You are on page 1of 31

Chương 8

NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU

8.1 Nguyên lý thiết kế


Trước khi tiến hành thiết kế một công trình xây dựng cần nắm được 2 vấn đề thuộc
về nguyên lý chung của thiết kế, đó là: Mối quan hệ giữa kiến trúc và kết cấu và Tính
khả thi của phương án thiết kế.
8.1.1 Quan hệ giữa kiến trúc và kết cấu
Quan hệ giữa kiến trúc và kết cấu là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ
với nhau.
- Hình dáng và không gian kiến trúc được thể hiện trên cơ sở hệ kết cấu công
trình.
- Phương án kết cấu phải đáp ứng tốt về yêu cầu chịu lực, phù hợp kiến trúc.
- Phương án kiến trúc khả thi phải chứa đựng những nội dung cơ bản của phương
án kết cấu khả thi.
8.1.2 Tính khả thi của phương án thiết kế
 Kỹ thuật
- Thi công được trong điều kiện thiết bị, nguyên vật liệu cho phép.
- Đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong sử dụng hiện tại và lâu dài, bền vững,
phòng chống cháy nổ, và chịu tác động của môi trường.
 Kinh tế
- Giá thành công trình không vượt quá kinh phí đầu tư
8.1.3 Các nguyên tắc thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
 Nội dung và sản phẩm của thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép gồm nhữ nội dung sau:
- Phân tích kết cấu
- Tính toán kết cấu
- Thể hiện kết quả tính toán kết cấu bằng ngôn ngữ và hình ảnh
Sản phẩm của thiết kế kết cấu bê tông cốt thép là hồ sơ thiết kế gồm:
- Thuyết minh tính toán: Trình bày về cơ sở tính toán thiết kế, các bước tính
toán và kết quả tính toán
- Bản vẽ: Trình bày hình dáng, kích thước của kết cấu, các chỉ định về vật
liệu, cấu tạo chi tiết các bộ phận, v.v…Những nội dung mà trong thuyết
minh chưa thể hiện được
 Các bước thiết kế xây dựng công trình
- Thiết kế cơ sở

95
- Thiết kế kỹ thuật
- Thiết kế bản vẽ thi công
Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công
trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như trên.
 Các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật
- Hình dáng và kích thước của kết cấu được chọn phải phù hợp không gian và hình
khối kiến trúc.
- Sơ đồ kết cấu phải rõ ràng, phản ánh đúng sự làm việc thực tế của kết cấu;
- Kết cấu phải được tính toán với mọi tải trọng và tác động trong mọi giai đoạn: chế
tạo, vận chuyển, cẩu lắp, sử dụng và sửa chữa;
- Vật liệu sử dụng cho công trình được chọn dựa vào điều kiện thực tế, yêu cầu của
công trình
- Phương án được chọn phải phù hợp trình độ, khả năng kỹ thuật và phương tiện thi
công
- Phương án kết cấu phù hợp với phương pháp thi công: toàn khối, lắp ghép, nửa lắp
ghép
- Kết cấu phải có giá thành hợp lý
 Trình tự thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
1) Chọn phương án kết cấu
2) Xác định sơ bộ kích thước tiết diện các cấu kiện
3) Tính toán tải trọng và tác động
4) Tính toán nội lực và tổ hợp nội lực
5) Kiểm tra lại kích thước tiết diện đã chọn sơ bộ thông qua đánh giá hàm lượng
cốt thép, biến dạng, chuyển vị tại một số tiết diện của một số cấu kiện đặc
trưng.
6) Tính toán và cấu tạo cốt thép
7) Kiểm tra độ võng và khe nứt
8) Thể hiện bản vẽ
9) Hoàn thành hồ sơ thiết kế
8.1.4 Khái niệm về mặt bằng kết cấu
a) Khái niệm

- Mặt bằng kết cấu là loại bản vẽ bố trí các kết cấu của công trình trên mặt bằng.
- Có các mặt bằng kết cấu các sàn nhà và mặt bằng kết cấu mái.
b) Ý nghĩa của mặt bằng kết cấu

- Mặt bằng kết cấu thể hiện hệ kết cấu chịu lực đã được bố trí hợp lý, đúng nguyên
lý thiết kế hay chưa.

96
- Từ mặt bằng kết cấu lựa chọn quan niệm tính toán, xây dựng sơ đồ tính toán hệ kết
cấu công trình.
- Dựa trên mặt bằng kết cấu tính toán được tải trọng công trình truyền lên các kết
cấu chịu lực.
- Giúp thống kê chủng loại, số lượng các cấu kiện, thống kê bê tông, cốt thép các
cấu kiện, lập dự toán.
- Trong giai đoạn thi công có tác dụng xác định khối lượng thi công, phân đoạn thi
công, xác định vị trí các kết cấu để thi công.
- Phục vụ công tác kiểm tra, kiểm định, thử tải, quản lý chất lượng công trình.
c) Cách lập mặt bằng kết cấu

- Dựa trên mặt bằng kiến trúc và việc phân tích lựa chọn phương án kết cấu, thể hiện
trên mặt bằng công trình hệ kết cấu chịu lực.
- Đánh tên các kết cấu trên mặt bằng kết cấu.
- Thể hiện các kích thước tiết diện, cao độ mặt bằng.
- Ghi chú nếu các chi tiết thể hiện chưa đủ thông tin.
- Thông thường nên xuất phát từ bản vẽ mặt bằng kiến trúc, lược bỏ các chi tiết kiến
trúc, các bộ phận phi kết cấu, tường ngăn bao che, trang trí, v.v... sau đó thể hiện
các bộ phận kết cấu theo phương đứng, tô nét cắt, nét thấy cho phù hợp rồi thể hiện
mạng dầm sàn phù hợp với không gian kiến trúc và tính chất chịu lực của kết cấu.
Ví dụ: Hãy lập mặt bằng kết cấu cho công trình sau

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
43200

3900 3900 3900 3900 3900 4200 3900 3900 3900 3900 3900

s3 s3 s4 s4 s4
c'
1200

1275
1000

d3
c d2 d2
ph.kü thuËt
s2 s2 s2 s2 s2 s2 s2 s2
600
1800

wc nam
wc n÷
600
600
1022
2400
6000

s2 ®¶ng - c«ng ®oµn phßng tæ chøc phßng lµm viÖc phßng gi¸m ®èc Phßng lµm viÖc s2
d2 d2
9100

®oµn thanh niªn


800 800
b' d1
1240 1200 1240
1800

s1 s1 s1 s1 s1 s1 s2 s1
b d1 d1 d1 d1 d1 d1 d1
2100

2100

Hình 8.1 Mặt bằng kiến trúc tầng điển hình


8.1.5 Khe biến dạng (khe nhiệt độ và khe lún)
a) Khe nhiệt độ
- Chiều dài kết cấu và sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn thì nội lực phát sinh càng
lớn, có thể gây nên vết nứt làm hư hỏng hoặc giảm tuổi thọ kết cấu → Chia kết cấu
thành từng phân đoạn tách rời nhau từ mái → mặt móng (bỏ qua sự chênh lệch nhiệt
độ phần dưới mặt móng) → tạo thành khe nhiệt độ.

97
- Bề rộng khe nhiệt độ thông thường từ 2 đến 3cm.
- Khoảng cách giữa các khe nhiệt cần xác định bằng tính toán. Tiêu chuẩn thiết
kế của mỗi nước quy định những khoảng cách tối đa giữa các khe nhiệt độ để ứng suất
và biến dạng do nhiệt độ gây ra không gây tác hại. Những khoảng cách phụ thuộc và
công trình và mức độ tiếp xúc của công trình với môi trường. Theo Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 5574-2012, đối với kết cấu BTCT có yêu cầu chống nứt cấp 3 cho phép không
cần tính toán khoảng cách nói trên nếu chúng không vượt quá các trị số quy định: Với
kết cấu bê tông cốt thép thường đổ tại chỗ cách ly với khí quyển là 40m; ở ngoài trời
nhưng có lớp phủ là 30m; Đối với các kết cấu lắp ghép các khoảng cách trên được tăng
lên là 50m và 40m.
b) Khe lún
- Công trình có thể bị lún không nhiều do nền đất không đồng nhất trong phạm vi
móng của nó, do tải trọng phân bố không đều trên mặt bằng. Để tránh nứt, phá hoại
cục bộ cần phải cắt công tình thành từng khối riêng biệt từ móng cho đến mái, tức là
tạo ra những khe lún để cho các khối công trình có thể lún khác nhau một ít mà không
gây ra nứt nẻ cục bộ.
- Bề rộng khe lún bằng từ 2 đến 3 cm.
- Khe lún thường nằm ở chổ tiếp giáp giữa hai khối công trình có chiều cao (số
tầng) chênh lệch nhau, ở xung quanh khu vực chịu hoạt tải lớn so với khu vực lân cận,
ở những vị trí có sự thay đổi rõ rệt về địa tầng.
- Người ta thường kết hợp khe lún và khe nhiệt độ với nhau như vậy chúng có thể
làm cả nhiệm vụ của khe co giãn và ngăn cách các tác động động lực.
8.2 Kết cấu công trình bê tông cốt thép
Công trình xây dựng bằng bê tông cốt thép rất đa dạng. Tùy thuộc vào mục đích sử
dụng, công năng của công trình mà ta phân ra làm các dạng như sau:
1) Kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp: chủ yếu các loại nhà bê
tông cốt thép như nhà ở, văn phòng, nhà công nghiệp.
2) Kết cấu công trình giao thông: công trình cầu, đường, sân bay, v.v…
3) Kết cấu công trình thủy lợi: Đê, đập, kênh, mương, v.v…
4) Kết cấu đặc biệt như kết cấu mái nhịp lớn, bể chứa, tháp nước, v.v..
Kết cấu của các công trình nhà và các kết cấu đặc biệt bằng bê tông cốt thép
thường gồm ba phần kết cấu chính:
Kết cấu phần mái công trình;
Kết cấu phần thân công trình;
Kết cấu phần móng công trình.

98
Kết cấu phần móng công trình đã được học trong môn kết cấu nền móng nên trong
phần bài giảng này chỉ tập trung vào kết cấu phần thân công trình và phần mái của
công trình.
8.2.1 Kết cấu mái
8.2.1.1 Khái niệm
Đối với công trình bê tông cốt thép, mái là phần trên cùng của công trình được
dùng để che cho công trình bên dưới nó khỏi bị ảnh hưởng bởi các tác động của môi
trường tự nhiên như che mưa, che nắng, che tuyết và cách nhiệt v.v…Do vậy các lớp
cấu tạo mái khác với các lớp cấu tạo sàn.
Các bộ phận của mái gồm: gạch lát, lớp bê tông cách nhiệt, lớp bê tông chống
thấm, bản BTCT toàn khối hoặc panen lắp ghép, kết cấu đỡ mái như sườn mái BTCT
toàn khối, dầm mái, dàn mái, vòm mái, xà gồ mái…
8.2.1.2 Phân loại
 Theo hình dáng
- Mái phẳng
- Mái vỏ mỏng không gian
 Theo độ dốc
- Mái bằng (độ dốc i ≤ 1/8)
- Mái dộc (i >1/8)
 Theo phương pháp thi công
- Mái lắp ghép hoặc nửa lắp ghép: Hệ có xà gồ hoặc không có xà gồ.
- Mái toàn khối: Mái có sườn; mái không sườn
 Theo mục đích sử dụng
- Mái sử dụng trong kết cấu nhà cửa
- Mái nhịp lớn sử dụng trong các công trình đặc biệt: nhà ga, sân vận động, nhà
bảo quản và sửa chữa máy bay, bể chứa.v.v...
8.2.1.3 Đặc điểm của mái bê tông cốt thép
a) Mái toàn khối
- Mái phẳng toàn khối được dùng nhiều trong các công trình nhà cửa. Ưu điểm
của loại mái này là có khả năng chống thấm cao và tạo nên một độ cứng không gian
lớn cho công trình. Đó là kết cấu sàn phẳng có thể có dầm (xem Hình 8.2 và Hình 8.3)
hoặc không dầm. Chiều dày sàn mái thường nhỏ hơn chiều dày sàn tầng và chiều dày
tối thiểu là 50mm.
- Thông thường phía trên mái người ta hay làm các lớp cách nhiệt, chiều dày
trung bình 100  150mm, vữa chống thấm dày trung bình từ 15  20mm và hai lớp

99
gạch lá nem (Hình 8.5). Đối với nhà dân người ta thường dùng mái bê tông cốt thép
hoặc hệ giàn thép kết hợp tấm lợp tôn, hoặc ngói, v.v.. (Hình 8.4)
- Bản mái có thể làm việc theo bản loại dầm hoặc bản kê bốn cạnh, điều này phụ
thuộc vào tỷ lệ các cạnh của ô bản. Nên tính toán mái phẳng này giống như tính toán
sàn toàn khối, tính toán và cấu tạo như dầm sàn các tầng dưới.

Hình 8.2 Kết cấu mái phẳng toàn khối

Hình 8.3 Mái BTCT toàn khối Hình 8.4 Mái tôn

100
Hình 8.5 Cấu tạo mái BTCT toàn khối

b) Mái lắp ghép

Đây là loại mái đã được sử dụng rộng rãi tuy nhiên ít hơn so với mái phẳng toàn
khối. Về mặt cấu tạo có thể chia ra mái có xà gồ và mái không có xà gồ. Các lớp cấu
tạo có thể gồm có lớp gạch lá nem, bê tông chống thấm, lớp cách nhiệt và bản mái là
các Panen mái. Đối với mái nhà công nghiệp Panen mái thường có kích thước: 6x1.5;
6x3m; v.v... (Hình 8.6)

Hình 8.6 Mái BTCT lắp ghép

 Dầm mái của hệ kết cấu mái lắp ghép:

101
Khái niệm: Dầm mái là kết cấu đỡ mái, thường là xà ngang của khung hoặc
dầm độc lập gác lên tường hoặc trụ. Dầm mái thích dụng với nhịp trở 18m trở
xuống.
Hình dáng, kích thước:
- Tiết diện: T, I có loại một mái dốc và hai mái dốc
1 1
- Chiều cao ở giữa dầm thường lấy bằng (  ) L ;
10 15
1 1
- Chiều cao đầu dầm lấy bằng (  )  L , L là nhịp của dầm.
20 35

Hình 8.7 Dầm mái BTCT

Đối với những dầm có chiều cao lớn, bản bụng thường được khoét lỗ để giảm khối
lượng bê tông và trọng lượng dầm. Lỗ có thể là hình tròn hoặc đa giác, không nên
khoét lỗ ở những khu vực gối tựa và chỗ có lực tập trung.
Độ dốc của mái là 1/8, 1/10 hoặc 1/12 phục thuộc vào nhu cầu thoát nước mưa.
Chiều dày bản bụng không nhỏ hơn 800mm nếu đổ bê tông theo phương đứng và
không nhỏ hơn 600mm nếu đổ bê tông theo phương ngang. Khi dầm có cốt thép ứng
lực trước thì chiều dày bản bụng không nhỏ hơn 900mm.
Ở đầu dầm, bản bụng phải được mở rộng để chịu phản lực gối tựa và đảm bảo liên
kết đầu dầm với đầu cột. Để thuận tiện, lúc chế tạo thường lấy bản bụng đầu dầm bằng
bề rộng cánh hạ. Cốt thép trong dầm là cốt thép ứng lực trước hoặc cốt thép thường.
Dầm có nhịp trên 15m phải đặt cốt thép ứng lực trước để tránh được các vết nứt
đáng kể xuất hiện trong dầm. Cốt thép dọc thường được hàn chồng lên nhau, các mối
hàn thường cách nhau không quá mộ mét. Ở gần gối tựa có thể cắt bớt một số cốt thép
dọc chịu kéo, ở dầu dầm và sườn phải có khung cốt thép đặt, cốt đai có dạng chữ U

102
bao lấy cốt chịu kéo. Bản bụng mỏng phải đặt các lưới thép bằng các thanh cốt dọc và
cốt đai. Cốt đai xác định theo lực cắt còn cốt dọc dùng  6  8 với khoảng cách lấy
theo yêu cầu cấu tạo tối thiểu.
Các kết cấu này thường dùng cho các công trình nhà công nghiệp 1 tầng lắp ghép,
tuy nhiên hiện nay ít sử dụng loại kết cấu này mà thường được thay bằng kết cấu thép
 Dàn mái
- Dàn mái được dùng làm kết cấu chịu lực của mái (xà ngang của khung), thích
hợp cho nhịp L > 18m.
- Trong các công trình xây dựng thường dụng các loại dàn BTCT sau (Hình 8.8):
 Dàn hình thang có thanh xiên ở gối hướng lên (a)
 Dàn hình thang có thanh xiên ở gối hướng xuống (b)
 Dàn có thanh cánh thượng gãy khúc (c)
 Dàn vòng cung (d)
 Dàn chữ nhật (e)
 Dàn tam giác (f)

a) b)

c) d)

e) f)

Hình 8.8 Các loại dàn bê tông cốt thép

- Dàn mái được sử dụng trong nhà công nghiệp, nhà dân dụng và trong giao thông vận
tải
- Cấu tạo dàn mái:

+ Chiều cao giữa dàn: H= (1/71/9)L và phụ thuộc vào độ cứng, yêu cầu kiến
trúc, lắp đặt thiết bị kỹ thuật, thông hơi, gió.

103
+ Khoảng cách mắt dàn trên thanh cánh thượng bằng 3m; dưới thanh cánh hạ
bằng 6m.
+ Bề rộng tiết diện thanh cánh thượng thường lấy từ 220300mm, phụ thuộc
yêu cầu gác panel
+ Bề rộng thanh cánh hạ nên lấy bằng thanh cánh thượng để dễ chế tạo (khi đổ
bê tông nằm ngang); Chiều cao tiết diện cánh hạ phụ thuộc bố trí cốt thép, tính giống
cấu kiện kéo.
+ Các thanh bụng lấy bề rộng tiết diện như cánh hạ; Chiều cao tiết diện
150250mm.
+ Bê tông chế tạo có cấp độ bền B20-30; Cốt thép nhóm CII, CIII và nên dùng
khung hàn.
 Vòm mái và mái vỏ mỏng không gian

Vòm mái bê tông cốt được dùng làm kết cấu chịu lực của mái nhà có nhịp trên
18m. Đối với mái có nhịp trên 36m thì vòm mái tỏ ra kinh tế hơn dàn. Trong thực tế
xây dựng trên thế giới người ta đã xây dựng những vòm có nhịp trên 200m.
Vòm bê tông cốt thép có thể là vòm ba khớp, vòm hai khớp hoặc vòm không khớp.
+ Vòm ba khớp thường được lắp ghép từ hai nửa vòm (hai khớp ở chân và một
khớp ở đỉnh).
+ Vòm hai khớp hay gặp trong thực tế là vòm có thanh căng.
+ Vòm không khớp thường được thi công liền khối, tựa trực tiếp lên móng, lực
xô ngang được truyền trực tiếp xuống móng. Có những trường hợp người ta tận dụng
các kết cấu ở hai bên để chịu lực xô ngang của vòm.
1 1
Độ vồng của vòm thường lấy là: f  (  )l với l là nhịp vòm
5 8

Hình: 8.9 Sơ đồ kết cấu các dạng vòm mái

104
Hình 8.10 Mái vỏ Hersheypark Arena xây dựng năm 1936

Hình 8.11 Mái vòm Kresge Auditorium (MIT--Cambridge, Massachusetts) xây


dựng năm 1940
 Mái vỏ mỏng không gian
Mái nhịp lớn tạo ra những không gian rộng từ vài chục đến hàng trăm mét không
có cột ở bên trong. Nó thường được dùng cho các công trình như hội trường rất lớn,
nhà triển lãm, sân vận động, nhà sửa chữa máy bay .v.v… Nó thường được dùng cho
các công trình đặc biệt với hệ kết cấu như mái vỏ mỏng, mái dây treo, hệ dàn hoặc
khung không gian. Hình 8.12 giới thiệu một số loại kết cấu mái bê tông cốt thép

105
a) La Conhca Motel Lobby Las Vegas

b) May D&F Entrance Canopy, Denver, Colarado (1959)

c) St. Louis International Airport Terminal (1954)

106
d) Kết cấu mái dạng gấp khúc

d) Kết cấu mái vỏ trụ

Hình 8.12 Một số loại kết cấu mái

8.2.2 Kết cấu phần thân công trình

Đây là phần kết cấu chính của công trình, được tính từ mặt móng đến mái của
công trình. Tùy thuộc quy mô và kiến trúc của công trình mà người ta chọn loại kết
cấu cho phù hợp.

8.2.2.1 Phân loại

a) Theo sơ đồ kết cấu:


- Kết cấu khung

107
- Kết cấu vách
- Kết cấu lõi
- Kết cấu kết hợp của các hệ trên
- Kết cấu có tầng cứng, kết cấu có dầm chuyển
b) Theo phương pháp thi công:
- Kêt cấu BTCT toàn khối
- Kết cấu BTCT lắp ghép
- Kết cấu BTCT nửa lắp ghép
c) Theo chiều cao công trình phân ra:
 Nhà cao tầng: là nhà mà chiều cao của nó ảnh hưởng đến ý đồ và cách thức thiết
kế.
Theo ủy ban nhà cao tầng quốc tế phân loại nhà cao tầng như sau:

 Nhà cao tầng loại I, cao từ 9-16 tầng (< 50m)


 Nhà cao tầng loại II, cao từ 17-25 tầng (< 75m)
 Nhà cao tầng loại III, cao từ 26-40 tầng (< 100m)
 Nhà rất cao (nhà siêu cao tầng), trên 40 tầng (> 100m)
Mỗi nước có một quy định khác nhau về chiều cao khởi điểm của nhà cao
tầng:

 Mỹ: nhà ≥ 22m


 Trung Quốc: nhà ≥ 7 tầng
 Pháp: nhà ở cao ≥ 50m, loại nhà khác cao ≥ 28m
 Nhật: nhà ≥ 11 tầng và cao ≥ 31m
Theo TCXD 198-1997, nhà cao tầng ở việt nam khi chiều cao nhà H ≥ 40m
Một số công trình cao tầng trên thế giới

108
Hình 8.13 Công trình Burj Du bai, xây dựng 2004-2010, 163
tầng, H = 828m

109
Hình 8.14 Công trình Taipei 101, Đài Loan, xây dựng
1999-2004, 101 tầng, H = 509m

Hình 8.15 Công trình Willis Tower, Chicago, xây dựng


1970-1973, 108 tầng, H = 442m

110
Một số công trình cao tầng ở việt nam

Hình 8.16 Công trình Keangnam Hanoi Landmark Tower,


Hà nội, hoàn thành 2011, 72 tầng, H = 336m

Hình 8.17 Công trình Bitexco Financial Tower, TPHCM


hoàn thành 2010, 68 tầng, H = 262m

111
Hình 8.18 Công trình center park- Vingroup, TPHCM,
dự kiến xây dựng 2014-2017, 81 tầng, H = 350m

 Nhà thông thường hay nhà thấp tầng là các công trình còn lại, chúng có nhiều
cao nhỏ hơn nhà cao tầng trên (Hình 8.19).

Hình 8.19 Nhà thông thường

Nhà cao tầng hay nhà thông thường đều được xây dựng từ những hệ kết cấu chịu lực
chính là kết cấu khung, vách, lõi hay hệ hỗn hợpính cho công trình. Còn lại các tường,
vách ngăn chỉ làm nhiệm vụ bao che hoặc ngăn cách trong công trình.

112
8.2.2.2 Kết cấu khung bê tông cốt thép

a) Khái niệm
Hệ khung được tạo thành từ các cấu kiện thanh như cột và dầm liên kết cứng tại
các nút khung tạo thành khung phẳng (Hình 8.21a). Các khung phẳng lại liên kết với
nhau bằng các bằng các dầm tạo thành khung không gian (Hình 8.21b). Hệ khung này
cùng với sàn hoặc mái tạo nên kết cấu không gian có độ cứng lớn (Hình 8.22).
Kết cấu khung có thể được thi công toàn khối hoặc lắp ghép (Hình 8.23, Hình 8.24)

a) Mặt cắt dọc khung phẳng b)Mặt bằng khung không gian
Hình 8.21 Kết cấu khung BTCT

Hình 8.22 Kết cấu khung không gian

113
Hình 8.23 Nhà khung BTCT đổ toàn khối

Hình 8.24 Nhà khung BTCT lắp ghép

b) Đặc điểm kết cấu khung BTCT toàn khối


 Lưới cột

Kích thước lưới cột là khoảng cách giữa các cột theo hai phương bxl. Trường hợp
nhà có mặt bằng tương đối dài phân biệt rõ ràng khung ngang và khung dọc thì b là
bước khung hay chính là khoảng cách giữa các khung ngang. l là nhịp hay là khoảng
cách giữa các cột trong khung ngang. Các kích thước b, l thường dưới 10m. Kiểu mặt
bằng nhà này thường gặp ở các công trình trường học hay bệnh viện

Với nhà có mặt bằng gần vuông, không phân biệt rõ ràng khung ngang và khung
dọc thì b và l được hiểu là nhịp của các dầm khung theo hai phương. Thông thường b
≤ 8m và l ≤ 15m. Kiểu mặt bằng này gặp trong nhiều công trình dân dụng khác nhau.

114
Việc chọn kích thước b, l là rất quan trọng phục thuộc đặc điểm của công trình và cần
kết hợp giữa yêu cầu kiến trúc và phương án kết cấu.

 Kích thước tiết diện

Kích thước tiết diện dầm khung ( xem chương 4 dầm)

Kích thước tiết diện cột khung (xem chương 5 cột ….)

Thay đổi kích thước tiết diện cột

Với nhà có nhiều tầng thì khi chọn kích thước tiết diện cột thường chọn cho tầng
sát mới mặt móng trước tiên. Càng lên cao lực dọc N trong cột giảm nên cần thay đổi
kích thước tiết diện cột và vật liệu hợp lý để tăng khả năng làm việc và hiệu quả kinh
tế cho công trình

Việc thay đổi kích thước tiết diện cột hợp lý về chịu lực tuy nhiên thi công khó
khăn hơn nên với nhà khung dưới 15 tầng chỉ nên thay đổi tiết diện cột không quá hai
lần

Cấu tạo về chiều dài và chiều rộng trong công trình

Kết cấu nhà khung dùng cho công trình có chiều cao nhỏ hơn 40m. Nhà khung tạo
nên không gian rộng nhưng độ cứng tổng thể không cao. Theo tiêu chuẩn nhà cao tầng
198-1998. Bảng 8.1 mô tả tỷ số giữa chiều cao và bề rộng cho công trình làm bằng kết
cấu khung và chiều cao tối đa cho phép với kết cấu này.

Bảng 8.1 Chiều cao giới hạn công trình

Hệ kết cấu khung Không Cấp động đất thiết kế


động đất VI VII VIII IX
Chiều cao tối đa (H) 60 60 55 45 25
Tỷ số giữa chiều cao và 5 5 5 4 2
bề rộng công trình (H/B)

Khi lựa chọn kích thước các cấu kiện của kết cấu khung ta lựa chọn theo các chỉ
dẫn về kích thước các cấu kiện cột, dầm, sàn như đã trình bày trong các chương trước.
Tuy nhiên, khi lựa lọn cần lưu ý đảm bảo theo các các yêu cầu sau đây:

- Độ cứng theo phương ngang mỗi tầng ≥ 70% của độ cứng tầng liền kề hoặc < 80%
giá trị trung bình của độ cứng của ba tầng liền kề liên tiếp hoặc nếu độ cứng tại 3 tầng
liên tục giảm dần thì độ cứng của tầng thứ 3 ≥ 50% độ cứng trước khi giảm.

• Nên chọn khung đối xứng


• Nên chọn khung có nhịp bằng nhau, hoặc nếu chênh lệch thì không quá 10-20%
chiều dài

115
• Nếu phải chọn các nhịp khác nhau → Nên chọn độ cứng giữa các nhịp tương
ứng với khẩu độ của chúng (tức độ cứng đơn vị như nhau)Nên chọn sao cho tải trọng
được truyền trực tiếp và ngắn nhất xuống móng
• Tránh sử dụng cột hẫng, và thông tầng. Nếu bắt buộc phải dùng cột hẫng phải
có giải pháp tăng cường như dùng dầm chuyển, tầng chuyển , .v.v.v…
• Hạn chế vươn conson có khẩu độ lớn
• Chọn độ cứng đơn vị các cấu kiện tương đương
• Nên chọn cột cứng hơn dầm, cần thiết kế để khớp dẻo xuất hiện trong dầm sàn
trước trong cột - vách. Ưu tiên cột khỏe dầm yếu

Hình 8.25 Các trường hợp khung không nên chọn

 Tải trọng tác dụng lên khung

Khi tính toán khung phẳng hay khung không gian đều cần xác định tải trọng tác
dụng vào khung. Thông thường tải trọng tác dụng vào khung gồm:

1) Tĩnh tải (tải trọng bản thân của kết cấu)


2) Hoạt tải sử dụng
3) Hoạt tải gió: gồm
- Thành phần tĩnh của tải trọng gió: tính cho tất cả các công trình
- Thành phần động của tải trọng gió: chỉ tính cho các công trình có chiều cao
H ≥ 40m
4) Tải trọng động đất: tùy công trình và gia tốc nền, địa điểm xây dựng công trình
(xem TCVN 9386-2012)

Tùy trường hợp tính theo khung phẳng hay khung không gian mà người ta tổ hợp
tải trọng tìm ra các nội lực nguy hiểm nhất trong dầm và trong cột. Sau đó tính toán
thiết kế và bố trí cốt thép cho các cấu kiện này được trình bày trong chương 4 và 5.

8.2.2.3 Kết cấu tường chịu lực (vách)

a) Khái niệm về kết cấu vách

116
Kết cấu chịu lực chính là tường phẳng thẳng đứng bằng bê tông cốt thép (vách).
Kết cấu sàn được kê lên các vách này và được coi là tuyệt đối cứng trong mặt phẳng
của chúng.
- Có thể bố trí tường dọc chịu lực, tường ngang chịu lực, tường ngang và tường dọc
cùng chịu lực (hệ tường chịu lực Hình 8.26)
- Khả năng chịu lực của vách cứng phụ thuộc rất lớn vào hình dạng tiết diện ngang
và vị trí bố trí bố trí chúng trên mặt bằng
- Các vách cứng thường bị giảm yếu do các lỗ cửa. Số lượng, kích thước, vị trí của
các lỗ cửa ảnh hưởng đến sự làm việc của vách cứng
- Kết cấu vách thi công nhanh, tạo không gian sử dụng lớn trong nhà và có độ cứng
tổng thể lớn nên kết cấu này thường được xây dựng cho các công trình cao trên 20
tầng

Shear walls (hệ tường chịu lực) Coupled shear wall


(hệ tường kép chịu lực)

Hình 8.26 Hệ kết cấu tường chịu lực

b) Cấu tạo kết cấu vách


 Hình dạng
Một số hình dạng vách thường gặp trong thực tế: chữ nhật, chữ C, chữ T, chữ L v.v..
(Hình 8.27)

117
Hình 8.27 Một số hình dạng vách

 Vách có kích thước tiết diện là txl, trong đó:


- Chiều dài tiết diện : l
5t

l   H tang

 2

- Theo TCXD 198-1997 thì bề rộng tiết diện (bề dày) t của vách chọn như sau:
150

t 1
 H tang
 20

Để thuận tiện thi công thường chọn t ≥ 200mm

-Từng vách nên có chiều cao chạy suốt từ móng đến mái và có độ cứng không
đổi trên toàn bộ chiều cao của nó.
 Cấu tạo cốt thép trong vách: Theo TCVN 198-1997,
- Thép trong vách phải đặt hai lưới thép, đường kính cốt thép dọc và thép ngang
được tính toán và phải thõa mãn ϕ ≥ 10mm, hai lớp thép này phải được liên kết
với nhau bằng các móc đai hình chữ s hoặc chữ c và ≥ 4 móc/1m2.
- Tuy nhiên khoảng cách giữa các cốt dọc ≤ 200mm
- Các đoạn đầu mút vách (l/10) bố trí thép dọc dày hơn đoạn giữa
- Tầng trên cùng thép dọc uốn thép neo mút vách (Hình 8.30)
- Với những vách có lỗ mở thì cần phải gia cường thêm thép ở khu vực biên của
vách và dầm lanh tô của vách (Hình 8.28, Hình 8.29)

118
Hình 8.28 Bố trí cốt thép trong vách có lỗ

Hình 8.29 Xử lí lỗ mở nhỏ ở vách

119
Hình 8.30 Lắp dựng cốt thép vách

8.2.2.4 Kết cấu lõi chịu lực


Lõi có dạng vỏ hộp rỗng tiết diện kín hoặc hở, nó nhận tất cả các tải trọng và tác
động lên công trình và truyền xuống móng. Trong công trình lõi thường được bố trí ở
vị trí thang máy hoặc thang bộ (Hình 8.31).

Hình 8.31 Kết cấu lõi chịu lực

Hình dạng, số lượng, kích thước và vị trí của lõi trên mặt bằng rất đa dạng. Nhà có
thể có một hoặc nhiều lõi. Lõi có thể nằm trong nhà, theo chu vi hoặc ngoài nhà
Cấu tạo tiết diện và cốt thép cho hệ lõi giống như hệ vách

8.2.2.5 Hệ hộp chịu lực


- Các bản sàn được gối vào các kết cấu chịu tải trọng nằm theo chu vi công trình
mà không cần gối vào các kết cấu khác bên trong.
- Các giải pháp kết cấu khác nhau cho các bức tường chịu lực bên ngoài của hệ vỏ
hộp

120
Hình 8.32 Hệ hộp chịu lực
- Lưới ô vuông (Hình 8.32a): Trên chu vi nhà các hàng cột biên ở các mặt phẳng
tường ngoài được bố trí với bước nhỏ hơn so với các hàng cột phía trong và được nối
với nhau bởi các dầm ngang đôi khi cả thanh chéo. Bản sàn được gối vào dầm ngang
này .
- Thanh chéo trong mặt phẳng lưới ô vuông tạo thành từ cột và dầm (Hình 8.32b)
- Thanh chéo tạo thành các lưới quả trám có hoặc không có dầm ngang (Hình
8.32c,d)
- Các thanh chéo làm tăng độ cứng ngang và độ cứng chống xoắn của công trình,
cũng như khắc phục tính dễ biến dạng của các dầm ngang
8.2.2.6. Kết cấu hỗn hợp
Kết cấu hỗn hợp được tạo thành từ sự kết hợp giữa các kết cấu chịu lực cơ bản trên.
a) Kết cấu khung – Vách (còn gọi là kết cấu khung –giằng)
Là kết cấu hỗn hợp gồm kết cấu khung kết hợp với vách. Loại kết cấu này gặp
rất nhiều trong các công trình nhà cửa. Nó phù hợp với hầu hết các giải pháp
kiến trúc của nhà nhiều tầng nhờ có khả năng chịu lực tốt và thuận tiện trong thi
công. (Hình 8.33)

121
Hình 8.33 Kết cấu khung vách

b) Kết cấu khung lõi

Hình 8.34 Kết cấu khung – lõi

c) Kết cấu khung-vách-lõi

122
Hình 8.35 Kết cấu khung-vách-lõi

d) Kết cấu có tầng cứng

Hình 8.36 Kết cấu có tầng cứng

123
Hình 8.37 Kết cấu có tầng cứng

e) Kết cấu có hệ thống giằng ngoài

Hình 8.38 Kết cấu có hệ thống giằng ngoài


f) Kết cấu có dầm chuyển

124
a) Brunswick Building b) Tòa Dolphin plaza Hà nội
Chicago, Illinois – Mỹ
Việt nam

Hình 8.39 Kết cấu có dầm chuyển

125

You might also like