You are on page 1of 9

KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI

BÁN, NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG VIỆC QUẢN LÝ THÔNG

TIN QUẢNG CÁO

Phạm Đình Luyến*, Đỗ Quang Dương*

Khoa Dược, Đại học Y Dược Tp.HCM

Liên hệ: 0913662043 (Đỗ Quang Dương)

TÓM TẮT

Đặt vấn ñề - Mục tiêu nghiên cứu: Thực phẩm chức năng (TPCN) hay Thực

phẩm bổ sung dinh dưỡng; Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, là nguồn lợi

nhuận rất lớn của ngành công nghiệp thực phẩm. Trong nghiên cứu của tổ chức

GAO[3], doanh thu từ nguồn này ñạt khoảng 23,7 tỷ USD năm 2007. Trong năm

1994, ñã có khoảng 4.000 sản phẩm TPCN trên thị trường, và trong năm 2008,

khoảng 75.000 sản phẩm ñã ñược ñưa ñến tay người tiêu dùng. Hơn nữa, người

tiêu dùng ñang có dự kiến sẽ tăng số tiền chi tiêu vào những sản phẩm này qua

nhiều năm tiếp theo.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang các hoạt ñộng bán lẻ TPCN tại các cơ

sở bán lẻ thuốc và siêu thị vào thời ñiểm quý 2 năm 2009.

Kết quả: Tại thị trường Việt Nam, số lượng và chủng loại TPCN cũng ñã tăng lên

nhanh chóng trong những năm gần ñây. Người dân Việt Nam ñã và ñang phải sử

dụng các TPCN có giá bán rất cao hơn nhiều lần so với giá trị thực của sản phẩm.

Nghiên cứu này ñưa ra các khảo sát thực tế về chất lượng và giá bán lẻ của TPCN

và các kiến nghị nhằm quản lý mặt hàng này một cách hiệu quả hơn.

Kết luận: TPCN là loại sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng nhưng người sử dụng

lại công nhận nó có tác dụng chữa bệnh như thuốc. Thông tin quảng cáo cũng như

sự tư vấn của nhân viên bán hàng tại CSBLT chính là những yếu tố quan trọng

ảnh hưởng lên nhận thức của người tiêu dùng ñối với TPCN, vì vậy các nhà quản

lý cần có những chính sách quản lý chặc chẽ hơn ñặc biệt với những thông tin

206
quảng cáo của TPCN trên các phương tiện thông tin ñại chúng nhằm tránh gây

ngộ nhận cho người tiêu dùng như hiện nay.

ABSTRACT

A SURVEY OF THE UNDERSTANDING OF RETAILER AND

CONSUMER ON FUNCTIONAL FOODS AND RECOMMENDATIONS

FOR CONTROLLING ADVERTISING INFORMATION

Pham Dinh Luyen, Do Quang Duong

Faculty of Pharmacy, University of Medicine and Pharmacy in HCMC

Objective: In Vietnam market, an amount of functional foods also known as food

supplements or nutritional supplements has increased rapidly in recent years.

Vietnamese people have had to consume costly functional foods that have not

required to undergo pre-market approval for safety and efficacy as printed in

advertising information. A similar research on this subject in American market

was also demonstrated in a report of GAO[3].

Method: Investigating the the retail selling operation of functional foods in the

second quarter of 2009.

Result: In this study, a survey of the understanding of retailer and consumer on

functional foods was presented and an appropriate guidance for controlling

advertising information was suggested as well.

Conclusion: From the examined results obtained from this research, it is

obviously that Vietnam government should issue much stricter policy for retail

selling price of functional foods.

Đặt vấn ñề

Tại thị trường Việt Nam, số lượng thực phẩm chức năng (TPCN) tăng lên nhanh

chóng trong những năm gần ñây. Những TPCN, người dân ñang sử dụng, không

bắt buộc phải trải qua các bước kiểm ñịnh thành phần và chất lượng như ghi trên

các quảng cáo nghiêm ngặt trước khi ñưa ra thị trường. Một nghiên cứu về người

207
tiêu dùng ñối với TPCN tại thị trường Mỹ cũng ñã ñược thể hiện trong một báo

cáo của GAO[3] rõ ràng cho thấy tình hình chất lượng TPCN và hiểu biết của

người tiêu dùng không phải là vấn ñề cần quan tâm không chỉ riêng ở Việt Nam.

TPCN mới phổ biến ở Việt Nam trong vài năm gần ñây, nên dù Bộ Y tế ñã ban

hành thông tư hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm TPCN nhưng công tác quản

lý loại sản phẩm này ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, sự hiểu biết của người

dân về thực phẩm chức năng còn hạn chế. Bài báo này ñưa ra những kết quả khảo

sát sự hiểu biết và thị hiếu về TPCN của người bán, người tiêu dùng và ñịnh

hướng việc quản lý thông tin quảng cáo cho mặt hàng này.

Đối tượng và phương pháp

Đối tượng nghiên cứu

Sự hiểu biết và thị hiếu về TPCN của người bán, người tiêu dùng ñược khảo sát

trên ñịa bàn tỉnh Bình Dương, một tỉnh có tốc ñộ kinh tế phát triển lớn và dân cư

ña dạng.

Phương pháp nghiên cứu

- Mô tả cắt ngang các hoạt ñộng bán lẻ TPCN tại các cơ sở bán lẻ thuốc

(CSBLT) và siêu thị vào thời ñiểm quý 2 năm 2009.

- Số lượng người dùng và nhân viên khảo sát cho nghiên cứu dựa vào công

thức:

p(1 − p)
N = Z12−α / 2
d2

Để số lượng mẫu có thể ñại diện mang ý nghĩa thống kê, các giá trị tương ứng cho

phép giá trị phân phối chuẩn theo bảng Z1− α / 2 =1.96 (giới hạn tin cậy α = 0.05);

sai số biên của ước lượng d=0.05; số lượng mẫu lớn nhất với p= 0.5 là N = 384.

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

208
Ranh giới giữa TPCN và dược phẩm hiện nay ñôi khi chưa rõ ràng, hơn nữa trên

thị trường không phải tất cả TPCN ñều có dòng chữ “Thực phẩm chức năng”.

Ngoài ra hình dạng ñóng gói bên ngoài hay cách sử dụng của TPCN không khác

nhiều so với dược phẩm nên thuờng gây ra sự nhầm lẫn cho người sử dụng. Qua

khảo sát thực tế cho thấy hầu hết người tiêu dùng sử dụng TPCN như nhóm bổ

sung vitamine, nhóm trà thảo dược hay nhóm nước uống có bổ sung vitamin

khoáng chất, nhưng người tiêu dùng không biết ñó là TPCN mà tưởng nhầm là

thuốc hay thực phẩm thông thường (chi tiết trong Bảng 1).

Bảng 1. Kết quả khảo sát nhầm lẫn trong sử dụng TPCN (tổng số: 384)

Tỉ lệ % so với mẫu
Nội dung Tần số
khảo sát

Tưởng là thuốc 312 80.8

Tưởng là thực phẩm,

nước giải khát thông 291 75.4

thường.

60
52.4% Tỉ lệ%
50

40

30 24.7%
22.9%

20

10

0
Không tin nên Không biết TPCN Chưa nghe nói ñến
không quan tâm là gì TPCN

Biểu ñồ 1. Nguyên nhân người tiêu dùng thiếu hiểu biết về TPCN

Ở nhóm ñối tượng chưa hiểu rõ về TPCN, tiếp tục ñược khảo sát nguyên nhân về

sự thiếu hiểu biết, kết quả có 52.4% ñối tượng ñã từng nghe nói ñến TPCN nhưng

không hiểu TPCN là gì, ñiều này cho thấy sự thiếu thông tin về TPCN của người

209
tiêu dùng là rất ñáng quan tâm. Có 24.7% không quan tâm ñến TPCN do không

tin vào thực phẩm chức năng, 22.9% chưa bao giờ nghe nói ñến TPCN tuy nhiên

hai nhóm này chủ yếu có trình ñộ học vấn thấp hơn lớp 12 và sống ở vùng nông

thôn (xem Biểu ñồ 1).

Với yếu tố ảnh hưởng ñến quyết ñịnh chọn mua TPCN, kết quả ở Biểu ñồ 2 cho

thấy 72.2% người tiêu dùng chọn mua TPCN dựa vào những công dụng mà nhà

sản xuất nêu ra trên bao bì sản phẩm. Nếu thật sự những nội dung ghi trên nhãn

ñều trung thực và ñược các cơ quan có chức năng thẩm ñịnh thì ñây là cơ sở tốt

cho sự lựa chọn TPCN, nhưng hiện nay nhà sản xuất thường thêm thắt nhiều công

dụng cho sản phẩm. Ví dụ: Sản phẩm “Thực phẩm chức năng dành cho người tiểu

ñường, huyết áp, tim mạch”, ñược Cục ATVSTP chứng nhận có công dụng thay

thế một phần hoặc toàn phần khẩu phần ăn hàng ngày của các ñối tượng trên,

nhưng trên nhãn mác nhà sản xuất lại cố tình ghi thêm công dụng ngừa các bệnh

tiểu ñường, huyết áp, tim mạch, ung thư, loãng xương, giúp trẻ lâu…, như vậy

khiến cho rất nhiều người tiêu dùng hiểu nhầm, hiểu sai về tác dụng thực sự của

TPCN, xem như thuốc có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chỉ có 30.4 % người tiêu dùng chọn mua dựa theo thành phần hoạt chất ñã biết có

lợi cho sức khỏe và 14.0% chọn mua do uy tín của nhà sản xuất. Tuy nhiên theo

các chuyên gia dinh dưỡng ñây lại là 2 yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng

chọn mua TPCN. Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên người tiêu

dùng cần chú ý thêm ñến một số yếu tố quan trọng khác trước khi mua TPCN

như: ñặc ñiểm dinh dưỡng của sản phẩm có phù hợp với mục tiêu sức khoẻ mà

người tiêu dùng ñang cần hay không, hàm lượng các thành phần in trên nhãn mác,

thành phần chức năng bổ sung vào thực phẩm dưới dạng sinh học nào, so sánh giá

cả của TPCN với thực phẩm thông thường.

210
Tỉ lệ %
Do uy tín của nhà
14%
sản xuất

Do người bán hàng


27.5%
giới thiệu

Thành phần hoạt


30.4%
chất

Những công dụng in


72.2%
trên bao bì sản phẩm

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Biểu ñồ 2. Thống kê yếu tố ảnh hưởng ñến quyết ñịnh mua TPCN

Biểu ñồ 3 ñưa ra thông tin khảo sát nguồn cung cấp thông tin TPCN cho người

tiêu dùng, ñối với nhóm ñối tượng ñã biết về TPCN.

90 82.7 Tỉ lệ %
80
70
60
49.1
50
40
30
20 14.1
8.6 9.5
10
0
Tài liệu khoa Quảng cáo Tờ rơi ñược Từ người Từ nhân viên
học trên tivi, báo, phát khác giới tiếp thị sản
internet thiệu phẩm

Biểu ñồ 3. Thống kê nguồn cung cấp thông tin về TPCN

Nguồn cung cấp thông tin về TPCN nhiều nhất là từ quảng cáo sản phẩm trên tivi,

sách báo, internet và tờ rơi chiếm tỉ lệ hơn 80%. Đây là nguồn thông tin chưa

chính xác, dễ gây ngộ nhận cho người sử dụng TPCN vì hiện nay vi phạm chủ yếu

của TPCN là quảng cáo quá nội dung về thành phần, công dụng của sản phẩm.

Còn nguồn thông tin ñáng tin cậy từ tài liệu khoa học chỉ chiếm tỉ lệ 8.6%. Bên

cạnh ñó việc sử dụng TPCN hiện nay chủ yếu qua giới thiệu của người thân, bạn

bè do ñó ñây cũng là nguồn cung cấp thông tin về TPCN chiếm tỉ lệ 49.1%.

Nguồn thông tin cung cấp từ nhân viên tiếp thị sản phẩm chiếm tỉ lệ 14.1%.

211
90 Tỉ lệ %
77.6% 78.5%
80
70
60
50
40 36.1%

30
20 12.7%
10 5.2%

0
Nhà thuốc, ñại Siêu thị, tiệm Tiệm thuốc Do bác sĩ kê Nhân viên bán
lý thuốc tạp hoá ñông y ñơn hàng ña cấp

Biểu ñồ 4. Kết quả khảo sát thị hiếu mua thực phẩm chức năng

Đối với nơi mua thực phẩm chức năng, Biểu ñồ 4 cho thấy người tiêu dùng

thường mua TPCN tại các CSBLT chiếm tỉ lệ 77.6% và tại siêu thị, tiệm tạp hóa

chiếm tỉ lệ 78.5%, mua tại các CSBLT ñông dược chiếm tỉ lệ 36.1%. Ngoài ra

thực phẩm chức năng còn ñược bác sĩ kê ñơn (chiếm tỉ lệ 12.7%) khi khám chữa

bệnh cho một số ñối tượng như bệnh nhân bị bệnh mãn tính (bệnh tim mạch,

xương khớp, tiểu ñường…) hoặc bệnh nhân phải sử dụng thức ăn qua ống xông,

phụ nữ có thai, trẻ em cần bổ sung một số khoáng chất như sắt, canxi… Chỉ có

5.2% ñối tượng khảo sát là mua TPCN từ nhân viên bán hàng ña cấp.

So sánh sự hiểu biết về TPCN giữa người tiêu dùng và nhân viên bán tại CSBLT,

kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy hiểu biết của nhân viên bán hàng và người tiêu

dùng còn nhiều hạn chế nên chúng tôi ñưa ra những khảo sát chung cho 2 nhóm

ñối tượng trên.

Biểu ñồ 5 cho thấy sự hiểu biết chung về TPCN của cả 2 nhóm khảo sát còn thấp,

tỉ lệ người không biết cả 2 nhóm nằm trong khoảng 21.1 -22.3 %. Nội dung

“không có hoặc có ít tác dụng phụ” và “có thể sử dụng thường xuyên” ñược biết

nhiều nhất có tỉ lệ từ 46.8-57.3%, do cụm từ “thực phẩm” ñã gợi cho người tiêu

dùng nghĩ như thực phẩm thông thường nghĩa là có thể sử dụng thường xuyên và

không có tác dụng phụ. Trên thực tế không phải tất cả các TPCN ñều vô hại, do

212
quy ñịnh về ñăng ký TPCN chưa chặt chẽ nên nhà sản xuất thường ít ñề cập ñến

tác dụng phụ của TPCN trên nhãn sản phẩm ñể dễ bán hàng hơn.

Không có hoặc có ít tác 56.2%


dụng phụ 46.8%

Có thể sử dụng thường 51.2%


xuyên 57.3%

Được phép bày bán tự 24.8%


do 15.6%

Tự mua sử dụng không 21.5%


cần kê ñơn 12.4%

22.3% Nhân viên bán hàng


Không biết
21.1% Người tiêu dùng

0 10 20 30 40 50 60 70

Biểu ñồ 5. So sánh sự hiểu biết chung về TPCN

Kết luận

Qua nghiên cứu này, TPCN là loại sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng nhưng

người sử dụng lại công nhận nó có tác dụng chữa bệnh như thuốc. Ngoài ra thông

tin quảng cáo cũng như sự tư vấn của nhân viên bán hàng tại CSBLT chính là

những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên nhận thức của người tiêu dùng ñối với

TPCN, vì vậy các nhà quản lý cần có những chính sách quản lý chặc chẽ hơn ñặc

biệt với những thông tin quảng cáo của TPCN trên các phương tiện thông tin ñại

chúng nhằm tránh gây ngộ nhận cho người tiêu dùng như hiện nay. Hơn thế nữa

việc nâng cao nhận thức của người dân về tác dụng thật sự của TPCN là cần thiết,

bên cạnh ñó cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh

doanh TPCN và nâng cao trình ñộ và nhận thức của ñội ngũ nhân viên bán hàng

về chức năng thực sự của TPCN.

TÀI LIệU THAM KHảO

1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (http://vfa.gov.vn)

2. Cục Quản lý cạnh tranh (http://www.qlct.gov.vn)

213
3. United States Government Accountability Office – GAO (2009), Dietary

supplements - Fda should take further actions to improve oversight and consumer

understanding, Highlights of GAO-09-250, a report to congressional requesters

(http://www.gao.gov/new.items/d09250.pdf).

4. World Bank (2006), Health Enhancing Foods Opportunities for Strengthening

the Sector in Developing Countries.

214

You might also like