You are on page 1of 2

Trọng nam khinh nữ là một việc đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội, từ phương

đông đến phương tây, điều đấy đã thấm vào máu của một số gia đình và họ coi nó
như điều dĩ nhiên, thật ra hầu như mọi người đều có suy nghĩ như vậy. Nói về mọi
mặt, mọi quyền và bộ mặt của đất nước, họ đều áp đặt tất cả lên người phụ nữ.
VD như so với người đàn ông không mặc áo và người phụ nữ hở lưng thì người ta
sẽ chỉ nhận định người phụ nữ không mang hình ảnh đẹp, không thuần phong mĩ
tục gì cả, còn với ng đàn ông họ chỉ thấy điều đấy thật bình thường và không có gì
cả, tất cả hầu như chắc chắn sẽ nhắm vào ng phụ nữ. Tiếp theo, đến việc được đối
xử trong những nhà đầy những thành kiến cổ hủ luôn cho rằng chỉ có con trai mới
làm nên đại nghiệp còn con gái thì không. Hay khi ng phụ nữ đi lấy chồng, họ hầu
như đều về nhà chồng ở hoặc đi ở riêng chứ rất ít khi ở nhà vợ, thường họ sẽ phải
ở nhà làm nội trợ vì người chồng hay gia đình chồng nghĩ đấy là công việc của một
ng phụ nữ phải làm sau khi lấy chồng, từ đó có thể khiến ng vợ ko đc đi làm chỉ đc
ở nhà làm nội trợ.... Không những vậy Công việc ở trên thế giới vào nửa đầu thế kỉ
19 thường các giai cấp tư sản họ sẽ tuyển những người đàn bà, phụ nữ và trẻ em.
Không phải vì do họ đã biết trân trọng những con người chân yếu tay mềm là bởi
vì họ suy nghĩ đến những cuộc bạo loạn, đấu tranh sẽ dễ dàng đàn áp được các
con người tội nghiệp này. Đàn bà họ được nhận nhiều cũng phải làm những việc
đàn ông thường làm nhưng lại nhận mức lương thấp hơn, hơn thế, điều kiên ăn ở
rất tồi tàn. Hiện nay, Việc bình đẳng giới trong công việc ngày càng được chú
trọng và có sự cải thiện đáng kể. Dù thế, so với nam giới, phụ nữ vẫn luôn phải đối
mặt với nhiều thách thức ngay từ khi tìm việc đến lúc tiếp quản công việc. So với
những thập niên trước, nhu cầu tuyển dụng phụ nữ vào nhiều vị trí công việc hiện
nay đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Không chỉ những ngành thuộc lĩnh vực văn phòng
mà ngay cả những công việc trong quân đội, cơ khí, lập trình… vốn chỉ ưu ái cho
phái nam, giờ đây cũng đã dành cơ hội cạnh tranh cả cho nữ giới.Một số người sẽ
bảo điều đó xưa rồi, giờ làm gì có nữa nhưng sau đây toi sẽ đưa vài bằng chứng
cho các bạn. Vài tháng trước có một clip khá hot về 1 người phụ nữ mặc áo hở
lưng được đăng lên mạng với câu hỏi người yêu của chị này đâu mà lại cho ăn
mặc như thế ra đường. Sau đó đài truyền hình VTV VN còn nhại lại chị đó để làm
trò đùa. Thật ra, có cả một thuật ngữ khoa học xã hội nói về hiện tượng này là
Slut-shaming. Thì Slut-shaming là việc căn cứ vào các đặc điểm bên ngoài hay tính
chất của họ như cách ăn mặc, đời sống tình dục,... mà người ta đánh giá, so sánh
họ với thói lăng nhăng, trăng hoa, nghề mại dâm hay phê phán, chỉ trích họ... Nếu
các bạn vẫn chưa hiểu thì ví dụ chị A đi làm về khuya sẽ bị đồn là không đàng
hoàng hay cô B mỗi ngày một anh chở thì bị nói là làm nghề mại dâm. Việc nguy
hiểm hơn là điều này được bình thường hoá tại VN và dựa theo một căn cứ khoa
học thì nó có thể dẫn tới Victim-blaming. Thì nó có nghĩa là đỗ lỗi cho nạn nhân về
cách ăn mặc, giờ giấc... khi họ bị quấy rối, xâm hại... . Lấy ví dụ Các bạn có để ý là
các trang phục của phụ nữ phương Tây thường rất phức tạp, rườm rà và che phủ
toàn bộ cơ thể nhưng đồng thời khiêu khích trí tưởng tượng hay ham muốn của
đàn ông như váy phồng, áo chẽn ngực... phương Đông thì lại có gót sen và La Mã
thì có Stola. Khi người phụ nữ mặc các trang phục như thế thì nó sẽ gây những
vấn đề về sức khỏe, giới hạn hoạt động lao động người phụ nữ có thể làm, thậm
chí đo còn là biểu tượng áp chế phái nữ. Từ đó thì sẽ giới hạn đóng góp của họ về
nền kinh tế, vị trí xã hội và khi những người phụ nữ ở thời đó không muốn mặc
những trang phục hạn chế quyền của mình như thế này thì sẽ bị Slut-shaming. Nói
riêng trong lịch sử VN, thì trang phụ của phụ nữ rất thoải mái, mỏng và giống với
đàn ông, có thể kể đến như áo yếm, ở miền Bắc thì phụ nữ đôi khi mặc nó ở nhà
hoặc có thể trong làng luôn. Việc slut-shaming hiện nay có thể là hậu quả khi bị đô
hộ và toàn cầu hóa.

You might also like