You are on page 1of 10

SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động

làm quen Văn học tại lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3

I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 3-4
TUỒI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN
HỌC”
1. Lí do chọn đề tài
Phát triển ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người nó là một nhân tố
quan trọng trong sự phát triển nhân cách, không có ngôn ngữ con người không thể giao tiếp
được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là trẻ em. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả
các hoạt động từ làm quen môi trường xung quanh, đến giáo dục âm nhạc, hình thành biểu
tượng toán sơ đẳng, hoạt động tạo hình... nhưng nổi bật hơn cả chính là cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học. Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ thông qua làm quen văn học cho trẻ
trong trường mầm non là một nhiệm vụ quan trọng.
Thông qua hoạt động văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn và
được các trường mẫu giáo chú ý cùng với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới chỉ là giai
đoạn đầu nên vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3
tuổi sẽ giúp trẻ đễ dàng tiếp cận với các với các môn học khác, đặc biệt là thông qua bộ môn
văn học, giúp trẻ khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung
quanh trẻ, phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu phát triển toàn diện
nhân cách cho trẻ mầm non.
Vì vậy, tôi đã mạnh dạng chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát
triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen Văn học tại lớp Mầm 2, trường Mầm
Non 3” nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi qua việc tổ chức cho trẻ chơi ,
qua tranh ảnh...giúp trẻ diễn đạt lưu loát rõ ràng, đúng câu, đủ câu, góp phần phát triển nhân
cách trẻ.
2. Mô tả nội dung
Do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường vui chơi, học tập và
sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất nhiều bỡ ngỡ và
mới lạ. Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ
giao tiếp với những người xung quanh đây là giai đoạn trẻ đang học bắt chước người lớn,
chính thời điểm này uốn nắn trẻ cách phát âm rõ ràng thông qua môn làm quen văn học (loại
truyện kể) ở trường mầm chủ yếu được thực hiện qua giờ hoạt động chung theo trình tự: trò
chuyện dẫn dắt vào câu chuyện; giáo viên kể diễn cảm; cùng trẻ đàm thoại về nội dung, tính
cách của nhân vật; thảo luận nhóm, đặt tên câu chuyện. Đây là thể loại mà giáo viên thường
xuyên lựa chọn nhất Tuy nhiên, như thế sẽ không phát huy hết khả năng phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mà môn làm quen văn học mang lại. Bởi vì, ngoài hoạt động nêu trên, còn một số
thể loại khác nhưng ít được chú ý hơn như: làm quen văn học qua việc cho trẻ kể chuyện
sáng tạo, làm quen văn học qua góc thư viện, làm quen văn học qua hình thức đóng kịch…
đây cũng là những hình thức góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Từ đó làm xuất hiện khả năng tìm lời giải đáp hoặc trẻ sẽ tự ti không muốn tham gia
vào các hoạt động của lớp. Đó là động lực giúp tôi nghiên cứu, tổ chức thực hiện các giải
pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen văn học tại lớp mình phụ trách.
2.1 Khảo sát

GV: Nguyễn Thị Mỹ An - Trường Mầm non 3 1/10


SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động

làm quen Văn học tại lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3

Việc rèn và hướng dẫn giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua làm quen Văn
Học là rất quan trọng. Những ngày đầu trẻ đến trường, đến lớp còn rụt rè, một số trẻ nói,
phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn. Một phần do phụ huynh vì bận việc hoặc
vì một lý do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện hoặc nghe trẻ nói. Một số khác lại
được cha mẹ đáp ứng quá đầy đủ các nhu cầu mà trẻ không cần phải dùng lời để yêu cầu
hoặc xin phép...Tôi đã theo dõi, khảo sát và ghi nhận thực tế trên trẻ như sau:

STT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỉ lệ

1 Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc 25/30 83.3%

Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú trong


2 15/30 50%
giao tiếp.

Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong kể


3 10/30 33.3%
chuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ.

4 Trẻ biết đọc thơ diễn cảm. 15/30 50%

5 Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của giáo viên. 15/30 16.6%

2.2 Nguyên nhân thực trạng


Nắm được đặc điểm tình hình của trường, của lớp tôi đang giảng dạy cũng như đặc
điểm cá nhân của từng trẻ. Bản thân tôi nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn như
sau:
Thuận lợi:
- Luôn được sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của các cấp
Lãnh đạo cùng BGH nhà trường.
- Cơ sở vật chất trường lớp khang trang; thiết bị đồ dùng, đồ chơi được bổ sung thường
xuyên và tương đối đầy đủ.
- Được sự tín nhiệm, quan tâm ủng hộ, phối hợp và hỗ trợ nhiệt tình của quý phụ
huynh về nguyên vật liệu mở để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
- Đa số thích tham gia vào các hoạt động nghe cô kể vả thích được mô phỏng tính các
của nhân vật.
- Trẻ được tham dự nhiều hoạt động vui chơi, lễ hội của lớp, của trường,…từ đó trẻ
hứng thú trả lời, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động.
Khó khăn:
- Qua quá trình giảng dạy ở lớp 3 - 4 tuổi tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ chưa
đồng đều. Khi giao tiếp, trẻ chưa thể hiện được đúng ngữ điệu, cử chỉ của lời nói, phát âm
còn ngọng, dùng từ chưa chính xác, diễn đạt chưa lôgic, câu từ chưa lưu loát, trẻ hay nói
lắp.

GV: Nguyễn Thị Mỹ An - Trường Mầm non 3 2/10


SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động

làm quen Văn học tại lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3

- Ở gia đình, bố mẹ đôi khi còn bận nhiều công việc, vẫn chưa chú trọng đến việc phát
triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ còn hay nói trống không, nói câu cụt, chưa thể hiện rõ ý hiểu của
mình.
- Đa số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ, mới đến lớp lần đầu nên khả năng trả lời tròn câu trẻ
chưa đồng đều.
- Phụ huynh chưa dành nhiều thời gian để phối hợp với giáo viên rèn kỹ năng diễn đạt
cho trẻ cũng bị hạn chế.
2.3 Đề ra giải pháp
Trước những thuận lợi và khó khăn trên tôi đề ra một số giải pháp để thực hiện việc tổ
chức các nội dung, phương pháp giúp trẻ phát triển như sau:
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cung cấp cho trẻ những kiến thức, trí thức về thế giới
xung quanh trẻ.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Mở rộng hiểu biết và tích lũy vốn kinh  nghiệm
cá nhân.
- Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học.
- Tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2.4 Những nội dung cần đạt
- Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng mạch lạc đạt 100% .
- Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú trong giao tiếp đạt 83%.
- Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong kể chuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí
nhớ đạt 86%.
- Trẻ biết đọc thơ diễn cảm đạt 66.6%.
- Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của giáo viên đạt 66.6%.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN “SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM”
1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cung cấp cho trẻ những kiến thức, trí thức về
thế giới xung quanh trẻ.
Bản thân tôi là giáo viên mầm non phải không ngừng học tập, trao dồi nâng cao trình
độ, để tìm gia những phương pháp dạy học tích cực nhất, thu hút trẻ tập trung vào bài học,
và mang lại kết quả nhận thức cao nhất cho trẻ.
Tôi thường xuyên tham gia chơi cùng trẻ trong lớp. Đây là cơ hội cho tôi và trẻ được
trò chuyện với nhau phát triển khả năng giao tiếp của trẻ, suy nghĩ cảm giác thành lời khi
chơi với đồ vật.
Cụ thể: Tôi cho trẻ chơi ru em, mỗi nhóm ngồi 3 - 5 trẻ, mỗi trẻ ôm một con búp bê, tôi
nói trẻ: Ru em à ơi và lắc lư người, từ đó cũng làm cho trẻ gia tăng trí tưởng tượng và nâng
cao khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
Dùng thủ thuật câu đố, thủ thuật để gợi mở cho trẻ, để trẻ hướng vào bài sắp học.

GV: Nguyễn Thị Mỹ An - Trường Mầm non 3 3/10


SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động

làm quen Văn học tại lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3

Cụ thể: Trong câu truyện: Ba chú lợn con tôi cho trẻ chơi trè chơi: ‘Kéo cưa lừa xẻ’ để
gây hứng thú cho trẻ.
Đối với những trẻ ngọng: Tôi cho trẻ nhắc lại những từ khó phát âm.
Cụ thể: Trẻ thường phát âm ngọng chữ “l” và “n” tụi phát âm trước cho trẻ phát âm sau
và yêu cầu trẻ phát âm lại cho chuẩn. Ngoài các hoạt động học tôi rèn cho trẻ phát âm đúng
ở mọi lúc mọi nơi.
Không chỉ bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cô, mà cũng cần cho trẻ được làm quen,
tiếp cận với những đồ dùng đồ chơi cô đã chuẩn bị, điều đó cũng giúp cho giáo viên nắm bắt
được sâu hơn tâm lý và sở thích của trẻ.
2. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Mở rộng hiểu biết và tích luỹ vốn kinh 
nghiệm cá nhân.
Tôi tiến hành tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3-4 tuổi để so sánh với trẻ 4-5 tuổi,
từ đó có biện pháp bồi dưỡng giáo dục trẻ 3-4 tuổi.
+ Đặc điểm phát âm:
- Ở độ tuổi này trẻ phát âm còn sai và đớt đôi khi bị lấp từ nghe không rõ, chính vì thế
mà giáo viên cần phát hiện những bé để thường xuyên trò chuyện hay tạo những câu chuyện
để trẻ phát âm được rõ,
+ Đặc điểm vốn từ:
- Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng 1300 – 2000 từ. Nhưng trẻ sử dụng từ chưa được
chính xác, chưa phù với ngữ cảnh.
+ Đặc điểm ngữ pháp:
- Trẻ sử dụng câu đầy đủ hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ sử dụng từ vẫn
chưa thật chính xác. Chủ yếu trẻ vẫn sử dụng câu đơn mở rộng.
- Trẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự logic.
3. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học.
3.1 .Hoạt động học
Trẻ chưa biết đọc nên việc tiếp thu trẻ còn hạn chế. Đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng
mọi sắc thái của ngữ điệu giọng và các phương pháp biểu cảm để đưa tác phẩm văn học đến
với trẻ một cách gần gũi nhất ,đơn giản nhất và dễ hiểu nhất khả năng diễn đạt của từng trẻ
để vào tiết dạy thơ, truyện tôi cần quan tâm nhiều đến cháu còn chậm vốn từ còn nghèo còn
ấp úng chưa diễn đạt được thành câu bằng cách gọi thường xuyên, gọi nhiều lần, trong tiết
học kể truyện, đọc thơ khuyến khích động viên trẻ theo nhiều hình thức: đọc thơ diễn đạt
lưu loát được thưởng trò chơi.
Bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm sách truyện, các họa báo, tạp chí cũ, tìm tòi cách
làm rối từ các nguyên liệu bỏ đi như vỏ chai, lõi cuộn chỉ, các mảnh vải vụn làm rối tay để
làm các nhân vật trong truyện phục vụ cho tiết học.
Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham học động văn học thì việc tạo môi trường với các
nhân vật ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen là rất cần thiết. Tôi đã sử dụng những chiếc môi
nhựa trắng để làm khuôn mặt của cô gái, dùng những sợi len tết thành những bím tóc .....
GV: Nguyễn Thị Mỹ An - Trường Mầm non 3 4/10
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động

làm quen Văn học tại lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ kể lại chuyện và tập đóng kịch
Cụ thể: Qua tiết kể chuyện cho trẻ nghe ngoài trên tiết học, trẻ được biết thêm nhiều
từ ngữ mới, qua biểu cảm sắc thái của tác phẩm văn học, giáo viên sử dụng để giải thích từ
khó hoặc dẫn dắt trẻ cùng đàm thoại về nội dung câu chuyện. Tránh sử dụng quá nhiều từ
khó vừa không cần thiết vừa phân tán sự chú ý của trẻ.
+ Chẳng hạn chuyện Cóc kiện trời – Chủ điểm Thời tiết và nước cô giải thích từ “hạn
hán”: do nắng nóng kéo dài, trời không mưa làm cho đất đai khô, nứt nẻ…
Có nhiều cách để dẫn dắt trẻ vào câu chuyện, một trong số đó là đàm thoại giới thiệu
tác phẩm. Thông thường, giáo viên chọn một tình tiết trong tác phẩm để giới thiệu vào bài.
Ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các con vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho
trẻ nhớ lời thoại của các nhân vật trong truyện.
+ Chuyện Chú vịt xám – Chủ điểm động vật – cô nói: “Có một vịt không nhớ lời mẹ
dăn” Giáo viên ngưng giọng chút ít rồi hỏi trẻ: “Các con đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra? Sau
khi cho trẻ tự do phỏng đoán trong giây lát cô nói tiếp: “ Để biết điều gì xẩy ra, các con
nghe cô kể câu chuyện Chú vịt sám nhé!”. Trẻ sẽ háo hức mong chờ được nghe cô kể để
biết được điều gì sẽ xảy ra.
Qua cách làm quen như vậy, trẻ biết nhận xét, đánh giá về đặc điểm tính cách của các
nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Bên cạnh việc kể chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ
xem băng truyện, tôi còn chú ý đến việc giúp trẻ ghi nhớ cốt truyện với nội dung và các tình
tiết chính, các nhân vật chính của câu chuyện thông qua hệ thống câu hỏi, nhắc trẻ logic của
câu chuyện, mối quan hệ và tác động của các nhân vật.
Qua việc sử dụng chiếc điện thoại để quay phim và ghi âm giọng kể của trẻ tôi thấy
được hiệu quả rõ ràng trẻ hào hứng tham gia được tập kể chuyện và đóng kịch hơn, trẻ biết
chau chuốt lời nói của nhân vật và nhập vai tốt hơn. Sau khi trẻ xem các vở kịch mà trẻ
đóng tôi cho trẻ nhận xét đánh giá giọng kể của các bạn trong lớp.
Phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu ở các lứa
tuổi, nó đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thơ diễn cảm cho
trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Đó là một trong những phương pháp rèn luyện phát triển ngôn
ngữ nói cho trẻ. Khi đọc thuộc lòng thơ trẻ sẽ làm cho ngôn ngữ của mình thêm sinh động,
uyển chuyển, biểu cảm giúp trẻ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của tác giả.
Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ
đọc thơ diễn cảm tôi luôn tìm tòi những phương pháp biện pháp tốt nhất để trẻ phát âm và
diễn đạt được mạch lạc.
Với lứa tuổi này tôi chọn các bài thơ có sắc thái khác nhau: êm dịu, nhẹ nhàng, vui vẻ
hóm hỉnh...nhằm giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng việt và trong cuộc
sống, giúp trẻ phát triển đời sống tình cảm.
Để trẻ cảm thụ tốt bài thơ, nên trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, giải thích nghĩa
của môt số từ, ý của các câu thơ, vẻ đẹp của các câu thơ mô tả, kết hợp với tranh minh họa
hoặc làm các động tác minh họa. Tôi đọc cho trẻ nghe nhiều lần, đọc thơ theo cá nhân, theo
nhóm, luyện tập cách đọc diễn cảm.
GV: Nguyễn Thị Mỹ An - Trường Mầm non 3 5/10
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động

làm quen Văn học tại lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3

Cụ thể: Để thu hút lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù
hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi “ Bé yêu thơ”, câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn
những hình ảnh đẹp và nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa
nhập và hóa thân vào từng nhân vật.
Khi dạy trẻ đọc thơ giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng
bài, cô phát âm không ngọng.
Cụ thể: Khi dạy trẻ đọc thơ tôi chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc
sai để sửa cho trẻ như tôi đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “Con đọc
gần giỏi rồi” thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để nhiều trẻ đọc
tốt
Dạy trẻ nói đủ câu, tôi nói trước trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các
bạn.
Trong giờ học tôi luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để gần
gũi động viên trẻ giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào hoạt động với các bạn có nề
nếp hơn, hứng thú hơn.
3.2 Hoạt động chơi
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ vận dùng vào các hoạt động chơi khác
mọi lúc mọi nơi để trẻ được trãi nghiệm phát triển tư duy ngôn ngữ.
Hoạt động đón trẻ, sau khi đón trẻ xong cho trẻ ăn lúc đợi đến giờ thể dục sáng cô trò
chuyện để trả lời các câu hỏi hằng ngày nhằm tiếp cận các bé ít nói hay còn nói ngọng.
Hoạt động ngoài trời: trẻ được trao đổi buôn bán tiếp xúc trò chuyện với cô và bạn qua
giao tiếp giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp.
Hoạt động góc: góc thư viện được bày trí các loại truyện tranh mà trẻ yêu thích và
cách xa các góc khác để tạo không gian yên tĩnh cần thiết cho trẻ đọc sách. Giáo viên có thể
hướng dẫn trẻ theo từng nhóm nhỏ: trước khi đọc, cô giới thiệu với trẻ tên câu chuyện trên
bìa sách, hướng dẫn trẻ cách cầm sách, cách mở và lật sách từ trang đầu đến trang cuối …,
cho trẻ tìm hiểu và miêu tả các hình ảnh trong truyện tranh, giáo viên có thể dùng câu hỏi
gợi ý để hướng sự chú ý của trẻ vào những hình ảnh chủ yếu của bức tranh, rồi đọc đoạn
truyện dưới tranh. Sau đó đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện và giúp trẻ hiểu rõ hơn
về câu chuyện. Hình thức này giúp trẻ rất thoải mái khi làm quen với các tác phẩm văn học,
trẻ hứng thú với sách truyện của trẻ ngày càng tăng, kích thích tư duy và ngôn ngữ của trẻ
phát triển nhằm hình thành những kỹ năng giúp trẻ học đọc, học viết sau này.
Tóm lại: Trong từng hoạt động, nếu giáo viên chịu khó gần gũi nói chuyện hỏi trẻ có
thể giúp trẻ kỹ năng ngôn ngữ của mình: biết đặt ra câu hỏi để hỏi cô.
5. Thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
Giới thiệu cho phụ huynh xem những đồ dùng, đồ chơi cần thiết để phục vụ hoạt động
này. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vị trí quan trọng của từng hoạt động đặc biệt là hoạt
động phát triển ngôn ngữ. Cần có những đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học cho trẻ để
cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ được tốt hơn.

GV: Nguyễn Thị Mỹ An - Trường Mầm non 3 6/10


SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động

làm quen Văn học tại lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3

Tôi trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện bài thơ trẻ được học ở trường, yêu cầu
phụ huynh về nhà cùng đọc với trẻ và cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể lại
câu chuyện. Như vậy ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách phong phú và đa dạng.
Trong gia đình, các bậc phụ huynh cần thường xuyên dành thời gian để tâm sự với trẻ
và lắng nghe trẻ nói, nhất là những trẻ có khó khăn về ngôn ngữ như tật nói ngọng, đớt,
chậm nói…. Khi trò chuyện với trẻ phải phát âm đúng, (tránh dùng từ địa phương), nói rõ
ràng, mạch lạc để trẻ bắt chước theo. Khi trẻ phát âm sai cần khuyến khích, động viên trẻ
nhắc lại cho đúng, không chê bai sẽ làm trẻ tự ti không muốn sửa các tật phát âm của mình.
Khuyến khích trẻ bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ và diễn đạt lời
nói một cách mạch lạc.
Bằng cách đó tôi và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều của trẻ ở nhà cũng
như ở trường, trẻ lớp tôi được học và việc phát triển ngông ngữ của trẻ cũng được củng cố
và mở rộng hơn.
IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Đã có những chuyển biến tốt trong phương pháp dạy bộ môn Làm quen văn học. tôi
đã đạt được những kết quả như sau:
- Về phía trẻ:
+ Vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc hơn, nói nhiều câu có
nghĩa đầy đủ. Trẻ đã phân biệt được ý nghĩa một số từ.
+ Kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên, trẻ hứng thú tham gia học thơ,
phát biểu, kể chuyện và đóng kịch.
+ Trẻ mới, nhận thức chậm đã mạnh dạn tham gia vào các hoạt động: đóng kịch, kể
chuyện.
+ Trẻ phân biết được sự đúng, sai, thiện, ác, chăm chỉ, lười biếng và có tình cảm ,
thái độ phù hợp qua câu truyện mình học .
+ Trẻ phát âm rõ ràng, nói năng mạch lạc,có khả năng giao tiếp có văn hóa.
- Tỷ lệ của trẻ thì có sự tiến bộ cụ thể như:

S Đầu năm Cuối năm Tăng so


T Nội dung với đầu
Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ năm
T

Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng, 16.7%


1 25/30 83.3% 30/30 100%
mạch lạc.

Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, 33%


2 15/30 50% 25/30 83%
phong phú trong giao tiếp.

Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng


3 điệu trong kể chuyện sáng tạo và 10/30 33.3% 20/30 86% 52.7%
kể chuyện theo trí nhớ.
GV: Nguyễn Thị Mỹ An - Trường Mầm non 3 7/10
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động

làm quen Văn học tại lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3

4 Trẻ biết đọc thơ diễn cảm. 15/30 50% 20/30 66.6% 16.6%

Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của


5 15/30 50% 20/30 66.66% 16.6%
giáo viên.

- Về phía giáo viên:


Sau khi thực hiện “Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triễn ngôn ngữ thông
qua làmhoạt động quen Văn học lớp Mầm 2, trường Mầm Non 3” đã mang lại nhiều kỹ
năng và kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ, lựa chọn đề tài
sát với đặc điểm nhận thức của trẻ mình trực tiếp dạy. Qua đó hình thành các kỹ năng, phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tích cực nghiên cứu tài liệu, học tập, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ
chuyên môn.
+ Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động văn học cho trẻ.
+ Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phù hợp, tiện lợi, đa dạng,
phong phú.
+ Trang trí theo hướng mở linh hoạt. Góc lớp mảng tường giờ đây thật phong phú và
đa dạng các đồ dùng.
+ Trao đổi với trẻ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ làm sâu sắc hơn việc cảm thụ tác
phẩm ở trẻ, qua đó vốn từ ngữ mạch lạc của trẻ ngày càng phong phú hơn.
+ Trong quá trình đàm thoại, giáo viên cần chú ý phát hiện lỗi sai và sửa lỗi cho trẻ.
Các lỗi trẻ thường mắc như: nói ngọng, đớt, câu thiếu thành phần, dùng từ không chính xác,
… giáo viên có thể chỉnh sửa bằng cách phát âm và đưa ra những mẫu câu chuẩn để trẻ nhắc
lại.
+ Vận động phụ huynh hỗ trợ các loại truyện tranh phù hợp với trẻ mẫu giáo để làm
phong phú hơn góc thư viện của trường, của lớp. Hoặc hỗ trợ trang phục, mũ múa, đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ khi tham gia các động diễn kịch của nhà trường.
Đây là những biện pháp hỗ trợ giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển
ngôn ngữ qua môn làm quen văn học ở trường mầm non.
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG.
1. Phạm vi ứng dụng.
- Phù hợp cho trẻ 3-4 tuổi, có thể áp dụng cho cá bạn đồng nghiệp trong trường.
2. Khả năng nhân rộng.
- Có thể áp dụng và giao lưu phương pháp day học ở các trường bạn trong Thành Phố.
- Sau khi thực hiện “Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triễn ngôn ngữ thông
qua hoạt động làm quen văn học lớp Mầm 2, trường Mầm Non 3” lớp hoạt động tích
cực hứng thú và qua đó trao đổi những kinh nghiệm của mình đến với các bạn đồng nghiệp
trong nhà trường cũng như các trường bạn và đã được thực hiện đạt kết quả rất khả quan
trên 90%.
GV: Nguyễn Thị Mỹ An - Trường Mầm non 3 8/10
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động

làm quen Văn học tại lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3

- Các bạn đồng nghiệp trong khối mầm cũng đã áp dụng theo kinh nghiệm mà tôi đã
chia sẻ và cũng đã mang lại hiệu quả đáng kể cho lớp.

VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:


1. Kết luận:
- Hoạt động làm quen văn học trong trường Mầm non là phương tiện phát triển ngôn
ngữ cho trẻ, ngôn ngữ nói ở trẻ ngày càng được nâng cao, trẻ có thể trả lời mạch lạc các câu
hỏi đàm thoại mà cô đưa ra, biết dùng ngôn ngữ để bày tỏ mong muốn của mình, nhiều trẻ
có thể kể lại rành mạch
- Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn tham gia các hoạt động trong nhà trường, kinh nghiệm sống
của trẻ đã phong phú hẳn lên, theo đó vốn từ tích cực của trẻ không ngừng được tăng thêm,
kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ mạch lạc ngày càng tiến bộ.
Thông qua các bài thơ, câu chuyện mà trẻ tham gia đóng kịch, trẻ được trải nghiệm
nhiều loại cảm xúc khác nhau như vui, buồn, yêu ghét, tự hào, cố gắng … Đó là những cảm
xúc tích cực và cần thiết cho cuộc sống của mỗi đứa trẻ. Trẻ dễ xúc cảm, quan tâm và chia
xẻ đến mọi người xung quanh hơn.
- Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác của
bản thân tôi. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự đóng góp
của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn. Để từ đó bản thân tôi rút ra được kinh
nghiệm tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen văn học đạt kết quả tốt nhất.
2. Đề xuất
- Nhà trường tích cực tham mưu với các cấp Lãnh đạo có đủ lớp để việc phân chia trẻ
theo độ tuổi đúng theo qui định, đảm bảo đúng số trẻ trên lớp (25 trẻ/lớp) để giáo viên thuận
lợi trong việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
- Ban giám hiệu trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, thao
giảng chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề phát triển ngôn ngữ để giáo viên học hỏi những kinh
nghiệm bổ ích và vận dụng vào các hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Phường 3, ngày 5 tháng 06 năm 2020
Người viết

Nguyễn Thị Mỹ An
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triễn ngôn ngữ thông qua hoạt
động làm quen văn học” của Bà Nguyễn Thị Mỹ An. Chức vụ: Giáo viên.
SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội
đồng khoa học của Trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày 09/06/2020
GV: Nguyễn Thị Mỹ An - Trường Mầm non 3 9/10
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động

làm quen Văn học tại lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3

Đạt…………điểm; Xếp loại: .........


TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT)
SKKN “Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triễn ngôn ngữ thông qua hoạt động
làm quen văn học”
Của Bà Nguyễn Thị Mỹ An đã được thông qua Hội đồng khoa học của phòng GD&ĐT
TP Vĩnh Long:.................đánh giá vào ngày........./......../2020
Đạt…………điểm; Xếp loại: .........
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
TRƯỞNG PHÒNG

Ngô Thanh Sơn

GV: Nguyễn Thị Mỹ An - Trường Mầm non 3 10/10

You might also like