You are on page 1of 7

Diệu Anh

BỘ CÂU HỎI TỔNG HỢP KIẾN THỨC


CHỦ ĐỀ 1: CHỦ ĐỀ NGƯỜI LÍNH
Đề tài người lính gồm các văn bản:
- “Đồng chí” - Chính Hữu
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật
- “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê

A. PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG:


I. Nghị luận văn học:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và cho biết hoàn cảnh sáng tác ấy có ý nghĩa như thế nào với nội
dung tư tưởng của 3 bài trên?
*Đồng chí
- Được viết năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội của mình tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu
Đông năm 1947
- Bức tranh về cuộc sống khánh chiến chống Pháp, qua đó ca ngợi tình đồng chí đồng đội và vẻ
đẹp của người lính
*Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Được viết năm 1969, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt
- Bức tranh về cuộc kháng chiến chống Mỹ, ca ngợi vẻ đẹp của người lính lái xe và thế hệ trẻ
Việt Nam
*Những ngôi sao xa xôi
- Được viết năm 1971, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt
- Bức tranh về cuộc kháng chiến chống Mỹ, ca ngợi vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung
phong và thế hệ trẻ VN

Câu 2: Giải thích và và cho biết ý nghĩa nhan đề của cả 3 bài.


Câu 3: Chỉ ra mạch cảm xúc của 2 bài “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Tiêu chí Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe Những ngôi sao xa xôi
không kính
Nhan đề Cấu Danh từ Cụm danh từ Cụm danh từ
tạo
Giải - Đồng: cùng - Bài thơ: chất thơ, chất - Ngôi sao: vì tinh tú nhỏ
thích - Chí: chí hướng trữ tình bé nhưng tồn tại vĩnh hằn
 Những người cùng - TĐXKK: sự khốc liệt - Xa xôi: tính từ chỉ
chung chí hướng, lý của chiến trường khoảng cách từ phía xa rấ
tưởng  Chất thơ từ trong hiện khó phát hiện
thực
Ý - Tên gọi mới bắt đầu có - Ca ngợi vẻ đẹp của - Nghĩa tả thực: ngôi sao
nghĩa từ thời kỳ kháng chiến người lính lái xe trên mũ các anh giải phón
chống Pháp  Ca ngợi thế hệ trẻ VN quân và ngôi sao trên bầu
- Vẻ đẹp của tình đồng trong thời kì kháng chiến trời HN
chí, đồng đội chống Mỹ - Nghĩa biểu trưng: vẻ đẹ
của những nữ thanh niên
xung phong
 Vẻ đẹp của những nữ
thanh niên xung phong, th
1
hệ trẻ và con người VN
Mạch cảm xúc - Cơ sở hình thành tình - Đi từ hình tượng chiếc
đồng chí (7 câu đầu) xe không kính đến hình
- Biểu hiện của tình đồng ảnh người lính lái xe
chí (10 câu tiếp) + K1: Bản lĩnh ung dung
- Vẻ đẹp của người lính của người lính
(3 câu cuối) +K2: Tâm hồn lãng mạn
+K3+4: Tinh thần dũng
cảm
+K5+6: Tinh thần đoàn
kết và niềm tin vào
tương lai
+K7: Ý chí, nghị lực và
lòng yêu nước

Câu 4: Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, tác giả Lê Minh Khuê đã lựa chọn ngôi kể
nào? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy?
- Được kể theo ngôi kể t1, điểm nhìn đặt vào Phương Định
- Tác dụng:
+ Linh hoạt trong cách kể chuyện về không gian và thời gian
+ Miêu tả tâm lí nhân vật
+ Miêu tả chân thực bức tranh về cuộc kháng chiến chống Mỹ

Câu 5: So sánh hình ảnh người lính chống Pháp và người lính chống Mĩ ở các phương diện:
a) Trong đời sống chiến đấu
b) Phẩm chất Cách mạng
c) Vẻ đẹp tâm hồn
Câu 6: Nêu ý nghĩa các hình ảnh sau:
a) “đầu súng trăng treo” trong bài “Đồng chí” (Chính Hữu)
b) Hình ảnh trái tim trong câu “Chỉ cần trong xe có một trái tim” (“Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” - Phạm Tiến Duật)
c) Những ngôi sao trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
Câu 7: Nêu ý nghĩa nụ cười của người lính/ những nữ thanh niên xung phong trong câu:
a) “Miệng cười buốt giá” (“Đồng chí” - Chính Hữu)
b) “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” (“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)
c) “Cười thì hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc.” (“Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh
Khuê)
Câu 8: Chỉ ra và nêu tác dụng tất cả các BPTT có trong 3 bài trên.

II. Nghị luận xã hội (về 1 vấn đề/ tư tưởng đạo lí được rút ra từ nội dung tác phẩm hoặc
đoạn trích)
Câu 9: Nêu định nghĩa (phần “giải thích”) và tìm danh ngôn cho các Nghị luận xã hội sau:
a) Tinh thần lạc quan
b) Lòng dũng cảm
c) Tinh thần trách nhiệm
d) Tinh thần đoàn kết
e) Lý tưởng sống - Khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ Việt Nam.

B. PHẦN II: CÂU HỎI ĐỌC HIỂU:


2
I. “Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
Câu 1:
a) Liệt kê tất cả các thành ngữ trong bài “Đồng chí"
b) Liệt kê tất cả các câu phủ định trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Câu 2: Trong 2 bài thơ “Đồng chí" và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, bức tranh về hiện thực
những năm kháng chiến được vẽ ra với những hình ảnh nào?
PHẦN I.1: Câu hỏi bài “Đồng chí”:
Câu 3: Câu “Đồng chí!” thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của câu thơ trên.
Câu 4: Có bạn chép câu thơ “Anh với tôi đôi người xa lạ” thành “Anh với tôi hai người xa lạ”. Cho
biết việc chép sai như vậy có ảnh hưởng đến giá trị câu thơ như thế nào?
Câu 5:
a) Có bạn hiểu “Đồng chí” là “đồng lòng” và “quyết chí”. Hiểu như thế có đúng không? Tại
sao?
b) Vận dụng phương pháp giải nghĩa từ đã học, hãy giải thích từ: “tả thực” và “lãng mạn”
Câu 6: Đọc 2 câu thơ và trả lời câu hỏi:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
(“Đất nước” - Nguyễn Đình Thi)
a) 2 câu thơ trên gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong bài “Đồng chí”?
b) Câu thơ vừa chép với 2 câu thơ trên giống nhau ở điểm nào?
Câu 7: Có người còn chưa hiểu hết câu thơ được coi là hay nhất trong bài “Đồng chí”, câu thơ “Đầu
súng trăng treo”
a) Vì sao trăng vốn vời vợi trên cao lại có thể treo trên đầu ngọn súng nơi mặt đất?
b) Nhà thơ đặt hình ảnh trăng bên cạnh đầu súng nhằm gợi tả vẻ đẹp gì của tâm hồn người lính?
c) Xét trong mối quan hệ với hai câu thơ trước đó, tứ thơ “Đầu súng trăng treo” giúp cho người
đọc có thể cảm nhận được gì về đời sống và tình đồng chí của những người lính? Hãy giải
thích ngắn gọn các câu hỏi trên.
Câu 8: So sánh hình ảnh trăng trong bài “Đồng chí” với trăng trong “Ánh trăng” (Nguyễn Duy)
Câu 9: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu về vẻ đẹp của người lính trong ba câu cuối bài
“Đồng chí”
PHẦN I.2: Câu hỏi bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Câu 10 - 13: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Trong lời bài hát “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn” có đoạn:
“Những đêm Trường Sơn
Đường tiền tuyến uốn quanh co
Mây trời đẹp quá,
Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe…”
(Nhạc và lời: Tân Huyền)
Câu 10: Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9?
Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó.
Câu 11: Trong khổ thơ em vừa chép, tác giả đưa vào những hình ảnh thiên nhiên nào? Việc sáng
tạo những hình ảnh đó nhằm mục đích gì?
Câu 12: Nét đặc sắc trong đoạn đầu bài thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ
pháp. Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc thể hiện nội
dung của đoạn thơ ấy.
Câu 13: Dựa vào nội dung 2 đoạn thơ trên (đoạn đầu và đoạn vừa chép), viết đoạn văn diễn dịch
khoảng 12 câu về hình tượng chiếc xe và người lính trong chính bài thơ chứa 2 đoạn trích đó. Trong
đoạn có sử dụng 1 câu phủ định và 1 phép thế.

3
II. “Những ngôi sao xa xôi”:
PHẦN II.1: Câu hỏi “Liệt kê”:
Câu 1: Liệt kê tất cả các câu đặc biệt và câu rút gọn được nhà văn Lê Minh Khuê sử dụng trong
đoạn truyện “Những ngôi sao xa xôi”
Câu 2: Liệt kê tất cả những câu văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập trong “Những ngôi
sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Câu 3: Liệt kê tất cả những câu văn trong bài “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) có sử dụng
lời dẫn trực tiếp.
Câu 4: Liệt kê tất cả các từ mượn (nước ngoài) có trong truyện. Kể tên 1 tác phẩm trong chương
trình đã học cũng có cách sử dụng từ mượn như vậy.
Câu 5: “Những ngôi sao xa xôi” sử dụng nhiều ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
a) Chỉ rõ, liệt kê toàn bộ những đoạn văn sử dụng ngôn ngữ ấy.
b) Trong chương trình Ngữ văn 9, tác phẩm nào cũng sử dụng ngôn ngữ ấy, cho biết tên tác giả
tác phẩm.
PHẦN II.2: Câu hỏi “Giải thích” + “Cho biết/ Nêu ý nghĩa”
Câu 6: Giải thích sự thay đổi ngôi xưng hô trong “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Tại sao
có đoạn nhân vật xưng “tôi”, có đoạn nhân vật lại xưng “chúng tôi”?
Câu 7: Giải nghĩa các từ ngữ sau: “trọng điểm”, “cao điểm”, “cao xạ”
Câu 8: Cho biết ý nghĩa của hình ảnh những ngôi sao và cơn mưa đá được nhắc đến trong đoạn cuối
truyện.
PHẦN II.3: “Phân tích ngữ pháp”/ Cho biết câu văn “thuộc kiểu câu gì?”:
Câu 9 - 13: Phân tích ngữ pháp và cho biết các câu văn sau thuộc kiểu câu gì (xét về cấu tạo ngữ
pháp)?
Câu 9: “Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh.”
Câu 10: “Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
Câu 11: “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao
thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.”
Câu 12: “Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ
tích nói về về những xứ sở thần tiên.”
Câu 13: “Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông
như một con sông nước đen.”
PHẦN II.4: Câu hỏi “Vì sao?”/ Cho biết, chỉ rõ “nguyên nhân”:
Câu 14 - 20: Dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi “Vì sao?”
Câu 14: Phương Định lại so sánh: “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”?
Câu 15: Khi nhắc đến công việc của mình, Phương Định lại bảo: “Thần chết là một tay không thích
đùa.”?
Câu 16: Đang lúc làm nhiệm vụ, khi bắt gặp ánh mắt của các anh cao xạ, Phương Định lại quyết
định “không sợ nữa”, “sẽ không đi khom nữa”?
Câu 17: Trong lúc chờ đợi những người đồng đội quay lại, Phương Định “nói như gắt vào máy” với
anh đại đội trưởng: “Trinh sát chưa về!”
Câu 18: Chị Thao cho rằng: “Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị
xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.”
Câu 19: Đã có lúc, Phương Định nghĩ đến cái chết: “Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết
mờ nhạt, không cụ thể”?
Câu 20: Phương Định vốn là một cô bé có sở thích ca hát vừa nữ tính, vừa trong trẻo, hồn nhiên
nhưng đã có lúc phải tự nói: “Nhưng tôi không muốn hát lúc này”?
PHẦN II.5: Câu hỏi “Nhận xét”:
Câu 21: Hãy nhận xét về công việc của nhân vật Phương Định được miêu tả trong đoạn trích sau:
4
“Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố
bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường.
Cái tên gọi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản.
Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm
răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”
Câu 22: Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định trong đoạn trích:
             “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo:
“Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”          
            Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay
nheo lại như chói nắng.
             Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những
thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng
ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi
nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt.
Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông
minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.”
Câu 23 – 27: Nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích:
Câu 23:
            ”Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi
cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các
bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy:
              - Trinh sát chưa về!
              Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức
ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt
bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.”
Câu 24:
           ”Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong
không trung, che đi những từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy
có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh
mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái
kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
             Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai
vòng tròn màu vàng...
             Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai
bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt
tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng.
Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
Câu 25:
            ”Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái
chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không?
Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh
bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong
miệng.
              Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến vàng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới
mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm
trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”
Câu 26:
            ”Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận.
5
Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi
bó gối mơ màng: "Về đây khi mái tóc còn xanh xanh..." Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy
giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc
dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái
cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào
chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.”
Câu 27:
            ”Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ,
tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một
cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể
những cái đó... Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở
đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ
rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng
trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa
trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà
bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu...
              Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... Rồi bỗng chốc, sau một
cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…”
Câu 28: Nhận xét về vẻ đẹp của chị Thao trong đoạn truyện:
            ”Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự
sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi
dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.
           - Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?
            Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình. Máu túa ra từ cánh
tay Nho, túa ra, ngấm vào đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi,
mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi. Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó nấp bị sập.
            Thế đấy!”
PHẦN II.6: Luyện tập kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu (đề sở):
Câu 29: Dưới đây là những đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa
Xôi) của Lê Minh Khuê:
- “Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo "Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng".
- “Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình
hình. Tôi nói như gắt vào máy:
               - Trinh sát chưa về!
               Không hiểu vì sao mình gắt nữa.”
- “Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo.”
a) Cho biết các phần trích trên nhắc tới những ai?
b) Qua đó, họ đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp nào?
Câu 30: Cũng sử dụng cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, trong 1 văn bản khác, Đ. Đi-phô viết:
“Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê,
xấu xí vụng về, nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi.”
a) Ghi lại tên văn bản có chứa câu văn trên.
b) Tìm ra sự giống nhau của 2 nhân vật “tôi” trong tác phẩm vừa nêu tên và “Những ngôi sao xa
xôi”
Câu 31:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có đoạn:
“Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có
cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một
6
đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm
Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố
cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hoà nhé!” Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật
hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những
người khác đáng cho bác vẽ hơn.”
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 185)
Và tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có đoạn:
“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới
cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ
không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận,
mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo
trong miệng.”
(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, tr 118)
a) Hai đoạn văn trên viết về những ai? Họ làm công việc gì?
b) Tìm sự giống nhau của họ.
Câu 32: Trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, Phương Định là cô gái gan dạ, dũng
cảm nhưng cũng thật ngây thơ, trong sáng, yêu đời. Vẻ đẹp của cô tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam
trong kháng chiến chống Mĩ.
Từ gợi ý trên:
a) Hãy triển khai câu chủ đề và câu cuối ứng với hình thức đoạn văn diễn dịch.
b) Triển khai câu đầu và câu chốt ứng với hình thức đoạn văn quy nạp.
c) Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu phân tích vẻ đẹp nhân vật được nhắc đến trong
gợi ý đề bài.
Câu 33 - 39: Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu đề bài:
“(1) Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. (2) Bông băng trắng. (3) Vết thương
không sâu lắm, vào phần mềm. (4) Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. (5) Tôi tiêm cho Nho. (6)
Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. (7) Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài lúng túng như
chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc.”
(Trích Ngữ văn 9/ tập 2, NXB Giáo dục, 2015)
Câu 33: Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (6). Chỉ ra một câu phủ định trong những câu
văn đã cho.
Câu 34: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai? Được miêu tả trong hoàn cảnh nào? Những câu văn
trên giúp em hiểu thêm về nét đẹp gì ở các nhân vật?
Câu 35: Tìm các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 36: Câu (4) thuộc kiểu câu gì? Nêu mối quan hệ của 2 vế câu trong câu trên.
Câu 37: Nhận xét về cách diễn đạt của đoạn văn trên và nêu rõ tác dụng của cách viết này trong
việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm?
Câu 38: Ngoài tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi", hãy kể tên hai tác phẩm thơ và truyện trong
chương trình Ngữ văn 9 cũng có nội dung phản ánh sự khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước tại chiến trường miền Nam.
Câu 39: Bằng một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu, em hãy giới thiệu nhân vật “tôi” trong
văn bản chứa đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng 1 câu hỏi tu từ và 1 khởi ngữ.

You might also like