You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II- SINH 10- BAN A- NĂM HỌC 2021-2022

I. NỘI DUNG ÔN TẬP:


1/ Bài 16: Hô hấp tế bào
- Khái niệm hô hấp TB, bản chất của hô hấp tế bào
- Nêu được nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm của các giai đoạn chính của hô hấp tế bào.
2/ Bài 17: Quang hợp
- Khái niệm Quang hợp
- Nêu được điều kiện xảy ra, nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm của quá trình quang hợp.
3/ Bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân
- Khái niệm, đặc điểm của chu kỳ tế bào, hậu quả gì xảy ra nếu cơ chế điều hòa chu kỳ tế bào bị
hư hỏng
- Nêu được số lượng, đặc điểm trạng thái, số tâm động, số cromatit ở từng kỳ của quá trình
nguyên phân. Số tế bào con sinh ra sau quá trình nguyên phân. Số NST môi trường cung cấp
cho quá trình nguyên phân, số NST trong các tế bào con tạo ra.
4/ Bài 19: Giảm phân
- Khái niệm giảm phân
- Đặc điểm: Số lượng NST,trạng thái NST, số cromatit, số tâm động ở các kỳ của quá trình giảm
phân
- Kết quả, ý nghĩa của quá trình giảm phân
5/ Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- khái niệm vi sinh vật.
- Môi trường sống và các kiểu dinh dưỡng.
- Hô hấp và lên mem
II. Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm
- Số lượng câu: 40
- Thời gian: 45 phút
III. Một số câu hỏi ôn tập:
Câu 1. Thực chất hô hấp tế bào là

A. Phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng ATP.
B. Tổng hợp chất hữu cơ, đồng thời tích lũy ATP.
C. Quá trình thở của sinh vật.
D. Trao đổi O2 và CO2 với môi trường.
Câu 2. Ở sinh vật nhân thực, hô hấp tế bào diễn ra chủ yếu ở đâu?
A. Tế bào chất. B. Nhân tế bào. C. Ti thể. D. Lục lạp.

Câu 3. Quá trình đường phân xảy ra ở

A. Trên màng của tế bào

B. Trong tế bào chất (bào tương)


C. Trong tất cả các bào quan khác nhau

D. Trong nhân của tế bào

Câu 4. Có bao nhiêu nhóm chất sau không phải là nguyên liệu trực tiếp của hô hấp tế bào?
(1) Prôtêin, axit amin. (2) Tinh bột, glucôzơ.
(3) Lipit, tinh bột. (4) Chất vô cơ, ion khoáng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5. Hô hấp tế bào được tóm tắt bằng sơ đồ phản ứng nào sau đây?
A.
C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + năng lượng.
B.
C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + quang năng.
C.
6CO2 + 6H2O  C6H12O6 + 6O2.
D.
6CO2 + 6H2O  C6H12O6 + 6O2 + 2870 KJ.
Câu 6. Nguyên liệu trực tiếp đi vào tham gia chu trình Crep là
A. Axit pyrucvic. B. Axêtyl - CoA. C. Glucôzơ. D. Axit lactic.
Câu 7. Sơ đồ tóm tắt giai đoạn đường phân là
A. Glucôzơ + O2  Axit pyrucvic. B. Glucôzơ Etylic+ CO2.
C. Glucôzơ Axit pyrucvic. D. Glucôzơ  Axit lactic.
Câu 8. Theo lí thuyết, số phân tử ATP do đường phân 1 phân tử đường glucôzơ tạo ra là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9. Giai đoạn nào trong hô hấp tế bào tạo được nhiều ATP nhất?
A. Đường phân. B. Chuỗi truyền electron.
C. Chu trình Crep. D. Cả 3 giai đoạn như nhau.
Câu 10. Tính năng lượng ATP tối đa sinh ra khi oxy hóa hoàn toàn một phân tử glucôzơ?
A. 2 B. 4 C. 32 D. 38

Câu 11: Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau:

(1) Đường phân

(2) Chuỗi truyền electron hô hấp

(3) Chu trình Crep

(4) Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep

Trật tự đúng các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là

A. (1) → (2) → (3) → (4)    B. (1) → (3) → (2) → (4)

C. (1) → (4) → (3) → (2)    D. (1) → (4) → (2) → (3)

Câu 12: Nước được tạo ra ở giai đoạn nào?


A. Đường phân

B. Chuỗi chuyền electron hô hấp

C. Chu trình Crep

D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep

Câu 13: ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm

A. Thu được nhiều năng lượng hơn

B. Tránh lãng phí năng lượng

C. Tránh đốt cháy tế bào

D. Thu được nhiều CO2 hơn

Câu 14: Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?

A. ở tế bào chất và nhân tế bào

B. ở tế bào chất và màng nhân

C. ở tế bào chất và màng sinh chất

D. ở nhân tế bào và màng sinh chất

Câu 15: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào

B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào

C. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu

D. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa

Câu 16. Quang hợp là

A. Quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.
B. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ trong tế bào cây xanh.
C. Quá trình sử dụng các chất vô cơ để lớn lên và phân chia các tế bào thực vật.
D. Quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2.
Câu 17. Trong quá trình quang hợp oxi được tạo ra ở
A. Pha tối nhờ quá trình phân li CO2. B. Pha tối nhờ quá trình phân li nước.
C. Pha sáng nhờ quá trình phân li nước. D. Pha sáng nhờ quá trình phân li CO2.
Câu 18. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở
A. Chất nền của lục lạp. B. Ở hạt grana.
C. Màng tilacôit. D. Ở ti thể.

Câu 19. Có các phát biểu sau:

(1) Pha sáng diễn ra ở màng tilacôit của lục lạp.


(2) Sản phẩm của pha sáng là chất hữu cơ.
(3) Suốt quá trình quang hợp đều phải diễn ra vào ban ngày.
(4) Pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp, cố định CO2.
(5) Sản phẩm của pha sáng chỉ bao gồm là ATP và NADPH. Có
bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Giai đoạn nào có sự chuyển hóa quang năng thành hóa năng?
A. Pha tối. B. Pha sáng.
C. Pha sáng và pha tối. D. Không có pha nào.
Câu 21. Phát biểu nào giải thích đúng cơ sở khoa học của việc trồng nhiều cây xanh không khí trong lành và mát
hơn?
A. Trồng nhiều cây xanh che được nắng nên làm không khí mát hơn.
B. Cây xanh quang hợp sẽ hấp thụ CO2 và tạo ra O2 làm không khí mát và trong lành hơn.
C. Cây xanh che bụi nên không khí mát hơn.
D. Khung cảnh có nhiều màu xanh của cây sẽ làm dịu không khí hơn.

Câu 22: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng?

(1) Diễn ra ở các tilacoit

(2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp

(3) Là quá trình oxi hóa nước

(4) Nhất thiết phải có ánh sáng

Những phương án trả lời đúng là

A. (1), (2), (4)    B. (2), (3), (4)    C. (1), (3)    D. (1), (4)

Câu 23: Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng?

A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng

B. Nước được phân li và giải phóng điện tử


C. Cacbohidrat được tạo ra

D. Hình thành ATP

Câu 24: Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ

A. Quá trình quang phân li nước

B. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động

C. Hoạt động của chuỗi truyền electron

D. Sự hấp thụ năng lượng của nước

Câu 25: Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối

(1) Giải phóng oxi

(2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat

(3) Giải phóng electron từ quang phân li nước

(4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP

(5) Sinh ra nước mới

Những phương án trả lời đúng là

A. (1), (4)    B. (2), (3)    C. (3), (5)    D. (2), (5)

Câu 26: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào

B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân

C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào

D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau

Câu 27: Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Có 3 pha: G1, S và G2

(2) Ở pha G1, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng

(3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép
(4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. (1), (2)

B. (3), (4)

C. (1), (2), (3)

D. (1), (2), (3), (4)

Câu 28: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về

A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể

B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể

C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định

D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi

Câu 29: Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng?

A. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo

B. Tế bào thực vật phân chia tế bào từ trung tâm mặt phẳng xích đạo và tiến ra hai bên

C. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rất nhanh ngay sau khi phân chia nhân hoàn thành

D. Tế bào chất được phân chia đồng đều cho hai tế bào con

Câu 30: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì?

A. Thuận lợi cho sự phân li

B. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST

C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST

D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn

Câu 31: Hiện tượng dãn xoắn của NST trong nguyên phân có ý nghĩa gì?

A. Thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST

B. Thuận lợi cho sự nhân đôi ADN, NST


C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST

D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn

Câu 32: Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào sinh dưỡng

B. Tế bào giao tử

C. Tế bào sinh dục chín

D. Hợp tử

Câu 33: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?

A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo

B. Có sự phân chia của tế bào chất

C. Có sự phân chia nhân

D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép

Câu 34: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?

A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào

B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào

C. Mỗi chiếc về một cực tế bào

D. Đều nằm ở giữa tế bào

Câu 35: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có

A. nNST đơn, dãn xoắn

B. nNST kép, dãn xoắn

C. 2n NST đơn, co xoắn

D. n NST đơn, co xoắn

Câu 36: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

A. Kì sau II, kì cuối II và kì giữa II


B. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II

C. Kì đầu II, kì giữa II

D. Tất cả các kì

Câu 37: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là

A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào

B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền

C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học

D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST

Câu 38. Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 8) giảm phân bình thườngỞ kì sau II, trong mỗi tế bào có

A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động

B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động

C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động

D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động

Câu 39 (ĐH 2010): Giả sử hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp
phân chia bình thường, khi tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I thì hàm lượng ADN nhân là:

A. 1x B. 2x C. 0,5x D. 4x

Câu 40. Một tế bào ở người đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. Số lượng NST trong tế bào này là bao nhiêu?
A. 0. B. 23. C. 46. D. 92.
Câu 41. Một tế bào ở người đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số lượng tâm động trong tế bào này là bao nhiêu?
A. 0. B. 23. C. 46. D. 92.
Câu 41: Ở một loài có bộ NST 2n= 4. Ký hiệu A, a là cặp NST thứ nhất; B, b là cặp NST thứ hai. Bộ NST của tế bào
loài này ở kì giữa của quá trình nguyên phân là
A. AAaaBBbb.                                                           B. AaBb.                     
C. AaAaBbBb.                                    D. AAAABBBBaaaabbbb.
Câu 43. Từ 3 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra bao nhiêu tế bào trứng?
A. 3 B. 6 C. 9 D. 12
Câu 44. Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 1600 NST kép đang xếp thành 2
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào của tế bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
A. 16 B. 24 C. 28 D. 32
Câu 45. Một tế bào người đang ở cuối kì trung gian, số lượng NST trong tế bào này là bao nhiêu?
A. 23 NST đơn. B. 46 NST đơn C. 23 NST kép D. 46 NST kép

Câu 46. Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Một tế bào nguyên phân một số lần, trong các tế bào con tạo ra có 640
NST. Số lần nguyên phân của nhóm tế bào này là
A. 5 B. 6 C. 4 D. 7
Câu 47. Một nhóm tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân tạo tinh trùng. Tổng số tinh trùng tạo ra là 256 tinh trùng. Có
bao nhiêu tế bào sinh tinh tham gia giảm phân?
A. 256 B. 8 C. 6 D. 64
Câu 48. Ở ruồi giấm (2n = 8). Một tế bào sinh dưỡng thực hiện quá trình nguyên phân. Biết không xảy ra đột biến,
ở kì sau của nguyên phân của tế bào này có
A. 8NST. B. 16NSTđơn. C. 16 crômatit. D. 16NSTkép.
Câu 49. Ở người (2n = 46), có 3 tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra các tế bào con,
trong nhân của các tế bào con này thấy có 1104 NST. Tính theo lí thuyết, số lần nguyên phân của mỗi tế bào này là
A. 2 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 9 lần.
Câu 50. Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân 3 lần liên tiếp, tổng số tế bào con được tạo thành là
A. 8 B. 12 C. 24 D. 48
Câu 51. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
A. Hoá tự dưỡng B. Quang tự dưỡng C. Hoá dị dưỡng D. Quang dị dưỡng
Câu 52. Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử, được gọi là:
A. Lên men B. Hô hấp hiếu khí C. Hô hấp D. Hô hấp kị khí
Câu 53. Giống nhau giữa hô hấp, và lên men là:
A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi
C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi D. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi

Câu 54. Vi khuẩn axêtic là tác nhân của quá trình nào sau đây?

A. Biến đổi axit axêtic thành glucôzơ B. Chuyển hoá rượu thành axit axêtic

C. Chuyển hoá glucôzơ thành rượu D. Chuyển hoá glucôzơ thành axit axêtic

Câu 55: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính
theo đơn vị g/l như sau: (NH4)PO4- 1,5 : KH2PO4 – 1,0 ; MgSO4 -0,2 ; CaCl2 -5,5. Môi trường trên thuộc loại môi
trường?
A.Tự nhiên. B. Bán tổng hợp
C. Tổng hợp. D.Môi trường hoá học.
Câu 56. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là:

A. Tảo, các vi khuẩn chứa diệp lục B. Nấm và tất cả vi khuẩn

C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Chủ yếu là tảo và thực vật

Câu 57. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ B. CO2 và ánh sáng

C. Chất vô cơ và CO2 D. Ánh sáng và chát vô cơ

Câu 58. Quang dị dưỡng có ở:

A. Vi khuẩn màu tía B. Vi khuẩn sắt

C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Vi khuẩn nitrat hoá

Câu 59. Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?

A. Tảo đơn bào B. Vi khuẩn nitrat hoá

C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Vi khuẩn sắt

Câu 60. Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là:

A. Vi khuẩn chứa diệp lục B. Tảo đơn bào

C. Vi khuẩn lam D. Nấm

You might also like