, 0, +1, +3, +5 và +7.
B. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kì.
C. Các halogen đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
D. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
Câu 5. Trong công nghiệp thì người ta điều chế nước Javen bằng cách:
A. Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng.
B. Sục khí Cl2 vào dung dịch vôi sữa.
C. Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn.
D. Cho Cl2 phản ứng với dd KOH đặc ở 80oC.
Câu 6. Cho kim loại M phản ứng Cl2 được muối X; cho M phản ứng dung dịch HCl được
muối Y. Cho M phản ứng X được Y. Kim loại M là
A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Fe.
Câu 7. Các khí có thể cùng tồn tại trong 1 hỗn hợp là
A. NH3 và HCl. B. H2S và Cl2. C. Cl2 và O2. D. HI và O3.
Câu 8. Các khí không thể cùng tồn tại trong 1 hỗn hợp là
A. Cl2 và O2. B. Cl2 và N2. C. Cl2 và CO2. D. Cl2 và H2.
Câu 9. Trong phòng thí nghiệm điều chế Cl2 bằng cách nào sau đây?
A. Điện phân nóng chảy NaCl.
B. Cho dung dịch HCl đặc phản ứng MnO2/t0.
C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Câu 10. Trong phản ứng: Cl2 + 2KOH   KCl + KClO + H2O Clo đóng vai trò nào?
A. Là chất khử. B. Là chất oxi hóa.
C. không là chất oxi hóa, không là chất khử. D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
ĐĂNG KỲ KHOÁ VIP HỌC KÌ 2 – IP CHO PAGE NHÉ! 1
SÁCH NẮN TRỌN KIẾN THỨC HOÁ HỌC – FULL LÍ THUYẾT, BÀI TẬP CÓ GIẢI CHI TIẾT CHỈ 69K
Câu 11. Clorua vôi là loại muối nào sau đây?
A. Muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit.
B. Muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với 2 loại gốc axit.
C. Muối tạo bởi 2 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit.
D. Clorua vôi không phải là muối.
Câu 12. Trong các hợp chất của Clo sau đây thì hợp chất nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. HClO4. B. HClO3. C. HClO2. D. HClO.
Câu 13. Trong các axit có oxi của Clo sau đây thì axit nào có tính axit mạnh nhất?
A. HClO4. B. HClO3. C. HClO2. D. HClO.
Câu 14. Tính tẩy màu, sát trùng của clorua vôi là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do clorua vôi dễ bị phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh.
B. Do clorua vôi phân hủy ra Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
C. Do trong phân tử clorua vôi chứa nguyên tử clo với số oxi hóa +1 có tính oxi hóa mạnh.
D. Cả A, B, C
Câu 15. Nước Gia-ven là hỗn hợp của các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, H2O. B. NaCl, NaClO, H2O.
C. NaCl, NaClO3, H2O. D. NaCl, NaClO4, H2O.
Câu 16. Phản ứng giữa H2 và Cl2 có thể xảy ra trong điều kiện
A. Nhiệt độ thường và bóng tối. B. Ánh sáng khuếch tán.
C. Nhiệt độ tuyệt đối 273K. D. Xúc tác MnO2, nhiệt độ.
Câu 17. Trong phản ứng: CaOCl2 + 2HCl   CaCl2 + Cl2↑ + H2O Nguyên tố clo trong
hợp chất CaOCl2 đóng vai trò:
A. Chất khử.
B. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
C. Chất oxi hóa.
D. Không là chất khử, không là chất oxi hóa.
Câu 18. Tìm câu sai khi nói về clorua vôi:
A. Công thức phân tử của clorua vôi là CaOCl2.
B. Clorua vôi là muối hỗn hợp.
C. Ca(OCl)2 là công thức hỗn tạp của clorua vôi.
D. Clorua vôi có hàm lượng hipoclorit cao hơn nước Gia-ven.
Câu 19. Số oxi hóa của clo trong phân tử CaOCl2 là
A. 0. B. –1. C. +1. D. –1 và +1.
Câu 20. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy
còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt
khuẩn là do:
A. Clo độc nên có tính sát trùng.
B. Clo có tính oxi hoá mạnh.
C. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hoá mạnh.
D. Một nguyên nhân khác.
ĐĂNG KỲ KHOÁ VIP HỌC KÌ 2 – IP CHO PAGE NHÉ! 2
SÁCH NẮN TRỌN KIẾN THỨC HOÁ HỌC – FULL LÍ THUYẾT, BÀI TẬP CÓ GIẢI CHI TIẾT CHỈ 69K
Câu 21. Clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia-ven vì:
A. Clorua vôi dễ bảo quản và dễ chuyên chở hơn.
B. Clorua vôi có hàm lượng hipoclorit cao hơn.
C. Clorua vôi rẻ tiền hơn.
D. Cả A, B, C
Câu 22. Trong phòng thí nghiệm clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa một trong
các hợp chất sau
A. KClO3. B. NaCl. C. HCl. D. KMnO4.
Câu 23. Tính sát trùng và tẩy màu của nước Gia-ven là do
A. NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh.
B. NaClO phân hủy ra Cl2 là chất có tính oxi hóa mạnh.
C. trong NaClO, Cl có số oxi hóa +1, thể hiện tính oxi hóa mạnh.
D. NaCl trong nước có tính tẩy màu và sát trùng.
Câu 24. Phương pháp điều chế nước Gia-ven trong công nghiệp là
A. điện phân dung dịch muối ăn (không có màng ngăn).
B. điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn).
C. cho clo tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nguội.
D. cho clo tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng.
Câu 25. Tính chất nào sau đây không phải là của khí Cl2?
A. Tan hoàn toàn trong H2O tạo dung dịch Clo.
B. Có màu vàng lục.
C. Có tính tẩy trắng khi ẩm.
D. Có mùi hắc, rất độc, sát trùng H2O.
Câu 26. Chất nào dùng để loại bỏ khí Cl2 có lẫn trong không khí:
A. dung dịch HCl. B. dung dịch Na2SO4.
C. dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch H2SO4.
Câu 27. Khi cho Cl2 vào dung dịch KOH đậm đặc có dư và đun nóng thì dung dịch thu
được chứa:
A. KCl; KOH dư. B. KCl; KClO; KOH dư.
C. KCl; KClO3. D. KCl; KClO3; KOH dư.
Câu 28. Clo có tính tẩy màu là do:
A. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
B. Cl2 tác dụng với H2O tạo thành HClO có tính oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu.
C. tạo thành axit clohiđric có tính tẩy màu.
D. Phản ứng tạo thành axit HClO có tính khử mạnh, có tính tẩy màu.
Câu 29. Khi cho dung dịch HCl đặc phản ứng MnO2 thì số phân tử HCl bị OXH và số
phân tử tạo muối là:
A. 1 và 1. B. 2 và 4. C. 2 và 2. D. 4 và 1.
Câu 30. Cho Cloruavôi phản ứng HCl đặc thì thu được sản phẩm là
A. CaCl2 và H2O. B. CaCl2; Cl2 và H2O.
C. CaCl2 và HCl. D. CaCl2; HCl và H2O.

ĐĂNG KỲ KHOÁ VIP HỌC KÌ 2 – IP CHO PAGE NHÉ! 3


SÁCH NẮN TRỌN KIẾN THỨC HOÁ HỌC – FULL LÍ THUYẾT, BÀI TẬP CÓ GIẢI CHI TIẾT CHỈ 69K

Câu 31. Cho sơ đồ sau: Cloruavôi   ( X)   ( Y) ↑   Nước Gia – ven. Chất X



A. CaCl2. B. Cl2. C. CaCO3. D. HCl.
Câu 32. Khí Cl2 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
A. CO2, Na, H2, NaI, NaOH, H2O. B. O2, NaI, HBr, Ca(OH)2, Na.
B. Fe, N2, NaBr, FeCl2, H2. D. H2, NaBr, HI, NaOH, FeCl2.
Câu 33. Trong công nghiệp điều chế Cl2 bằng cách sau:
A. Điện phân NaCl nóng chảy.
B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. Cho HCl đặc phản ứng với MnO2 ở nhiệt độ cao.
D. Cho NaCl tinh thể phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
Câu 34. Nếu cho một mol mỗi chất: CaOCl2; KMnO4; K2Cr2O7; MnO2 lần lượt phản ứng
với dung dịch HCl đặc dư. Chất tạo ra lượng Cl2 nhiều nhất là
A. CaOCl2. B. KMnO4. C. MnO2. D. K2Cr2O7.

ĐĂNG KỲ KHOÁ VIP HỌC KÌ 2 – IP CHO PAGE NHÉ! 4


SÁCH NẮN TRỌN KIẾN THỨC HOÁ HỌC – FULL LÍ THUYẾT, BÀI TẬP CÓ GIẢI CHI TIẾT CHỈ 69K
PHẦN 2: HIĐROCLORUA - AXIT CLOHIĐRIC, MUỐI CLORUA

Câu 1. Khi cho H2SO4 đặc vào NaCl rắn thì khí thu được là
A. H2S. B. Cl2. C. SO2. D. HCl.
Câu 2. Axit có tính axit mạnh nhất là
A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HI.
Câu 3. Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxi hoá - khử với vai trò:
A. Chất khử B. chất oxi hoá.
C. môi trường D. A, B và C đều đúng.
Câu 4. Trong số các hiđro halogenua sau đây, chất nào có tính khử mạnh nhất?
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.
Câu 5. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?
A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. Na2SO4.
Câu 6. Đổ dung dịch chứa 2 gam HBr vào dung dịch chứa 2 gam NaOH. Nhúng giấy quì
tím vào dung
dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu nào?
A. Màu đỏ. B. Màu xanh.
C. Không đổi màu. D. Không xác định được.
Câu 7. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm?
A. NaCl + H2SO4   NaHSO4 + HCl
o
t
B. Cl2 + H2O   HCl + HClO.
C. Cl2 + SO2 + H2O   2HCl + H2SO4. D. H2 + Cl2   2HCl.
Câu 8. Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím:
A. Chuyến sang màu đỏ. B. Chuyển sang màu xanh.
C. Không chuyển màu. D. Chuyển sang không màu.
Câu 9. Kim loại nào khi phản ứng với Cl2 và HCl cho cùng 1 sản phẩm
A. Fe; Al; Mg; Na. B. Cu; Zn; Al; K. C. Cr; Al; Mg; Ca. D. Zn; Mg; Al; Na.
Câu 10. Axit HCl có thể tham gia phản ứng với vai trò?
A. Chất khử. B. Chất Oxi hóa. C. Môi trường. D. A, B, C đúng.
Câu 11. Axit HCl tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
A. Cu, Fe3O4, Na2CO3, Fe(OH)2. B. CaCO3, AgNO3, Cu(OH)2, Fe2O3.
C. Mg, NaNO3, KMnO4, CaOCl2. D. SiO2, KClO3, K2Cr2O7, BaCO3.
Câu 12. Hiện tượng “ bốc khói ” của axit HCl đặc trong không khí ẩm là do:
A. HCl bị oxi hóa bởi oxi không khí.
B. Axit HCl khi bay hơi có mầu trắng.
C. Khí HCl bay hơi tạo với hơi nước trong không khí thành những hạt dung dịch nhỏ như
sương mù.
D. Dung dịch HCl có tính axit mạnh.
Câu 13. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Hợp chất hiđro halogen đều là chất khí.
B. Các dung dịch HX ( X là các halogen) đều là các axit mạnh.
C. Các halogen đều là các phi kim có tính oxi hóa.
D. Hợp chất hiđro halogen đều tan trong nước thành axit.

ĐĂNG KỲ KHOÁ VIP HỌC KÌ 2 – IP CHO PAGE NHÉ! 5


SÁCH NẮN TRỌN KIẾN THỨC HOÁ HỌC – FULL LÍ THUYẾT, BÀI TẬP CÓ GIẢI CHI TIẾT CHỈ 69K
Câu 14. Có các phát biểu sau đây:
1. Các halogen ( F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa từ -1 đến +7.
2. Flo là chất chỉ có tính oxi hóa.
3. F2 đẩy được Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl.
4. Tính axit tăng theo thứ tự HF, HCl, HBr, HI.
Các phát biểu đúng là:
A. 1, 2, 3. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 1, 4.
Câu 15. Cho các phát biểu sau:
(1). Halogen là những chất oxi hoá yếu.
(2). Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot.
(3). Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7.
(4). Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học.
(5). Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là np5ns2.
(6). Các ion F-, Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa với Ag+.
(7). Các ion Cl-, Br-, I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+.
(8). Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br-, I- chỉ bằng dung dịch AgNO3.
(9). Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+.
Số phát biểu sai là
A. 6. B. 7. C. 8. D. 5.

ĐĂNG KỲ KHOÁ VIP HỌC KÌ 2 – IP CHO PAGE NHÉ! 6


SÁCH NẮN TRỌN KIẾN THỨC HOÁ HỌC – FULL LÍ THUYẾT, BÀI TẬP CÓ GIẢI CHI TIẾT CHỈ 69K
PHẦN 3: FLO – BROM – IOT

Câu 1. Chọn phản ứng viết sai?


A. 2NaBr (dung dịch)+Cl2   2NaCl + Br2.
B. 2NaI (dung dịch) + Br2   2NaBr + I2.
C. 2NaI (dung dịch) + Cl2   2NaCl + I2.
D. 2NaCl (dung dịch) + F2   2NaF + Cl2.
Câu 2. Giải thích tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo.
Hãy chọn lí do đúng.
A. Vì flo không tác dụng với nước.
B. Vì flo có thể tan trong nước.
C. Vì flo có tính oxi hoá mạnh hơn clo rất nhiều, có thể bốc cháy khi tác dụng với nước.
D. Vì một lí do khác.
Câu 3. Cho Flo, Clo, Brom, Iot lần lượt tác dụng với H2. Phản ứng giữa halogen nào xảy ra
mãnh liệt nhất?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 4. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 5. Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O   H2SO4 + 2HBr. Trong phản ứng trên, brom
đóng vai trò
A. chất khử. B. chất oxi hóa.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Câu 6. Phương pháp nào dưới đây được dùng để điều chế khí F2 trong công nghiệp?
A. Oxi hóa muối florua. B. Dùng halogen khác đẩy flo ra khỏi muối.
C. Điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng. D. Không có phương pháp nào.
Câu 7. Phản ứng được dùng để điều chế Br2 trong công nghiệp là
A. 2AgBr   2Ag + Br2.
B. 2HBr + Cl2   2HCl + Br2.
C. 2NaBr + Cl2   2NaCl + Br2.
D. 2H2SO4 + 4KBr + MnO2   2K2SO4 + MnBr2 + Br2 + 2H2O.
Câu 8. Nguồn chủ yếu để điều chế brom trong công nghiệp là
A. rong biển. B. nước biển. C. muối mỏ. D. tảo biển.
Câu 9. Nguồn chủ yếu để điều chế iot trong công nghiệp là
A. rong biển. B. nước biển. C. muối mỏ. D. tảo biển.
Câu 10. Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra?
A. Cl2 + 2KI   2KCl + I2. B. 2Fe + 3I2   2FeI3.
C. 2Fe + 3Cl2   2FeCl3. D. SO2 + Br2 + 2H2O   2HBr + H2SO4.
Câu 11. Phát biểu không đúng là
A. Tất cả các halogen đều có các số oxi hoá: -1, 0, +1, +3, +5 và +7.
B. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kì.
C. Các halogen đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
D. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
Câu 12. Bình thuỷ tinh không dùng để chứa chất nào sau đây?
A. HNO3. B. HF. C. H2SO4. D. HCl.

ĐĂNG KỲ KHOÁ VIP HỌC KÌ 2 – IP CHO PAGE NHÉ! 7


SÁCH NẮN TRỌN KIẾN THỨC HOÁ HỌC – FULL LÍ THUYẾT, BÀI TẬP CÓ GIẢI CHI TIẾT CHỈ 69K
Câu 13. Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Để loại bỏ clo ra khỏi hỗn hợp người ta dùng:
A. KBr. B. KCl. C. H2O. D. NaOH.
Câu 14. Cho các nhận định sau:
(1) Hỗn hợp khí Cl2 và O2 có thể tồn tại ở nhiệt độ cao.
(2) Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng quỳ tím ẩm.
(3) Về tính axit HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO.
(4) Clorua vôi, nước Gia-ven (Javen) và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do chứa ion
ClO-, gốc
của axit có tính oxi hóa mạnh.
(5) KClO3 được ứng dụng trong sản xuất diêm.
(6) KClO3 được ứng dụng trong điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
(7) KClO3 được ứng dụng trong sản xuất pháo hoa.
(8) Hỗn hợp khí H2 và F2 có thể tồn tại ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
……………. HẾT …………….

ĐĂNG KỲ KHOÁ VIP HỌC KÌ 2 – IP CHO PAGE NHÉ! 8

You might also like