You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC -
LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.

Giảng viên : Đỗ Kiên Trung

Mã lớp học phần: 21C1PHI51002330

Sinh viên : Nguyễn Thị Thương

Khóa – Lớp : K47- DV003

MSSV : 31211028171
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy- TS.Đỗ Kiên
Trung, giảng viên môn Triết học Mác-Lênin của lớp DV003 đã dìu dắt và hướng
dẫn em tận tình trong những ngày đầu tiếp xúc và làm quen với môi trường Đại
học. Cảm ơn trường Đại học UEH đã cho em cơ hội được học tập và phát triển bởi
một giảng viên vô cùng tâm huyết và yêu nghề như thầy. Trong suốt chín buổi học,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ thầy, có cho mình nhiều năng
lượng tích cực và nguồn cảm hứng qua từng bài giảng, từng câu chuyện đầy màu
sắc mà thầy chia sẻ. Thông qua cách truyền đạt vô cùng gần gũi ấy, ngoài việc
được cung cấp đầy đủ các kiến thức, lý luận về bộ môn Triết học, em còn được rèn
luyện các kỹ năng sống thông qua bài tập thuyết trình nhóm, có trong mình các
kinh nghiệm quý báu về các ứng xử, cách nhìn đa chiều trong cuộc sống để chuẩn
bị cho con đường vào nghề mai sau. Từ những tri thức và kinh nghiệm thực tế mà
thầy truyền đạt, em dần có cho mình nhiều câu trả lời sáng tỏ theo quan niệm Triết
học Mác Lênin. Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày phần trả lời cho câu
hỏi “Phân tích quan điểm của Triết học Mác Lênin về con người và bản chất ý thức
con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên” gửi đến thầy. Có lẽ
kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của mỗi con người là hữu hạn, vẫn
luôn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Do đó, trong quá trình làm bài tiểu luận sẽ không
tránh khỏi vài sai xót, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy để có thể hoàn thiện
bản thân tốt hơn trong tương lai.
Lời cuối, kính chúc thầy luôn khỏe mạnh và gặt hái nhiều thành công trên
con đường giảng dạy, dìu dắt các thế hệ sinh viên đầy thành công.
LỜI MỞ ĐẦU
Con người luôn là một trong những đề tài nghiên cứu của rất nhiều ngành
khoa học khác nhau và đối với triết học cũng vậy, đây là đối tượng đặc biệt quan
tâm bởi nó mang ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trong trong sự phát triển xã hội.
Mỗi thời đại, mỗi nhà triết học sẽ có cho mình những quan điểm, ý nghĩ khác nhau
về con người, đó là những gam màu hoàn toàn riêng biệt, ghi đậm dấu ấn cá nhân
của các triết gia, thể hiện rõ nét về lập trường cũng như bối cảnh văn hóa, chính trị,
lịch sử xã hội. Khi khả năng con người tìm hiểu bí mật của giới tự nhiên càng tăng
lên bao nhiêu thì những vấn đề liên quan đến con người càng được đặt ra nhiều và
càng sâu sắc bấy nhiêu, triết học bao giờ cũng nhìn con người trong tính chỉnh thể
của nó. Truy tìm bản chất, vạch ra vị trí và vai trò của con người qua các hoạt động
và quan hệ của nó trong cuộc sống. Nếu như Thánh Thomas Aquinas nói về con
người như là một hữu thể tồn tại trong một thế giới riêng và cứu cánh cuối cùng
của con người là Thiên Chúa. Decaster thì quan niệm rằng con người là sản phẩm
của tư duy “Tôi suy tư, tôi hiện hữu”, thu hẹp con người lại trong thế giới của “óc
não”. Quan điểm của Hegel phát triển theo hướng chủ nghĩa duy tâm, mang tính
siêu tự nhiên, phi thể xác. Thì đến triết học Marx -Lenin cho rằng con người là một
thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa hai
phương diện tự nhiên và xã hội. Đây cũng chính là quan điểm về con người và bản
chất của con người mới biểu hiện một cách toàn diện, đầy đủ và hoàn toàn phát
triển theo chủ nghĩa duy vật. Từ đó đã giải quyết những nội dung liên quan đến con
người như bản chất con người là gì? Vị trí, vai trò của con người đối với thế giới
như thế nào? Có thể nói, quan niệm của Mác- Lênin đã mở ra một cánh cửa mới về
sự tồn tại của con người trong đời sống xã hội.
Phụ lục
1. Quan điểm của Triết học Mác Lênin về con người và bản chất ý thức con người
1

1.1 Con người là thực thể sinh học- xã hội 1

1.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ
xã hội 2

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm 4

2.1 Ý nghĩa lý luận 4

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

2.2.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường vận dụng trong đấu tranh và giải
phóng dân tộc 4

2.2.2 Sự vận dụng của Đảng về vấn đề con người 5


1. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LEENIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN
CHẤT Ý THỨC CON NGƯỜI
1.1 Con người là thực thể sinh học –xã hội
Khi dựa trên những thành tựu khoa học, triết học Mác – Lênin coi con người
là một thực thể sinh học; tức là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, kết quả
của quá trình vật chất từ vô sinh đến hữu sinh, từ thực vật đến động vật, từ động vật
bậc thấp đến động vật bậc cao, rồi đến “động vật có lý tính”. Cũng như tất cả
những thực thể sinh học khác, con người “với tất cả xương thịt, máu mủ… đều
thuộc về giới tự nhiên”, và mãi mãi phải sống dựa vào giới tự nhiên. Giới tự nhiên
được coi là “thân thể vô cơ của con người”, con người là một bộ phận của giới tự
nhiên. Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những
cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó với
tự nhiên. Những thuộc tính, đặc điểm sinh học, quá trình tâm - sinh lý, các giai
đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người.
Song, đặc trưng qui định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là
mặt xã hội. Ăngghen đã chỉ ra rằng, bước chuyển biến từ vượn thành người là nhờ
quá trình lao động. Lao động đã tạo ra con người với tư cách là một sản phẩm của
xã hội - một sản phẩm do quá trình tiến hoá của giới tự nhiên nhưng đối lập với
giới tự nhiên bởi những hành động của nó là cải biến giới tự nhiên. Thông qua hoạt
động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên.
“Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ
giới tự nhiên. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của
con người.
Là một thực thể sinh học – xã hội, con người chịu sự chi phối của các qui
luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các qui luật sinh học (như qui
luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, qui luật về sự trao đổi chất, về di truyền,

1
biến dị, tiến hoá, tình dục…) qui định phương diện sinh học của con người. Hệ
thống các

2
qui luật tâm lý – ý thức, được hình thành trên nền tảng sinh học của con người, chi
phối quá trình hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy
luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người. Trong đời sống hiện thực
của mỗi con người, hệ thống qui luật trên không tách rời nhau mà hoà quyện vào
nhau, thể hiện tác động của chúng trong toàn bộ cuộc sống của con người. Điều đó
cho thấy trong mỗi con người, quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như
nhu cầu sinh học (như ăn, mặc, ở) và nhu cầu xã hội (nhu cầu tái sản xuất xã hội,
nhu cầu tình cảm, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các
giá trị tinh thần)…đều có sự thống nhất với nhau. Trong đó, mặt sinh học là cơ sở
tất yếu tự nhiên của con người và phải được “nhân hoá” để mang giá trị văn minh,
còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật và nhu cầu
xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất
với nhau để tạo thành con người với tính cách là một thực thể sinh học – xã hội.
1.2 “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã
hội”
Là thực thể sinh học – xã hội, con người khác xa những thực thể sinh học
đơn thuần ở chỗ con người có một lượng rất lớn các quan hệ xã hội với những cấu
trúc cực kỳ phức tạp. Con người đã vượt lên loài vật trên cả 3 phương diện: quan
hệ với tự nhiên, quan hệ với cộng đồng (xã hội) và quan hệ với chính bản thân
mình. Trong đó, quan hệ giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả
các quan hệ khác. Cho nên, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã
cho rằng: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá
nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà
những quan hệ xã hội “.
Luận đề của Mác chỉ rõ mặt xã hội trong bản chất con người. Đó cũng là sự
bổ khuyết và phát triển quan điểm triết học về con người của Phoiơbắc – quan điểm

3
xem con người với tư cách là sinh vật trực quan và phủ nhận hoạt động thực tiễn
của con người với tư cách là hoạt động vật chất, cảm tính.
Luận điểm trên của Mác còn phủ nhận sự tồn tại con người trừu tượng, tức
con người thoát ly mọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử xã hội; đồng thời khẳng định sự
tồn tại con người cụ thể, tức là con người luôn sống trong một điều kiện lịch sử cụ
thể, trong một thời đại xác định và thuộc một giai - tầng nhất định. Và trong điều
kiện lịch sử đó, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và
phát triển cả thể lực lẫn tư duy, trí tuệ của mình. Điều đó có nghĩa:
Một là, tất cả các quan hệ xã hội (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại;
quan hệ chính trị, kinh tế, đạo đức, tôn giáo; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…)
đều góp phần hình thành bản chất của con người; có ý nghĩa quyết định nhất là các
quan hệ kinh tế mà trước hết là các quan hệ sản xuất cả gián tiếp và trực tiếp.
Hai là, các quan hệ xã hội trong quá khứ cũng góp phần quyết định bản chất
con người đang sống, bởi vì trong tiến trình lịch sử của mình, con người dù muốn
hay không cũng phải kế thừa di sản của những thế hệ trước đó.
Ba là, bản chất con người không phải là cái ổn định, hoàn chỉnh, bất biến sau
khi xuất hiện, mà nó là một quá trình luôn biến đổi theo sự biến đổi của các quan
hệ xã hội mà con người gia nhập vào.
Tuy nhiên, cần chú ý 2 điểm: 
+ Khi khẳng định bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội,
Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, sinh học trong việc xác định bản chất con
người mà chỉ muốn nhấn mạnh sự khác nhau về bản chất giữa con người và động
vật, nhấn mạnh sự thiếu sót trong các quan niệm triết học về con người của các nhà
triết học trước đó là không thấy được mặt bản chất xã hội của con người. 
+ Cái bản chất không phải là cái duy nhất mà chỉ là cái chung nhất, sâu sắc
nhất. Không thể tách rời cái sinh học trong con người, mà cần phải thấy được các
3
biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu
cầu và lợi ích trong cộng đồng xã hội.
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.
2.1 Ý nghĩa lý luận
- Để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ
đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính
quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế
– xã hội của nó.
- Động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội chính là năng lực
sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con
người.
- Sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử
của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế – xã hội.
Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể thấy: Một trong những giá trị căn bản
nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các
quan hệ kinh tế – xã hội áp bức và bóc lột ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của
quần chúng nhân dân – những chủ thể sáng tạo đích thực ra lịch sử tiến bộ của nhân
loại, thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương thức xây dựng
mối quan hệ kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhằm xác lập
và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho
tự do và sáng tạo của người khác.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
2.2.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường vận dụng trong đấu tranh giải phóng.
Lý luận về con người của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng
lý luận cho việc phát huy vai trò của con người trong cách mạng đã được Bác Hồ
vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người phù hợp với điều kiện lịch sử
xã hội Việt Nam. Ngay từ đầu, Người quan niệm rằng "Chữ người, nghĩa hẹp là gia
3
đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả
loài người". Con người không phải là những cá thể biệt lập. Từ đó phát huy nhân tố
con người trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc với “Dân là vốn quý nhất, có dân
là có tất cả”, “dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
Theo đó, nhân tố con người là nguồn lực quan trọng nhất, nguồn lực của mọi nguồn
lực. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng đời
sống mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội đều bắt đầu từ con người, từ việc phát huy nhân
tố con người. Ngoài ra, tư tưởng của Người về con người còn bao hàm các nội
dung về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, tư
tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, tư tưởng về
phát triển con người toàn diện.
2.2.2 Sự vận dụng của Đảng ta về vấn đề con người.
Đảng ta luôn nâng cao tinh thần “Phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân,
hướng sự sáng tạo đó vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới” và chăm lo bồi dưỡng,
phát huy nhân tố con người; phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của con người để
vừa tập trung cao cho phát triển kinh tế, vừa tăng cường quốc phòng, an ninh, “xây
dựng con người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Khẳng định chủ trương gắn việc
xây dựng văn hóa, con người với xây dựng và phát triển đất nước với các chính
sách, đường lối phát triển như:
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân
-  Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo - tiền đề phát huy tốt nhân tố con người
để tạo động lực cho sự phát triển đất nước vì muốn phát triển xã hội phải chăm lo
phát triển nhân tố con người cả về thể chất, tinh thần và giáo dục.

3
- Quan tâm thực hiện tốt chính sách xã hội để tạo điều kiện phát huy nhân tố con
người và luôn gắn chặt, phụ thuộc rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế, bản chất
chính trị - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc.
Giáo trình Triết học bậc đại học
Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản Kinh tế
HCM (2020)
Lý luận của triết học Mác - Lênin về con người và sự vận dụng của Đảng ta trong
giai đoạn hiện nay. (saodo.edu.vn)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện
nay (bqllang.gov.vn)
Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong
công cuộc đổi mới đất nước | Nghiên cứu | Tạp chí mặt trận Online
(tapchimattran.vn)
Báo Mặt trận Tổ quốc

You might also like