You are on page 1of 6

LUYỆN ĐỀ: LÀNG, LẶNG LẼ SA PA

Đề 1 : Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai qua đoạn trích sau :
“Này Bác có biết mấy hôm nay….
….
- Liệu có thật không hở Bác ? Hay là chỉ lại….”
Trả lời:
- Giới thiệu đoạn trích, nêu nội dung: Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng
của ông Hai khi mới nghe tin dữ về làng.
- Câu nói của người đàn bà tản cư: “Nó rút qua làng Chợ Dầu, nó khủng bố
ông ạ.” =>Như một tiếng sét nổ giữa trời quang, tim ông như thắt lại, khi nghe
đến tên “chợ Dầu”, “ông quay phắt lại, lắp bắp”. Một cử chỉ xảy ra rất nhanh.
Từ “chợ Dầu” từ miệng người đàn bà tản cư đã khiến cho ông quan tâm. Phải
đi tản cư với ông là một điều khổ tâm, ông muốn ở lại làng chợ Dầu để tham
gia kháng chiến. Ở nơi tản cư, ông luôn nghe ngóng, quan tâm đến tin tức về
làng Chợ Dầu. Cử chỉ quay phắt lại đã cho ta thấy rõ điều đó. Nếu trước đó,
ông là ông Hai vui vẻ, hồ hởi, nghe tin chỉ để là nghe với sự quan tâm bình
thản, đủng đỉnh. Vậy mà giờ đây chỉ nghe tin làng ông bị khủng bố, ông rất lo
lắng, sợ hãi cho làng quê. Ông lo đến mức đang nói năng rất điềm tĩnh : “tản
cư cứ tản cư” thì trở nên lắp bắp, luống cuống…. Câu nói lắp bắp, luống cuống
ấy càng thể hiện rõ sự lo lắng, bối rối ⇒ Chứng tỏ ông yêu làng, lo sợ cho làng
biết chừng nào.
- Ông quan tâm xem “thế ta giết được bao nhiêu thằng”. Kim Lân đã diễn tả
rất mộc mạc tâm trạng của lão nông, những từ ngữ rất nông dân, thuần phác đã
thể hiện rất cụ thể những cảm xúc tình cảm của ông Hai lúc này. Nhưng vẻ mặt
của chị phụ nữ như báo trước điều mà ông không hề mong muốn vẻ đỏng đảnh,
cong cớn thể hiện sự khó chịu, phẫn nộ: “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”.
Câu nói bất ngờ đột ngột như gáo nước lạnh thình lình đổ ụp xuống, ông lão
sững sờ “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng
như đến không thở được”. “Cổ nghẹn ắng lại” là cảm giác ngợp, khó thở. “Da
mặt tê rân rân” là sự tủi hổ nhục nhã, xấu hổ. Người nông dân vốn đơn giản,
yêu ghét rõ ràng. Cách thể hiện giản dị, Kim Lân với những hiểu biết về những
người nông dân thuần phác đã miêu tả rất chân thực. Tin tức đau xót ấy khiến
ông hổ thẹn đến tái tê.
- Một lúc lâu, rặn è è ⇒ ông nói một cách khó khăn, ông cất tiếng hỏi giọng lạc
hẳn đi ⇒ Nhà văn thể hiện tâm lí nhân vật chủ yếu qua hành động, các yếu tố
bên ngoài, lời nói, vẻ mặt, cử chỉ. Giọng ông lạc hẳn đi bởi những cảm xúc quá
mạnh mẽ, lo âu và cả hổ thẹn.
- Câu hỏi thể hiện sự bán tín, bán nghi. Ông mong mỏi tin ấy không đúng, chỉ
là một sự nhầm lẫn…Tình yêu làng niềm kiêu hãnh mãnh liệt về làng khiến ông
không dễ dàng tin vào cái điều ác nghiệt ấy.
Đề 2: Phân tích tình huống truyện Làng

Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân tỏ ra vô cùng sắc sảo khi đặt nhân vật
vào một tình huống bất ngờ đột ngột để từ đó nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm
trạng. Tình huống đó là khi ông Hai vừa ra khỏi phòng thông tin với tâm trạng
náo nức thì bất ngờ nghe tin dữ: làng Chợ Dầu mà ông vô cùng yêu quý tự hào
đã lập tề theo giặc. Có thể nói đó là một thứ “nước rửa ảnh đặc sắc” đã làm “nổi
hình nổi sắc” tình yêu làng quê yêu đất nước của nhân vật ông Hai.

Đó là một tình thế gay cấn trong sự tương phản giữa niềm kiêu hãnh của ông
Hai về làng Chợ Dầu và nỗi tủi hổ khi làng theo giặc. Tình huống bất ngờ như
một nút thắt đẩy nhân vật vào trạng thái giằng co đau đớn. Tình huống càng
được mài sắc khi đặt vào bối cảnh cuộc kháng chiến khi mà tình yêu nước và sự
phản bội đất nước trở thành tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá phẩm chất một
công dân.

ĐỀ 3: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Mở bài - Đề tài con người lao động mới trong văn học.
Thân 1. Khái Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ
bài quát: chuyên về truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một
trong số đó. "Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả của chuyến đi thực
tế ở Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm 1970.

Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, dù không


xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp
gỡ chốc lát với các nhân vật khác nhưng cũng đủ để họ kịp
ghi nhận một ấn tượng, một "ký hoạ chân dung" về anh,
chân dung của một con người lao động mới.
2. Phân a. Anh thanh niên sống và làm việc trong một hoàn
tích cảnh khá đặc biệt:

+ Một mình trên đỉnh núi cao 2600m giữa cỏ cây và


mây mù lạnh lẽo. Công việc của anh là "đo gió, đo mưa, đo
nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất ». Ngày đêm 4 lần
đều đặn và chính xác, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao dù
mưa nắng, gió bão, nửa đêm tuyết rơi đều phải trở dậy ra
ngoài trời làm việc => Một công việc gian khổ, lặp đi lặp lại
có phần đơn điệu

+ Tuy nhiên cái gian khổ của công việc chưa đáng sợ
bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống, đó là sự cô đơn,
vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao
không một bóng người.

Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử


thách lớn đối với cái tuổi 27 trẻ trung, khát khao trời rộng
sông dài nhưng anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy
nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.

b. Vẻ đẹp của anh thanh niên

b1. Trước hết đó là lí tưởng sống cao đẹp

+ Anh tự đặt ra cho mình những câu hỏi : Mình sinh ra là


gì ? Mình đẻ ở đâu? mình vì ai mà làm việc? => Đó là
những trăn trở rất đẹp của một thanh niên về mục đích sống
của cuộc đời.

+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng
cũng thật đẹp. Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một
đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của
không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm
Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. => Từ xưa đến nay
hạnh phúc với mọi người là một mái ấm gia đình, được
sống trong tình yêu thương nhưng hạnh phúc đối với anh là
được cống hiến được góp sức mình cho cuộc đời chung, là
hiểu được mình đã làm được gì cho cuộc sống hôm nay.
(Mở rộng: quan niệm sống của Thanh Hải trong mùa xuân
nho nhỏ: “Ta làm con chim hót…xao xuyến”)

b2. Anh thanh niên có lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm
với công việc của mình

+ Anh yêu cái công việc khó khăn vất vả của mình tới mức
trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao
2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao
trên 3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng.

+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về ý nghĩa


của công việc đối với cuộc sống con người. Anh hoàn toàn
không phải là người cô độc nhất thế gian bởi anh cho rằng
“khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một
mình được” => từ “đôi” trong lời kể của anh đã cho ta thấy
anh coi công việc là người bạn gắn bó thân thiết không thể
tách rời. Hơn thế nữa công việc đối với anh còn là niềm vui,
là lẽ sống: “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất
nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

- Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và


cuộc sống, ở anh còn có những hành động thật đẹp đẽ biết
bao:

+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã


vượt qua những gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách
nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Ngày nào
cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4
lần trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ
sáng. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế
nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc. Đối với anh
công việc ấy “nói chung là dễ” nhưng chúng ta chẳng thấy
nó dễ tí nào. Trong lúc tất cả mọi người đang yên giấc trong
chăn ấm đệm êm thì anh xách đèn ra vườn. Ngoài vườn
là“cái lặng im như bị gió chặt ra thành từng khúc”, và “gió
tuyết bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”.
Đêm tối, giá lạnh, sự cô đơn … đối với người khác là những
thử thách khó vượt qua nhưng anh kể về nó nhẹ nhàng như
không.

Qua lời kể say sưa về công việc ta thấy ở anh vẻ đẹp của
con người lao động chân chính, một ý chí nghị lực phi
thường luôn vượt qua mọi thử thách gian lao để hoàn thành
tốt nhiệm vụ.

b2. Anh sắp xếp cuộc sống của mình chủ động, ngăn
nắp:

Ta yêu mến anh không chỉ bởi những tư tưởng đẹp


những suy nghĩ đẹp của con người lao động chân chính mà
còn bởi phong cách sống rất đẹp của anh:

+ Trái với suy nghĩ của ông họa sĩ khi thấy anh vội vã
chạy về trước “chắc để quét tước dọn dẹp nhà cửa” nhưng
ông ngạc nhiên khi lên tới nơi thấy người thanh niên đang
cắt hoa tặng cô gái. Sống một mình nhưng căn nhà nhỏ của
anh rất ngăn nắp sạch sẽ. Anh còn có một vườn rau xanh
tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa rực rỡ.

+ Anh còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc
sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ
có sách mà anh vượt qua sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có
sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.

Cuộc sống ngăn nắp khoa học của anh gửi tới người đọc
lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa về một phong cách sống đẹp.

- Bức chân dung đẹp đẽ của anh thanh niên không chỉ
hiện lên qua lời kể của chính anh mà nó được soi chiếu từ
cái nhìn của những nhân vật khác. Bằng sự từng trải của
người nghệ sĩ bác họa sĩ già đã xúc động đến bối rối vì “bắt
gặp một điều ông đã ao ước từ lâu” “Người con trai ấy
đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá” bởi những điều
anh suy nghĩ và những điều người ta nghĩ về anh. Và cô kĩ
sư thì cảm thấy có một bó hoa hoa khác bừng nở trong lòng
cô, đóa hoa của những ấn tượng đẹp đẽ và sự hàm ơn đối
với anh.

b3. Anh là người cởi mở chân thành quý trọng tình


cảm của mọi người:

+ Anh quan tâm tới tất cả mọi người: gửi biếu gói tam
thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời
bác lái xe và ông hoạ sĩ uống thứ nước trà thơm như nước
hoa Yên Sơn của mình, tặng cho người đi xa một giỏ trứng
gà tươi. Anh say mê nhiệt tình kể cho những người người
khách mới quen về công việc cuộc sống, anh thốt lên đầy
tiếc nuối “trời ơi chỉ còn có 5 phút” khi khách ra về.

+ Anh còn là người vô cùng khiêm tốn, thành thực cảm


thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
Khi ông hoạ sỹ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình giới
thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm
phục hơn anh. (ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ
nghiên cứu lập bản đồ sét).

=> Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nhẹ
nhàng và với một thứ ngôn ngữ rất giàu chất thơ câu chuyện
của NTL dẫn dắt người đọc đến với một “xứ sở của cái đẹp”
vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, vẻ đẹp
của con người Sa Pa với tinh thần, tình cảm, cách sống và
những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc
đáng yêu đáng cảm phục.

Đúng là trong cái im lặng của Sa Pa dưới những dinh


thực cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà nghe tên người ta nghĩ đến
chuyện nghỉ ngơi có những con người làm việc và lo nghĩ
như vậy cho đất nước. Vẻ đẹp tỏa sáng từ anh thanh niên
giúp thế hệ chúng ta ngày nay hiểu được rõ hơn về lối sống,
phong cách, lí tưởng của một thế hệ đi trước
3. Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng ,những chi tiết chân
Đánh thực tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động Nguyễn Thành
giá Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa
lặng lẽ. Truyện ngắn LLSP sẽ mãi mãi đọng lại trong lòng
người đọc những rung cảm sâu sắc về vẻ đẹp của con người
lao động thầm lặng ở cái xứ sở mù sương kì diệu ấy, những
con người lặng lẽ cống hiến cho đời như “một khúc ca
xuân”
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Kết bài Với truyện ngắn này ,phải chăng nhà văn muốn
khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao
phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người
cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc
sống này thật đáng trân trọng,thật đáng tin yêu .

You might also like