You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ Môn: Hóa học – Khối 12


TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ Năm học 2021 – 2022
-----o0o----- -----o0o-----
A. Lý thuyết trọng tâm:
1/ Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn [1]
2/ Tính chất của kim loại, dãy điện hoá của kim loại [6]
3/ Điều chế kim loại [2]
4/ Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm: Tính chất lí hoá, điều chế, ứng dụng [4]
5/ Hợp chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm [2]
5/ Sắt và hợp chất của sắt [3]
B. Các dạng bài toán thường gặp:
Dạng 1: Kim loại, hợp chất của kim loại tác dụng với dung dịch axit [4]
Dạng 2: Kim loại, hợp chất của kim loại tác dụng với nước; với dung dịch kiềm [3]
Dạng 3: Kim loại tác dụng với dung dịch muối [3]
Dạng 4: Bài toán nhiệt luyện [1]
Dạng 5: Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm [1]
C. Cấu trúc đề
- Hình thức: Trắc nghiệm
- Thời gian: 45 phút
- Số lượng câu: 30 câu, gồm 18 câu lí thuyết và 12 bài toán hoá.
D. Bài tập minh họa
Câu 1 : Cho các phản ứng sau: Fe + S (1); FeO + H2SO4 đặc, nóng (2); Fe2O3 + HCl (3); Fe + Cl2
(4); Fe + Cu(NO3)2 (5). Số phản ứng tạo muối Fe (II) là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 2 : Số hiệu nguyên tử của sắt là 26. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn là
Chu kì 4, nhóm Chu kì 3, nhóm Chu kì 4, nhóm Chu kì 3,
A. B. C. D.
VIIIB VIB IIA nhóm IIB
Câu 3 : Đun nóng hỗn hợp gồm 8,1 gam Al và 16 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Đem hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy thoát ra V
lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,672 lít D. 3,36 lít
Câu 4 : Khẳng định nào sau đây là không đúng
A. Thạch cao nung có thể dùng để đúc tượng, bó B. Ở điều kiện thường, nhôm không tác
bột khi gãy xương. dụng với nước.
C. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ D. Trong tự nhiên, nhôm tồn tại ở dạng
quặng boxit. hợp chất và đơn chất.

Câu 5 : Cho 9,4 gam kali oxit vào lượng nước dư thu được 500 ml dung dịch chỉ chứa một chất tan
duy nhất có nồng độ a mol/l . Giá trị của a là
A. 0,2 B. 0,4 C. 0,1 D. 0,3
Câu 6 : Hỗn hợp X gồm Na2O và Al. Cho m gam X tác dụng với nước (dư) thu được 3,36 lít một chất
khí (đktc) và phần chất rắn không tan có khối lượng 4,05 gam. Giá trị của m là
A. 9,85. B. 5,0. C. 6,35. D. 14,05.
Câu 7 : Nhôm clorua có công thức là
A. AlCl3
B. Al(NO3)3
C. Al2(SO4)3
D. AlBr3
Câu 8 : Trong quá trình điện phân nóng chảy oxit nhôm, nhận xét nào sau đây là đúng
ở anot xảy
có oxi thoát ra từ thu được nhôm ở ở catot xảy ra sự
A. B. C. D. ra sự oxi
catot. anot. oxi hoá.
hoá.
Câu 9 : Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?
A. Al(OH)3. B. Al2(SO4)3. C. NaCl. D. Na2CO3.
Câu 10 : Cho 16,8 gam Fe vào 450 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
41,84.
A. 48,6. B. 34,56. C. 52,80. D.
Câu 11 : Khử hoàn toàn 52,2 gam Fe3O4 về Fe bằng khí CO dư. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra
bằng dung dịch nước vôi trong dư, thì thu được a gam kết tủa. Giá trị a là
A. 90 gam B. 30 gam C. 20 gam D. 60 gam
Câu 12 : Chất nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Be B. Na2O C. Al2O3 D. BaSO4
Câu 13 : Canxi sunfat có công thức là
NaCl
A. Al2O3 B. CaSO4 C. CaCO3 D.
Câu 14 : Hòa tan hoàn toàn 17,28 gam FeO vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít khí SO2
(sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,688 B. 1,68 C. 2,16 D. 3,36
Câu 15 : Cho 4,2 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam kim loại. Giá trị của m là:
A. 4,8. B. 12,4. C. 10,6. D. 8,4.
Câu 16 : Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Al + H2SO4 đặc, nguội. B. Fe(NO3)2 + AgNO3.
C. Al2O3 + NaOH. D. Cu + HNO3 đặc, nguội.
Câu 17 : Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2;
Y + XCl2 → YCl2 + X.
Phát biểu đúng là
A. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. B. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion
X2 +.
C. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. D. Kim loại X khử được ion Y2+.

Câu 18 : Na có 11 electron ở lớp vỏ. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử Na có tổng số electron trên các phân lớp s là 5.
B. Na thuộc nhóm IIA.
C. Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử Na là 22.
D. Na ở chu kỳ 4.
Câu 19 : Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng
A. Na2CO3. B. Ca(OH)2.
C. HCl. D. NaCl.
Câu 20 : Hòa tan hoàn toàn 6,72 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được dung
dịch X và 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Cô cạn X thu được m gam muối.
Giá trị của m là
A. 29,04. B. 25,32. C. 22,56. D. 24,20.
Câu 21 : Cho 5,4 gam nhôm tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được V lít khí
(đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 13,44. C. 8,96. D. 6,72.
Câu 22 : Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, Fe3O4 (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Cu, Al2O3, Fe3O4. B. Cu, Al, Fe3O4.
C. Cu, Al2O3, Fe. D. CuO, Al, Fe.
Câu 23 : Khi cho một mẩu natri vào dung dịch FeCl3 thì hiện tượng quan sát thấy là:
A. có một lớp sắt bám lên mẩu natri
B. sủi bọt khí và có kết tủa màu xanh.
C. sủi bọt khí, không có kết tủa xuất hiện.
D. sủi bọt khí và có kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 24 : Hòa tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp gồm Fe và CuO trong dung dịch HCl loãng, dư. Sau
phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Số mol HCl đã phản ứng là
A. 0,4. B. 0,2. C. 0,6. D. 0,1.
Câu 25 : Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch gồm các chất tan:
A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)3, AgNO3.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
Câu 26 : Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4;
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
Số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 27 : Nhúng thanh kẽm vào 180 ml dung dịch FeCl2 0,2M. Đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy
khối lượng thanh kẽm
A. tăng 2,016 gam. B. giảm 0,324 gam. C. giảm 2,34 gam . D. tăng 0,324 gam.
Câu 28 : Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc,
sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,7. B. 5,4. C. 10,8. D. 8,1.
Câu 29 : Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al. B. Li.
C. Ca. D. Mg.
Câu 30 : Sắt (II) hiđroxit có công thức là
A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)3. C. FeO D. Fe2O3.
--- Hết ---

You might also like