You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

Khoa Quản trị Kinh doanh

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


Môn: Quản trị thương hiệu

GVHD : Ngô Thị Xuân Bình

Lớp : D03

Nhóm : 09

TP.HCM, ngày 18 tháng 04 năm 2022


DANH SÁCH NHÓM 09

Họ và tên MSSV Đánh giá công việc

Tô Hoàng Ngọc 030236200098 100%

Hoàng Mai Huệ 030335190076 100%

Nguyễn Thảo Oanh 030335190201 100%

Nguyễn Thị Thu Lý 030236200081 100%

Mai Thị Ngọc Ánh 030236200008 100%

Trần Thị Anh Thư 030236200170 100%

Nguyễn Ngọc Thúy Vy 030334180294 100%


MỤC LỤC
Giới thiệu tóm tắt ................................................................................................................. 1
A. Tổng quan về thương hiệu công ty TikTok .................................................................. 2
I. Tổng quan về công ty TikTok ................................................................................... 2
II. Đối thủ cạnh tranh và thị trường mục tiêu ............................................................. 3
III. Dịch vụ của TikTok ............................................................................................... 4
IV. Tài sản thương hiệu: Mô hình Customer-Based Brand Equity (CBBE) – Kevin
Lane Keller ....................................................................................................................... 4
4.1. Nhân diện thương hiệu ....................................................................................... 4
4.2. Ý nghĩa thương hiệu ........................................................................................... 5
4.3. Cảm nhận thương hiệu........................................................................................ 8
4.4. Sự cộng hưởng thương hiệu ............................................................................. 10
V. Hệ thống nhận diện thương hiệu ............................................................................. 11
5.1. Hệ thống nhận diện thương hiệu cốt lõi .............................................................. 11
5.2. Hệ thống nhận diện thương hiệu mở rộng ........................................................ 12
B. Nghiên cứu phân tích chiến lược thương hiệu .............................................................. 14
I. Phân tích thị trường mục tiêu của TikTok............................................................... 14
1.1. Đặc điểm nhân khẩu học .................................................................................. 14
1.2. Hành vi người dùng .......................................................................................... 15
1.3. Tâm lý học ........................................................................................................ 17
1.4. Địa lý ................................................................................................................ 18
II. Phân tích đối thủ cạnh tranh với TikTok ............................................................. 18
III. Cơ sở và năng lực cạnh tranh của TikTok, điểm mạnh và điểm yếu trong chiến
lược thương hiệu và tiếp thị hiện tại .............................................................................. 22
3.1. Chiến lược thương hiệu và tiếp thị hiện tại của TikTok ................................... 22
3.2. Sự thành công của TikTok................................................................................ 23
3.3. Mô hình SWOT phân tích các điểm mạnh điểm yếu, cơ hội cạnh tranh khó
khăn, thử thách đối với TikTok .................................................................................. 24
C. Những giá trị lợi ích mà thương hiệu cam kết .............................................................. 26
I. Lợi ích chức năng .................................................................................................... 26
II. Lợi ích cảm xúc .................................................................................................... 27
III. Lợi ích tự thể hiện giá trị bản thân ....................................................................... 27
D. Kế hoạch thực thi cho chiến lược định vị và truyền thông thương hiệu ...................... 27
I. Kế hoạch thực thi chiến lược định vị thương hiệu .................................................. 27
1.1. Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi ..................................................................... 27
1.2. Xác định khuôn khổ cạnh tranh ........................................................................ 28
1.3. Nhận thức về kỳ vọng thương hiệu .................................................................. 28
1.4. Triển khai chiến lược định vị............................................................................ 29
II. Triển khai chiến lược truyền thông thương hiệu ..................................................... 30
2.1. Mục tiêu truyền thông .......................................................................................... 30
2.2. Thực hiện chiến lược truyển thông ................................................................... 31
Kết luận.............................................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giới thiệu tóm tắt

Dưới sự hướng dẫn của cô Ngô Thị Xuân Bình, sau khi thảo luận trong suốt quá trình
học bộ môn Quản trị thương hiệu, nhóm 9 chúng em đã đúc kết và đưa ra được các phân
tích sau cho thương hiệu TikTok. TikTok là nền tảng giải trí, khám phá, chia sẻ niềm vui,
khoảnh khắc đắt giá của hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng; là một nền tảng thích hợp với
mọi khán giả và hiện là một trong những mạng xã hội phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Lý do nhóm chọn thương hiệu TikTok là vì đây là một thương hiệu mới, đang được giới
trẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn là trên toàn thế giới ưa chuộng. Chính vì thế, TikTok có
một cộng đồng người dùng đông đảo và các thương hiệu khác bắt đầu nhìn thấy cơ hội
rộng mở cho việc tiếp cận đến nhiều tệp khách hàng hơn để phát triển các dự án kinh doanh
của họ.

Bài báo cáo đi sâu vào phân tích những khó khăn khi tham gia thị trường mạng xã
hội, đối thủ cạnh tranh đã xuất hiện từ hơn một thập kỉ trước và những điểm yếu của
TikTok. Bên cạnh đó, bài báo cáo chỉ ra những điểm mạnh, điểm khác biệt của TikTok mà
các nền tảng khác không có và hơn cả là giá trị cốt lõi mà thương hiệu đã xây dựng trong
suốt quá trình vận hành phát triển.

Với mục đích phân tích các khía cạnh bao gồm thị trường mục tiêu, các chiến lược
nhận diện thương hiệu và cơ sở, năng lực cạnh tranh của TikTok với các nền tảng mạng xã
hội khác giúp cho các thương hiệu và nhà tiếp thị có cái nhìn tổng quan về nền tảng này.
Từ đó các thương hiệu có thể đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn đến khách hàng.
Đối với khách hàng, người dùng dịch vụ TikTok, bài báo cáo chỉ ra những điểm cam kết
an toàn cho người dùng, những lợi ích chức năng mà TikTok có thể mang lại cho người
dùng.

1
A.Tổng quan về thương hiệu công ty TikTok
I. Tổng quan về công ty TikTok

TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được ra mắt năm
2017 bởi Trương Nhất Minh, người sáng lập của ByteDance, dành cho các thị trường bên
ngoài Trung Quốc.

TikTok là một nền tảng truyền thông xã hội để tạo, chia sẻ và khám phá các video
ngắn. Ứng dụng được giới trẻ sử dụng như một phương tiện để thể hiện bản thân thông qua
ca hát, nhảy múa, hài kịch và hát nhép đồng thời cho phép người dùng tạo video và chia sẻ
chúng trên cộng đồng. Theo báo cáo của Investopedia, năm 2021, TikTok đã có khoảng 1
tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới, một con số khổng lồ so với một ứng
dụng mạng xã hội mới ra mắt chỉ 5 năm và hiện TikTok đã có mặt tại hơn 150 thị trường
khác nhau, TikTok có văn phòng tại Bắc Kinh, Los Angeles, Moscow, Mumbai, Seoul và
Tokyo.

Giao diện Bảng tin của TikTok Giao diện hồ sơ cá nhân

2
II. Đối thủ cạnh tranh và thị trường mục tiêu

Các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh truyền thông xã hội của TikTok đó
chính là Facebook và Instagram đến từ tập đoàn Meta, Twitter và Youtube. Tuy nhiên,
khác với các nền tảng khác, TikTok tập trung đẩy mạnh vào thị trường thông tin ngắn ở
dạng video từ 15 giây đến 60 giây. Facebook, Instagram hay Youtube cũng đang bắt đầu
lấn sân sang thị trường này thông qua Story, Reels,…

(Nguồn: craft.co)

• Biểu đồ so sánh nền tảng mạng xã hội được yêu thích nhất năm 2022 (Theo
DataReportal)

3
III. Dịch vụ của TikTok

Các sản phẩm của TikTok đó là dịch vụ quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội này,
tức là trả tiền cho TikTok để các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu được quảng bá/ hiển thị
đến với những người dùng khác trên TikTok. TikTok thu nhập từ các dịch vụ quảng cáo
dưới nhiều hình thức khác nhau như hashtag (#), hiển thị một ngày/ thường xuyên (In-feed
Ads) hoặc hiển thị khi mở ứng dụng (Brand Takeover), loại hình đang được các nhãn hàng
ưa chuộng nhất. Đây là sự kết hợp giữa nhãn hàng với các nhà sáng tạo nội dung trên
TikTok để thực hiện video quảng bá sản phẩm, tương tự như Facebook hoặc Instagram với
mức độ viral vô cùng cao và thân thiện với người dùng. Điển hình, chiến dịch #Hellodanang
kết hợp với #TikTokTravel đạt được 59,7 triệu lượt xem và tạo ra 9.100 video cực ngắn.
Bên cạnh đó, một Hashtag Challenge trên TikTok thường đạt khoảng 15 triệu reach, nếu
chia ra thì giá mỗi 1000 lần hiển thị (CPM) siêu rẻ, cộng với việc sáng tạo nội dung thương
hiệu dựa trên filter của TikTok thì đây là lựa chọn tốt để tạo hay gia tăng nhận biết thương
hiệu.

IV. Tài sản thương hiệu: Mô hình Customer-Based Brand Equity (CBBE) –
Kevin Lane Keller
4.1. Nhân diện thương hiệu

Mục tiêu của bước đầu tiên là tạo nhận thức về thương hiệu, tức là đảm bảo rằng
thương hiệu nổi bật và khách hàng sẽ nhận ra tên thương hiệu. Nhiều thương hiệu ý thức
được điều này và đầu tư nhiều ngân sách để quảng cáo và truyền thông trên các kênh khác
nhau nhằm mục đích để giúp khách hàng nhận ra họ. Mặc dù để thương hiệu được biết đến
là vô cùng cần thiết, nhưng chúng ta không chỉ tạo ra nhận diện thương hiệu và nhận thức
ở bước này mà còn phải cần chắc rằng các nhận thức về thương hiệu này là đúng đắn và
phù hợp cho các bước tiếp theo.

4
Cách TikTok định vị thương hiệu: Mở rộng phạm vi người dùng bằng cách bình dân
hóa marketing và tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp không
có nhiều kinh phí cho việc Marketing.

Bình dân hóa marketing: TikTok cho phép người dùng tạo ra những video tương
tác cùng bạn bè và cả thần tượng, người nổi tiếng. Đây là cách mà "Hashtag Challenge”
vận hành. Nhãn hàng khởi động “Hashtag Challenge” với video nhạc bắt tai do những
người nổi tiếng dẫn đầu tạo trào lưu và kêu gọi người dùng tham gia thử thách. Bằng những
công cụ hết sức đơn giản, từ trẻ nhỏ tới người lớn, từ những người công nhân tới dân văn
phòng đều có thể tự sáng tạo nội dung và thực hiện thử thách với “Hashtag Challenge”.

Những video như vậy, vừa gần gũi lại vừa chân thực, dễ dàng truyền bá thông điệp
đến người dùng, tiếp cận được số lượng lớn người xem, tăng tương tác cho nhãn hàng và
còn tạo hiệu ứng tốt đối với người dùng TikTok.

Tập trung vào “miếng bánh lớn” SME và Startup: Ra mắt vào giữa năm 2020,
nền tảng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và doanh nghiệp khởi nghiệp
(startup) Việt muốn quảng bá thương hiệu, sản phẩm TikTok For Business đã nhận rất
nhiều ánh mắt nghi ngờ của giới làm kinh doanh. Thực tế, nhiều SME như Fika, Genify
Studio, OKXE hay Zera Vietnam cũng bắt đầu tìm đến nền tảng này để quảng bá. thị trường
quảng cáo trực tuyến đang chào đón hàng loạt SME và startup với sự đột phá trong tư duy
tiếp thị. Trong đó, video dạng ngắn trở thành điểm sáng của những chiến dịch marketing
hiện đại. Với TikTok, SME có thể phát triển trên thị trường nhờ nội dung quảng cáo đảm
bảo đúng 3 yếu tố ngắn, nhanh và thu hút mà không cần sở hữu một đội ngũ sản xuất hùng
hậu hay kỹ thuật quay dựng phức tạp. Năm 2021, TikTok đầu tư nguồn lực hỗ trợ SME
thông qua 3 trọng tâm là hợp tác chiến lược với các trung tâm, tổ chức uy tín; đầu tư nguồn
tài nguyên để trao quyền cho SME chủ động tìm hiểu thông tin và biết cách sử dụng tính
năng tự quảng cáo trên TikTok for Business và đầu tư nâng cao năng lực, nhân 3 số lượng
đội ngũ chuyên gia người Việt của TikTok tại Việt Nam so với năm 2020 để có thể hỗ trợ
SME nhanh nhất.
4.2. Ý nghĩa thương hiệu

5
Mục tiêu của bước 2 là để xác định và truyền thông ý nghĩa của thương hiệu, thương
hiệu đại diện cho điều gì. Ở bước này tương ứng với 2 khối gạch trong kim tự tháp sự cộng
hưởng thương hiệu: “performance”- “hiệu năng” và “imagery”- “hình ảnh”.

➢ “Hiệu năng” là xác định mức độ mà sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu lý tính của
khách hàng. Theo mô hình Keller, Hiệu năng bao gồm 5 yếu tố:
- Đặc tính cơ bản: TikTok gồm các video có độ dài khác nhau từ 5 đến 60 giây, có
phạm vi rộng. Người sáng tạo có quyền truy cập vào nhiều loại bộ lọc và các hiệu ứng,
cũng như một thư viện âm nhạc khổng lồ, không giống như Musical.ly không chỉ tập trung
vào đồng bộ việc nhép theo nhạc
- Độ tin cậy sản phẩm, độ bền, khả năng phục vụ: Độ tin cậy đo lường sự nhất quán
của những biểu hiện theo thời gian và trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm. Độ bền là
sự mong đợi về toàn bộ giá trị kinh tế của sản phẩm, và dịch vụ kèm theo là sự thuận tiện
trong việc bảo hành sản phẩm khi hư hỏng. Các thuật toán của TikTok được thiết kế với
mục đích xây dựng sự tin cậy và an toàn trên ứng dụng vì thế các video muốn được nhiều
người biết đến thì nội dung phải thực sự chất lượng.
- Hiệu quả dịch vụ và sự thấu hiểu: khách hàng thường có những liên tưởng về hiệu
suất với những tương tác về dịch vụ. Hiệu quả dịch vụ đo lường cách thức thương hiệu
thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Hiệu suất dịch vụ mô tả tốc độ và sự đáp ứng về
dịch vụ. Cuối cùng, sự đồng cảm thể hiện ở thái độ tin cậy, chu đáo và coi trọng ý muốn
khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ. Thuật toán AI trên TikTok giúp nó có thể hiểu được
những suy nghĩ và mối quan tâm của người dùng chỉ trong vòng 2 tiếng kể từ khi tạo tài
khoản. Từ đó, thuật toán có thể “học và hiểu” từ chính hành vi người dùng và đề xuất
những video phù hợp.Trong khi đó Facebook phải thu thập thật nhiều dữ liệu từ hồ sơ cá
nhân mà người dùng nhập vào để làm được điều đó.
- Phong cách và thiết kế: TikTok cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn về âm
thanh và đoạn trích bài hát, cùng với tùy chọn thêm những hiệu ứng và bộ lọc đặc biệt.
Ngoài ra còn có một tùy chọn để thêm trực tiếp video được tạo trên điện thoại của bạn, cho

6
phép người dùng ghi lại phản ứng của họ với video và chia sẻ. Từ đó người dùng có thể
thỏa sức sáng tạo các video mang nhiều phong cách mới mẻ và sôi động.
- Giá cả: Theo Digiday, giá mỗi nghìn lần hiển thị của TikTok chỉ khoảng là 1 đô la.
Trên Facebook, những chi phí tương tự này có thể cao tới 4 đô la ở các định dạng tin tức
và câu chuyện. So với Youtube , giá của TikTok có thể rất ưu đãi khi so sánh giá mỗi lần
xem (CPV) trung bình. Quảng cáo Youtube sẽ khiến bạn mất từ 10.000 - 30.000 USD để
tiếp cận 100.000 người xem trong khi nền tảng quảng cáo của TikTok cho phép bạn đặt giá
thầu CPV tối đa cho 1.000 lượt xem video 6 giây hoặc 2 giây.
➢ “Hình ảnh” xác định thương hiệu đáp ứng nhu cầu tâm lý và xã hội của khách
hàng ở mức độ nào. Hình tượng thương hiệu đề cập đến khía cạnh vô hình của thương hiệu
và người tiêu dùng có thể hình thành sự liên tưởng hình tượng trực tiếp từ trải nghiệm hoặc
gián tiếp thông qua quảng cáo hoặc các nguồn khác, như là truyền miệng. Hình tượng chỉ
những khía cạnh vô hình của thương hiệu, có thể được phân loại thành bốn nhóm:

⇨ Tình huống mua và sử dụng: nhóm liên tưởng này liên quan đến việc có thể hoặc nên
mua và sử dụng thương hiệu ở những điều kiện nào. Những yếu tố về điều kiện mua có thể
là loại kênh phân phối, một cửa hàng cụ thể nào đó, và mức độ mua sắm dễ dàng và các
món quà kèm theo, nếu có… Còn những yếu tố về điều kiện sử dụng có thể là thời gian sử
dụng trong ngày/tuần/tháng/năm, nơi sử dụng và loại hoạt động có thể sử dụng thương
hiệu.

⇨ Logo TikTok là hình nốt nhạc giúp chúng ta liên tưởng đến những âm thanh, giai điệu
vui vẻ, bắt tai giúp chúng ta có thể giải trí trong thời gian rảnh rỗi 🡪 Hình tượng thương
hiệu. Hầu hết người dùng sử dụng TikTok hơn 50 phút mỗi ngày, con số này cho thấy ứng
dụng này dễ “gây nghiện” với người dùng thế nào.

1- Cá tính và giá trị: Thông qua trải nghiệm của người tiêu dùng hoặc các hoạt động
marketing, thương hiệu có thể đưa vào các tính cách và giá trị của con người như “hiện
đại”, “lỗi thời”, “sống động” hoặc “khác biệt”. Năm khía cạnh của tính cách thương hiệu
bao gồm sự chân thành (thực tế, trung thực, lành mạnh và vui vẻ), hứng thú (táo bạo, sinh
động, giàu trí tưởng tượng, thời thượng), năng lực (đáng tin cậy, thông minh, thành công),
7
tinh tế (thượng lưu, quyến rũ ) và độ chắc chắn (áp lực bên ngoài và khó khăn ). Người tiêu
dùng thường lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu khi nó có một cá tính thương hiệu phù hợp với
khái niệm riêng của bản thân họ.

⇨ Khi nghĩ đến TikTok, người tiêu dùng thường nhớ đến những video ngắn mang nội
dung giải trí kết hợp với những giai điệu bắt tai. Người dùng trở thành nhà sáng tạo nội
dung. Video gần gũi, chân thực khiến người xem "quên" rằng mình đang xem quảng cáo,
kéo về hàng triệu lượt theo dõi, tương tác cho nhãn hàng, giúp tăng độ nhận diện thương
hiệu, tạo hiệu ứng tốt mà không tốn quá nhiều chi phí.

2- Lịch sử, di sản và kinh nghiệm: Cuối cùng, các thương hiệu có thể liên tưởng với
quá khứ của họ và các sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử của thương hiệu. Những sự
liên tưởng có thể gợi nhớ lại những kinh nghiệm cá nhân rõ ràng hoặc những hành vi trong
quá khứ cũng như trải nghiệm của bạn bè, gia đình, hoặc những người khác.

⇨ TikTok có nhiều challenge, ví dụ như trong đó có challenge “Hồi tưởng quá khứ”
trong đó người dùng sẽ tái hiện lại khung cảnh 1 bức hình đã từng chụp với gia đình, bạn
bè, người thân. TikTok sẽ giúp bạn lưu giữ và tái hiện lại những khoảnh khắc đáng quý.

4.3. Cảm nhận thương hiệu

Phản hồi của khách hàng không đơn thuần là việc khách hàng nghĩ gì về sản phẩm và
chất lượng phục vụ của thương hiệu (phần lý tính) mà còn là cảm xúc của khách hàng với
thương hiệu, những giá trị và liên tưởng trong tâm trí khách hàng về thương hiệu.

Phản ứng của khách hàng của thương hiệu bạn sẽ đi theo 2 hướng: “Đánh giá” và
“cảm xúc”.

Khách hàng của bạn ngay lập tức sẽ phán xét thương hiệu của bạn theo các tiêu chí:
chất lượng, uy tín, cân nhắc và ưu việt.

Thương hiệu có thể tạo cảm xúc cho khách hàng một cách trực tiếp, nhưng khách
hàng cũng phản ứng theo cách họ cảm thấy. Theo mô hình này, có sáu cảm giác tích cực
về thương hiệu: ấm áp, vui vẻ, hứng khởi, an toàn, công nhận xã hội, và sự tự tôn.

8
Để có được nhận biết và liên tưởng đúng với mong muốn và mục tiêu của thương
hiệu, thương hiệu cần giải quyết tốt các vấn đề về Văn hóa thương hiệu, Giá trị cốt lõi, Xây
dựng hình tượng thương hiệu hay sử dụng nghệ thuật kể chuyện để định hình lịch sử thương
hiệu. Quan trọng hơn hết là cách mà thương hiệu đưa ra và thực thi lời hứa của mình.

TikTok là điểm đến hàng đầu dành cho video ngắn trên di động, sứ mệnh của TikTok
là truyền cảm hứng sáng tạo và mang lại niềm vui. Từ sự phát triển mạnh mẽ của Thương
mại Cộng đồng, sức mạnh của âm thanh cho đến mối quan hệ hợp tác với các nhà sáng tạo
cũng như nỗ lực củng cố sự an toàn cho thương hiệu, TikTok luôn dõi theo và đồng hành
cùng doanh nghiệp, thu về những giá trị thực thông qua những nội dung sáng tạo, chân
thực và phù hợp với văn hóa của mỗi cộng đồng.

Là một điểm đến lý tưởng cho người trẻ yêu thích sáng tạo và âm thanh, TikTok ngày
chứng minh sức hút của mình. TikTok khiến người dùng liên tưởng ngay đến sự trẻ trung,
sáng tạo khi nhắc đến thương hiệu này. “Sự chân thực” cũng là một trong những điều mà
người dùng cảm nhận được về TikTok. Theo kết quả nghiên cứu khoa học tiếp thị được
Nielsen thực hiện vào tháng 4-2021, 91% người dùng nhận thấy nội dung trên TikTok độc
đáo và khác biệt so với các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh cảm nhận tích cực về thương
hiệu, cũng có không ít người dùng cảm nhận được sự tiêu cực từ nền tảng mạng xã hội này.
Họ cho rằng có quá nhiều thứ không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và sẽ có tác động
xấu đến xã hội về lâu dài.

“Một nền tảng thân thiện đúng nghĩa đồng nghĩa với việc nền tảng đó phải dễ dàng
sử dụng và mang lại niềm vui cho tất cả mọi người.” Hướng theo phương châm đó, TikTok
đã và đang có những sáng kiến quan trọng nhằm hỗ trợ người dùng nhạy cảm về nội dung
video. Thương hiệu này đã liên tục giới thiệu các tính năng an toàn hay hợp tác với chuyên
gia trong lĩnh vực liên quan như về việc thúc đẩy tính xác thực, ưu tiên phúc lợi của cả
cộng đồng, quan tâm đến người tiêu dùng trẻ tuổi, xây dựng môi trường có sự đồng cảm
và thân thiện,... nhằm phấn đấu trở thành một nền tảng an toàn, sáng tạo và thân thiện cho
mọi người dùng.

9
4.4. Sự cộng hưởng thương hiệu

Quan hệ thương hiệu: Tập trung vào các mối quan hệ cuối cùng với khách hàng cũng
như mức độ nhận biết của khách hàng với thương hiệu. Chuyển phản ứng thành sự cộng
hưởng thương hiệu và kích hoạt lòng trung thành mạnh mẽ của khách hàng với thương
hiệu. Sự cộng hưởng thương hiệu nằm ở đỉnh của kim tự tháp tài sản thương hiệu bởi vì nó
ở cấp độ khó nhất, cũng là cấp độ đáng mơ ước nhất. Doanh nghiệp sẽ đạt được sự đồng
cảm thương hiệu khi khách hàng cảm thấy có một sự kết nối sâu sắc về tâm lý với thương
hiệu của bạn.

Keller chia Sự cộng hưởng thương hiệu thành bốn danh mục:

1- Hành vi trung thành: Chúng ta có thể đo được sự trung thành trong hành vi
của khách hàng thông qua hành vi mua lặp lại và số tiền /số lượng mà họ mua.

Sự kết hợp mạnh mẽ giữa mức độ liên quan, sự đa dạng và mức độ tương tác của
TikTok đã tạo ra trải nghiệm thú vị hơn và cho phép người dùng dễ tiếp nhận thông điệp,
thương hiệu. Tuy nhiên, để tạo nên sự gắn kết với khách hàng,thu hút khách hàng, gia tăng
lượng truy cập và không bị người tiêu dùng lãng quên, TikTok sẽ thường xuyên thông báo
những nội dung được người dùng quan tâm cùng đổi mới ngày càng đa dạng nội dung, bắt
kịp xu hướng mới.

2- Sự gắn kết về thái độ: Khách hàng yêu thương hiệu và sản phẩm của bạn, và
họ coi đó là một sự mua hàng đặc biệt. Làm sao doanh nghiệp có thể khiến cho khách hàng
có một thái độ tích cực để xem thương hiệu như là một cái gì đó đặc biệt trong một bối
cảnh rộng lớn hơn.

Đối với 1 mạng xã hội thì luôn có mặt tốt và mặt xấu, TikTok đã có thể tạo ra một
cộng đồng kết nối âm thanh, cảm xúc một cách hiệu quả, điều này thể hiện rõ dựa trên tỉ lệ
người sử dụng TikTok ngày càng tăng cao. Quan trọng hơn, ứng dụng này cũng nỗ lực để
ngăn cản những sản phẩm xấu như xây dựng bộ quy tắc cộng đồng, xiết chặt hơn về tính
bảo mật, an toàn của người sử dụng nhất là vị thành niên

10
3- Cảm giác cộng đồng: Khách hàng cảm thấy như thuộc về một cộng đồng với
những người có liên hệ với thương hiệu, bao gồm cả những khách hàng khác và các đại
diện của thương hiệu.

Để các khách hàng, nhà sáng tạo có thể luôn đồng hành cùng TikTok, TikTok đã tổ
chức nhiều cuộc thi cho các nhà sáng tạo ví dụ như cuộc thi Siêu đầu bếp cùng với hashtag
#ancungTikTok để các nhà sáng tạo có thể tranh tài thách đấu, 3 người được nhiều tim nhất
sẽ được TikTok trao tặng phần quà là gia vị, đồ dùng nhà bếp có in logo TikTok… Ngoài
ra TikTok còn tổ chức các buổi họp mặt thường niên mang tên TikTok Awards nhằm mục
đích vinh danh những nhà sáng tạo nổi bật.

4- Sự gắn kết chủ động: Đây là biểu hiện cao nhất về sự trung thành thương
hiệu. Khách hàng chủ động gắn kết với thương hiệu, cho đù họ không mua hàng hay tiêu
dùng nó. Điều này có thể bao gồm tham gia vào một câu lạc bộ liên quan đến thương hiệu,
tham gia diễn đàn, các hội nhóm marketing, hay sự kiện; theo dõi thương hiệu trên mạng
xã hội, tham gia và các hoạt động ngoài trời khác.

Hiện nay, dù sử dụng bất kì mạng xã hội nào chúng ta đều có thể dễ dàng thấy được
các video có chứa logo titok hiển thị trên đó, rất nhiều người không có sử dụng TikTok
nhưng họ lại xem nhiều sản phẩm của titok trên các hội nhóm, video của các nền tảng xã
hội khác. Đây có thể được hiểu là sự liên kết trong tiềm thức dù không sử dụng ứng dụng
nhưng họ vẫn tin tưởng và coi những sản phẩm được TikTok tạo ra. Việc để logo hiện lên
bên góc phải của mỗi video dù đã tải video về đã khiến TikTok tiếp cận và có nhiều khách
hàng chủ động kết nối với thương hiệu.

V. Hệ thống nhận diện thương hiệu


5.1. Hệ thống nhận diện thương hiệu cốt lõi

Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi bao gồm: tên thương hiệu, logo, slogan và nhiệm vụ
chính của TikTok.

11
a. Tên thương hiệu: Tiktok (Douyin) theo tiếng Hán Việt nghĩa là một video
ngắn, là công cụ giúp người dùng tạo nên những đoạn video ngắn với nhiều hiệu ứng âm
thanh, hình ảnh độc đáo và mang đến tiếng cười cho người xem

b. Logo: nhà thiết kế logo tiktok muốn mô phỏng lại trải


nghiệm của những người xem hòa nhạc, đó sẽ là một sân khấu ngập
tràn ánh sáng, sắc màu nhưng bị bao quanh bởi bóng tối. Đây chính là
ý nghĩa đặc biệt của logo TikTok.

c. Slogan: “It Starts on TikTok” (tạm dịch: Hãy bắt đầu hành trình của bạn trên
TikTok), chiến dịch toàn cầu này đã nêu bật hơn 30 nhà sáng tạo nổi tiếng nhất trên nền
tảng, đồng thời tiến hành chạy trên các kênh mạng xã hội, digital media, OOH và truyền
hình cáp.

d. Sứ mệnh: Sứ mệnh của TikTok là truyền cảm hứng sáng tạo và mang đến
niềm vui cho cộng đồng. TikTok đã và đang xây dựng một cộng đồng toàn cầu, nơi mọi
người có thể thỏa sức sáng tạo, chia sẻ, khám phá thế giới xung quanh, cũng như kết nối
với người dùng khác từ khắp nơi trên thế giới.

5.2. Hệ thống nhận diện thương hiệu mở rộng

a. Sản phẩm (Brand as product)

TikTok là một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến cho phép người dùng tạo, xem
và chia sẻ video 15 giây được quay trên điện thoại di động. Ứng dụng TikTok cung cấp
cho người dùng nhiều lựa chọn về âm thanh và đoạn trích bài hát, cùng với tùy chọn thêm
các hiệu ứng và bộ lọc đặc biệt.

Ngoài ra, nội dung video dạng ngắn này được phát ngay khi người dùng mở ứng
dụng. Các video bắt đầu phát từng video một và người xem bị lạc vào biển nội dung video
vui nhộn, giải trí và gây nghiện. Do tính chất gây nghiện của loại nội dung này, mọi người
rất dễ tiếp tục xem các video ngẫu nhiên trong nhiều giờ.

Định dạng này có lợi cho giải trí và hài kịch. Tuy nhiên, nó ngày càng được sử dụng
nhiều hơn cho thông tin giải trí. Những người có ảnh hưởng, những người có được lượng

12
theo dõi ổn định trên TikTok sẽ đưa ra những lời khuyên và mẹo nhỏ cùng với việc tự
quảng cáo. Làm đẹp, thời trang, tài chính cá nhân và nấu ăn là tất cả các chủ đề phổ biến
cung cấp thông tin.

Với nguồn cấp dữ liệu được cá nhân hóa gồm các video ngắn được điều chỉnh sửa âm
nhạc và hiệu ứng âm thanh, các video TikTok gây chú ý vì chất lượng gây nghiện và mức
độ tương tác cao. Những người sáng tạo nghiệp dư và chuyên nghiệp đều có thể thêm các
hiệu ứng như bộ lọc, nhạc nền và hình dán vào video của họ, đồng thời có thể cộng tác về
nội dung và tạo video song ca ngay cả khi họ ở các địa điểm khác nhau.

b. Tổ chức (Brand as Organization)

Không chỉ đơn giản là chèn nhạc, TikTok còn cung cấp nhiều hiệu ứng cho phép
người dùng chỉnh sửa, mang lại sự độc đáo và khác biệt trong mỗi video clip. Đặc biệt ứng
dụng này còn có khả năng có nhận diện hóa, nghĩa là tùy vào đặc điểm người sử dụng khác
nhau mà có những tính năng phù hợp cho người sử dụng.

Ngoài việc là một nền tảng video đơn thuần, TikTok còn là một phần trong lối sống
của hàng tỉ người dùng khi mang đến nhiều giá trị thiết thực từ giải trí, giáo dục đến truyền
cảm hứng tích cực cho cộng đồng.

c. Cá nhân (Person)

Thay vì lựa chọn hướng đi có phần cũ kỹ như những người đi trước thì TikTok đã
thật sự tạo nên một sân chơi khác biệt khi đánh đúng vào nhu cầu giải trí nhanh, gọn của
hàng tỷ người trẻ trên toàn cầu. So với nhiều nền tảng khác trên thị trường, TikTok đang
sở hữu lượng người dùng trẻ nhất hiện nay. Do đó, dù có tiềm năng tiếp cận nhiều độ tuổi
khác nhau nhưng TikTok vẫn tập trung hơn vào giới trẻ.

Hầu hết người dùng sử dụng TikTok hơn 50 phút mỗi ngày, con số này cho thấy
TikTok dễ gây nghiện với người dùng như thế nào. TikTok có thể đáp ứng những góc nhìn
đa dạng và chân thật hơn cho người dùng. Những người sáng tạo nội dung cũng thích thú
hơn khi có thể sử dụng các tính năng vui nhộn để gắn kết với sản phẩm của mình.

13
TikTok đã mở ra một vùng đất sáng tạo hấp dẫn, tạo cơ hội cho mỗi người bắt nhịp
những xu hướng mới lạ nhất và thể hiện cá tính riêng của mình. TikTok có hiệu ứng lan
truyền vô cùng mạnh mẽ, dễ dàng trở thành một trào lưu với các thẻ #hashtag và âm thanh
nổi bật.

Thuật toán TikTok thường thực hiện tốt việc chọn video người dùng sẽ thưởng thức,
dựa trên lịch sử xem trước đây của họ. Bởi vì mỗi clip rất ngắn, người dùng sẽ không cảm
thấy nhàm chán bởi các video, và nếu họ không thích, họ có thể dễ dàng xem video tiếp
theo.

d. Biểu tượng

- Lịch sử: Vào năm 2016 ByteDance, một gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc lần
đầu tiên ra mắt Douyin để tạo video ngắn. Trong một năm, dịch vụ đã đạt 100 triệu người
dùng và được giới thiệu ra thị trường quốc tế dưới một cái tên mới - TikTok.

Trong khi đó ở Mỹ, Musical.ly, một ứng dụng tương tự được phát hành vào năm 2014
đang trở nên phổ biến. Người dùng của nó có thể tạo video hát nhép hoặc nhảy múa dài 15
giây. Ứng dụng đã được ra mắt quốc tế vào năm 2018 sau khi Douyin (Phiên bản của
TikTok ở Trung Quốc) và Musical.ly (một ứng dụng tập trung vào âm nhạc) hợp nhất thành
một ứng dụng.

- Biểu tượng ứng dụng: Biểu tượng ứng dụng giống hệt biểu tượng yêu thích: một
ghi chú đầy màu sắc trên một hình vuông màu đen với các góc được in đậm. Độ tương
phản thực hiện công việc của nó và làm cho biểu tượng khác với những biểu tượng khác
trên màn hình.

B. Nghiên cứu phân tích chiến lược thương hiệu


I. Phân tích thị trường mục tiêu của TikTok
1.1. Đặc điểm nhân khẩu học
Đối tượng mà TikTok chủ yếu hướng đến là người trẻ và người trung niên đi làm
bận rộn không có nhiều thời gian để đọc tin tức hay nghe báo đài. Số liệu sau đây miêu tả

14
chi tiết phần trăm lượng người dùng xếp theo độ tuổi của TikTok (theo nguồn
DataReportal, 2022).
- 386,6 triệu người dùng từ 18 đến 24 tuổi ( 43,7% đối tượng quảng cáo của TikTok
từ 18 tuổi trở lên)
- 282,0 triệu người dùng từ 25 đến 34 tuổi ( 31,9% đối tượng quảng cáo của TikTok
từ 18 tuổi trở lên)
- 115,5 triệu người dùng từ 35 đến 44 tuổi ( 13,0% đối tượng quảng cáo của TikTok
từ 18 tuổi trở lên)
- 57,1 triệu người dùng từ 45 đến 54 tuổi ( 6,4% đối tượng quảng cáo của TikTok từ
18 tuổi trở lên)
- 30,5 triệu người dùng từ 55 tuổi trở lên ( 3,4% đối tượng quảng cáo của TikTok từ
18 tuổi trở lên)

- Ngoài ra, TikTok còn tập trung vào thị trường lớn là các doanh nghiệp nhỏ và doanh
nghiệp đang khởi nghiệp ít kinh phí. Bởi với TikTok, SME có thể phát triển trên thị
trường nhờ nội dung quảng cáo đảm bảo đúng 3 yếu tố ngắn, nhanh và thu hút mà không
cần sở hữu một đội ngũ sản xuất hùng hậu hay kỹ thuật quay dựng phức tạp.
1.2. Hành vi người dùng
Theo đuổi giải trí và thể hiện bản thân

15
Chức năng chính của văn hóa đại chúng là giải trí. Nền tảng TikTok cũ ra đời với
mục đích giải trí. Hầu hết các video ngắn trên nền tảng TikTok đều chủ yếu là dí dỏm và
hài hước. Người dùng tìm thấy niềm vui trong TikTok bằng cách tham gia một đoạn video
ngắn thoát khỏi cảm xúc của cuộc sống hiện thực. Đồng thời, đối với những người dùng
muốn thể hiện bản thân, quá trình tạo video ngắn là một niềm vui. Hoạt động của TikTok
cho phép người dùng tạo video ngắn mọi lúc,
mọi nơi và thể hiện bản thân cũng như thể hiện
cá tính của họ thông qua sản xuất và chia sẻ
video ngắn.
Theo đuổi xu hướng

Hành vi của một cá nhân rất dễ bị ảnh


hưởng bởi hành vi của đám đông xung quanh.
Để phù hợp với nhóm, cá nhân sẽ liên tục điều
chỉnh hành vi của mình trong phản hồi của
nhóm, để theo dõi và bắt chước hành vi của
nhóm. Các video ngắn của TikTok lan truyền
trên các nền tảng xã hội, cho phép hầu hết
người dùng mạng di động tìm hiểu và sử dụng
TikTok, đặc biệt là những người thích theo
đuổi văn hóa đại chúng. TikTok không chỉ đáp
ứng cho người dùng nhu cầu giải trí mà còn
đáp ứng nhu cầu xã hội của người dùng. Người
dùng tin tưởng hơn và nhiều hơn trên TikTok
cho các hoạt động trực tuyến, để cải thiện việc
sử dụng nền tảng của chính họ.

Thu được lợi ích từ tiêu dùng hàng hóa

Văn hóa đại chúng là hình thức văn hóa hàng ngày thích ứng với sự phát triển của thị
trường kinh tế, sản xuất theo quy luật kinh tế thị trường và lấy công chúng làm người tiêu

16
dùng chính. Từ góc độ sản xuất, đối với những người nổi tiếng trên Internet có hàng triệu
người hâm mộ, doanh thu cao từ quảng cáo và thương mại điện tử là động lực cho sản xuất
của họ. Li Jiaqi, một blogger trang điểm đã trở nên nổi tiếng ở Tik Tok của Trung Quốc
vào năm 2019, có 20 triệu người hâm mộ và hiện nhận được 500.000 nhân dân tệ trong
một lần quảng cáo của cô ấy.

1.3. Tâm lý học


- Người dùng của TikTok tập trung chủ yếu ở người trẻ và những người đi làm bận
rộn. Người dùng trẻ tìm đến các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok để thể hiện cá
tính riêng làm nên sự độc đáo của họ. Và điều quan trọng là nội dung họ sử dụng trên ứng
dụng cho phép họ thể hiện bản thân theo những cách lành mạnh.

(Đặc điểm người dùng TikTok tại Việt Nam)

17
1.4. Địa lý

- Theo số liệu 2019, TikTok


đã phủ sóng hơn 155 quốc gia và
vùng lãnh thổ, với thị trường lớn
nhất là châu Á(chiếm 33%), sau đó
là thị trường Bắc Mỹ (chiếm 12%),
cac thị trường còn lại như châu Âu,
Trung Đông và Nam Mỹ chiếm từ
10 – 11%.

 Tóm lại, TikTok nhắm vào phân khúc khách hàng là những người trẻ đặc biệt là
Gen Z, Gen Alpha ở 155 quốc gia mà TikTok có mặt vì ngươi trẻ sẽ năng động, chủ động
sáng tạo tạo ra nhiều sản phẩm nội dung số hấp dẫn, làm cho mạng xã hội này có thêm
nhiều sản phẩm hấp dẫn thu hút người dùng. Đông đảo người dùng sẽ củng cố cộng đồng
thương hiệu TikTok thêm vững mạnh và từ đó, TikTok dễ dàng bán những dịch vụ quảng
cáo giá rẻ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SME.

II. Phân tích đối thủ cạnh tranh với TikTok

Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường kinh doanh truyền thông số rất nhiều, từ các đối
thủ nhỏ như snapchat, reddit,… đến các đối thủ “đáng gờm” như Youtube, Facebook,
Twitter,… Tuy nhiên, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích thương hiệu Facebook vì thương
hiệu này có nhiều điểm tương đồng nhất với TkTok và đến thời điểm hiện tại, Facebook
đang là đối thủ trực tiếp với TikTok

- Tên thương hiệu: Facebook

18
- Logo: Mark Zuckerberg – người sáng lập Facebook bị mắc chứng mù màu đỏ –
xanh lá cây. Anh nhìn tốt nhất màu xanh dương. Đây là lý do màu xanh dương là màu chủ
đạo của trong logo và bộ nhận diện mạng xã hội nổi tiếng nhất toàn cầu này. Chữ F trong
logo Facebook khiến người nhìn hình dung đến hình ảnh con người đang cặm cụi nhìn vào
màn hình điện thoại như đang lướt Facebook. Đây dường như là một mong ước rằng việc
lướt mạng xã hội sẽ ngày càng phổ biến, thành thói quen của mọi người.

- Slogan: Câu khẩu hiệu cũ từ năm 2008 của Facebook đó là “It’s free and always
will be”(tạm dịch “Miễn phí và sẽ luôn như vậy”). Tuy nhiên, đến năm 2019, câu khẩu
hiệu này đã được đổi lại thành “It’s quick and easy” có nghĩa là “Nhanh chóng và dễ dàng”
nhấn mạnh đến sự nhanh chóng và dễ dàng của các tính năng quảng cáo trên Facebook.
- Sứ mệnh: Trước năm 2017, sứ mệnh mà Facebook mang trên mình đó là “Vì một
thế giới mở và kết nối hơn”. Tuy nhiên, vào năm 2017, mạng xã hội lớn nhất thế giới này
đã thông báo thay đổi thông điệp sứ mệnh của họ “Bring the world closer together” tạm
dịch là “Đưa thế giới lại gần nhau hơn”. Không chỉ đơn thuần coi sứ mệnh là triết lý,
Facebook còn xem đó là mục tiêu để phát triển. “Chúng tôi muốn giúp 1 tỉ người dùng
tham gia vào các cộng đồng có ý nghĩa với họ. Nếu làm được như vậy, nó không chỉ đảo
ngược được tình trạng các thành viên xa rời cộng đồng mà còn củng cố được sợi dây liên
kết xã hội và đưa con người tới gần nhau hơn”.

19
- Khách hàng mục tiêu: Hầu hết mọi lứa tuổi, đối tượng khác nhau. Khách hàng của
Facebook là các cá nhân thuộc các cộng đồng/ địa điểm khác nhau và các doanh nghiệp
muốn kết nối với nhau và tương tác trong một thế giới cởi mở hơn. Đây là những người và
doanh nghiệp sử dụng nền tảng của Facebook / Instagram / WhatsApp để giao tiếp với
người khác về những gì họ đại diện và họ là ai.
- Yếu tố tạo nên sự khác biệt: Facebook là một nền tảng chứ không phải một ứng
dụng mạng xã hội “gây nghiện” bình thường. So với TikTok – một trong những nền tảng
truyền thông xã hội phát triển nhanh nhất thế giới thì cả 2 đều có những điểm tạo nên sự
khác biệt. Facebook có tất cả mọi thứ từ hình ảnh và bài đăng video đến câu đố, bài đăng,…
Facebook là một thị trường đã trưởng thành và nó rất lớn và bão hòa với tất cả các loại
quảng cáo phù hợp với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Ngoài ra, Facebook còn là
nền tảng cho một số thương hiệu nổi tiếng và lớn nhất thế giới cũng sử dụng để xây dựng
cộng đồng, fanpage gắn bó và sinh lời.
- Mô hình SWOT phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mạng xã hội Facebook

20
Strengths Weaknesses
• Thương hiệu mạnh • Mối quan tâm về quyền riêng tư
• Danh mục đầu tư đa dạng của người dùng
• Thống trị thị trường • Phụ thuộc quá nhiều vào quảng
• Cơ sở khách hàng trung thành cáo
• Nhà tuyển dụng tốt nhất thế giới • Phát tán tin tức giả mạo
• Lãnh đạo có tầm nhìn xa • Ma sát trong quản lý
• Tập trung vào R&D • Cáo buộc về sự thiên lệch chủng
• Kinh doanh quảng cáo mạnh mẽ tộc
• Chiến lược tiếp thị hiệu quả • Công khai tiêu cực

Opporunities Threats
• Đa dạng hóa danh mục đầu tư • Cạnh tranh
• Mở rộng các nền tảng hiện có • Quy định gia tăng
• Tăng cường tích hợp với các ứng • Lệnh cấm ở một số quốc gia
dụng khác • Vi phạm dữ liệu
• Nhắm mục tiêu đến các đối tượng • Thuế kỹ thuật số mới
khác nhau • Danh tiếng bị nhiễm bẩn
• Mở rộng thông qua các chuyển đổi • Tài khoản trùng lặp & sai
mới • Quy chế tài chính
• Khai thác các thay đổi trong xu • Tẩy chay hàng loạt
hướng quảng cáo
• Cung cấp các giải pháp làm việc từ
xa
• Phát triển các phương tiện tự hành

21
III. Cơ sở và năng lực cạnh tranh của TikTok, điểm mạnh và điểm yếu
trong chiến lược thương hiệu và tiếp thị hiện tại
3.1. Chiến lược thương hiệu và tiếp thị hiện tại của TikTok
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI: TikTok sử dụng các thuật toán để quyết định
video nào sẽ hiển thị cho người dùng, tìm hiểu sở thích của họ khi người dùng dựa vào
hành vi xem trong quá khứ sử dụng nó nhiều hơn. Điều này khác với Facebook, Netflix,
Spotify và YouTube, vốn sử dụng AI để đề xuất bài đăng thay vì đưa ra các video phù hợp
với sở thích và thị hiếu cá nhân. Điều đó gây ngạc nhiên cho người tiêu dùng và khiến họ
cảm thấy thích thú hơn khi lướt mạng xã hội này.
Sự cá nhân hóa người dùng của Tik Tok còn được hãng đã tối ưu và chọn
những tính năng, nhạc, hiệu ứng phù hợp với từng thị trường khác nhau trên thế giới. Tại
những thị trường Châu Á, hơn cả là Việt Nam hãng luôn tìm những “trend” phù hợp với
thị yếu của giới trẻ, cụ thể các video K-pop nhằm thu hút thị trường cả Việt Nam và các
nước Châu Á, những trào lưu hot được giới trẻ Việt quan tâm cũng được cập nhật với tốc
độ cực nhanh.
Tập trung vào Branded Hashtag Challenges - nơi các thương hiệu kích
hoạt nội dung do người dùng tạo bằng cách đưa ra các thử thách. Influencer Marketing
thường sẽ bắt đầu thử thách, thúc đẩy sự tương tác của người hâm mộ nhiều hơn. Càng
nhiều người thực hiện thử thách, Hashtag Challenges đó sẽ càng trở thành xu hướng, kích
thích nhiều người làm theo với tâm lý bắt kịp xu hướng. Điều đó mang về nhiều doanh thu
cho các thương hiệu và họ sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho quảng cáo trên TikTok.
Dù là Gen Z hay Millenials, TikTok đều tạo mọi điều kiện để có thể truyền
thông điệp được đến với họ - Alessandro Bogliari, Co-Founder & CEO, The Influencer
Marketing Factory. Khách hàng của tiktok không chỉ đánh vào gen Z, mà đánh vào nhiều
độ tuổi khác nhau và với số lượng nội dung như nấu ăn, thể thao, du lịch… ngày càng đa
dạng lượng người dùng cũng đang tăng lên. Không còn chỉ dành cho thanh thiếu niên, giờ
đây đã có nội dung giải trí dành cho tất cả mọi người trên TikTok. Ở Mỹ, hơn 44% người
dùng hiện tại ở độ tuổi 25-44 và xu hướng đó đang ngày càng gia tăng.

22
Tập trung vào thị trường lớn là các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp
đang khởi nghiệp ít kinh phí. Bởi với TikTok, SME có thể phát triển trên thị trường nhờ
nội dung quảng cáo đảm bảo đúng 3 yếu tố ngắn, nhanh và thu hút mà không cần sở hữu
một đội ngũ sản xuất hùng hậu hay kỹ thuật quay dựng phức tạp.
Logo của tiktok được hiện diện trong mọi video trên nền tảng này. Những
video có nội dung hay, sáng tạo thường sẽ được lan truyền trên nhiều nền tảng khác như
Facebook, Instagram hay Twitter. Vì thế, người dùng sử dụng nền tảng nào cũng đều có
thể thấy logo TikTok. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần sẽ khiến người dùng nhớ đến
TikTok và ăn sâu vào trong tâm trí của họ.

3.2. Sự thành công của TikTok


TikTok thông báo rằng họ đã vượt qua con số 1 tỷ người dùng hoạt động
hàng tháng vào cuối tháng 9 năm 2021 và 3 tỷ lượt tải xuống
Hiện nay tiktok xếp thứ 7 trong top các nền tảng xã hội được sử dụng nhiều
nhất thế giới vượt qua Twitter, Telegram, Reddit, Pinterest và Snapchat về lượng người
dùng hoạt động hàng tháng.
Theo bảng xếp hạng BrandZ năm 2020, ứng dụng chia sẻ video của Trung
Quốc – TikTok, đứng ở vị trí 79, với giá trị thương hiệu là 16,9 tỷ USD. Tiktok còn chiếm
vị trí cao hơn những thương hiệu nổi tiếng khác như Uber (đứng thứ 85, trị giá 16 tỷ đô
la), Adidas (đứng vị trí 92, trị giá 15 tỷ đô la) và Pepsi (đứng vị trí 99, trị giá 13 tỷ đô la).
Ứng dụng này cũng nằm trong bảng xếp hạng 10 BrandZ dành cho các thương hiệu truyền
thông và giải trí.

23
Phần lớn người tham gia cuộc khảo sát của GlobalWebIndex năm 2020 trả
lời rằng, mục đích chủ yếu khi sử dụng TikTok của họ là “để tìm kiếm nội dung hài
hước/giải trí”. Các trang xã hội khác như Instagram, Pinterest, Reddit, Twitter và Snapchat
cũng được mọi người sử dụng để tìm kiếm nội dung hài hước/giải trí. Nhưng chỉ có TikTok
và Reddit là 2 nền tảng duy nhất mà mục đích này được xếp hạng đầu tiên. Vì thế khi nhắc
đến Tik Tok, người ta thường hay liên tưởng đến các video giải trí/hài hước.

(Bảng so sánh chỉ số “Average Session Duration)


3.3. Mô hình SWOT phân tích các điểm mạnh điểm yếu, cơ hội cạnh tranh khó
khăn, thử thách đối với TikTok

Strengths Weaknesses
· Thị phần Mất thời gian
Theo ước tính đến năm, có tới khoảng 1,1
83% người dùng TikTok bắt đầu tạo video
tỷ người dùng hoạt động hàng tháng của
và đăng tải chúng lên nền tảng này. Tuy
TikTok. Nền tảng truyền thông xã hội
nhiên, chỉ một số ít trong họ mới có thể kiếm
chia sẻ video đang vận hành kinh doanh
sống từ nó.
tại hơn 154 quốc gia trên toàn cầu.
· Gây nghiện
· Văn hóa làm việc nhóm

24
Thúc đẩy văn hóa hoạt động nhóm và văn Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi
hóa làm việc theo nhóm như hài kịch, Wallaroomedia, một người dùng TikTok
nhảy, quay video, bình thường dành 52 phút mỗi ngày trên nền
· An toàn & Quyền riêng tư tảng này. Thanh niên từ 4 đến 15 tuổi mỗi
TikTok không cho phép mọi người gửi tin ngày lãng phí 80 trên TikTok. Tuy nhiên, họ
nhắn riêng tư trực tiếp đến người tạo nội đăng nhập vào nền tảng này khoảng 8 lần
dung mà không theo dõi. Tuy nhiên, tuy mỗi ngày.
nhiên có thể cài đặt lại bằng cách tự chỉnh · Nội dung video không phù hợp
sửa. Một số video TikTok chứa nhạc nền có âm
· Miễn phí thanh không phù hợp và không tốt cho trí
TikTok ra đời đã cung cấp miễn phí tất cả não trẻ và nền tảng chia sẻ video không kiểm
các tính năng của các phần mềm chuyên duyệt chúng. Nó đang thúc đẩy xu hướng
nghiệp. Nó rất đơn giản và thuận tiện để khỏa thân, ma túy, hài hước thô thiển và
sử dụng, chỉ cần tải xuống ứng dụng và những giá trị tàn nhẫn không thể chấp nhận
bắt đầu chỉnh sửa các video ngắn. được đối với bất kỳ xã hội văn minh nào.
· Lượng người dùng trung thành · Các tính năng chỉnh sửa phức tạp
TikTok đã thiết lập một cơ sở dữ liệu lớn Bất kỳ người sáng tạo nội dung video mới
gồm những người dùng trung thành và nào cũng phải dành nhiều thời gian xem các
những người sáng tạo nội dung. Nền tảng video hướng dẫn và học cách chỉnh sửa
đông đúc giúp người dùng mới tham gia video. Ví dụ, người mới bắt đầu sẽ rất khó
mạng an toàn. phân biệt giữa các tính năng khác nhau và
· Dễ sử dụng thời điểm thích hợp để sử dụng chún
TikTok là một nền tảng chia sẻ video trên
mạng xã hội đơn giản, tiện lợi và thân
thiện với người dùng. Chỉ cần tiếp tục
cuộn lên và nó sẽ tiếp tục hiển thị các
video xếp hạng cao nhất. Chúng sẽ tiếp
tục hiển thị cho bạn những video có liên
quan hơn.

25
Opporunities Threats
· Tư duy công nghệ · Các vấn đề về quyền riêng tư
TikTok và các tính năng chỉnh sửa video Khi một người đăng nhập vào nền tảng,
của nó đã tạo ra tư duy về công nghệ của TikTok sẽ hỏi thông tin cá nhân để tạo tài
người dùng. Giờ đây, giới trẻ có khả năng khoản. Nói cách khác, nền tảng này có
sử dụng các công cụ chỉnh sửa chuyên quyền truy cập vào thông tin của người dùng
nghiệp, thật tốt khi thế hệ mới biết cách sử và họ sử dụng nó cho nhiều mục đích nhằm
dụng công nghệ thông qua chia sẻ video. thao túng tâm trí của mọi người. Tuy nhiên,
· Kết nối chính phủ Trung Quốc có tiếng xấu về các
Nếu video của bạn tốt, thì họ sẽ liên hệ với vi phạm nhân quyền, các phương tiện truyền
bạn để khởi động một dự án đôi bên cùng thông bị kiểm soát và kiểm duyệt.
có lợi. Đó là cách bạn xây dựng các kết · Thương hiệu Trung Quốc
nối nghề nghiệp của mình và tăng cơ hội Việc kiểm duyệt, phương tiện truyền thông
biến nền tảng trở thành nguồn sinh kế của bị kiểm soát, quyền tự do ngôn luận bị hạn
bạn. chế và những lo ngại về nhân quyền là một
· Khuyến mãi & Marketing số trong những vấn đề chính mang lại danh
TikTok là một nền tảng chia sẻ video tuyệt tiếng tiêu cực cho công ty. Chính phủ Trung
vời để marketing, xây dựng thương hiệu Quốc có lịch sử vi phạm nhiều tiêu chuẩn
và quảng bá sản phẩm / dịch vụ của các nhân quyền quốc tế.
công ty. Một số người dùng xếp hạng · Quy định
hàng đầu trên TikTok trở thành người có Nhiều quốc gia đã cấm TikTok ở quốc gia
ảnh hưởng và các công ty thuê họ để của họ. Ví dụ: chính phủ Ấn Độ đã hạn chế
quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. TikTok và 223 ứng dụng khác của Trung
Quốc vào tháng 6 năm 2020.
Nó hoạt động tốt cho tất cả các bên như
nền tảng có được lượng người xem, các
công ty được marketing và quảng bá
thương hiệu của họ và những người có
ảnh hưởng kiếm được tiền.

C. Những giá trị lợi ích mà thương hiệu cam kết


I. Lợi ích chức năng

Đối với người dùng cá nhân: TikTok đang thử nghiệm một tính năng mới, cho phép
người dùng “dislike” các bình luận cá nhân trên video. Trong một bài đăng về các nguyên

26
tắc cộng đồng và an toàn, TikTok cho biết người dùng có thể gắn cờ các nhận xét mà họ
cho là “không liên quan hoặc không phù hợp”. TikTok cũng cho biết họ đang thử nghiệm
gửi lời nhắc về các tính năng như lọc bình luận, chặn và xóa hàng loạt cho những người
sáng tạo nhận được nhiều bình luận tiêu cực.

Đối với người dùng doanh nghiệp: TikTok đã hợp tác với Shopify và tính năng thương
mại điện tử trên TikTok đã phát triển tại 15 quốc gia. Chức năng mới này cho phép người
bán trên Shopify truy cập trình quản lý quảng cáo TikTok For Business, mà đặc biệt là họ
không cần rời khỏi trang tổng quan Shopify. Về mặt chiến lược, đây là một lợi ích lớn của
TikTok đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử. Nó cho phép họ tiếp cận khách hàng
tiềm năng sớm trong hành trình đưa ra quyết định khi họ đang nghiên cứu trên TikTok.
Đồng thời tính năng này còn đưa họ đến điểm chuyển đổi một cách liền mặt nhờ Shopify.

II. Lợi ích cảm xúc

TikTok luôn mang đến những video theo xu hướng và phù hợp với nhiều chủ đề mà
người dùng đang quan tâm. TikTok cũng sẽ sớm tung ra các tùy chỉnh bổ sung nhằm làm
phong phú nội dung đề xuất. Đặc biệt ngăn chặn hiện tượng người dùng quá đắm chìm vào
một cảm xúc, dẫn đến gia tăng suy nghĩ tiêu cực.

III. Lợi ích tự thể hiện giá trị bản thân

TikTok giúp nhà sáng tạo nội dung có thêm sân chơi với những màu sắc riêng biệt,
ghi lại những khoảnh khắc thú vị của cuộc sống.

D. Kế hoạch thực thi cho chiến lược định vị và truyền


thông thương hiệu
I. Kế hoạch thực thi chiến lược định vị thương hiệu
1.1. Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi

- Sử dụng bộ nhận diện thương hiệu gồm:

+ Logo TikTok gồm 2 phần là chữ “TikTok” và hình nốt nhạc. Có một điều ít ai chú
ý đến là chữ “d” trong logo TikTok tượng trưng cho Douyin – tên đầu tiên của app. Ý

27
nghĩa đặc biệt của logo TikTok sự mô phỏng lại trải nghiệm của những người xem buổi
hòa nhạc, đó là một sân khấu ngập tràn ánh sáng, sắc màu nhưng bị bao quanh bởi bóng
tối.

+ Slogan: Make Your Day: Điểm khác biệt của TikTok so với các ứng dụng khác đó
là vì giao diện TikTok có tính năng “Not Interested” dùng để cá nhân hóa trải nghiệm
người dùng, loại đi những nội dung mà họ không có hứng thú. Ngoài ra, TikTok còn có
bộ công cụ mạnh hơn so với story của Insstagram đó là kho nhạc, bộ lọc (filters) và hiệu
ứng âm thanh (voice effect) đa dạng cho người dùng thoải mái lựa chọn và sáng tạo.

1.2. Xác định khuôn khổ cạnh tranh

Tính đến năm 2021, Tiktok đã đạt hơn 1 tỷ người dùng và 20 triệu video được tạo ra
mỗi ngày. Có mặt ở hơn 200 quốc gia với 75 ngôn ngữ và có lượng người dùng trải dài ở
các độ tuổi nhưng lượng người dùng cao nhất vào độ tuổi 18-24.

Ngoài việc người dùng có thể tải ứng dụng TikTok trên CH Play, App Strore, PC, thì
mới đây ứng dụng TikTok dành cho Android TV hiện đã có sẵn trên cửa hàng CH Play
dành cho Chromecast và Google TV nhằm gia tăng giá trị về mặt lợi ích cảm xúc cho người
dùng khi sử dụng ứng dụng mạng xã hội này. Tuy nhiên, chúng chỉ mới khả dụng tại một
số khu vực nhất định.

Đối thủ cạnh tranh: Facebook, Instagram, YouTube có thể xem là 3 nền tảng cạnh
tranh “đáng gờm” nhất của TikTok. Điển hình như tính năng “Reels” của Instagram cho
phép tạo, chỉnh sửa các video dạng ngắn với độ dài tối đa 30 giây nhằm cạnh tranh với
TikTok. Bởi tại Việt Nam, 92% Gen Z đang sử dụng Instagram để thoi dõi những người
nổi tiếng trong nước và quốc tế; việc xây dựng Reels nhằm mang tới một hình thức giải trí
với video mới trên Instagram, giúp người dùng có cơ hội tiếp cận được người xem trên
toàn cầu, kể cả những người không theo dõi Instagram của họ.

1.3. Nhận thức về kỳ vọng thương hiệu

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, sự sáng tạo trong giải quyết vấn đề sẽ là
lợi thế hàng đầu cho trong cạnh tranh. Bởi vì nền tảng này vẫn chưa bão hòa, mọi người

28
trung bình lan truyền mỗi ngày vì một triệu những nội dung khác nhau. TikTok được kỳ
vọng là nơi tạo cơ hội cho những thế hệ tài năng khám phá tài năng của thế hệ trẻ như diễn
xuất, nhảy múa, ca hát và nhiều hơn nữa bởi ứng dụng này cung cấp nền tảng nơi mà mọi
người có thể biểu diễn và chia sẻ tài năng của mình trên toàn cầu.

Thêm vào đó, TikTok đã đạt được sự gia tăng đột biến trên toàn thế giới. Lý do đằng
sau là bởi ứng dụng ứng dụng này cho phép mọi người bày tỏ và chia sẻ cảm xúc của họ.
Những người sử dụng TikTok sử dụng tính năng này và quyết định tạo video bằng cách
xác định tâm trạng của họ. Mọi người cũng chia sẻ ý kiến của họ về những điều nào đó như
cuộc sống thường nhật. Bằng cách này, mọi người chia sẻ cảm xúc của họ thông qua ứng
dụng TikTok.

Giống như cách Facebook đã định hình Internet, cách chúng ta tương tác, cách chúng
ta tiếp cận và thái độ của chúng ta với các thông tin cá nhân trong suốt hai thập kỷ qua.
TikTok cũng xây dựng kỳ vọng về việc trở thành một phần mở rộng trong tương lai công
nghệ sắp tới, nơi mà mọi người được bộc lộ khả năng của mình và thoải mái chia sẻ những
cảm xúc, cuộc sống đời thường.

1.4. Triển khai chiến lược định vị

a. Định vị rộng:

- Sản phẩm độc đáo, hàm lượng công nghệ cao: TikTok đã tạo ra các xu hướng được
tài trợ (những người sáng tạo trả phí dựa trên số lượt xem video của họ nhận được) và phát
hành một ứng dụng thực tế tăng cường (TikTok Studio). Ứng dụng cho phép người dùng
tạo các đối tượng 3D và sau đó tạo hoạt ảnh cho chúng trong video của họ. Điều này đã
thêm một lớp tương tác khác cho những người xem muốn nhiều hơn từ trải nghiệm nội
dung của họ

- Gía thành thấp: Tập trung vào thị trường lớn là các doanh nghiệp nhỏ và doanh
nghiệp đang khởi nghiệp ít kinh phí.

29
- Hình thức mới lạ: nếu Youtube là nền tảng cung cấp video từ ngắn 10 giây đến video
dài hàng giờ, đa dạng các nội dung từ phim ảnh, tin tức, ca nhạc; Facebook, Twitter và
Instagram chuyên tập trung vào các bài viết dạng bài đăng để người dùng đọc thì TikTok
chỉ tập trung vào việc tạo ra các video ngắn từ 15 giây đến 3 phút. Việc tạo ra các video
ngắn sẽ rút ngắn thời gian sáng tạo và xem video.

b. Định vị đặc thù: Người dùng mà TikTok hướng đến là giới trẻ gen Z, gen
Millienals, chính vì thế họ là những người trẻ, năng động và đầy sự sáng tạo. Từ phân khúc
thị trường đó, TikTok thuyết phục người dùng sử dụng ứng dụng của họ vì để thể hiện cá
tính riêng, tạo bản sắc và thể hiện cái tôi của người trẻ. TikTok thuyết phục các nhà tiếp
thị đến với thị trường của họ vì đó là một thị trường mới, ít cạnh tranh, người trẻ năng động
và có sở thích tìm tòi những cái mới như thời trang, thực phẩm, mỹ phẩm và kích cầu tiêu
dùng của họ.

c. Định vị cạnh tranh

- Cạnh tranh ngang hàng với các nền tảng mạng xã hội đã có từ hơn 10 năm về trước.

- Đi ngược lại với phong cách mạng xã hội kiểu mẫu như đăng bài viết kèm hình hoặc
video. Giờ đây TikTok chọn loại hình sản phẩm là video ngắn kèm hastag (#), thực hiện
các thử thách để bắt kịp xu hướng. Người dùng TikTok sẽ chủ yếu tập trung vào giải trí,
giải tỏa cảm xúc sau một ngày dài mệt mỏi hơn là việc đọc những bài đăng, tin tức khiến
cho họ càng cảm thấy ngộp ngạt hơn.

II. Triển khai chiến lược truyền thông thương hiệu

2.1. Mục tiêu truyền thông

- Lan tỏa độ nhận biết thương hiệu: TikTok là một ứng dụng mới, cần được lan tỏa
đến khắp nơi trên thế giới. Độ phủ sóng càng cao, hình ảnh của TikTok càng in sâu vào
tâm trí người dùng, khiến cho họ cảm thấy quan tâm, tò mò và muốn sử dụng thử nền tảng
này.

30
- Xây dựng cộng đồng người dùng TikTok đông đảo: Để một nền tảng mạng xã hội
hoạt động hiệu quả và sinh ra lợi nhuân, TikTok phải bằng mọi cách thu hút khán giả sử
dụng nền tảng của mình, tạo ra một hệ sinh thái người dùng. Thực tế, Các báo cáo cho biết
công ty mẹ của Tik Tok đã tiêu tốn 3 triệu đô la/ngày cho việc thu hút người dùng mới và
các chiến dịch PR trong suốt hai năm 2018-2019, đánh bại tất cả các đối thủ khác tại mỗi
thị trường bằng cách dùng tiền đè bẹp họ.

- Tiếp cận đúng phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến: Mục tiêu khách
hàng ban đầu của TkTok là người trẻ trong độ tuổi 18 – 24 tuổi, chính vì thế khi thiết kế
các chiến dịch truyền thông, TikTok cần phải có những bước đi đúng đắn để hướng đúng
vào khách hàng mục tiêu.

- Bên cạnh đó, mục tiêu truyền thông của TikTok thay đổi trong từng giai đoạn cụ thể
hay từng quốc gia khác nhau

+ Khi mới bắt đầu ở Việt Nam, TikTok đã được một bộ phận giới trẻ biết đến qua các
video ở Trung Quốc nên khi thâm nhập thị trường, nó đã có một số người dùng ban đầu..
Nhưng để tăng sự nhận biết của mình, TikTok cũng đã phải quảng cáo trên các nền tảng
khác như Google, YouTube,… Mục tiêu của các quảng cáo này là dể tăng độ nhận biết cho
ứng dụng mơi.

+ Đến khi TikTok đã có một lượng người dùng nhất định và nhiều người biết đến,
quảng cáo trên các trang mạng xã hội đã ít đi và thay thế vào đó là người dùng quảng cáo,
sử dụng những video có gắn logo TikTok đăng tải tràn lan trên các nền tảng khác với mật
độ dày đặc. đó cũng là một hình thức quảng cáo tuy nhiên, lần này mục tiêu của TikTok là
tăng lượt chuyển đổi và giữ chân người dùng.

2.2. Thực hiện chiến lược truyển thông

Đánh vào insight giới trẻ

Tâm lý của khách hàng, nhất là những người trẻ tại Việt Nam có xu hướng “thích
xem lười đọc”. Chính bởi lý do này khiến Tik Tok nhận được sự ưu ái nhiệt tình từ người
dùng. Tik Tok được xây dựng dựa trên format làm video, những viral âm thanh khiến giới

31
trẻ thỏa sức sáng tạo nội dung dựa trên những nền tảng đó, những đoạn text khô khan được
lược bỏ đi. Format được thiết kế ngắn 15 giây cũng là bước đi khôn ngoan giải quyết được
trăn trở “cả thèm chóng chán” của người xem video giải trí. Ngoài ra, người trẻ có xu
hướng muốn thấy ngay điểm giải trí và những điều khác biệt, lạ lẫm khác.

Giới trẻ là những thành phần bắt kịp những xu hướng rất nhanh, không ngần ngại thử
thách bản thân và khẳng định mình. Từ đó TikTok xây dựng lên trào lưu #Duetwithme.
Không chỉ có các bạn trẻ, nhiều thần tượng của giới trẻ Việt cũng nhiệt tình tham gia quay
lại loạt clip hài hước và nhận được vô số lượt yêu thích, chia sẻ của fans.

Gen Z là một thế hệ ưa thích sự sáng tạo và thể hiện cá tính của mình trên mạng xã
hội vì vậy Tik Tok cung cấp đầy đủ một kho tàng công cụ với bộ công cụ (toolkit) với mọi
biểu cảm từ nhạc nền, filter, sticker… Đặc việc việc bắt xu hướng (trend) trên những bản
nhạc nền hot, những theme phổ biến và hashtag luôn được cập nhật để người dùng dễ dàng
bắt trend cùng cộng đồng. Chính bởi yếu tố nắm bắt insight tốt đã khiến Tik Tok rất được
lòng người dùng nhất là đối với đối tượng khách hàng là gen Z.

Sử dụng Customized Marketing đa phương tiện

Người dùng Tik Tok có một lợi thế rõ rệt so với một số nền tảng mạng xã hội khác là
họ có thể xem được rất nhiều video từ nhiều nơi khác nhau, cho dù giữa họ không có bạn
chung đi chăng nữa. Những nội dung sáng tạo đều sẽ được hiển thị trên tường, thậm chí là
ở những quốc gia khác nhau. Thế nhưng chính điều này đã khiến người dùng Tik Tok cảm
thấy dễ dàng tiếp cận hơn và có thể khám phá những nội dung sáng tạo xung quanh mình
thay vì chỉ bó hẹp như trên Facebook, Instagram nơi mà người dùng chỉ xem được nội dung
của bạn bè. Câu chuyện Marketing của Tik Tok thú vị ở chỗ điều này khiến người xem
khám phá nội dung mới lạ, vừa là động lực cho các creator (người sáng tạo video) thu về
nhiều lượt thích, chia sẻ và bình luận từ người dùng trên thế giới.

Không những thế, khả năng công nghệ của Tik Tok ứng dụng vào nền tảng rất thông
minh và đặc biệt. Tik Tok đã ứng dụng sử dụng machine learning (học máy) và những
thuật toán để xác định được những nội dung video xuất hiện tiếp theo dựa trên những hành
vi xem ở quá khứ, điều này giúp tăng tỉ lệ giữ chân khách hàng và thích thú với những nội
32
dung mà hãng đem đến. Sự cá nhân hóa người dùng của Tik Tok còn được thể hiện ở chỗ,
hãng đã tối ưu và chọn những tính năng, nhạc, hiệu ứng phù hợp với từng thị trường khác
nhau trên thế giới. Tại những thị trường Châu Á, hơn cả là Việt Nam hãng luôn tìm những
“trend” phù hợp với thị yếu của giới trẻ.

Sử dụng những người có tầm ảnh hưởng (Influencers) để truyền thông cho
các chiến dịch quảng bá

Câu chuyện Marketing của Tik Tok còn gây được thiện cảm bởi sự thu hút khách
hàng sử dụng, lòng tin được khẳng định vững chắc, hãng còn có cả một chiến dịch PR rất
tuyệt vời ở đằng sau. Tik Tok cho phép người dùng tạo những clip tương tác cùng bạn bè
và cả người nổi tiếng, trong đó có thể kể đến những ngôi sao Việt Nam như Trấn Thành,
Noo Phước Thịnh, Hồ Quang Hiếu, Soobin Hoàng Sơn…

Tik Tok rất thông minh khi sử dụng những người có sức ảnh hưởng lớn tới công
chúng để quảng bá hình ảnh của mình, tăng độ phủ của thương hiệu, và kết quả là thành
công với chiêu thức này. Ví dụ điển hình tại Trung Quốc, tháng 11 năm 2017, Tik Tok đã
tổ chức một cuộc họp dành riêng để tuyên dương những người sáng tạo nội dung và tuyên
bố sẽ chi 300 triệu USD để giúp họ tăng số người theo dõi và tạo doanh thu với mục tiêu
chính là giúp doanh nghiệp tạo ra 1.000 người có ảnh hưởng với hơn một triệu người theo
dõi trong năm tới. Tại Việt Nam, cũng không ít ca sĩ, diễn viên và đến các chàng cầu U23
cũng là những nhân vật KOLs đắc lực cho ứng dụng này. Kể đến là những fan cuồng Tik
Tok như: chàng thủ môn Đặng Văn Lâm, ca sĩ Chi Pu, …

Không chỉ dừng lại ở những người nổi tiếng, Tik tok còn tạo ra những viral video thu
hút khách hàng bằng chính những người bình thường. Câu chuyện Marketing của Tik Tok
hay ở chỗ hãng không chỉ tận dụng người nổi tiếng mà còn “bình dân hóa” phương thức
truyền thông thông qua những người sử dụng bình thường. Chính vì lý do này mà ai, từ
anh công nhân đến chị nội trợ, từ bé cấp 1 đến bạn cấp 3 đều có khả năng thực hiện một
video viral. Do vậy, mỗi người dùng đều là cá thể mang tiềm năng viral Tik Tok. Một điều
đặc biệt, người xem chúng ta lại cảm thấy tin tưởng và dễ chấp nhận với những video do
những người bình thường làm hơn là những video với nội dung được tài trợ. Tik Tok có

33
chiến lược Marketing, nước đi thông minh với chiêu thức này và hãng đã thu lại được
những kết quả đáng kinh ngạc với độ phủ cực lớn tại thị trường Việt Nam và trên thế giới.

Quảng cáo TikTok

Giống như bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội nào khác có mức độ phổ biến đang
gia tăng, TikTok đã đi theo xu hướng và nắm bắt cơ hội tạo ra nhiều doanh thu hơn bằng
cách cho phép các thương hiệu quảng cáo trên nền tảng này.

Tất nhiên, thử một ứng dụng mới luôn thú vị, nhưng trước khi bắt đầu tạo quảng cáo
chỉ vì mục đích của nó, hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu về nó và cách nó vận hành nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất cho các chiến dịch.

Điều đầu tiên, bạn phải xác lập mục tiêu của mình. Hay nói cách khác, bạn muốn kết
quả của chiến dịch quảng cáo của mình là gì, tăng nhận diện, tăng doanh thu, tăng
follower…

Thứ hai là lựa chọn loại quảng cáo bạn sẽ triển khai.

Dưới đây là các lựa chọn thay thế cho các sản phẩm quảng cáo mà TikTok cung cấp
vào thời điểm hiện tại:

• Quảng cáo xem hàng đầu

• Tiếp quản thương hiệu

• Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu

• Thách thức gắn thẻ bắt đầu bằng # có thương hiệu

• Hiệu ứng thương hiệu.

Với cảm giác thú vị và giải trí, hãy nhớ giữ cho quảng cáo của bạn phù hợp với định
hướng của nền tảng cũng như sở thích và thói quen của khán giả.

34
Kết luận
Cho đến thời điểm hiện tại, TikTok vẫn đang giữ ngôi vị nền tảng mạng xã hội phát
triển nhanh chóng và vượt bậc nhất thế giới. Với việc đầu tư mua lại Musica.ly hơn một
triệu USD, bằng việc mua lại Musical.ly với giá 1 tỉ đô la đã cho phép ByteDance tiến vào
thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu bằng cách thâu tóm được toàn bộ người dùng có sẵn trên
nền tảng này. Tuy nhiên, việc đó cũng không thể choáng ngợp bằng việc tràn ngập các
chiến dịch truyền thông trên toàn thế giới bằng các chiến dịch marketing rầm rộ của
TikTok. Và khi mà tốc độ tăng trưởng của các nền tảng mạng xã hội cũ đang đi xuống,
lượng người dùng bùng nổ và thời gian tiêu thụ nội dung trên app khổng lồ của TikTok.
Có thể dễ dàng thấy trong đại dịch Covid-19, TikTok đã làm rất tốt bổn phận là một nền
tảng truyền thông, khi mà tất cả mọi người đều ở nhà, học hành, làm việc qua màn hình
máy tính, điện thoại thì việc tiếp cận đến khách hàng chỉ còn con đường trưc tuyến. Những
thông điệp ý nghĩa, những hướng dẫn chống dịch, những câu chuyện đẹp được chia sẽ rộng
rãi trên nền tảng TikTok. Elad Gil, Tiến sĩ MIT, chuyên gia tư vấn đầu tư nổi tiếng từng
giữ chức Phó chủ tịch chiến lược của Twitter và từng tham gia vào AirBnB, Pinterest,
Square, Stripe đã từng nói “Đôi lúc cần phải tiêu tiền để khởi động một nền tảng có giá trị
tiềm năng”. Thật đúng như vậy, nhờ có sự đầu tư đúng đắn và các chiến lược truyền thông,
định vị thương hiệu đúng đắn mà TikTok giờ đây đã trở thành một thương hiệu mạng xã
hội được định giá gần 400 tỷ đô la với gần 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới.

Tóm lại, bên cạnh việc có một sản phẩm tốt, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải tạo
những dấu ấn riêng nếu muốn xây dựng một thương hiệu và định vị đúng giá trị của doanh
nghiệp đang ở đâu để có thể hướng đến tệp khách hàng hiệu quả.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Thắng (Ban Cơ yếu Chính phủ) - Ảnh hưởng và những vấn đề cần lưu ý
khi sử dụng mạng xã hội Tiktok – Bộ Thông tin và Truyền thông

2. Giải pháp truyền thông - Phân tích chiến lược marketing của tik tok: độ phủ sóng
mang tầm quốc dân

3. TikTok – Kể chuyện thương hiệu theo cách riêng

4. Tạp chí Campaign - Nielsen study shows creativity and authenticity on TikTok drive
a positive experience for users and brands

5. Dave Byrne, Giám đốc Toàn cầu về Brand Safety and Industry Relations, TikTok
(2022) - Tăng cường nỗ lực về an toàn của chúng tôi bằng việc ra mắt Trung tâm An toàn
Thương hiệu hoàn toàn mới

6. Số liệu từ trang web Datareportal.com

7. Duc Chu - Digital Media Manager at Bidmath Vietnam

8. Facebook tuyên bố thay đổi sứ mệnh: "Đưa mọi người đến gần nhau hơn" –
BrandsVietNam

9. The power of TikTok (2021) – TikTok.com

10. Dave Byrne, Giám đốc Toàn cầu về Brand Safety and Industry Relations, TikTok

11. Sofia Serrano - Middle East Campaign Magazine

12. Những Điều Thú Vị Về Ý Nghĩa Logo TikTok – MXH Phổ Biến Toàn Thế Giới.
(2022).

13. Cạnh tranh với TikTok, Instagram mở tính năng video Reels cho người dùng Việt Nam
(05/04/2021)

14. TikTok Company Profile, Craft.co (2021)

You might also like