You are on page 1of 2

CHUẨN 1: Trình bày được cơ sở lý thuyết của các phương pháp quang phổ phân tử

1. Các vùng bức xạ điện từ và tương tác giữa chúng với vật chất.
2. Điều kiện để dung dịch tuân theo định luật Lambert Beer.
3. Hãy trình bày các đại lượng được dùng trong phân tích trắc quang và các yếu tố ảnh
hưởng đến các đại lượng đó.
4. Hãy phát biểu định luật Lambert Beer và nêu các nguyên nhân dẫn đến sự không tuân
theo định luật.
5. Hãy trình bày ngắn gọn các nguyên nhân dẫn đến sự không tuân theo định luật
Lambert Beer.
6. Hãy trình bày ảnh hưởng của pH đến sự không tuân theo định luật Lambert – Beer
của dung dịch và cách khắc phục.
7. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc ion cần định lượng không chuyển hoá hoàn
toàn tành hợp chất hấp thu ánh sáng. Đề xuất một số cách khắc phục trong từng trường
hợp cụ thể.
8. Hãy đề xuất cách khắc phục khi ion cần định lượng không chuyển hoàn toàn thành
hợp chất hấp thu ánh sáng khi xét ảnh hưởng của pH với thuốc thử là acid yếu.
9. Hãy đề xuất cách khắc phục khi ion cần định lượng không chuyển hoàn toàn thành
hợp chất hấp thu quang khi pha loãng.
10.Hãy trình bày ảnh hưởng của ion lạ đến sự không tuân theo định luật Lambert – Beer
của dung dịch và cách khắc phục.
11. Hãy đề xuất cách khắc phục khi ion cần định lượng không chuyển hoàn toàn thành
hợp chất hấp thu ánh sáng trong trường hợp ảnh hưởng của ion lạ.
12. Phân loại các phương pháp phân tích quang phổ.
13. Điểm đẳng quang là gì? Điểm đẳng quang xuất hiện trong trường hợp nào và cách
định lượng trong trường hợp này.
14. Hãy cho biết nguyên nhân vật chất có màu?
15. Các loại bước chuyển năng lượng của phân tử dưới tác dụng của bức xạ điện từ trong
vùng UV-VIS và vùng hấp thu đặc trưng của chúng. Ảnh hưởng của dung môi đến
các bước chuyển này.
16. Hãy trình bày định luật cộng tính trong phương pháp trắc quang. Trên cơ sở định luật
cộng tính hãy giải thích vì sao phải sử dụng dung dịch so sánh khi đo quang và thành
phần của nó.
CHUẨN 2: Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ UV
– VIS
1. Hãy trình bày:
- Nguyên lý hoạt động của máy UV-VIS;
- Cấu tạo và vai trò của các bộ phận trong máy quang phổ UV – Vis;
- Phân biệt các loại đèn sử dụng trong máy UV-VIS.
- Cấu tạo của các loại bộ đơn sắc thường gặp và ưu, nhược điểm của chúng;
- Hãy trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Phototube (ống quang) và
Photomultiplier tube (ống nhân quang). So sánh ưu nhược điểm của hai loại đầu dò này.
- Hãy trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Photodiode array.
2. Hãy:
- So sánh các loại thường dùng đối với nguồn trong máy UV-VIS
- So sánh các loại thường dùng đối với bộ đơn sắc trong máy UV-VIS
- So sánh các loại thường dùng đối với đầu dò trong máy UV-VIS
3. Cấu tạo của máy quang phổ một chùm tia và hai chùm tia. Trình bày ưu, nhược điểm
chúng.
CHUẨN 3: Thiết lập được công thức và tính toán được kết quả phân tích
BÀI TẬP về thiết lập công thức và tính toán kết quả phân tích khi sử dụng các kỹ thuật định
lượng: so sánh, đường chuẩn và thêm chuẩn

You might also like