You are on page 1of 2

3 lý do công chức không nên mặc quần jeans đi làm

-Mang tính chất thời trang và không cần thiết với cán bộ công chức
-Gây ra sự thiếu tôn trọng khi giao tiếp với người dân
-Dù quần jean cũng là trang phục lịch sự nhưng không phù hợp với tiêu chí nghiêm túc cũng
như môi trường làm việc
Phân tích
 Mang tính chất thời trang:
Những chiếc quần jeans được may từ vải bạt, dày và thô, vốn chỉ để làm buồm hoặc lều
ngủ. Ban đầu những chiếc quần này được làm ra với mục đích thay thế cho những chiếc quần
của những người đàn ông đến Califonia để đào vàng. Vì công việc của họ liên quan đến lao
động tay chân nặng nhọc và cọ sát thân thể nên không thể tránh được việc hư hại đến quần áo
nên họ cần một chiếc quần lao động đơn giản, nhưng chắc chắn, phù hợp với hoạt động luôn
phải di chuyển, cọ xát với hầm mỏ, vách đá,…

Dần về sau những chiếc quần này được quảng bá rộng rãi bởi Sự lăng xê nhiệt tình của
các anh chàng cao bồi trong các bộ phim Hollywood. Và cả những lính Mỹ ở khắp nơi trên
thế giới thường xuyên mặc quần jean khi không làm nhiệm vụ. Từ đó, quần jean trở nên phổ
biến trên khắp thế giới.

Từ năm 1960, hàng loạt mẫu jean mới được cập nhật để phù hợp với thị hiếu thời bấy
giờ như jean thêu, jean vẩy sơn, jean thổ cẩm, … Nhờ sự thịnh hành đó, quần jean nữ bắt đầu
được chú ý đến nhiều hơn. Chúng được thiết kế ôm sát, tiện dụng và linh hoạt, vừa tạo sự
thoải mái trong các hoạt động hằng ngày. Lại vừa tôn được vóc dáng nổi bật, quyến rũ của
người phụ nữ. Mặc dù xuất hiện sau quần jean nam nhưng quần jean nữ lại có những bước
phát triển vượt bậc và đa dạng hơn nhiều

Cho đến thập niên 80 là thời điểm đỉnh cao của ngành công nghiệp quần jean. Các nhà
thiết kế thời trang bắt đầu cho ra đời những bộ sưu tập quần jean đình đám cho cả nam và nữ.
Cho đến tận những năm 90, thời trang quần jean mới bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm
lại. Và dần dần, chúng trở thành món đồ basic không thể thiếu trong tủ đồ của mỗi người.

Nguồn: https://www.coolmate.me/post/quan-jean-nam-lich-su-hinh-thanh

 Mang đậm tính thời trang.

 Không phù hợp với tiêu chí và môi trường nghiêm túc:
Quần jeans, còn gọi là quần bò, là trang phục chủ yếu của những chàng cao bồi chăn bò ở
miền viễn Tây nước Mỹ. Họ cưỡi ngựa như xiếc, bắn súng siêu chuẩn, sẵn sàng đánh nhau và
sống theo bản năng. Những người khoái quần jeans, có biết đó là biểu tượng phong trào hippy
của giới trẻ nước Mỹ vào những năm 1960? Họ phản kháng cuộc đời bế tắc, chủ trương sống
buông thả, ăn chơi sa đọa, bất cần tương lai. Khuyến khích quần jeans là vô tình cỗ vũ cho
cách sống trái với những chuẩn mực đạo đức của Việt Nam, có thể gây xáo trộn xã hội.
Trang phục công sở phải kín đáo, lịch sự thì mới thể hiện sự tôn trọng khi tiếp khách, tiếp dân
và văn hóa của từng công ty. Là công bộc của dân thì trang phục không thể se sua, tùy tiện,
thoải mái như ở nhà mình, mặc sao cũng được.
Nguồn: https://thanhnien.vn/cam-quan-jeans-la-phai-post694561.html
 Không nghiêm túc.
 Gây ra sự thiếu tôn trọng khi giao tiếp với người dân:

Theo nội dung Quy tắc ứng xử của Bộ Nội vụ, khi làm việc tại công sở và trong thời gian
thực thi nhiệm vụ, cán bộ Bộ Nội vụ phải mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng,
đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của
ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc: Quần, áo kín đáo, váy dài quá đầu gối, không xẻ tà
quá cao, không được mặc quần bò, áo phông không có ve cổ.
Vì vậy khi tiếp khách, tiếp dân các công chức nhà nước cần phải thật nghiêm túc và tôn trọng
từ lời lẽ giao tiếp cho đến trang phục. Bởi từng có câu nói “ chiếc áo không làm nên thầy tu”
vậy nếu như không có chiếc áo thì người ta có nhận ra đó là một thầy tu hay không ?
Nguồn: https://vtv.vn/chinh-tri/quy-tac-ung-xu-cua-bo-noi-vu-trang-phuc-cong-so-lich-su-
thuc-hien-4-xin-4-luon-20210624171809732.htm
 Thiếu tôn trọng.

You might also like