You are on page 1of 13

Chương 7

KẾT CẤU BÊ TÔNG ỨNG SUẤT TRƯỚC

7.1 Khái niệm về kết cấu bê tông ứng suất trước


7.1.1. Thực chất của BTCT UST
Ý tưởng về ứng suất trước xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, khi người ta sử dụng đai
kim loại bó quanh thanh gỗ để chế tạo thùng rượu. Khi đai được kéo chặt, các thanh gỗ
bị ép chặt vào nhau và tạo ứng suất nén trước giữa chúng. Ứng suất nén này sẽ làm
triệt tiêu ứng suất kéo vòng tác dụng lên thành khi thùng chứa chất lỏng vì vậy mà
thùng rượu sẽ không bị nứt tách. Trước khi đưa vào sử dụng cả đai kim loại và các
thanh gỗ đều đã được UST (Hình 7.1).

Hình 7.1 Nguyên tắc ứng suất trước áp dụng cho việc chế tạo thùng rượu

BTCT UST được F. Freyssinet (kỹ sư người pháp) nghiên cứu thành công từ năm
1928 và nhanh chóng đưa vào sử dụng một cách hiệu quả cho các kết cấu nhịp lớn lĩnh
vực cầu đường, nhà dân dụng và các kết cấu chuyên dụng khác.
- Người ta kéo căng cốt thép rồi gắn chặt nó vào bê tông và neo. Nhờ có tính đàn
hồi cốt thép có xu hướng co lại tạo nên một lực nén trước trong bê tông.
- Lực nén trước trong bê tông gây ra ứng suất nén trước trong bê tông. Ứng suất
nén này sẽ triệt tiêu hay làm giảm ứng suất kéo do tải trọng gây ra
- Thực chất của BTCT UST là tạo lực nén trước trong bê tông để tạo ra các hiệu
ứng (mô men uốn, ứng suất, độ võng) ngược dấu với các hiệu ứng do tải trọng gây ra
(Hình 7.2)

82
Hình 7.2 Dầm bê tông cốt thép thường và bê tông cốt thép ứng suất trước

7.1.2 Ưu nhược điểm của kết cấu BTCT UST


a) Ưu điểm
- Có khả năng chịu tải trọng lớn hơn và vượt nhịp lớn hơn so với bê tông cốt thép
thường;
- Nhờ được nén lại từ trước nên bê tông có khả năng chống nứt cao. Bề rộng vết
nứt nhỏ hoặc không bị nứt khi chịu lực, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn từ
đó tăng cao tuổi thọ cho công trình;
- Tính toán đơn giản như tính toán với kết cấu bê tông cốt thép thường;
- Bề rộng vết nứt, độ võng trong cấu kiện nhỏ, thậm chí cấu kiện có thể được
thiết kế không nứt.
- Với những kết cấu lắp ghép, tăng được tốc độ thi công, giảm công tác bảo trì
- Cho hiệu quả kinh tế cao.
b) Nhược điểm
- Cường độ vật liệu dùng là cường độ cao hơn BTCT thường
- Cần có các thiết bị chuyên dụng: neo, đầu neo, máy kéo cáp ULT, v.v… nên yêu cầu
có kỹ thuật cao và giám sát kỹ thuật chặt chẽ trong lắp dựng
7.1.3 Ứng dụng của BTCT UST
BTCT UST được sử dụng cho những kết cấu vượt nhịp lớn, chịu tải trọng nặng để
giảm võng, nứt, trong các cấu kiện điển hình được thi công hàng loạt, cấu kiện đúc sẵn
hoặc thi công toàn khối trong nhiều lĩnh vực như:
 Nhà dân dụng và các công trình cao tầng:
 Trong các công trình ngầm: Nhà ga tàu điện ngầm, v….
 Bể chứa

83
 Cầu đường
 Lò phản ứng hạt nhân

a) Cầu bê tông cốt thép ứng suất trước

b) Sàn bê tông cốt thép ứng suất trước

c) Bể chứa bê tông cốt thép ứng suất trước

84
d) Cấu kiện BTCT UST đúc sẵn

Hình 7. 3 Ứng dụng bê tông cốt thép ứng suất trước

7.2 Các phương pháp gây UST


7.2.1 Phương pháp căng trước (hay còn gọi là phương pháp căng trên bệ)
Phương pháp căng trước là phương pháp mà cốt thép ứng lực trước được kéo trước
khi đổ bê tông.
Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau (Hình 7.4):
Bước 1: Đặt ván khuôn, cốt thép thường, cốt thép ứng lực trước, hệ thống neo, thiết bị
căng và bệ căng
Bước 2: Cốt thép ứng lực trước được kéo và được neo giữ vào các bệ hoặc tường chịu
lực
Bước 3: Đổ bê tông
Bước 4: Buông neo, được thực hiện sau khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế nhất định.
Lúc này lực co lại của cốt thép sẽ truyền vào bê tông và gây ra ứng suất nén trước.

85
Hình 7.4 Phương pháp căng trước

- Cốt thép ứng lực, sau khi bê tông đạt cường độ thiết kế nhất định thì buông cốt thép.
Lực co lại của cốt thép được truyền vào bê tông và gây ra ứng suất trước, sơ đồ như
hình 1
- Phương pháp này thường được áp dụng cho các cấu kiện trong nhà máy, sản xuất
hàng loạt mà không tốn thiết bị neo (Hình 7.5)
- Tuy nhiên để thực hiện theo phương pháp căng trước thì cần phải có bệ căng và bệ
căng sử dụng cho đến khi bê tông đông cứng đạt cường độ thiết kế và buông neo.

Hình 7.5 Sơ đồ sản xuất BTCT UST trong nhà máy

7.2.2 Phương pháp căng sau (hay còn gọi là phương pháp căng trên bê tông)
Phương pháp căng sau là phương pháp mà cốt thép ứng lực trước được kéo sau
khi bê tông đã đóng rắn và đạt cường độ thiết kế nhất định
Phương pháp này được thực hiện như sau (Hình 7.6):
Bước 1: Lắp đặt ván khuôn, đặt cốt thép thường, các ống gen để đặt cốt thép
ứng lực trước (có thể đặt sẵn cốt thép căng ngay từ đầu) và các chi tiết đặt sẵn
khác
Bước 2: Đổ bê tông

86
Bước 3: Nếu cốt thép ULT chưa được đặt vào ống gen thì tiến hành đặt cốt thép
và thiết bị neo. Sau khi bê tông đạt cường độ thiết kế tiến hành kéo căng cốt
thép ULT và neo chặt vào đầu cấu kiện bằng các thiết bị neo.
Bước 4: Bơm vữa vào ống gen để bảo vệ cốt thép ULT và tạo ra sự liên tục
giữa cốt thép căng và bê tông

Hình 7.6 Phương pháp căng sau


Phương pháp căng sau được sử dụng để chế tạo các cấu kiện mà yêu cầu cần phải
có lực nén bê tông tương đối lớn hoặc các cấu kiện được đổ bê tông tại chỗ
Một số hình ảnh BTCT UST căng sau:

Hình 7.7 Dầm và sàn BTCT UST căng sau


7.3 Chỉ dẫn về cấu tạo theo TCVN 5574-2012
7.3.1 Vật liệu
a) Bê tông ứng suất trước
87
Bê tông sử dụng trong kết cấu UST có cường độ cao hơn trong BTCT thường,
thường là bê tông nặng, việc lựa chọn cấp độ bền của bê tông phụ thuộc vào dạng, loại
đường kính cốt thép căng, và việc neo cốt thép căng. Việc chọn cấp độ bền này còn
phụ thuộc vào cường độ mà nó cần đạt được khi bắt đầu gây UST và các loại tải trọng
tác dụng lên cấu kiện. Thông thường với kết cấu nhịp lớn như dầm, sàn, v.v… nên sử
dụng bê tông có cấp độ bền không nhỏ hơn B30 (có thể tham khảo mục 5.1.1.6 trong
TCVN 5574:2012)
b) Cốt thép ứng suất trước
Theo TCXD 5574-2012, mục 5.7.1 quy định về các loại cốt thép được dùng trong bê
tông cốt thép ứng lực trước:
 Cốt thép thanh
- Cán nóng: tròn trơn nhóm A-I, có gờ nhóm A-II và AC-II, A-III, A-IV, A-V, A-
VI;
- Gia cường bằng nhiệt luyện và cơ nhiệt luyện: có gờ nhóm AT-IIIC, AT-IV,
AT-IVC, AT-IVK, AT-VCK, AT-VI, AT-VIK và AT-VII.
 Cốt thép dạng sợi:
- Thép sợi kéo nguội:
 Loại thường: có gờ nhóm Bp-I;
 Loại cường độ cao: tròn trơn B-II, có gờ nhóm Bp-II.
- Bó cáp(tao thép xoắn):
 Loại 7 sợi K-7 (bó cáp 7 sợi)
 loại 19 sợi K-19 (bó cáp 19 sợi)
Loại 7 sợi được dùng nhiều hơn

Hình 7.8 Cốt thép cường độ cao dùng trong kết cấu BTCT UST

88
c) Các thiết bị sử dụng trong BTCT UST
Ngoài vật liệu chính là bê tông và thép cường độ cao còn có những vật liệu và thiết bị
khác dùng trong BTCT UST như (Hình 7.9):
- Máy căng cáp ứng suất trước (a)
- Ống gen (b)
- Đầu neo (c )
- Nêm neo (d)
- Máy bơm vữa (e)
- Chân đỡ ống cáp (f)

a) Máy căng cáp ứng suất trước

b) Ống gen

89
c) Các loại đầu neo

90
d) Nêm neo

e) Máy bơm vữa f) Chân đỡ cáp UST


Hình 7.9 Vật liệu và thiết bị dùng trong bê tông cốt thép ứng suất trước

7.3.2 Hình dạng và kích thước tiết diện


Dầm bê tông ứng lực trước thường có tiết diện ngang chữ nhật, chữ T, chữ I và
dạng hộp.

91
Hình 7.10 Một số hình dạng của dầm ứng suất trước

Việc chọn sơ bộ kích thước tiết diện ngang cho dầm chịu uốn theo yêu cầu về độ võng
giới hạn có thể tham khảo như sau:
- Chiều cao tiết diện: h = (1/20÷1/30)L
- Chiều dày cánh trên: h’f = h/8÷h/6
- Bề rộng cánh trên: b’f ≥ 2h/5
- Chiều dày sườn: b ≥ 100mm,
thường lấy b = h/3 + 100mm
- Chiều rộng cánh dưới bf và chiều dày
cánh dưới hf chọn theo yêu cầu bố trí thép
ứng suất trước

7.3.3 Cấu tạo bê tông ứng suất trước


a) Quỹ đạo cốt thép căng
Trong kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước quỹ đạo cốt thép căng có ý nghĩa
quan trọng đến hiệu quả ứng suất trước. Quỹ đạo cáp thường được chọn theo dạng
biểu đồ mô men do tác dụng của tải trọng. Tùy thuộc vào đặc điểm của các cấu kiện và
kết cấu mà người ta tính toán và thiết kế quỹ đạo căng phù hợp.
Trong kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, ngoài cốt thép chịu lực chính là
cáp ứng lực trước thì người ta đặt thêm cốt thép thường làm cấu tạo và chịu một số
ứng suất phát sinh mà trong tính toán chưa được kể đến.
92
b) Lớp bê tông bảo vệ trong kết cấu BTCT UST
Theo mục 8.3 TCVN 5574-2012, lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép chịu lực cần
đảm bảo sự làm việc đồng thời của cốt thép và bê tông trong mọi giai đoạn làm việc
của kết cấu, cũng như bảo vệ cốt thép khỏi tác động của không khí, nhiệt độ và các tác
động tương tự.
Đối với cốt thép dọc chịu lực (không ứng lực trước, ứng lực trước, ứng lực
trước kéo trên bệ), chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần được lấy không nhỏ hơn đường
kính cốt thép hoặc dây cáp và không nhỏ hơn:
- Trong bản và tường có chiều dày:
 Từ 100 mm trở xuống: ......................10 mm (15 mm)
 Trên 100 mm:.....................................15 mm (20 mm)
- Trong dầm và dầm sườn có chiều cao:
 Nhỏ hơn 250 mm: ..............................15 mm (20 mm)
 Lớn hơn hoặc bằng 250 mm:...............20 mm (25 mm)
- Trong cột: ........................................................20 mm (25 mm)
- Trong dầm móng:................................................30 mm
- Trong móng:
 lắp ghép: ...................................................30 mm
 toàn khối khi có lớp bê tông lót:...............35 mm
 toàn khối khi không có lớp bê tông lót: 70 mm
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở đầu mút các cấu kiện ứng lực trước dọc theo
chiều dài đoạn truyền ứng suất cần được lấy không nhỏ hơn:
- Đối với thép thanh nhóm CIV, A-IV, A-IIIB: .........................................2 d
- Đối với thép thanh nhóm A-V, A-VI, AT-VII: ........................................3 d
- Đối với cốt thép dạng cáp:........................................................................2 d
(ở đây, d tính bằng milimét (mm)).
Ngoài ra, chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở vùng nói trên cần phải không nhỏ hơn
40 mm đối với tất cả các loại cốt thép thanh và không nhỏ hơn 30 mm đối với cốt thép
dạng cáp.
Trong các cấu kiện có cốt thép dọc ứng lực trước căng trên bê tông và nằm
trong các ống đặt thép, khoảng cách từ bề mặt cấu kiện đến bề mặt ống cần lấy không
nhỏ hơn 40 mm và không nhỏ hơn bề rộng ống đặt thép, ngoài ra, khoảng cách nói trên
đến mặt bên của cấu kiện không được nhỏ hơn 1/2 chiều cao của ống đặt thép.
Khi bố trí cốt thép căng trong rãnh hở hoặc ở bên ngoài tiết diện, chiều dày lớp
bê tông bảo vệ được tạo thành sau đó nhờ phương pháp phun vữa hoặc các phương
pháp khác phải lấy không nhỏ hơn 30 mm.
c) Khoảng cách tối thiểu của cốt thép trong kết cấu BTCT UST

93
Khoảng cách thông thủy giữa các thanh cốt thép dọc không căng hoặc cốt thép
căng được kéo trên bệ, cũng như khoảng cách giữa các thanh trong các khung thép hàn
kề nhau, được lấy không nhỏ hơn đường kính thanh cốt thép lớn nhất và không nhỏ
hơn các trị số quy định sau:
- Nếu khi đổ bê tông, các thanh cốt thép có vị trí nằm ngang hoặc xiên: phải
không nhỏ hơn: đối với cốt thép đặt dưới là 25 mm, đối với cốt thép đặt trên là 30 mm.
Khi cốt thép đặt dưới bố trí nhiều hơn hai lớp theo chiều cao thì khoảng cách giữa các
thanh theo phương ngang (ngoài các thanh ở hai lớp dưới cùng) cần phải không nhỏ
hơn 50 mm.
- Nếu khi đổ bê tông, các thanh cốt thép có vị trí thẳng đứng: không nhỏ hơn 50
mm. Khi kiểm soát một cách có hệ thống kích thước cốt liệu bê tông, khoảng cách này
có thể giảm đến 35 mm nhưng không được nhỏ hơn 1,5 lần kích thước lớn nhất của cốt
liệu thô.
-Trong điều kiện chật hẹp, cho phép bố trí các thanh cốt thép theo cặp (không
có khe hở giữa chúng).
- Trong các cấu kiện có cốt thép căng được căng trên bê tông (trừ các kết cấu
được đặt cốt thép liên tục), khoảng cách thông thủy giữa các ống đặt thép phải không
nhỏ hơn đường kính ống và trong mọi trường hợp không nhỏ hơn 50 mm.

94

You might also like