You are on page 1of 34

Chương 1

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN, TRẠM BIẾN ÁP


VÀ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG

Giảng viên: GVC-TS Trần Tấn Vinh


Đại Học Đà Nẵng
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

Nhà máy điện là một xí nghiệp đặc biệt có nhiệm vụ biến đổi
các dạng năng lượng khác nhau như năng lượng của
nhiên liệu (than, dầu, khí đốt, nguyên tử v.v. . . ), năng
lượng của dòng nước, gió, mặt trời, v.v... thành điện
năng để cung cấp cho các hộ tiêu thụ

1.1.1. Phân loại nhà máy điện


• Phân loại căn cứ vào các loại nhiên liệu sử dụng của các
nhà máy điện
• Nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, nguyên tử, năng
lượng mặt trời v.v…
a. Nhà máy nhiệt điện (thermal power plants)
• Nhiên liệu được sử dụng là than đá,
dầu hoặc khí đốt.
• Động cơ sơ cấp quay máy phát điện
là tuabin hơi, máy hơi nước (lô cô
mô bin) hoặc tua bin khí.

 Nhà máy nhiệt điện ngưng hơi


Toàn bộ lượng hơi được dùng để
sản xuất điện năng
3.Lò hơi; 4. Turbin; 5. Bình ngưng; 6. tæì loì håi
TBPP
Bơm tuần hoàn; 7. Bơm ngưng tụ;
 Nhà máy nhiệt điện trích hơi Håi phuûc vuû saín
phuû taíi
xuáút
Một phần năng lượng hơi được sử âiãûn
næåïc noïng sinh
âëa hoaût
dụng vào mục đích công nghiệp và phæång
næåïc sinh hoaût
sinh hoạt của nhân dân các vùng
lân cận âãún loì håi
• Theo số liệu của Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia A0,
đến tháng 7/2019, nhà máy nhiệt điện chạy than chiếm
tỉ lệ 36% (19.258 MW), chạy khí chiếm 13 % (7.250
MW), chạy dầu chiếm 3% (1.412 MW) công suất đặt
của hệ thống điện Việt Nam (54.016 MW)
• Một số nhà máy nhiệt điện tiêu biểu ở Việt Nam:
– Nhiệt điện Phả Lại: 440 MW (chạy than)
– Nhiệt điện Mông Dương, Q.Ninh: 3.280 MW (chạy than)
– Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân: 5.600 MW ( chạy than)
– Nhiệt điện Duyên Hải: 4.400 MW (chạy than)
– Nhiệt điện Ô môn: 2.800 MW (chạy khí)
– Nhiệt điện Phú Mỹ: 2.540 MW (chạy khí)
– Nhiệt điện Cà Mau: 1.500 MW (chạy khí)
– Nhiệt điện Thủ Đức: 153 MW turbine hơi + 94 MW turbine khí
(chạy dầu, xd từ 1965)
Nhà máy NĐ Vĩnh Tân 2 có công Nhà máy NĐ Ô Môn có tổng công
suất 1.244 MW, là NĐ lớn nhất suất 2.800 MW, trong đó Ô Môn 1
VN hiện nay (là một nhà máy công suất 660 MW, Ô Môn 2 cs
trong Trung tâm nhiệt điện Vĩnh 720 MW, Ô Môn 3 cs 700 MW, Ô
Tân 5.600MW) Môn 4 cs 720 MW
b. Nhà máy điện nguyên tử (Atomic power plants)
• Lò đốt than được thay bằng lò phản ứng nguyên tử.
• Nhà máy điện nguyên tử tiêu thụ nguyên liệu (Torium và
Uranium). Năng lượng 1kg U235 tương đương với năng lượng
của 2900 tấn than đá.
• Năm 1954, Liên Xô xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên
có công suất 5.000KW, tiêu thụ ngày đêm khoảng 30g uranium,
trong khi đó NĐ có cùng công suất tiêu thụ khoảng (100  110)
tấn than xấu.
c. Nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời
(Solar power plants)
• Hai phương pháp chính sản xuất điện từ NL mặt trời:
 Công nghệ tập trung nhiệt mặt trời (CSP – concentrating
solar power).
 Công nghệ quang điện (PV – photovoltaic)
• Công nghệ tập trung nhiệt mặt trời CSP:
 Hoạt động giống nhà máy nhiệt điện, trong đó lò than
được thay thế bằng hệ thống kính thu nhận nhiệt năng
của mặt trời.
 Nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế
giới đã được xây dựng ở Liên Xô với công suất 1,2 MW.
Năm 2013 ở UAE đã hoạt động nhà máy Shams 1 công
suất 100 MW gồm 250 ngàn tấm gương parabol.
Công nghệ quang điện (PV –
photovoltaic):
Hiện nay, pin mặt trời được sử dụng rộng
rãi. Các tấm pin mặt trời được ghép từ
60 hoặc 72 tế bào quang điện, chuyển
đổi quang năng thành điện năng.
Điện một chiều được biến đổi thành xoay
chiều và nối với lưới điện
Tế bào quang điện

Tấm pin mặt trời


• Đến 30/6/2019, ở nước ta đã có 82 nhà máy, tổng công suất
4.464 MW điện mặt trời đã hòa lưới điện quốc gia, chiếm tỉ lệ
8,28% công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam. Ngoài ra,
điện mặt trời áp mái cũng đang được phát triển mạnh mẽ tại
các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình

• Nhà máy điện mặt trời trên lòng hồ nhà máy thủy điện ĐaMi
công suất 32 MWp, đóng điện 27/5/2019. Tổng diện tích mặt
bằng sử dụng 56,65 ha (trong đó mặt nước 50 ha), tổng vốn
đầu tư 1.440 tỷ VNĐ.
d. Nhà máy điện dùng
năng lượng gió
(Wind power plants)

• Các turbine gió dùng để


chuyển năng lượng gió
thành cơ năng truyền động
máy phát điện
• Turbine gió gồm:
- Rotor, các cánh quạt
- Vỏ máy: bảo vệ hộp số và
máy phát điện
- Tháp đỡ: nâng rotor và các
thiết bị điện như bộ điều
khiển, cáp, thiết bị kết nối….
• Các máy phát điện được
nối với lưới điện thông
qua các bộ convertor và
máy biến áp tăng áp
• Turbine gió lớn nhất thế
giới ở Đức, chiều cao trụ
178m, cả cánh 246,5 m.
Sản xuất trung bình
10.500 MWh/năm.
• Ở Việt Nam, năm 2016
đã khởi công xây dựng
nhà máy điện gió Trung
Nam tại Ninh Thuận có
công suất 90 MW, gồm
45 turbine 2MW, tháp đở
cao 95 m, tổng vốn đầu
tư gần 4.000 tỷ đồng VN.
e. Nhà máy thủy điện ( Hydropower plants)
• Biến đổi năng lượng của dòng nước (thuỷ năng) thành cơ năng
quay tuabin và máy phát điện để sản xuất ra điện năng
• Động cơ sơ cấp quay máy phát thủy điện là tua bin nước trục ngang
hay trục đứng
• Công suất cơ trên trục của tua bin:
PT  Q H (Q lưu lượng, H độ cao cột nước)
• Kiểu đập: Q lớn, H bé (Sông Đà, Trị an,..)
• Kiểu đường dẫn: H lớn, Q bé
(Đanhim H=800m, 0.55 m3/KWh;
Vĩnh sơn H= 627 m,…)
• Thuỷ điện tích năng
Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo triển khai các dự án:
• Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái (Ninh Thuận )
công suất 1.200 MW
• Dự án nhà máy thủy điện tích năng Đông Phù Yên (Sơn
La) công suất 1.500 MW
• Tính đến tháng 7/2019 trong HTĐ Việt Nam, tổng công
suất của các nhà máy thủy điện lớn là 16.881 MW, thủy
điện nhỏ là 3.530 MW (chiếm tỉ lệ lần lượt là 31% và 6%
tổng công suất đặt toàn HT – 54.016 MW).
• Các nhà máy thủy điện tiêu biểu ở Việt Nam
– Thủy điện Sơn La: 2.400 MW (6 tổ máy, 2005 -2012)
– Thủy điện Hòa Bình: 1.920 MW (8 tổ máy, 1979-1994)
– Thủy điện Yaly: 720 MW ( 4 tổ máy, 1993-1996)
– Thủy điện Sesan 3, 3A, 4, 4A: 791,8 MW
– Thủy điện Trị An: 400 MW (4 tổ máy, 1984-1991)
– Thủy điện Đa Nhim: 160 MW (kiểu đường dẫn H=800m,
4 tổ máy, 1961-1964), mở rộng 80 MW (2015-2018)
– Thủy điện Vĩnh Sơn: 66 MW (kiểu đường dẫn H= 627m,
2 tổ máy; 1991-1994)
Ưu nhược điểm của nhà máy thủy điện
Ưu điểm
• Giá thành điện năng thấp (chỉ bằng 1/5 - 1/10 nhiệt điện)
• Khởi động nhanh
• Khả năng tự động hóa cao, số người phục vụ tính cho một đơn vị
công suất chỉ bằng 1/10  1/15 của nhiệt điện .
• Có thể kết hợp các vấn đề khác như công trình thủy lợi, chống lũ
lụt, hạn hán, giao thông vận tải, du lịch, nuôi cá v.v...
Nhược điểm
• Vốn đầu tư xây dựng một nhà máy rất lớn
• Thời gian xây dựng dài
• Công suất bị hạn chế bởi lưu lượng và chiều cao cột nước
• Xa hộ tiêu thụ nên phải xây dựng đường dây truyền tải cao áp đi
xa rất tốn kém
• Ảnh hưởng đến môi trường, tái định cư,…
http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-luc-viet-nam/tong-quan-loi-ich-va-tac-dong-
cua-thuy-dien.html
1.1.2 – Phân loại trạm biến áp

a- Trạm tăng áp
• Trạm tăng áp thường được đặt ở các nhà máy điện, có nhiệm
vụ biến đổi điện áp từ điện áp máy phát lên cấp điện áp cao
hơn để truyền tải đến các hộ tiêu thụ ở xa
b- Trạm hạ áp
• Trạm hạ áp đặt ở các hộ tiêu thụ, để biến đổi điện áp từ cấp
điện áp xuống cấp điện áp thích hợp cho các hộ tiêu thụ điện
c.Trạm biến đổi điện xoay chiều thành một chiều và ngược lại
d- Trạm phân phối điện
• Gồm một số đường dây cung cấp và một số đường dây phân
phối đến các hộ tiêu thụ.
• Các đường dây có cùng cấp điện áp, nên trong trạm phân phối
không có máy biến áp, chỉ đặt các thanh góp, khí cụ điện đóng
cắt, điều khiển
1.2. HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG
1.2.1 Khái niệm chung
• Tập hợp những nhà máy điện, trạm
biến áp, các hộ tiêu thụ điện và
nhiệt năng, được nối lại với nhau
bằng các mạng điện và mạng nhiệt
• Hệ thống điện là một bộ phận của
hệ thống năng lượng, gồm các máy
phát điện, thiết bị phân phối điện,
mạng điện và các hộ tiêu thụ điện
Các bộ phận chính của HTNL
• Nguồn phát năng lượng: các NMĐ
sản xuất nhiệt năng và điện năng
• Bộ phận truyền tải: mạng điện và
mạng nhiệt.
• Hộ tiêu thụ: biến đổi điện năng và
nhiệt năng thành các dạng năng
lượng khác
1.2. HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG (2)

1.2.2. Đặc điểm của hệ thống năng lượng

• Sản xuất và tiêu thụ phải đồng thời. Các sự cố của bất cứ bộ
phận nào làm mất sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ đều có
thể dẫn đến ngừng làm việc một phần hay toàn bộ hệ thống.

• Các quá trình quá độ trong hệ thống năng lượng xảy ra rất
nhanh, do vậy cần phải sử dụng các thiết bị bảo vệ rơle - tự
động hoá để loại trừ nhanh chóng các sự cố.

• Sự phát triển của hệ thống năng lượng phụ thuộc vào sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân và phải được phát triển trước
một bước.
1.2. HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG (3)
1.2.3 Ưu điểm
• Đảm bảo phân phối công suất hợp lý và kinh tế nhất, tận
dụng các thiết bị và nguyên liệu địa phương một các hợp lý,
do đó giảm giá thành điện năng.
• Nâng cao tính chất đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các hộ
tiêu thụ.
• Giảm được phần trăm công suất dự trữ và tăng được công
suất đơn vị các tổ máy.

1.2.4 Nhược điểm


• Vốn đầu tư lớn (do xây dựng các trạm biến áp và đường dây
liên lạc điện áp cao, chiều dài lớn).Tuy nhiên nó sẽ được bù
lại nhanh chóng bằng việc hạ giá thành điện năng và tăng độ
tin cậy cung cấp điện và nhiệt.
1.3. ĐỒ THỊ PHỤ TẢI

1.3.1- Định nghĩa và phân loại:


• Qui luật biến thiên của phụ tải được biến diễn trên hệ truc
toạ độ.
• Trục tung của đồ thị, biểu diễn công suất tác dụng, phản
kháng hay công suất toàn phần.
• Trục hoành của đồ thị biểu diễn thời gian.

Phân loại đồ thị phụ tải


• Theo công suất: Đồ thị phụ tải tác dụng, phản kháng, toàn
phần.
• Theo thời gian: Hàng ngày, hàng năm, mùa.
• Theo vị trí trong hệ thống: Đồ thị phụ tải của hệ thống, của
nhà máy điện, của trạm biến áp, của hộ tiêu thụ v.v...
1.3. ĐỒ THỊ PHỤ TẢI (2)
1.3.2 Cách vẽ đồ thị phụ tải

a. Đồ thị phụ tải hàng ngày


• Dùng watt mét tự ghi (chính xác)
• Phương pháp từng điểm
Sau một khoảng thời gian nhất định
ghi lại trị số phụ tải, rồi biểu diễn
từng điểm trên hệ trục tọa độ. Nối
%(P,Q,S)
các điểm lại sẽ đường gãy khúc biểu
diễn biến thiên phụ tải một cách gần 100

đúng. Phương pháp vẽ này tuy 80

không chính xác, nhưng trong thực 60

tế lại dùng rất phổ biến 40

20
h

0 04 08 12 16 20 24
1.3. ĐỒ THỊ PHỤ TẢI (3)

• Để cho việc tính tổn thất điện


năng được thuận tiện  biến
đường gãy khúc thành đường
bậc thang, đảm bảo hai điều
kiện:
- Diện tích giới hạn bởi đường
mới và đường cũ với các trục
tọa độ phải bằng nhau
- Các điểm cực đại và cực tiểu
của đường cũ phải nằm trên
đường mới.

• Đồ thị phụ tải hàng ngày của nhà máy điện, trạm biến áp bằng tổng
các đồ thị phụ tải của các hộ tiêu thụ, cộng với tổn thất và tự dùng:
Snm = Spt + S + Std
1.3. ĐỒ THỊ PHỤ TẢI (4)
b. Đồ thị phụ tải hàng năm
Để vẽ đồ thị phụ tải năm phải căn cứ vào đồ thị phụ tải ngày,
thường lấy một số ngày điển hình đại diện cho các ngày trong năm

Đäö thị phụ tải hàng ngày điển hình cho 180 ngày mùa hè (a) và cho 185
ngày mùa đông (b). Đồ thị phụ tải năm (c)

T1 = 180 t1 + 185 t’1


T2 = 180 t2 + 185 t’2
T3 = 180 3 + 185 t’3 = 180 24 + 185  24 = 8.760h
1.3. ĐỒ THỊ PHỤ TẢI (5)

Đồ thị phụ tải hằng năm theo tháng


P%

100

80

60

40

20

0 2 4 6 8 10 12 tháng

Đồ thị phụ tải hàng năm theo phụ tải cực đại hàng tháng

• Căn cứ vào đồ thị phụ tải này lập kế hoạch tu sửa thiết bị cho thích hợp
• (Có thể tiến hành tu sửa thiết bị vào các tháng 4, 5, 6)
1.3. ĐỒ THỊ PHỤ TẢI (6)
1.3.3- Các đại lượng đặc trưng của đồ thị phụ tải
a. Công suất trung bình Ptb: P (MW)

A
Ptb  Pmax
T
Ptb

t (h)
0 T
b. Hệ số điền kín phụ tải (kđk,):
Ptb Ptb .T A
k dk == = =
Pmax Pmax .T A max
•  biểu thị mức độ không bằng phẳng của đồ thị phụ tải
• Pmax là công suất cực đại trong thời gian T.
• Ptb = Pmax   = 1, thông thường  < 1,
• Trong vận hành  càng lớn càng tốt
1.3. ĐỒ THỊ PHỤ TẢI (7)

c. Hệ số sử dụng công suất đặt:


P
K sd  n  tb
Pd
Pđ là tổng công suất đặt của tất cả các tổ máy kể cả dự phòng. Ksd đặc
trưng cho mức độ sử dụng công suất đặt (càng lớn càng hiệu quả).

Pmax < Pđ  n < kđk


d. Thời gian sử dụng công suất cực đại:
A P .T
Tmax   tb   T
Pmax Pmax
Theo quan điểm kinh tế Tmax càng lớn càng tốt
e. Thời gian sử dụng công suất đặt:
A Ptb .T
Td    nT
Pd Pd
1.3. ĐỒ THỊ PHỤ TẢI (8)
1.3.4 Phân phối đồ thị phụ tải hàng ngày cho các nhà máy điện
trong hệ thông điện
Nhằm giảm giá thành điện năng
Thứ tự phân phối:
•Ưu tiên cho các nhà máy có đồ thị phụ
tải bắt buộc toàn phần hay bắt buộc từng
phần đảm nhận phần phụ tải gốc
•Các nhà máy nhiệt điện ngưng hơi, chú
ý ưu tiên cho những nhà máy gần nguồn
nhiên liệu và có đặc tính suất hao hơi
kinh tế nhất
•Phần mũi nhọn của đồ thị phụ tải được
giao cho các nhà máy thủy điện có hồ
chứa nước, vì nó mở và ngừng máy
nhanh chóng, ít tốn kém. Trong hệ thống
điện không có nhà máy thủy điện thì
phần mũi nhọn sẽ giao cho các nhà máy
nhiệt điện ngưng hơi cũ kém kinh tế.
1.3. ĐỒ THỊ PHỤ TẢI (9)

1.3.5. Điều chỉnh đồ thị phụ tải:


• Tăng thời gian sử dụng công suất đặt Tđ
• Tăng thời gian sử dụng công suất cực đại Tmax (đồ thị phụ tải bằng
phẳng hơn)

Vận hành kinh tế


Các biện pháp điều chỉnh đồ thị phụ tải:
• Phát triển các hộ dùng điện theo mùa, mỗi mùa có nhiệm vụ khác
nhau nhằm tiêu thụ điện năng cả năm.
• Những hộ chỉ dùng điện vài giờ trong một ngày chỉ cho phép làm việc
trong những giờ thấp điểm.
• Tăng số ca làm việc trong xí nghiệp.
• Bố trí ngày nghỉ trong một tuần của các xí nghiệp lệch nhau.
• Điều chỉnh giờ bắt đầu làm việc của các tổ trong xí nghiệp lệch nhau.

You might also like