You are on page 1of 3

Học phần: Giáo dục học đại cương Ca: 2

Họ và tên: Trịnh Thị Thùy Dung MSSV: 47.01.401.089


Nhóm: 3
BÀI TẬP CÁ NHÂN 3
Yêu cầu: Vì sao nói không có phương pháp dạy học nào là “vạn năng”? Giáo viên
cần căn cứ vào đâu để lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học? Cho ví dụ minh
họa cụ thể cho từng lập luận.
Bài làm
Không có phương pháp dạy học nào là “vạn năng” bởi vì mỗi phương pháp
đều có cách thức tổ chức khác nhau nhằm đạt được những mục đích học tập khác
nhau. Có những phương pháp đòi hỏi người học phải hoạt động nhóm để tìm ra vấn
đề, nhưng cũng có những phương pháp cần người học tự chủ động và sáng tạo. Và
các phương pháp phải phụ thuộc vào các yếu tố để tiến hành ví dụ như: điều kiện lớp
học, số lượng học sinh, cơ sở vật chất, trình độ,…. Một phương pháp nếu được sử
dụng quá nhiều lần sẽ gây ra sự kém hiệu quả cho tiết học. Mỗi một phương pháp đều
có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Công bằng mà nói thì không có phương
pháp nào là hay, là dở đối với bất kì tiết học nào, đối tượng nào. Vấn đề là chúng ta
phải biết vận dụng nó đúng lúc, đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất cho tiết học.
Hiệu quả giáo dục và dạy học chỉ thật sự đạt chất lượng, hiệu quả cao cao khi có được
những phương pháp phù hợp và biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp khác.
Kết hợp là để phát huy và lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục, bù đắp cho
những hạn chế khiếm khuyết của phương pháp kia. Thay các phương pháp truyền
thống bằng các phương pháp khác nhưng phải biết đổi mới nó. Có như thế nội dung
bài học mới được mổ xẻ kỹ lưỡng, người học mới được thỏa mãn khả năng học, tiếp
thu nội dung học một cách đầy đủ và linh hoạt. Vì vậy, người giáo viên phải có phương
pháp trong hoạt động giáo dục nói chung, đặc biệt là trong dạy học. Phương pháp dạy
học hiện nay theo hướng: giáo viên là người tổ chức, là người điều khiển và tạo điều
kiện, giúp người học phát huy tư duy chủ động, sáng tạo, tiếp thu kiến thức, kỹ năng
thực hành và ứng dụng. Trong quá trình giáo dục phải tuân thủ nguyên tắc lấy học
sinh làm trung tâm. Như đã đề cập trước đó, các phương pháp phải đa dạng và không
thể có một cách tiếp cận chung cho tất cả mọi thứ. Nhưng một nội dung có thể đòi hỏi
nhiều cách tiếp cận, và bắt buộc phải biết kết hợp chúng để đạt hiệu quả giáo dục cao
nhất.
Để lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học giáo viên cần căn cứ vào:
- Chọn phương pháp dạy học có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện
mục tiêu dạy học: Mục tiêu và nội dung của bài học trong quá trình xem xét việc thực
hiện mục tiêu dạy học, với một mục tiêu nhất định thì có một số phương pháp dạy học
có khả năng cao hơn các phương pháp dạy học khác. Ví dụ:
+ Bài: Vị trí địa lý, địa hình, khoáng sản ( Môn Địa lý lớp 8) ta có Hoạt động 1:
Khởi động, mục tiêu của hoạt động này là rèn luyện kĩ năng quan sát và phán đoán
cho học sinh, ta sẽ sử dụng phương pháp trực quan. Bởi vì đối với hoạt động khởi
động trên thì ta cần cho học sinh quan sát và nhận biết nội dung, hình thành khái niệm
về đối tượng thay vì sẽ cho các học sinh thảo luận nhóm hay ghi chép nội dung.
+ Bài: Oxygen ( lớp 6) ta có: Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của oxygen đối
với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu có mục tiêu hoạt động là trình bày được
vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu bằng phương pháp
đàm thoại, trực quan. Ta thấy rằng việc tìm hiểu một vấn đề nào đó cần phải trao đổi
và phân tích nội dung một cách sâu sắc. Từ đó, phát triển tư duy trừu tượng, hình
thành khái niệm về đối tượng.
-Chọn các phương pháp dạy học tương thích với nội dung: Giữa nội dung và
phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy
định. Chẳng hạn như môn Khoa học tự nhiên. Để giúp học sinh có thể hiểu rõ và vận
dụng được những kiến thức đó vào thực tế nhất thiết phải lựa chọn các phương pháp
đàm thoại, trực quan, Để giúp học sinh lĩnh hội được các kinh nghiệm hoạt động sáng
tạo, biến những kinh nghiệm đó thành cái của mình. Vận dụng các sự vật, hiện tượng,
quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Điều đó
không thể thành công và đạt kết quả cao nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp truyền
thụ các kiến thức ấy “bằng lời nói”.
- Chọn phương pháp cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh
nghiệm của giáo viên:
+ Đối với việc trình bày thông tin: ưu tiên lựa chọn các phương pháp sử dụng
phương tiện nghe nhìn, thiết bị truyền thông đa phương tiện càng tốt.
+ Đối với hoạt động chế biến thông tin: Tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối
hợp với làm việc theo nhóm, phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
Với các phương pháp có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn phương pháp
dạy học mà giáo viên và học sinh đã thành thạo, vì thực hiện dễ dàng hơn. Nhưng
không vì vậy mà quay trở lại với “phương pháp quen thuộc nhất” là phương pháp
truyền thụ một chiều.
+ Hiện nay rất cần thiết cho giáo viên và học sinh làm quen, sử dụng thành thạo
các kỹ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Giáo
viên cần: Nghiên cứu vấn đề này qua sách vở, giáo trình, tạp chí chuyên môn. Tiến
hành dự giờ, trao đổi chuyên môn với các bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.
+ Bên cạnh đó cần thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh gây nhàm
chán, gây mất hứng thú cho học sinh. Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút.
-Chọn phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện dạy học: Ở đây thiết bị
dạy học, đương nhiên là phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện
của nhà trường, của tình trạng đang có các thiết bị dạy học khác. Hiện nay, sự khác
nhau về thiết bị dạy học ở trường rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh nguy cơ đang thiếu
thiết bị dạy học là nguy cơ không kém:
+Giáo viên không tha thiết với việc sử dụng thiết bị dạy học. Cần tận dụng tối
đa các thiết bị dạy học để khắc phục tình trạng dạy chay.
+Các thiết bị dạy học hiện đại không luôn đồng nghĩa với thiết bị dạy học đắt
tiền. Tính hiện đại của các thiết bị dạy học thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho
đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư tưởng
sư phạm hiện đại. Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả
năng tốt nhất.

You might also like