You are on page 1of 2

QUẢN TRỊ MỤC TIÊU

I. KHÁI NIỆM
Quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và sau đó hướng hoạt động của
người lao động vào việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đã được thiết lập.

II. MỤC ĐÍCH


Quản trị theo mục tiêu sẽ đặt các mục tiêu cá nhân có thể đo lường được dựa trên các mục tiêu
của tổ chức. Nhà quản lý cần giám sát, quản lý để tất cả các mục tiêu riêng lẻ có thể phối hợp để
cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

III. ĐẶC ĐIỂM


- Các mục tiêu được đặt ra bằng văn bản hàng năm.
- Phần thưởng dành cho nhân viên cũng sẽ căn cứ theo mức độ hoàn thành mục tiêu.
- Thiết lập mục tiêu và đánh giá hiệu quả công việc.
- Mục tiêu được thiết lập cho tất cả các cấp của tổ chức.
- Chuyển từ mục tiêu chung của tổ chức thành các mục tiêu cá nhân để tăng mức độ cam
kết hoàn thành và hướng tới hiệu suất công việc, trách nhiệm công việc cao hơn.
- Có đánh giá định kỳ về hiệu suất, nhân viên được cung cấp thông tin hiệu suất thực tế so
với hiệu suất mục tiêu.

IV. QUY TRÌNH


- Thiết lập và xem xét mục tiêu của tổ chức
- Thiết lập mục tiêu của từng bộ phận và cá nhân
- Kiểm soát quá trình
- Đánh giá hiệu quả
- Ghi nhận kết quả, thành tích đạt được.

V. ƯU ĐIỂM
- Hiệu suất công việc được cải thiện
- Nhân viên hiểu được nhiệm vụ và có ý thức trách nhiệm hơn.
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực.
- Giúp nhân viên phát huy được năng lực của bản thân.
- Đánh giá chuẩn xác hiệu quả công việc.
- Tạo môi trường làm việc minh bạch.
- Cải thiện cơ cấu và dễ kiểm soát tổ chức hơn.

VI. NHƯỢC ĐIỂM


- Bắt buộc có sự hỗ trợ của cấp quản lí.
- Nhân viên sẽ cảm thấy áp lực
- Để triển khai rõ ràng cần chuẩn bị cả quá trình.
- Chỉ nhấn mạnh vào mục tiêu ngắn hạn.
- Hạn chế tinh thần làm việc, sáng tạo của nhân viên.
- Cần theo dõi, tương tác thường xuyên.
- Đòi hỏi sự chuyên nghiệp và đồng lòng.Cơ cấu hữu cơ: Mạng lưới đa dạng, quyền lực
được phân bố, hiệu quả với môi trường năng động, không ổn định.
_____________________________________
“Kinh tế sẽ phục hồi mạnh nếu dịch COVID-19 được kiểm soát tốt”
(Anh Minh) - Link
Triển vọng kinh tế Việt Nam dự báo kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, có thể lên tới
7,1% sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát và đẩy lùi nhờ vaccine:
- Nền kinh tế thế giới sẽ có sự mở cửa trở lại của Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, giúp hàn gắn
lại chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tăng mạnh trong năm 2021 do Chính phủ tiếp tục thúc
đẩy giải ngân vốn đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh áp lực lạm
phát thấp trong năm tới và vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi trong năm 2021.
- Lĩnh vực xây dựng sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn trong năm 2021 và các công ty tư
nhân dự kiến sẽ tham gia nhiều hơn vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đoạn phía
đông đường cao tốc Bắc Nam và sân bay quốc tế Long Thành.
- Áp lực lạm phát sẽ giảm nhẹ trong năm 2021 do giá thịt lợn hơi có thể tiếp tục giảm sau
khi quy mô đàn lợn trong nước đã phục hồi về mức trước dịch tả lợn châu Phi vào quý
III/2020 và vắc xin ASF dự kiến sẽ được sản xuất và bán ra thị trường từ quý III/2021.
- Ngân Hàng Nhà Nước sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2021 trong bối
cảnh áp lực lạm phát năm tới ở mức thấp. Mặc dù NHNN có thể sẽ không cắt giảm lãi
suất điều hành thêm nữa, nhưng NHNN cũng sẽ không nâng lãi suất lên trong năm 2021,
một động thái nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng cách duy trì chính sách tiền tệ nới
lỏng.
- Giá trị tiền USD sẽ tiếp tục suy yếu trong năm 2021 do Fed duy trì nới lỏng chính sách
tiền tệ để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, việc đồng Nhân dân tệ (RMB) tăng mạnh
trong các tháng gần đây sẽ làm giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc.
Tính đến ngày 30/11, đồng RMB đạt tăng trưởng 5,4% từ đầu năm so với đồng USD. Do
nhận thấy nhiều rủi ro tăng giá đối với đồng VND, có thể VND sẽ dao động trong biên độ
+/-0,5% so với đồng USD trong năm 2021.
(Chu Khánh Ngân - 2011657 - L01)

You might also like