You are on page 1of 4

Thứ tư, 30/3/2022 Mới nhất International Tìm kiếm Đăng nhập

Thời sự Góc nhìn Thế giới Video Podcasts Kinh doanh Khoa học Giải trí Thể thao Pháp luật Giáo dục Sức khỏe Đời sống Du lịc

Kinh doanh Quốc tế Thứ tư, 30/3/2022, 17:25 (GMT+7)

Trung Quốc có thể mất 46 tỷ USD


một tháng vì phong tỏa
Các thành phố đóng góp khoảng 20% GDP cho Trung Quốc đang bị
phong tỏa, nguy cơ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

Nghiên cứu của nhà kinh tế học Zheng Michael Song tại Đại học Trung
văn Hong Kong (CUHK) cho thấy các chính sách phong tỏa của Trung
Quốc có thể khiến nước này thiệt hại ít nhất 46 tỷ USD một tháng, tương
10 đương 3,1% GDP. Đây chỉ là ước tính tối thiểu dựa trên việc các thành
phố tạo ra khoảng 20% GDP cho Trung Quốc đang bị phong tỏa. Tác
động sẽ tăng gấp đôi nếu thêm nhiều thành phố áp lệnh này.

Các chính sách mạnh tay của Trung Quốc cũng đồng nghĩa "chi phí kinh
tế của lệnh phong tỏa rõ ràng sẽ lớn hơn nhiều so với các nước khác",
ông nói. Ước tính 3,1% chỉ là con số "thận trọng", do chưa bao gồm các
tác động lên thu nhập thông qua lạm phát.

Song và nhóm nghiên cứu đã dùng dữ liệu về lộ trình của gần 2 triệu xe
tải di chuyển trên khắp Trung Quốc. Lộ trình này có liên quan chặt chẽ
đến các hoạt động kinh tế địa phương.

Điểm kiểm soát ở lối vào đường hầm dẫn sang Phố Đông - khu vực đang bị phong tỏa tại
Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg

Nếu tính cả tác động lên lạm phát toàn quốc và ảnh hưởng lan truyền từ
chuỗi cung ứng, tác động lên nền kinh tế sẽ còn tệ hơn nhiều. Chỉ riêng
việc Thượng Hải phong tỏa mạnh tay có thể khiến GDP thực của Trung
Quốc giảm 4%, Song và các nhà nghiên cứu ước tính.

Nếu cả 4 thành phố lớn nhất Trung Quốc cùng thực hiện phong tỏa, GDP
điều chỉnh theo lạm phát của Trung Quốc có thể giảm 12% trong thời kỳ
này. Trường hợp tệ nhất là phong tỏa tất cả thành phố trong một tháng,
khiến GDP cả nước giảm 53%.
Từ đầu tháng này, Trung Quốc bắt đầu chiến dịch chống lại làn sóng lây
nhiễm mới của biến chủng Omicron, với số ca nhiễm hàng ngày lên trên
6.000. Goldman Sachs ước tính các khu vực có nguy cơ bùng phát từ
trung bình đến cao đang bị phong tỏa đóng góp khoảng 33% GDP.

Chìa khóa với triển vọng của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào việc liệu biến
chủng này có đòi hỏi các lệnh hạn chế nghiêm ngặt hơn hay không.
Thượng Hải ban đầu chỉ phong tỏa hạn chế, nhưng số ca nhiễm mới
không giảm khiến họ tuần này thông báo phong tỏa nửa thành phố trong
8 ngày, kèm xét nghiệm diện rộng.

Tại Thượng Hải, số liệu về xe tải cho thấy hoạt động kinh tế trong thành
phố đã giảm 40% so với bình thường. Con số này có thể còn lớn hơn
nếu thành phố này làm theo Trường Xuân - thủ phủ của Cát Lâm.
Trường Xuân áp lệnh phong tỏa hôm 11/3. Hoạt động kinh tế ở đây đã
giảm hơn 66% so với bình thường.

Thâm Quyến có vẻ là kịch bản nhẹ nhàng nhất về phong tỏa tại Trung
Quốc. Đợt phong tỏa kéo dài 1 tuần của thành phố này chỉ làm giảm hoạt
động kinh tế khoảng 34%. Thời gian hạn chế càng ngắn thì tác động kinh
tế càng ít. Dù vậy, hoạt động của xe tải cũng giảm 20% so với bình
thường.

Nhóm nghiên cứu của Song ước tính hoạt động phong tỏa của Trung
Quốc trong quý đầu năm 2020 khiến GDP thực giảm 19,4%, cao hơn
nhiều số liệu chính thức là 6,9%. Các nhà kinh tế học tại Nomura
Holdings cuối tuần trước cũng nhận định kinh tế Trung Quốc đang đối
mặt triển vọng tệ nhất kể từ quý I/2020.

Song cho rằng kết quả năm nay sẽ lạc quan hơn năm 2020, nếu coi
Thâm Quyến là hình mẫu. "Phong tỏa một tuần như Thâm Quyến có lẽ
hiệu quả hơn", ông cho biết. Nếu các thành phố khác cũng làm tương tự,
"diễn biến tổng thể của nền kinh tế sẽ khá hơn nhiều, kể cả khi một phần
ba đến một nửa thành phố bùng phát dịch, như đầu năm 2020".

Trung Quốc thậm chí vẫn có thể tăng trưởng, nếu GDP các khu vực
không bị phong tỏa tăng lên. Từ năm 2020, các lệnh phong tỏa của
Trung Quốc được áp dụng cục bộ, có mục tiêu thay vì trên diện rộng. Vì
vậy, hoạt động kinh tế chỉ giảm khoảng 30%, thay vì 60% như Vũ Hán.
Thời gian phong tỏa cũng ngắn hơn, trung bình chỉ khoảng 24 ngày.

"Đây là dấu hiệu chính phủ đã rút ra kinh nghiệm từ quá khứ và đã cập
nhật chính sách", ông nói.

Hà Thu (theo Bloomberg)

Chính sách phong tỏa đe dọa nửa nền kinh tế Trung


Quốc
Việc phong tỏa Thâm Quyến, Cát Lâm có thể gây tác động lan
truyền, khiến tăng trưởng Trung Quốc giảm 0,5% - 0,8% năm
nay.

15

Trung Quốc tìm cách mở cửa nhà máy khi áp dụng


'Zero Covid'
Chỉ vài ngày sau khi phong tỏa Thâm Quyến, giới chức Trung
Quốc cho phép một số công ty khởi động lại nhà máy.

  Trở lại Kinh doanh Lưu Chia sẻ

Ý kiến (10)

Ý kiến của bạn

Quan tâm nhất Mới nhất

K kubobinh1969
cuối năm thế nào trung quốc cũng công bố GDP tăng trưởng vượt
bậc cho xem

16 Trả lời Chia sẻ 4h trước

1 trả lời

quang.ntm2711
Mình có đơn hàng ở Thâm Quyến đặt từ hồi 15/03, tới bây giờ vẫn
kẹt lại bên đó.

8 Trả lời Chia sẻ 3h trước

De Vincent
Không thể hiểu được lúc này mà còn phong toả khi có covid

7 Trả lời Chia sẻ 2h trước

Eddy Wong
trung quốc đã nói rõ từ đầu hy sinh kinh tế để bảo vệ người dân trước
đại dịch, họ đang mua thời gian để dân có thể tiêm chủng trên 90% và có đủ thuốc
đặc trị.

3 Trả lời Chia sẻ 4h trước

T takenatsu1611
Trung Quốc đang là nước phát triển với tốc độ cao. Các chính sách
vĩ mô của họ gần đây rất tốt. Khi không mở cửa thì đối với Trung Quốc lại tốt vì hạn
chế dân mang tiền ra nước ngoài. Tất cả nguồn lực tập trung phát triển sản xuất.

3 Trả lời Chia sẻ 4h trước

Xem thêm ý kiến

Trang chủ Thời sự Thể thao Khoa học Rao vặt Tải ứng dụng

Video Góc nhìn Pháp luật Số hóa Shop VnExpress VnExpress

Podcasts Thế giới Giáo dục Xe Startup International

Ảnh Kinh doanh Sức khỏe Ý kiến Mua ảnh VnExpress Liên hệ

Infographics Giải trí Đời sống Tâm sự Vhome Tòa soạn

Du lịch Hài eBox Quảng cáo


Mới nhất Hợp tác bản quyền

Xem nhiều Đường dây nóng


Tin nóng 083.888.0123 082.233.3555
(Hà Nội) (TP. Hồ Chí Minh)

RSS Theo dõi VnExpress trên

Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất


Phó Tổng Biên tập phụ trách: Phạm Hiếu
© 1997-2022. Toàn bộ bản quyền thuộc
Thuộc Bộ Khoa học Công nghệ
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà FPT, 17 phố Duy Tân, Cầu Giấy, VnExpress
Số giấy phép: 548/GP-BTTTT ngày Hà Nội

24/08/2021 Điện thoại: 024 7300 8899 - máy lẻ 4500

You might also like