You are on page 1of 2

Môn Địa lí – Đề 1

Câu 1: Dạng địa hình đặc trưng của Đông Nam Bộ là


A. đồi trung du. B. đồng bằng châu thổ. C. bán bình nguyên. D. đồng bằng ven biển.
Câu 2: Vùng nào sau đây trồng nhiều cao su nhất nước ta?
A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 3: Khoáng sản nào sau đây ở Tây Nguyên có trữ lượng lớn nhất nước ta?
A. Môlipđen. B. Bôxit. C. Vàng. D. Asen.
Câu 4: Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở
A. thành phố. B. đồng bằng. C. miền núi. D. duyên hải.
Câu 5: Thế mạnh kinh tế nổi bật của tiểu vùng Tây Bắc nước ta là
A. trồng cây công nghiệp. B. chăn nuôi gia súc nhỏ.
C. du lịch nghỉ dưỡng. D. phát triển thủy điện.
Câu 6: Đất feralit ở nước ta thích hợp nhất để trồng nhóm cây nào sau đây?
A. Cây công nghiệp. B. Cây lương thực. C. Cây thực phẩm. D. Cây cảnh.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LÚA GẠO PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: %)
Năm Tổng số Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
2005 100,0 48,4 29,1 22,5
2015 100,0 45,9 33,2 20,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng sản lượng lúa gạo theo mùa
vụ của nước ta, năm 2005 và năm 2015?
A. Lúa hè thu giảm, lúa mùa tăng. B. Lúa hè thu tăng, lúa mùa tăng.
C. Lúa mùa giảm, lúa đông xuân tăng. D. Lúa đông xuân giảm, lúa hè thu tăng.
Câu 8: Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người nước ta không phải là khu vực
A. đồng bằng châu thổ màu mỡ. B. thượng nguồn các sông suối.
C. cao nguyên có mặt bằng rộng. D. giàu có tài nguyên thiên nhiên.
Câu 9: Lúa gạo ở nước ta được gieo trồng chủ yếu trên loại đất nào sau đây?
A. Phù sa sông. B. Mùn thô. C. Phù sa cổ. D. Cát pha.
Câu 10: Thiên tai nào sau đây không thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ?
A. Ngập lụt. B. Động đất. C. Hạn hán. D. Bão lũ.
Câu 11: Cây trồng nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong ngành trồng trọt ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ?
A. Sắn. B. Rau. C. Ngô. D. Chè.
Câu 12: Nguồn lao động nước ta dồi dào đang tạo nên sức ép rất lớn đến vấn đề nào sau đây?
A. Xuất khẩu lao động. B. Giải quyết việc làm.
C. Ô nhiễm môi trường. D. Cạn kiệt tài nguyên.
Câu 13: Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ở Đông Nam Bộ thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh
tế của vùng?
A. Giao thông vận tải. B. Khai thác sinh vật.
C. Khai thác khoáng sản. D. Du lịch biển - đảo.
Câu 14: Cho biểu đồ về chăn nuôi trâu ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Giá trị chăn nuôi trâu của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tốc độ gia tăng đàn trâu của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Cơ cấu số lượng trâu của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Số lượng trâu của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho hoạt động vận tải biển nước ta được đẩy mạnh
trong những năm gần đây?
A. Hoạt động du lịch quốc tế mở rộng. B. Ngoại thương phát triển nhanh.
C. Bờ biển thuận lợi xây dựng cảng. D. Tiếp giáp đường biển quốc tế.
Câu 16: Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ TỈ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
Năm 2005 2006 2009 2012 2015
Số dân (triệu người) 82,4 83,3 86,0 88,8 91,7
Tỉ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái) 105,6 109,8 110,5 112,3 112,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Để thể hiện số dân và tỉ số giới tính khi sinh của nước ta giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây là
thích hợp nhất?
A. Cột. B. Kết hợp. C. Miền. D. Đường.
Câu 17: Công nghiệp dệt may nước ta phát triển nhanh dựa trên thế mạnh nổi bật nào sau đây?
A. Công nghệ, kĩ thuật sản xuất cao. B. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.
C. Nguyên liệu nội địa phong phú. D. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
Câu 18: Chăn nuôi lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Trung du. B. Đông Bắc. C. Miền núi. D. Tây Bắc.
Câu 19: Vai trò kinh tế chủ yếu của rừng sản xuất ở tỉnh Phú Thọ là
A. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
C. cung cấp gỗ, củi, nguyên liệu giấy. D. đóng góp tỉ trọng rất lớn cho GDP.
Câu 20: Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG MỘT SỐ GIA SÚC CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
(Đơn vị: nghìn con)
Năm 2000 2005 2010 2015
Trâu 2 897,2 2 922,2 2 877,0 2 524,0
Bò 4 127,9 5 540,7 5 808,3 5 367,2
Lợn 20 193,8 27 435,0 27 373,3 27 750,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với số lượng một số gia súc của nước ta,
giai đoạn 2000 - 2015?
A. Bò tăng nhiều hơn lợn. B. Lợn tăng nhanh hơn bò.
C. Lợn tăng ít hơn trâu. D. Trâu giảm chậm hơn bò.

You might also like